Hân
hạnh Fw ACE, cho đến giờ naỳ, tởm thay, lại không thiếu gì thăǹg con,
trước đây vắt chân lên cổ chạy bán sôńg bán chết, mồm không ngớt
khấn vaí cầu nguyện cho được thoát nạn CS, nay cơm no ấm cật lại quay
về, thậm chí còn mở mõm đánh bóng cho VC, naò là phát triển cầu
đương̀, thành phố.... Điều quaí lạ là lũ mặt người tâm chế đỏ
naỳ lại không dám về ở luôn để hưởng caí thiên đàng XHCN. Phú
Vân.
----- Forwarded Message -----
From: Elvis Nguyen Tran <
To:
Sent: Tuesday, March 29, 2016 7:37 PM
Subject: 41 năm oan khiên ta hảy xoay mình nhìn lại ......
XEM VIDEO CLIP BÊN
DƯỚI, ACE HẢY NGHE TT 2 NGÀY DƯƠNG VĂN MINH -
CỰU CHỦ TỊCH THƯỢNG
VIỆN/PHÓ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN HUYỀN -
Ô. NGUYỄN VĂN
HẢO - THỐNG ĐỐC NH/QGVNCH
ĐÃ NÓI " RẤT
VUI MỪNG ĐƯỢC CM "GIẢI PHÓNG"....
TÔI TRUNG KHÔNG THỜ HAI CHÚA !
Nghe lại giong nói chua chát căm thu của con mẹ xướng ngôn
viên đài PT Hanoi, thấy rụng tóc gáy nổi da gà. gây cho ta căm thù lũ mọi
bắc kỳ nhiều hơn nữa
|
Đoạn phim tuyên truyền khi quân đội Bắc Việt chiếm miền
Nam họ kêu gọi: "sau khi nghe quân giải phóng nói chuyện sẽ được trở
về với gia đình"....
|
Ngày nay, trừ những người quá “ngây thơ”, hầu như ai ai cũng đều
biết Đảng Cộng sản Việt Nam là “đảng lừa”. Nhờ món võ lừa (lừa
gạt, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc, lừa bịp …) mà từ ngày cáo Hồ dắt bầy cáo con
rời hang Pác Bó ra làm ăn đã lừa được hết keo này đến keo khác cho đến khi
chiếm được cả nước Việt Nam năm 1975.
Đầu tiên là giả vờ đổi tên đảng
Cộng sản thành “Đảng Lao Động” và thành lập “chính phủ liên hiệp” Việt Minh năm
1945 để diệt hết người quốc gia yêu nước cho đến khi chiếm được miền Bắc năm
1955.
Để chiếm nốt miền Nam, và để che mắt thế gian, năm 1960, Cộng sản
Bắc Việt (CSBV) đã lập ra cái tổ chức bung xung gọi là “Mặt Trân Dân Tộc Giải
Phóng Miền Nam” (MTGPMN) hữu danh vô thực, gồm một đám tay sai làm chính trị
kiểu tài tử múa rối ở Sài-gòn.
Đầu năm 1968, VC giả vờ “đình chiến” rồi tung ra cuộc đánh trộm vào
mấy ngày Tết Mậu Thân để “tổng nổi dậy” cướp chánh quyền, nhưng đã thất bại
thảm thương, “nướng” gần hết lực lượng du kích địa phương. “Chính phủ Lâm thời
Cộng Hòa Miền Nam VN” thành lập trong rừng không có dân, không có đất, cũng
chẳng được quốc gia nào nhìn nhận, trừ đồng bọn cộng sản với nhau.
Mùa hè năm 1972, sau khi Mỹ đã rút quân và “Việt Nam hóa” chiến
tranh, CSBV xua quân, công khai vượt sông Bến Hải dùng trận địa chiến tấn công
toan đánh chiếm miền Nam nhưng cũng lại bị Quân lực VNCH đánh bại.
Một trò lừa đảo khác lại được bày ra tại Hòa Đàm Paris và sự ra đời
của “Thành phần Thứ ba” tại Sài-Gòn. Trong bài “Con ngựa Thành Troie đã trở lại
sân khấu, vận nước sẽ đổi thay”, ông Lê Quế Lâm đã viết về trò lừa đảo này như
sau:
“Lúc Trần Bạch Đằng bị hạ
bệ cũng là thời điểm Thành phần Thứ ba ra đời. Đây là những trí thức có tinh
thần dân tộc, mong muốn hòa bình, nên họ chống TT Thiệu, không ưa Mỹ và dĩ
nhiên không chấp nhận Cộng Sản. Từ khi HĐ Paris ra đời, Hoa Kỳ chuẩn bị rút
khỏi Miền Nam, họ muốn MN trung lập thì chế độ tự do mới tồn tại. Lực lượng thứ
ba càng phát triển mạnh qua các hoạt động hòa giải hòa hợp dân tộc do một nhân
sĩ Phật giáo cầm đầu -Giáo sư Vũ Văn Mẫu cựu Ngoại trưởng, sau đó được sự ủng
hộ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền -một nhân sĩ Công giáo cựu Chủ tịch Thượng Nghị
Viện. Luật sư Trần Ngọc Liễng thành lập “Tổ chức đòi thi hành HĐ Paris” được sự
tán đồng của ông Triệu Quốc Mạnh, chánh biện lý Sàigòn. Theo tinh thần HĐ Paris
1973, Hội đồng Quốc gia Hòa giải & Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang
nhau: Việt Nam Cộng Hòa, Cộng hòa Miền Nam VN và Thành phần Thứ ba sẽ đứng ra
tổ chức cuộc tuyển cử tự do dân chủ để người dân thực hiện quyền tự quyết của
họ.
Ngày 21/4/1975 TT Thiệu
từ chức. Hai hôm sau, TT Ford tuyên bố cuộc chiến VN đối với Mỹ đã chấm dứt. TT
Trần văn Hương cử Nguyễn Xuân Phong Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm cùng Đại sứ
Pháp Merillon đến Hà Nội thảo luận việc thi hành HĐ Paris. Bắc Việt từ chối, họ
chỉ thảo luận với cựu Đại tướng Dương Văn Minh lãnh tụ Thành phần thứ ba. Quốc
hội VNCH biểu quyết đưa ông Minh làm tổng thống. Ông cử Phó TT Nguyễn Văn Huyền
vào trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất gặp Đại diện CSBV. Họ cho biết
thời gian thương thuyết đã qua, VNCH phải đầu hàng. Ông Minh mời đại diện Chính
phủ Lâm thời Cộng hòa MNVN vào Sài Gòn để ông bàn giao chính quyền MN. Không một nhân vật MTGPMN
nào xuất hiện, chỉ thấy quân CSBV buộc ông phải đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 30/4/1975 được ký giả nổi tiếng thân Cộng là nhà văn Jean
Larteguy ghi lại trong quyển “L’Adieu Saigon”: “Sàigòn không được giải phóng. Nó bị một đạo quân xa lạ từ miền Bắc
đến chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng
tôi 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy…Này anh bộ đội, anh đội
mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra cũng giống như bọn lái xe tăng Sô
Viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở
Budepest, ở Berlin. Anh từ đâu tới? Từ Hànội, từ Hànội…”
(hết trích)
Bao nhiêu người đã bị CSVN lừa, nhưng nạn nhân thực sự của những vụ
lừa đảo này là dân tộc Việt Nam, những người thua thiệt nhất, khổ đau nhất. Họ
là nạn nhân của những canh bạc bịp do CSVN bày ra, trong đó chúng đã lừa được
những tay chơi khác vì thiếu bản chất lưu manh như chúng, mà đau nhất là những
người của phe Quốc gia.
