Sẽ phạt nặng những
người chỉ trích chính phủ trên internet
RFA 27.11.2013
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Ảnh minh họa
AFP photo
Một trăm triệu đồng tiền phạt, tương đương gần 5.000 đô la, đối với bất cứ ai tuyên truyền chỉ trích nhà
nước trên các trang mạng xã hội dân sự.
Đó là luật mới nhất do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và được thông
báo tuần này, cho thấy những ý kiến hoặc tư tưởng phê bình chỉ trích tuy chưa
cấu thành tội phạm nhưng theo luật sẽ bị xử phạt nặng nề khi có ý tuyên truyền
đả phá chế độ, làm mất quan điểm và xách động quần chúng.
Điều không rõ ràng và không được xác định hẳn hòi trong luật mới
là hình thức phê bình chỉ trích chính phủ như thế nào thì bị coi là vi
phạm hành chính cần phải xử phạt tiền, và đến mức độ nào thì phải vào tù.
Luật mới này là một phần của những biện pháp kiểm soát và trấn áp những
tiếng nói đối lập mà Việt Nam vẫn áp dụng lâu nay, thể hiện qua những bản án
nhiều năm tù đối với những nhà hoạt động dân chủ, đặc biệt các bloggers với
những bài phê bình chế độ độc đảng.
Trong vòng 4 năm qua con số các bloggers và những người bị gọi là phản
động hay chống phá nhà nước bị bắt giữ và bị giam cầm càng ngày càng nhiều. Bên
cạnh đó, luật mới còn qui định xử phạt bất cứ người nào post lên mạng bản đồ
Việt Nam với những chi tiết mâu thuẩn hay trái với thực tế liên quan đến chủ
quyền của đất nước.
Bản tin Reuters trích dẫn lời ông Nguyễn Lân Thắng, blogger được nhiều
người biết qua những bài viết trên Net, rằng qui định mới được ông thủ
tướng ký khiến giới bloggers trong nước cảm thấy vừa phẫn nộ vừa khôi hài vì
làm sao người ta có thể đánh sập nhà nước với những thông tin và ý kiến đại
loại trên Internet như vậy.
LIÊN HIỆP QUỐC -
Bài đăng : Thứ tư 27 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư
27 Tháng Mười Một 2013
Liên hiệp quốc ra nghị
quyết về Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo
Liên hiệp quốc chọn 02/11, tức ngày sát hại 2 phóng viên RFI
Ghislaine Dupont & Claude Verlon làm Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo - RFI
Anh Vũ RFI
Hôm qua 26/11/2013, Đại
hội đồng Liên hiệp quốc đã ra nghị quyết lấy ngày 02/11 hàng năm làm Ngày quốc
tế bảo vệ nhà báo. Đây là ngày hai nhà báo của RFI Ghislaine Dupont và Claude
Verlon bị sát hại tại Mali.
Nghị quyết được tiểu ban nhân quyền thông qua với sự nhất trí toàn
bộ này mang một ý nghĩa quan trọng đánh động dư luận về tình trạng rất đông các
nhà báo bị sát hại, truy bức hàng năm trên thế giới. Thông tín viên RFI tại New
York, Karim Lebhour :
"Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo nhằm mục đích thu hút sự chú ý của
dự luận về rất đông các nhà báo bị sát hại hàng năm trên thế giới. Văn kiện
được thông qua với nhất trí hoàn toàn này kêu gọi tất cả các quốc gia thành
viên điều tra triệt để và trừng phạt các vụ phạm tội ác với các nhà báo. Đây là
lần đầu tiên Đại hội đồng Liên hiệp quốc nắm bắt hồ sơ bảo vệ các nhà báo.
Nghị quyết nhất trí lấy ngày 02/11 hàng năm làm Ngày quốc tế nhà báo
để tôn vinh ngày hai nhà báo của đài RFI Ghislaine Dupont et Claude Verlon bị
sát hại tại Mali vào ngày đó. Năm ngoái, trên thế giới có 89 nhà báo bị sát hại
và từ đầu năm đến nay lại có thêm 52 nhà báo bị thiệt mạng khi làm nhiệm vụ ở
Syria, Somalia, Pakistan, hay ở Brazil và Mêhicô vì những băng đảng buôn ma túy.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc cũng ghi nhận thêm những hình thức mới
của nghề báo bao gồm cả các blogger. Họ là những người không trực thuộc ban
biên tập nào nhưng vẫn thường xuyên bị đe dọa.
Tất nhiên, nghị quyết trên của Liên hiệp quốc sẽ
không thăy đổi căn bản được số phận của các nhà báo đang bị truy bức hay bị bỏ
tù trên toàn thế giới, nhưng là cần thiết để làm rõ ràng vấn đề bảo vệ nhà báo.
Đối với riêng đài RFI thì nghị quyết cho thấy vụ sát hại hai nhà báo Ghislaine
và Claude tại Mali vừa qua là không thể bị rơi vào quên lãng."
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment