Saturday, September 24, 2016

Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây với TIẾN SĨ NGUYỄN THANH GIANG

 
Fyi.


Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây
với

TIẾN SĨ
Image result for NGUYỄN THANH GIANG
NGUYỄN THANH GIANG
Xin bấm link để nghe
 “Điều anh em nghe được trong bóng tối hãy nói nơi ánh sáng,
điều anh em nghe rỉ tai nhau hãy rao giảng trên mái nhà”. - (Mt 10:27)

Đêm Dày Lấp Lánh

“Đêm Dày Lấp Lánh” - quyển sách chính luận của tác giả Nguyễn Thanh Giang do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2014 - viết về 60 nhân vật xuất hiện trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam, từ những người đã lưu danh thiên cổ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh, Văn Cao, Trần Độ, Trần Dần, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường…, đến những người đã đang làm nên lịch sử như  Vũ Thư Hiên, Mai Thái Lĩnh, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Văn Hải, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Quốc Quân, Vũ Cao Quận, Bùi Minh Quốc… Quyển sách mở đầu bằng cuộc đời thăng trầm và bản án tru di tam tộc mà gia đình Ức Trai Tiên Sinh phải chịu, là khúc dạo đầu cho cuộc đời đau khổ của những người Việt Nam đã phải chết, đã phải bị cầm tù, bị lưu đày ngay trên quê hương chỉ vì lòng chính trực muốn bảo vệ công lý, tự do, dân chủ. Ông Nguyễn Thanh Giang phân tích bài “Bình Ngô Đại Cáo,” rồi ghi nhận:  Những tư tưởng “quân điếu phạt trước lo trừ bạo, việc nhân nghĩa cốt ở an dân,” của Nguyễn Trãi, phù hợp với những quyền lợi mà bất cứ một người dân nào cũng được hưởng, đó là các quyền căn bản về nhân qưyền, quyền lợi về kinh tế xã hội, và quyền lợi của cộng đồng. 

Image result for NGUYỄN THANH GIANG dem day lap lanh

Xã hội Việt Nam ngày càng thảm hại, vì nạn tham nhũng không thể tiêu diệt trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam , vì nạn kiêu binh không thể ngăn chặn đến nỗi người dân thường bị công an tra tấn dã man, thậm chí phải thiệt mạng trong lúc thẩm vấn. 

Chính vì thế những quyển sách nói về tiến trình dân chủ tại Việt Nam như “Đêm Dày Lấp Lánh,” ở chừng mực nào đó cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ rệt hơn về cảnh ngộ bi đát của những người dám nói lên sự thật, dám bảo vệ nhân quyền, dám đứng về phía người lao động, như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Hải…Họ phải trả giá bằng những năm tháng bị giam giữ trong nhà tù, hay bị quản thúc tại nhà. 

Ai cũng biết muốn có dân chủ phải được tự do bầu cử, phải có đa đảng, phải có nhiều ứng cử viên cạnh tranh công bình để người dân lựa chọn, không phải là một cuộc bầu cử đã được xếp đặt theo cách của nhà nước Việt Nam. Đảng cộng sản đề cử một ai đó làm bí thư  hay chủ tịch, mặc nhiên dân chúng phải chấp nhận. Thực trạng này là điểm nổi bật mà tác giả Nguyễn Thanh Giang muốn đề cập đến trong “Đêm Dày Lấp Lánh.”

Image result for tuong nguyen trong vinh
Tác giả Nguyễn Thanh Giang sinh năm 1936, trong một gia đình trí thức ở thị xã Thanh Hóa. Ông là Tiến Sĩ Vật Lý, và là nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Ngoài “Đêm Dày Lấp Lánh,” “Suy Tư Và Ước Vọng,” ông Nguyễn Thanh Giang còn viết rất nhiều bài chính luận, ca ngợi những nhà dân chủ đang hoạt động ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại. 


Có người cho rằng ông đã đề cao, ca ngợi, khen tặng những người đấu tranh một cách thái quá, vì thế nhận định và đánh giá của ông không chính xác. Cũng có người nói “Đêm Dày Lấp Lánh” là quyển sách để tác giả tự kể “thành tích” của ông, trong lúc đấu tranh cho dân chủ. 

Ông “thích” đóng vai người quan sát, “nhường” sứ mệnh vì dân vì nước cho thế hệ trẻ…Những nhận xét nói trên cũng chỉ là dư luận phiến diện. Một tác phẩm dù là “best seller” hay chỉ là quyển sách bình thường, phải đọc từ trang đầu đến trang cuối mới có thể đánh giá đúng. “Đêm Dày Lấp Lánh” cũng vậy; độc giả hãy tìm đọc để xem ông Nguyễn Thanh Giang nói gì về Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, về Lê Thăng Long, về Lê Công Định, về Cù Huy Hà Vũ.