“Chúng ta”, hay đúng hơn, những người nắm vận mạng miền Nam VN đã
quá thật thà, thẳng thắn và …quá tự tin nên đã bị kẻ thù lừa mà “chúng ta” là
những người đã phải trả giá, như “câu chuyện nhỏ” dưới đây do ông nhà văn kiêm
nhà báo Sơn Tùng kể lại.
Trước 30.4.1975, ông Trần Văn Lắm từng làm Chủ tịch Quốc Hội Việt
Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Ngoại trưởng thời Đệ Nhị Cộng Hòa, người đã ký tên
trong Hiệp Định Paris năm 1973 “chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình” tại
Việt Nam. Sau khi VNCH sụp đổ, ông Trần Văn Lắm định cư tại Úc. Khoảng giữa
thập niên 1980, ông Lắm từ Úc sang Canada và Hoa Kỳ vận động thành lập một tổ
chức chống cộng lớn ở hải ngoại, hình như có tên là “Lực lượng Toàn dân Quốc
gia Việt Nam”.
Trong thời gian
ông Lắm lưu lại Vùng Hoa Thịnh Đốn, ông Sơn Tùng có dự một bữa cơm tối với ông
tại Nhà Hàng China Garden, cùng với cựu Nghị sĩ Nguyễn Gia Hiến, Nhà báo Tú Rua
Lê Triết, ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Những
câu chuyện được trao đổi trong bữa ăn đều xoay quanh tổ chức chính trị mà ông
Trần Văn Lắm đang dốc tâm thực hiện. Để yểm trợ cho công cuộc khó khăn và quan
trọng này, ông Sơn Tùng xin ông Trần Văn Lắm một cuộc phỏng vấn để viết một
bài. Ngày hôm sau, trong khi thảo luận với ông Trần Văn Lắm, ông Sơn Tùng hỏi:
– Khi thay mặt
VNCH ký vào bản Hiệp Định Paris năm 1973, ông có nghĩ rằng sẽ bị VC lừa không?
Ông Trần Văn Lắm trầm ngâm vài phút và trả lời:
– Về bản chất, tôi không phải là người làm chính trị. Tôi là một
dược sĩ, sinh đẻ tại miền Nam và lớn lên ở miền Nam, nhưng ra ngoài Bắc học,
lấy vợ người Bắc, có bạn học ngoài Bắc. Năm 1955, khi Cụ Ngô về nước chấp
chánh, thiếu người làm việc, anh em đã tìm tôi, mời tôi ra giúp và từ đó trở
thành một chánh khách ở miền Nam. Khi sang Pháp tham dự cuộc hòa đàm, tôi gặp lại
bạn bè cũ ở phía bên kia như các anh Nguyễn Duy Trinh, Xuân Thủy… Mọi người đều
mừng rỡ sau bao nhiêu năm xa cách. Khi họ nói với tôi “anh em bắn giết nhau
nhiều quá rồi, đây là lúc để ngồi lại với nhau trong tinh thần hòa hợp hòa giải
dân tộc”, tôi đã tin họ.
Ông Sơn Tùng cho
biết khi nghe ông Trần Văn Lắm nói như thế, ông đã lặng người đi, đầu óc trống
rỗng, một hồi lâu sau đó mới lại mở mồm được để nói những câu bâng quơ cho đến
khi “cuộc phỏng vấn” kết thúc.
Cuộc phỏng vấn ấy đã nằm yên trong cuốn băng ca-xét cho đến khi bị
thất lạc, và cũng không có bài báo nào được viết về giấc mộng lớn của ông Trần
Văn Lắm .
Thương Cụ Ngoại Lắm…lắm lắm! Con người chơn chất, thật thà đã phải
đương đầu với một lũ gian manh chuyên nghề lừa đảo. Ngày nay, phải đối chọi với các
“xếnh xáng” đồng chí, đồng đảng ở Bắc Kinh, chúng mới thấy mình chỉ đáng làm
học trò bọn này trong ngón nghề gian manh, lừa đảo.
Ký Thiệt
Sổ Tay Ký
VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA VNCH
DƯỚI THỜI TT.
NGUYỄN VĂN THIỆU
“We betrayed you”
(W.Westmoreland)
Từ ba thập niên
nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được
phổ biến từ ba phiá Mỹ, Cộng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của
chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
Về
cánh quốc gia, người viết bài này may mắn gặp lại và phỏng vấn một số nhân vật
chính yếu trong cuộc như cố Tổng thống Thiệu, đại tướng Cao Văn Viên (tác giả
của The Final Collapse và Những ngày cuối cùng của VNCH), ngọai trưởng Trần Văn
Lắm trước khi ông qua đời tại Úc, bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, nguyên chủ tịch phái
đoàn VN tại Hội nghị La Celle Saint Cloud và ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ
khanh phụ trách đàm phán tại Paris, thay thế đaị sứ Phạm Đăng Lâm sau tháng
giêng 1973. Những bài phỏng vấn vưà kể được đưa lên internet và đăng trên báo.
Người viết cũng có dịp đọc qua và so sánh các dữ kiện
trình bày trong năm quyển hồi ký của ba nhân chứng còn sống: Pourquoi les
Eùtats-Unis ont-ils perdu la guerre ? (nxb Godefroy De Bouillon, Paris 1996) và
The VN Peace Negotiations, Saigon’s Side of the Story (nxb Arthur J Dommen,VA,
2005) của Nguyễn Phú Đức; Hope and Vanquished Reality (nxb Xlibris Corp., NY,
2001) của Nguyễn Xuân Phong; Hồ sơ Mật Dinh Độc lập (viết chung với Jerrold
Schecter, nxb The C & K Promotions Inc., LA , 1986) và Khi Đồng minh tháo
chạy (nxb Hưá Chấn Minh, 2005) của Nguyễn Tiến Hưng. Gs Đức hiện đã về hưu sau
khi dạy luật năm 1975 taị ESSEC, École Supérieure des Sciences Économiques et
Commerciales, Paris, còn hai ông Phong và Hưng thì định cư ở Hoa kỳ, người đầu
là chuyên viên nghiên cứu ở Trung tâm VN Center, Lubbock, Texas Tech
University, và người sau dạy tại Đại học Howard, Washington.
Phạm vi hạn hẹp
của bài này không cho phép đi sâu vào chi tiết diễn tiến của những cuộc đàm
phán mật và công khai của các phái đoàn tham nghị, đặc biệt giữa Kissinger và
đại diện Bắc Việt, kéo dài từ 25.3.1965 (là ngày Tổng thống Lyndon Johnson
tuyên bố sẳn sàng nói chuyện hoà bình với CS ) cho đến 27.1.1973 là ngày ký
Hiệp định Paris. Người viết sẽ phân tích vai trò thật sự của ba tác giả nêu
trên, các đặc điểm trong những hồi ức của họ và bối cảnh hỗn loạn ở Miền Nam VN
vào tháng tư 1975.
Chính sách tóm thu quyền bính và bố trí nhân
sự của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Từ ngày đảo
chính 1.11.1963 lật đổ Đệ nhứt Cộng hoà cho đến 1967 là năm ban hành Hiến pháp
Đệ nhị Cộng hoà, Chính phủ Quân nhân cai trị thiếu căn bản pháp lý nên Miền Nam
VN biến lọan liên tiếp.
Tháng 5.1967, Hoa kỳ thúc Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và
Ủy ban Hành pháp Trung ương tổ chức bầu cử hai ngành Hành pháp và Lập pháp.
Mười liên danh tranh chức Tổng thống và Phó Tổng thống. Liên danh Quân đội
Thiệu-Kỳ đắc cử. Trong vòng hai năm, TT Thiệu củng cố địa vị, vô hiệu hoá Hội
đồng Giám sát của Tướng lãnh, cắt lông cắt cánh Phó Tổng thống Kỳ và ngày 1.9.1969,
thay thế con gà yểu số của Kỳ là Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc bằng Nội các Trần Văn
Hương do Thiệu kiểm soát hoàn toàn. Năm 1971, Thiệu độc diễn và đắc cử dễ dàng
nhiệm kỳ hai với “chính sách 4 không”: không liên hiệp, không hoà giải hoà hợp
với CS, không nhượng đất và không trung lập.
Qua trung gian
hai Pháp kiều Raymond Aubrac (bạn thân của Hồ Chí Minh) và Herbert Marcovich
(một khoa học gia), giáo sư Kissinger (K) tổ chức cho Averell Harriman, đại
diện Hoa kỳ, gặp ngày 10.5.1968 ngoại trưởng Xuân Thủy, có Hà Văn Lâu dự kiến
và Lê Đức Thọ cố vấn. Khi chính thức trở nên Phụ tá an ninh cho Nixon, K nhờ
Jean Sainteny, nguyên đại diện cho Pháp taị Bắc Việt (1945-1947), sắp xếp cho y
gặp riêng ngày 4.8.1969 Xuân Thủy taị tư thất của Sainteny, đường Rivoli,
Paris. Năm 1971, cuộc thương thuyết công khai bắt đầu.
Hoa Thịnh Đốn ép Chính
phủ Sàigòn chấp nhận sự tham gia của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, (MTGPMN).
Hoa đàm dẩm chân khá lâu vì bốn phe nghị hội: Mỹ, VNCH. Bắc Việt và MTGPMN
tranh luận về thủ tục và kèn cựa mặc cả. Bắc Việt áp dụng chiến thuật vưà đánh
vừa đàm vì biết người khổng lồ Hoa kỳ với đôi chân đất sét thiếu kiên nhẩn và
bị cánh phản chiến trong nước khoá tay. Chiến cuộc trở nên khốc liệt với biến
cố Tết Mậu thân (1968). Ngày 2.3.1971, Việt cộng pháo kích Sàigon, Đà nẳng,
Biên Hoà và 115 chổ. Ngày 9.7.1971, để gây áp lực với Bắc Việt, K qua Bắc kinh
viếng Chu Ân Lai và chuẩn bị cuộc gặp mặt đầu năm 1972 giữa Nixon và Mao Trạch
Đông. CS tổng tấn công vào lễ Phục sinh, lối năm tuần sau chuyến công du của
Nixon taị Bắc kinh. Ngày 8.5.1972, Nixon ra lệnh gài mìn Hải phòng và dội bom
Bắc Việt.
Để đối phó với
tình hình bên trong và bên ngoài, Tổng thống Thiệu cẩn thận sắp xếp một Bộ tham
mưu quân chính gồm những thành phần tin cẩn, dựa vào sự trung thành cá nhân hay
huyết thống gia đình, bất chấp dư luận dèm pha. Về quân sự, Tổng tư lệnh Quân
đội TT. Thiệu nắm hết quyền bính trong tay, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên
chỉ đóng vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc phòng là “hộp thơ” giữa Tổng
thống và Bộ Tổng tham mưu. Thiệu chọn trung tướng Đặng Văn Quang, cựu Tư lệnh
Quân đoàn 4, làm Phụ tá an ninh. Ông bổ nhiệm vào chức Tư lệnh vùng hay sư đoàn
trưởng Nguyễn Văn Toàn, Phạm Văn Phú, Ngô Dzu, Đổ Kiến Nhiểu, Hoàng Đức Ninh..
Với một hệ thống máy truyền tin đặt tại Dinh Độc lập, Tổng thống liên lạc thẳng
với cấp chỉ huy Quân khu và theo dõi sít sao việc điều động các đơn vị tác
chiến hầu ngăn chận mọi mưu toan đảo chánh. Nhiều thân nhân của ông Thiệu nắm
giữ các cơ cấu chính quyền như hai anh ruột là Nguyễn Văn Kiểu (đại sứ ở Đài
loan) và Nguyễn Văn Hiếu (đại sứ taị La mã); xui gia Nguyễn Tấn Trung (TGĐ Air
VN), Ngô Xuân Tích (chủ tịch Giám sát viện), Ngô Khắc Tỉnh (Tổng trưởng,Thông
tin rồi Giáo dục và Thanh niên), Ngô Khắc Tịnh (Tổng trưởng Tư pháp), cháu
Hoàng Đức Nhã (Bí thư đăc biệt rồi Tổng ủy Dân vận và Chiêu Hồi), em cột chèo
Nguyễn Xuân Nguyên (bí thư,), Nguyễn Khắc Bình (Tổng giám đốc Cảnh sát kiêm đặc
ủy trưởng Trung ương tình báo)..v..v..Là đảng viên Cần lao thời Đệ nhứt Cộng
hoà và Đại Việt, TT Thiệu trọng dụng một số nhân vật chế độ củ hay đảng phái
trong Thượng viện hoặc bộ máy chính trị như các ông Nguyễn Văn Hướng (tự Mười
Hướng), Nguyễn Văn Ngải, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, Trần Văn Lắm, Lê
Văn Đồng, Phạm Như Phiên, Trần Hữu Phương.. (hai ông Lắm và Thành có lúc được
bổ nhiệm Tổng trưởng Ngoại giao). Tại Quốc hội, các phe nhóm chống Chính phủ
lần hồi bị vô hiệu hoá bằng sự chia rẻ nội bộ, đàn áp, mua chuộc, không kể việc
xâm nhập của Cộng sản. Đa số thẩm phán Tối cao Pháp viện bị Phủ Đầu Rồng chi
phối nghiêm trọng.
Vì biết khả
năng của mình giới hạn, ông Thiệu – theo Ngô Khắc Tỉnh nói với người viết –
chịu khó hỏi ý kiến của nhiều chuyên viên, phân tích kín đáo và đúc kết lại
thành ý kiến riêng để lấy quyết định cuối cùng. Với bẩm tánh đa nghi, kiên nhẩn
chịu đựng, và khi cần, chấp nhận khổ nhục kế, ông Thiệu đã gở nhiều thế bí
trong cuộc tranh quyền với Kỳ. Cuối cùng, Kỳ bị loại vì ba hoa hơn mưu lược.
“Làm chính trị, phải lì “, ông Thiệu nói.
Trong lúc đàm
đạo thân tình, người viết có dịp hỏi đại tướng Cao Văn Viên: “Nếu sánh hai ông
Diệm và Ô. Thiệu thì người nào độc tài hơn ?”. Suy nghĩ một phút, tướng Viên
đáp: “Ông Thiệu độc tài trong dân chủ ”, ngụ ý TT Thiệu khôn ngoan che lấp độc
tài dưới võ ngoài dân chủ. Khác với TT Diệm, ông chấp nhận sự chỉ trích khi cần
thiết. Nhờ thế, ông Thiệu tồn tại lâu hơn ông Diệm.
Dư luận thắc
mắc vì sao, từ 1972, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên buông xuôi và Thủ tướng
Trần Thiện Khiêm giữ thái độ bất động? Nghị sĩ Trần Văn Đôn ghi như sau nơi trang
430-431 của hồi ký Việt Nam Nhân chứng (1989): “.
Ông Thiệu nghĩ rằng hai tướng
Viên và Khiêm không có can đảm phiêu lưu làm đảo chánh, nhất là không có lịnh
của Mỹ…..Năm 1971, TT Thiệu nhờ tôi nói với đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu
Trưởng, về việc ông này cứ ở mãi trong văn phòng, không chiụ đi ra ngoài. Ông
Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp thuận nên tôi
cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!”. Nơi trang 429, Đôn ghi thêm: “Tôi hỏi ông
Thiệu: Nếu Tổng thống không bằng lòng về hai ông Viên và Khiêm thì sao không
đổi người khác để làm việc hữu hiệu hơn? Ông Thiệu đáp: Hai người này của Mỹ,
nếu tôi đổi hai người này thì Mỹ sẽ phản đối, tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong
việc lãnh đạo Miền Nam. Cái khó khăn của tôi ai cũng nghĩ là đối đầu với Cộng
sản. Thật ra trở ngại và khó khăn cho tôi là Mỹ.”
Điều mà Ns Đôn
quên nêu ra là cả hai tướng Khiêm và Viên từng tuyên bố “không ham thích chính
trị.” TT Thiệu tìm đâu ra những nhân vật “lý tưởng hơn” để tránh sự cạnh tranh
về quyền lực? Nguyễn Phú Đức, Nguyễn Xuân Phong và Nguyễn Tiến Hưng: Ba
nhân chứng, ba giai đọan, ba trách vụ.
Như đã ghi
trên, cuộc đàm phán tại Paris gồm có ba giai đọan liên tiếp: mật đàm (từ
25.3.1965 cho đến đầu 1968), đàm phán công khai (từ 1968 cho đến 27.1.1973 là
ngày Hiệp ước hoà bình được ký tại Paris) và giai đọan thi hành Hiệp ước, (từ
27.1.1973 cho đến 30.4.1975, kết thúc bằng sự vi phạm của Bắc Việt).
Chính phủ VNCH
không liên hệ đến giai đọan mật đàm. Năm 1965 và 1966, K qua Sàigòn với tư cách
chuyên gia tư vấn của Thống đốc Nelson Rockefeller (Dân chủ) tìm hiểu vấn đề
VN. Y tiếp xúc với vài nhân vật đối lập như Trần Văn Tuyên, Phan Huy Quát và
thẩm lượng (bi quan) khả năng lãnh đạo của các tướng trẻ Jeunes turcs. Năm
1968, Nixon đắc cử Tổng thống. K mau lẹ xoay qua cố vấn chủ mới Cộng hòa. K say
mê ánh đèn sân khấu và thích thú đi đêm với Hànội. Từ tháng 8.1969 cho đến cuối
tháng giêng 1973, K. gặp riêng Lê Đức Thọ, Cố vấn phái đoàn Bắc việt, lối 15
lần ở Choisy- Le -Roi hay Gif -sur –Yvette (tại tư thất khoa học gia Trần Thanh
Vân, em của linh mục Trần Thanh Giản)
Khi đàm phán
tiến vào giai đọan công khai, TT Thiệu giao cho Ngoai trưởng Trần Chánh Thành
phụ trách. Trần Văn Lắm thay thế Thành sau cuộc hội kiến Johnson-Thiệu ở
Honululu ngày 18.7.1968. Tại Paris, đại sứ Phạm Đăng Lâm hướng dẫn phái đoàn
VNCH, gồm có Nguyễn Xuân Phong, (Phó trưởng đoàn), Trần văn Ân, Trẩn Văn Đổ,
Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc An, Nguyễn Thị
Vui, và Nguyễn Triệu Đan (phát ngôn viên). Cố vấn Kỳ và vợ gây nhiều tai tiếng
taị Thủ đô Ánh sáng. Tiến sĩ Nguyễn Phú Đức, phụ tá ngoại giao cho TT Thiệu,
đóng một vai trò kín đáo, khiêm nhường bên sau hậu trường còn Gs Nguyễn Tiến
Hưng thì chưa tham chính lúc đó.
Hiệp định Paris
được thi hành ra sao? Sau ngày 27.1.1973 ký xong Hiệp định Paris, Trần Văn Lắm
trở về Thượng viện để giữ chức Chủ tịch, nhường ghế Ngoại trưởng cho Phụ tá
Nguyễn Phú Đức. Phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên được chỉ định làm trưởng đoàn
VNCH taị Hội nghị La Celle Saint Cloud để chuẩn bị cuộc bầu cử tại Miền Nam VN
với chính phủ MTGPMN. Bs Viên, về sau, tiết lộ với người viết: “Chúng tôi biết
trước Hội nghị La Celle Saint Cloud không đi đến đâu, chỉ có tác dụng câu giờ,
mọi vấn đề sẽ giải quyết trên chiến trường.” Hai ông Nguyễn Xuân Phong và Nguyễn
Tiến Hưng tham gia Nội các vắn số Nguyễn Bá Cẩn, thành lập ngày 14.4.1975, vào
lúc Chính Phủ Sàigòn sập tiệm, người đầu trong chức Quốc vụ khanh đặc trách Hòa
đàm (thay thế đại sứ Phạm Đăng Lâm) và người sau, trong chức Tổng trưởng Kế
hoạch. Dưới danh xưng này, Hưng được TT Thiệu động viên (tuyệt vọng) vào giờ
thứ 25 sang Hoa kỳ van xin cứu viện. Nhiệm vụ của bs Nguyễn Lưu Viên và Đs
Nguyễn Xuân Phong chỉ có trên giấy tờ vì Bắc Việt từ chối nhóm họp và ào ạt xua
quân thôn tính Miền Nam. bất chấp các điều ký kết.
Vai trò đặc biệt của hai cố vấn Huỳnh Văn
Trọng và Hoàng Đức Nhã
Chính quyền
Nguyễn Văn Thiệu từng gây xôn xao trong quần chúng bởi xử dụng một số nhân vật
tai tiếng như Nguyễn Cao Thăng, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Ngân, Huỳnh Văn Trọng,
Hoàng Đức Nhã…Ba cố vấn của Thiêu bị điều tra, cách chức hay đưa ra Tòa: Trọng,
Nhạ (tình báo CS) và Ngân (xây dựng uy thế riêng). Bài này chỉ đề cập đến Trọng
và Nhạ vì cả hai liên hệ đến hoà đàm Ba Lê.
A- HÙYNH VĂN TRỌNG.
Năm 1958, khi
người viết phụ trách Bộ Nội vụ thời Đệ nhứt Cọng hoà, Bernard Hùynh Văn Trọng
(Pháp tịch và công giáo) bị Đoàn công tác đặc biệt Miền Trung lùng bắt trong vụ
mệnh danh Gián điệp Tây ở Nhà hàng Morin, Huế. Y thoát được qua Nam Vang và tại
đây, móc nối với Ca Văn Thỉnh, trưởng đoàn đại diện thương mại CS Bắc Việt.
Trọng có bằng cử nhân luật, thông thạo Pháp – Anh ngữ, từng làm thẩm phán ở Huế
và năm 1950 giữ chức Tổng thơ ký Chính phủ và Bộ trưởng Nội vụ trong Nội các
Nguyễn Phan Long. Sau chính biến 1963, D.V. Minh thả bừa bải tù nhân
chính trị. Trọng trở về Sàigòn và tham gia cụm tình báo chiến lược A22 do Vũ
Ngọc Nhạ phụ trách. Để sinh sống, Trọng dạy tiếng Pháp cho nhân viên ngoại giao
Mỹ và nhờ cha Trần Ngọc Nhuận giới thiệu với TT Thiệu . Y được Thiệu tin dùng
và bổ nhiệm phụ tá Tổng thống về chính trị, ngoại giao. Đầu 1969, vợ Trọng đến
Văn phòng luật sư của người viết, đường Hàn Thuyên, nhờ biện hộ trước Tòa trong
vụ bị đuổi ra khỏi một khách sạn đường Lê Lợi Sàigòn vì thiếu tiền thuê nhiều tháng.
Trọng nói không dư dã tiền bạc tuy có chức vụ cao.
Tháng 11.1969,
vụ án Điệp báo Cố vấn TT Thiệu gây chấn động dư luận. Trọng nhờ tác giả bài này
bênh vực trước Tòa án Quân sự vùng 3 Chiến thuật. Trọng tiết lộ với người viết
rằng y và cụm trưởng Vũ Ngọc Nhạ muốn giúp TT Thiệu tìm ra với MTGPMN một giải
pháp cho cuộc chiến, không ngờ CIA theo dõi và phá vỡ mọi việc. Trọng còn cho
biết năm 1968, để chuẫn bị hoà đàm taị Ba Lê, TT Thiệu đã gởi Trọng cùng đi với
linh mục gốc Bỉ Raymond de Jeagher (cựu cố vấn của TT Diệm và một thành viên
năng động trong Liên Minh Á châu chống Cộng) qua Hoa kỳ vận động với Quốc hội,
báo giới và nghiệp đoàn. Chuyến công du này không gặt nhiều kết quả vì, theo
Trọng, dư luận Mỹ chán ngán chiến tranh.
Vụ án kết thúc
ngày 29.11.1969. H.V. Trọng rất sợ bị tử hình. Người viết khuyên y bình tỉnh vì
bên trong sân khấu chính trị, những dàn xếp bất ngờ có thể xảy ra, Hoa kỳ còn
một số phi công tù binh tại Hànội Hilton; hơn nửa, trong vụ này, Trọng chỉ đóng
vai trò “Lê Lai cứu chúa”. Vị Chánh thẩm cho phép các bị can nói lời chót trước
khi tuyên án. Vũ Ngọc Nhạ cường điệu tuyên bố nhóm của y hành động vì quyền lợi
quốc gia, họ tin sẽ thắng và hẹn có ngày trở về vinh quang. Trọng lên tinh
thần, ngổ ngáo lập lại trước Toà câu nói của người viết: “Tôi chỉ đóng vai trò
Lê Lai cứu Chúa, tôi không có tội.” Các sự kiện này được kể lại trong quyển hồi
ký Ông Cố vấn do CS xuất bản năm 1984 tại VN, với nhiều khoản thêu dệt. Vũ Ngọc
Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy và Nguyễn Xuân Hoè bị chung thân khổ sai, đày
đi Côn Đảo. Sau 1975, chúng được CS giải thoát. Nhạ thăng Thiếu tướng, ngành
tình báo.
B- HOÀNG ĐỨC NHÃ.
Tuy không phải
là thành viên của phái đoàn VNCH dự hòa đàm tại Ba Lê, Nhã là người gây bực bội
nhứt cho K. trong nhiều lần chạm trán. Trần Văn Đôn (trong hồi ức VN Nhân
chứng, trang 406- 415), Nguyễn Phú Đức (trong quyển sách The VN Peace
Negotiations, trang 400-403) và K (trong Ending the VN War, trang 310) đề cập
nhiều đến Nhã. N. P. Đức cho biết Nhã là cháu kêu ông Thiệu bằng cậu, tốt
nghiệp đại học Oklahoma, trở về VN trong Khối chuyên viên, tiến thân rất mau
trong các chức vụ liên tiếp: thông dịch viên, Bí thư tin cẩn của Tổng thống và
cuối cùng, Tổng ủy Dân vận /Chiêu hồi, phụ trách sau Hiệp ước Ba Lê mạng lưới
Thông tin Quốc ngoại có nhiều quyền lực. Ảnh hưởng của Nhã gia tăng từ tháng
8.1972 (khi K đề nghị Thiệu từ chức hai tháng trước ngày bầu cử với CS) và tăng
cao hơn sau ngày Hiệp ước được ký cuối tháng giêng 1973.
Nhã luôn luôn có mặt
trong các buổi họp riêng giữa Thiệu và K, Haig và Bunker cũng như trong những
phiên nhóm Hội đồng An ninh Quốc gia để thông dịch vì Phó Tổng thống Nguyễn Văn
Hương, Chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền và Hạ viện Nguyễn Bá Lương không
rành Anh ngữ. Theo N P Đức, Nhã thiếu kinh nghiệm và sự già giặn để thảo những
công văn ngoại giao trao đổi giữa hai chính phủ Mỹ-Việt. Nhã nuôi nhiều cao
vọng chính trị và trong những ngày tháng chót của TT Thiệu, Nhã tìm cách gài
phe cánh vào Nội các tuy họ thiếu khả năng. Điều này làm cho chính gia quyến
ông Thiệu cũng lo ngại, đặc biệt Ngô Khắc Tỉnh và đại sứ Nguyễn Văn Kiểu (trang
403).
Trong Ending
the VN War, K. viết như sau: “Nhã là cháu tâm phúc của Thiệu, lối 30 tuổi, phụ
tá báo chí, từng du học tại Hoa kỳ, tiêm nhiểm gương thành công của các chàng
trẻ lanh lợi trong phim xi-nê, ăn bận đúng mốt Hollywood, tướng mạo hao hao
giống Alan Ladd thời thanh xuân, nói tiếng Anh trôi chảy và vẫn giữ lại từ bản
gốc Việt Nam một khả năng mưu loạn vô biên, an infinite capacity for
conspiracy…Bunker và tôi đều đồng ý rằng Nhã đã gây nhiều rắc rối bằng cách
thổi phồng mổi sự hiểu lầm” (trang 310).
K. hậm hực kể
lại trong hồi ký thái độ “bất nhã” của Nhã: ngày 19.10.1973, theo lệnh của
Nixon, K. qua Sàigòn trình TT Thiệu tại Dinh Độc lập trao bản dự thảo Thỏa
hiệp. Sau khi đợi 15 phút, Nhã ra đón K. và Bunker vào, Thiệu không có
một lời xã giao, thản nhiên đọc và không phê bình bức thư riêng của Nixon do K.
trao lại, xong Thiệu mời hai vị khách bước sang phòng kế bên để gặp Hội đồng An
ninh Quốc gia. Giữa bầu không khí nặng nề, Thiệu giao cho Nhã thông dịch mặc dù
phiá VN nói được tiếng Anh. K. viết: Nhã “bắt đầu chế diễu vai trò của mình” bằng
cách chỉ tóm lược gần phân nửa lời thuyết trình của K. Khi K. lưu ý về điểm
này, Nhả đáp ngáo ngổ: “I am a master of contraction, Tôi là bậc sư về
khoa cắt ngắn!”. Ngày 21 tháng 10, theo chương trình, K. và Bunker gặp lại Hội
đồng An ninh lúc 2 giờ 30 trưa. Đợi đến 3 giờ, Nhã điện thoại để thông báo –
không cho biết lý do, không xin lổi – phiên nhóm hoãn đến 5 giờ chiều. “ Y hịch
theo kiểu cách của Humphrey Bogart mà có lẽ Nhã đã học đòi đâu đó trên màn
ảnh”. 5 giờ 30, vẫn không tin tức. Bunker bực mình gọi Dinh Độc lập, đòi
nói chuyện với Nhã, Văn phòng đáp Nhã vưà bước ra ngoài. Một giờ sau- tức là
trể gần 5 giờ theo ước hẹn – Nhã điện thoại báo tin TT Thiệu sẽ tiếp K. và
Bunker hôm sau lúc 8 giờ sáng. Bunker bắt bẻ: “Có sự chậm trể ít nửa 24 giờ, giờ
Hoa Thịnh Đốn!” Nhã gát điên thoại. K và Bunker hỏi nhau: “Những hành vi xấc
xược này phải chăng báo hiệu một vụ chạm trán sắp đến? Về vấn đề gì? “
Hoàng Đức Nhã
hiện ở Chicago. Đến nay, ông chưa kể lại đầy đủ những kỷ niệm cá nhân. Mong
được nghe thêm tiếng chuông chân thực của một nhân chứng về giai đọan lịch sử
này.
Những đặc điểm trong hồi ký của ba tác giả
1- Về Ts Nguyễn
Phú Đức, hiện định cư ở Paris, tốt nghiệp trường luật Hà Nội và Harvard, cựu
Phụ tá Tổng thống về quốc ngoại và Tổng trưởng ngoại giao VNCH sau Hiệp ước Ba
Lê, K. phê bình châm biếm: “Ông Đức là một sản phẩm mỹ lệ của hệ thống giáo dục
Pháp, chuyên định nghĩa trừu tượng, kết luận lạc đề và có tài cãi bướng” Trong
lời tựa của VN, Pourquoi les Eùtats-Unis ont perdu la guerre xuất bản 21 năm
sau ngày Sàigòn thất thủ, ông Đức thanh minh rằng ông cần đợi thời gian lắng
đọng để phân tích thanh thản cuộc chiến VN. Quyển sách này dày 410 trang, viết
bằng tiếng Pháp, chia thành năm phần mổ xẻ chính sách Hoa kỳ tại Đông Dương sau
Đệ nhị thế chiến, sự can thiệp của Mỹ vào VN, việc Mỹ chuẫn bị rút quân, kế
hoạch Nixon và những ngày cuối của Miền Nam. Phần chót dài 66 trang, không đi
sâu vào chi tiết cuộc hòa đàm Ba Lê. Đầu năm 2005, Ts Đức cho phát hành tại
Virginia, Hoa kỳ, quyển hồi ký thứ hai, The VN Peace Negotiations, Saigon’s
Side of the Story, nxb Dalley, dày 463 trang, gồm có ba phần: mở đầu hòa đàm 1968-1969,
những khúc quanh thương thuyết và chiến tranh chấm dứt 1973-1975.
Cố vấn Nguyễn
Phú Đức tháp tùng Tổng thống Thiệu ngày 18.7.1968 hội kiến với Lyndon Johnson
tại Honululu (Mỹ hứa không áp đặt một chính phủ liên hiệp taị Miền Nam VN) và
ngày 8.6.1969 gặp Richard Nixon tại Midway (Mỹ tuyên bố rút 25,000 quân). Mỗi
lần, phái đoàn VNCH gồm có vài chuyên viên khác. Ngày 29.11.1972, Ts Đức được
phái qua Hoa Thịnh Đốn trình với Nixon quan điểm của TT Thiệu hầu tránh hòa đàm
Ba Lê bế tắc.
Ông không có trách nhiệm trực tiếp thương thuyết tại bàn hội
nghị. Nói cách khác, ông là một luật gia phụ trách phần “đấm bóp thời cuộc” hơn
là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một số nhận xét của ông vẫn có
giá trị. Đặc biệt, thay vì dùng danh từ vietnamization, Việt nam hóa chiến
tranh, Ts Đức đề nghị chữ de-americanization, kế hoạch giải kết vai trò chiến
đấu của Hoa kỳ, nhằm mục tiêu võ trang một quân đội quốc gia VN đủ mạnh để giúp
Mỹ rút quân tuần tự.
Ngoài ra, về mối liên hệ giữa K và Nixon, Ts Đức nhận xét
rằng Nixon không tin dùng Bộ Ngoại giao, nhưng đồng thời cũng bực bội không ít về
cách tự đề cao ba hoa của K với báo giới, tự cho mình là một “phù thủy hoà
bình, a peace magician”, đặc biệt sau chuyến công du bí mật của y qua Bắc kinh,
làm lu mờ vai trò của Nixon về mặt đối ngoại. Tại sao Nixon không hãm bớt K?
Nixon không quên K đã phản Rockefeller và Đảng Dân chủ để giúp Nixon (Cộng hoà)
thắng cử năm 1968. Bởi thế, Nixon ngán K có thể trở cờ một lần nữa vì quyền lợi
cá nhân. (trang 337-338).
Sau hết, Ts Đức lưu ý: Khác với Eisenhower từng
mời thượng khách Ngô Đình Diệm đọc diễn văn tháng năm 1957 trước lưỡng viện
Quốc hội Hoa kỳ, hai Tổng thống Johnson và Nixon đều tránh tiếp chính thức ông
Thiệâu tại thủ đô Washington, viện lẽ sợ phe phản chiến biểu tình. Sau Hiệp
định Ba Lê, Nixon miễn cưởng mời vợ chồng TT Thiệu qua San Clemente, tiếp tại
tư thất La Pacifica, để an ủi xã giao. Nixon và Thiệu gặp nhau ba lần. Nixon đã
gởi Thiệu trên 20 mật thơ hứa hưu, hứa vượn.
2- Ông Nguyễn
Xuân Phong, tốt nghiệp đaị học Oxford, nguyên Tổng trưởng Xã hội và Chiêu
hồi, thay thế đại sứ Phạm Đăng Lâm sau 3.2.1973 trong chức vụ Trưởng đoàn VNCH
tại hoà đàm Ba Lê. Ông cho phổ biến “Hope and Vanquished Reality, Hy vọng và
Khắc phục Thực tại” năm 2001 tại New York, nhà xuất bản là Center for A Science
of Hope trực thuộc ICIS (International Center for Integrative Studies), một tổ
chức truyền giáo Thụy điển ở Hoa kỳ đấu tranh cho nhân quyền và chuyên nghiên
cứu về vai trò của Hy Vọng trong tín ngưỡng.
Ông Phong cọng tác trong Hội đồng
Cố vấn ICIS từ 1988. Quyển hồi ký Hope dày 374 trang, chia thành 11 chương kể
lại việc tác giả từ Paris trở về Sàigòn năm ngày trước khi Sàigòn sụp đổ vào
tháng tư 1975, 5 năm cải tạo trong trại học tập Cộng sản, đời sống cơ cực ở VN
khi được phóng thích năm 1980, những tang tóc liên tiếp trong gia đình và thủ
tục phiền toái để xuất ngoại. Ông Phong được phép nhập cảnh Hoa kỳ năm 2000.
Hope & Vanquished
Reality là cuốn sổ tay của một nhà ngoại giao chấm phá ghi lại những âm vang
gây trên đức tin của mình bởi sự phá sản của chế độ mà y phục vụ nhiều năm. Người
đọc có cảm tưởng tác giả muốn chứng minh Hy vọng là ngọn hải đăng dắc dẫn ông
vượt qua mọi thử thách gian nguy cá nhân, mọi cảnh tan nát của Quê hương. Bởi
thế N X Phong không đi sâu vào chi tiết của Hòa đàm Bá Lê, không đề cập nhiều
đến giai đoạn đấu khẩu gay go giữa hai phái đoàn Bắc-Nam tại bàn hội nghị.
Sau khi Phạm
Đăng Lâm qua Luân đôn nhận chức đại sứ tháng giêng 1973 và bs Nguyễn Lưu Viên
rời vĩnh viễn La Celle Saint Cloud để trở về VN, ông Phong phải một mình đảm
trách tại Paris các công tác tồn đọng và tẻ nhạt: gặp báo chí, dự các cuộc thảo
luận không đi đến đâu và tiếp xúc với các phái đoàn. Nhờ sự giao thiệp cởi mở
và khả năng ngoại ngữ, ông Phong là nhân vật VNCH thường có dịp trao đổi ý kiến
ngoài bàn hội nghị với phiá Mỹ như Harriman, Cyrus Vance, Negroponte và đặc
biệt, Kissinger. Sự kiện đáng lưu ý là chương 11 trong hồi ký “ The Longest
Road: The Communicative Hope, Con đường dài nhất: Hy vọng truyền nhiểm”, trang
290-392, kể lại việc Phong tiếp xúc và giữ liên lạc với Nguyễn Cơ Thạch, thứ
trưởng Ngoại giao, phụ tá cho Lê Đức Thọ, vai trò chính trong phái đoàn Bắc Việt.
Chính K đã giới thiệu Phong với Thọ và Thạch trong một đêm tiếp tân của
Ngoại trưởng Pháp Maurice Schumann, sau đó Thạch và Phong gặp nhau lại nhiều
lần ngoài phòng hội nghị, trao đổi ý kiến cởi mở và trở nên “đôi anh em đối
nghịch thành thực, true brother-enemies” tuy dị biệt về một số quan điểm. Phong
đánh giá Thạch “thông minh, hiểu biết, có văn hoá, không quá khích và chủ
trương thỏa hiệp hơn là hận thù”. Thạch và Phong đồng ý với nhau ít nữa về một
điểm: “Hatred and bitterness have never generated anything really good in the
end, Cuối cùng Hậân thù và Đắng cay không bao giờ sinh sản điều gì tốt thật sự
.”
Sau 1980, Phong
ra khỏi trại cải tạo, phải đi dạy Anh văn để sanh sống với số lương năm chục đô
hằng tháng, Thạch trở nên một nhân vật của Chính trị Bộ, Phó Thủ tướng kiêm
Ngoại trưởng. Thạch có mời Phong đến Văn phòng để hỏi ý kiến, đối xử lịch sự
như trước, Phong thẳng thắn đề nghị cần đổi mới kinh tế và bình thường hóa
ngoại giao với Mỹ. Một thời gian sau, Nguyễn Cơ Thạch mất ghế trong Chính trị
bộ và Chính phủ vì bị xem như thành phần quá cấp tiến.
3. Ts Nguyễn
Tiến Hưng cho ra mắt tại Little Saigon, Californie, tháng tư năm nay, quyển hồi
ký thứ hai “Khi Đồng Minh Tháo chạy” (KĐMTC) vào lúc George Bush tiếp Phan Văn
Khải taị Hoa Thịnh Đốn, cộng đồng người Việt hải ngoại sôi sục chống đối. Việc
giới thiệu sách thành công về thương mại. Giòng tít lớn (và cũng là lời nguyền
rủa của K) “Sao chúng không chết phứt cho rồi” mà tác giả khôn ngoan cho in
trên bià làm cho đồng bào ta muốn biết thêm, mua sách. Hồi ức KĐMTC dày 705
trang, chia thành bốn phần: Làm sao thoát khỏi vùng lầy, Thân phận tiểu quốc,
Khi Đồng minh tháo chạy và Rước của nợ hay được của có. Quyển sách in lại nhiều
đoạn và tài liệu – như các bức thơ và mật điện trao đổi giữa Nixon, Ford và
Thiệu từ 1972 đến 1975, luôn cả lời nguyền rủa của Kissinger – đã đăng trong Hồ
sơ mật Dinh Độc lập (HSMDĐL), bản dịch ra tiếng Việt của The Palace File xuất
bản năm 1986, dày 908 trang.
Về cách bố cục
nội dung, phương pháp sưu tầm, trình bày các chứng liệu và ngay cả văn phong,
HSMDĐL súc tích và có trọng lượng hơn KĐMTC, có lẽ vì nhờ sự hợp tác khoa học
của đồng tác giả Jerrold L Schecter, nguyên chủ bút của tạp chí Time, và khả
năng chuyển dịch của Cung Thúc Tiến và Nguyễn Cao Đàm
Trong Lời Nói
Đầu của KĐMTC, Ts Hưng xác nhận ông chỉ làm việc trực tiếp với tướng Thiệu
trong những ngày tháng hấp hối của chế độ sau khi Hiệp định Ba Lê được ký. Bởi
vậy các ông Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Lắm, Nguyễn Lưu Viên,
Nguyễn Phú Đức và Nguyễn Xuân Phong xác nhận với người viết không có dịp tiếp
xúc với Hưng. Ts Hưng than: “Trong cương vị điều hợp viên viện trợ kinh tế cho
VNCH, nhiều lúc tôi phải dẹp bỏ tự ái, lui tới Quốc Hội Hoa kỳ như một người đi
cầu xin” (trang 21).
Khi tình hình an ninh trở nên bi đát, quân đội cạn đạn
dược / xăng nhớt, ngân sách hết tiền trả lương cho lính và cảnh sát, ông Thiệu
mới nghĩ đến việc sai đại tá Đức trao cho Ts Hưng đầu tháng 4.1975 một hồ sơ
bià đen đựng các thơ mật nói trên để ông Hưng gắp đi lobby (?!) chính khách và
báo giới Mỹ. Ngày 15.4.1975, một tuần trước khi Thiệu từ chức (21 tháng 4),
Hưng đáp máy bay Panam qua Washington. Đây là một sứ mạng biết trước vô vọng vì
quá trể. Không còn nước để mà tát. Hoa kỳ đang xóa sổ đồng minh. VNCH hết được
coi như “tiền đồn của thế giới tự do” trấn giữ làn sóng đỏ. Để sớm dứt điểm, Mỹ
vận dụng mọi thủ đoạn: đi đêm với Bắc Việt, dành quyền thương thuyết thế cho
chính phủ Sàigòn, trấn an, tránh né, đe dọa ký riêng, hăm cắt viện trợ, cam kết
đầu môi và bảo đảm suông. Hoa Thịnh đốn – và Ngoại trưởng Kissinger, gốc Do
Thái – dồn viện trợ vào Israel, “tiền đồn bảo vệ dầu lửa ở Trung Đông.” Chính
sách đối ngoại của Mỹ thực tế, realpolitik, không nặng về luân lý, ý thức hệ
hay lòng chung thủy. Căn cứ vào quyền lợi mà thôi. Quyền lợi thô bạo. “Who
pays, commands, Ai chi tiền thì người đó chỉ huy” là câu châm ngôn gối đầu ở
nước này.
Vì nhận thấy
Quốc hội Hoa kỳ phủi sạch tay về VN, Ts Hưng quyết tổ chức cho kỳ được một cuộc
họp báo kiểu nhà nghèo ngày 30.4.1975 tại khách sạn Mayflower, đường
Connecticut, Hoa Thịnh Đốn, với 3.000 đô vay của gia đình. Ông không lấy ra
được ngân khoản 20.000 mỹ kim mà TT Thiệu hứa miệng để trang trải chi phí. Thầy
củ của Hưng là Giáo sư Warren Nutter, cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng thời
Nixon, hết lòng ủng hộ nhưng không giúp được gì nhiều. Ts Hưng làm công việc
của một người chửa lửa không có dụng cụ trong tay khi nhà cháy sắp tan thành
tro.
Trong phiên họp báo, ông không đề cập đến những mật điện do Ford gởi cho
Thiệu và chỉ dùng vài bức thơ cam kết của Nixon để xin cứu vớt đoàn người đang
đổ xô ra Biển Đông. Kết quả là – cọng với áp lực của dư luận thế giới và đặc
biệt nhờ sự can thiệp mạnh của Tổng thống Jimmy Carter – Quốc hội HK chấp nhận
trợ cấp 455 triệu đô và mở cửa đón làn sóng tị nạn VN trên con số 50.000 người
dự trù lúc đầu. Tại Sàigòn lúc đó, ba chiến xa T54 của Bắc Việt phá cổng xông
vào Dinh Độc lập, trương cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Cố TT Thiệu cho người
viết biết: sau 1975, Ts Hưng có trở về VN làm việc trong lãnh vực tài chính.
