Saturday, October 11, 2014

1. Khái niệm về DÂN CHỦ



1. Khái nim v DÂN CH

 Thế Vit

Cái ác của Chế độ CS đối với những nhà phản kháng

http://www.youtube.com/watch?v=nkbLXADydd4



Dân chủ là một hình thức chính quyền, một lối sống, môt mục tiêu hay là một lý tưởng.  Dân chủ có nghiã là do người dân tự cai trị. Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) mô tả chính quyền tự quản như thế, là “chính quyn cu dân, do dân, vì dân (government of the people, by the people, for the people)”.


Công dân của một nước dân chủ tham dự chính quyền một cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong dân chủ trực tiếp hay dân chủ thuần túy (direct or pure democracy), người dân họp nhau ở một điạ điểm làm ra luật cho cộng đồng. Hình thức dân chủ nầy được thực thi ở Nhã Điển (Athens) ngày xưa. Hầu hết dân chủ ngày nay là dân chủ đại diện (representative democracy). 

Trong những cộng đồng lớn như thành phố, tiểu bang, liên bang mọi người không thể nào gặp nhau hội họp, thảo luận, vì thế họ phải bầu chọn một số công dân thay mặt họ để quyết định về luật lệ và những vấn đề có ảnh hưởng đến cộng đồng. Hình thức nhóm họp cuả những người đại biểu được gọi là một hội đồng, một cơ quan lập pháp, một nghị viện hoặc một quốc hội.

Lối sống dân chủ nhìn nhận sự bình đẳng và nhân phẩm cuả tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, phái tính, điạ vị xã hội. Dân chủ đối xử mọi người công bằng truớc toà án và những vấn đề pháp lý khác. Dân chủ tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo… Mục đích cuả xã hội dân chủ là bảo đảm cho mọi người có cơ hội phát triển đẩy đủ những khả năng cá nhân.

Trong thực tế, việc thực thi dân chủ thường không đạt đến mức độ toàn hảo. Một số quốc gia hoặc chính quyền được xếp hạng tùy theo khoảng cách với lý tưởng dân chủ. Hầu hết các chính quyền đều tuyên bố là dân chủ nhưng một số lại là toàn trị (totalitarian). Các quốc gia cộng sản còn lại ngày nay đều thi hành chính sách toàn trị, kiểm soát hầu hết những sinh hoạt của dân chúng.
Dân chủ, chế độ chính trị được hình thành từ thời cổ Hy Lạp vào khoảng 600 TCN. Từ ngữ dân chủ “democracy” theo nghiã Hy Lạp, “demos” là nhân dân (people) và “kratos” là chính quyền (authority) . Xã hội cổ thời La Mã cũng kinh qua dân chủ. Cicero (106 TCN – 43 TCN), một nhà hoạt động chính trị La Mã cũng là một triết gia, một luật gia hùng biện đã nêu lên ý tưởng rằng con người có những quyền tự nhiên (natural rights) mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng.
Từ đó chế độ dân chủ ngày càng phát triển và có những hình thái khác nhau theo thời gian và không gian, tuy nhiên những đặc tính căn bản đều giống nhau trong những quốc gia dân chủ :
 NHNG NÉT ĐC TRƯNG CA DÂN CH
1/ T Do Bày T (Freedom of Expression). Công dân cuả một chế độ dân chủ chọn lựa người lảnh đạo là người đại diện thật sự cuả quần chúng và tạo ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền từ điạ phương đến trung ương. Vì lý do nầy sự thảo luận và hiểu biết những vấn đề công ích là điều cần thiết. Nhm khuyến khích s trao đi tư  tưởng, dân ch phi bo đm t do ngôn lun, t do báo chí, t do hi hp và thnh nguyn thư (petition).
Công dân cuả một chế độ dân chủ có nhiều cơ hội tạo nên một chính quyền thật sự đại diện cho mình, nhất là cấp điạ phương. Trong xã hội dân chủ, chính quyền phải biết người dân cảm nhận như thế nào về những vấn đề công ích. Nếu có những hiểu lầm hoặc lập trường khác nhau, chính quyền phải giải thích, hoặc nếu muốn chuyển đổi ý kiến dân chúng phải thi hành bằng những phương cách giới hạn, vừa đủ. Chính quyền trong việc tìm kiếm bảo vệ ý kiến cuả mình, phải luôn luôn tôn trọng quyền bày tỏ của người khác.
2/ T Do Bu C. Tự do bầu cử cho người dân có cơ hội chọn lựa người lãnh đạo và bày tỏ quan điểm cùa mình về những vấn đề khác nhau. Những cuộc bầu cử được tổ chức định kỳ để bảo đảm những viên chức đắc cử là đại diện chân chính cuả nhân dân. Hầu hết các quốc gia dân chủ đều dành những điều kiện pháp lý giản dị cho tư cách cử tri và ứng cử viên, thường chỉ gồm các hạng mục : mc tuitình trng cư trúquyn công dân. Tự do bầu cử được nhìn nhận trong những điều kiện người dân bầu phiếu trong những phòng kín, không có cưỡng ép hoặc mua chuộc và kết quả bầu cử đã được bảo vệ chống lại sự gian trá, bất lương.

3/ Qui Tc Đa S và Quyn Thiu S (Majority Rule and Minority Rights). Những quyết định trong một xã hội dân chủ được lập nên do nguyên tắc đa số. Tuy nhiên, những quốc gia dân chủ luôn bảo đảm một số quyền cuả người dân không bao giờ bị tước đoạt, ngay cả khi bị chế ngự bởi tuyệt đại đa số (extremely large majority). Những quyền nầy gồm có những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do thờ phượng tôn giáo. Đa số buộc phải lắng nghe những quan điểm cuả thiểu số. Đa số cũng phải chấp nhận quyền cuả thiểu số tích cực hoạt động bằng những phương tiện hợp pháp để chiếm vị trí đa số

4/ Đng Chính Tr. Đảng chính trị là yếu tố tối cần thiết trong một chế độ dân chủ . Những đảng đối lập làm cho các cuộc bầu cử có đầy đủ ý nghiã vì cử tri dễ dàng chọn lựa những ứng cử viên đại diện những quyền lợi và chính kiến khác nhau. Thông thường các đảng chính trị có quyền lợi và khuynh hướng chính trị không quá khác biệt, cố gắng liên kết với nhau để mưu tìm chiến thắng trong cuộc tranh cử. Nước Mỹ và nước Anh có hệ thống lưỡng đảng đáp úng với nhu cầu kết hợp những quyền lợi khác nhau.

Trong những quốc gia dân chủ, đảng hoặc những đảng không nắm chính quyền thuờng giữ vai trò đối lập để phê phán chính sách và việc làm cuả đảng đang cầm quyền. Bằng cách nầy, đảng đang cầm quyền được nhắc nhở điều chỉnh hoạt động và chịu trách nhiệm với dân chúng. Trong chế độ toàn trị, chỉ có một đảng chính quyền được tồn tại, sự phê  phán đảng cầm quyền bị kết tội phản loạn. Bầu cử trong chế độ toàn trị chỉ làm chiếu lệ, tượng trưng, dân chúng không có cơ hội chọn lựa ứng cử viên mong muốn và cũng không được phép bày tỏ sự bất mãn với chính quyền.

5/ Phân Quyn. Điều quan trọng trong xã hội dân chủ là phân chia và phân phối quyền lực chính trị một cách đồng đều. Những thế chế dân chủ đều có những cách thức sắp đặt khác nhau để tránh một cá nhân hay một ngành nào cuả chính quyền có quyền lực áp đảo. Thí dụ hiến pháp Hiệp Chúng Quốc phân chia quyền chính trị giữa chính quyển tiểu bang và chính quyền liên bang. Một số quyền chỉ thuộc tiểu bang, một số quyền chỉ thuộc chính phủ liên bang và một số quyền đuợc phân định cho cả tiểu bang và liên bang.

Ngoài ra hiến pháp Mỹ cũng thiết lập một chính quyền trung ương cân đối bằng cách phân chia quyền lực giữa ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập với nhau. Ngành hành pháp thi hành luật pháp với Tổng Thống là đại diện chính quyền trung ương, ngành lập pháp tập trung tại Quốc Hội và làm ra luật pháp, ngành tư pháp giải thích luật pháp với Tối Cao Pháp Viện là toà án liên bang có thẩm quyền trên hết. Một người chỉ được phép phục vụ một ngành cuả chính quyền mà thôi trong cùng một thời gian. Quyền lực cuả mỗi ngành được qui định để kiểm tra hay cân bằng với quyền lực cuả ngành khác. Những quyền không được hiến pháp hoặc hiến chương xác nhận giao cho chính quyền, thường được dành riêng cho công dân.