HNP

NGUYỄN PHÚ TRỌNG THỪA NHẬN HOÀNG SA VÀ MỘT PHẦN TRƯỜNG SA THUỘC TRUNG QUỐC !


Image result for NGUYỄN PHÚ TRỌNG THỪA NHẬN HOÀNG SA VÀ MỘT PHẦN TRƯỜNG SA THUỘC TRUNG QUỐC !
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng
Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 5 Tháng 11, 2015.
Nguyễn Thanh Giang

Thế là Tập Cận Bình đã kết thúc hai ngày thâm nhập Việt Nam. Trong hai ngày đó ông đã lần lượt hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo Việt Nam: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Củng cố tình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt với Trung Quốc là sách lược sống còn. Tuy nhiên, hơn đối với bất cứ nước nào, ta cần hết sức cảnh giác khi tiếp xúc với Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bây giờ phải quán triệt sâu sắc phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Lắng nghe các buổi hội đàm để xem các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thể hiện tinh thần ấy thế nào?

Về chính trị, không mấy ai buồn nghe những khẩu ngữ vừa mông lung, vừa vô nghĩa như: “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”, “tầm cao chiến lược”, “đại cục”…, người ta quan tâm đến lĩnh vực kinh tế và tình hình Biển Đông.

Khi bàn về kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều xoáy vào vấn đề nhức nhối hiện nay, vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại. “Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất đạt tiến triển mới phù hợp tiềm năng, trình độ của hai nước, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc trong chỉ đạo, điều phối, đưa những thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đi vào thực tế; thúc đẩy thương mại hai nước tăng trưởng bền vững, từng bước giảm nhanh nhập siêu của Việt Nam, tăng cường thương mại chính ngạch, quy phạm hóa và quản lý hiệu quả thương mại biên giới”.

Cũng như Thủ tướng, “Chủ tịch nước đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế – thương mại, đầu tư; đưa các thỏa thuận hợp tác này có tiến triển thực chất, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước phát triển theo chiều hướng cân bằng, bền vững trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau. Hai bên cần sớm có biện pháp hữu hiệu để hướng tới cân bằng cán cân thương mại Việt – Trung và tăng cường hợp tác đầu tư các dự án lớn tại Việt Nam tiêu biểu cho trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế trên một số lĩnh vực và tăng cường tin cậy, đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho nhân dân hai nước”.

Tiếp thu “huấn thị” nghiêm túc đó, Tập Cận Bình phải hứa (có thể là hứa hão): “Về hợp tác kinh tế, hai bên cần thúc đẩy hợp tác thiết thực, kết nối chiến lược phát triển; hợp tác về năng lực sản xuất giữa hai nước trong các lĩnh vực; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác trọng điểm và các dự án tiêu biểu, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả của một số dự án hợp tác như Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy đạm Ninh Bình…; tăng cường hợp tác biên giới; tích cực giải quyết mất cân đối thương mại giữa hai bên; đi sâu hợp tác tiền tệ, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư song phương”.

Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng không hề đề cập đến vấn đề bức thiết ấy dối với quyền lợi dân tộc mà thề thốt “… thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất, cân bằng, hiệu quả. …thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với những nội dung phù hợp trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi”
Sao lãng quyền lợi quốc gia, Nguyễn Phú Trọng tập trú vào phục vụ sáng kiến “một vành đai, một con đường”. Nhưng, “một vành đai, một con đường” là thế nào?

Một vành đai, một con đường sẽ đi qua ba lục địa Á – Âu – Phi, kết nối Trung Quốc, Trung Á, Nga và châu Âu (vùng Baltic); nối liền Trung Quốc với vịnh Persian và Địa Trung Hải qua Trung Á và Tây Á; kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Nó bao gồm Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB) – được xây dựng dọc theo hành lang Âu – Á từ bờ biển Thái Bình Dương tới Baltic. 

Kế hoạch này thực sự là một phần của phản ứng với những sự tái liên minh chiến lược đã và đang diễn ra tại các nước láng giềng của Trung Quốc vài năm qua và sự tái cân bằng chiến lược của Mỹ với châu Á. Sáng kiến này không chỉ đơn thuần là phản ứng với sự tái cân bằng của Mỹ hay môi trường chiến lược thay đổi trong khu vực mà trước tiên là nhằm phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Trước mắt nó không thật cần thiết đối với Việt Nam.

Đất nước còn nghèo, tại sao Nguyễn Phú Trọng không nghĩ đến vấn đề bức thiết làm cho nhân dân sớm bớt khổ mà chỉ lo “vác tù và hàng tổng” và tận tụy phục vụ Bắc triều?

Sang đến vấn đề biển đảo. Lần này thì chủ tịch Trương Tấn Sang rất đáng hoan nghênh khi mở đầu buổi hội đàm ông đã đốp thẳng vào mặt đối phương: “Những năm gần đây, lòng tin về quan hệ hai Đảng, hai nước trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên đã bị suy giảm bởi những tranh chấp, bất đồng giữa hai nước về vấn đề trên biển cũng như việc một số thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không được thực hiện đầy đủ. 

Bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân; cùng nhau tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển của cả hai nước và của khu vực”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: “Hai bên cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao về vấn đề trên biển; nhất là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” bằng các hành động thực tế, nhất quán; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt – Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. 

Duy trì hòa bình, ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển; chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hóa ở Biển Đông; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân.

Vấn đề đau đáu lo cho dân sinh đang bị Trung Quốc tước đoạt tàn bạo, đòi phải “bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân”, không hề xuất hiện trong hội đàm của Nguyễn Phú Trọng mà chỉ thấy lơ mơ láng máng: “Kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không để vấn đề này ảnh hưởng quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình…”

Không chỉ lơ mơ láng máng mà còn ngu xuẩn một cách tệ hại !

Sao lại ngửa tay xin được duy trì nguyên trạng một cách rất mơ hồ như vậy, Hoặc là phải nói rõ là nguyên trạng nào. Nguyên trạng theo đời Nhà Thanh của họ hay theo đời Nhà Nguyễn của ta, lúc ấy tất cả các bản đồ đều xác định cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Hoặc phải nói tạm thời chấp nhận hiện trạng. 

Trong ngữ cảnh ở đây, nói duy trì nguyên trạng có nghĩa là  thừa nhận sự duy trì vĩnh viễn cái hiện trạng Trung Quốc đang chiếm đóng Hoàng Sa và tám đảo ở Trường Sa. Sự mơ hồ này cực kì nguy hiểm vì câu nói đó xuất phát từ miệng của vị đại diện cao nhất của Việt Nam. Không thể nói đây chỉ là khẩu thiệt vô bằng vì đã có ghi âm, ghi hình đàng hoàng. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang bị đối phương triệt để lợi dụng, câu nói này của Nguyễn Phú Trọng sẽ được bọn họ xem là bửu bối. Cho nên đây là tai họa lớn gấp nhiều lần mà Nguyễn Phú Trọng quàng thêm lên cổ đất nước, không biết làm thế nào để gỡ ra.

Rất may là cả Trương Tấn Sang lẫn Nguyễn Tấn Dũng không ai nói như Nguyễn Phú Trọng.
Sự mơ hồ Nguyễn Phú Trọng chỉ có thể giải thích bằng sự ngu xuẩn hoặc giả ngây giả ngô, làm nội ứng để xẻ thịt cắt da tổ quốc dâng cho giặc.

Xét các sai lầm nghiêm trọng đã thành hệ thống:
      – Nhân danh Tổng Bí thư, không phán ánh đúng tinh thần Bộ Chính trị, tự tiện đưa ra chủ trương song phương hóa tranh chấp Biển Đông Việt Nam – Trung Quốc (xem bài viết ngày 22 tháng 10 năm 2015 “Ai phải chịu trách nhiệm đưa Trung Quốc xâm lấn Trường Sa?” trong thư viện online www.nguyenthanhgiang.com)

      – Nhân danh Tổng Bí thư, không phản ánh đúng tinh thần Bộ Chính trị, tự tiện mời công an Trung Quốc vào chế ngự Việt Nam (xem bài viết tháng 5 năm 2013 “Mấy nghi vấn đối với bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng kí kết” trong thư viện trên).

      – Nhân danh Tổng Bí thư, không phản ánh đúng tinh thần Bộ Chính trị, tự tiện thừa nhận Biển Đông của Việt Nam thuộc vào thành phố Tam Sa của Trung Quốc.(v v…)

Đề nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN ra quyết định đình chỉ công tác để làm kiểm điểm, tiến tới truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Image result for bieu tinh 

LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG
(1258-1309)

 Image result for LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN: VUA TRẦN NHÂN TÔNG

Các Người chớ quên!  Nghe lời Ta dạy
Chính nước lớn làm những điều bậy bạ
TRÁI ĐẠO LÀM NGƯỜI
Bất nghĩa bất nhân
Ỷ nước lớn
Tự cho mình cái quyền ăn nói! Nói một đường làm một nẻo! Vô luân!
Chớ xem thường chuyện nhỏ ngoài biên ải. Chuyện vụn vặt thành lớn chuyện: NGOẠI XÂM!

Họa Trung Hoa!  Tự lâu đời truyền kiếp!

Kiếm cớ này bày chuyện nọ! TÀ MA!
Không tôn trọng biên cương theo quy ước.  Tranh chấp hoài! Không thôn tính được ta
Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải ĐảoChớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy!

Gặm nhấm dần giang sơn ta nhỏ lại Tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di

Các việc trên khiến Ta đây nghĩ tới
Canh cánh bên lòng “ĐẠI SỰ QUỐC GIA”!
Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT, biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa!

VẬY NÊN
CÁC NGƯỜI PHẢI NHỚ LỜI TA DẶN
KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI
HÃY ĐỀ PHÒNG  QUÂN ĐẠI HÁN TRUNG HOA!