Mặt khác, nơi trang 18 của quyển hồi ký “Câu chuyện một di dân tỵ nạn Việt” vừa
xuất bản năm nay tại San José, cựu trung tá không quân Trần Đổ Cung, trước kia
từng giữ chức Cục trưởng Tổng Cục Tiếp tế thời Nguyễn Cao Kỳ, hiện ở Monterey,
Californie, có ghi rằng năm 1988 Nguyễn Tiến Hưng từ Hà Nôi có nhờ một người bà
con của Cung là vợ của Tôn Quang Phiệt, một cán bộ cao cấp CS, nhắn Cung “trở
về giúp nước” nhưng Cung không nhận lời.
Kết luận.
Về cái chết của
Miền Nam VN, TT Thiệu tuyên bố: “Tôi có trách nhiệm nhưng tôi không có lổi”.
Mặt khác, trong hồi ký Ending the VN War, Kissinger viết: “Nếu không có sự sụp
đổ của quyền hành pháp vì vụ Watergate, tôi tin rằng chúng ta có thể thành
công”. Một ngày sau Hiệp định Bá Lê, Phụ tá Nixon là John Ehrlichmann hỏi VNCH
tồn tại được bao lâu, K đáp: “Nếu may mắn thì họ có thể cầm cự được một năm
rưởi”. Chính phủ Sàigòn sống lâu hơn decent interval ấy, khiến K mất kiên nhẫn,
buông lời nguyền rủa thô bỉ.
Trong thất bại,
thay vì trách người, ta phải tự trách mình trước, Tiên trách kỷ, hậu trách
nhân. Watergate và Quốc hội Mỹ cắt viện trợ là hai yếu tố làm Đệ nhị Cộng hoà
tan rã nhưng chủ trương bỏ Miền Nam đã có trước cả Watergate. Cá nhân TT Thiệu
gánh chiụ trách nhiệm vì một số sai lầm tai hại:
1 – Quá tin vào
sự ủng hộ của Hoa kỳ, nghĩ rằng Hoa kỳ sẽ không bỏ rơi vì VN có nhiều dầu lửa
(!). Thiệu không thông hiểu và không đánh giá đứng đắn vai trò của Lập pháp và
Truyền thông ở xứ này, coi thường công cuộc hoạt động hành lang, lobby, và nhất
quyết bám víu vào 30 bức thơ và mật điện trao đổi với Nixon mà ông giữ kín như
bảo vật đến giờ chót theo lời cam kết riêng tư. Thiệu không dám tiết lộ vì sợ
chính quyền Mỷ “tố cáo là bội ước“ (KĐMTC, trang 258). Cuối cùng, TT Thiệu nhận
thấy, nhưng quá trể! mình bị gạt vì chủ tâm của Nixon và Kissinger là dấu
không cho Quốc hội HK biết những hứa hẹn thiếu thành thật.
2- TT Thiệu
không có kế hoạch thiết thực cứu nguy Đất nước và đã để xứ sở tùy thuộc Hoa kỳ
quá sâu về chính trị, quân sự và kinh tài. Ông áp dụng muộn màng những biện
pháp hốt hoảng vào những ngày cuối cùng như tiết lộ các bức thơ mật của Nixon,
chạy vay tiền của quốc vương Saudi Arabia, thế chấp 16 tấn vàng của Quốc gia
Ngân hàng, thế chấp tiềm năng dầu hỏa, xuất cảng gạo..v..v..để mượn tiền Mỹ.
Đầu
năm 1975, TT Thiệu làm chính trị như đánh bạc thử thời vận. Chơi đòn thấu cáy,
ông cho rút quân khỏi Cao Nguyên và Miền Trung trong một kế hoạch “tái phối
trí” mệnh danh “đầu bé, đít to” để trắc nghiệm lời cam kết can thiệp của Nixon.
Hoa kỳ dửng dưng trước hành vi của Bắc Việt xé bỏ thô bạo Hiệp định Paris. Ông
Thiệu hố lớn, cụt vốn lẫn lời, tàm tan rã Quân đội. Trung tướng Ngô Quang
Trưởng xác nhận với người viết rằng không có nhu cầu gấp rút bỏ Huế và Đà Nẵng.
Thay vì nêu gương ở lại chiến đấu với đồng đội sau ngày từ chức, ông Thiệu bỏ
xứ ra đi.
3- TT. Thiệu
nắm trọn trong tay vận mạng của quốc gia, coi thường hai ngành Lập pháp và Tư
pháp, quyết định một mình việc bỏ rơi hỗn loạn Cao nguyên và Miền Trung và
ngang nhiên hành động vi hiến. Điều 39 Hiến pháp buộc các hiệp ước về hoà
bình (Hiến pháp dùng danh từ “nghị hoà”) phải được Quốc hội chuẫn phê. TT.Thiệu phạm một sai lầm
căn bản khi ông chọn không tuân hành điều này vào tháng 10.1968 để tránh
chạm trán với Johnson. Ông mời chủ tịch Thượng viện và Hạ viện tham gia thảo luận
trong Hội đồng An ninh Quốc gia để tạo cảm tưởng Quốc hội chính thức chấp thuận
các quyết định của Hội đồng. Trên thực tế, Thiệu truất quyền của Lập pháp kiểm
soát đường lối thương thuyết của Hành pháp. Đồng lúc, TT Thiệu vô hiệu hóa luôn
khả năng của Hành pháp (mà ông đại diện) chống lại áp lực của Johnson và Nixon,
để Hoa kỳ tự ý rút quân. Ông Thiệu có dịp tâm tình với người viết rằng ông bị
ám ảnh bởi vụ đảo chính và hạ sát TT Diệm do Mỹ sắp xếp khi TT Diệm chống đối.
Ngày nay, ôn cố
tri tân nhắc lại chuyện đau buồn đã qua, không phải là để quy trách tiêu cực mà
là để rút tỉa những bài học từ những thiếu sót trong dĩ vãng hầu giúp cho thế
hệ cầm quyền sắp tới đừng tái phạm. Mỗi lãnh tụ đều gặp những khó khăn và khổ
tâm riêng, đặc biệt khi hoàn cảnh bắt buộc, cùng một lúc, đương đầu với một
đồng minh đanh thép như siêu cường Hoa kỳ và một kẻ thù gian ngoan như Cộng
sản.
Sau buổi phỏng vấn tại Dinh Độc Lập đầu tháng giêng 1973, trước ngày ký
Hiệp định Paris, nữ ký giả Ý Oriana Fallaci, (người đã từng phỏng vấn
Kissinger, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp), nhận xét: “Có ít nhiều nhân cách
trong TT Thiệu và thảm kịch của ông. Chúng ta có thật hiểu ông hay không? Ít
nửa, trong giờ phút đặc biệt này, ông không còn là con múa rối lố bịch của
người Mỹ như chúng ta tưởng..
Tôi hoan hỉ tỏ lòng thương xót và kính trọng đối
với ông.” (Interview with History , Oriana Fallaci, trang 48). Với cố Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu, lời an ủi cuối cùng này một Requiescat in pace!
có đủ hay không?
Dân tộc là sức
mạnh vạn năng, vạn thắng. Lảnh tụ thất bại vì đánh mất lòng tin và sự ủng hộ
của Dân tộc. Khi lảnh tụ thất bại và gục mặt ra đi, chỉ còn lại Dân tộc. Dân
tộc trơ trọi, dân tộc cô đơn, dân tộc đau khổ. Dân tộc gánh chịu hết mọi oan
khiêng và tủi nhục. Nhiều thế hệ trẻ vô tội phải trả một cái giá rất đắt cho sự
sai lầm của cha ông.
LÂM LỄ TRINH