6/ Chính Quyn Hiến Đnh (Constitutional Government). Chính quyền hiến định là chính quyền đặt căn bản trên luật pháp. Hiến pháp qui định thẩm quyền và trách nhiệm cuả chính quyền, giới hạn những điều chính quyền được phép làm. Hiến pháp cũng nói đến luật pháp được thực thi và cưỡng hành như thế nào. Hầu hết các hiến pháp cũng bao gồm một luật chi tiết về các quyền gọi là Tuyên Ngôn Nhân Quyn (Bill of  Rights) mô tả các quyền tự do căn bản cuả nhân dân và ngăn cấm chính quyền vi phạm những quyền nầy.

Hiến pháp nước Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới, là một văn kiện chữ viết (written constitution). Hiến pháp nước Anh không viết thành văn bản mà chỉ gồm một số luật do Nghị Viện (Parliament) đã thông qua.

7/ Nhng T Chc Tư Nhân (Private Organizations). Trong chế độ dân chủ, cá nhân và những tổ chức tư nhân điều khiển nhiều hoạt động kinh tế và xã hội không thuộc quyền kiểm soát cuả chính quyền. Thí dụ : nhật báo, tuần báo, đặc san … do tư nhân làm chủ và điều hành. Nghiệp đoàn hoạt động bênh vực quyền lợi cho người lao động chứ không vì nhà nước. Chính quyền dân chủ không can thiệp vào việc thờ phượng tôn giáo. Những trường tư thục mở lớp song song với các trường công lập. Trong xã hội dân chủ hầu hết các hoạt động thương mãi đều do tư nhân sở hữu và điều hành.
Trong xã hội toàn trị, duy chỉ chính quyền làm chủ, kiểm soát tất cả những hiệp hôị, người dân không được thành lập hoặc gia nhập một nhóm nào nếu không có phép cuả chính quyền.

PHI CÓ DÂN CH

1/ Bo V Nhân Quyn. Dân chủ nhằm bảo vệ tự do cá nhân và thăng tiến sự bình đẳng. Tuyên Ngôn Độc Lập cuả Hiệp Chúng Quốc (The U.S. Declaration of Independence)  bày tỏ niềm tin rằng “tất cả mọi người sinh ra bình đẳng, họ được Tạo Hoá (Creator) ban tặng những quyền hạn không thể chuyển nhượng như là Đời Sống, Tự Do và mưu cầu Hạnh Phúc. Tuyên ngôn cũng nói thêm rằng nhân dân có thể thay đổi hoặc xoá bỏ chính quyền nếu chính quyền cản trở những quyền nầy.

Lịch sử đã minh chứng một khi người dân nghĩ rằng những cản trở to lớn đối với tự do cá nhân và sự bình đẳng vì lý do chính trị thì công việc đơn giản là phải thay đổi chính quyền từ thể chế “vương quyền” sang chế độ cộng hoà, dân chủ. Trong những quốc gia dân chủ hiện nay, chính quyền giữ vai trò tích cực nhằm bãi bỏ những bất bình đẳng đồng thời thăng tiến các quyền tự do cho toàn dân. Các quốc gia dân chủ đều có những chương trình cung cấp an ninh kinh tế, giảm nghèo, và phát triển tiềm năng nhân lực bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, qui định mức lương tối thiểu, hưu bổng, bảo hiểm sức khoẻ, luật dân quyền, trợ cấp giáo dục. Nhiều nước dân chủ cũng có mục tiêu cung cấp cho dân chúng một đởi sống căn bản và bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu
2/ Bo Đm Hoà Bình Trong Nhng Chuyn Biến. Những người có tư tưởng dân chủ tin rằng những tiến trình làm chuyển biến xã hội bằng bạo lực cách mạng là không cần thiết. Họ khẳng định rằng dân chủ phải đáp ứng những dòi hỏi chính đáng cuả người dân một cách hữu hiệu hơn bất cứ một hình thức chính quyền nào khác. 

Những người ủng hộ dân chủ muốn nhắc đến những biến chuyển kinh tế, xã hội tại Hoa Kỳ và Anh Quốc trong những năm đầu thế kỷ 20 đã xảy ra một cách hoà bình trong khung cảnh những định chế chính trị thời bấy giờ. Đối với những lãnh đạo chính trị, dân chủ cũng tạo ra sự chuyển đổi và tiếp nối một cách trật tự. Những hiến pháp dân chủ đều qui định những cuộc tự do bầu cử định kỳ và dự liệu những thủ tục kế thừa trong trường hợp người lãnh đạo chính quyền tử vong hoặc không còn đủ năng lực thi hành nhiệm vụ.

THC THI DÂN CH
1/ S Tham Gia cu Người Dân. Nền dân chủ đòi hỏi sự tham gia rộng rãi cuà người dân trong sinh hoạt chính trị. Đấy là bổn phận cuả tất cả công dân trưởng thành đi bầu phiếu trong các cuộc tuyển cử tại điạ phương, tiểu bang, liên bang. Những cá nhân có đủ điều kiện hợp lệ nên ra tranh cử vào những chức vụ công cử, phục vụ trong hội thẩm đoàn (juries), góp phần vào an sinh xã hội với tất cả khả năng. 

Người công dân cũng nên dự phần hướng dẫn dư luận bằng cách nêu lên những đề tài quan trọng và giúp đỡ chọn lựa những chính đảng tốt. Một công dân tích cực là một người năng động chống tham nhũng và chống chính quyền không đủ năng lực.

 2/ Giáo Dc và Dân Ch. Sự tham gia chính trị rộng khắp chưa hẳn là điều cần thiết bảo đảm một chính quyền tốt. Phẩm chất cuả chính quyền lệ thuộc vào phẩm chất cuả sự tham gia. Những người công dân với đầy đủ kiến thức và học vấn mới có đủ khả năng đóng góp chính quyền một cách thông minh. Lịch sử chứng tỏ rằng dân chủ thường thành công trong những quốc gia có nền giáo dục tốt và dân chúng có nhiều cơ hội về học vấn. Với lý do nầy, những chính quyền dân chủ thường yểm trợ mạnh mẽ sự giáo dục cho toàn dân.

Nền dân chủ cần đến những công dân có học vấn vì họ có thể chia sẻ những vấn đề công ích, hiểu biết những vấn đề cuả quần chúng và bầu phiếu đúng theo nhu cầu. Từ đó, định chế dân chủ tạo  nên những nhà cầm quyền có đủ khả năng thi hành trách nhiệm và được nhân dân tin tưởng.
Trong xã hội kỹ nghệ hiện đại, hầu hết mọi người đều có những kiến thức khoa học, kỹ thuật để hiểu biết, phán xét những vấn đề cuả chính quyền, ngoại trừ một số ít cử tri quá bận rộn không  có đủ thời giờ hoặc thiếu những hiểu biết sâu xa chuyên ngành về những đề mục vượt quá tầm cỡ. 

 Tuy nhiên, ngay cả những viên chức đắc cử cũng cần đến những chuyên gia góp ý, giúp đỡ. Do đó, nhiệm vụ cuả cử tri trong tầm giới hạn quyết định những chính sách và phương hướng. Cử tri chuyển những  quan điểm cuả họ đến những đại biểu bằng cách bầu phiếu những ứng viên  cùng chung một dòng suy nghĩ và được họ tin cậy.

 3/ Dân Ch và Phát Trin Kinh Tế . Lịch sử đã chứng minh rằng dân chủ là cơ hội tốt nhất để thành công trong những quốc gia ổn định, đang phát triển và sự giàu nghèo không quá chênh lệch. Một số học giả cho rằng dân chủ phát triển thích hợp trong những quốc gia thành phần trung lưu chiếm đa số.

Nhiều quốc gia dân chủ bị sụp đổ trong thời kỳ kinh tế suy thoái trầm trọng. Khi số đông dân chúng không tìm được việc làm, họ thường ủng hộ những nhóm lật đô chính quyền. Một quốc gia đang bị nạn đói hoành hành, thực phẩm cúu trợ quan trọng hơn là quyền bầu cử và những quyền năng chính trị khác .

4/ Chuyn Đi Giai Cp. Điều cốt yếu cuả dân chủ là sự chuyển biến cuả con người hoặc cuả nhóm người từ giai cấp nầy qua giai cấp khác. Mỗi người đều có cơ hội hoàn toàn bình đẳng để gia tăng lợi tức, thăng tiến nghề nghiệp, nâng cao điạ vị xã hội. Xã hội với một hệ thống giai cấp chặc chẽ không cung cấp cơ hội cho cá nhân thăng tiến là phản dân chủ. Mt quc gia dân ch không có bt c s hn chế nào đi vi cá nhân vì lý do chng tc, tôn giáo, giai cp xã hi. 

