Tham vọng
csTQ Liếm Biển Đông của Việt Nam...
on behalf of; Minh 70/2
Hàng không mẫu hạm của tham vọng csTQ
tiến xuống vùng Biển Đông của Việt Nam
csVN sẽ làm sao khi tham vọng csTQ tuần tra Biển Đông của Việt Nam...
csVN sẽ bão vệ lãnh thổ Việt Nam hay cuối đầu im lặng trước sự đe doạ của tham vọng csTQ
Thời gian sẽ trả lời...
csVN sẽ làm sao khi tham vọng csTQ tuần tra Biển Đông của Việt Nam...
csVN sẽ bão vệ lãnh thổ Việt Nam hay cuối đầu im lặng trước sự đe doạ của tham vọng csTQ
Thời gian sẽ trả lời...
B-52
Mỹ thách thức vùng phòng không TQ
Cập nhật: 23:43 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Hoa Kỳ nói hai máy bay B52 đã bay theo 'thủ tục thông thường' -
hình minh họa
Hoa Kỳ vừa cho hai máy bay thả bom B-52 bay trên khu đảo tranh
chấp ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc gần đây lập vùng phòng không, theo quan
chức Hoa Kỳ.
Trung Quốc lập vùng “nhận dạng phòng không” hôm thứ Bảy 23/11, nhấn mạnh rằng các máy bay đi vào vùng này phải tuân theo luật lệ, nếu không sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”.
Một phát ngôn viên của Ngũ giác Đài nói hai máy bay B-52 đã đi theo “thủ tục thông thường”.
Vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku là nguyên nhân gây tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật đã tuyên bố coi vùng phòng không của Trung Quốc là “không hề có giá trị”, và hai hãng hàng không lớn nhất nước này cũng thông báo sẽ chú ý tới yêu cầu của Tokyo không thi hành theo luật mới.
Trung Quốc lập vùng “nhận dạng phòng không” hôm thứ Bảy 23/11, nhấn mạnh rằng các máy bay đi vào vùng này phải tuân theo luật lệ, nếu không sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”.
Một phát ngôn viên của Ngũ giác Đài nói hai máy bay B-52 đã đi theo “thủ tục thông thường”.
Vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku là nguyên nhân gây tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật đã tuyên bố coi vùng phòng không của Trung Quốc là “không hề có giá trị”, và hai hãng hàng không lớn nhất nước này cũng thông báo sẽ chú ý tới yêu cầu của Tokyo không thi hành theo luật mới.
‘Thủ tục thông thường’
Vùng đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân gây căng
thẳng Nhật - Trung từ nhiều năm qua
Đại tá Steve Warren từ Ngũ giác Đài nói Washington đã “cho thực
hiện các hoạt động ở vùng đảo Senkaku”.
“Chúng tôi vẫn tuân theo các thủ tục thông thường, trong đó có việc không gửi hành trình bay, không liên lạc điện đàm trước và không đăng ký tần sóng của chúng tôi,” ông nói.
Cũng chưa thấy có phản ứng gì từ Trung Quốc, ông nói thêm.
Hai máy bay xuất phát từ đảo Guam hôm thứ Hai không mang theo vũ trang, là một phần của cuộc tập trận thường xuyên trong khu vực, theo quan chức Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ - hiện có khoảng 70.000 quân ở Nhật Bản và Nam Hàn - từng nói sẽ không tôn trọng các vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel gọi đây là “nỗ lực gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”. Tòa Bạch ốc cũng cho đây là “hành động khiêu khích không cần thiết”.
Nhật Bản đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với hành động được coi là “leo thang” của Trung Quốc.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với khu đảo, cho rằng hành động của Trung Quốc rất đáng tiếc và cam kết quân đội nước này sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Hàng không Singapore và hãng Qantas của Úc đều nói rằng họ sẽ tuân theo luật mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Úc đã cho triệu đại sứ Trung Quốc hôm thứ Ba 26/11 để bày tỏ phản đối về khu vực phòng không này.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói “thời điểm và cách hành xử” của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố trên là “không giúp ích gì cho những căng thẳng gần đây trong khu vực.”
“Chúng tôi vẫn tuân theo các thủ tục thông thường, trong đó có việc không gửi hành trình bay, không liên lạc điện đàm trước và không đăng ký tần sóng của chúng tôi,” ông nói.
Cũng chưa thấy có phản ứng gì từ Trung Quốc, ông nói thêm.
Hai máy bay xuất phát từ đảo Guam hôm thứ Hai không mang theo vũ trang, là một phần của cuộc tập trận thường xuyên trong khu vực, theo quan chức Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ - hiện có khoảng 70.000 quân ở Nhật Bản và Nam Hàn - từng nói sẽ không tôn trọng các vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel gọi đây là “nỗ lực gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”. Tòa Bạch ốc cũng cho đây là “hành động khiêu khích không cần thiết”.
Nhật Bản đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với hành động được coi là “leo thang” của Trung Quốc.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với khu đảo, cho rằng hành động của Trung Quốc rất đáng tiếc và cam kết quân đội nước này sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Hàng không Singapore và hãng Qantas của Úc đều nói rằng họ sẽ tuân theo luật mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Úc đã cho triệu đại sứ Trung Quốc hôm thứ Ba 26/11 để bày tỏ phản đối về khu vực phòng không này.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói “thời điểm và cách hành xử” của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố trên là “không giúp ích gì cho những căng thẳng gần đây trong khu vực.”
‘Vùng phòng không’
bị lên án, TQ nổi giận
Cập nhật: 15:14 GMT - thứ hai, 25 tháng 11, 2013
Quân đội Trung Quốc nói họ sẽ bảo vệ bầu trời phía trên
quần đảo có tranh chấp với Nhật
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dùng từ “nguy hiểm” để mô tả việc
Trung Quốc thành lập “vùng nhận dạng phòng không” trên vùng biển Hoa
Đông.
Đây là khu vực nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với
Nhật Bản.
Ông Abe nói hành động của Trung Quốc “không có giá trị với Nhật”.
Trong khi đó, Trung Quốc đã bày tỏ tức giận trước sự phản
đối của Mỹ và Nhật đối với việc họ thiết lập "vùng nhận dạng
phòng không".
Bắc Kinh cho biết họ đã đưa ra lời phản đối chính thức
đến sứ quán Mỹ và Nhật.
Vùng nhận dạng phòng không này bao phủ cả quần đảo có
tranh chấp mà hiện do Nhật quản lý với tên gọi Senkaku còn Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc nói các máy bay đi vào khu vực này phải
tuân theo các quy tắc của họ.
‘Gây bất ổn’
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ gọi động thái này là ‘hành
động gây bất ổn nhằm để thay đổi hiện trạng khu vực’.
“Hành động đơn phương này làm tăng nguy cơ hiểu lầm và
tính toán sai,” ông Hagel nói trong một thông cáo báo chí.
“Tuyên bố này của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ không thể
nào thay đổi cách Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực.”
Phát ngôn nhân của Chính phủ Nhật Katsunobu Kato phát biểu
hôm thứ Hai ngày 25/11: “Quyết định của Trung Quốc không có hiệu lực
đối với đất nước chúng tôi.”
"Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản chấm dứt toàn bộ các
động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như những lời bình luận
thiếu trách nhiệm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và gây ra căng
thẳng trong khu vực."
Dương Ngọc Quân, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung
Quốc
Theo ông Kato thì động thái này của Trung Quốc ‘can thiệp
một cách không công bằng vào quyền tự do bay trên vùng biển mở này
vốn là một nguyên tắc phổ quát theo luật pháp quốc tế’ và là ‘một
điều nguy hiểm’.
Ông Dương Ngọc Quân, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung
Quốc, lên án phản ứng của Nhật Bản là ‘hoàn toàn không có căn cứ
và không thể chấp nhận được.’
“Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản chấm dứt toàn bộ
các động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như những lời bình
luận thiếu trách nhiệm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và gây ra căng
thẳng trong khu vực,” ông Dương nói.
Ông cũng yêu cầu Hoa Kỳ ‘thật lòng tôn trọng an ninh quốc
gia của Trung Quốc và ngừng đưa ra những phát ngôn thiếu trách nhiệm
về việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa
Đông’.
Seoul cũng phản đối
Về phần mình, Nam Hàn nói việc vùng phòng không của Trung
Quốc chồng lấn một phần với vùng phòng không của họ và bao phủ đá
chìm Ieodo mà Seoul tuyên bố chủ quyền là ‘điều đáng tiếc’.
Bắc Kinh nói vùng phòng không này sẽ có hiệu lực bắt
đầu từ 10h sáng giờ địa phương, tức 9h giờ Việt Nam thứ Bảy ngày
23/11.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu các phi cơ lưu thông trong
phạm vi vùng này phải báo cáo đường bay, giữ điện đàm qua sóng radio
và ‘trả lời một cách kịp thời và chính xác’ trước các yêu cầu
nhận dạng.