LỜI NHẮN NHỦ CŨNG LÀ LỜI DI CHÚC
CHO MUÔN ĐỜI CON CHÁU NƯỚC NAM TA.

VUA LÊ THÁNH TÔNG 




 Image result for LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN: VUA TRẦN NHÂN TÔNG




__._,_.___

Posted by: VietHai Tran 

NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN GẦN




On Friday, September 23, 2016 4:09 AM, Lĩnh Nguyễn Trung <> wrote:




NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN GẦN

Việc phe ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân quá thân Tàu lên cầm quyền đang thúc đẩy từng bước nước ta trở thành thuộc địa cho Tàu như kiểu ngày trước nước ta thực chất là thuộc địa của Liên Xô từ những năm 1960-1990, hoặc sẽ trở thành một Khu tự trị của Tàu từ năm 2020. 

Học sinh nước ta sẽ phải học tiếng Tàu và tiếng Nga trên khắp cả nước là không cần thiết, cũng như học các môn triết học Mác-Lê Nin, Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học và Lịch sử ĐCSVN. 

Vì trên thế giới mọi nơi đều học tiếng Anh nên chúng ta chỉ cần biết tiếng Anh là đi khắp nơi đều giao dịch được, chứ cần gì phải học tiếng Tàu và tiếng Nga cho mất thời gian và công sức vô ích. Tàu và Nga là hai quốc gia lạc hậu, kém cỏi chúng ta cần gì phải học hỏi họ để tiếp tục tụt hâu so với thế giới ngày càng xa.

Lãnh đạo ĐCSVN dẫn dắt dân tộc ta đi theo Tàu và Nga là một sai lầm lớn như từ những năm 1945. Mỗi chúng ta cứ ngồi yên, không lên tiếng, không tham gia biểu tình phản đối lãnh đạo ĐCSVN có những quyết sách sai lầm đối với nhân dân ta thì chúng ta và con cháu chúng ta sẽ mãi mãi nghèo nàn, tối tăm và bị thế giới khinh rẻ. 

Đất nước này là của tất cả chúng ta. 

Các đảng viên đcsvn hay các ông lãnh đạo cao của đcs ngày nay cũng là công dân như chúng ta, thậm chí họ không tài giỏi và không trong sạch, không có nhân cách, đạo đức bằng chúng ta. 

Vậy cớ sao chúng ta cứ ngồi yên, cuối đầu để họ dẫn dắt dân tộc ta và con cháu chúng ta đi theo cộng sản Trung Quốc và cộng sản Nga lạc hậu nghèo nàn và xỏ lá chuyên làm chuyện thất đức chiếm đoạt và thôn tính dân tộc ta?

Chúng ta hãy lên tiếng phản đối việc học tiếng Tàu, tiếng Nga, triết học Mác-Lê Nin, Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học và Lịch sử ĐCSVN. 

Ngồi yên thì họ sẽ tiếp tục tàn phá dân tộc ta và con cháu chúng ta ngày càng thậm tê! Chỉ vì việc làm, miếng ăn mà yên lặng thì hèn quá, tối tăm quá các bạn ạ.

Hà Nội, ngày 22.09.2016
Nguyễn Trung Lĩnh.


__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0





Hé lộ thêm nhiều tình tiết mới liên quan đến cuộc bỏ trốn ngoạn mục của ông Trịnh Xuân Thanh. Trước ngày bỏ trốn, ông Thanh ...



HÃY ĐỨNG LÊN MAU KẺO KHÔNG CÒN KỊP
(Tha thiết gởi về Đồng Bào Việt Nam, mọi lứa tuổi, mọi thành phần tại quê nhà. Ai thương Tổ Quốc, xin chuyển rộng rãi về Việt Nam cho. Tác giả chân thành biết ơn.)

*
Đồng Bào Việt Nam ơi !!!

Nếu Việt Nam mà mất về Trung cộng
Thì nước ta thành tỉnh, huyện của Tàu
Dân tộc ta sẽ điêu tàn nòi giống
Cháu con ta là kiếp ngựa,  loài trâu
  *
Sẽ khổ như người Tân Cương, Tây Tạng
Dưới gót giày tàn bạo của Tàu ô
Nào, vùng dậy, biến đau thương Vũng Áng
Thành sóng thần quét sạch đảng vong nô !!!
  *
Ta đã ngàn năm bị Tàu cai trị
Đã bao đời nô lệ nối theo nhau
Nay nếu chẳng vùng lên xoay vận bĩ
Thì bốn năm thôi, ta chết vì Tàu !!! *
  *
Bốn năm nữa thôi, Việt Nam mà mất
Bốn ngàn năm oanh liệt bị chôn vùi!
Cả một giống nòi Tiên Rồng bất khuất
Sẽ tang thương, tức tưởi tựa ma Hời !!!
  *
Sẽ Hán hóa, sống ôm hờn trọn kiếp
Hoặc muôn năm trong nô lệ ngục tù
Sống như thế thì thà oanh liệt chết
Chết để sử vàng bia đá thiên thu !!!
  *
Chết để muôn đời cháu con được sống
Chết để quê hương tổ quốc vẹn toàn
Chết để năm châu nhìn mà ngưỡng vọng
Chết để huy hoàng hai chữ Việt Nam !!!
 *
Hãy đứng lên mà đập tan lừa bịp
Bán nước giết dân của đảng bạo tàn
Hãy đứng lên mau kẻo không còn kịp
Hãy cứu đời mình, hãy cứu Việt Nam !!!