 5/ Đng Thun trên Nhng Nn Tng (Agreement on Fundamentals). Đây là vấn đề trọng yếu cuả dân chủ. Đa số dân chúng trong một chế độ dân chủ phải tin vào phẩm giá căn bản và sự bình đẳng cuả tất cả mọi người. Mặc dù dân chủ nhấn mạnh đến sự quan trọng cuả cá nhân, tuy nhiên người công dân phải đặt sự an nguy cuả đất nước trên quyền lợi riêng tư cuả mỗi người. Người dân cũng phải thuận thảo tổng quát những muc tiêu cuả chính quyền. Họ phải phân tách, tìm kiếm cách tốt nhất để thành đạt các mục tiêu. Nếu những mục tiêu, chính nó không trong sáng, nền móng dân chủ sẽ không vững chắc.    

DIN TIN PHÁT TRIN DÂN CH
 1/ Ngun Gc Dân Ch. Dân chủ bắt đầu khai sinh từ Hy Lạp cổ thời, vào khoảng 600 năm TCN.

 Từ ngữdemocracy (dân chủ) phát sinh từ tiếng Hy Lạp demos có nghiã là nhân dân và kratos có nghiã là cai tr hoặc chính quyn. Những nhà tư tưởng chính trị (political thinkers) Hy Lạp nhấn mạnh đến ý nghiã cai trị bằng luật pháp. Họ chỉ trích chế độ độc tài như là hình thức chính quyền tồi tệ nhất. Nhã Điển (Athens) và một số đô thị khác cuả Hy Lạp đã có chính quyền dân chủ ngay từ thời bấy giờ.
Dân chủ ngày xưa tại Nhã Điển là dân chủ trực tiếp khác với cung cách dân chủ ngày nay là dân chủ đại diện. 

Mỗi nam công dân có bổn phận phục vụ thường xuyên trong quốc hội để thông qua luật lệ và quyết định tất cả những chính sách quan trọng cuả chính phủ, tuy nhiên không có sự phân chia giữa hai ngành lập pháp và hành pháp trong chính quyền. Những người nô lệ chiếm một phần lớn dân số cuả Nhã Điển đều phài làm việc. 

Nô lệ và phụ nữ không được bầu phiếu.

Người La Mã cổ thời cũng kinh qua dân chủ nhưng thực hiện khác với cư dân Nhã Điển. Những nhà  tư tưởng chính trị La Mã chỉ dạy rằng quyền lực chính trị phát xuất từ sự đồng thuận cuả dân chúng. Chính trị gia La Mã Cicero nêu lên ý tưởng rằng con người có những quyền tự nhiên mà tất cả chính quyền đều phải tôn trọng.
 2/ Thi Trung C. Cơ Đốc Giáo dạy rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Lời giáo huấn nầy làm gia tăng lý tưởng dân chủ coi mọi người đều là huynh đệ. Cơ Đốc Giáo cũng khai mở thêm tư tưởng rằng tín đồ Cơ  Đốc Giáo là công dân cuả hai vương quốc : vương quốc cuả  Thiên Chuá và vương quốc cuả trần gian. Điều nầy giải thích rằng không một quốc gia nào đòi hỏi người dân phải trung thành tuyệt đối, vì lẽ người dân cũng phải tuân phục Thượng Đế và những Điều Răn Dạy. Trong suốt thời Trung Cổ (400-1500), sự tranh chấp giữa hai sự trung thành nầy là cơ hội tìm thấy nền tảng cho chính quyền dựa trên hiến pháp.

 3/Thi Phc Hưng và Thi  Ci Cách (the Renaissance and the Reformation). Cuộc bùng nổ lớn về văn hoá được gọi là Thời Phục Hưng trải khắp Âu Châu trong suốt những thế kỷ 1300’s, 1400’s, 1500’s. Một tinh thần mới về tư tưởng cá nhân và độc lập được phát triển mạnh, ành hường đến tư duy chính trị và thúc đẩy dân chủ. Con người bắt đầu đòi hỏi tự do hơn nữa về tất cả những lĩnh vực trong đời sống.

Sự chuyển hướng mới mẻ cuả tư tưởng cá nhân độc lập được thể hiện trong giáo phái Tin Lành. Sự cải cách nhấn mạnh đến sự quan trọng cuả lương tâm cá nhân. Trong suốt thế kỷ 1500’s, cả Thiên Chuá Giáo (Catholics) và Tin Lành (Protestants) đều binh vực quyền chống lại nền quân chủ chuyên chế.

 Cả hai tôn giáo đều lý luận rằng quyền lực chính trị cuả những kẻ cầm quyển trên thế gian (political power of earthly rulers) phát sinh từ sự thoả thuận cuả con người.

 4/ Dân Ch Nước Anh. Năm 1215, quí tộc Anh ép buộc Vua John chấp thuận Bản Đại Hiến Chương (Magna Carta). Tài liệu lịch sử nầy là biểu tượng tự do cuả nhân loại được dùng để hổ trợ cho những đòi hỏi việc xét xử trước toà án với bồi thẩm đoàn, chống lại việc bắt giam vi luật (unlawfull arrest) và không đóng thuế nếu không có đại diện.

Nền dân chủ Anh Quốc phát triển chậm chạp trải dài hơn bốn trăm năm tiếp theo. Năm 1628, Quốc Hội thông qua Thỉnh Nguyện Quyền (Petition of Right). Bản thỉnh nguyện đạo đạt lên Vua Charles I xin ngưng thu thuế vì không có sự đồng ý cuả Quốc Hội, đồng thời yêu cầu Quốc Hội nên họp định kỳ. Vua Charles không chấp thuận sự giới hạn vương quyền và nội chiến bùng nổ năm 1642. Tín đồ Thanh Giáo (Puritans) do Oliver Cromwell lãnh đạo đánh bại phe bảo hoàng và Vua Charles bị chém đầu năm 1649.

Cuối cùng, cuộc cách mạng ở nước Anh năm 1688 thiết lập thẩm quyền tối cao dành cho Quốc Hội. John Locke, một triết gia cuả cuộc cách mạng tuyên bố rằng quyền hạn trên hết cuả những vấn đề chính trị thuộc về nhân dân và mục tiêu chính cuả chính quyền là bảo vệ đời sống, tự do và tài sản cuả người dân. 

Quốc Hội thông qua Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1689, bảo đảm những quyền dân sự căn bản.

Tuy nhiên tình trạng dân chủ vẫn còn phôi thai. Một số thành phố kỹ nghệ lớn không có đại diện trong Quốc Hội mãi đến sau khi ban hành Luật Cải Cách (Reform Bill) năm 1832. Định mức tài sản cho viêc bầu phiếu dần dần tan biến. Đến năm 1918, lần đầu tiên tất cả nam công dân được phép đi bầu và mãi đến 1928 bầu phiếu nới rộng đến tất cả nữ cử tri.

5/ Nhng Đóng Góp cu Người Pháp đi vi Dân Ch. Những đóng góp cuả người Pháp đối với dân chủ được thể hiện trong những năm cuả thế kỷ 1700’s, xuất phát từ những tư tưởng chính trị cuả  Montesquieu, Voltaire, và Jean Jacques Rousseau. Những bài viết cuả họ làm bùng lên cuộc Cách  Mạng Pháp bắt  đầu năm 1789.

 Montesquieu lý luận rằng tự do chính trị đòi hỏi phân cách riêng biệt ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp. Voltaire hô hào chống lại chính quyền xâm nhập vào quyền lợi cá nhân và sự tự do. Rousseau tuyên bố trong tác phẫm Khế Ước Xã Hội (The Social Contract) năm 1762, rằng “người dân có bổn phận chỉ tuân theo những quyền lực hợp pháp (people have a duty to obey only legitimate powers)”. Ông cũng nói thêm rằng những nhà cầm quyền đứng đắn chính là những người được dân chúng tự do chọn lựa.

Cuộc Cách Mạng Pháp, một biến cố quan trọng trong lịch sử dân chủ, làm thăng tiến những tư tưởng về tự do và bình đẳng, tuy rằng chưa biến đồi nước Pháp thành một quốc gia dân chủ nhưng cũng ngăn cản, hạn chế những quyền lực cuả vương triều.

6/ Dân Ch M Quc. Nền dân chủ nuớc Mỹ bắt nguồn từ những truyền thống do những người Anh di dân đầu tiên mang đến vùng Bắc nuớc Mỹ. 

Những người đi tìm vùng đất hứa (Pilgrims) để tránh sự xung đột tôn giáo tại quê nhà, định cư lập nghiệp tại Massachusetts năm 1620, họp nhau ký kết Khế Ước Mayflower (Mayflower Compact) nhằm tuân chỉ “luật công bằng và bình đẳng ( just and equal laws)”. Hơn 150 năm tiếp theo, cuộc Cách Mạng Mỹ (American Revolution) bắt đầu vào năm 1775. Những nguời di dân muốn tự trị và không muốn bị đóng thuế nếu không có đại diện. 

Tuyên Ngôn Độc Lập (The Declaration of Independence) được Quốc Hội Lục Điạ (Continental Congress) công bố năm 1776, là một tài liệu cổ điển về dân chủ, xây dựng nhân quyền như là một lý tưởng mà chính quyền phải noi theo.

Hầu hết những Quốc Phụ (Founding Fathers) thời bấy giờ không tin vào thể chế dân chủ trực tiếp kiểu Nhã Điển vì họ nghĩ rằng giao quyền cho dân chúng nhiều quá sẽ trở thành hỗn loạn và họ muốn thành lập chính thể cộng hoà. Vì lý do nầy, những người viết Hiến Pháp Mỹ tạo nên hệ thống phân quyền giữa liên bang và tiểu bang. Họ cũng phân chia quyền lực thành các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngoài ra Tổng Thống không phải bầu trực tiếp mà bầu qua cử tri đoàn.

Sau khi trở thành Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc năm 1801, Thomas Jefferson đã tuyên bố rằng việc ông đắc cử là một cuộc cách mạng. Năm 1828, cuộc bầu cử Tổng Thống Andrew Jackson đẩy mạnh nền dân chủ Mỹ tiến xa hơn nữa. Tinh thần khai phá cuả những di dân tiến về Miền Tây lập nghiệp, thúc đẩy lòng tự tin, thăng tiến tự do cá nhân, và gia tăng đồng đều cơ hội.

Khuynh hướng trường kỳ cuả Hiệp Chúng Quốc là làm cho tất cả công dân Mỹ trưởng thành đều có quyền bầu cử. Năm 1850, những nam công dân da  trắng trong các tiểu bang đều được bầu cử. Tu Chính Án thứ 15 ban hành năm 1870 cho đàn ông da đen quyền đầu phiếu. Năm 1920, Tu Chính Án thứ 19 cho phụ nữ quyền bầu cử.

7/ Dân Ch Phát Trin và Tr Ngi. Dân chủ tiếp tục phát triển trong những năm cuả thế kỷ 1800’s tại những quốc gia theo gương nước Anh và nuớc Mỹ. Những định chế chính trị như là tuyển cử, lập pháp trở nên phổ biến. Các Vua vẫn trị vì nhưng họ mất nhiều quyền lực và thi hành những nhiệm vụ có thính cách nghi thức.

Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) làm cho những thay đổi chính trị trở nên vô cùng quan trọng. Trong hậu bán thế kỷ 1800’s, giai cấp lao động đã đòi hỏi và nhận được những quyền lực chính trị nhiều hơn. Những luật lệ mới đem đến người dân quyền bầu cử. Những tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tôn giáo, được mở rộng và lan tràn khắp nơi.

Tuy nhiên dân chủ cũng gặp trở ngại tại môt số lãnh thổ. Một số quốc gia sau khi mô phỏng mẫu mực hiến pháp Mỹ, lại trở nên toàn trị. Từ hiện tượng nầy, nhiều người nghĩ rằng chỉ với bản Hiến Pháp không đủ bảo đảm một xã hội yên vui trong một chế độ dân chủ. 

Tại Nga, một nhóm nổi loạn lập nên chính quyền độc tài cộng sản năm 1917, chận đứng tiến trình dân chủ. Nước Đức tuy đã hình thành được nền tảng dân chủ năm 1919, nhưng sau đó Adolf Hitler lại vùng lên nắm chính quyền dựng nên chế độ độc tài phát xít năm 1933.

Tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều tự nhận là dân chủ, tuy nhiên những quyền tự do căn bản cuả một chế độ dân chủ vẫn bị hạn chế, lạm dụng tại một số quốc gia. Truớc đây, khi khối cộng sản đệ tam quốc tế chưa tan vỡ, hằng ngày từ MạcTư Khoa đến Bắc Kinh, Hà Nội đều lớn tiếng bênh vực một thể chế dân chủ nhân dân (people’s democracy). 

Ngày nay, trong thế yếu với năm quốc gia còn lại, liên kết lỏng lẻo gồm Trung cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào, vẫn tiếp tục làm lệch hướng, bẻ cong những nguyên tắc dân chủ. Tại các quốc gia cộng sản nầy, đảng cộng sản là tồ chức chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước, nắm trong tay ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính quyền cộng sản ngăn cấm các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tù đày, giết chết những người chỉ trích những hành vi sai trái, tham nhũng cuả đảng cộng sản và nhà nuớc xã hội chủ nghiã.
                                                         —o—0—O—0—o—
Trải qua nhiều thế kỷ tranh đấu quả cảm và chấp nhận hy sinh, người dân tại các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, đã tạo được một mẫu mực chính quyển phù hợp với công đạo cuả nhân loại : Dân Chủ. Qua thời gian, thể chế dân chủ được bồi đắp, hoàn chỉnh từ lý thuyết đến thực hành, đuợc dân chúng khắp nơi hoan nghênh tiếp nhận để tạo lập một đời sống xứng đáng với nhân phẫm.

Tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, một số sĩ phu tìm đường cứu nước đã đến Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc, Pháp Quốc, nghiên cứu, học hỏi nề nếp sinh hoạt và lý thuyết dân chủ. Các bậc tiền bối đã nhận thấy rằng dân chủ là cơ hội nhằm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, gây dựng sức mạnh lâu dài cho dân tộc dành lại độc lập từ thực dân Pháp và xây dựng một nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh. Cuộc khởi nghiã Yên Bái năm 1930 là biểu tượng truyền thống dũng luợc cuả dân tộc từ lớp thanh niên nhiệt huyết, noi theo các cuộc cách mạng dân chủ Anh, Pháp.

Cũng vào đầu thập niên 1920, một thanh niên học vấn vài năm trung học, kiến văn non kém, không nghe lời khuyên bảo cuả những nhà cách mạng uyên bác và kinh nghiệm, lạc lối vào mê hồn trận cuả đệ tam quốc tế. Anh ta gia nhập đảng cộng sản và đuợc Mạc Tư Khoa huấn luyện thành một cán bộ hoạt động khu vực Đông Nam Á. Người thanh niên ấy có tên khai sanh Nguyễn sinh Cung sau đổi thành Hồ chí Minh – kẻ sáng lập đảng cộng sản Việt Nam – được đệ tam quốc tế nhồi nhét “bạo lực cách mạng vô sản”, trở nên một cuồng nhân mất trí, dồn dập gây ra nhiều tai hoạ khốc liệt cho toàn khối dân tộc từ 1945 mãi đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn.

Dân tộc Việt Nam đang trước vực thẳm diệt vong do tham vọng bành trướng cố hữu cuả Hán tộc  hướng về Đông Nam Á. Từ một kẻ thù truyền kiếp cuả dân tộc, Trung cộng trở thành một đồng minh, một đối tác chiến lược “môi hở răng lạnh”, một người anh cả đầy quyền uy cuả đảng cộng sản Việt Nam. Việt cộng hiện nguyên hình một thế lực gian ác như một bầy rắn độc quấn quanh một lọ cổ qúi, sẵn sàng đập vở báu vật nếu bị xua đuổi. 

Dân chúng và những nhà tranh đấu quốc nội, hải ngoại hiện nay đều dùng lý tưởng dân chủ, nhân quyền để giải quyết vấn đề sống còn cuả dân tộc.  Công cuộc vận động dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đuợc sự hổ trợ cuả hầu hết các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên loài thú bò sát có nọc độc vẫn ngoan cổ ôm giữ cả một giang sơn hoa gấm làm con tin, bao che quyền lợi riêng tư của đảng bán nuớc Việt gian cộng sản.

Dân chủ được xem là giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề Việt Nam hiện tại.  Những khó khăn trên đường xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, cường thịnh và trường tồn sẽ được giải toả khi tất cả những con người, nhng t chc chng cng đu trân qúi trên hết bn nghìn năm lch s dân tc, tht s yêu nước, tht s đoàn kết và chp nhn hy sinh .
 Thế Vit (7/13)




Nhân quyn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tango style Wikipedia Icon.svg
Xin hãy cùng đóng góp cho bài hoặc đoạn này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Nhân quyền, hay quyền con người (tiếng AnhHuman rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc, Nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.[1][2]

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa KỳThomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình.

Theo quan điểm của các nhà triết học thời đại khai sáng của thế kỷ 17 và 18 thì các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này.

Các quyền không thể tước bỏ bao gồm quyền được sống, quyền tự do (các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội) quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Ví dụ như điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ không đưa ra quyền tự do tín ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều sửa đổi bổ sung đó nghiêm cấm Quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học Leonard Levy đã phát biểu: “Các cá nhân có thể tự do khi chính phủ của họ không tự do”.

Các nội dung chi tiết và các thủ tục luật pháp liên quan tới quyền con người thường thay đổi tùy theo các điều kiện chính trị, vật chất và tinh thần của từng xã hội cũng như truyền thống lịch sử - văn hóa của xã hội đó, nhưng tất cả các nhà nước đã tham gia ký kết các công ước quốc tế về nhân quyền đều có trách nhiệm trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội, các định chế nhà nước, hệ thống luật pháp, các chính sách... và tạo điều kiện cho các tổ chức dân sự hoạt động để bảo đảm thực thi các quyền con người đó.[cần dẫn nguồn]

Mục lục

  [ẩn

Lịch sử Nhân quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Thế giới cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ Cyrus[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến chương Magna Carta[sửa | sửa mã nguồn]



Nhân quyền thời Cận đại[sửa | sửa mã nguồn]

1800 đến Đệ nhất Thế chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Quốc gia Pháp thông quaTuyên ngôn nhân quyền và dân quyềnngày 26 tháng 81789

Giữa Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Đệ nhị Thế chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Các Hiệp định Geneva về các quyền trong chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp định Geneva Đầu tiên 1864
Sự Tiến triển của Hiệp định Geneva từ 1864 đến 1949

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
"Đây không phải là hiệp ướctreaty...[Trong tương lai, nó] có thể trở thành một Hiến chương Magna Carta Quốc tế."

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948tại Palais de Chaillot ở ParisPháp.

Các Công ước Quốc tế về Nhân quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Tuyên bố Nhân quyền ASEAN
Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Human Rights Declaration, viết tắt là AHRD) là văn bản tuyên bố chung về nhân quyền của các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Phnom PenhCampuchia vào ngày 18 tháng 11năm 2012 với sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN[8][9][10]

Đây là văn kiện chính trị đầu tiên của ASEAN nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực.[11]

Tuyên bố Nhân quyền ASEAN gồm 40 điều khoản, khẳng định mọi công dân ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về dân sự và chính trị, về kinh tếxã hội và văn hóa, quyền phát triển, và quyền hưởng hòa bình. Các quyền này được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản là bình đẳng, tôn trọng đặc thù khu vực và sự đa dạng của mỗi quốc gia[12]

Tuy vậy, cũng có một số chỉ trích của các tổ chức nhắm đến tuyên bố này, cho rằng nó vẫn còn mang một số khiếm khuyết nhất định[13]và thậm chí, một số tổ chức nhân quyền phê phán văn bản không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế[14].

Các tư tưởng về nhân quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Các nội dung cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền Dân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hiệp Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Liên hiệp Quốc
Đại Hội đồng LHQ
Liên hiệp Quốc (LHQ) là cơ quan liên chính phủ đa phương duy nhất có quyền xét xử quốc tế được chấp nhận rộng rãi về pháp chế nhân quyền chung.[15] Tất cả các cơ quan của LHQ có chức năng tư vấn cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc, và có rất nhiều các ủy ban ở trong LHQ có trách nhiệm bảo vệ các hiệp ước nhân quyền khác nhau. Bộ phận có thâm niên nhất của LHQ về nhân quyền là Văn phòng Cao Ủy về Nhân Quyền. LHQ được quốc tế ủy thác về:
...thực hiện hợp tác quốc tế về giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa, hay nhân quyền, và về xúc tiến và khuyến khích việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay tôn giáo.
—Mục 1-3 của Hiến Chương Liên hiệp Quốc

Hội đồng Nhân quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tượng Hội đồng Nhân Quyền LHQ
Bài chi tiết: Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc
Hội đồng Nhân quyền LHQ, được thành lập ở Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 (2005 World Summit) để thay thế Ủy ban Liên hiệp Quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights), có nhiệm vụ điều tra sự vi phạm nhân quyền [16]Hội đồng Nhân quyền là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng  Liên hiệp Quốc [17] và báo cáo trực tiếp với tổ chức này. Nó được xếp dưới Hội đồng Bảo an. Bốn mươi bảy quốc gia trên một trăm chín mươi mốt ghế thành viên trong Hội đồng được bầu thông qua hình thức bỏ hiếu kín theo nguyên tắc đa số tương đối (trên 50%) ở Đại Hội đồng. Các thành viên phục vụ tối đa sáu năm và có thể bị đình chỉ nếu vi phạm nhân quyền. Hội đồng này được đặt ở Geneva và họp một năm ba lần; trường hợp khẩn cấp có thể có thêm các cuộc họp bổ sung.[18]
Hội đồng này còn có các chuyên gia độc lập (báo cáo viên) để điều tra các vi phạm nhân quyền và báo cáo lại cho Hội đồng.
Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC.[19].

Các tổ chức LHQ khác[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Hồng Thập Tự Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ của HHTTQT
Bài chi tiết: Hội Hồng Thập Tự Quốc tế

Ân xá Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tp lc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo CNN nhân quyền được xem là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế giới, cùng vớinông nghiệpphân tâm họcthuyết tương đốivắc xinthuyết tiến hóaWorld Wide Webxà phòngsố không, và lực hấp dẫn.[20]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

·        Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
·        Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
·        Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
·        Thể loại:Nhân quyền theo quốc gia




CHỦ NGHĨA CÁC MÁC: TAI HOẠ CỦA NHÂN LOẠI.

Chu tất Tiến.

Trong đại hội nhà văn, nhà báo tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2010, nhà văn Trần Mạnh Hảo đã đọc một bản tham luận gây sửng sốt cho toàn thể cử tọa. Nhiều nhà văn, nhà báo muốn trừng trị ông, có kẻ muốn cúp tiếng nói công chính của ông bằng cách giật “micro” trong tay ông, trong khi ấy, một số người có đầu óc cấp tiến lại coi việc ông làm là một hành động anh hùng, đáng kính trọng. Một số khác thì im lặng, giữ thái độ trung dung, cầu an, tránh né mọi xung đột cho dù họ đều nghĩ rằng những điều ông nói đểu dựa trên sự thật.  
Bản tham luận của ông nêu lên rất nhiều điểm mang tính cách chiến đấu trong văn chương, nhưng thực tế, những tư tưởng đó đã tấn công trực diện vào thành trì lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngoài việc tố cáo những việc làm mất nhân tính của giới lãnh đạo đã đẩy đưa đất nước đến chỗ suy vi vì tham nhũng, vì việc giáo dục thé hệ sau lỗi thời lạc hậu với bằng giả, học giả tràn lan, vì những hành vi bán nước của giới lãnh đạo, nhà văn Trần Mạnh Hảo còn cho rằng lý thuyết Các Mác (Karl Marx, 1818 -1883) như một sản phẩm của tội ác nhân loại.
Trong cuộc nói chuyện khác của ông, Nhà văn Trần Mạnh Hảo đã đưa ra một nhận xét mới: Học thuyết Mác Lê không phải duy tâm, không phải duy vật, mà là học thuyết Duy Ác, hàm ý là mọi người trên thế giới này đều bị cái Ác cai trị. Với Trần Mạnh Hảo, Các Mác đã bị ảnh hưởng quá nặng bởi lý thuyết “sống còn” của nhà nghiên cứu Darkwin cho nên đã cho rắng vạn vật phải cạnh tranh, phải giêt lẫn nhau để sinh tồn. Vì thế mà chủ nghĩa Các Mác muốn dùng bạo lực để tiêu diệt đối lập, hầu tạo ra một thế giới mới, thế giới hoang tưởng Thiên Đàng Cộng Sản.
Thật thế, chủ nghĩa Các Mác là một chủ nghĩa hoang tưởng, bệnh hoạn, muốn dùng bạo lực sắt máu để giết người, tiêu diệt phần lớn nhân loại nhượng cho một nhóm nhỏ cầm quyền tha hồ cai trị.
Đã 125 năm, kể từ khi Các Mác chết, lý thuyết của ông đã được phân tích, phê bình, và được cho vào chương trình học của hầu hết các đại học trên thế giới như một triết lý. Một số chính trị gia quá khích đã tôn thờ lý thuyết của ông như một loại kinh thánh. Một số khác đã áp dụng một vài quan điểm của ông vào thực tế xã hội với  nhiều sửa đổi. Lê Nin (Vladimir Lenin, 1870- 1921), người đã mượn những ý tưởng căn bản của Các Mác về một cuộc thay đổi xã hội toàn diện để biến thành môt tập hợp lý thuyết Mác-Lê (Marxism-Leninism), trong đó Bạo Lực Cách Mạng là đòi hỏi tiên quyết cho mọi hành vi chính trị hầu khuynh đảo tất cả các chế độ chính trị trên thế giới, nhằm tiếm đoạt quyền lực cho một đảng cai trị. Sau đó, Hồ Chí Minh, một đệ tử kiên định của cả Lê Nin và Mao Trạch Đông, dưới sự "chỉ đạo xuyên suốt" của hai người Thầy vĩ đại, đã mang mớ lý thuyết hổ lốn này về quê nhà và cùng với vũ khí và phương tiện do hai “mẫu quốc” này cung cấp, tìm cách cướp chính quyền vào trong tay mình.

 Trong suốt thời gian chiến tranh, để ghi nhớ công ơn của hai bậc trưởng thượng  kính yêu, Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị ở chỗ nào cũng treo ba tấm hình của Lê Nin, Các Mác và "Bác". Đôi khi, lại chỉ treo hình Các Mác và Ăng Ghen ( Friedrich Engels, 1820-1895), người đã cùng soạn thảo chung Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản (The Communist Manifesto) với Các Mác vào năm 1848. 

Thường thì hai tấm hình của các bậc “Sư Tổ” đó treo ngang nhau và bên trên hình của "Bác". Chỉ thảng hoặc, có dư chỗ, "Bác" mới được treo ngang hàng với “Sư Tổ” của mình. Từ khi xuống đường làm "Kách Mệnh",(1) Hồ Chí Minh vẫn luôn tôn kính Các Mác và Lê Nin còn hơn tổ tiên Việt Nam của mình, vì thật sự, Hồ Chí Minh không có lòng tôn trọng tổ tiên Việt Nam,  vẫn luôn coi Cộng Sản Quốc Tế mới chính là gia tộc của mình. Trong bài vịnh Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh đã tự đắc với việc làm của mình:
Bác đưa mt nước qua nô l
Tôi dắt “năm châu” đến đại đồng!

  Thực tế, với trình độ học vấn của ông Hồ, với sự "đạo thơ" của người khác làm thơ của mình(2), với sự dàn dựng nhờ người viết tiểu sử ca tụng chính mình (3), và những câu vè bình dân do Hồ Chí Minh viết ra, người ta có thể đoán ông Hồ chẳng hiểu gì về những ý niệm trong cuốn Tư Bản Luận đâu. 

Ông Hồ chỉ có thể biết rằng Các Mác kêu gọi phải "đấu tranh giai cấp" (class struggle) để dựng lại toàn diện cấu trúc xã hội, và khai thác thêm thành "Bạo Lực Cách Mạng" và "Chuyên chính vô sản" (4) mà thôi. Còn những lý thuyết về "giá trị xử dụng" (use value), "giá trị trao đổi" (exchange value), "lao động thặng dư" (surplus labor) hay "lý thuyết lao động về giá trị" (labor theory of value), chắc "Bác" không thích nhắc đến. Ngay chính hai nhóm chữ "chủ nghĩa xã hội" và "xã hội chủ nghĩa" khác nhau thế nào, chưa chắc ông Hồ đã có khả năng giải thích.

Và, nếu "Bác" mà không giải thích nổi, thì nói chi đến những đệ tử của "Bác"?
Điều phũ phàng là rất nhiều người mệnh danh là "thức giả", là "trí thức" cũng không nhận ra những thiếu sót và sai lầm tệ hại trong mớ lý thuyết của Mác, mà vẫn lớn tiếng ca tụng Mác như thần tiên, thánh sống.
Thực tế, Các Mác là một lý thuyết gia có rất nhiều sai lầm ngay từ căn bản, và thiếu sót rất nhiều về mặt thực tiễn xã hội.
1-Các Mác là ai? Tên thật là Karl Marx, một kẻ bất đắc chí, tự tạo ra một lý thuyết có tính cách thuyết phục với những người có trình độ lý luận dở dang, chưa đến nơi đến chốn, những kẻ luôn có tinh thần nổi loạn, chống đối xã hội, hoặc những kẻ thí mạng cho một cuộc phiêu lưu, “được thì được tất cả, mất thì chả mất cái gì”.

Marx sinh năm 1818, tại Đức, chết năm 1883, vốn thuộc dòng gốc Do Thái (Jews), khá giả (5), cả họ hàng có nhiều người làm "Rabbi", là "Thầy Cả", là người đức cao trọng vọng trong Do Thái giáo. Ông cụ tên là Hirschel, nhưng sau thấy bị đời coi thường, nên cậy cục xin đổi sang thành một người Đức yêu nước, Heinrich Marx, theo đạo Lutheran. Điều này chứng tỏ ông cụ Marx là người mất gốc, hám danh, hám lợi, tư bản chủ nghĩa chứ không có “tinh thần cộng sản” gì cả. Marx có nhiều anh chị em, nhưng một số chết sớm, còn mấy bà chị thì không hợp tính, vì Marx độc tài từ nhỏ, khiến mấy chị em khiếp sợ, không dám đứng gần. 

Bà mẹ tính tình khó chịu, nên Marx lờ luôn. Coi như Marx là người không có gia đình họ hàng. Marx không được hưởng tiền bạc nên ghét tư bản.  Đúng ra, Marx ghét họ hàng chị em. Năm 1854, Marx viết thư cho Engels, tỏ vẻ thích chí: "Phước thay cho ai không có gia đình!" (6). Câu này được các đệ tử nhặt và quảng cáo cho tư tưởng "Vô gia đình". Thực chất, Marx rất thích gia đình, vợ và con, nên đẻ nhiều, dù cho nghèo rớt mùng tơi, sáu đứa cả thẩy, nhưng nuôi nấng dở quá, nên chết mất ba. Marx rời quê hương để tránh bị truy nã bởi chính quyền, từ Đức sang Pháp, bị đuổi, qua Bỉ, rồi trở lại Pháp, về Đức, lại qua Anh, có thời gian qua Algeria, rồi trở về Anh và chết ở đây. Cho tới chết, Marx vẫn là nguời “ngụ cư”, kẻ ở nhờ ở đậu trong xã hội. Cho nên Mác nói là "Vô tổ quốc!" cũng rất đúng. Marx chống đối tôn giáo, nói đúng ra là chống lại hệ thống đạo ở quê hương, "Vô tôn giáo!". 

Thế là mấy đệ tử ào ào cổ võ cho "Tam Vô", nhưng không đệ tử nào biết rằng, khi gần tới ngày đi gặp Thần Chết, Marx viết tờ chúc thư cuối cùng, trong đó tỏ lòng ân hận với Thiên Chúa, và xin Chúa tha tội cho những điều ông viết có tính cách vô luân lý (7) Mác chẳng làm ăn gì, ngoài viết báo, viết sách, cứ chống đối hoài nên bị thất nghiệp dài dài, bị chủ nhà đuổi, bị thiếu ăn, thiếu sưởi, phải cầu cứu Engels, (một đại phú ông chuyên nghề làm bông gòn ở Anh), viết thư cho Engels xin vài Pounds (Lbs) để trả tiền nhà. Engels lập tức gửi ngay cho 50 Lbs, dư xài.

 Nếu không có Engels, thì chắc cuốn Tư Bản Luận không thể ra đời. Marx cũng làm bộ chê bai, chửi bới cách sống vô luân, sa đọa, nhưng theo những người bạn của Marx, ông ta lại khoái xem những cảnh chơi bời ái tình (8). Điều đau khổ cho Marx là dù ông ta cổ võ cho lý thuyết Cộng Sản, nhưng những đồng chí Cộng sản của Marx để cho Marx thiếu đói triền miên, không ai giúp đỡ, ngoài Engels!

2-Các Mác là kẻ "cọp dê" lại ý tưởng của người khác, và biến thành của riêng mình.
Từ đầu thế kỷ 18, đã có  nhiều lý thuyết gia, kinh tế gia nói về chủ nghĩa tư bản rồi. Những nhân vật nổi tiếng về kinh tế như  Adam Smith, David Ricardo, Jean-Baptiste Say, và John Stuart Mill đã viết nhiều về sản xuất, phân phối và trao đổi hàng hóa trong một nền kinh tế tư bản dựa vào sự nghiên cứu về những nhà kinh tế cận đại nhất.  Ngoài ra còn David Hume và Richard Cantillon nũa. Những nhân vật này đã để lại nhiều nghiên cứu giá trị. 

Mác chỉ lựa các bài viết của người, rồi tập hợp thành một cuốn Tư Bản Luận của mình. Theo sau Adam Smith, Mác đã phân biệt "giá trị xử dụng" của hàng hóa và sự sai biệt giữa tiền vốn và tiền bán được thành tiền lời của giới tư bản. 

Dựa vào những người đi trước, Mác, với sự hợp tác và giúp đỡ về tài chánh của Ăng Ghen, đã cho ra đời nhiều tác phẩm gọi là giá trị trong giới nghiên cứu lý luận thời đại đó, nhưng cũng chẳng được ai quan tâm áp dụng, mãi cho đến vài chục năm sau khi chết, mới được Lê Nin đem tô điểm và biến thành một vũ khí lợi hại tấn công nhân loại.

3-Marx sai lầm trên quan điểm về liên hệ giữa Công Nhân và Xã Hội. Xuyên qua tất cả các tài liệu, văn bản, sách viết của Mars, có mấy vấn đề được đặt ra:
-Điều kiện vật chất và ý thức con người có sự liên hệ với nhau.
-Xã hội được phân chia thành từng giai cấp
-Sự đấu tranh giữa các giai cấp.
-Giới công nhân và giới nghèo khổ luôn là kẻ bị áp bức.
Trên hết là sự giải phóng giai cấp công nhân qua một cuộc cách mạng sẽ đem lại tự do, no ấm cho mọi người, sẽ đem lại công bằng xã hội, sẽ làm cho thế giới này hạnh phúc, tiến lên một chủ nghĩa chung nhất: chủ nghĩa cộng sản.

Thực tế chứng minh, những cuộc cách mạng vô sản đã nổ ra nhiều nơi trên thế giới, nhưng đến cuối thế kỷ 20, nhân loại đã nhận thấy rằng những cuộc cách mạng đó chỉ đem lại đau thương, tàn ác, hết bạo quyền này đến bạo quyền khác, mà không mang lại hạnh phúc chút nào cho nhân loại, nhất là giới lao động, đã nghèo khổ còn bị bóc lột hơn, nên dần dần các thành trì xã hội chủ nghĩa cộng sản đã đổ nháo nhào. 

Hiện nay chỉ còn lại vài lãnh tụ cực kỳ lỳ lợm là Việt Nam, Cu Ba, và Bắc Hàn, vẫn muốn lợi dụng mấy chữ chủ nghĩa xã hội để thâu tóm quyền hành, áp đảo giới công nhân còn hơn ngày xưa.

 Trung Cộng thì đã hé hé mở mở kinh tế (trừ chính trị), tạo điều kiện cho công nhân sung túc hơn xưa, nhờ bỏ qua chế độ bao cấp, nhưng còn ở Việt Nam, sau nhiều chục năm XHCN, giới công nhân, lao động vẫn là khối lượng khổng lồ, khốn khổ khốn nạn, bị bóc lột, bị chủ lột truồng, đánh đập, bị chủ mạ lị, bị thiếu ăn, bị giam lỏng. Nữ công nhân phải đi làm vợ thuê để sống qua ngày. Có chút nhan sắc thì lo làm lẽ, làm nô lệ tình dục cho ngoại quốc, hay bán thân ở mấy nước có nhận trao đổi công nhân. Marx là kẻ thiếu trí thức, nên không tiên đoán được điều này.

4-Marx sai lầm lớn khi cho là tiền lãi, lời của Tư Bản là do sự bóc lột của giới chủ nhân qua giá trị thặng dư biến thành tiền tệ. Marx cả quyết: “Không bóc lột, không thể làm giầu được”. Điều này chỉ đúng cho thời điểm đó, thế kỷ 19 và đầu 20, khi kỹ nghệ bắt đầu phát triển, những máy móc, phương tiện được sản xuất ào ạt, xe lửa và đầu máy hơi nước là phương tiện di chuyển hàng loạt, nên cần công nhân rất nhiều. Vì đa số những tay tư bản thời đó ở Âu châu còn ngần ngại không dám nhào vào các phương tiện mới lạ, chỉ có một số mạo hiểm làm giầu, nên lợi nhuận tập trung vào một số nhỏ. Cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến, những quý tộc cũ còn tiền của chuyển hướng sang kỹ nghệ. 

Với tài sản sẵn có, những người này tạo nên một hệ thống tập quyền với hàng rào phe đảng bao che vững chắc, do đó, tự tung tự tác, bóc lột công nhân tối đa để mong làm giầu thêm nữa. Nhưng đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với giao thông dễ dàng hơn, với thông tin nhiều nguồn hơn, liên hệ kinh tế - xã hội thay đổi. Nhiều nghiên cứu thực tiễn chứng minh rằng lợi tức của Tư bản không nhất thiết phải là sự bóc lột giá trị lao động của công nhân. Như trường hợp Bill Gates, ông không làm chủ xí nghiệp như các chủ nhân thời Marx mà nhờ cái bộ óc của anh. Như một chuyên gia Việt Nam ở Thung Lũng điện tử, chỉ bán con "chíp" và "software" là đột nhiên trở thành tỉ phú! Mấy Chủ Nhân "Google.com" và “E-Bay”cũng thế! 

Đâu có cần phải bóc lột giá trị thặng dư của công nhân! Đa số các công ty, các hãng xe Nhật đều có công nhân trong ban quản trị, được góp ý kiến, được chỉ huy bạn mình! Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhiều người thành tỷ phú trong một thời gian ngắn mà không cần thuê công nhân.

 Như vậy, Marx sai lầm thê thảm! Marx còn sai hơn nữa khi cho rằng Tư Bản nhất định phải bao hàm một chế độ độc tài mà ông ta cũng còn gọi là Đế Quốc (Imperalism). Điều này bị lịch sử chứng minh ngược lại. Các chế độ đế quốc độc tài giờ đã biến mất trên mặt địa cầu, còn trơ lại có Đảng Cộng Sản là độc tài còn hơn Đế Quốc và Thực Dân nữa. Vài quốc gia có chế độ quân chủ, chỉ còn lại là những biểu hiện lịch sử, không có giá trị chính trị.

5-Marx còn sai khi tiên đoán rằng một cuộc cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở các nước tư bản Âu Châu, nơi mà người bóc lột người. "Hãy để bọn lãnh đạo rung động với một cuộc cách mạng cộng sản! Những người bị bóc lột chả có gì để mất ngoài xiềng xích trên chân họ!" (9) Trong các cuốn sách của Marx, các ý tưởng về Tư Bản đều đặt trên hệ thống kinh tế xã hội Âu Châu, tiêu biểu là nước Anh. 

Marx muốn thay đổi trật tự xã hội cho các nước Tư Bản Âu châu hồi đó đang trên đà phát triển kỹ nghệ. Đúng ra, cuốn Tư Bản Luận phê bình thậm tệ về nền Tư Bản Kỹ Nghệ  (Industial Capitalism) chứ không chủ trương nói về các nước còn trong chế độ Quân chủ. Sai! Cuộc cách mạng đầu tiên lại nổ ra ở Nga sô, nơi mà chế độ quân chủ còn tồn tại. 

Nga lúc đó ở trong giai đoạn quân chủ, chưa tiến tới tư bản, vì vẫn còn Nga Hoàng mà cả gia đình đều bị thủ tiêu, trừ người công chúa út, mà Walt Disney đã làm nên cuốn phim "Anatasia!" Lê Nin đã sửa chữa lý luận của Các Mác cho hợp với tình hình thời đó, nên nếu nói cho chính xác một cách khoa học, LÝ LUẬN NGUYÊN THỦY CỦA CÁC MÁC CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC NGƯỜI CỘNG SẢN ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚIChỉ có lý thuyết MARXISM-LENINISM chủ trương “dùng Bạo Lực của kẻ vô sản, trần truồng, (10) chọi lại Bạo Lực của kẻ có tiền của” là được áp dụng. 

Sau này, Hồ Chí Minh đã lượm ý tưởng Mác Lê và cho là "một cuộc cách mạng của công nhân" phải được thực hiện để thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội. Rồi Bác thêm mắm muối vào cho ra vẻ Việt Nam. Bác lập ra những hợp tác xã nông nghiệp, công nghiệp dưới chế độ Bao Cấp mà không biết gì về tính quản trị, nên toàn bộ mấy cái hợp tác xã của Bác tan tành, bốc hơi hết trọi trước năm 2000.

5-Nói về tiến trình của lịch sử thế giới, Marx lại càng sai! Theo ông, lịch sử thế giới tiến theo một trình tự như sau: Nhân loại đầu tiên theo chế độ Cộng Sản nguyên thủy (Primitive Communism) vì hồi đó, ai có đồ hái lượm đều chia cho nhau xài chung.

Sau đó đến chế độ Nô Lệ (Slave Society), rồi Phong Kiến (Feudalism), tiếp theo là Tư Bản (Capitalism), cuối cùng là Xã Hội Chủ Nghĩa/Cộng Sản Chủ Nghĩa (Socialism/Communism) Thế là chấm dứt tiến triển.
Chủ Nghĩa Cộng Sản vô địch sẽ sống mãi trong lịch sử! (11)
Điều này sai trật rất lớn! Ai có thể khẳng định rằng trong thời hồng hoang, con người chia đồ cho nhau xài chung? Đâu chỉ có dựa vào một số đồ dùng đá, sắt ở một chỗ và mấy cái hình khắc trên hang động mà kết luận rằng mọi người thương yêu nhau, xài chung đồ! Họ có thể tranh giảnh nhau đến chết! Cho nên mới có sự rải rác, nhóm này ở đây, nhóm đó ở chỗ khác, lại còn vài cái sọ người cô đơn ở những chỗ không thể hiểu! Mấy dụng cụ lao động mà người ta tìm thấy thời ông cố, ông sơ ngày xưa, có cái còn nằm trong thân người khác, nghĩa là có đâm chém nhau, giành quyền sở hữu.

Rồi, sau khi Phong kiến tàn, Tư bản bây giờ còn lộng hành hơn bao giờ hết, chủ nghĩa xã hội thực sự chưa hề thấy! Sau thời gian Xếp Hàng Cả Ngày, Xạo Hết Chỗ Nói, Xếp Hạng Con Người Xuống Hàng Chó Ngựa, tất cả các lãnh đạo Cộng Sản trên thế giới đã biến thành Tư Bản, Tài Phiệt (Capitalist) hết, từ Cu ba, Trung Cộng, Bắc Hàn, đến mấy lãnh tụ của Việt Nam, người nào cũng chiếm đoạt hết tài sản dân chúng vào trong tay, chơi bời thỏa thích, sống huy hoàng trên đầu trên cổ dân mình. 

Thủ Lãnh của Bắc Hàn hiện nay sống xa hoa gấp ngàn lần các lãnh tụ Tư Bản, Phong Kiến, Thực Dân của thế kỷ trước. Từ Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, đến các lãnh tụ trong Bộ Chính Trị, và Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản đều là những Đại Gia Tư Bản khổng lồ, những người mà Đảng đã từng “đánh” tan nát, trong các chiến dịch “ĐÁNH TƯ SẢN MẠI BẢN” nhiều lần trước 1975 tại miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam.  

Hiện nay, Nguyễn Tấn Dũng và gia đình là một trong những nhà Tư Bản giầu nhất Đông Nam Á. Bố là Thủ Tướng, nắm quyền lực chính trị, con gái là Tổng Giám Đốc Đầu Tư, thu hết mọi nguồn tiền từ thế giới đổ vào Việt Nam, coi như hai cha con đã thống lĩnh toàn bộ đất nước về hai mặt Chính Trị và Thị Trường Tư Bản. Chế độ này còn quân chủ hơn các chế độ quân chủ khác trên thế giới vì vẫn áp dụng việc Cha Truyền Con Nối, tiền bạc ăn cướp được của nhân dân chỉ được lưu hành trong hệ thống gia đình, vợ lớn, vợ nhỏ, bồ nhí, cháu, chắt…Với quyền lực mênh mông, vô hạn, lại không có hệ thống kiểm soát, nên tha hồ chia chác tài sản, quyền hành cho nhau. 

Chế độ này còn KHỐN NẠN hơn mọi chế độ vì có toàn quyền bán đất, bán nước cho ngoại bang. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đều được giao cho người nước ngoài khai thác đến cạn kiệt.

 Ngoài Tây Nguyên với Bô xít, ngoài các công trình đi khắp đất nước được giao cho Trung Cộng, còn toàn bộ các rừng đầu nguồn, trong đó có rất nhiều tài nguyên, mỏ sắt, mỏ chì, mỏ kẽm… đều được giao cho Trung Cộng, kẻ luôn nuôi mộng xâm lăng nước ta, trong thời gian từ 50 năm đến 100 năm. 

Mới đây, khi đón Tập Cận Bình, Nhà Nước đã cho trương toàn cờ Trung Cộng với sau (6) ngôi sao, chứng tỏ một cách hùng hồn là Việt Nam chỉ là một trong các “Tỉnh” chư hầu của Trung Cộng. Điều nhục nhã nhất là trong khi phất cờ Trung Cộng, thì lại quên cho phất cờ Việt Nam Cộng Sản, phong cách này y hệt như khi “Bác Hồ” đi thăm một tỉnh nào ở miền Bắc, chỉ phất một thứ cờ Cộng Sản Việt Nam mà thôi. 

Việc phất một thứ cờ Trung Cộng với 6 sao mà không cho phất cờ VNCS đã thực tế, công khai chấp nhận là Việt Nam là một tỉnh của Trung Cộng! Nhục nhã hơn nữa là cho bắt tù tất cả những ai yêu nước và lớn tiếng kêu gọi độc lập. Từ Điếu Cầy, Nguyễn Văn Tính, Phạm Thanh Nghiên.. đến một nhạc sĩ chỉ viết bài “Anh là Ai” kêu gọi Công An hãy cư xử như một người Việt Nam mà không phải là kẻ “lạ”, vậy mà cũng bị bắt giữ, tù đầy!

Như vậy, thực tế, Chủ Nghĩa Xã Hội của những người Cộng Sản đã chỉ là lý thuyết không tưởng, chỉ còn lại những biến thể của chế độ Tư Bản, một chế độ “Người Bóc Lột Người, Người Bán Nước Mình, dù vẫn mang nhãn hiệu Cộng Sản”. (10)

Với trình độ lý luận hiện tại, với phuơng tiện khoa học hiện tại, người ta biết chắc chắn rằng KHÔNG BAO GIỜ CÓ NGÀY MÀ THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN hiện diện ở trần gian, trong đó tất cả tài sản, công cụ lao động, phương tiện lao động và Lao Động đều được tập trung rồi phân chia đồng đều, mọi người "làm theo năng lực, huởng theo nhu cầu", sức khỏe và tài năng đến đâu thì làm đến đó, còn thích ăn, thích ở như thế nào thì cứ việc tự nhiên, vợ anh cũng là vợ tôi, má tôi có thể cũng là vợ anh, tôi muốn ăn đồ nhà anh, muốn xài bất cứ cái gì cũng đặng! (12)
6-Trên hết, sự sai lầm kinh khủng nhất của Marx là thiếu tâm lý học. 

Tuy người đời cho ông một đống tên tuổi nào là Nhà Sử Học (Historian), Triết gia (Philosopher), Khoa Học Gia Xã Hội (Social Scientist) và Nhà cách mạng (Revolutionist), ông lại thiếu một ngành quan trọng: Tâm Lý Học! Khi ông đề nghị một cuộc cách mạng rung trời, lở đất, để giành lấy chính quyền cho nhân dân, ông không biết rằng những kẻ lãnh đạo, sau khi thành công, thì không khi nào nhường lại cái đặc quyền lãnh đạo ấy cho nhân dân cả! Đã nắm được quyền lực thì nắm luôn. 

Đã lượm được tiền, vàng bạc, ngân khố rồi thì không ai thích trả lại.Thêm nữa, một khi đã say máu giết người rồi, thì cứ thế mà say máu, giết người! Do đó, mà sau các cuộc cách mạng xã hội, số người chết nhiều không thể đếm được. Người ta chỉ có thể ước lượng, Trung Cộng giết hơn BA CHỤC TRIỆU người, Liên Xô ít hơn, chỉ có hơn MƯỜI TRIỆU NGƯỜI thôi. Còn Việt Nam? Cuộc chiến vừa qua đã giết gần BA TRIỆU NGƯỜI, nếu nhân với con số trung bình là 4 người cho một gia đình, thì số người bị thiệt hại, oan ức thật sự là 12 triệu người.

Kết luận, để có thể chấm dứt cái chế độ oan oan nghiệt nghiệt Cộng Sản đang tàn phá quê hương và dân tộc ta, người dân Việt Nam phải đồng loạt đứng lên, và gào to chính cái mệnh lệnh mà Các Mác đã hô hoán ngày trước:
"Hãy để các lãnh đạo “Cộng Sản” rung động với một cuộc cách mạng mới! Những người bị bóc lột chả có gì để mất ngoài xiềng xích trên chân họ!"

Chu tất Tiến.














Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link