"Quyết định của Trung Quốc không có hiệu lực đối với đất
nước chúng tôi"
Phát ngôn nhân của Chính phủ Nhật Katsunobu Kato
Các máy bay nào không tuân thủ sẽ phải hứng chịu ‘các
biện pháp phòng vệ khẩn cấp’.
Hồi tháng Chín, phía Nhật nói sẽ họ bắn hạ các máy bay
tự lái trong không phận Nhật Bản sau khi một máy bay tự lái của Trung
Quốc đến gần vùng đảo tranh chấp.
Bắc Kinh nói rằng bất cứ hành động nào của Nhật Bản
bắn hạ máy bay của họ sẽ được xem là ‘hành động chiến tranh’.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền ở Trung Quốc một
năm trước, Bắc Kinh đã trở nên quyết liệt hơn trong các đòi hỏi chủ
quyền của họ ở khu vực, phóng viên BBC Martin Patience ở Bắc Kinh nhận
xét.
Mỹ đã cảnh báo rằng chỉ cần một sự cố nhỏ hay một sự
tính toán sai trên Biển Hoa Đông cũng có thể nhanh chóng leo thang
thành một cuộc khủng hoảng rộng lớn và nghiêm trọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry ra thông cáo báo
chí hôm 23/11 viết:
"Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc công bố họ đã
xác lập một “Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông”. Hành động đơn phương
này là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông. Hành động leo thang
sẽ chỉ gia tăng căng thẳng ở khu vực và tạo ra các nguy cơ xảy ra sự cố."
Tàu Liêu Ninh lần
đầu xuống Biển Đông
Cập nhật: 10:39 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh sẽ đến vùng Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố đã cử hàng không mẫu hạm Liêu Ninh
xuống vùng Biển Đông để 'nghiên cứu và diễn tập quân sự' trong lúc
căng thẳng quốc tế ở Biển Hoa Đông vì chế độ 'vùng phòng không' Bắc
Kinh lập ra vẫn cao.
Các hãng thông tấn trích nguồn tin từ Bắc Kinh nói rằng
chiếc tàu vốn của Ukraina mà Trung Quốc mua và cải tiến, lắp đặt
lại cho mục tiêu huấn luyện quân sự đã thực hiện hơn 100 cuộc diễn
tập,thí nghiệm.
Nhưng đây là lần đầu tiên Hải quân Quân Giải phóng Trung
Quốc cử tàu này đến "vùng Biển Nam Trung Hoa hôm thứ Ba giữa lúc
tranh chấp biển đảo với các láng giềng", theo Reuters.
Hãng tin này cũng viết hôm 26/11 rằng đây cũng là thời
gian "có căng thẳng về kế hoạch của Trung Quốc nhằm lập ra vùng
phòng không tại vùng biển tranh chấp với Nhật Bản".
Tham vọng đại dương
Dù được trang bị công nghệ thua kém Hoa Kỳ hàng chục năm,
tàu Liêu Ninh thể hiện "tham vọng đại dương của Hải quân Trung
Quốc và là tâm điểm của chiến dịch thổi dậy lòng ái quốc",
theo Reuters.
Trang web Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc cho hay tàu
Liêu Ninh đã rời cảng ở Thanh Đảo cùng hai khu trục hạm và hai tàu
hộ vệ.
Trang này cũng cho hay tàu Liêu Ninh sẽ "thực hiện các
nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và cả diễn tập quân sự".
Trước đó, hàng không mẫu hạm duy nhất này của Trung Quốc
mới chỉ ra vùng Hoàng Hải.
"Trung Quốc cũng tuyên bố có 'lợi ích mở
rộng' tại các vùng xa bờ và đại dương nên cần phát triển hải quân
tương ứng"
Theo BBC Tiếng Trung tại London, hiện chưa rõ hải trình của
tàu Liêu Ninh sẽ qua các khu vực nào trên đường từ Thanh Đảo xuống
vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Báo Trung Quốc nói cùng tàu sân bay Liêu Ninh còn có bốn
tàu lập thành cụm chiến hạm gồm tàu khu trục Thẩm Dương, Thạch Gia Trang
và hai tàu hộ vệ Yên Đài, Duy Phường.
Trên tuyến đường từ Bắc xuống Nam này chính là khu vực
có tranh chấp Trung - Nhật về Điếu Ngư/Senkaku.