 *
Ngô Minh Hằng

 
* Biên Bản Hội Nghị Thành Đô








__._,_.___


Khi những giòng sông không còn lơ đãng

 Image result for vnch dang chi hung
Đây là tư tưởng chính trị của một thanh niên VN trẻ, sinh ra và trưởng thành  trong guồng máy của CSVN đó sao ??? Cảm ơn Đặng Chí Hùng.
Nmh

Trích:      
" Những người làm nghệ thuật, họ có thể biện minh cho mình “Nghệ thuật của tôi là nghệ thuật vị nghệ thuật” để tìm cách đi về ăn chơi, nhảy múa với cộng sản. Các vị đúng, nhưng chưa đủ vì nghệ thuật thì phải vì nghệ thuật. Nhưng khi đã mang trong mình căn cước tị nạn, nhất là tị nạn cộng sản, thì các vị phải biết rằng các vị có trách nhiệm trong mình để làm một thứ nghệ thuật của người tị nạn." ĐCH. Ngưng trích.
                   
Tác giả: ĐẶNG CHÍ HÙNG
Khi những giòng sông không còn lơ đãng

Tôi không quen biết gì Thu Phương nhưng biết đến Huy M.C và Thu Phương từ khi còn Làn Sóng Xanh. Thu Phương được biết đến với : Cô gái đến từ hôm qua, Thôi anh hãy về, Đêm nằm mơ phố vv…Nhưng để lại ấn tượng nhất trong tôi vẫn là Dòng Sông lơ đãng. Chất giọng của Phương hợp với bài hát này và tôi thích cả nội dung của bài hát mà tác giả Việt Anh sáng tác:
Từ chốn nào giòng sông đã hòa cùng đại dương
Cạn bến bờ chiều nay thẩn thờ nhìn hoàng hôn
Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
Để một giòng sông lơ đãng trôi qua …


Có nhiều người hát bài hát đó, nhưng phải thú thật là Thu Phương hát bài đó rất truyền cảm, đi vào lòng người với chất giọng của riêng cô – một người con gái gốc Hải Phòng.
Những tưởng Thu Phương định cư tại Mỹ với Huy MC thì mọi chuyện coi như êm thấm. Nhưng không…họ chia tay nhau sau 14 năm chung sống. Thu Phương có gia đình mới. Chuyện tình cảm, gia đình của Phương là chuyện cá nhân. Người viết không bao giờ đề cập và bình luận. Đó là nguyên tắc của tôi.
Câu chuyện ở đây là cả một sự tiếc nuối cho cá nhân Phương và cho rất nhiều nghệ sĩ ở Hải Ngoại. Khi Phương qua Mỹ, thì cô xin tị nạn chính trị. Rất nhiều đồng bào Việt Nam đều ra tay tiếp đón và cưu mang. Những tình cảm đó, chắc hẳn Thu Phương, Bằng Kiều và nhiều người nghệ sĩ sẽ nhớ. Và lúc đó giòng sông cứ lơ lãng trôi theo tiếng hát của Thu Phương…
Nhưng cô đã không đi hết trọn con đường của một người tị nạn. Cô trở về Việt Nam ca hát với những hợp đồng béo bở từ các đại gia đỏ và CSVN. Cô trở về để khoác lên mình chiếc áo dài mang lá cờ lấy về từ Phúc Kiến bên Tàu. Cô phản bội chính lá cờ đã cho cô cơ hội được định cư tại xứ sở tự do, đã nâng đỡ cô lúc cô còn bỡ ngỡ nơi xứ người. Và thế là giòng sông đã đỏ phù sa của những ngày bão lũ…
Image result for thu phuong
Nhưng Thu Phương không phải là cá biệt, rất nhiều nghệ sĩ tị nạn cộng sản đã trở về Việt Nam hát với cộng sản. Mỗi một nghệ sĩ, họ là những giòng sông nghệ thuật lơ đãng ru hồn người thưởng thức. Nếu biết dùng nó để đánh thức những tâm hồn yêu nước thì đó chính là điều tuyệt vời. Thật tiếc, nó lại trở nên đỏ ngầu như chính những bàn tay vấy máu đồng bào mà CSVN đang chìa ra bắt tay của văn nghệ sĩ Hải Ngoại.
Rất nhiều trong nghệ sĩ đó, chính tác giả cũng một thời yêu mến như: Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ, Chế Linh, Khánh Ly…Nhưng rồi, đã cảm thấy buồn vì họ đã phản bội lại những gì mà người tị nạn trân trọng nhất: Sự trung thành với Quốc Gia.
Nếu đơn thuần chỉ là những người nghệ sĩ bình thường, chúng ta chẳng có gì để trách họ bởi vì hát, biểu diễn là nghề của họ. Sống với nghề, đi với nghề chẳng có gì đáng trách. Nhưng những người nghệ sĩ mà tôi muốn nói ở đây là những người đã từng một thời gắn bó với VNCH, với người lính VNCH, đã tới nước ngoài định cư theo diện tị nạn, đã đứng trên sân khấu của người Việt tị nạn để hát lên những nỗi căm hờn cộng sản. Vậy mà, họ đã quay về Việt Nam để giao lưu với CSVN – những kẻ đã giết cha ông họ, đẩy gia đình họ lên con thuyền mênh mông ngoài biển, chửi bới họ là “đĩ điếm, đồi trụy, phản động”…Nhưng cao hơn cả, CSVN đã và đang giết cả một dân tộc, bán đứng một dân tộc cho giặc Tàu. Vậy mà nhiều nghệ sĩ tị nạn lại quay về hát hò tưng bừng với chúng. Quả là đáng buồn…
Vẫn biết rằng, cái vòi bạch tuộc của nghị quyết 36 luôn tìm cách len lỏi cộng đồng. Nhưng nếu trong mỗi chúng ta có một sự tự trọng nhất định về danh dự người Quốc Gia thì chắc chắn chúng ta không làm những việc có lợi cho cộng sản, bắt tay với cộng sản. Tiếc rằng, rất nhiều người thiếu cái điều căn bản đó.
Tôi còn nhớ, Du Tử Lê đã viết “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, vậy mà ông chẳng ra biển, ông đã nuốt lời về với cộng sản những năm tháng cuối đời. Đáng buồn vì những điều mà ông thất hứa. Nó cũng giống như rất nhiều văn nghệ sĩ đã quên đi lời thề chống cộng năm nào…Họ đã để những giòng sông không còn lơ đãng….
Những người làm nghệ thuật, họ có thể biện minh cho mình “Nghệ thuật của tôi là nghệ thuật vị nghệ thuật” để tìm cách đi về ăn chơi, nhảy múa với cộng sản. Các vị đúng, nhưng chưa đủ vì nghệ thuật thì phải vì nghệ thuật. Nhưng khi đã mang trong mình căn cước tị nạn, nhất là tị nạn cộng sản, thì các vị phải biết rằng các vị có trách nhiệm trong mình để làm một thứ nghệ thuật của người tị nạn.
Hơn thế nữa, những người nghệ sĩ này có biết hàng ngày có hàng trăm nghìn tên Tàu đang ung dung trên đất Việt Nam ? Từ bộ chính trị đến quan chức địa phương đều bị Tàu cộng sai khiến ? Hàng nghìn tàu cá bị giặc Tàu phá nát mỗi năm trên chính biển đảo quê hương ? Hàng trăm nghìn km2 mặt nước và đất liền bị cắt cho Tàu ? Hàng mấy trăm km bờ biển bị nhiễm độc bởi thảm họa Formosa ? Đó chính là tội ác của cộng sản. Hợp tác làm ăn, nhảy múa với cộng sản đó chính là phản bội lại dân tộc Việt Nam.
Image result for dòng sông
Có những giòng sông, khi nó chảy qua những miền quê hương êm đềm thì rất mơ màng và gợi tình. Nhưng nếu nó bị lạc đường qua những miền đất dữ với những con người không biết giữ lấy tình yêu với quê hương thì nó sẽ trở thành những giòng sông nhuộm máu đồng bào. Khi mà những giòng sông không còn lơ đãng nữa thì cũng là lúc thính giả tắt đài, tắt tivi và quay lưng lại với những người đứng trên sâu khấu. Còn nỗi buồn nào cho người nghệ sĩ bằng chính nỗi buồn bị khán giả quay lưng ? Vì thế, người nghệ sĩ hãy sống để cho những giòng sông mãi còn lơ đãng !
Đặng Chí Hùng
23/09/2016


__._,_.___

Posted by: Nmh5475

Thursday, September 22, 2016

Cách mạng Dân chủ: thành công và thất bại – Phần 2

Cách mạng Dân chủ: thành công và thất bại – Phần 2

Đoàn Hưng Quốc
Trong phần 1 của loạt bài này người viết đúc kết ý kiến của hai nhà nghiên cứu Juan J. Linz và Alfred Stepan [1] về năm điều kiện cần thiết và hỗ tương để một nền dân chủ vừa mới hình thành được củng cố:
1. Môi trường thuận tiện cho sự phát triển của xã hội dân sự
2. Môi trường lành mạnh cho các sinh hoạt chính trị
3. Luật pháp được tôn trọng
4. Nền hành chánh hiệu quả
5. Kinh tế phát triển

Kỳ này người viết đúc kết bài viết của Abraham F. Lowenthal và Sergio Bitar [2]. Hai nhà nghiên cứu nói trên đã phỏng vấn nhiều vị lảnh đạo quốc gia và lãnh tụ cách mạng ở Ba Tây, Mễ Tây Cơ, Nam Dương, Phi Luật Tân, Ba Lan, Nam Phi, v.v.., nhằm rút tỉa kinh nghiệm từ tiến trình dân chủ tại những nước này. Nhiều bài học tuy còn quá sớm để áp dụng tại Việt Nam nhưng là hành trang cho các nhà dân chủ.

Kinh nghiệm đầu tiên là những cá nhân và đoàn thể tranh đấu cần phải khắc phục các bất đồng về mục tiêu, lãnh đạo, chiến lược và chiến thuật. Mâu thuẫn trong phe dân chủ có thể do nhà cầm quyền khích động nhưng cũng có thể bắt nguồn từ tâm lý cá nhân hay bè phái, nhất là trong hoàn cảnh xã hội dân sự bị đàn áp liên tục nên không xây dựng được truyền thống sinh hoạt chung. 

Một khi mầm mống chia rẽ trở nên sâu sắc thì triển vọng dân chủ trở nên mờ nhạt cho dù một cuộc cách mạng có xảy ra và nền độc tài bị lật đổ đi chăng nữa. 

Thí dụ điển hình như tại Ukraine, khi cuộc Cách mạng Cam năm 2004-05 đã xoá bỏ được kết quả bầu cử gian lận nhưng sau đó các phe nhóm đối lập lại tranh giành với nhau tạo cơ hội cho những tập đoàn thế lực thao túng và lũng đoạn xã hội. Từ đó khung cảnh chính trị bất ổn tại Ukraine kéo dài cho đến lúc bị Nga xâm lăng một thập niên sau.

Nhưng đoàn kết vẫn chưa đủ, lực lượng tranh đấu cần khai thác mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền và bắc nhịp cầu với những người từng tham gia nhà nước độc tài nhưng nay sẵn sàng ủng hộ phong trào dân chủ. Để đạt được mục tiêu này các nhà tranh đấu phải có thái độ cởi mở khoan dung thay vì hẹp hòi cổ võ cho lòng thù hận. 

Nếu được, những người thay đổi quan điểm cần được bảo đảm rằng sau này họ sẽ không bị trả thù và tịch thu tài sản. Phong trào dân chủ phải tự cách ly ra khỏi bạo lực và cực đoan. Riêng thành phần cấp tiến trong giới cầm quyền vẫn nên tiếp tục cũng cố thế lực và ảnh hưởng nội bộ cho dù đang liên lạc với lực lượng đấu tranh, vì thế các buổi gặp gỡ ban đầu có thể được tổ chức trong vòng kín đáo.

Qua quá trình thương thuyết thì phong trào dân chủ phải đòi hỏi nhượng bộ liên tục từ phía cầm quyền cho dù kết quả có nhỏ nhoi hay chậm chạp đi chăng nữa. Ngược lại lực lượng tranh đấu phải hoà hoãn trên vài khía cạnh, dù việc này khiến những người ủng hộ tức giận hay trở nên bất mãn. Thái độ nóng nảy và cực đoan không có chổ đứng trong tiến trình dân chủ.

Một khi nhà cầm quyền toàn trị bị lật đổ, nhiệm vụ cấp bách nhất là phải đặt bộ máy công quyền vào khuôn khổ luật pháp, tái lập an ninh và ngăn cản bạo loạn. Phong trào dân chủ cần cưỡng lại ý muốn xóa bỏ mọi vết tích của chế độ độc tài cho dù điều này rất hợp tình tại các nước hậu cộng sản khi mà nền hành chánh và an ninh là công cụ của đảng nên bị dân chúng khinh miệt và thù ghét. 

Công an cảnh sát phải được chấn chỉnh trong tinh thần phục vụ xã hội và bảo vệ trật tự chớ không nhằm sách nhiễu hay đe dọa quần chúng. Quân đội cần phải tách rời ra khỏi ngành an ninh và đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền dân sự. Các cấp chỉ huy có dính líu với khủng bố và tra tấn phải bị loại trừ. Sĩ quan trong quân đội không được quyền tham gia sinh hoạt chính trị. Bài học tại Miến Điện, Thái Lan và Ai Cập đều cho thấy nếu quân đội nắm giữ địa vị “siêu quyền lực” thì tiến trình dân chủ hoá sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Việc soạn thảo bản tân Hiến pháp là một quá trình lâu dài cần có sự đóng góp của mọi thành phần xã hội nên tạm thời tránh đưa ra các mục tiêu quá cao vọng nhưng lại kéo dài thời gian tranh luận. Nội dung bản Hiến pháp tuy quan trọng nhưng thời điểm, phương thức và sự tham gia của quần chúng khi soạn thảo Hiến pháp có tầm ảnh hưởng không kém. Các điều khoản về tu chính không nên quá khắt khe hay quá dễ dãi. Cần có sự tham gia của thành phần cấp tiến trong giới cầm quyền cũ để các nhân sự còn lại của chế độ độc tài tin rằng họ sẽ không bị trả thù mà sẽ được xét xử trong khuôn khổ pháp luật.

Các chính quyền dân chủ tân lập thường bị phê phán do kinh tế suy thoái hay vì không thực hiện các lời hứa hẹn về dân chủ, một mặt do quần chúng kỳ vọng quá nhiều trong khi nhà nước phải thừa hưởng một guồng máy hành chánh và an ninh đã băng hoại. 

Nhiều người trước đây sát cánh đấu tranh chống độc tài nay trở mặt công kích lẫn nhau do lập trường quá khích, tình trạng bè phái hay bị quyền lực cám dỗ. Sự hình thành của cánh đối lập mới song song với sự ra đời của chính quyền mới rất cần thiết cho nền dân chủ, nhưng đồng thời lại mang đến hiểm hoạ đầu độc bầu không khí chính trị, cho nên cần có một ngành tư pháp độc lập để giám sát tiến trình dân chủ diễn ra trong khuôn khổ luật định.

Các cơ quan quốc tế (World Bank, NGO,…) có thể cố vấn để xây dựng cơ chế nhà nước; đầu tư và những khoản viện trợ nước ngoài sẽ giúp để phát triển nên kinh tế. Nhưng phần chủ lực vẫn nằm trong ý thức và sự sáng suốt của người trong nước.

[1]
Aug 8, 1996 by Juan J. Linz and Alfred Stepan
[2] Getting to Democracy. Foreign Affairs Jan/Feb 2016
Đ.H.Q.
Tác giả gửi BVN


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, September 21, 2016

Chế độ CỘNG SẢN VN đã chính thức nhận mình là "KHỈ THÀNH NGƯỜI" nên mới kết tội người làm bài thơ này... HAHAHAHA !!!

From: nen ngoc
Sent: Tuesday, 20 September 2016 3:51 PM
To: Phuong Nguyen; Huynh Nguyen; Phuc Nguyen; Kimchi; Van Anh Pham; Kim Chuong Quách; Canh Phan
Subject: Fw: Fwd: [banxualuatsaigon] Chuyển tiếp: [ntcva5663] Re: Fwd: "Khỉ thành người” – Bài thơ bị kết tội bôi nhọ chế độ . . cán


 


 
Làm thơ mà bị tù thì chẳng còn ai là thi sỹ nữa. 
Tùng Lê




Chế độ CỘNG SẢN VN đã chính thức nhận mình là "KHỈ THÀNH NGƯỜI" nên mới kết tội người làm bài thơ này... HAHAHAHA !!!

----- Forwarded Message -----


“Khỉ thành người” 

 Bài thơ bị kết tội bôi nhọ chế độ
                                                                                                                                                 
                           Gia đình Mục sư Hồ Hữu Hoàng
      

“Khỉ thành người” là tựa đề một bài thơ mới được tung lên mạng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận người Việt trong và ngoài nước. 
                    

Bài thơ gói gọn trong vòng 12 dòng, mỗi hàng có 7 chữ, nhưng đang mang lại bao rắc rối và phiền hà cho tác giả, vì ông bị công an mời lên làm việc và rồi đây có thể bị ngồi tù. Nội dung những vần thơ “thất ngôn”, “thập nhị cú” đó hàm chứa nội dung gì khiến người sáng tác bị cho là bôi nhọ chế độ, phỉ báng lãnh tụ.
               
Xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi với tác giả bài thơ - Mục sư Hồ Hữu Hoàng - từ Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai do Đỗ Hiếu, Phóng viên Đài RFA ghi lại

KHỈ THÀNH NGƯỜI           

   Khỉ già ra suối, tối vào hang               
   Rượu, thịt, gái tơ đã sẵn sàng
   Bàn đá chông chênh nằm hưởng lạc
   Cuộc đời của khỉ thế mà sang                        
   Loài khỉ làm gì có lương tâm
   Quen sống sơn lâm, tính thú cầm
   Thử hỏi làm sao “TƯ TƯỞNG” có???
    Có chăng lục tặc với sai lầm  
            
    Còn lại khỉ em; lũ khỉ con            
    Chúng bảo cùng nhau muốn sống, còn
    Thì cứ dối lừa và ăn cướp
    Âm thầm nhượng bán hết nước non…
                 
           
                                                                                                                                             MS. Hồ Hoàng    

Diễu Fuck ngu.jpg 












__._,_.___

Posted by: loc huong 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link