Cũng chưa rõ khi nào tàu Liêu Ninh sẽ tới Biển Đông, nơi
tranh chấp với Việt Nam, Philippines và một số nước khác vẫn tiếp
tục.
Trang web của Hải quân Trung Quốc khẳng định chuyến đi xuống
vùng biển Đông Nam Á "chỉ là sứ vụ bình thường" và tàu
Liêu Ninh "vẫn trong giai đoạn chạy thử".
Trong chiến lược thực hiện tham vọng đại dương, tàu Liên
Ninh được Trung Quốc hạ thủy tháng 9/2012 nhằm đưa Hải quân Quân Giải
Phóng Trung Quốc vươn ra các vùng biển xa.
Theo đánh giá của Philip Walker trên trang Foreign Policy,
chiến lược ‘nước xanh’ của Trung Quốc là một bước bứt phá khỏi hoạt
động hải quân truyền thống vốn tập trung vào bảo vệ bờ biển.
Trung Quốc cũng tuyên bố có “lợi ích mở rộng” tại các
vùng xa bờ và đại dương nên cần phát triển hải quân tương ứng.
Hiện các nhà quan sát ghi nhận Trung Quốc coi vùng Biển
Đông, biển Hoa Đông là các nơi thuộc “lợi ích cốt lõi” cần bảo vệ.
Những năm qua Hải quân Trung Quốc đã có các chuyến hải
hành sang cả vùng Vịnh Aden ở châu Phi và bắt đầu tuần tra vùng biển
ở Tây Thái Bình Dương vốn là nơi Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tuần tra, theo
ông Philip Walker.
TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG -
Bài đăng : Thứ ba 26 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba
26 Tháng Mười Một 2013
Trung Quốc đưa tàu sân
bay xuống Biển Đông
Tàu sân bay Trung Quốc tại cảng Đại Liên, Liêu Ninh, ngày
22/09/2012.
REUTERS/Stringer/
Anh Vũ RFI
Giữa lúc "vùng
phòng không" bao gồm cả những khu vực đang có tranh chấp biển đảo với nước
láng giềng Nhật Bản được Bắc Kinh mới thiết lập đang gây nhiều phản ứng của các
nước trong khu vực, hôm nay, 26/11/2013, Trung Quốc thông báo đưa tàu sân bay
tới hoạt động huấn luyện trong vùng Biển Đông, nơi cũng đang có những tranh
chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc với nhiều nước xung quanh.
Thông báo điều hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đến luyện tập tại Biển
Đông được đăng trên trang web chính thức của quân đội Trung Quốc ( www.chinamil.com.cn).
Liêu Ninh, là tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đi vào họat động
từ cách đây một năm và đã thực hiện khoảng 100 bài tập thử nghiệm khác nhau,
nhưng đây là lần tiên, đầu hàng không mẫu hạm này được đưa đến hoạt động trong
vùng Biển Đông.
Hải quân Trung Quốc cho biết, sáng hôm nay, tàu Liêu Ninh đã rời cảng
Thanh Đảo (miền đông) hướng tới Biển Đông, cùng với các khu trục hạm mang tên
lửa hiện đại. Đây cũng là lần đầu tiên, tàu sân bay Liêu Ninh thực hành nhiệm
vụ có sự phối hợp của các chiến hạm phụ trợ ở ngoài xa. Các bài tập trước đây
của tàu Liêu Ninh chủ yếu thực hiện trong vùng biển Hoàng Hải, với các bài thử
nghiệm hạ và cất cánh phi cơ trên tàu.
Không có thông tin nào cho biết thời gian của chuyến ra khưi huấn
luyện này sẽ kéo dài bao lâu.
Hải quân Trung Quốc tuyên bố là chuyến huấn luyện lần này của tàu Liêu
Ninh nằm trong hoạt động định kỳ trong khi con tàu vẫn còn trong giai đoạn thử
nghiệm.
Trong vùng Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp về biển đảo với
nhiều nước như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
Việc điều tàu sân bay ra khơi xa huấn luyện cùng các chiến hạm
mang tên lửa giữa lúc các nước trong khu vực đang tỏ lo ngại về "vùng
phòng không" vừa được Bắc Kinh công bố tuần trước. Theo một số nhà phân
tích, trên đường tới Biển Đông, có rất nhiều khả năng tàu sân bay Trung Quốc đi
sát gần hải phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền
giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment