Monday, October 6, 2014

Hồng Kông : Đề nghị đối thoại của chính quyền là thủ đoạn ‘câu giờ’

 

Hồng Kông : Đề nghị đối thoại của chính quyền là thủ đoạn ‘câu giờ’

10 .5雨傘革命現場 Umbrella Revolution Live Broadcast

10 .5雨傘革命現場 Umbrella Revolution Live Broadcast




image





Preview by Yahoo

 

Thời sự - Trọng Nghĩa - RFI




image





Trọng Nghĩa - Tìm kiếm tất cả các bài, âm thanh, vidéo và biểu đồ trên rfi.fr
Preview by Yahoo

 

media


Chính quyền Hồng Kông đề nghị đối thoại với dân Hồng Kông biểu tình nhưng chưa biết lúc nào và về cái gì. Ảnh tư liệu : Lãnh đạo biểu tình Hoàng Chi Phong phát biểu trước đám đông tối 02/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu


Từ hơn 10 ngày nay, người dân Hồng Kông đã liên tục biểu tình để đòi hỏi chính quyền đặc khu và nhà cầm quyền Bắc Kinh tôn trọng lời hứa cho dân chúng Hồng Kông quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo mình. Sau nhiều ngày chần chờ, chính quyền Hồng Kông đã đề nghị mở đối thoại với phong trào phản đối. Theo chuyên gia Pháp Marie Holzman, đây là một mưu toan "câu giờ".



Thoạt đầu, sinh viên Hồng Kông, vốn đi tiên phong trong phong trào phản kháng, đã chấp thuận đề nghị đối thoại, dù rất mơ hồ. Tuy nhiên vào tối hôm qua, 03/10/2014, họ đã tuyên bố cắt đứt đối thoại sau các các vụ tấn công vào người biểu tình bị nghi ngờ là do chính quyền giật dây.


Theo nhận định của bà Marie Holzman, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Đoàn kết Trung Quốc (Solidarité Chine), đề nghị đối thoại do chính quyền Hồng Kông đưa ra là một diễn biến mới, nhưng vẫn chưa phải là đáp án cho hàng loạt vấn đề mà phong trào đấu tranh dân chủ đã nêu bật.

Trả lời phỏng vấn của ban Pháp ngữ RFI, bà Marie Holzman đã nhấn mạnh đến dụng tâm tranh thủ thời gian, nói nôm na là câu giờ, của chính quyền khi đưa ra đề nghị đối thoại với những người biểu tình. 


Theo bà, quyết định của Chính quyền Hồng Kông chưa thể xoa dịu tình hình.

Marie Holzman : Vấn đề không phải ở chỗ này. Các người biểu tình chỉ được xoa dịu hay hài lòng khi người ta bảo đảm với họ là họ có quyền bỏ phiếu bầu lãnh đạo Hồng Kông một cách bình thường. Hiện giờ thì không phải như thế.


Tôi nghĩ họ có cảm giác là người ta - tức là chính quyền - đang tìm cách câu giờ, người ta đang đánh lạc hướng khi cho họ khả năng nói chuyện với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), nhân vật số hai ở Hồng Kông, nhưng không nhất thiết là phải bãi chức ông Lương Chấn Anh, nhân vật số 1 của Hồng Kông, bị xem là con rối do Bắc Kinh giật dây, và rất tán thành việc để cho Trung Quốc thâu tóm vấn đề bầu cử ở Hồng Kông.


Theo tôi, chúng ta đang ở trong một tình huống đọ sức, phong trào đấu tranh có nguy cơ hụt hơi một chút vì dĩ nhiên sau dịp nghỉ lễ, người ta phải đi làm trở lại, trong lúc sinh viên phải trở lại đại học của mình.


Trước mắt thì cũng không biết rõ tình hình sẽ kết thúc như thế nào.


RFI : Chọn nhân vật số hai để đối thoại, đó có phải là điều quan trọng hay không ?

Marie Holzman : Tôi nghĩ đó là một sự chọn lựa tương đối thông minh. Vì bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là một nhân vật tương đối quan trọng. Sinh viên sẽ không cảm thấy bị thua thiệt, trong lúc - tôi nhắc lại - chính quyền có thể tranh thủ thời gian.


Và điều này gợi lại cho chúng ta những kỷ niệm không hay, vì khi sinh viên ở trên quãng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào tháng 5/1989, Thủ tướng Trung Quốc thời ấy, ông Lý Bằng, đã đồng ý tiến hành đối thoại với một vài đại diện sinh viên. 


Nhưng điều đó không ngăn cản được cuộc đàn áp hai tuần sau đó với bạo lực và chiến xa.

Tôi nghĩ là mô hình này sẽ không lập lại ở Hồng Kông, nhưng ý nghĩ mở đối thoại, theo tôi, là một cách thông minh để tranh thủ thời gian.


RFI : Thế ngoài nguy cơ phong trào bị hụt hơi như bà vừa nêu, thì còn có nguy cơ chia rẽ trong hàng ngũ phong trào hay không ?

Marie Holzman : Trong mọi phong trào, đều có nguy cơ chia rẽ, nhưng đây không phải là một phong trào mang tính chất chính trị thuần túy, mà liên quan đến một cái gì rất cụ thể, có nghĩa là để vào năm 2017, người ta có thể tổ chức một cuộc bầu cử mà trong đó không những thể thức phổ thông đầu phiếu được tôn trọng, mà ứng cử viên lại còn thật sự đến từ quần chúng.

Hiện giờ thì Bắc Kinh đang đề nghị là có 3, 4, hay 5 ứng cử viên, nhưng tất cả đều do Bắc Kinh chỉ định.

Chính trên điểm này mà người Hồng Kông đang huy động lực lượng để phản đối. Theo tôi trên điểm này, họ hoàn toàn đồng ý với nhau.

RFI : Nhất là với việc Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ các mạng xã hội ?

Marie Holzman : Đúng như thế. Nếu mà người dân Trung Quốc biết được là sinh viên đã được khả năng đối thoại và họ đòi được bầu cử tự do, đó sẽ là một quả bom thật sự ở Trung Quốc.

Dĩ nhiên cũng có một số người có được một số thông tin, nhưng nhìn chung, báo chí bị kiểm duyệt và khi người ta nói đến Hồng Kông, thì chỉ nói là có tình hình lộn xộn trên đường phố, nhưng sẽ lắng dịu ngay và chính quyền nắm vững tình hình. Người ta không nói chi tiết về những gì đang diễn ra.


RFI : Người ta chưa biết rõ về tính chất đề nghị của chính quyền, cũng như không có thời điểm cụ thể, cũng không có nội dung của những gì được bàn thảo lúc sinh viên có thể gặp đại diện chính quyền...


Marie Holzman : Điều đó đúng, nhưng chúng ta cứ hãy làm người phản biện triệt để. Hãy giả sử là chính quyền Bắc Kinh đặt ra những đòi hỏi cao đối với người dân Hồng Kông- đây là điều chưa từng có – và điều đó theo tôi sẽ là bước đầu một sự tháo gỡ chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc.


Cho nên tôi nghĩ là nhân vật số 1 ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đang lâm vào một tình huống khá khó khăn. Ông phải đưa ra những chỉ thị cho lãnh đạo Hồng Kông, tranh thủ thời gian càng nhiều càng tốt, với hy vọng là phong trào đấu tranh hụt hơi và tan biến.

RFI : Đó là để tránh một cuộc đối đầu mà các nhà quan sát hiện nay lo ngại ?


Marie Holzman : Có lẽ như vậy, tôi không thể khẳng định. Tôi nghĩ là sinh viên và người lao động ở Hồng Kông rất tôn trọng luật pháp, và có nhiều khả năng họ sẽ trở lại làm việc, nhưng điều này theo tôi không hoàn toàn khiến cho phong trào hụt hơi. Nó sẽ diễn ra dưới hình thức khác.

RFI : Phải chăng một chính quyền tập trung như chính quyền Trung Quốc lại gặp khó khăn trước một phong trào mà ban lãnh đạo không thống nhất ?


Marie Holzman : Thú thật là tôi không rõ. Vì phong trào diễn ra ở Hồng Kông. Và chế độ ở Hồng Kông hiện giờ rất khác biệt với chế độ ỏ Trung Quốc. Cho nên biểu tình ở Hồng Kông không diễn ra giống như ở Trung Quốc. Và như người ta biết rõ, ở Hồng Kông, tổ chức biểu tình cũng dễ như đi ăn mì ở nhà hàng.


RFI : Nhưng không phải kéo dài 10 ngày như thế ?

Marie Holzman : Điều khiến chính quyền bất an là việc đòi quyền bỏ phiếu theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Điều đó thật rắc rối. Họ đã đòi nhiều thứ rồi và họ đã thắng trong một số trường hợp.


Ví dụ như chính quyền Trung Quốc đã thử tung ra cái gọi là giáo dục yêu nước để buộc trẻ em Hồng Kông tỏ lòng yêu nước và dĩ nhiên yêu đảng Cộng Sản Trung Quốc. Người Hồng Kông đã không đồng ý, họ cho răng không muốn con em họ bị tẩy não, họ muốn con em giữ được đầu óc phán xét, có đánh giá riêng, và họ đã thắng.


Tóm lại thì người Hồng Kông quen với việc xuống đường biểu tình và đòi hỏi Bắc Kinh phải nhượng bộ, và đôi khi họ thắng. Cho nên tôi nghĩ là nên lạc quan.

 

Chướng ngại vật được tháo dỡ gần trung tâm hành chánh Hồng Kông

·         In

·         Chia sẻ:

Sinh viên biểu tình đòi dân chủ tỉnh dậy sau một đêm trên đường phố trong khu tài chính Hồng Kông, ngày 5/10/2014.

·          

·          

·          

·        

Tin liên hệ

·         Video Đụng độ tiếp diễn trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông

·         Người biểu tình ở Hong Kong tiếp tục thách thức chính quyền

·         Hồng Kông ra lệnh cho người biểu tình rút khỏi đường phố

·         Nhìn Hong Kong và nhớ Miến Điện

·         Video Hong Kong: Sinh viên biểu tình ngừng đối thoại với chính quyền

·         Video Người Hong Kong bình tĩnh trước những đe dọa kinh tế của Bắc Kinh

05.10.2014

Những người biểu tình thân dân chủ ở Hồng Kông đồng ý tháo dỡ chướng ngại vật gần trung tâm hành chánh xuống, một ngày trước thời hạn chót phải làm sạch đường phố.

Động thái này diễn ra khi một số người biểu tình rút khỏi một khu vực biểu tình khác ở quận Mong Kok, mặc dù chưa rõ là liệu người biểu tình sẽ tập trung về một chỗ biểu tình chính hay sẽ rút lui hoàn toàn.


Hàng vạn người biểu tình, trong đó có nhiều sinh viên, đã xuống đường biểu tình rầm rộ suốt ngày đêm sang tuần thứ hai để đòi nhiều quyền dân chủ hơn cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông năm 2017.


Cuối ngày thứ bảy, các thủ lãnh của hiệp hội sinh viên chính đồng ý một cuộc thương lượng mới với chính phủ, nếu chính phủ bảo đảm rằng cảnh sát bảo vệ cho người biểu tình mà hôm thứ Sáu đã bị các băng đảng tấn công ở khu mua sắm Mong Kok. 

 

Các thủ lãnh sinh viên cũng nói rằng họ sẽ để cho nhân viên chính phủ trở lại làm việc vào thứ Hai.

Hành chánh Trưởng quan Hồng Kông Lương Chấn Anh hôm thứ Bảy cảnh cáo rằng mọi hành động cần thiết sẽ được thực hiện để bảo đảm cho nhân viên chính phủ có thể đến văn phòng làm việc vào tuần tới.

Hàng vạn người biểu tình đã tập trung bên ngoài trung tâm hành chính Hồng Kông trong một khoảng thời gian sau tuyên bố của ông Lương. Họ thề quyết sẽ tiếp tục tranh đấu đòi có nhiều quyền hơn trong việc bầu chọn lãnh đạo. Các thủ lãnh sinh viên nói rằng họ sẵn sàng để cho nhân viên chính phủ trở lại văn phòng làm việc, nhưng sẽ tiếp tục chiếm khu trung tâm tài chánh.

Cả hai bên đổ lỗi cho nhau đã châm ngòi cho bạo động hôm thứ Sáu.

Cảnh sát đã bắt giữ 19 người liên can đến các vụ xô xát đã làm 18 người bị thương, trong đó có một số cảnh sát viên.

Cảnh sát nói một số người bị bắt liên hệ đến những băng đảng tội phạm có tổ chức có tên là Tam Hoàng.

Người đứng đầu cơ quan an ninh Hong Kong Lai Tung-kwok ngày thứ Bảy bác bỏ tin là nhà cầm quyền thành phố sử dụng các băng đảng chống những người biểu tình để cố quét sạch những người này ra khỏi các đường phố. Ông gọi những cáo buộc này là những lời đồn đoán và hoàn toàn vô căn cứ và không công bình. 



Chính quyền Hồng Kông ra tối hậu thư chấm dứt biểu tình

mediaCảnh sát Hồng Kông triển khai tại Mongmok, khu vực người biểu tình chiến đóng ngày 5/10/2014Policemen stand in front of a tent set up by pro-democracy prote
Được hậu thuẫn của Bắc Kinh, lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố sẽ « có những biện pháp cần thiết để tái lập trật tự », chấm dứt tình trạng tê liệt trước ngày 06/10/2014. Giới học sinh, sinh viên Hồng Kông quyết không từ bỏ cuộc đấu tranh đòi tự do bầu cử bất chấp những đe dọa của chính quyền.
Phong trào Occupy Central thông báo rút lui khỏi một số địa điểm đang chiếm đóng như khu thương mại Mongkok để tập trung lực lực lượng về khu đặt các cơ quan hành chính của chính quyền Hồng Kông, Admiralty.
Phát biểu trên đài truyền hình tối ngày 04/10/2014 ông Lương Chấn Anh, cảnh báo người dân Hồng Kông phải trở lại công sở và sinh hoạt bình thường kể từ ngày mai. Các công sở cũng phải hoạt động lại bình thường sau nhiều ngày bị tê liệt. Lãnh đạo Hồng Kông nói thêm là chính quyền sẽ có « những hành động cần thiệt để tái lập trật tự » tại vùng đặc khu hành chính này.
Tuy nhiên lời lẽ cứng rắn của ông Lương Chấn Anh không làm giới dân chủ Hồng Kông nao núng. Một giáo sự đại học Hồng Kông cho AFP biết ông khuyến khích bạn bè và sinh viên tiếp tục phong trào đấu tranh bất bạo động. Sinh viên Hồng Kông tuy lo lắng trước nguy cơ bị đàn áp nhưng không có ý định bỏ cuộc bởi vì họ đang « đấu tranh cho những giá trị cơ bản của tự do và dân chủ ».
Theo đặc phái viên RFI có mặt tại chỗ, Heike Schmidt, cho tới sáng nay người dân Hồng Kông vẫn tham gia chiến dịch chiếm đóng đường phố của giới sinh viên, học sinh :

"Không khí sáng ngày Chủ nhật hôm nay vui nhộn. Trời nắng. Nhiều gia đình với con em, kể cả con nhỏ khi thì đặt trong xe đẩy, khi họ công kênh con trên vai, tiến về phía hàng ngàn sinh viên đang chiếm đóng khu Admiralty. Trên trục lộ chính, bình thường ra thì rất đông xe cộ qua lại trong ngày nghỉ cuối tuần, nhưng hôm nay, sinh viên ngồi ăn ngay trên mặt đường. Một số khác thì mở sách, vở ra học bài, như để không lãng phí thời gian.

Phong trào chiếm đóng đường phố của học sinh, sinh viên Hồng Kông sau một tuần lễ đã tỏ dấu hiệu mệt mỏi. Có người nằm ngủ ngay tại chỗ. Nhưng bên cạnh những khuôn mặt mệt mỏi còn có cả sự lo âu. Sáng nay chẳng hạn nhiều vụ đụng độ đã xảy ra tại khu Mongkok. Chính quyền Hồng Kông lên giọng đe dọa người biểu tình.
Tối hôm qua, trong một bài diễn văn được phát đi trên đài truyền hình, ông Lương Chấn Anh kêu gọi người biểu tình giải tán và lãnh đạo Hồng Kông quyết tâm giải quyết dứt điểm tình hình nội trong ngày hôm nay. Vào ngày mai, mọi người sẽ đi làm trở lại sau một tuần lễ nghỉ phép.

Chính quyền Hồng Kông cam kết tái lập trật tự, ổn định cho 7 triệu dân cư tại chỗ. Lời lẽ cứng rắn đó của ông Lương Chấn Anh khiến nhiều người lo ngại. Một số tin đồn đang được chuyển tải qua các mạng xã hội cho biết là cảnh sát đang chuẩn bị can thiệp. Dù vậy, trước mắt chưa có dấu hiệu người biểu tình Hồng Kông nhượng bộ. Trái lại họ đang tăng cường thêm các biện pháp phòng thủ".

Điểm sáng Hồng Kông và cục diện Dân chủ




Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu 
TQTThưa TS Hà Sĩ Phu, tại Hồng Kông sinh viên đang có cuộc biểu tình rất rộng lớn và mạnh mẽ, không chỉ một hai ngày mà đã kéo đến tuần thứ hai biểu thị tinh thần kiên trì đấu tranh cho tự do dân chủ của Hồng Kông được phát triển, không bị chính quyền Bắc Kinh tước đoạt. Ông có ý kiến bình luận gì vê cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông không, thưa ông?
HSP: Cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên Hồng Kông được cả thế giới chăm chú theo rõi và ủng hộ nên đã có nhiều bài bình luận, trong đó nhiều bài có giá trị, xin không lặp lại. Tôi chỉ bổ sung một ý kiến bình luận, hỏi rằng trong cuộc đọ sức giữa một Hồng Kông dân chủ nhỏ bé so với toàn Hoa lục Cộng sản vô cùng rộng lớn thì cuối cùng “Ai sợ ai, ai thắng ai, ai sẽ đào mồ chôn ai?”.
TQTVâng, xin ông cho lời bình luận về cuộc đối đầu tưởng như rất không cân sức này.
HSP: Vâng quả là không cân sức, khi chỉ một số người của một thành phố mấy triệu dân biểu tình chống chủ trương của một nền độc tài đang thống lĩnh gần một tỷ rưỡi người thì đúng là trứng chọi với đá. Nhưng ở đây “trứng” là điểm sáng để người ta đối chứng với “núi đá” là bóng đêm. Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng. Bóng đêm ắt phải sợ ánh sáng. Cộng sản đi theo một chủ thuyết ảo tưởng dẫn đến kết quả bi đát nhưng lại tuyên truyền là duy nhất khoa học, là dân chủ gấp triệu lần, là thiên đường hạnh phúc. E sợ nhân dân nhìn thấy một xã hội đối chứng để so sánh mà lật tẩy sự dối trá, nên mọi chế độ cộng sản đều phải bưng bít xã hội sau bức màn sắt. Nhưng bức màn sắt bưng bít cứ bị phá vỡ, chẳng những vì sức mạnh không gì cản nổi của kỷ nguyên thông tin mà còn vì chính chế độ Cộng sản rất cần phải mở cửa để cứu vãn sự ngưng trệ và đói kém của chế độ, không mở cửa thì không tồn tại được. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế Cộng sản. Trung Quốc vừa muốn áp đặt Cộng sản lên Hồng Kông nhưng lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ.
Hồng Kông, tô giới của Anh được trao về Trung Quốc với quy chế “một quốc gia hai chế độ” chính là nơi mà mâu thuẫn ấy được hội tụ, tập trung ở đỉnh cao, nên sự đụng độ trực tiếp và ngoạn mục là điều dễ hiểu.
Trước mắt thì Hồng Kông là một điểm sáng nhỏ bé nhưng tương lai sẽ thuộc về điểm sáng đó, rồi đây toàn bộ Hoa lục khổng lồ phải tiến theo điểm sáng ấy thôi.
Ở Việt Nam năm 1975 sau khi thống nhất cũng đã có viễn kiến muốn giữ Việt Nam thành một quốc gia hai chế độ: Cả nước thống nhất về quân sự và ngoại giao nhưng miền Nam hoặc riêng Sài Gòn vẫn độc lập về kinh tế, văn hóa, dân sự. Nếu viễn kiến đó được thực hiện thì đất nước đâu có đến nỗi khốn đốn và tanh bành như bây giờ? Nếu chế độ Cộng sản không quá sợ đối chứng Tư bản, biết hòa thuận ôm trong lòng mình một vùng tư bản thì trước mắt việc tự cứu đã tốt hơn nhiều. Song dù “tự cứu” gì thì về lâu dài một chế độ phản tiến hóa trước sau cũng bị đào thải, những đặc khu tư bản sẽ thúc đẩy sự cáo chung Cộng sản diễn ra nhanh hơn và êm đềm hơn. Chủ nghĩa Cộng sản tự hào mình (tức giai cấp Vô sản) là tương lai của nhân loại, mình là kẻ “đào mồ chôn” chủ nghĩa Tư bản nhưng thực tế vị trí ấy bị đảo ngược, mà ngược đời là chế độ Cộng sản phải tự tìm đến chủ nghĩa Tư bản để cứu vãn nhưng cũng tức là tự tìm đến kẻ sẽ “đào mồ chôn” mình.
Trước mắt, chưa biết cuộc biểu tình ở Hồng Kông thắng lợi được đến đâu, chắc cũng không có thắng lợi gì to lớn lắm đâu, nhưng tương lai rồi “ai phải sợ ai, ai sẽ thắng ai” ấy mới là kết luận cuối cùng. Chủ nghĩa Tư bản sẽ là kẻ chiến thắng. Nhưng gọi tên thế thôi, cái gọi là chủ nghĩa Tư bản chẳng qua là thế giới văn minh tự nhiên của loài người!
TQTThưa TS Hà Sĩ Phu, trước đây ở cả ba miền Nam Trung Bắc đều có những cuộc biểu tình lớn của sinh viên đòi tự do, dân chủ. Nhưng nay hầu như các cuộc biểu tình lớn ấy vắng bóng, số cuộc biểu tình cũng như lực lượng biểu tình chỉ còn rất thưa thớt, ít ỏi. Ông hiểu sao về hiện tượng này?
HSP: Vâng, nước ta ngay thời Pháp thuộc, ta là dân nô lệ mà đám tang cụ Phan Châu Trinh đông đến hai chục nghìn người. Trong lòng chế độ miền Nam trước đây cũng không thiếu những cuộc biểu tình lớn chống chế độ. Nhìn rộng ra thế giới thì càng rõ nữa, nhiều cuộc biểu tình hàng vạn người dẫn đến sự thay đổi chế độ.
Nước ta bây giờ mâu thuẫn xã hội rất nhiều, ý đảng với lòng dân khác biệt, bao nhiêu điều cần yêu cầu thay đổi mà khó khăn lắm mới có một cuộc biểu tình vài chục người, vài trăm người, đi suốt buổi quanh hồ Hoàn Kiếm chẳng thêm được người nào. Tại sao vậy?
Những chế độ dù độc tài tồi tệ nhất cũng thường còn chừa lại một mặt bằng dân chủ tối thiểu, một số quyền tối thiểu cho người dân để khi cần người dân có thể nói lên tiếng nói của mình, nguyện vọng của mình. Nhưng cộng sản là độc tài toàn trị, dù họ cứ nhân danh nhân dân, nói tất cả mọi quyền thuộc về nhân dân, nhưng thực tế thì nhân dân bị tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất. Người biểu tình và gia đình bị đe dọa cả về vật chất lẫn tinh thần. Toàn bộ nhận thức, tâm tư tình cảm đều phải theo khuôn mẫu chuyên chính vô sản của đảng, người dân không dám bộc lộ chính kiến của mình. Nói riêng trong lĩnh vực học sinh – sinh viên thì sự giám sát trói buộc càng chặt chẽ hơn vì Đảng Cộng sản thừa biết tuổi trẻ học đường chính là lực lượng trẻ ưu tú, nhạy cảm, là ngòi nổ của mọi cuộc đấu tranh.
Giới trẻ Hồng Kông được thừa hưởng một tài sản dân chủ rất căn bản trong khi ở Việt Nam cái nền dân chủ mà những “thế hệ vàng” ngày trước bắt đầu được thừa hưởng, được giải phóng cá nhân, đã xuất hiện được những trí thức lớn, nhà yêu nước lớn, thì sau mấy chục năm cộng sản cai trị đã bị bào mòn và cày xới đến “mất gốc hoàn toàn” như ông Dương Trung Quốc đã công nhận. Mong có một cuộc biểu tình 1-2 nghìn người đã là khó khăn lắm. Vậy tình trạng đối với thế hệ trẻ tiến bộ Việt Nam bây giờ là khó khăn gắp nhiều lần, khi so sánh phong trào dân chủ Việt Nam so với tuổi trẻ Hồng Kông xin đừng quên điều đó.
TQTThưa TS Hà Sĩ Phu, qua cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài gần hai tuần qua của sinh viên Hồng Kông thìphong trào đấu tranh cho tự do dân chủ nói chung và sinh viên nói riêng có thể rút ra điều gì để học tập, để thúc đẩy cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do của đất nước mình?
HSP: Cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông đã gây niềm xúc động lớn đối với giới trẻ và những người dân chủ Việt Nam, từ đó xem xét lại hoạt động của mình để rút ra những điều bổ ích.
Trước hết biểu tình ở Hồng Kông làm sáng tỏ sức mạnh tổng hợp của vai trò cá nhân, cùng với sức mạnh của tổ chức và giá trị của nền dân trí.
- Về cá nhân, ta khẳng định vai trò của người hùng Hoàng Chi Phong黃之鋒 (chi như trong câu Nhân chi sơ, không phải chí). Chàng sinh viên Hồng Kông 17 tuổi quả là tấm gương dân chủ trẻ hiếm có, có những năng lực đặc biệt thật sự, có những suy nghĩ và phát ngôn sắc sảo, làm được việc lớn thật đáng khâm phục, và ta ước ao có một Hoàng Chi Phong Việt Nam. Tuy vậy không nên nhìn sự việc bề ngoài đơn giản để có những so sánh và kết luận không thấu đáo, mà coi nhẹ sức mạnh của tổ chức và nền móng dân trí có sẵn. Trong điều kiện Việt Nam, một Hoàng Chi Phong chưa chắc đã làm được như thế.
- Không vì khâm phục cá nhân mà coi nhẹ những bài học cổ điển về tổ chức đấu tranh và vận động quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa phần nổi và phần chìm của phong trào mà người Cộng sản đã từng là bậc thầy. Đằng sau người hùng là cả một quá trình khổ công xây dựng mang đầy tính tổ chức và tính kế hoạch của rất nhiều người, đòi hỏi sự nghiêm túc và uy tín, không cho phép tính hoang toàng tự do. Thành công của Chi Phong và các đợt biểu tình ở Hồng Kông là được tọa hưởng trên một nền dân chủ và dân trí khá cao do nước Anh, một nước Tư bản tiên tiến, và thế giới Tư bản để lại. Nhờ đó khi tiếp xúc với thể chế cộng sản họ nhận ra ngay đâu là ánh sáng đâu là bóng tối, đâu là tự do đâu là nô lệ. Nhà trường Hồng Kông kêu gọi học sinh của mình phải ủng hộ không để những người biểu tình bị cô đơn, trong khi nhà trường và Bộ Giáo dục Việt Nam cấm học sinh của mình ủng hộ, nếu tham gia biểu tình sẽ bị đuổi học!
- Trong kịch bản dân chủ tổng thể cần nhiều năng lực khác nhau, Chi Phong có tố chất để thành một ngọn cờ, chứ không phải con người toàn năng, còn những việc khác lại cần người khác. Đã hết thời cho những nhân vật lãnh tụ toàn diện để phong thánh. Điểm nổ và thủ lĩnh sẽ ở lứa trẻ trung.
- Xét về nhiều mặt, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã có nhiều người vượt trên Chi Phong về mặt này mặt khác, nhưng chưa ai chín muồi cho việc thành ngọn cờ để mọi người xúm vào ủng hộ, đứng đằng sau ủng hộ. Môi trường giả trá ở Việt Nam đã tạo ra tâm lý nghi ngờ, bởi lịch sử đã cho bài học nhãn tiền: tập hợp sau một ngọn cờ lạc hướng thì công lao đổ xuống sông xuống biển.
- Thủ lĩnh và tổ chức sẽ hoàn thiện dần trong tiến trình hoạt động của phong trào, theo kiểu nói vừa chạy vừa xếp hàng là có lý, không chờ có hàng ngũ chỉnh tề rồi mới chạy. Nhưng mặt khác, cái “bộ khung” trung kiên cho cuộc chạy thì buộc phải có trước và tin cậy được. Ví dụ có nhiều hàng thì xếp vào hàng nào, đang chạy mà trong nội bộ hàng ngũ, hoặc người dẫn đầu để định hướng nếu có vấn đề thì sao, điều đó cũng phải lường trước, không thể cứ thấy có nhiều người “chạy” là yên tâm chạy theo.
Cẩn trọng quá hoặc giản đơn quá đều không tốt.
- Xin thêm một lời bàn nữa, là khi sự thật đã được phơi bày mấy chục năm nay, như xã hội đã đứng trước một lão “vua cởi truồng” rồi thì các bậc thức giả nên làm gì, có cần tra từ điển, viện dẫn sách vở để tìm định nghĩa thế nào là cởi truồng để tranh luận với lão vua ấy, hoặc kiến nghị để lão vua cởi truồng ấy biết mặc quần áo tử tế vào cho đỡ chướng không? Tôi vốn ghét quan điểm cao đạo coi chính trị, kể cả chính trị chính nghĩa, đều là trò bẩn thỉu nên trí thức phải tránh xa! Nhưng quả thực cũng phải công nhận với nhau rằng chính trị, kể cả chính trị tốt đẹp cũng là cuộc vật lộn rất trần tục. “Binh bất yếm trá” là việc binh không ngại trá hình thì chính trị còn tệ hại hơn, chính trị không phải là tháp ngà sang trọng cho Hàn lâm và Đạo đức. Ta không thể giống kẻ lưu manh vô học nhưng cũng đừng trí thức quá và sang trọng quá với chính trị!
- Cuối cùng xin đừng hy vọng nhiều quá vào thành công của dân chủ ở Hồng Kông. Chúng ta được khích lệ bởi Hoàng Chi Phong và biểu tình ở Hồng Kông là rất đúng, vì chuyện đảng cử dân bầu là trò hề ai cũng biết mà bấy lâu ta cứ phải cúi đầu chấp nhận, nay Hồng Kông huy động được quần chúng để phản đối quyết liệt thì khâm phục như một tấm gương là rất đúng. Nhưng cũng đừng đặt hy vọng quá nhiều. Làm được như vậy là do những ưu điểm và thuận lợi, bên cạnh nhân vật xuất chúng và phương pháp chính xác là cả một nền dân trí do Tư bản Anh để lại, trong đó dân trí rất quan trọng, đồng thời được cả thế giới ủng hộ, mà Bắc Kinh cũng khó đàn áp mạnh vì phải giữ uy tín và an toàn cho một vùng kinh tế đặc biệt. Với chừng ấy ưu điểm và thuận lợi, nhưng kết quả đạt được chắc cũng ở mức trung bình. Bắc Kinh không thể đàn áp như Thiên An Môn, nhưng Hồng Kông cũng chưa thể đạt những kết quả mà cuộc biểu tình đã đề ra. Trung Quốc chắc chắn không chấp nhận lãnh đạo Hồng Kông lại là một người của Dân chủ – Tự do, để rồi ảnh hưởng sẽ lan ra nhiều vùng khác và khắp Hoa lục.
Trong khi ở Việt Nam chúng ta, mặc dù có những cá nhân không thua kém gì Hoàng Chi Phong, nhưng không có được những thuận lợi đặc biệt như Hông Kong, thì kết quả còn nhiều thua kém là điều dễ hiểu. Được gây cảm hứng bởi Hồng Kông, học tập Hồng Kông, nói gương Hồng Kông… nhưng cũng không nên thần thánh hóa, biết chỗ còn yếu của mình nhưng không tự ty.
Tương lai thuộc về Dân chủ nhưng cứ phải tiếp tục kiên trì, và… kiên trì!
TQTXin cảm ơn TS Hà Sĩ Phu

Lực lượng biểu tình tại Hongkong vẫn chiếm giữ trung tâm hành chánh

Joshua Wong: Student Leader Stokes Hong Kong Protests



image





Preview by Yahoo


RFA-05-10-2014

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này

·         In trang này

·         Chia sẻ

·         Ý kiến của Bạn

·         Email

Hình ảnh người biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính quyền Hồng Kông vào những ngày đêm vừa qua

Hình ảnh người biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính quyền Hồng Kông vào những ngày đêm vừa qua

 AFP









Lực lượng thanh niên, sinh viên, học sinh biểu tình đòi dân chủ tại Hongkong vẫn chưa rời khu vực dẫn vào trung tâm hành chánh đặc khu, tiếp tục duy trì đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh phải cho người dân Hongkong được quyền tự do ứng cử vào bầu cử.


Hình ảnh được phổ biến trên truyền hình và những ghi nhận của các đồng nghiệp của chúng tôi có mặt tại chỗ cho thấy mọi chuyện vẫn êm thắm, có người biểu tình còn tươi cười bắt tay với các nhân viên công lực được phái đến giữ trật tự.


Tin chúng tôi ghi nhận được ít phút đồng hồ trước đây cũng cho biết là chính quyền Hongkong nói là cánh cửa đàm phán vẫn mở rộng, sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với phía sinh viên để phương cách giải quyết vấn đề.

Trước đó, một vụ xô xát đã xảy ra vào sáng sớm hôm nay giữa những người biểu tình và cảnh sát. Lực lượng an ninh Hongkong đã dùng hơi cay để duy trì trật tự.


Phía cảnh sát cho biết xáo trộn xảy ra vì những người biểu tình đã lên tiếng chửi rủa họ, trong khi đoàn biểu tình cáo buộc cảnh sát đã không làm tròn trách nhiệm, để mặc cho bọn côn đồ gây hấn với những người tham gia cuộc tranh đấu đòi dân chủ.

Một số sinh viên còn nói với báo chí rằng họ nghĩ là phía cảnh sát đã toa rập với bọn côn đồ.

Chính phủ Hongkong đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.

Cũng theo cảnh sát Hongkong, kể từ ngày cuộc biểu tình bắt đầu hôm 28 tháng Chín cho đến giờ, có 30 người bị bắt và 27 nhân viên công lực bị thương khi thi hành nhiệm vụ ở các khu vực mà đoàn biểu tình đã chiếm giữ.

 

Lực lượng biểu tình ở Hồng Kông kiên quyết không rút lui

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10052014-hk-upda-8pm-oct-5-14.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Lực lượng biểu tình tại
 Hongkong vẫn chiếm giữ trung tâm hành chánh
Lực lượng biểu tình tại Hongkong vẫn chiếm giữ trung tâm hành chánh đêm 05/10/2014
 AFP








Tối chủ nhật 5/10 cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên Hong Kong chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái có mặt tại khu trung tâm tài chính Hong Kong tường trình cùng đài Á châu tự do về những diễn biến cho đến 8h tối ngày chủ nhật.
Kính Hòa: xin anh cho biết tình hình Hongkong hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: ngay lúc này tôi đang có mặt ngay tại khu vực Trung Tâm Hành Chánh Và Tài Chánh của Hongkong, một trong những địa điểm tập họp rất đông người của cuộc biểu tình đòi dân chủ liên tục diễn ra trong suốt 10 ngày qua. Trong ngày hôm nay có 2 cuộc biểu tình lớn diễn ra, một tại khu vực mà tôi đang đứng và một tại Mong Kok, nằm cách đây khoảng 15 phút. Tại Mong Kok đã xảy ra một vụ xô xát, dù chỉ nhỏ thôi, nhưng dường như những người chống biểu tình đang muốn gây hấn để tạo ra tình huống bất ngờ.
Riêng tại khu vực mà tôi đang có mặt thì vào lúc 2 giờ 36 phút chiều hôm nay, giờ Hongkong, có một người đàn ông leo lên chiếc cầu bắt ngang qua 2 tòa cao ốc, dùng loa nói với mọi người rằng ông ta ủng hộ cuộc tranh đấu của anh em sinh viên, nhưng theo ông ta thì cách tốt nhất là tập thể sinh viên nên đi về nhà, đi học trở lại. Ông ta cũng nói là chính phủ Hongkong phải giải tỏa tất cả những khu vực đang bị sinh viên chiếm đóng, để trả lại đời sống bình thường cho người dân.
Lời kêu gọi của người đàn ông này xem chừng như hợp với những gì vị Hành Chánh Chưởng Quan Hongkong là ông Lương Chấn Anh nói ngày hôm qua. Trong thông cáo báo chí, ông Lương Chấn Anh nói rằng vì trình trạng bạo động có vẻ không thể kiểm soát được nữa nên ông cương quyết muốn giải tóa tất cả những địa điểm đang bị chiếm đóng bởi người biểu tình. Ông Lương Chấn Anh cũng nói ông muốn công tác này hoàn tất vào ngày mai, tức là ngày thứ Hai.

Sự kiện thứ 3 là khoảng lúc 4 giờ chiều, một phái đoàn các linh mục và các nữ tu Công Giáo Hongkong có đến đây, dựng Thánh Giá, dâng lời cầu nguyện xin bình an cho mọi người.
Kính Hòa: anh mới nói đến lời phát biểu của ông Lương Chấn Anh, có vẻ như là một tối hậu thư đòi nội trong ngày mai tất cả các sinh viên phải rời khỏi địa điểm biểu tình. Phản ứng của tập thể sinh viên mà anh ghi nhận được như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: tin tức này đã được loan truyền trong giới sinh viên từ tối hôm qua, ai cũng nói đến cả. Chính vì thế mà tối hôm qua có biết bao nhiêu người đổ về đây, con số đông nhất trong 5 ngày tôi có mặt tại chỗ để đưa tin về cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hongkong. Phần lớn những người từ mọi ngã đường đổ về Trung Tâm Hành Chánh và Tài Chánh Hongkong đều đặc người, đặc biệt là giới trẻ. Chúng tôi có dịp nói chuyện với một số bạn trẻ cả nam lẫn nữ, thì câu trả lời khẳng định của họ là nếu cảnh sát sử dụng bạo lực, xịt hơi cay, bắn đạn cao su để giải tán đoàn biểu tình thì họ sẽ chạy, vì mạng sống là quan trọng nhất, không bảo vệ được mạng sống của mình thì không làm được gì cả. Nhưng sau đó họ sẽ trở lại, tiếp tục cuộc biểu tình. Một cô sinh viên còn bảo với tôi rằng điều sinh viên muốn thể hiện là muốn cho giới lãnh đạo thấy nguyện vọng thiết tha phản ánh mong ước của người dân là muốn có dân chủ trên vùng đất này.
Một đằng là ông Lương Chấn Anh có vẻ cương quyết, một đằng là tập thể sinh viên cũng nhất quyết không lùi bước, thành ra chưa rõ chuyện sẽ đi tới đâu. Nhưng tối hôm nay, thì có những dự đoán cho rằng có thể lực lượng Hongkong sẽ làm điều mà mọi người đoán biết trước là dùng võ lực để giải tán đoàn biểu tình.
Kính Hòa: trước tình hình như vậy, quan điểm của tập thể sinh viên cũng như của lực lượng đối lập với Bắc Kinh được gọi là lực lượng “chiếm trung tâm” như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: họ đưa ra 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là ông Lương Chấn Anh phải thật tâm muốn nói chuyện với họ, hy vọng tìm được giải pháp cho cả đôi bên. Vấn đề thứ nhì là họ đòi hỏi giới lãnh đạo Trung Quốc phải từng bước một, tổ chức thăm dò ý kiến quần chúng về đường lối cai quản, điều hành vùng đất này, chứ không thể tiếp tục áp đặt như Bắc Kinh đang làm hiện nay. Họ đòi hỏi phải có một văn bản chính thức về cuộc thăm dò ý kiến quần chúng, phải cho người dân thì giờ để bày tỏ ý kiến, sau đó giới lãnh đạo Bắc Kinh phải đưa ý kiến thăm dò cho một ủy ban chuyên nghiên cứu, sau đó mới đưa ra trước Quốc Hội thảo luận dựa theo ý kiến của người dân Hongkong.
Họ cương quyết không chấp nhận lối làm việc mang tính áp đặt lối dân chủ theo kiểu Bắc Kinh mà Quốc Hội Trung Quốc mới làm, tự đặt ra những quy định cho cuộc bầu cử vào năm 2017 và bắt người dân Hongkong thì hành. Họ không chấp nhận điều đó.
Chúng ta chưa thể biết được 2 nguyện vọng này có được đáp ứng hay không.
Kính Hòa: trở lại với cuộc biểu tình đang diễn ra ngay nơi anh có mặt, tình hình hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: hôm nay là ngày Chủ Nhật, ngày mai thứ Hai mọi người đi làm, chưa biết sinh viên có đi học trở lại hay không, nhưng suốt từ chiều đến giờ mọi người vẫn đổ về Trung Tâm Tài Chánh và Hành Chánh Hongkong, dù không đông bằng tối hôm qua.
Có nhiều điều tôi thấy cần phải nói. Thứ nhất là thái độ của những sinh viên tham gia biểu tình phải nói là rất tử tế, rất lễ phép, họ sẵn lòng giúp đỡ tất cả người, đồng thời họ cũng tránh không đưa ra những lời nói có thể xúc phạm đến nhân viên cảnh sát hay những người chống đối họ.
Điều thứ hai là sinh viên đại học biết trong số người tham gia biểu tình có cả những em học sinh trung học, sinh viên biết là các em tham gia tranh đấu sẽ bị mất một số bài học, bài tập, do đó họ tập họp các em thành những nhóm nhỏ, ngồi vòng tròn với nhau và sinh viên dậy cho các em những bài học mà các em học sinh trung học bị mất trong thời gian các em tham gia biểu tình. Là một nhà báo từng có dịp đi tường thuật những cuộc biểu tình ở nhiều quốc gia, hiếm khi nào tôi thấy được tuổi trẻ tạo được những điểm son lớn như những điểm son mà tôi chứng kiến ở cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hongkong.
Kính Hòa: sinh hoạt của các thanh niên sinh viên tham gia biểu tình trên đường phố ở Hongkong như thế nào? Tập thể sinh viên ứng phó ra sao trong lúc sinh hoạt của đặc khu bị xáo trộn?
Đinh Quang Anh Thái: có những điều rất đặc biệt mà nếu không có mặt tại chỗ chúng ta sẽ không tưởng tượng được. Tôi chứng kiến thấy cảnh người dân Hongkong đem nước dừa, nước uống, đem khăn lau mặt, đem cả kính đeo mắt khi đi bơi đến cung cấp hoàn toàn miễn phí. Thành ra một rừng người đông đảo như thế mà không một ai bị đói khát, ngay chính cá nhận của chúng tôi mỗi khi đi qua một toán sinh viên thì thế nào cũng có người hỏi có khát nước không, có muốn ăn miếng bánh kho cho đỡ đói không, thâm chí họ còn cung cấp cho chúng tôi những tấm khăn quàng cổ mầu trắng để nhúng nước lau mặt khi trời nóng vào buổi trưa.
Tôi có thể nói tóm tắt là khung cảnh đang diễn ra ở Hongkong là một tấm gương sáng cho giới trẻ của những nước khác khi muốn tổ chức những cuộc biểu tình bất bạo động để phản đối chính quyền hà khắc, đồng thời cũng là bài học cho người dân những nước khác khi trông thấy người dân Hongkong tiếp sức với phong trào trẻ.
Kính Hòa: xin cám ơn anh Đinh Quang Anh Thái.
*Chúng tôi liên tiếp cập nhật tình hình Hồng Kông ở phần tin quốc tế

LỚP HỌC VỀ DÂN CHỦ
BN post. 
Khu Mong Kok từ chiều đã được tăng cường một lớp học về dân chủ do các GS đại học Hong Kong giảng dạy và hoàn toàn miễn phí. Vì nơi đây có quá nhiều lực lượng quấy rối và khiêu khích bạo lực (hơn 500 người), nên cách tốt nhất để deal với lực lượng quấy rối này mà không phải rơi vào cái bẫy của họ là mở lớp học miễn phí dành giảng dạy về dân chủ ngay trên đường phố ở khu Mong Kok. Và số lượng học viên không hề ít.

LopHocDanChu.jpg
(Ảnh của Philippe Lopez từ Mong Kok)

Dân chủ là điều bất khả diệt và bất khả kháng

Tô Văn Trường

Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng, có cơ sở đặt trên khát vọng tự nhiên của con người bất kể họ thuộc văn hóa phương Đông hay phương Tây. Mọi luận điệu bôi nhọ phong trào sinh viên và người dân đòi dân chủ ở Hồng Kông cho rằng đây là bị phương Tây lôi kéo, giật dây… đều chỉ là vu cáo trơ trẽn.
Cách đây gần 150 năm, nhà triết học và kinh tế học nổi tiếng người Anh John Stuart Mill đã viết trong cuốn sách “On Liberty” (Bàn về tự do): “Con người phải được tự do hình thành ý kiến và trình bày quan điểm của mình. Quyền tự do chính là điều kiện văn hóa cần thiết cho sự phát triển và bộc lộ tài năng của con người không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người mà còn vì lợi ích lâu dài và phát triển bền vững toàn xã hội. Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được thống nhất với nhân dân, quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia.
Cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông
Nhà báo Kỳ Duyên bình luận: “Thế giới đang theo dõi cuộc đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Hồng Kông, một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới, với rất nhiều khâm phục: Khâm phục ý thức về cuộc sống tự do, dân chủ trong một xã hội tôn ty luật pháp. Khâm phục sự khẳng định khí phách tuổi trẻ. Khâm phục về tính chuyên nghiệp và văn minh của một cuộc đấu tranh. Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông làm rung chuyển Bắc Kinh. Và thế giới đang theo dõi xem, cách ứng xử, giải pháp thế nào của nhà cầm quyền có tính cách bá quyền này trước đòi hỏi dân chủ của giới trẻ, cũng là của những thế hệ tương lai với vận mệnh của mình, ở một thể chế một quốc gia hai chế độ.
Trong các quyền con người thì tự do là một quyền tự nhiên và là quyền cơ bản của con người. Một nhóm nhỏ phản đối thì có thể chỉ là bất đồng chính kiến nhưng khi đông đảo dân chúng đã lên tiếng thì chính sách chắc chắn có vấn đề, và tự do chắc chắn bị vi phạm. Nhà đương cục khôn ngoan thì lắng nghe, đàm thoại, tháo gỡ. Còn liều lĩnh đàn áp thì có nghĩa coi dân chúng là thù địch. Khi biểu tình ôn hòa mà dùng vũ lực thì là hạ sách, không khác gì lửa đổ thêm dầu.
Ngay từ năm 2005, người dân Hồng Kông đã biểu tình phản đối chính sách của Trưởng đại diện Hồng Kông khiến Đổng Kiến Hoa phải từ chức. Cuộc biểu tình lần này nổ ra là do nhà cầm quyền Trung Quốc muốn chỉ định việc bầu cử Trưởng đại diện Hồng Kông theo danh sách đã “duyệt trước” và thông báo sẽ thẩm tra những người muốn tham gia ứng cử vào vị trí nói trên.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể chịu thua người Hồng Kông, tất nhiên họ sẽ, và đã phản ứng bằng mọi thủ đoạn. Trên công luận cho biết là đã có những nhóm côn đồ chửi bới sinh viên nhóm “chiếm trung tâm”, giật, xé các biểu ngữ của họ, cảnh sát không làm gì được. Nga ủng hộ nhà cầm quyền Bắc Kinh, dễ hiểu thôi, nhưng điều này chứng tỏ là một Nhà nước có thể đổi tên nhưng nếu không thay đổi được thể chế toàn trị thì đâu vẫn hoàn đấy. Nhà nước Trung Quốc có thể vẫn ứng xử như họ vẫn làm vì bản chất họ là như vậy, nhưng họ phải thấy rằng toàn trị không được hoan nghênh ở Hồng Kông.
Hình ảnh biểu tình dữ dội ở Hồng Kông (Ảnh trên mạng)
Qua thông tin đại chúng thì thấy lực lượng biểu tình cố giữ trong khuôn khổ ôn hòa và hợp pháp. Liệu giới cầm quyền có đàn áp không. Cách nào đó thì chúng ta chưa biết và không thể võ đoán – nhưng chắc có lẽ là Trung Quốc sẽ không dễ, và dám lặp lại sự kiện đàn áp đẫm máu như ở Thiên An Môn 1989.
Về lý, chắc chắn thua rồi vì người biểu tình chỉ đòi bầu cử tự do còn chính quyền chỉ cho bầu theo danh sách ứng cử do mình đề ra (kiểu như “Đảng cử dân bầu” ở ta) thì không thể được dư luận đồng tình. Nghe nói, tuy phong trào biểu tình được đông đảo các tầng lớp nhân dân Hồng Kông ủng hộ, nhưng giới kinh doanh bị thất bát (do nhiều hoạt động bị trở ngại) có phản ứng và đã có những cuộc “phản biểu tình” nhưng lực lượng không đáng kể.
Lãnh đạo Trung Quốc đang rất đau đầu vì rõ ràng chính sách “một nước, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình đang phá sản, hay nói đúng hơn là Trung Quốc đang ẵm gọn “một món di sản tẩm thuốc độc” và nguy cơ tấm gương đòi dân chủ của Hồng Kông sẽ lan ra ở nhiều nơi và đặc biệt là Đài Loan đã kịp thời rút ra được bài học đắt giá về sự lừa bịp của “một nhà nước, hai chế độ”!
Nhìn ra Thế giới và Việt Nam
Nhìn ra thế giới, các cuộc nổi dậy của dân chúng làm cách mạng có nhiều sự kiện trong lịch sử như cách mạng Pháp năm 1789 chiếm nhà tù Bastille. Người Nga đánh chiếm lâu đài mùa Đông, mở đầu là những phát đại bác bắn đi từ pháo hạm Potemkine, trong cách mạng tháng mười năm 1917. Đến năm 1989 có cuộc lật chính quyền Xô Viết từ tay Gorbachev của Eltsin năm 1989, chính thức xoá bỏ chế độ cộng sản của Liên xô. Ở Đức, có sự kiện phá đổ bức tường Brandenburg ngăn cách Đông và Tây Berlin năm 1990, và thống nhất hai nước Đức sau đó, v,v.
Đất nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đã trải qua các cuộc chiến để lại biết bao di chứng tàn phá của chiến tranh. Đất nước được thống nhất từ năm 1975 nhưng kinh tế xã hội vẫn còn nhiều tụt hậu so với các nước trong khu vực. Lòng dân vẫn chưa yên, và quyền tự do của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Khi bàn về dân chủ, thường người ta lại chạnh nhớ tới Quốc hiệu cũ và mới, về cái tên ”Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mộc mạc và chẳng ”viển vông. Ngày đó, khi đổi Quốc hiệu thì cũng là lúc ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có câu nói nổi tiếng: “hãy tự cứu mình trước khi trời cứuVế trên đã đổi thì vế dưới… đổi luôn thành độc lập – ”tự lo” – hạnh phúc! Quả nhiên, bây giờ ứng nghiệm. Cả nội tình và quan hệ quốc tế, chúng ta đều đang phải trần lực ra … “tự lo”! Ở phạm trù nhỏ nhoi của từng cá nhân cũng cứ phải bo bo, vun vén, đắp điếm cho mình!
Thể chế dân chủ chỉ là một trong những khía cạnh của tự do. Khi mất dân chủ, người ta có thể cấm đoán, áp đặt nhiều thứ. Nhưng, với quyền tự do thì có một phạm trù mà không thời nào có thể cấm đoán, áp đặt nổi – đó là TỰ DO TƯ TƯỞNG! Không thể có thứ luật lệ, cảnh sát nào có thể len lỏi vào trong đầu từng con người để mà chỉ đường vẽ lối được. Cái quyền thiêng liêng mà tạo hóa trao cho đó, nó xuyên suốt lịch sử loài người. Và, từ đó, nó chuyển thành hai hình thái ứng xử: với một số người có đủ năng lực, điều kiện thì phản bác, phản kháng. Số còn lại là những người không đủ năng lực và điều kiện để phản ứng, hở miệng ra là người ta “suỵt!”, đành âm ỉ, ngấm ngầm dạng “bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, mà số này lại rất đông, và đó chính là nguyên nhân để nẩy nòi cái sự “nghĩ một đằng, làm một nẻo” mà ngày nay nhan nhản khắp đất nước!
Việt Nam là nước đi sau, phải biết cái lợi và cái bất lợi của nước đi sau. Biểu tình Hồng Kông cho thấy dân chủ là điều bất khả diệt, song làm được như Hồng Kông chắc thế giới này chỉ có một, dù rằng không thể 100% đảm bảo biểu tình Hồng Kông sẽ thành công.
Vậy nước đi sau như Việt Nam nên rút ra bài học gì? Bài học số 1 và sẽ là phúc lớn cho đất nước là người cầm quyền cần phải hiểu dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng, vì lẽ này nên chủ động mở đường và dẫn dắt đất nước vào con đường dân chủ: “Cải cách từ trên xuống và từ trong đảng raNhà nghiên cứu Nguyễn Trung đã nhiều lần phân tích kiến nghị làm được như thế tất cả đều thắng, trong đó có cả Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng của dân tộc, với chung cuộc là đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta toàn thắng. Riêng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động cải cách như thế sẽ là thắng lợi “kép” đối với Đảng.
1. Đảng trở thành đảng của dân tộc.
2. Đảng tranh thủ được cả đất nước về phía mình.
Thay cho lời kết
Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng. Cuộc đấu tranh của Hồng Kông vừa làm bộc lộ những “tử huyệt” của giới cầm quyền Bắc Kinh nói riêng và thể chế toàn trị nói chung, vừa có tác dụng tích cực đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc vừa cung cấp những kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi thể chế không đổ máu.
Thực hiện dân chủ là thống nhất được lòng dân tạo nên sức mạnh vô địch để xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự kiện Thiên An Môn 1989 là cuộc tập dượt đấu tranh cho dân chủ đã trả giá đẫm máu bằng tính mạng của hàng nghìn người dân và sinh viên vô tội. Chúng ta hãy theo dõi sát sao tình hình diễn biến ở Hồng Kông. 
T. V. T.

'Quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến triển chậm'

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đang có mặt ở Washington và có cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào trưa ngày 2/10.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Cập nhật: 02.10.2014 12:20
Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 'tiến triển khá chậm', và điều đó 'phản ánh sự thận trọng từ cả hai phía'.
Ông Scot Marciel, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, phát biểu như vậy hôm 1/10 sau khi giới thiệu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh lên phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Mỹ từng có thời gian làm việc tại Việt Nam nói:
“Quan hệ quân sự tiến triển khá chậm, và tôi nghĩ điều đó phản ánh sự thận trọng của cả hai phía. Tôi không thể nói thay cho phía Việt Nam. Nhưng về phía Mỹ, chúng tôi tiếp tục quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi về vấn đề này. Tuy vậy, chúng tôi tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, gần đây đã tới thăm Việt Nam để thảo luận về sự hợp tác mang tính thực tiễn, nhất là về vấn đề trợ giúp nhân đạo cũng như vấn đề cùng nhau hợp tác trong khu vực. Lĩnh vực hợp tác quân sự, như tôi nói, tiến triển chậm chạp hơn, nhưng là một lĩnh vực quan trọng.”
Ông Phạm Bình Minh hiện đang có mặt ở Washington và có cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào trưa ngày 2/10.
Trước khi bước vào cuộc thảo luận chính thức, ông Kerry nói rằng hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể về thỏa thuận hạt nhân dân sự cũng như kinh tế và các vấn đề quan trọng đối với cả hai bên. Ông nói:
“Chúng tôi vẫn còn những việc cần phải làm, và một trong những vấn đề chúng tôi muốn hoàn tất, đó là thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương, TPP.  Việt Nam đã cùng chúng tôi nỗ lực để đạt được điều đó. Chúng tôi tiếp tục trao đổi về các vấn đề trong mối quan hệ song phương như nhân quyền, phát triển kinh tế, khả năng làm ăn của các doanh nghiệp tư nhân. Tất cả đều là những vấn đề quan trọng. Tôi mong đợi tham gia vào cuộc thảo luận hôm nay.”
Tiếp lời ông Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho biết ông tới Washington để thảo luận về mối quan hệ song phương cũng như cách thức để làm sâu sắc thêm mối bang giao này.
Hồi tháng Năm, khi căng thẳng Việt-Trung lên tới đỉnh điểm, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã mời người đồng nhiệm Việt Nam sang Mỹ 'để trao đổi về một loạt các vấn đề song phương lẫn khu vực'.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói tại CSIS rằng việc Hà Nội củng cố quan hệ với Washington không ảnh hưởng tới bất kỳ mối bang giao nào khác. Ông Minh nói:
“Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ với tất cả các nước lớn. Với Trung Quốc, chúng tôi có mối quan hệ đối tác chiến lược. Còn với Mỹ, chúng tôi có mối quan hệ đối tác toàn diện. Chúng tôi phát triển quan hệ với một nước, và điều đó không cản trở bất kỳ mối quan hệ nào với các nước khác. Đó là chính sách của chúng tôi.”
Trong chuyến công du Mỹ lần này, ông Minh đã nhiều lần được hỏi về khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận sát thương, và nhà ngoại giao này đều trả lời rằng việc làm đó sẽ bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ toàn diện hơn nữa.
Những diễn biến gần đây khơi ra những đồn đoán cho rằng một quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối năm nay.
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Scot Marciel trong cuộc phỏng vấn với đài VOA.
Ôn​g Chris Brose, cố vấn chính sách đối ngoại và An ninh Quốc gia của Thượng nghị sĩ John McCain, cho biết rằng có sự cân nhắc giữa việc dỡ bỏ lệnh cấm với các quyền lợi quốc gia của Mỹ.
“Về vấn đề vũ khí sát thương, một số người trong Quốc hội, trong đó có Sếp của tôi, đã xem xét tới việc cân bằng vấn đề chiến lược và thương mại với những vấn đề bên trong Việt Nam như quản trị, nhân quyền cũng như sự kỳ vọng của chúng tôi đối với những vấn đề đó. Những gì đã đạt được về lệnh cấm vận vũ khí sát thương, nhất là dự thảo nghị quyết mà Thượng nghị sĩ McCain cùng với một số thượng nghĩ sĩ khác bảo trợ, chỉ là những bước đi đầy thận trọng nhằm xem xét các quyền lợi quốc gia và chiến lược thực sự trong việc làm sâu sắc hơn sự hợp tác với Việt Nam liên quan tới các vấn đề khu vực, hợp tác quân sự”.
Ông Brose nói thêm rằng những bước cải thiện nhân quyền của Việt Nam thời gian qua, dù không toàn diện, là lý do dẫn tới việc Mỹ cân nhắc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí “vì mục đích an ninh hàng hải và bảo vệ bờ biển” của Việt Nam.
Trong khi đó, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Scot Marciel nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền đối với việc củng cố toàn diện quan hệ Việt Mỹ.
Nhà ngoại giao này nói rằng Hoa Kỳ không theo đuổi chính sách đổi chác trong mối bang giao với Việt Nam. Ông Marciel nói:
“Chúng tôi không theo đuổi hình thức nếu anh thả 3 nhà bất đồng chính kiến, chúng tôi sẽ làm điều X, Y, Z”.  


Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam 

Tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma




image





Preview by Yahoo



Kính gởi toàn thể nhân dân Hồng Kông tại thực địa và hải ngoại.

Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.

Hiệp thông cùng vô số cá nhân, đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:

1- Chúng tôi vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức, đầu óc tỉnh táo, kỷ luật chặt chẽ và cung cách văn minh lịch sự của các bạn trẻ Hồng Kông (gồm hàng trăm ngàn sinh viên lẫn học sinh) khi đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu, khẳng định lập trường bất tuân dân sự và bày tỏ thái độ phản đối chế độ cộng sản, trước một nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn bị Bắc Kinh chi phối và trước lực lượng cảnh sát đông đảo đang bắt đầu có những hành vi bạo lực (dùng dùi cui, xịt tiêu lỏng và ném lựu đạn cay…). 

2- Chúng tôi hết lòng hoan nghênh việc cha mẹ, thầy cô ủng hộ và đồng hành cùng các bạn sinh viên học sinh Hồng Kông vì thấy hậu duệ và học trò của mình đang tiếp nối tinh thần và sự nghiệp xây dựng dân chủ; việc thành phần cư dân lớn tuổi thông cảm, hỗ trợ và bênh vực các bạn trẻ đang xuống đường vì ý thức đó là trách nhiệm tập thể của một cộng đồng cùng chung vận mệnh; việc nhiều lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo động viên và hướng dẫn các tín đồ trẻ tuổi hay lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, vì quan niệm tôn giáo không thể đứng bên lề cuộc chiến đấu cho công lý.

3- Chúng tôi thực tâm lo lắng khi nghe tin tại quận thương mại Mongkok vừa mới nổ ra những cuộc phá phách, gây hấn, hành hung do nhiều nhóm người lạ mặt gây ra đối với các bạn sinh viên và người dân Hồng Kông vốn đã luôn biểu tình hết sức ôn hòa và trật tự trong hai tuần rồi. Công luận cho rằng những thành phần côn đồ dùng bạo lực để gây rối, phá hoại và làm mất ý nghĩa cuộc biểu tình là do chính nhà cầm quyền Cộng sản từ Đại lục giật dây hoặc sai phái. Những ai từng xuống đường đấu tranh tại Việt Nam chúng tôi rất hiểu rõ điều này. Xin hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối thoại với nhà cầm quyền.

* * * 

Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:

1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn tước đoạt.

2- Nhà cầm quyền CSVN không được làm âm vang tiếng nói của nhà cầm quyền Trung cộng vốn khẳng định “các vấn đề của Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, các nước khác chớ can thiệp vào. Tuyên bố của bộ ngoại giao ngày 02-10 “khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến những khu vực có biểu tình để tránh xảy ra những tình huống phức tạp” và “hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình”, tuyên bố ấy là một động thái ủng hộ Trung cộng trong vấn đề Hồng Kông, tiếp tục làm vừa lòng quan thầy ở Trung Nam Hải, bộc lộ thái độ chư hầu và chính sách lệ thuộc nguy hiểm trong bang giao quốc tế. Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.

3- Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.

Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam.

Hỡi các bạn trẻ Hồng Kông, hãy là niềm hy vọng của thế giới!

Việt Nam ngày 05-10-2014

1- Bạch Đằng giang Foundation, Đại diện: Ths Phạm Bá Hải

2- Bauxite Việt Nam, Đại diện: Gs Phạm Xuân Yêm và Gs Nguyễn Huệ Chi

3- Diễn Đàn XHDS, Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A

4- Khối Tự do Dân chủ 8406, Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải

5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS Nguyễn Bạch Phụng

6- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa. 

7- Giáo Hội PGHH Thuần túy, Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm

8- Giáo Hội Tin lành Mennonite độc lập, Đại diện: Ms Nguyễn Hồng Quang.

9- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, Đại diện: Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển

10- Hội Anh em Dân chủ, Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài.

11- Hội Bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Đại diện: Cô Hà Thị Vân

12- Hội Bầu bí Tương thân, Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.

13- Hội Cựu tù nhân lương tâm, Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

14- Hội Nhà báo độc lập, Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng

15- Hội Phụ nữ Nhân quyền, Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy.

16- Hội thánh Chuồng bò (Tin Lành), Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng

17- Lao động Việt, Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.

18- Mạng lưới Blogger Việt Nam, Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.

19- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.

20- Phong trào Liên đới Dân oan tranh đấu VN, Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.

21- Tăng đoàn GHPGVNTN, Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh

22- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT, Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.


Tự do ứng cử, tự do bầu cử là không thể nhượng bộ

Nguyễn Tiến Trung - Những ngày này, mình ngóng chờ cuộc Cách Mạng Dù ở Hồng Kông với nhiều hy vọng. Các bạn thanh niên, sinh viên, trí thức ở Hồng Kông đã đứng lên để đòi quyền làm chủ chân chính của mình. Và quyền làm chủ quan trọng bậc nhất là quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử.

Năm 1997, Hồng Kông được trả về Trung Quốc nhưng với chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông được hưởng quyền tự chủ về chính trị, kinh tế, tự do ngôn luận, kinh doanh, tôn giáo và báo chí. Thế nhưng, đảng cộng sản Trung Quốc đã bội ước khi buộc người dân Hồng Kông chỉ được bầu những người trong danh sách do đảng cộng sản duyệt trước, trở lại với cơ chế “đảng cử dân bầu” mị dân như ở đại lục.

Ngay từ năm 1970, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã dự đoán Hồng Kông và Singapore sẽ phát triển nhanh chóng nhờ vào nguyên tắc bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật và bộ máy chính quyền hiệu quả, liêm khiết. Và sự phát triển của hai vùng đất này đã chứng minh nhận định của ông.

Các bạn sinh viên Hồng Kông đã nhận thức rõ không thể có bình đẳng khi đảng viên cộng sản Trung Quốc đương nhiên có quyền lãnh đạo mà không cần thông qua bầu cử tự do và công bằng, còn công dân (ngoài đảng cộng sản) thì buộc phải phục tùng sự lãnh đạo đó.

Họ cũng thấy rõ không thể có chính quyền hiệu quả, liêm khiết khi lãnh đạo không do dân bầu ra mà do một đảng bổ nhiệm. Khi đó, quan chức sẽ chỉ lo luồn cúi, nịnh bợ, hối lộ cấp trên để được thăng tiến mà không cần đếm xỉa đến nguyện vọng của nhân dân. Lý do hiển nhiên là lá phiếu của dân hoàn toàn không ảnh hưởng đến cái ghế của họ.

Vậy thì thanh niên, sinh viên phải đứng lên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Những người lớn tuổi, lão thành không còn sống với mảnh đất Hồng Kông lâu nữa. Nhưng họ, con cái họ, sẽ phải sống chung với chế độ độc tài toàn trị nếu như để mất quyền dân chủ, tự do.

Hơn thế nữa, những người biểu tình ở Hồng Kông đã hành xử rất văn minh khi không để xảy ra bạo động, giữ vệ sinh sạch sẽ… dù cảnh sát đã dùng đến hơi cay, dùi cui. Họ đã chứng tỏ một trình độ văn hóa rất cao, và đảng cộng sản Trung Quốc có vẻ đã đánh giá thấp dân trí ở Hồng Kông.

Mình nhớ đến lời dạy của Đức Dalai Lama: “…Lòng khoan dung và nhẫn nại không có nghĩa là chịu khuất phục hoặc nhượng bộ trước sự tấn công. Lòng khoan dung đúng nghĩa phải là một câu trả lời thong dong của các bạn đối với một tình thế mà bình thường người ta hay phản ứng bằng một cảm xúc mạnh mẽ và tiêu cực như giận dữ và thù hận”. (trích từ sách “Đức Dalai Lama nói về Chúa Jésus”, trang 133)

Các tổng bí thư đảng cộng sản – chủ tịch nước Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều đã nhấn mạnh rằng các ông muốn xây dựng một “xã hội hài hòa” ở Trung Quốc. Một “xã hội hài hòa” chỉ có thể xảy ra trong thể chế dân chủ, nơi những khác biệt được tôn trọng và lắng nghe chứ không phải là đàn áp và bịt miệng. Như Đức Dalai Lama đã chỉ ra: “Bất kỳ ai muốn một xã hội hài hòa đều không thể dựa trên bạo lực và đàn áp. Hài hòa đến từ trái tim. Nó dựa trên sự tin cậy. Hài hòa và sự ngờ vực loại trừ lẫn nhau.” (Whoever wants a harmonious society can't rely on violence and suppression. Harmony comes from the heart. It is based on trust. Harmony and distrust are mutually exclusive.)

Vậy thì mình mong rằng lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc sẽ thực sự cải cách đất nước theo hướng dân chủ, chấm dứt chính sách đàn áp và bịt miệng, mị dân, chấm dứt chính sách gây hấn, xâm chiếm các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines,… (vì Trung Quốc cũng cần sống "hài hòa" với các nước láng giềng) để xứng đáng là một quốc gia quan trọng của thế giới, một trong năm nước ở Hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc.

Mình cũng chúc cuộc Cách Mạng Dù của các bạn thanh niên, sinh viên Hồng Kông thành công. Tin rằng cuộc cách mạng của các bạn là nguồn cảm hứng cho sinh viên ở đại lục (Bắc Kinh, Thượng Hải…) và cho thanh niên, sinh viên tại các quốc gia còn bị kẹt lại với chế độ độc đảng toàn trị trên thế giới.

Mình ghi lại vài câu tiếng Hoa với vốn tiếng Hoa ít ỏi của mình để cổ vũ các bạn ở Hồng Kông, nếu tình cờ có bạn nào vào trang Facebook của mình:

越南民主人士支持香港的民主运动。
Nhân sĩ dân chủ Việt Nam ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông.

选自由, 投票自由是不能让步的。
Tự do ứng cử, tự do bầu cử là không thể nhượng bộ.

谐社会必须靠在多元, 多党民主制度上。
Xã hội hài hòa phải dựa trên chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng.

Nguyễn Tiến Trung


Cựu dân biểu VNCH bị chế độ CS kết án 20 năm vừa ra tù

Nguyễn Bắc Truyển - Tôi đã nói chuyện với cựu TNLT Lê Văn Tính, ông về đến nhà sau khi rời nhà tù An Phước (Bình Dương) vào ngày 27/9/2014.

Ông Tính cho biết, việc ông Tính được 'đặc xá' làm ông bị bất ngờ vì ông không nhận tội cũng như làm đơn xin đặc xá. Như vậy, với bản án 20 năm tù giam, ông rời trại giam sớm hơn 2 năm 2 tháng. Ông Tính còn bị quản chế 5 năm tại địa phương.

Sức khỏe của ông Tính tạm ổn, nhưng có dấu hiệu bệnh tim mạch và khớp. Ông không biết người bạn tù Huỳnh Anh Trí đã qua đời, không biết ngoài ông được phóng thích đợt này còn có các bạn tù khác từ nhà tù Xuân Lộc, nơi ông bị giam giữ trước năm 2011.

Tôi đã báo cho ông Tính biết, ông Nguyễn Tuấn Nam (Bảo Giang) đã ra tù trong tình trạng bệnh nặng và đang được điều trị tại bệnh viện. Ông Tính cho biết, sẽ lên Sài Gòn để khám tổng quát và nhân cơ hội thăm ông Nam, nhưng không biết nhà cầm quyền địa phương có đồng ý không.

Năm nay, ông Tính cũng đã 75 tuổi và đã có 28 năm tù (2 lần) trong các nhà tù cộng sản Việt Nam. Khi biết ông ra tù, nhiều đồng đạo PGHH tại miền Tây đã đến thăm ông. 

Trước năm 1975, ông Tính là dân biểu Quốc hội VNCH và là một giáo lý viên giảng về PGHH tại tỉnh Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang).

Chúc mừng ông Lê Văn Tính về nhà an toàn.




Những người biểu tình lịch sự nhất thế giới

Srdja Popovic và Tori Porell * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Phong trào phản kháng đã bất ngờ khởi động ở Hồng Kông là thách thức nghiêm trọng nhất hiện nay đối với quyền lực của Bắc Kinh kể từ những cuộc biểu tình tại Thiên An Môn vào năm 1989. Bắc Kinh rõ ràng đang lo lắng. Đầu tuần này họ đã cấm Instagram, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, và tăng cường kiểm duyệt với mức độ chưa từng có mạng xã hội Trung Quốc Sina Weibo.

Mặc dù mối đe dọa đối với quyền lực của Bắc Kinh là thực, nhưng nguy cơ ấy không hiện ra rõ ràng trên đường phố Hồng Kông. Thay vì ghi lại cảnh tượng những cửa tiệm bị đập phá hay cảnh đối đầu bạo lực với cảnh sát - những hình ảnh mà chúng ta vốn quen nhìn thấy ở Cairo, Ukraine, và những địa điểm biểu tình chống các chế độ độc tài khác nổi tiếng - những bức hình từ trung tâm Hồng Kông cho ta thấy học sinh tươi cười ngồi quây quần bên nhau cùng làm bài vở, phân phát cho nhau đồ ăn thức uống người dân tặng, và nhặt sạch rác - thậm chí còn phân ra loại rác có thể tái chế. Như vậy, những người biểu tình Hồng Kông này có gì khác biệt? Và làm thế nào phong cách lịch sự hầu như không tưởng ấy của họ biết đâu giúp họ chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc khét tiếng tàn bạo?

Ta có thể tìm thấy lời đáp cho những câu hỏi này trong tài liệu "Cẩm nang Bất tuân Dân sự" được đặt tựa chính xác. Được đăng lên trên mạng chỉ vài ngày trước khi chiến dịch Occupy Central bắt đầu khởi động, tài liệu này (viết bằng tiếng Hoa và tiếng Anh) vừa là cẩm nang hướng dẫn cách thức biểu tình vừa là lời tâm niệm về sứ mạng của phong trào. Cẩm nang liệt kê chi tiết những chiến thuật của phong trào, những nguyên tắc biểu tình bất bạo động, những điều luật pháp lý người biểu tình có thể vi phạm, và cách ứng xử đúng đắn họ nên theo trong trường hợp bị bắt. Cẩm nang cũng tha thiết kêu gọi những người biểu tình "tránh đối đầu bạo lực, nhưng cũng tránh nảy sinh căm thù trong lòng mình," và chỉ ra rằng những người biểu tình phải là mẫu mực thể hiện những giá trị mà họ đang nỗ lực tranh đấu để nhìn thấy trong xã hội mình, cụ thể "bình đẳng, bao dung, thương yêu, và đùm bọc." Những người biểu tình hiểu rằng những giá trị này không chỉ sẽ giúp họ giành được thiện cảm của những người ủng hộ, mà còn phơi bày sự bất hợp pháp của chế độ nếu chế độ chuyển sang dùng bạo lực thái quá để chống lại họ. Những người biểu tình này không phải là những người trẻ tuổi mơ mộng lý tưởng; họ là những nhà hoạt động chính trị sáng suốt thấu hiểu những bí quyết thành công của cuộc phản kháng bất bạo động.

Bằng chứng về điều này đang diễn ra trên đường phố Hồng Kông ngay bây giờ. Sau khi nỗ lực đầu tiên của những người biểu tình nhằm phong tỏa trung tâm tài chính bị cảnh sát chống bạo động đáp lại bằng trận mưa hơi cay, những người xuống đường không chống trả, càng khiến cho xã hội sửng sốt và trở nên can đảm hơn trước cảnh nhà cầm quyền xử dụng vũ lực thái quá. Ngày hôm sau, thêm hàng ngàn người nữa kéo đến với các biểu ngữ ủng hộ học sinh sinh viên, lên án chiến thuật của cảnh sát, và kêu gọi nhà lãnh đạo Hồng Kông C.Y Leung từ chức. Mặc dù dường như hiển nhiên rằng một phong trào phản kháng phải có sự ủng hộ toàn dân để chống lại áp bức, nhưng kỳ tích ấy không dễ dàng đạt được, và đấy là điều chúng tôi thấy các phong trào ở hàng chục nước đã không đạt được. Tuân thủ trung thành bất bạo động mà phong trào Occupy Central đã thể hiện đòi hỏi phải chuẩn bị, huấn luyện, và kỷ luật- đối với nhiều phong trào sự kết hợp tất cả những yếu tố này là rất hiếm hoi.

Những người tổ chức hầu như luôn luôn không chuẩn bị sẵn sàng để xử lý tình huống những đám đông bất ngờ tăng vọtlên trên đường phố, và không cách nào duy trì được sự ôn hòa và gắn bó chung với nhau, quá nhiều phong trào đã bất ngờ bị thất bại bởi một vài kẻ ném đá hay đập phá các cửa tiệm trên phố. Chính quyền chụp lấy ngay những hành động bạo lực hay gây mất trật tự nhỏ nhặt nhất để lấy cớ trấn áp. Tuy nhiên, những người tổ chức phong trào Occupy Centralđã chuẩn bị từ trước. Qua việc phát hành cẩm nang và nỗ lực huấn luyện các nhà hoạt động của mình, họ đã và đang duy trì được một mặt trận thống nhất và tránh được những cạm bẫy mà suốt trong thời gian dài gây ra bao khó khăn cho rất nhiều phong trào xã hội.

Không ai tiên đoán được Bắc Kinh sẽ làm gì kế tiếp. Ngay bây giờ chính quyền dường như quyết tâm bắt đầu chờ đợi những người biểu tình tự giải tán, hy vọng rằng sự hiện diện của họ và sự gián đoạn cuộc sống hàng ngày cuối cùng sẽ khiến cho xã hội nói chung mất thiện cảm với phong trào. Tuy nhiên, phong trào Occupy Central đã chuẩn bị sẵn sàng tốt cho hầu như bất kỳ kết cục nào.

Nếu, như nhiều người sợ, chính quyền đại lục trấn áp theo kiểu Thiên An Môn, thì sự huấn luyện và kỷ luật mà những người biểu tình đã biểu lộ sẽ giúp họ nhận được sự ủng hộ tức thì và đồng thời cô lập chính quyền Trung Quốc. Mặt khác, nếu Bắc Kinh nhận thức hiện nay nó đang đối diện với tình trạng khó xử, chế độ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ thương lượng với những nhà lãnh đạo biểu tình Hồng Kông, dù qua đó bộc lộ sự yếu đuối mà cuối cùng có thể khích lệ càng nhiều khao khát cho dân chủ hơn và thậm chí càng nhiều cuộc biểu tình hơn nữa. Còn bây giờ mặc dù ta thấy thích thú khi nhìn thấy những người biểu tình lịch sự nhất thế giới vừa làm tròn bài vở vừa làm sạch đường phố, nhưng phong cách lịch sự ấy của họ thật sự chứng tỏ tại sao họ đã trở thành một lực lượng đối đầu rất mạnh mẽ.

Srdja Popovic là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành tổ chức CANVAS.

Tori Porell là viên chức chương trình ở CANVAS

Nguồn:

Tạp chí Slate 1/10/2014






Trưởng quan Hong Kong cầu cứu Mr. Lú






Phản đối TP Hà Nội bắn pháo hoa ngày và ủng hộ Sinh Viên Hồng Kông.



Trẻ con đang chết vì thiếu ăn, đem tiền hoang phí bắn pháo hoa.  Phản đối!

Thương! Cụ già 80 sống trong túp lều rách 2m2 ven sông nuôi con bị bệnh

Túp lều lụp xụp bên dòng nước đen
Túp lều của cụ Sắn dựng lên xập xệ bên bờ sông Gạo (Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội). Những ngày mưa lớn, nước trên sông dâng lên ngập chiếc phản gỗ, quần áo trong nhà cũng ướt hết. Nhiều đêm, cụ phải di dời lên vỉa hè trước một cửa hàng bán bia có mái che để ngủ.


Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam
Kính gởi toàn thể nhân dân Hồng Kông tại thực địa và hải ngoại.
Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.
Hiệp thông cùng vô số cá nhân, đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:
1- Chúng tôi vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức, đầu óc tỉnh táo, kỷ luật chặt chẽ và cung cách văn minh lịch sự của các bạn trẻ Hồng Kông (gồm hàng trăm ngàn sinh viên lẫn học sinh) khi đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu, khẳng định lập trường bất tuân dân sự và bày tỏ thái độ phản đối chế độ cộng sản, trước một nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn bị Bắc Kinh chi phối và trước lực lượng cảnh sát đông đảo đang bắt đầu có những hành vi bạo lực (dùng dùi cui, xịt tiêu lỏng và ném lựu đạn cay…).           
2- Chúng tôi hết lòng hoan nghênh việc cha mẹ, thầy cô ủng hộ và đồng hành cùng các bạn sinh viên học sinh Hồng Kông vì thấy hậu duệ và học trò của mình đang tiếp nối tinh thần và sự nghiệp xây dựng dân chủ; việc thành phần cư dân lớn tuổi thông cảm, hỗ trợ và bênh vực các bạn trẻ đang xuống đường vì ý thức đó là trách nhiệm tập thể của một cộng đồng cùng chung vận mệnh; việc nhiều lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo động viên và hướng dẫn các tín đồ trẻ tuổi hay lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, vì quan niệm tôn giáo không thể đứng bên lề cuộc chiến đấu cho công lý.
3- Chúng tôi thực tâm lo lắng khi nghe tin tại quận thương mại Mongkok vừa mới nổ ra những cuộc phá phách, gây hấn, hành hung do nhiều nhóm người lạ mặt gây ra đối với các bạn sinh viên và người dân Hồng Kông vốn đã luôn biểu tình hết sức ôn hòa và trật tự trong hai tuần rồi. Công luận cho rằng những thành phần côn đồ dùng bạo lực để gây rối, phá hoại và làm mất ý nghĩa cuộc biểu tình là do chính nhà cầm quyền Cộng sản từ Đại lục giật dây hoặc sai phái. Những ai từng xuống đường đấu tranh tại Việt Nam chúng tôi rất hiểu rõ điều này. Xin hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối thoại với nhà cầm quyền.
* * * *
Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:
1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn tước đoạt.
2- Nhà cầm quyền CSVN không được làm âm vang tiếng nói của nhà cầm quyền Trung cộng vốn khẳng định “các vấn đề của Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, các nước khác chớ can thiệp vào. Tuyên bố của bộ ngoại giao ngày 02-10 “khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến những khu vực có biểu tình để tránh xảy ra những tình huống phức tạp và “hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình”, tuyên bố ấy là một động thái ủng hộ Trung cộng trong vấn đề Hồng Kông, tiếp tục làm vừa lòng quan thầy ở Trung Nam Hải, bộc lộ thái độ chư hầu và chính sách lệ thuộc nguy hiểm trong bang giao quốc tế. Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.
3- Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ  Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam.
Hỡi các bạn trẻ Hồng Kông, hãy là niềm hy vọng của thế giới!
Việt Nam ngày 05-10-2014
1- Bạch Đằng giang Foundation, Đại diện: Ths Phạm Bá Hải
2- Bauxite Việt Nam, Đại diện: Gs Phạm Xuân Yêm và Gs Nguyễn Huệ Chi
3- Diễn Đàn XHDS, Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
4- Khối Tự do Dân chủ 8406, Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS Nguyễn Bạch Phụng
6- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa.
7- Giáo Hội PGHH Thuần túy, Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
8- Giáo Hội Tin lành Mennonite độc lập, Đại diện: Ms Nguyễn Hồng Quang.
9- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, Đại diện: Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển
10- Hội Anh em Dân chủ, Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài.
11- Hội Bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Đại diện: Cô Hà Thị Vân
12- Hội Bầu bí Tương thân, Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
13- Hội Cựu tù nhân lương tâm, Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
14- Hội Nhà báo độc lập, Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng
15- Hội Phụ nữ Nhân quyền, Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy.
16- Hội thánh Chuồng bò (Tin Lành), Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng
17- Lao động Việt, Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
18- Mạng lưới Blogger Việt Nan, Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.
19- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.
20- Phong trào Liên đới Dân oan tranh đấu VN, Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
21- Tăng đoàn GHPGVNTN, Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
22- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT, Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.


Hà Sĩ Phu: Hồng Kông khác gì Việt Nam?

RadioCTM - Trần Quang Thành




Hà Sĩ Phu: Vâng, quả là không cân sức, khi chỉ một số người của một thành phố mấy triệu dân biểu tình chống chủ trương của một nền độc tài đang thống lĩnh gần 1 tỷ rưỡi người thì đúng là trứng chọi với đá. Nhưng ở đây “trứng” là điểm sáng để người ta đối chứng với “núi đá” là bóng đêm. Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng. Bóng đêm ắt phải sợ ánh sáng. Cộng sản đi theo một chủ thuyết ảo tưởng dẫn đến kết quả bi đát nhưng lại tuyên truyền là duy nhất khoa học, là dân chủ gấp triệu lần, là thiên đường hạnh phúc. E sợ nhân dân nhìn thấy một xã hội đối chứng để so sánh mà lật tẩy sự dối trá, nên mọi chế độ cộng sản đều phải bưng bít xã hội sau bức màn sắt. Nhưng bức màn sắt bưng bít cứ bị phá vỡ, chẳng những vì sức mạnh không gì cản nổi của kỷ nguyên thông tin mà còn vì chính chế độ CS rất cần phải mở cửa để cứu vãn sự ngưng trệ và đói kém của chế độ, không mở cửa thì không tồn tại được. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế CS. Trung Quốc vừa muốn áp đặt Cộng sản lên Hồng Kông nhưng lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ.







Hồng Kông: Người biểu tình kiên quyết không rút lui

Lực lượng biểu tình tại Hongkong vẫn chiếm giữ trung tâm hành chánh
Kính Hòa: xin anh cho biết tình hình Hongkong hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: ngay lúc này tôi đang có mặt ngay tại khu vực Trung Tâm Hành Chánh Và Tài Chánh của Hongkong, một trong những địa điểm tập họp rất đông người của cuộc biểu tình đòi dân chủ liên tục diễn ra trong suốt 10 ngày qua. Trong ngày hôm nay có 2 cuộc biểu tình lớn diễn ra, một tại khu vực mà tôi đang đứng và một tại Mong Kok, nằm cách đây khoảng 15 phút. Tại Mong Kok đã xảy ra một vụ xô xát, dù chỉ nhỏ thôi, nhưng dường như những người chống biểu tình đang muốn gây hấn để tạo ra tình huống bất ngờ.
Riêng tại khu vực mà tôi đang có mặt thì vào lúc 2 giờ 36 phút chiều hôm nay, giờ Hongkong, có một người đàn ông leo lên chiếc cầu bắt ngang qua 2 tòa cao ốc, dùng loa nói với mọi người rằng ông ta ủng hộ cuộc tranh đấu của anh em sinh viên, nhưng theo ông ta thì cách tốt nhất là tập thể sinh viên nên đi về nhà, đi học trở lại. Ông ta cũng nói là chính phủ Hongkong phải giải tỏa tất cả những khu vực đang bị sinh viên chiếm đóng, để trả lại đời sống bình thường cho người dân.
Lời kêu gọi của người đàn ông này xem chừng như hợp với những gì vị Hành Chánh Chưởng Quan Hongkong là ông Lương Chấn Anh nói ngày hôm qua. Trong thông cáo báo chí, ông Lương Chấn Anh nói rằng vì trình trạng bạo động có vẻ không thể kiểm soát được nữa nên ông cương quyết muốn giải tóa tất cả những địa điểm đang bị chiếm đóng bởi người biểu tình. Ông Lương Chấn Anh cũng nói ông muốn công tác này hoàn tất vào ngày mai, tức là ngày thứ Hai.
Sự kiện thứ 3 là khoảng lúc 4 giờ chiều, một phái đoàn các linh mục và các nữ tu Công Giáo Hongkong có đến đây, dựng Thánh Giá, dâng lời cầu nguyện xin bình an cho mọi người.
Kính Hòa: anh mới nói đến lời phát biểu của ông Lương Chấn Anh, có vẻ như là một tối hậu thư đòi nội trong ngày mai tất cả các sinh viên phải rời khỏi địa điểm biểu tình. Phản ứng của tập thể sinh viên mà anh ghi nhận được như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: tin tức này đã được loan truyền trong giới sinh viên từ tối hôm qua, ai cũng nói đến cả. Chính vì thế mà tối hôm qua có biết bao nhiêu người đổ về đây, con số đông nhất trong 5 ngày tôi có mặt tại chỗ để đưa tin về cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hongkong. Phần lớn những người từ mọi ngã đường đổ về Trung Tâm Hành Chánh và Tài Chánh Hongkong đều đặc người, đặc biệt là giới trẻ. Chúng tôi có dịp nói chuyện với một số bạn trẻ cả nam lẫn nữ, thì câu trả lời khẳng định của họ là nếu cảnh sát sử dụng bạo lực, xịt hơi cay, bắn đạn cao su để giải tán đoàn biểu tình thì họ sẽ chạy, vì mạng sống là quan trọng nhất, không bảo vệ được mạng sống của mình thì không làm được gì cả. Nhưng sau đó họ sẽ trở lại, tiếp tục cuộc biểu tình. Một cô sinh viên còn bảo với tôi rằng điều sinh viên muốn thể hiện là muốn cho giới lãnh đạo thấy nguyện vọng thiết tha phản ánh mong ước của người dân là muốn có dân chủ trên vùng đất này.
Một đằng là ông Lương Chấn Anh có vẻ cương quyết, một đằng là tập thể sinh viên cũng nhất quyết không lùi bước, thành ra chưa rõ chuyện sẽ đi tới đâu. Nhưng tối hôm nay, thì có những dự đoán cho rằng có thể lực lượng Hongkong sẽ làm điều mà mọi người đoán biết trước là dùng võ lực để giải tán đoàn biểu tình.
Kính Hòa: trước tình hình như vậy, quan điểm của tập thể sinh viên cũng như của lực lượng đối lập với Bắc Kinh được gọi là lực lượng “chiếm trung tâm” như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: họ đưa ra 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là ông Lương Chấn Anh phải thật tâm muốn nói chuyện với họ, hy vọng tìm được giải pháp cho cả đôi bên. Vấn đề thứ nhì là họ đòi hỏi giới lãnh đạo Trung Quốc phải từng bước một, tổ chức thăm dò ý kiến quần chúng về đường lối cai quản, điều hành vùng đất này, chứ không thể tiếp tục áp đặt như Bắc Kinh đang làm hiện nay. Họ đòi hỏi phải có một văn bản chính thức về cuộc thăm dò ý kiến quần chúng, phải cho người dân thì giờ để bày tỏ ý kiến, sau đó giới lãnh đạo Bắc Kinh phải đưa ý kiến thăm dò cho một ủy ban chuyên nghiên cứu, sau đó mới đưa ra trước Quốc Hội thảo luận dựa theo ý kiến của người dân Hongkong.
Họ cương quyết không chấp nhận lối làm việc mang tính áp đặt lối dân chủ theo kiểu Bắc Kinh mà Quốc Hội Trung Quốc mới làm, tự đặt ra những quy định cho cuộc bầu cử vào năm 2017 và bắt người dân Hongkong thì hành. Họ không chấp nhận điều đó.
Chúng ta chưa thể biết được 2 nguyện vọng này có được đáp ứng hay không.
Kính Hòa: trở lại với cuộc biểu tình đang diễn ra ngay nơi anh có mặt, tình hình hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: hôm nay là ngày Chủ Nhật, ngày mai thứ Hai mọi người đi làm, chưa biết sinh viên có đi học trở lại hay không, nhưng suốt từ chiều đến giờ mọi người vẫn đổ về Trung Tâm Tài Chánh và Hành Chánh Hongkong, dù không đông bằng tối hôm qua.
Có nhiều điều tôi thấy cần phải nói. Thứ nhất là thái độ của những sinh viên tham gia biểu tình phải nói là rất tử tế, rất lễ phép, họ sẵn lòng giúp đỡ tất cả người, đồng thời họ cũng tránh không đưa ra những lời nói có thể xúc phạm đến nhân viên cảnh sát hay những người chống đối họ.
Điều thứ hai là sinh viên đại học biết trong số người tham gia biểu tình có cả những em học sinh trung học, sinh viên biết là các em tham gia tranh đấu sẽ bị mất một số bài học, bài tập, do đó họ tập họp các em thành những nhóm nhỏ, ngồi vòng tròn với nhau và sinh viên dậy cho các em những bài học mà các em học sinh trung học bị mất trong thời gian các em tham gia biểu tình. Là một nhà báo từng có dịp đi tường thuật những cuộc biểu tình ở nhiều quốc gia, hiếm khi nào tôi thấy được tuổi trẻ tạo được những điểm son lớn như những điểm son mà tôi chứng kiến ở cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hongkong.
Kính Hòa: sinh hoạt của các thanh niên sinh viên tham gia biểu tình trên đường phố ở Hongkong như thế nào? Tập thể sinh viên ứng phó ra sao trong lúc sinh hoạt của đặc khu bị xáo trộn?
Đinh Quang Anh Thái: có những điều rất đặc biệt mà nếu không có mặt tại chỗ chúng ta sẽ không tưởng tượng được. Tôi chứng kiến thấy cảnh người dân Hongkong đem nước dừa, nước uống, đem khăn lau mặt, đem cả kính đeo mắt khi đi bơi đến cung cấp hoàn toàn miễn phí. Thành ra một rừng người đông đảo như thế mà không một ai bị đói khát, ngay chính cá nhận của chúng tôi mỗi khi đi qua một toán sinh viên thì thế nào cũng có người hỏi có khát nước không, có muốn ăn miếng bánh kho cho đỡ đói không, thâm chí họ còn cung cấp cho chúng tôi những tấm khăn quàng cổ mầu trắng để nhúng nước lau mặt khi trời nóng vào buổi trưa.
Tôi có thể nói tóm tắt là khung cảnh đang diễn ra ở Hongkong là một tấm gương sáng cho giới trẻ của những nước khác khi muốn tổ chức những cuộc biểu tình bất bạo động để phản đối chính quyền hà khắc, đồng thời cũng là bài học cho người dân những nước khác khi trông thấy người dân Hongkong tiếp sức với phong trào trẻ.
Kính Hòa: xin cám ơn anh Đinh Quang Anh Thái.
*Chúng tôi liên tiếp cập nhật tình hình Hồng Kông ở phần tin quốc tế
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hk-upda-8pm-oct-5-14-10052014125851.html




"Dù là một tỷ phú, ông không ngại xông pha ngoài đường phố với sinh viên. Hôm cảnh sát đàn áp bằng lựu đan cay, ông có mặt để động viên sinh viên và giúp các em không sợ hãi. Bản thân ông bị một trái lựu đạn cay bắn trúng lưng ngã sấp nhưng ông vẫn không lùi. Ông kể lại hôm ấy cảnh sát đã bắn lựu đạn cay đến 20 đợt. Mấy đợt đầu sinh viên sợ hãi bỏ chạy, ông đã lên tiếng trấn an họ. Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ, chỉ né ra xa vài trăm thước, chờ khói tản bớt rồi lại xông lên. Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên rút lui. Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền, ông cũng khá "đầu gấu". Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì cảnh sát đã không yên với ông."
Jimmi Lai- Tỷ phú truyền thông Hong Kong ủng hộ sinh viên đòi dân chủ
T6, 10/03/2014 - 23:14

Hackers đã hack vào máy vi tính của công ty và của cá nhân ông Jimmi Lai , công bố hàng loạt bằng chứng cho thấy chính ông là người tài trợ toàn bộ cho 2 tổ chức Occupy Central và Scholarism . Cảnh sát cũng đã khám xét nhà ông .
Nhưng ông tỷ phú này chỉ cười hề hề vì ông chẳng cần chối . Suốt mấy ngày qua , 2 tờ báo của ông là tờ Apple Daily Newspaper và tờ Next Magazine đã đăng toàn những tin tức và bài viết ủng hộ các sinh viên đòi dân chủ .
Bản thân ông cũng suốt mấy ngày nay ở ngoài đường ăn ngủ với sinh viên . Ông suốt ngày có mặt trong 1 căn lều bạt giăng bên ngoài Khu Chính Phủ ở Admiralty . Ông đi xem các sinh viên làm gì , trò chuyện với họ , phụ họ dọn dẹp .
Ông cho biết riêng về cuộc biểu tình này ông không tốn 1 xu , vì người dân HK ủng hộ sinh viên đã đem cho quá nhiều . Thậm chí sinh viên còn phải từ chối bớt vì không có chỗ để .
Tuy là người tài trợ nhưng ông Jimmi Lai chưa bao giờ xen vào chuyện nội bộ hay tổ chức của các hội sinh viên . Ông nói ông là dân võ biền , tự lập và lớn lên từ nghèo đói , không phải là người có học cao hay văn hóa cao , nên ông nghĩ ý kiến của ông sẽ không phù hợp với các sinh viên .
Trả lời phóng viên Hugo Restail của Wall Street Journal , ông cho biết , theo ông thì phong trào dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi , cho dù nhà cầm quyền Bắc Kinh không nhượng bộ , vì ông nói những gì xảy ra trong những ngày qua đã hoàn toàn thay đổi 1 thế hệ . Những sinh viên học sinh chung vai sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng của mình sẽ mãi mãi mang tư tưởng tự do , dân chủ . Họ sẽ không bao giờ cúi đầu chịu nhận những gì CSTQ nhồi nhét nữa , mà họ sẽ tự tìm những gì họ muốn , và họ cũng sẽ dạy dỗ cho con cháu họ như thế .
Ông Lai cho biết nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang tìm mọi cách để triệt tiêu ông . Ông đi đâu cũng có 2-3 tên đi theo . Nhà ông từng bị xe của xã hội đen đâm vỡ cổng . Bắc Kinh cũng tìm mọi cách bôi nhọ ông , moi móc đời tư , nói ông bám đít Mỹ , nói ông làm ăn gian lận , trốn thuế ..v..v.. Năm 2008 cảnh sát HK từng bắt giữ 1 người từ Hoa Lục sang với súng giấu trong hành lý và khai rằng đã được mướn để ám sát ông .
Ông Lai , khác với những tỷ phú HK khác , thường nịnh bợ Bắc Kinh để dễ làm ăn , ông luôn ra mặt chỉ trích chính sách độc đài của CSTQ . Ông kể mẹ ông đã phải vét hết tiền bạc và mang nợ mới cho ông vượt biên thành công từ Quảng Đông sang HK năm 1960 , khi ông mới 12 tuổi . Ông nói sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của mẹ ông và gia đình để ông có được tự do .
Dù là 1 tỷ phú , ông không ngại xông pha ngoài đường phố với sinh viên . Hôm cảnh sát đàn áp bằng lựu đan cay , ông có mặt để động viên sinh viên và giúp các em không sợ hãi . Bản thân ông bị 1 trái lựu đạn cay bắn trúng lưng ngã sấp nhưng ông vẫn không lùi . Ông kể lại hôm ấy cảnh sát đã bắn lựu đạn cay đến 20 đợt . Mấy đợt đầu sinh viên sợ hãi bỏ chạy , ông đã lên tiếng trấn an họ . Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ , chỉ né ra xa vài trăm thước , chờ khói tản bớt rồi lại xông lên . Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên rút lui . Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền , ông cũng khá " đầu gấu " . Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì cảnh sát đã không yên với ông .
Nay tuổi đã già , tóc đã bạc , ông vui vẻ lùi ra phía sau yểm trợ để các sinh viên có thể bước lên trải nghiệm và học hỏi . Tuy vậy ông nói nếu TQ thật sự đem xe tăng qua đàn áp , ông là 1 trong những người có khả năng hướng dẫn và bảo vệ cho sinh viên .
Ông nói sinh viên là lực lượng tốt nhất để đấu tranh , và ông nhận định sinh viên HK có chiều sâu hơn sinh viên TQ ở Thiên An Môn . Ông nói đây là cuộc biểu tình không cần lãnh đạo , tự mỗi sinh viên biết họ phải làm gì . Ông nói phía cảnh sát HK đã hành động ngu xuẩn , như việc ném lựu đạn cay và nay là bao che cho côn đồ vào hành hung sinh viên . Ông nói các bậc cha mẹ ông bà người HK cho dù không ủng hộ con cháu mình đi biểu tình , nhưng vẫn sẵn sàng chết để bảo vệ an toàn cho họ . Tấn công đả thương các em chỉ làm người dân HK nổi giận .
Ngoài ra ông Lai cũng nói mỗi hành động bạo lực ở phía cảnh sát để đàn áp phong trào sẽ là 1 nắm bùn trét lên mặt Tập Cận Bình , người đang cố tạo 1 bộ mặt 1 lãnh tụ đáng kính và yêu mến hòa bình với thế giới . Vì vậy ông tin rằng nếu các sinh viên kiên trì đấu tranh , trước sau gì Tập cũng phải nhượng bộ. ( Ngọc Nhi Nguyễn lược dịch/Facebook)
http://www.sbtn.tv/vi/tin-gioi/jimmi-lai-ty-phu-truyen-thong-hong-kong-ung-ho-sinh-vien-doi-dan-chu.html



Những Bài Học Trải Nghiệm Từ Hồng Kông

Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm - Lê Xuân Đôn
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm & Lê Xuân Đôn
Bây giờ là 4 giờ sáng ngày Chủ Nhật, trong lúc ngồi nhìn các em học sinh nữ thay phiên nhau nhặt rác, hai anh em chúng tôi viết xuống những điều chúng tôi ghi nhận được sau những ngày có mặt tại hiện trường. Một trong những lý do chính yếu của chuyến đi đến Hồng Kông này là để quan sát và ghi nhận lại những phương thức đấu tranh bất bạo động đang được phong trào tại Hồng Kông áp dụng. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ những quan sát liên quan đến cách thức tổ chức.

Thông Điệp rõ ràng và đơn giản
“This is our city, we deserve freedom”. (Đây là thành phố của chúng ta, chúng ta xứng đáng được hưởng tự do).
Đây là thông điệp từng người biểu tình đều chia sẻ giống nhau khi được hỏi về khát vọng đấu tranh hiện nay của họ.
Với thông điệp rộng (Tự Do, Dân Chủ) họ quảng diễn chi tiết hơn: “Muốn lá phiếu được tôn trọng, chúng ta không để cho chính quyền Bắc Kinh chỉ định bất cứ ai ra ứng cử.” Hầu như khi hỏi bất cứ ai - ít ra những người biết Anh ngữ - họ đều nắm rõ chi tiết về mục tiêu, cách làm và việc phải làm.
Nhờ thông điệp chung và đơn giản này mà mọi người đến tụ tập tại các khu vực biểu tình đều biết rõ mục tiêu của cuộc đấu tranh, nên không ai bảo ai, họ đều hòa mình và đóng góp trong khả năng của từng người.
Có những học sinh 14-15 tuổi sau giờ tan học, tham gia cuộc tọa kháng và đã tự vẽ những khẩu hiệu, giương cao chúng và đi lên đi xuống trong đoàn biểu tình. Khi có người hỏi ai hướng dẫn thì các bạn học sinh này nói rằng không ai huớng dẫn mà họ muốn làm trong khả năng và trách nhiệm mình. Các việc họ làm rất đơn giản. Có những em đi nhặt rác và chỉ nhiệm vụ nhặt rác. Có những em chỉ có nhiệm vụ xịt hơi nước cho người qua lại để chống cái nóng oi bức hay chỉ để cầm quạt để quạt mát những người xung quanh.
Mọi việc được chẻ nhỏ, thích hợp với tất cả mọi người.

Sáng Tạo
Vì là cuộc đấu tranh của mọi người, những người điều hướng cuộc biểu tình đã tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo tối đa của mọi người để tạo cho cuộc biểu tình mang hình dáng nghệ thuật cao hầu thu hút và giữ chân những người tham gia. Nhiều “tác phẩm” nghệ thuật đã được thực hiện nhằm mục đích này.
Ví dụ dùng ô dù để tạo thành những đóa hoa lớn, trang trí trên các tường tòa nhà họ chiếm đóng. Trên các ô dù, người biểu tình trang trí với những khẩu hiệu nói lên mục tiêu của cuộc biểu tình.
Họ dựng lên “Bức Tường Khát Vọng” để mỗi người tự viết ước vọng của mình hay nói lên điều mình khao khát trong cuộc đấu tranh này và treo lên hòa chung với khao khát của mọi người. Ban tổ chức đã trưng dụng một dãy tường cao lớn khác với đầy ắp các tờ giấy nhỏ đủ màu sắc để mọi người ghi lại đó lý do họ tham dự cuộc biểu tình này. Cách trình bày đầy nghệ thuật thu hút người chung quanh, tạo nhiều cảm xúc cho những người tham gia, và nhất là góp phần nhắc nhở nhau về mục tiêu và điểm đến của phong trào.

Điểm sáng tạo đáng ghi nhận khác là nội dung những khẩu hiệu sử dụng rất đa dạng. Tuy ngắn gọn nhưng đầy tính chất trẻ trung, kích thích cao sự suy nghĩ nơi người đọc. Như các câu “Do you hear the people sing, singing the song of angry men” (Bạn có nghe tiếng người dân hát, hát vang bài ca của người cuồng nộ). Những biểu tượng khác như nơ vàng, cách chéo hai tay đưa lên cao mà người biểu tình tại Hồng Kông sử dụng đều là những sáng tạo mang tính cách hợp quần, trẻ trung.
Ngoài ra, họ còn tận dụng cả nhạc, phim ảnh và những câu nói bất hủ của một số nhân vật nổi tiếng để  kích thích những người tham gia bằng tiếng Hoa và cả tiếng Anh.

Ban Tổ Chức
Khi được hỏi ai là người của Ban Tổ Chức, hầu hết các bạn trẻ tham gia cuộc biểu tình đều trả lời họ không có một ban lãnh đạo theo lẽ thuần tuý chỉ huy hết mọi việc mà thay vào đó mỗi người là một phần tử lãnh đạo phong trào. Nắm vững mục tiêu của cuộc đấu tranh cùng với tinh thần trách nhiệm chia sẻ công việc (tự coi mình là thành phần chủ lực, của Ban Tổ Chức, chứ không phải chỉ đến để tham dự) đã khiến cho những phức tạp, bon chen của Hồng Kông không được nhìn thấy nơi đoàn biểu tình.  

Rất kỷ luật. Khi bước vào vòng đai biểu tình, mọi người đều ý thức tại sao họ đến đây.  Quan sát chung, hầu như cứ mỗi 5 tấm bản đặt trong quảng trường biểu tình là có một tấm nhắc nhở mọi người “Remember why we are here” “Remember why we started all this” (Hãy nhớ tại sao chúng ta ở đây. Hãy nhớ tại sao chúng ta khởi sự công việc này.)
Bên cạnh những công việc mang tính cách tự phát mà mỗi thành viên tham dự tự tiến hành, họ cũng có những người trách nhiệm lo các khâu quan trọng khác như y tế, ẩm thực, vệ sinh, thông tin, điều động, an ninh… Chính sự chia đều trách nhiệm như vậy, cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã được điều hướng bởi một số cá nhân tạo thành cơn sóng lớn qua các đặc điểm:
Chu đáo trong sự sắp xếp. Biết sẽ có mưa, nên đã có sẵn các tấm ni lông bọc kín các bức tường thông điệp để chống mưa, nhưng vẫn còn nghệ thuật, để người ta vẫn có thể đọc được.
Những nơi có chướng ngại vật bằng xi măng giữa đường hay ngoài thành đường, được đoàn biểu tình trưng dụng các khung rào sắt hay lấy gỗ chế thành thang để người ta bước qua dễ dàng và an toàn. Khi đông người cần qua lại, họ tự ý thức xếp thành hàng và chia từng nhóm qua lại cho trật tự. Có nhiều người trẻ tự nguyện giúp đỡ người qua lại các vật chắn được an toàn.
Vật dụng dành cho người biểu tình được chuẩn bị chu đáo, không thiếu gì từ dụng cụ cá nhân, khẩu trang, áo mưa, đồ ăn, thức uống, giấy toilet. Đặc biệt là hàng ngàn hộp đồ ăn đã được các cá nhân, thương nhân mang đến tiếp tế hằng ngày. Đồ tiếp tế được nhiều cá nhân mang đến yểm trợ trực tiếp tại chỗ biểu tình hoặc ở một quy mô lớn hơn, nhiều khuôn viên đại học đã được sử dụng như địa điểm đón nhận và “tồn trữ” mọi vật dụng để ban tổ chức có thể nhanh chóng phân phối cho người biểu tình.
Để giữ vệ sinh chung, ban tổ chức đã để bao rác tại nhiều nơi. Mỗi chổ không những chỉ có một bao mà là nhiều bao khác nhau với ghi chú rõ ràng để phân loại rác, giấy, đồ có thể tái chế. Ngay cả các chai nước nhựa, chai và nắp chai đều có những bao riêng biệt. Bên cạnh đó, nhiều bản giấy lớn được dán khắp nơi nhắc nhở mọi người dọn dẹp rác xung quanh mình.

Dưỡng Quân
Trong những giờ cao điểm (từ khoảng 5 giờ chiều đến 12 giờ khuya) khi mọi người tụ tập lên đến từ hàng chục cho đến cả trăm ngàn người hoặc hơn, Ban Tổ Chức có những diễn thuyết bởi các thành viên đại diện các tổ chức và đoàn người hô vang các khẩu hiệu. Tuy nhiên điều này không diễn ra xuyên suốt khoảng thời gian nói trên. Họ chia nhỏ thành từng đoạn, mỗi đoạn kéo dài khoảng 1 tiếng và xen kẻ là những giờ giải lao nhỏ. Ban tổ chức rất quan tâm đến nhu cầu dưỡng quân để có thể đấu tranh lâu dài.

Ngoài việc thiết trí một sân khấu lớn, trong đoạn đường dài hơn 1 cây số, ở những lúc chưa đến cao điểm của việc tụ họp, khi cần họ đã tự chia ra thành từng vòng đai nhỏ để sinh hoạt. Mỗi nhóm có một bạn trẻ cầm loa phóng thanh để chia sẻ, trao đổi với mọi người. Người đại diện đó chia sẻ và giải thích về các các đối sách hoạt động, và lắng nghe những ý kiến đề nghị của mọi người.
Khi giờ cao điểm tất cả cùng hướng về sân khấu chính với hệ thống âm thanh đuợc chuyển dài cả cây số.

Truyền thông 
Cả đoàn biểu tình luôn dùng hai ngôn ngữ Anh và tiếng Hoa, nhắm vào cả giới truyền thông Hồng Kông và quốc tế. Đối với truyền thông quốc tế, Ban Tổ Chức chu đáo chuẩn bị sẵn các nhóm dịch thuật. Trên đường phố họ có nhiều bản hướng dẫn truyền thông về dịch vụ dịch thuật và cung cấp số điện thoại để liên lạc. 

Kết
Cho đến giờ phút này, chúng ta chưa biết cuộc biểu tình của giới trẻ và người dân Hồng Kôn
g sẽ kết thúc ra sao. Nhưng trên bề mặt tổng quát, qua quan sát trong những ngày có mặt tại Hồng Kông, chúng tôi cảm nhận giới trẻ Hồng Kông đã tổ chức một cuộc Bất Tuân Dân Sự thật hoàn hảo. Các điểm cốt lõi của một cuộc đấu tranh Bất Bạo Động đã được thể hiện rõ nét. Từ con số quần chúng được huy động tham dự (lên đến cả chục ngàn, cả trăm ngàn người), tinh thần kỷ luật và ý thức tự giác, trách nhiệm cao, cách tổ chức chu đáo và quan trọng nhất là các thông điệp, mục tiêu họ đề ra hết sức cụ thể, rõ ràng và có được sự đồng thuận bởi tập thể người tham dự.
Trong suốt nhiều thập niên qua, lịch sử đã ghi lại nhiều bài học Đấu Tranh Bất Bạo Động qua từng giai đoạn, của từng quốc gia trên thế giới, như Ấn Độ, Nam Phi, Tiệp Khắc, Serbia, v.v... thì ngày nay, tuổi trẻ Hồng Kông đã tạo cho mình một chỗ đứng không kém phần quan trọng và chia sẻ nhiều bài học quý báu cho giới đấu tranh tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

(Anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm và Lê Xuân Đôn là hai thành viên đảng Việt Tân đến Hồng Kông từ ngày 1/10 để bày tỏ sự ủng hộ thanh niên sinh viên Hồng Kông cũng như quan sát những phương thức đấu tranh bất bạo động được phong trào Occupy Central áp dụng).


DienDanCTM



Học Bổ Túc Xong Rồi Hẵng Nói, Nha Lý!

· Đinh Tấn Lực
Phan Trung Lý

“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”
– Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Phan Trung Lý.

Lý này,
Qua đọc nhựt trình trên mạng mà không khỏi ưu lo và thương chú mày quá đỗi.
Phán như thánh kiểu đó thì rõ là ở cương vị đại biểu QH (hay ở bất kỳ cương vị nào khác), chú mày cũng đã lộ hàng là cả giuộc nhà bây, cho dù cả đời ở đây hay từng công du Hán Thành, cũng chẳng biết đách gì về Hàn Quốc lẫn Việt Nam.
Qua nói thiệt. Nhiều người hoang mang chẳng hiểu cái thời Khủng hoảng Tài chánh châu Á, suốt những năm 1997- 2005, chú mày chui lỗ nẻ nào, hay tay chân thò đâu, mà chẳng nắm được tình hình?


Lý này,
Trước tiên, đó là một cuộc khủng hoảng dây chuyền của thị trường chứng khoán xuyên qua một số quốc gia Đông Nam Á và Đông Á, khởi đầu vào tháng 5-1997 tại Thái Lan (đồng Baht bị tấn công đầu cơ ở cấp quy mô), rồi ảnh hưởng lan qua thị trường ngoại hối/đầu tư của Indonesia, Malaysia, Philippines, và một số “tiểu hổ Á Châu” như Hong Kong, Hàn Quốc (với thị trường chứng khoán bị suy sụp, thứ hạng tín dụng bị tuột dốc, và bị rút vốn đồng loạt)…
Đài Loan và Nhật ít bị ảnh hưởng hơn các nước vừa kể, một phần là nhờ có khối lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn và cải tổ kịp thời.
Còn Việt Nam, tức nhiên không tránh khỏi tình trạng xuất khẩu & đầu tư FDI giảm mạnh, nhưng thoát trận khủng hoảng tài chánh đó là bởi (hay nhờ) …không có một thị trường chứng khoán đúng nghĩa, bấy giờ.
Hệ quả lao đao tức khắc trên nền tài chánh ở các nước bị khủng hoảng là những khối nợ lớn đối với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới, chứ không thể quy hẳn chỉ là nợ xấu tròng chéo của các ngân hàng bản xứ.
Vậy thì cái tiền đề đóng khung “thấy ở Hàn Quốc” trong lời thánh phán đó, nhiên nhiên bày ra trước mắt thiên hạ cái tầm nhìn của chú mày không rộng hơn cái nắp vung niêu tép muỗi kho quéo.
Qua không nói quá đâu. Tạm coi cái “thấy” đó như là đồ bỏ, nhá! Còn cái nhập nhằng quy kết cho nợ xấu ở Hàn Quốc thời đó, thì làm sao xoá được nét thấp thoáng của tính lưu manh, hả Lý?

Lý này,
Thứ nữa là cách giải quyết khủng hoảng. Cho dù mỗi nước có nỗ lực riêng phù hợp với bối cảnh tài chánh của mỗi quốc gia, nhưng tựu chung, đó là sự phối hợp giải quyết của các nước đó cùng với các định chế tài chánh quốc tế.
Tiêu biểu của những nỗ lực liên đới có thể kể là Sáng Kiến ChiangMai, Sáng Kiến Thị Trường Trái Phiếu Châu Á, hay Đối Thoại ASEAN+3, chẳng hạn.
Còn ở từng nước thì có ngay những quy chế điều tiết các nguồn vốn đầu tư lẫn cách sử dụng, cùng những nỗ lực ngăn chận nguồn gốc khủng hoảng từ những lỗ hỗng trong chánh sách tài chánh và chánh sách tiền tệ của từng nước, cải cách các phương thức quản lý kinh tế cũ v.v…
Hàn Quốc không khác, phải giải quyết khủng hoảng bằng cách chấm dứt quyền lực chi phối của giới tài phiệt cùng nạn bè phái kinh tế sân sau, triệt tiêu các mối quan hệ mờ ám giữa quan chức và doanh nhân đại công ty, loại bỏ mọi thứ chỉ thị ngầm, thanh lọc bộ máy hành chánh, nâng cao tinh thần trách nhiệm mọi giới, và vay khẩn cấp 57 tỷ USD từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (với điều kiện ngặt nghèo) để tiến hành cải tổ sâu rộng:
·                     Cải cách phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô: Xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả; tiết giảm sự can thiệp của chánh phủ; từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo; nỗ lực gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ nhà nước;
·                     Cải cách khu vực tài chánh: Áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây; chuyên môn hoá các định chế tài chánh; hoàn thiện luật phá sản; triệt giảm tỷ lệ sở hữu gia đình/bộ hạ tại các ngân hàng; tăng cường hệ thống giám sát các tiêu chuẩn quản trị/kế toán/kiểm toán; điều tiết hệ thống tín dụng; nâng cao kỷ luật thị trường;
·                     Cải cách phương thức quản lý khu vực xí nghiệp: Hoàn thiện các thủ tục về phá sản; củng cố các quy định và tiêu chuẩn về báo cáo minh bạch; bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc; áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo cách thức quốc tế;
·                     Cải cách các thị trường: Cải tổ thị trường lao động (cho phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn); phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ.
Một biện pháp bên lề là minh bạch hoá tình trạng khủng hoảng tài chánh quốc gia ở mức nghiêm trọng cho quốc dân thông cảm, tiện tặn, và chung góp một số tiền/vàng tiêu biểu cho tinh thần kết đoàn đối phó khủng hoảng, một lòng ủng hộ quyết tâm cải cách của chánh phủ, đồng tâm hiệp lực cùng chánh phủ vượt qua khó khăn. Tỷ lệ ngân khoản quyên góp này không lớn so với tổng ngân khoản vực dậy nền kinh tế tài chánh Hàn Quốc bấy giờ.

Với nỗ lực cải cách được toàn dân nức lòng ủng hộ đó, Hàn Quốc đã khắc phục ngoạn mục cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á, và chỉ cần 3 năm để phục hồi khả năng tăng trưởng, đồng thời trả dứt nợ mới vay nóng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vào năm 2000. Ba năm sau nữa, 2003, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt mức 133 tỷ USD.

Vậy thì, cái khúc giữa của lời thánh phán “kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu” nói trên có khác gì kiểu chơi bài tráo bến xe ở dưới quê, phải không Lý?

Lý này,
Dân mình còn nghèo lắm. Đã phải đóng thuế cho lãnh đạo xây biệt thự với vườn ngự uyển và phá nát đất nước mọi mặt. Riêng mặt tài chánh thì nỗ lực vun vén và thiên tài trơ mặt của lãnh đạo đã vênh váo đưa Vinashin/Vinalines/Vina-các-thứ ra nghĩa địa, lại thêm cả hệ thống ngân hàng hấp hối với nợ xấu tròng chéo chất chồng. Đã vậy còn thậm thụt lấp liếm giấu nợ, giấu cả những chuyến công du ăn chơi âm thầm mang tên bị gậy đi xin khất nợ với các Câu Lạc Bộ Tài Chánh thế giới…

Dân mình còn phải đóng hàng trăm loại phí trời ơi, trong lúc con nít đói run chân té mương chết đuối, học trò ăn cơm với muối, phụ nữ quyên sinh để dành tiền cho con đi học, cụ già 92 tuổi vẫn đạp xích lô nuôi thân, cùng hàng chục vạn trẻ em bán vé số kiếm sống qua ngày…

Vậy mà bọn bây, ngoài đường lục ví moi tiền dân, trong hội trường thì góp ý làm tốt các chánh sách tróc nã nhân dân phải oằn lưng gánh trả nợ công, còn thi đua bắn pháo hoa mừng quốc khánh Tàu, lại đòi “học tập” trò lừa quyên vàng trả nợ xấu (gốc gác ở ngay thể chế và chánh sách kinh tế tài chánh thân tộc), thì có khác nào đứng trên mức lưu manh những ba bậc (và được kêu bằng cộng sản), hả Lý?

Lý này,
Lê-nin từng cảnh báo: Tham/dốt/cậy quyền là ba cái gót A-sin của cộng sản. Ngó bộ chú mày (cùng với mấy phe cánh trung ương), thông qua các lời thánh phán dồn dập bấy lâu nay, đều đang cố sức nhấn mạnh, tô đậm (và vẽ thêm mũi tên chỉ rõ) mấy cái gót A-sin đó cho thiên hạ khỏi tìm đâu xa xôi, Lý à!

Đừng để thiên hạ phân loại bọn bây là thứ tương cận của loài động vật Não Chui Bàn Toạ – Mồm Đầy Phân Tươi, nha Lý!

Qua thiệt sự ưu lo và thương chú mày là chỗ đó, đó Lý.

Hãy cố gắng học xong bổ túc văn hoá rồi hẵng nói gì thì nói, nha Lý!

03/10/2014 – Kỷ niệm ngày Khai Thiên của Hàn Quốc, và tròn 24 năm xoá sổ nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức.
Blogger Đinh Tấn Lực


3,752 người ký tên lên tiếng bảo vệ Quyền tự do tôn giáo cho Thủ Thiêm


VRNs (06.10.2014) – Sài Gòn – Đã có 3,752 người ký tên ủng hộ Hội đồng Liên tôn Việt Nam kêu gọi duy trì các cơ sở tôn giáo là chùa Liên Trì, nhà thờ Thủ Thiêm và tu viện Dòng mến Thánh Giá Thủ Thiêm tại nơi các cơ sở này đang hiện diện, vì theo quy hoạch của đô thị mới Thủ Thiêm, các cơ sở tôn giáo không được giành một khoảng trống nào. Đây là một bằng chứng vi phạm tự do tôn giáo trắng trợn của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.

 Dưới đây là tên của 3,732 người, còn những vị khác, chúng tôi sẽ chập nhật lần sau.

Ký tên ủng hộ Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam phản đối CSVN triệt hạ cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm

 

1
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
Việt Nam
2
THOAI DINH
Sài Gòn, Việt Nam
3
Le Ngoc Thanh
Sài Gòn, Việt Nam
4
Tram Huynh
Alexandria, Virginia, United States
5
Lã Việt Dũng
Hà Nội, Việt Nam
6
STEVE MAI
Doraville, Georgia, United States
7
Nguyễn Đình Khôi
Nghệ An, Việt Nam
8
Suong Tran
Sài Gòn, Việt Nam
9
Cuong Nguyen
Việt Nam
10
Hoang Vu TrangThuy
Việt Nam
11
CH Bang Nguyen
Gareden Grove, California, United States
12
văn giáp Nguyễn
Biên Hòa, Việt Nam
13
Trần Thị Hường Thị
Hà Nội, Việt nam
14
Lan Dang
Montreal, Canada
15
Duoc Nguyen
Davenport, Iowa, United States
1
Duy Mai
Carolina Beach, Carolina, United States


3710
BE THI TRUONG
Denmark
3711
Quan Nguyen
Falls Church, Virginia, United States
3712
Tuyet Ngo
Australia
3713
TAN KHANG NGUYEN
Montreal, Canada
3714
Nguyen Hieu
Pinellas Park, Florida, United States
3715
nhuan Do
Westminster, California, United States
3716
Nhóm Phật Tử Âu Châu PHẠM
France
3717
Bao Nguyen
Falls Church, Virginia, United States
3718
Pham Thi Duc
Germany
3719
Phuong Tran
Denmark
3720
jean louis lu
Toronto, Canada
3721
nguyen loan
Sài Gòn, Việt Nam
3722
Huy Pham
Sài Gòn, Việt Nam
3723
Phuong Tram
New Orleans, Louisiana, United States
3724
Sanlay Ny
Phnom Penh, Cambodia
3725
Nguyen Hung
Saint Louis, Missouri, United States
3726
van chinh nguyen
Hà Nội, Việt Nam
3727
Ngoc Lan Huynh
Maastricht, Limburg, Netherlands
3728
huy thien
Sài Gòn, Việt Nam
3729
Danh Võ
Den Haag, Zuid-Holland, Netherlands
3730
Nguyễn Tâm
Hà Nội, Việt Nam
3731
Quang Vu
Sài Gòn, Việt Nam
3732
Luc Nguyen
Calgary, Canada

 

Các XHDS VN: Hồng Kông, bạn không cô đơn


VRNs (04.10.2014) – Hongkong –  Chiều hôm nay, 04.10, các nhà hoạt động xã hội Việt Nam đã căng những chiếc dù nhiều màu để diễn tả lòng kính trọng và ý hướng đồng hành với sinh viên đang biểu tình tại Hongkong.

Các tổ chức tham gia cắm dù ủng hộ là Hội Anh Em Dân Chủ, Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs), No-U Sài Gòn, Con Đường Việt Nam Sài Gòn, Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận, Hội Bầu Bí Tương Thân Sài Gòn, No-U FC, Hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Hội Ái Hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền và Việt Tân.

Những chiếc dù được dựng ở lối đi, nhiều biểu tình viên, thân nhân và cư dân vùng đã đến xem, chụp hình.











 

Ảnh Facebook

 

 

22 XHDS: Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam


VRNs (05.10.2014) – Sài Gòn – Hôm nay, 22 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam (XHDS) ra Tuyên bố về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam, nhận sự kiện sinh viên học sinh Hồng Kông biểutình và bị Bắc Kinh đàn áp.

—–

Kính gởi Toàn thể nhân dân Hồng Kông tại thực địa và hải ngoại.
Đồng kính gởi Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.

Hiệp thông cùng vô số cá nhân, đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:

1- Chúng tôi vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức, đầu óc tỉnh táo, kỷ luật chặt chẽ và cung cách văn minh lịch sự của các bạn trẻ Hồng Kông (gồm hàng trăm ngàn sinh viên lẫn học sinh) khi đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu, khẳng định lập trường bất tuân dân sự và bày tỏ thái độ phản đối chế độ cộng sản, trước một nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn bị Bắc Kinh chi phối và trước lực lượng cảnh sát đông đảo đang bắt đầu có những hành vi bạo lực (dùng dùi cui, xịt tiêu lỏng và ném lựu đạn cay…).

2- Chúng tôi hết lòng hoan nghênh việc cha mẹ, thầy cô ủng hộ và đồng hành cùng các bạn sinh viên học sinh Hồng Kông vì thấy hậu duệ và học trò của mình đang tiếp nối tinh thần và sự nghiệp xây dựng dân chủ; việc thành phần cư dân lớn tuổi thông cảm, hỗ trợ và bênh vực các bạn trẻ đang xuống đường vì ý thức đó là trách nhiệm tập thể của một cộng đồng cùng chung vận mệnh; việc nhiều lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo động viên và hướng dẫn các tín đồ trẻ tuổi hay lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, vì quan niệm tôn giáo không thể đứng bên lề cuộc chiến đấu cho công lý.

3- Chúng tôi thực tâm lo lắng khi nghe tin tại quận thương mại Mongkok vừa mới nổ ra những cuộc phá phách, gây hấn, hành hung do nhiều nhóm người lạ mặt gây ra đối với các bạn sinh viên và người dân Hồng Kông vốn đã luôn biểu tình hết sức ôn hòa và trật tự trong hai tuần rồi. Công luận cho rằng những thành phần côn đồ dùng bạo lực để gây rối, phá hoại và làm mất ý nghĩa cuộc biểu tình là do chính nhà cầm quyền Cộng sản từ Đại lục giật dây hoặc sai phái. Những ai từng xuống đường đấu tranh tại Việt Nam chúng tôi rất hiểu rõ điều này. Xin hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối thoại với nhà cầm quyền.

* * * *

Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:

1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn tước đoạt.

2- Nhà cầm quyền CSVN không được làm âm vang tiếng nói của nhà cầm quyền Trung cộng vốn khẳng định “các vấn đề của Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, các nước khác chớ can thiệp vào. Tuyên bố của bộ ngoại giao ngày 02-10 “khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến những khu vực có biểu tình để tránh xảy ra những tình huống phức tạp” và “hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình”, tuyên bố ấy là một động thái ủng hộ Trung cộng trong vấn đề Hồng Kông, tiếp tục làm vừa lòng quan thầy ở Trung Nam Hải, bộc lộ thái độ chư hầu và chính sách lệ thuộc nguy hiểm trong bang giao quốc tế. Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.

3- Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.

Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam.

Hỡi các bạn trẻ Hồng Kông, hãy là niềm hy vọng của thế giới!

Việt Nam ngày 05.10.2014

1- Bạch Đằng giang Foundation, Đại diện: Ths Phạm Bá Hải
2- Bauxite Việt Nam, Đại diện: Gs Phạm Xuân Yêm và Gs Nguyễn Huệ Chi
3- Diễn Đàn XHDS, Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
4- Khối Tự do Dân chủ 8406, Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS Nguyễn Bạch Phụng
6- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa.
7- Giáo Hội PGHH Thuần túy, Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
8- Giáo Hội Tin lành Mennonite độc lập, Đại diện: Ms Nguyễn Hồng Quang.
9- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, Đại diện: Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển
10- Hội Anh em Dân chủ, Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài.
11- Hội Bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Đại diện: Cô Hà Thị Vân
12- Hội Bầu bí Tương thân, Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
13- Hội Cựu tù nhân lương tâm, Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
14- Hội Nhà báo độc lập, Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng
15- Hội Phụ nữ Nhân quyền, Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy.
16- Hội thánh Chuồng bò (Tin Lành), Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng
17- Lao động Việt, Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
18- Mạng lưới Blogger Việt Nan, Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.
19- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.
20- Phong trào Liên đới Dân oan tranh đấu VN, Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
21- Tăng đoàn GHPGVNTN, Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
22- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT, Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.

 

 

Thông báo khẩn cấp của hội học sinh Hồng Kông đến chính phủ


VRNs (05.10.2014) – HongKong - Hội học sinh Hồng Kông (HKFS) bắt đầu phong trào bãi khóa vào ngày 22/9. Đến 26/9 đã giành được Quảng trường Công dân; và trong sự tự phát của nhân dân, ngày 28/9 đã trở thành phong trào chiếm lĩnh. Mặc dù một số người gọi đó là “Cuộc cách mạng màu sắc”, nhưng chúng tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa, mục đích của phong trào này đơn thuần chỉ là đòi giành quyền dân chủ ở Hồng Kông, phản đối hình thức phổ thông đầu phiếu nguỵ xưng. Chúng tôi hy vọng người dân Hồng Kông có quyền bình đẳng và được thực hiện phổ thông đầu phiếu thật sự, dân chủ thật sự.

Sinh viên học sinh HongKong đêm 04.10.2014

Chúng tôi luôn nhấn mạnh vấn đề của Hồng Kông và các giải pháp, vấn đề chính trị và cách giải quyết. Với tiền đề này, chúng tôi rất coi trọng việc có thể đối thoại với người phụ trách cải cách chế độ của Hồng Kông như bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Cả quá trình vận động từ đầu đến giờ, chúng tôi luôn tìm không gian đối thoại với chính phủ, đồng thời rất coi trọng khả năng đối thoại và thành quả của nó. Chúng tôi đã ba lần bốn lượt nêu lên mong muốn được đối thoại, ví dụ như trong quá trình bãi khóa, chúng tôi liên tục mong được đối thoại cùng ông Lương Chấn Anh.

Khi mà tưởng như chúng tôi đã có thể đối thoại, chính phủ lại dung túng cho các thành phần bạo lực tổ chức làm loạn tình hình; hành động này đã ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình và sự tin tưởng lẫn nhau trong vấn đề đối thoại. Chúng tôi rất phẫn nộ với hành động đó, chúng tôi không còn cách nào khác đành để chuyện đối thoại sang một bên. Chỉ đến khi chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan thì chúng ta mới có cơ hội khởi động lại cuộc đối thoại.

Với rất nhiều bằng chứng về việc cảnh sát không toàn lực chấp pháp và rất nhiều nghi vấn khác, chính phủ phải làm rõ những vấn đề sau:

1. Chính phủ đã hứa sẽ làm rõ sự việc, điều tra việc tắc trách của cảnh sát và việc đã bao che cho phần tử xấu.

2. Do ông Lương Chấn Anh đã nhiều lần bỏ qua ý kiến của người dân, lấy cảnh sát ra làm lá chắn cho mình để dùng bạo lực trấn áp những người biểu tình hòa bình, nên chúng tôi chỉ chấp nhận cùng nhóm 3 người của bà Lâm Trịnh Nguyệt Anh đối thoại về cải cách hành chính, chúng tôi sẽ không đối thoại với ông Lương Chấn Anh.

Chỉ cần chính phủ có thiện chí giải quyết những vấn đề trên, học sinh luôn sẵn sàng đối thoại với chính phủ.

Hội sinh viên Hồng Kông
Ngày 04 tháng 10 năm 2014

Nguồn: https://www.facebook.com/HKDemoNow/posts/438254926314005

 

 

Bình luận: biểu tình Hồng Kông và Thiên An Môn 1989


VRNs (05.10.2014) –  Sài Gòn – Jim Maceda, một nhà phân tích 40 năm tuổi nghề được đài NBCNewstrích dẫn như sau:

Vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc năm 1989 đã phủ một bóng đen lên cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ “Cách mạng Ô dù” đang diễn ra tại Hồng Kông.

Lãnh đạo Hồng Kông đã bất chấp lời kêu gọi từ chức và cảnh sát cũng đang cảnh báo về “một phản ứng cứng rắn” nếu những người biểu tình chiếm tòa nhà chính phủ hoặc tiếp tục chặn nhiều tòa nhà chính phủ khác, gợi lên những ký ức của cuộc đàn áp tàn bạo tại Bắc Kinh cách đây 25 năm.

Vì thế, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Hồng Kông sẽ kết thúc với quân đội, xe tăng và hàng trăm người thiệt mạng chăng?

Có một số điểm tương đồng rõ rệt giữa hai phong trào.

Sinh viên, học sinh Hồng Kông biểu tình đòi quyền tự do bầu

Sự thông minh, ăn nói lưu loát và lý tưởng của sinh viên dường như khó có thể nhượng bộ sự bóp méo dân chủ từ tay các nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân tộc và mạnh mẽ ở Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình trước đây hay Tập Cận Bình hôm nay.

Cả hai cuộc biểu tình đều bắt đầu khiêm tốn với vài nghìn người tham gia, tuy nhiên đã bùng nổ trong sự giận dữ trước phản ứng cứng rắn của chính phủ. Tháng Tư năm 1989, việc trang nhất “Nhân dân nhật báo” mô tả cuộc biểu tình như một phong trào “nổi loạn” chống chính phủ đã gây tác dụng ngược. Ngày hôm sau, hơn 100.000 sinh viên tuần hành đến Quảng trường Thiên An Môn.

Tại Hồng Kông, việc cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay vào các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi thuộc địa cũ của Anh được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997, đã gây bất bình và làm gia tăng số người biểu tình.

Ở cả Bắc Kinh và Hồng Kông, giới chức trách đều chọn lựa chiến lược ‘chờ đợi’, và hy vọng rằng các sinh viên sẽ mệt mỏi và cuối cùng trở về nhà.

Tại Thiên An Môn, chiến dịch gần như có hiệu quả. Đến tuần thứ ba, quảng trường bị phủ kín bởi giấy gói bánh bao, chai nước và các loại rác thải. Các sinh viên, ngán ngẩm với điệp khúc biểu tình và các bài ​​hát, đã rã khỏi đám đông.

Sau đó, một lãnh đạo sinh viên bỗng phát động một cuộc tuyệt thực. Một quyết định khác là việc xây dựng bức tượng “Nữ thần Dân chủ” cao 33-foot. Vào cuối tuần lễ thứ tư, hơn 300.000 người biểu tình tràn đầy sinh lực, tiếp tục vây kín quảng trường.

Đặng Tiểu Bình tuyên bố thiết quân luật, và siết chặt quảng trường với Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Tuy nhiên, có nhiều lý do để nghĩ rằng người Hồng Kông có thể tránh được cơn ác mộng tháng Ba và Tư năm 1989.

Năm 1989, các lãnh đạo cộng sản bị phân lập bởi những người đồng cảm với sinh viên và những người cứng rắn vì lo sợ một cuộc nội chiến. Ngoài ra, đề nghị của người biểu tình thường cũng không rõ ràng và đôi khi mâu thuẫn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh vào năm 1989 có thể cắt đứt thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài.

Điều đó rất khác so với ngày hôm nay.

Những người biểu tình Hồng Kông đồng lòng với hai đề nghị cụ thể: vị lãnh đạo Hồng Kông Leung Chun-ying hiện tại phải từ chức, và phải mở ra khả năng để họ lựa chọn lãnh đạo mà không thông qua sự can thiệp từ chính phủ [Trung Quốc].

Trong khi đó tại Bắc Kinh, chính phủ đoàn kết xung quanh Tập Cân Bình biết rằng, bất kỳ cuộc đàn áp nào đối với người biểu tình Hồng Kông sẽ được cả thế giới biết đến trong thời gian thực. Vì vậy, các quan chức Hồng Kông và Bắc Kinh đang chịu áp lực để tìm ra một sự thỏa hiệp.

“Trừ khi có một số tình hình hỗn loạn, chúng tôi sẽ không gửi cảnh sát chống bạo động tới”, một nguồn tin từ chính phủ Hồng Kông không xác định được trích lời nói với Reuters. “Chúng tôi phải đối phó một cách hòa bình, thậm chí nếu nó kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.”

John Delury, một giáo sư và là tác giả quyển “Giàu sang và Quền lực: cuộc diễu hành dài của Trung Quốc đến thế kỷ Hai Mươi Mốt,” đồng ý rằng lịch sử Thiên An Môn không có khả năng lặp lại ở Hồng Kông.

“Tôi vẫn không quá bi quan khi nghĩ rằng việc này sẽ kết thúc với một lượng lớn lực lượng nhà nước,” ông nói. “Tuy nhiên mà nói, tôi không thấy khả năng thỏa hiệp, và tôi không thể hình dung Đảng [Cộng sản] chùn bước.”

Tình hình căng thẳng như trên lưỡi dao và những gì xảy ra tiếp theo có thể phụ thuộc vào các cuộc gặp gỡ giữa người biểu tình và lãnh đạo của Hồng Kông.

Vào cuối tháng Năm, năm 1989, nhiều sinh viên mệt mỏi trên quảng trường Thiên An Môn không tin rằng họ đang gặp nguy hiểm chết người, và nói nửa đùa nửa thật rằng “Nữ thần Dân chủ” đã cho họ sức mạnh. Đó là tuần thứ bảy trong cuộc biểu tình của họ, và chỉ vài ngày trước khi cuộc đàn áp chết người diễn ra.

Pv.VRNs chuyển ý

 

Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’

Posted by admin on September 29th, 2014

GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!

GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!



image





GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa C...
View on www.youtube.com
Preview by Yahoo


BBC
Vũ Hải Anh – Blogger gửi cho BBC từ Hong Kong
29-09-2014
“Tôi ở khu vực biểu tình suốt 30 tiếng đồng hồ, mệt đến độ tôi chóng mặt và phải ra ngoài chợp mắt một tiếng. Bây giờ xung quanh tôi trông ai cũng rất mệt mỏi vì có nhiều người giống như tôi – nhiều người chưa ngủ tẹo nào trong suốt 50 tiếng vừa qua”.
Đó là nội dung tin nhắn voice gửi qua Whatsapp của Stephanie Cheung, sinh viên trường ĐH Baptist (Hong Kong) tường thuật trực tiếp cho tôi tình trạng của cô và các bạn trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên ở khu trung tâm thành phố.
Giọng cô bị ngắt quãng bởi những tiếng ho khan. Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng ồn, hò hét của đám đông xung quanh cô và cả tiếng diễn giả nói trên loa tiếp tục phát động sinh viên biểu tình.

Stephanie là một trong số hàng ngàn sinh viên trong suốt một tuần qua đã bãi khoá biểu tình ngồi ở khu trung tâm Hong Kong để phản đối đề xuất của Bắc Kinh đề cử người đứng đầu đặc khu hành chính này.
Có thể coi cô sinh viên năm thứ ba trường đại học Baptist này như một đại diện cho một bộ phận thế hệ 9X của Hong Kong: hiểu biết chính trị sâu sắc, nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, rành công nghệ và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu.
Cô cũng như rất nhiều sinh viên, học sinh khác đã phải vượt qua không ít rào cản để tham gia cuộc biểu tình quy mô này. Nhiều người vấp phải sự phản đối của gia đình, lo sợ cho sự an toàn của họ cũng như cho rằng họ nên chú tâm vào việc học hành thay vì đi tham gia những chuyện bao đồng. Nhiều người phải nghỉ học và bỏ thi. Một tuần dầm mưa dãi nắng ở sân trường ĐH Trung Văn Hong Kong và khu trung tâm thành phố khiến sức khoẻ của họ giảm sút.
Tuy nhiên tất cả những yếu tố đó, cùng với áp lực từ lực lượng cảnh sát yêu cầu họ giải tán cũng như thái độ phớt lờ của Trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh trước yêu cầu ra mặt đối chất, cũng không làm suy chuyển mức độ nhiệt tình của họ.
Thậm chí nhiều học sinh trung học cũng tỏ ra không thua kém độ nhiệt huyết với các anh chị sinh viên khi tình nguyện bãi khoá một ngày để ra biểu tình ủng hộ các đàn anh đàn chị, vừa ngồi biểu tình vừa vác sách vở ra tranh thủ học bài. Những người ở lại trường học thì cài ruy băng vàng lên áo để biểu hiện thái độ phản đối với đề xuất của chính phủ Trung Quốc.
Nhận thức chính trị sớm
Vì sao học sinh, sinh viên Hong Kong có nhận thức và nhiệt huyết tham gia chính trị sớm như vậy?
Tôi trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung, Nghiên cứu sinh Tiến sỹ ngành Khoa học chính trị trường ĐH Baptist (Hong Kong), người đang nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung và đã giảng dạy cho nhiều sinh viên Hong Kong.
Ông nói: “Do thể chế chính trị Hong Kong khuyến khích tự do ngôn luận, tự do học thuật, không có rào cản đối với các quan điểm chính trị hay học thuật khác nhau, chính vì vậy sinh viên được tiếp xúc với nhiều quan điểm tự do cấp tiến từ sớm.”
“Các giảng viên đại học hầu hết cũng tốt nghiệp tiến sỹ từ các trường Đại học phương Tây. Ngoài ra, hệ thống truyền thông cũng không bị kiểm duyệt nội dung chính trị từ nhà nước.”
Ông Trung cũng cho rằng các phong trào, hay đảng phái dân chủ cũng có nhiều chương trình thu hút học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, giới trẻ cũng bị hấp dẫn với mục tiêu, lý tưởng của các phong trào này.
“Có thể nói, môi trường chính trị khá cởi mở và sự phát triển của các hội đoàn dân sự, đảng phái dân chủ, cộng với sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc đại lục đã góp phần làm cho học sinh, sinh viên Hong Kongcó ý thức cao hơn với các thế hệ cha ông trước đó.”
Một đặc điểm nổi bật nữa của thế hệ trẻ Hong Kong là xu hướng cập nhật thường xuyên với mạng xã hội, được coi là kênh thông tin phổ biến và đáng tin cậy nhất của họ. Hong Kong là quốc gia với số lượng báo chí rất lớn so với dân số chưa đến 8 triệu người, tuy nhiên khi tôi hỏi những nhà hoạt động từ U20 đến U40, họ đều nói họ có truy cập thông tin từ những trang tin, diễn đàn riêng chứ không hề dựa vào báo chí chính thống.
Theo ông Michael Cheng, ủy viên ban chấp hành của Đảng Lao Động Hong Kong, người đã có thâm niên hơn 10 năm hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự, Internet và mạng xã hội đã là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy phong trào hoạt động chính trị của học sinh sinh viên.
Thông qua mạng xã hôi, các học sinh sinh viên tìm đến nhau, xây dựng website, sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình… để truyền đạt thông tin cho nhau và thiết lập mạng lưới quan hệ. Nhờ các kênh này, những tổ chức học sinh, sinh viên như Scholarism nhanh chóng thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên.
Từ những hoạt động đoàn thể này họ càng trui rèn được khả năng tư duy phản biện cũng như lãnh đạo và tham gia các hoạt động có tổ chức, quy mô bài bản. Cuộc biểu tình phản đối áp dụng chương trình giáo dục công dân và đạo đức vào năm 10/2012, do thiếu niên (lúc đó) 15 tuổi Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) lãnh đạo quy tụ khoảng 100 ngàn nguời tham gia là một ví dụ cụ thể.
Điều đáng ngạc nhiên là ở tuổi được coi là “ăn chưa no, lo chưa tới”, học sinh sinh viên Hong Kong đã chứng tỏ là lực lượng huy động toàn bộ xã hội tham gia biểu tình hiệu quả.
Ông Michael Cheng giải thích: “Không phải cứ phản đối chính phủ là chúng tôi ở cùng một phe hết. Các tổ chức khác nhau lại có mục tiêu và tôn chỉ khác nhau, đôi khi không đồng thuận với nhau. Nếu một tổ chức như Đảng Lao Động đứng ra kêu gọi biểu tình, thành viên các tổ chức khác sẽ cho rằng chúng tôi có mục tiêu riêng không đại diện cho lợi ích của họ. Với sinh viên thì khác. Họ còn trẻ, chưa có tính toán tư lợi, chỉ thuần tuý hoạt động vì lý tưởng, vì vậy họ nhận được sự ủng hộ của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.”
Mức độ ảnh hưởng của sinh viên Hong Kong đã thực sự được khẳng định trong ngày 28/9 khi thủ lĩnh tổ chức Chiếm lấy khu Trung Tâm, ông Benny Tai, đã phải cấp tập phát động chiến dịch bất tuân dân sự sớm 3 ngày để tiếp nối ngay làn sóng biểu tình của hàng ngàn sinh viên vừa kết thúc, thay vì đợi đến ngày 1/10 như dự định.
Lý tưởng nhưng không ảo tưởng
Tôi hỏi Stephanie và San Ho vào ngày thứ Sáu, ngày cuối của cuộc biểu tình sinh viên, các bạn muốn đạt được điều gì khi được tự bầu cử người đứng đầu Hong Kong?
Câu trả lời không mấy ngạc nhiên của những sinh viên ngành chính trị học là: Tôi muốn công bằng xã hội: ngay cả những người nghèo nhất trong xã hội cũng có thể sử dụng lá phiếu để thay đổi cuộc sống của mình, thay vì để quyết định đó vào tay một số kẻ giàu.
“Thực ra số lượng những sinh viên biểu tình như chúng tôi không phải là quá nhiều. Nếu bạn đến cả các trường đại học chứ không chỉ đến khu vực biểu tình, bạn sẽ thấy một bức tranh khác về lần bãi khoá biểu tình này so với những gì báo chí đang mô tả. Nhiều sinh viên vẫn đến lớp như thường, công đoàn cũng ra sức vận động biểu tình nhưng không phải ai cũng tham gia. Chúng tôi đã quy tụ được thêm nhiều người, nhưng chúng tôi cần nhiều, rất nhiều hơn thế.” San Ho nói.
Khi tôi hỏi, họ có tin rằng phong trào biểu tình của học sinh sinh viên có thể thay đổi quyết định của Bắc Kinh không, cả Stephanie và San Ho đều lắc đầu.
“Cơ hội là rất mong manh. Tuy nhiên, với chúng tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của lần biểu tình này là thay đổi nhận thức của của chính mình và người khác. Bằng việc ra khỏi lớp học, ra khỏi quỹ đạo thói quen hàng ngày, chúng tôi có cơ hội tự nhìn lại mình và tự vấn mình, nên làm gì và hy sinh gì ở bản thân để đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự của Hong Kong.”


Việt Nam cũng cần một phong trào đòi tuyệt giao với Bắc Kinh như Đài Loan?

Posted by admin on October 1st, 2014
Dân News
01-10-2014
Sự kiện người dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ cuối tháng 9-2014 đang là một bước ngoặt của lịch sử thế giới. Đối với các vùng đất lâu nay chịu nhiều áp lực của nền cai trị độc tài cộng sản Trung Quốc như Ma Cau, Tân Cương, Hồng Kông… thì chuyển biến hiện nay quả là cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh phong trào đấu tranh dân chủ, dân quyền.
Với các nước như Tây Tạng, Đài Loan, Việt Nam… thì đây cũng là thời cơ quan trọng không kém để bày tỏ thái độ với Bắc Kinh.
Vừa qua, Đài Loan cũng bùng nổ các cuộc xuống đường ủng hộ người dân Hồng Kông. Lo ngại vì cách nhân nhượng và tiếp cận Bắc Kinh của tổng thống Mã Anh Cửu, sinh viên Đài Loan cũng giương cao khẩu hiệu, đòi đảo quốc này phải cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Người Đài Loan quyết liệt đòi chính phủ của mình phải tuyệt giao các đàm phán quan hệ kinh tế, chính trị với Trung Quốc để bảo vệ sự độc lập của mình.
Các bản tin tường thuật cho biết ngày 30-9, sinh viên Đài Loan đã tụ tập bên ngoài một tòa nhà có văn phòng thương mại của Hồng Kông tại Đài Bắc. Họ hô vang khẩu hiệu và giơ biểu ngữ yêu cầu chấm dứt các cuộc đàn áp của cảnh sát với người biểu tình tại Hồng Kông.
Ông Chen Weiting, một nhà hoạt động chính trị ở Đài Loan, cảnh báo việc hoà hoãn và tiếp cận Trung Quốc của chính quyền Đài Loan gần đây chỉ huỷ diệt nền độc lập và dân chủ của đảo quốc này. Nói trước cuộc biểu tình, ông Chen tuyên bố “Chúng ta không thể chấp nhận bất kỳ giao dịch kinh tế hoặc chính trị giữa Đài Loan và Trung Quốc”.
Sự quyết liệt của Hồng Kông và Đài Loan, đang cho thấy Bắc Kinh đang là một thể chế bị căm ghét. Người dân ở nhiều nơi đang muốn tách rời dứt khoát khỏi nền chính trị tàn độc của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Việt Nam dù không phải thuộc địa của Trung Quốc, nhưng lâu nay, với sự nhân nhượng và quỵ luỵ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khiến hình ảnh của nước Việt, dân tộc Việt không khác gì một quốc gia chư hầu của Bắc Kinh.
Sự nhân nhượng này đã dẫn đến việc mất Ải Nam Quan, mất Thác Bản Giốc, mất hàng trăm cây số đường biên giới, mất Hoàng Sa… Thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ, ngay cả trong bình. Trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa.
Ngay lúc này, các chính sách thoả hiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Bắc Kinh cũng đang làm cho tài nguyên quốc gia kiệt quệ. Trung Quốc đang ngày đêm đào bới lấy bauxite, lấy gỗ.. Hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng tầm quốc gia như thuỷ điện, cầu cống, xa lộ… đang bị các nhà thầu Trung Quốc huỷ hoại bằng phẩm chất tồi tệ.
Nền chính trị rập khuôn Bắc Kinh cũng đang đưa Việt Nam vào đáy sâu tăm tối của cai trị, áp bức, không có nhân quyền, Đảnh Cộng sản Việt Nam cũng đưa dân tộc vào chỗ cùng mạt khi đi theo con đường của Trung Quốc chỉ đạo.
Vậy, liệu ngay lúc này, người Việt có cần một phong trào đòi chính quyền Việt Nam chọn một con đường chính trị khác, tuyệt giao với Trung Quốc để thoát khỏi tình trạng chư hầu nhục nhã này? Người Việt có cần một phong trào kêu gọi chính quyền thay đổi đường lối chính trị độc lập với Bắc Kinh để chắp cánh cho dân tộc?

XIN ĐƯỢC TRANH LUẬN CÔNG KHAI SÒNG PHẲNG VỀ TÍNH ĐÚNG SAI CỦA CN MARX LENIN

Posted by admin on October 4th, 2014
Phản hồi cho bài viết “TẢN MẠN VỀ DÂN CHỦ” [1] của tác giả Nguyễn Thế Duyên.
Trường Sơn
03-10-2014
Trước hết, đây là một bài viết của một tác giả tự xưng “Tôi! Tác giả của bài viết này không phải là đảng viên cộng sản và chưa bao giờ nắm giữ một chức vụ gì dù là nhỏ nhất của chế độ” đang sống tại Hà Nội. Trong một hoàn cảnh hết sức nhạy cảm, tác giả có thể không công khai tên thật và địa chỉ. Tuy nhiên độ tin cậy cũng còn tùy thuộc vào nhận định của độc giả. Cứ tạm xem những thông tin trên là tin cậy để chúng ta sòng phẳng tranh luận.
Tôi, tác giả bài viết phản hồi này từng là một đảng viên đảng cộng sản, đại gia đình tôi có nhiều đảng viên, nhiều liệt sỹ từ thời chống Pháp và Mỹ, nhiều vô số kể huân/huy chương kháng chiến, nhiều người từng nắm chức vụ của chính quyền và cao nhất là chức Phó chủ tịch tỉnh của một tỉnh tại Miền Trung. Nghe có vẻ hơi buồn cười. Tuy nhiên tôi cũng xin nói thêm với tác giả Nguyễn Thế Duyên rằng, nhận thức là một quá trình, không ai hiểu cộng sản hơn những người cộng sản và tù nhân Vi Đức Hồi từng là giám đốc trường Đảng của tỉnh Lạng Sơn tức là người đã từng đọc/hiểu/giảng bài cho hàng nghìn người về triết học Marx, về CNXH, về nhà nước CS Việt Nam; và cũng chính là người bị chính quyền CSVN kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” với một bản án 5 năm tù [2].

Tôi sẽ bàn về những vấn đề tôi cho là mâu thuẫn và sai lệch trong bài viết của tác giả Nguyễn Thế Duyên.
Thứ nhất:
Tác giả nêu ra một ví dụ về việc xây/sửa nhà của gia đình mình để dẫn chứng cho dân chủ. Trong quản trị kinh doanh có một môn học là lập chiến lược quản trị kinh doanh, nó buộc người quản trị phải đưa ra khả năng có thể để thực thi một kế hoạch. Anh không thể muốn và xây căn nhà 300 triệu đồng trong khi anh chỉ có thể có hoặc vay mượn thêm là 100 triệu. Chỉ có kẻ ngu dốt mới xây dựng một kế hoạch như thế. Kế hoạch quản trị càng hợp lý càng khả thi, tức là cùng một số tiền như nhau nhưng nếu tôi cần xây một căn nhà rộng rãi nhiều phòng ngủ cho một gia đình lớn thì tôi sẽ ưu tiên tiêu chí này hơn là tiêu chí trang trí nội thất sao cho căn nhà đẹp và lộng lẫy, chứ không phải bàn về hai mức kinh phí khác nhau để thực hiện một công việc. Kết quả là tác giả Duyên cũng phải chờ hai con của ông ta đem thêm tiền về mới xây được căn nhà. Tôi cho đây là một ví dụ sai lệch về bản chất của vấn đề dân chủ.
Thứ hai:
Trích: “Một chính sách đúng, Thậm chí là rất hay nữa, cũng không thể thay đổi được xã hội nếu như cái tiềm lực tài chính của đảng ấy quá nhỏ bé. Các cụ nhà ta có một câu rất hay để nói rõ điều này “Buôn tài không bằng dài vốn”.
Theo tác giả Thế Duyên thế nào là một chính sách đúng? Một chính sách đúng đắn phải được xây dựng dựa vào những điều có thật. Một chính sách đúng không bao giờ viễn vông Đã không có vốn hay vốn quá bé mà lại tính chuyện đao to búa lớn, dự tính kết quả tận trên trời thì đó có là một chính sách đúng nữa không? Điều này tác giả nêu ra ví dụ và chính tác giả phơi bày suy diễn sai lệch của mình.
Liên hệ với Việt Nam: một quốc gia nghèo, vừa thoát khỏi chiến tranh, dân số hơn 80% là nông dân và hàng xuất khẩu chủ đạo cũng là hàng nông lâm thủy hải sản. Vậy mà có kẻ đã ngu dốt và ấu trĩ tới mức quyết xây dựng VN tới năm 2020 thành nước công nghiệp, rồi dùng một lô “quả đấm thép” để đất nước thất thoát hàng chục tỉ đô la, quyết chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp bằng cách quy hoạch đất đai lung tung, dân chưa kịp được đào tạo nghề nghiệp đã mất đất. Thử hỏi, chính sách đó là đúng hay sai? Hãy nhìn sang Thái Lan mà xem, họ cũng là một nước nông nghiệp và họ phát triển theo hướng nông nghiệp tiên tiến. Hàng nông nghiệp của Thái Lan luôn có giá cao ngất ngưỡng, chen chân vào tất cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, liên minh châu Âu. Gạo của Thái Lan luôn đắt hơn hai lần gạo của Việt Nam, trái cây của họ có những thứ đã bị VN lên tiếng là chôm giống của VN đem về lai tạo, cấy mô như Sầu Riêng, bưởi Năm Roi,…thế mà chúng ta không thể cạnh tranh lại họ. Thậm chí ngay cả những thứ cây trái ở VN mà gần như trời cho như chuối, vứt đâu sống đó chúng ta cũng không qua mặt được Thái Lan. Hoa tươi và cây cảnh của Thái Lan thì vừa đẹp, vừa bền. Trước năm 1975 Thái Lan hơn gì chúng ta? Bây giờ thu nhập của VN tụt hậu so với Thái Lan là 95 năm [3] .
Theo ông Nguyễn Thế Duyên “chiến lược phát triển VN thành một nước công nghiệp tới năm 2020” là đúng đắn hay không đúng đắn? Ai phải chịu trách nhiệm về quyết định sai trái này?
Thứ ba
tác giả Nguyễn Thế Duyên trích dẫn lời của Linh Mục Nguyễn Văn Lý rằng “Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx – Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines.” Và cho đó là nhận thức đúng đắn.
Với tôi, tôi tôn trọng quan điểm của mỗi người nhưng tôi không cho rằng lãnh đạo phong trao dân chủ phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Người Việt có câu “thời thế sinh anh hùng”, cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông với một lãnh tụ sinh viên tuổi 17 non nớt nhưng bản lĩnh đã là một minh chứng hùng hồn cho câu trả lời. Hãy cứ hành động đi trong khả năng của mình có thể, đừng quá trông đợi vào lãnh tụ vì không ai dám nhận mình là người tài đức vẹn toàn cả. Ông Hồ Chí Minh cũng đâu phải là một người tài đức vẹn toàn nhưng ông ta vẫn thành công trong việc tuyên truyền cho chủ nghĩa CS phát triển tại VN trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt là người dân quá khát khao tự do, thoát khỏi chế độ Thực Dân Pháp. CNTB không có một học thuyết nào hết, nó được hình thành và phát triển từ thực tiễn, từ sự phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại và nó vẫn đang thể hiện những ưu điểm của nó dù vẫn còn tồn tại khuyết điểm. Vì vậy đừng hy vọng “phải có một chủ thuyết nào khác thay thế CN Marx-Lenin thì mới mong con đường dân chủ cho VN” là một sự hoang tưởng. Đừng mơ ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines mà hãy được như họ thôi, hoặc thậm chí cởi mở như Myamar kia cũng đáng quý lắm rồi ông Thế Duyên ạ.
Thứ tư
Trích “Hiện nay chưa thể có một đảng nào đủ mạnh để có thể đòi chia sẻ quyền lãnh đạo với đảng cộng sản. Biết là không thể được nhưng chúng ta vẫn cứ lao đầu vào cái điều kị nhất của chế độ độc đảng để rồi bị bắt bớ, bị tù đầy trong khi lực lượng dân chủ còn đang rất yếu ớt, đầy nghi kị và chia rẽ liệu đấy có phải là một điều khôn ngoan?
Sao ông Nguyễn Thế Duyên không hỏi những người cộng sản trong những ngày mới được thành lập, tại sao họ vẫn lao vào cái điều cấm kị chấp nhận cả những cái chết thảm khốc khi họ tin vào lý tưởng cộng sản? Tự do dân chủ chưa bao giờ được cho không biếu không, chúng ta phải tranh đấu mà giành lấy. Khi người dân nhận ra những chân l thông qua những nhân vật tranh đấu, chấp nhận hy sinh thiệt thòi của bản thân thì nó sẽ làm nhân dân mở mắt, sự hy sinh của những nhà dân chủ không hẳn là vô nghĩa. Đừng đòi hỏi một đám cháy lớn khi không được bắt đầu từ một ngọn lửa nhỏ.
Tác giả lấy dẫn chứng về cái quyền im lặng và nhấn mạnh “Tất nhiên đây là một quyền rất chính đáng không ai có thể phủ nhận” thế tại sao quốc hội không thông qua? Hay nói rõ hơn, nếu quyền im lặng là quyền con người thì không một luật phát nào được đặt cao hơn nó, đương nhiên nó tồn tại không cần phải xin phép ai. Vậy có phải chính quyền CSVN đang vi phạm quyền con người khi tự cho mình có quyền hạn chế nó? Rồi Tác giả đưa ra một lý do hết sức buồn cười “Thử hỏi chúng ta đào đâu ra luật sư để thực thi cái “Quyền im lặng” này?”. Đã là quyền thì chính những kẻ thực thi pháp luật như công an, toà án, viện kiểm sát phải thực thi trước tiên không cần sự có mặt luật sư.
Thứ năm
Khi quan điểm “quân đội chỉ trung thành với nhân dân và tổ quốc”, tác giả Thế Duyên cho rằng : “Điều đòi hỏi này là vô ích nhưng nó lại dính đến điều đại kị của chế độ nên chế độ sẽ lập tức phản ứng thế là vô hình dung cái đòi hỏi vô nghĩa ấy lại biến thành một vật cản trở tiến trình dân chủ”. Đây là một quan điểm vô cùng phản động.
Quân đội là do nhân dân mà ra, tiền thuế cuả nhân dân đóng góp để nuôi quân đội hoạt động, không trung thành với nhân dân thì trung thành với ai? Nếu theo quan điểm của tác giả Thế Duyên, tại Mỹ có hai đảng chính thay nhau lãnh đạo nhân dân Mỹ là đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, vậy quân đội của họ phải trung thành với đảng nào? Giả sử nếu chế độ công sản này tại VN sụp đổ, một chế độ khác lên thay thì lúc đó quân đội sẽ phải trung thành với ai? Chỉ có dân tộc mới là trường tồn. Đòi hỏi quân đội phải trung thành với Đảng cộng sản VN là một sự tước đoạt, cướp công lao của nhân dân. Nếu bắt quân đội phải trung thành với đảng thì không được bắt dân đi nghĩa vụ, chỉ tuyển những kẻ là đảng viên thôi, không được mượn máu của dân để bảo vệ đảng, không được dùng tiền thuế của dân nuôi quân đội nữa.
Thứ sáu
Trích: “các vị đòi những người cộng sản từ bỏ chủ nghĩa Mác. Thật hết sức vô lý” và được tác giả Thế Duyên diễn giải như sau
Thứ nhất—Các vị hiểu gì về chủ nghĩa Mác? Tôi đã đọc những bài kêu gào của các vị nhưng chưa thấy một vị nào chỉ ra nổi chủ nghĩa Mác sai ở đâu. Các vị chỉ lấy duy nhất sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm bằng chứng cho sự sai lầm của chủ nghĩa Mác. Điều đó là hết sức phiến diện”.
Tôi mạn phép hỏi ông bà Thế Duyên hiểu gì về chủ nghĩa Marx? Ông/bà đọc được bao nhiêu quyển sách về Marx và những quyển sách chỉ trích chủ nghĩa Marx? Xin đọc lại bài viết tôi đã đăng vào ngày 17/09/2014 [] để xem ông/bà có nhận thức được sự đúng sai hay không. Nếu chủ nghĩa Marx đúng đắn tại sao nó lại sụp đổ? Hãy nằm lòng trong đầu thực tiễn là thước đo của mọi chân lý.
‘Tác giả Thế Duyên viện dẫn tới nực cười “Mác sai hay các học trò của Mác sai?”. Nếu học trò của Marx sai thì phải kéo cổ cái lũ học trò ngu si dốt nát này xuống, tại sao chúng nó sai mà vẫn đòi lãnh đạo nhân dân trải qua biết bao đau thương chết chóc, nợ nần?
Trích “Thứ hai: Các vị khoác cho mình cái áo “Dân chủ” nhưng khi các vị đòi những người cộng sản phải từ bỏ chủ nghĩa Mác là lúc các vị trở thành những người phản dân chủ”.
Không ai đòi những người cộng sản từ bỏ lý tưởng hay tà giáo của họ cả, một thứ giả thuyết mà Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe) một cơ quan dân cử của 46 quốc gia Châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) với các điều khoản (14 điều) lên án chủ nghĩa cộng sản và coi chủ nghĩa này đã phạm tội ác chống lại loài người [5].
Trong đó điều 2 của nghị quyết 1481 chỉ rất rõ: “…Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản gồm khối Liên xô,Đông Âu trong thế kỷ 20 và một số chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền ở 4 nước trên thế giới (TQ, VN, Cuba, Bắc Hàn), đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chítự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…”
Các vị tôn thờ chủ nghĩa cộng sản do ông Marx xướng lập là quyền của các vị nhưng nó không phải là niềm tin của dân tộc, không phải là lựa chọn của người dân chúng tôi nên đừng áp đặt và bắt cả một dân tộc này phải đi theo học thuyết hoang tưởng đó. Người dân VN không mấy người theo học thuyết Marx và CNCS, có những người không biết gì về CN Marx. Hãy làm một cuộc trưng cầu dân ý xem rồi hãy tuyên bố, ông bà Thế Duyên ạ.
Đọc toàn bài của tác giả Nguyễn Thế Duyên, nó phơi bày nhiều quan điểm lệch lạc, biện dẫn vô lý để đưa ra một nhận định hay một kết luận cá nhân của ông/bà Duyên. Tôi tin rằng, tác giả này nếu không phải là một cây bút chuyên về mảng tuyên truyền cho CNCS và học thuyết Marx (phải khoác một chiếc áo khóac, đeo một chiếc mặt nạ khác) thì chắc chắn phải là một người chưa đọc kỹ về Marx, chưa từng đọc những quyển sách chỉ trích gay gắt chủ nghĩa Marx đã từng được xuất bản và được đông đảo người dân khắp năm châu đón đọc.
Trộm nghĩ, việc phân tích, phơi bày, tranh luận rộng rãi tính đúng sai của học thuyết Marx sẽ là tiền đề cho việc lấy ý kiến của dân chúng VN rằng chúng ta sẽ trưng cầu dân ý xem “ai tin tưởng chủ nghĩa Marx là đúng đắn” hay “Dân tộc VN có nên xóa bỏ chủ nghĩa Marx hay không” là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi xin mượn diễn đàn Anhbasam để xin tranh luận song phẳng với tác giả Nguyễn Thế Duyên và mong đơị một sự quan tâm theo dõi sát sao của qúy vị đọc giả. Đồng thời, mỗi người chúng ta hãy phổ biến rộng rãi cuộc tranh luận này thông qua các trang mạng xã hội nhằm lôi kéo sự quan tâm của dư luận.
Mong một bài viết tiếp theo của tác giả Nguyễn Thế Duyên
TS
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.http://anhbasam.wordpress.com/2014/10/03/3022-nguyen-the-duyen-tan-man-ve-dan-chu/
2.http://en.wikipedia.org/wiki/Vi_Đức_Hồi
3.http://nld.com.vn/cong-doan/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-so-voi-khu-vuc-2012033107222749.htm
4.http://anhbasam.wordpress.com/2014/09/17/2970-viet-ve-mot-con-ga-mai-de-pgs-ts-nguyen-manh-huong/
5. 
6.Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu – Wikipedia tiếng Việt



image





Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu – Wikipedia tiếng V...
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng Pháp: Assemblée pa...
View on vi.wikipedia.org
Preview by Yahoo


CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH – MỘT CÁCH CẢI CÁCH 
Posted by admin on October 1st, 2014
Vĩnh Nguyên
01-10-2014
Có sự đề xuất: Cải cách hành chính nên tinh giảm biên chế 10 vạn người? Tinh giảm ai? Gần nửa thế kỷ qua, dựa vào thế lực con ông cháu cha đã đưa người thân quyến thiếu trình độ của họ vào khắp các Ban, Bộ, Ngành, nhà máy, nhà trường, cơ quan, xí nghiệp… nên biên chế gia tăng vô tội vạ đã làm oằn ngân khố Quốc gia. Đã thế, biên chế không được giảm mà vẫn tiếp tục gia tăng khi, nhiều cơ quan lập mới từ Trung ương đến các Bộ, Ngành địa phương trong cả nước nên biên chế càng trương phình lên… (không thể liệt kê).
Báo Tuổi trẻ ngày 2/11/2013 đưa tin, tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, ông Ngô Đức Mạnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nói: “Hiện nay, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/10 của Indonesia, 1/20 của Thái Lan, 1/135 của Nhật Bản!” Còn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì nói: “Cán bộ công chức nhiều cơ quan có đến 30% sáng vác ô đi tối vác về, 30% này không có cũng được”. Dân chúng nói: 30% là còn thấp, phải đến 50%.

Kẻ lập trình “Cải cách hành chính – một cách cải cách” đề nghị xóa bỏ cấp Tỉnh, thành lập các Liên Khu, (mỗi Liên Khu biên chế người chỉ bằng một Tỉnh).
Gian nan đấy, nhưng chúng ta phải nghĩ rằng có cuộc Cách mạng nào mà khởi đầu tránh khỏi gian nan? Nếu thấu triệt một cuộc Cách mạng vì Nhân Dân vì Tổ Quốc vững mạnh, trường tồn, thì, dầu quý vị có nghỉ hưu trước vài năm cũng nên vui vẻ đi, yên tâm đi vì nghĩa lớn!
Cả nước có đến 64 Tỉnh, Thành là nhiều quá. Các cấp Trung ương, Bộ, Ngành về các Tỉnh làm việc một, hai ngày như “chuồn chuồn đạp nước” nên hiệu quả không cao. Thời đại kỹ nghệ thông tin, các cấp Trung ương về mỗi Liên Khu làm việc là tường tận mọi ngõ ngách trong địa phương ấy, không phải dàn mỏng đi “làm việc” nhiều nơi như hiện nay.
Cách phân bổ các Liên Khu và tên gọi như sau:
1.Thủ Đô Hà Nội, gồm 1 Thị xã, 10 Quận và 18 Huyện.
2.Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 19 Quận và 5 Huyện.
3.Liên Khu Việt Bắc, gồm các Tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên.
4.Liên Khu Tây Bắc, gồm các Tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lao Cai, Yên Bái.
5.Liên Khu Đông Bắc, gồm các Tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Tp Hải Phòng (các đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà…).
6.Liên Khu Nam Sông Hồng, gồm các Tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
7.Liên Khu Bắc Miền Trung, gồm các Tỉnh: Thanh Hóa (hòn Mê, hòn Mát), Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (hòn Gió, hòn Nồm (đảo Yến), Quảng Trị (đảo Cồn Cỏ), Thừa Thiên – Huế.
8.Liên Khu Nam Miền Trung, gồm các Tỉnh: Tp Đà Nẵng (quần đảo Hoàng Sa), Quảng Nam (cù lao Chàm), Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (quần đảo Trường Sa), Ninh Thuận, Bình Thuận (đảo Phú Quý).
9.Liên Khu Cao Nguyên, gồm các Tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng (Tp Đà Lạt).
10.           Liên Khu Đông Nam Bộ, gồm các Tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai (Tp Biên Hòa), Bà Rịa- Vũng Tàu (Côn Đảo).
11.           Liên Khu Bắc Sông Hậu, gồm các Tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh.
12.           Liên Khu Miền Tây Nam Bộ, gồm các Tỉnh: An Giang, Hậu Giang (Tp Cần Thơ), Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang (đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du…), Cà Mau (hòn Khoai).
Ghi chú: Nước Mỹ 312 triệu dân cũng chỉ có 56 Bang, (200 Tphố nằm trong các Bang)
Nước Trung Hoa rộng lớn, 1,3 tỉ dân mà chỉ 21 Tỉnh – Thành phố trực thuộc, 5 khu tự trị, 2 Đặc Khu hành chính (là 28 đơn vị).
Việt Nam, 90 triệu dân: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, 10 Liên Khu (12 đơn vị là vừa).
I – HỆ THỐNG QUỐC HỘI
Hệ thống các Ban, tiểu Ban, Chủ nhiệm … của Quốc hội vẫn để như cũ, nhưng đến 500 đại biểu như hiện nay là nhiều quá. Đại biểu Quốc hội từ các Đoàn địa phương bầu lên nên trình độ rất địa phương. Có đến trên 90% đại biểu họp Quốc hội chỉ biết ngồi nghe, giơ tay và bỏ tay, không hề phát biểu tranh luận công việc mà Quốc hội đang bàn thảo. Các ông Nghị, bà Nghị này làm sao có đủ uy tín để thay mặt Nhân dân? Chọn đại biểu Quốc hội là chọn người tài trong tất cả các ngành khoa học, kỹ thuật, là những Giáo sư, Chuyên gia, Chuyên viên, các Nhà khoa học trong các Viện Khoa học, trong các trường Đại học, các luật gia, luật sư về kinh tế, thương mại, các Nhà báo giỏi v.v… để còn làm luật và sửa luật. Các Tôn giáo cả nước trên 20 triệu người, thì các Tôn giáo phải có hiện diện của họ làm đại biểu của Quốc hội.
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam nên dừng con số 108 đại biểu Quốc hội là vừa.
Tỷ lệ: Người ngoài đảng 60%, đảng viên ĐCS 40%. Cho nên, các Liên Khu bầu chọn từ 2 – 5 đại biểu (chẳng hạn), thì, đại biểu là đảng viên chỉ chọn1, còn tất cả là người ngoài đảng mới được, bởi để còn chọn các đại biểu trong các Viện khoa học, trong các trường Đại học v.v… Vì sao phải như vậy? Vì đại biểu Quốc hội hiện tại gần 80% đảng viên, đại biểu ngoài đảng 20%. Nó lấn cấn là từ chỗ này. Nên vừa rồi có sự đề xuất là Quốc hội Việt Nam cần thành lập Lưỡng Viện? (Thượng Viện – Hạ Viện), nhưng Hiến pháp 1992 sửa đổi, Quốc hội đã thông qua cuối năm 2013 rồi.
Ai cũng biết Quốc hội là lập hiến. Lập hiến thì chủ thể là Nhân Dân chứ không phải chủ thể Đảng. Khi trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp, nhiều người bàn rằng, nếu không sửa đổi được Hiến pháp 1992 thì nên quay về lấy Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1946 không có Điều 4 nên không vi hiến?
Quốc hội có các Ban, Tiểu ban, Chủ nhiệm như cũ.
1 vị Chủ tịch Quốc hội, 3 vị Phó Chủ tịch Quốc hội.
Tuổi tối đa, nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi.
II – HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC
Từ cấp Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch đến các cấp Bộ, cấp Liên Khu, cấp Quận, Huyện, xã, thôn vẫn như cũ (giải trình cụ thể sẽ nói rõ sau).
1 vị Chủ tịch nước
3 vị Phó Chủ tịch nước
Tuổi tối đa, nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi.
III- HỆ THỐNG CHÍNH PHỦ
Hệ thống Chính phủ vẫn để như cũ
1 vị Thủ tướng
3 vị Phó Thủ tướng
Tuổi tối đa, nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi.
IV- HỆ THỐNG CÁC BỘ
Hiện tại có 21 Bộ, bốn Bộ nên sáp nhập thì còn 19 Bộ (sẽ nói ở dưới).
  • Bộ Quốc phòng: 1 Bộ trưởng , 2 Thứ trưởng. Tuổi tối đa, nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi. (tùy tình hình chiến sự đất nước, vị trí lãnh đạo, vị trí tác chiến có thể tăng độ tuổi)
  • Bộ Công an: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Độ tuổi như trường hợp Bộ Quốc phòng)
  • Bộ Ngoại giao: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Tuổi tối đa như Bộ Quốc phòng).
  • Bộ Nội vụ: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Tuổi tối đa, nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).
  • Bộ Tư pháp: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Tuổi tối đa, nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. ( Độ tuổi như Bộ Tư pháp).
  • Bộ Tài chính: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. ( Độ tuổi Như Bộ Tư pháp).
  • Bộ Công thương: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Tuổi tối đa như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Tuổi tối đa như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Giao thông vận tải: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Tuổi tối đa như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Tài nguyên môi trường: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng.( Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Xây dựng: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Khoa học Công nghệ: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. ( Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Y tế: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. ( Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ trưởng Ủy ban dân tộc: 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng. (Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch nên sáp nhập với Bộ Thông tin Truyền thông thành tên gọi: Bộ Văn hóa – Bưu điện – Thể thao – Du lịch. ( Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ nên sáp nhập với Tổng Thanh tra Chính phủ, thành tên gọi: Bộ Thanh tra và Văn phòng Chính phủ. (Độ tuổi như Bộ Nội vụ).
V- THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Có 1 Thị xã, 10 Quận, 18 Huyện.
Hà Nội diện tích rộng lớn 3.345km2, trong khi Washington chỉ 176,9km2, Paris chỉ 105,4 km2. So với Tp Hồ Chí Minh, dân số các Quận, Huyện ở Thủ đô Hà Nội ít dân hơn. Nên sáp nhập Quận Hoàn Kiếm với Quận Hai Bà Trưng thành tên Quận Hoàn Kiếm (Với diện tích 14,9km2, dân số 432.000 người). Nên sáp nhập Quận Ba Đình với Quận Tây Hồ thành tên Quận Ba Đình (với diện tích 33,3 km2, dân số 356.500 người). Các Huyện còn ít dân như Quốc Oai, Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng, Ứng Hòa, Hoài Đức, Thạch Thất, Phú Xuyên, Phúc Thọ v. v… thì nên nghiên cứu để sáp nhập cho khoa học, hợp lý.
VI- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Có 19 Quận, 5 Huyện.
Trên 300 trăm năm trước, Thống suất kinh lược Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Người Quảng Bình) cùng Đại quân hành quân mở cõi phương Nam – Đức Ông Cảnh đã đặt nền móng Hành chính cho Thành Sài Gòn – Gia Định, Và, chính Người đã kêu gọi dân miền Trung và đặc biệt sức dân quê hương hai huyện Quảng Ninh – Lệ Thủy vào Nam lập nghiệp: “Nhà Bè nước chảy làm hai/ Ai vào Gia Định-Đồng Nai thì vào”, thì, Bình Chánh có thể là Gốc là nơi tập kết đầu tiên của họ đã trở nên đông đúc cho đến bây giờ. Quận Bình Tân là từ Huyện Bình Chánh tách ra. Đã chia ra thì nay nên nhập lại và mang tên Quận (hoặc Huyện) Bình Chánh cho đúng với vai trò mang tính lịch sử của nó. Huyện Bình Chánh sáp nhập với Quận Bình Tân có diện tích 252,69km2 + 51,89km2= 304,58km2, và dân số 465. 248 + 611.170 = 1.066.418 người là Quận đông dân nhất, trên 1 triệu người cũng có thể chấp nhận được.
Quận Tân Bình (Ta hiểu nôm na là một vùng đất mới), dân cư có thể kế tiếp vùng đất trước và người đến đây lập nghiệp ngày càng đông. Bởi vậy, mới đây, đã tách ra quận mới là Quận Tân Phú. Giờ nên nhập lại mang tên quận cũ: Quận Tân Bình (diện tích 38,44km2, dân số 849.577 người là chấp nhận được).
Quận 9 nên sáp nhập với Quận Thủ Đức mang tên Quận Thủ Đức. (với diện tích 161,77km2, dân số 743.545 người là chấp nhận được).
VII – HỆ THỐNG 10 LIÊN KHU
  • Cách tổ chức:
Kẻ lập trình phương án “Một cách cải cách” chỉ lấy Liên Khu Bắc Miền Trung” làm thí dụ. Các Liên Khu khác tùy nhân tình, địa thế mà tính toán việc sáp nhập cho khoa học, xây dựng Thủ Phủ cho hợp lý.
- Liên Khu Bắc Miền Trung nên lấy địa thế quanh chân núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đặt Thủ Phủ. Thuận lợi: Trung tâm giữa 6 tỉnh, cùng nằm trên trục Quốc lộ 1A, gần sông Lam ra biển, đường hàng không gần sân bay Vinh.
- Khi đã có Quyết định thành lập Liên Khu của Chủ tịch nước, Nhà nước trước đó nên chuẩn bị động thái là thông báo cho nhân dân Liên Khu đi bỏ phiếu để bầu chọn vị Chủ tịch Liên Khu của họ.
- Bí thư Liên Khu ủy Bắc Miền Trung do Trung ương Đảng cử. (Ghi chú: Đảng nên áp dụng luật Hồng Đức (còn gọi luật Hồi Tỵ) mà cử Bí thư Liên Khu Ủy ở nơi khác đến, không được cử người địa phương trong Liên Khu).
- Xây dựng trụ sở Ủy ban Liên Khu, Liên Khu ủy, các Sở nên xây gần với dân. Khi thiết kế đường sá, gặp nhà dân ở trước thì, tùy địa thế cứ để dân ở, không nên “hốt” dân đi.
- Xây nhiều nhà công vụ. Tất cả đều ở nhà công vụ.
b- Hai điều cấm:
– Cấm tuyệt đối mọi công nhân, cán bộ công chức ăn lương không được mua đất và làm nhà ở riêng trong Thủ Phủ Liên Khu cũng như trong Huyện Nghi Xuân để tránh lộn xộn và có thể họ đã có nhà ở ở tỉnh khác rồi.
– Cấm 10% “lại quả, khích lệ”cho bên A tất cả mọi công trình xây dựng.
VIII – HỆ THỐNG CÁC QUẬN, HUYỆN
Tất cả các Quận, Huyện trước đây đã nhập rồi chia ra, thì nay nên sáp nhập lại. Thí dụ như hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) năm 1976 nhập lại thành Huyện Lệ Ninh rồi tách ra năm 1989, thì nay nên nhập lại thành Huyện Lệ Ninh v.v…
IX – HỆ THỐNG CÁC XÃ, PHƯỜNG
Xã, Phường là cán bộ thuộc hệ thống dân cử, lương không cao, trình độ có hạn. Thông tin liên lạc còn hạn chế. Các làng ở nông thôn nhiều nơi đi lại còn khó khăn… nên để nguyên không nên nhập.
X – HỆ THỐNG LÀNG MẠC
Nhiều chính sách đề cao trở về “cội nguồn”, đề cao “văn hóa bản sắc dân tộc”. Nhưng khi có quyết định chia làng (1995) thì làng mạc “tan hoang” bởi cái Quyết định chung chung, dân số “trên 1.500 người” thì được phép chia làng. Nó chung chung kiểu như 5% các làng phải đấu cho ra địa chủ thời cải cách ruộng đất (1956). Đáng lẽ, cũng Quyết định ấy, nhưng phải cụ thể từng vùng. Thí dụ: Cụm làng đảo, vì cách trở sóng nước hay các bản (làng) rẻo cao bởi suối sâu, núi dốc, lũ rừng đột ngột nguy hiểm, các cụm bản lại xa nhau đến 10km, thì dân số không cần hạn định vẫn phải tách làng, tách đảo, tách bản.
Đằng này, các làng truyền thống, xưa có Lý trưởng cai quản, làng có hương ước nên thưởng, phạt rất nghiêm minh, các làng này thường trù phú, đông dân, có chùa chiền, đình miếu phụng thờ chung, nhờ sự tâm linh làm cho con người có bản chất sống nề nếp, trình độ dân trí văn hóa xã hộị nâng cao rõ nét. Các làng như vậy, nếu đông quá thì nên lập thêm xóm. Xưa nay người ta nói “Tình làng nghĩa xóm” chứ không ai nói “Tình thôn nghĩa khu dân cư” bao giờ. “ Bầu ơi thương lấy bí cùng…” là từ tình làng nghĩa xóm. Giờ người ta cứ chiếu theo con số “1.500 người” là nhiều làng chia thành 4 – 6 thôn và mỗi thôn lại chia ra đến 10 – 15 cụm dân cư. Từ 1 thôn Trưởng ăn lương, nay 4 đến 6 thôn Trưởng ăn lương. Nhiều làng quê, con mới sinh ra phải nộp một khoản tiền (như thuế) để sung “lương nhẹ” cho Trưởng các cụm dân cư! Điều đáng nói sự “tan nát” làng mạc là ở chỗ: rất khó huy động dân công cho các công trình lớn như đào mương, hộ đê… “Con mương ấy không chảy qua thôn tôi, thôn tôi không phải đi đào”, đóng góp cho việc thờ phụng tâm linh cũng gặp rất nhiều trở ngại tương tự v.v… Nên một làng chỉ 1 vị Trưởng thôn (Hành chính) và 1 vị Trưởng làng (Tâm linh) là rất dễ điều hành trong mọi công việc. Đằng này, khi đã băm vằm chia ra lắm thôn thì thôn này không cần nghe thôn kia. Truyền thống văn hóa cội nguồn làng mạc rơi vào “nhiễu nhương, bệ rạc” là từ việc “chia làng”. Một ví dụ rất cụ thể: Quảng Bình có “Bát danh hương” rất nổi tiếng nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao là Sơn, Hà, Cảnh, Thổ – Văn, Võ, Cổ, Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa- Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại). Riêng làng Văn La- Làng của vị Thượng thư- Phò mã Hoàng Kế Viêm không chia nên dân tình làng này gắn bó keo sơn, làm việc gì cũng hào khí Đông A nên xóm làng nề nếp, giữ được truyền thống văn hóa làng xã xưa, giờ bước vào xây dựng nông thôn mới thì, đường làng – ngõ xóm xanh tươi, đẹp mắt. Còn 7 làng kia đều chia 5, chia 6 thì bất cập, rời rạc; tư tưởng xô bồ, thiển cận, nhỏ nhen.
Âu là quý vị ăn trên ngồi trốc mà ít đọc sách Thánh hiền rồi chủ quan, cứ tưởng làng mạc càng chia nhỏ ra càng dễ quản lý? Quý vị lại quên rằng, việc “chăn dân” là bằng Nhà nước Pháp quyền, chỉ đạo bằng Pháp luật, bằng văn bản thì dầu dân đông lên gấp 10 lần chăng đi nữa thì cũng một Quyết định, một Sắc lệnh của Pháp luật? Thời đại thông tin khoa học, lời ông Trưởng làng, Trưởng thôn, hay ông Chủ nhiệm Hợp tác xã thông báo điều gì trên đài là mọi người đều biết hết nội dung.
Vậy, tất cả các làng mạc truyền thống, có Lý trưởng, có hương ước xưa đã chia nhỏ, thì nay phải sáp nhập lại như cũ. Làng chỉ 1 thôn Trưởng phụ trách chung, 2 Phó thôn phụ trách phân, giống, đê điều, các dịch vụ bán buôn v.v… (Xin thưa thêm, nhiều nơi chia ra lắm thôn, không biết đặt tên gì, đành phải đặt: thôn Phấn Đấu, thôn Quyết Tiến, thôn Quyết Thắng, thôn Lợi Nông… như hô khẩu hiệu thời đánh giặc nên rất khôi hài!).
XI – HỆ THỐNG ĐẢNG
Hệ thống Đảng vẫn giữ nguyên. (Chỉ nên rút bớt số người trong các Ban, trường Đảng các cấp v.v…).
1 vị Tổng Bí thư
Bộ Chính trị chỉ 7 vị.
1 vị thường trực Bộ Chính trị. ( Bỏ Ban Bí thư, thường trực Ban Bí thư).
Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoảng 49 vị.
Một số chuyên viên, thư ký riêng cho quý vị khoảng 15 – 18 người.
Tuổi tối đa, nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi.
XII – CẤP ĐẢNG BỘ CỦA CÁC BỘ
1 Bí thư, 1 Phó Bí thư.
Một số chuyên viên, thư ký riêng khoảng 12 người
Ban chấp hành Đảng Bộ khoảng 9 vị.
Tuổi tối đa, nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.
XIII – CẤP ĐẢNG CÁC LIÊN KHU ỦY
1 Bí thư, 1 Phó bí thư
Chuyên viên, thư ký riêng khoảng 12 vị
Ban chấp hành Liên Khu Ủy 7 đến 9 vị.
XIV – CẤP ĐẢNG CÁC QUẬN, HUYỆN
1 Bí thư, 1 Phó Bí thư Quận hoặc Huyện
Thư ký riêng, chuyên viên khoảng 12 người
Ban chấp hành Đảng ủy Quận hoặc Huyện 7 người.
XV – CẤP ĐẢNG CÁC XÃ, PHƯỜNG
1 Bí thư, 1 Phó bí thư xã hoặc phường
Ban chấp hành Đảng ủy xã hoặc phường 5 – 7 người.
XVI – HỆ THỐNG ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI, CÁC QUÂN, BINH CHỦNG, BIÊN PHÒNG, AN NINH, CẢNH SÁT, KIỂM SÁT, KIỂM NGƯ…
Vẫn biên chế Đảng ở các Quân đoàn, Binh đoàn, Lữ đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội, Trung đội như cũ. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mọi công dân đến tuổi, là trách nhiệm toàn dân, không có chuyện đề xuất “nộp một khoản tiền” để không phải đi nghĩa vụ quân sự. (có một Vị tướng đề xuất việc này và nhân dân phản đối quyết liệt).
Thời bình, nhưng hệ thống sĩ quan lên cấp hàm nhanh quá. Thời chiến tranh chống Mỹ nhưng hạ sĩ quan, sĩ quan “i-nốc” cả chục năm không phong quân hàm là bình thường. Nên “tiết kiệm” khoản tiền dân đóng thuế này để mua vũ khí.
XVII – PHÁP LUẬT
Mọi thể chế ở mọi Quốc gia dù mang sắc màu chính trị kiểu gì, thì đều tôn trọng kỷ cương phép nước. Phải coi Luật pháp là xương sống của Quốc gia. Phật Giáo không phải là Tôn giáo. Phật Giáo là pháp môn khoa học giáo dục xã hội. Phật Giáo trong thời Chánh Pháp “giới luật” nghiêm cẩn, mới rút ra kinh luận: “thập phương tam thế Phật có cùng một pháp thân” hoặc nói: “trọn khắp pháp giới cùng một pháp thân”… Vậy nên, Quốc hội phải soạn cho ra các Bộ Luật thật khoa học, hợp lý, ban hành, buộc mọi công dân phải biết sống, tôn trọng và làm theo Pháp luật.
Xin đưa một ví dụ: Người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, trẻ em mấy tuổi mới đội mũ bảo hiểm? Bởi vì, trẻ chưa đến tuổi mà đội mũ bảo hiểm, nhiều khi đứa trẻ không chết vì tai nạn giao thông mà chết ngạt vì cái mũ bảo hiểm? Thì, Bộ luật phải nói cho thật rõ. Luật này, cho đến nay, Quốc hội vẫn chưa ban hành? Nhưng, lực lượng cảnh sát giao thông vẫn dựa vào Thông tri liên bộ (Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an) đã xử phạt người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm là sai. Thông tri Liên bộ theo chúng tôi hiểu là lực lượng cảnh sát giao thông chỉ được phép nhắc nhở, hướng dẫn người tham gia giao thông là nên đội mũ bảo hiểm. Còn phạt là phạt người và phương tiện đi trái đường hoặc đã gây tai nạn. Chưa có Bộ Luật của Quốc hội ban hành “Người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm” lực lượng của 2 Bộ kia không được quyền phạt dân?
XVIII – NÊN BỎ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Đã từ lâu, nhiều người đề xuất là nên bỏ Hội đồng Nhân dân các cấp. Thực chất của Hội đồng Nhân dân là cơ quan tập trung dân chủ để quyết sách các chủ trương, chính sách của Quốc hội, của Nhà nước, của Chính phủ, của Đảng và bầu chọn lãnh đạo các cấp Ủy ban. Nhưng, việc bầu chọn Chủ tịch các cấp, lãnh đạo Đảng đã “mớm” cho người trúng cử trước đó, nên các cấp Hội đồng Nhân dân chỉ là hình thức, cho nên người dân hay nói “hai Nhà nước trong một đất nước” là vậy.
Các cấp Hội đồng Nhân dân xưa nay chỉ có lợi cho việc bầu cử các vị chức sắc của các Ủy ban các cấp qua các nhiệm kỳ bầu cử với lời giới thiệu rất mát là đã “thông qua Hội đồng Nhân dân” rồi!
Nên bỏ hẳn Hội đồng Nhân dân các cấp là giảm một khoản ngân sách Quốc gia hết sức đáng kể.
XIX – GHI CHÚ VÀI SỰ VIỆC LÀM OẰN NGÂN SÁCH QUỐC GIA
- Dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ ở Cao Nguyên, Tập đoàn than khoáng Việt Nam không chịu nghe các Nhà khoa học, không chịu nghe công dân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ phá hủy môi trường văn hóa bản địa, tác hại đến an ninh Quốc gia và thua lỗ là nhãn tiền, nhưng Tập đoàn này vẫn chưa chịu dừng lại.
- Đáng lẽ Nhà nước nên chọn công dân Việt Nam đi nước ngoài học chuyên môn nghiệp vụ trước rồi mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm (Australia chẳng hạn) đến nghiên cứu và cho làm thử. Đằng này, từ năm 2001, ta cho Trung Quốc trúng gói thầu này làm cho người dân bất an.
- Nhiều dự án Trung Quốc trúng thầu “giá rẻ”. Dân lao động thủ công Trung Quốc tràn vào, đánh bật công nhân Việt nam ra ngoài không có công ăn việc làm, bây giờ mới ngả ngữa là “giá cực đắt”!
- Chính phủ chủ trương nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc, dân chúng lại càng bất an. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam vẫn nhập siêu từ Trung Quốc 23,7 tỉ đô la Mỹ năm 2013 tăng 45% so với năm 2012. Năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 7% trong khi ta nhập từ Trung Quốc 28%. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói: “Nhập siêu lớn gây ra sức ép rất nặng đối với kinh tế Việt Nam vì nó khiến Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc”.
- Chứng khoán như trò chơi đánh bạc. Con ông cháu cha có tiền có quyền rồi rút tiền từ ngân hàng ra chơi chứng khoán. Được, quý ông quý bà đút túi riêng. Đổ bể, Nhà nước phải chịu thụt két 15.000 tỉ đồng để cứu ngân hàng khỏi sụp đổ. (Báo Tuổi trẻ đưa tin 2007). Hóa ra, người dân nghèo đóng thuế lại “hỗ trợ” người giàu!
- Gần 40 năm Nước nhà thống nhất, nhưng con đường xuyên Việt huyết mạch Quốc lộ 1A chậm chạp mở rộng là lý do chính gây ra tai nạn chết người. Quốc lộ 1A đáng lẽ phải làm trước đường Hồ Chí Minh đông. Quốc lộ 1A phải rộng trên 41m, 10 làn xe chạy 2 chiều, giữa có vạch phân cách (hai chiều biên dành cho xe 2 – 3 bánh và người bộ hành). Tốc độ xe 80 đến 100km/giờ (không bắn tốc độ). Hàng hóa lưu thông nhanh, khỏi phải lập các cảng hàng không, các cảng biển (nhiều tỉnh quá gần nhau, hàng hóa không được bao nhiêu như miền Trung) mà đầu tư quá ư tốn kém?
Đường Hồ Chí Minh đông nối liền Bắc – Nam xây trước, không khai thác được bao nhiêu bởi lượng người và xe thưa thớt, nhiều đoạn như còn hoang vu. Con đường xuyên qua nhiều cánh rừng nguyên sinh như Đá Đẻo (Quảng Bình), Huyện Giằng (Quảng Nam), Kon Tum…đã bị tàn phá hết sức nặng nề, và từ bấy giờ cho đến nay những vùng rừng này bọn lâm tặc hoành hành triệt để mà không đủ lực lượng chống lại chúng?
- Đất nước mỗi năm hứng chịu trên 10 trận bão và lũ. Nhân dân nhiều vùng xác xơ nghèo đói. “Lá lành đùm lá rách” sao nổi? Lại cháy rừng, cháy chợ, cháy nhà máy…Lại biết bao nạn dịch trâu bò, gia cầm, nạn sâu rầy phá hại mùa màng… ngân sách Quốc gia phải oằn thêm đáng kể.
- Đã lâu rồi, Chính phủ có chủ trương: Các công trình xây dựng cho trích lại 10% cho bên A để “khuyến khích”!. Sự “lại quả- khuyến khích”này, giờ càng có lợi cho các nhóm lợi ích đua nhau đập cũ, xây mới (trụ sở 1-trụ sở 2… quá lãng phí), rồi chờ cơ hội bán buôn thu lợi riêng mà Chính phủ vẫn làm ngơ, Quốc hội chưa đưa ra bàn thảo để chấm dứt?
- Lãng phí và nạn tham nhũng tràn lan, cấp càng cao tham nhũng càng lớn. Hô hào công nghiệp hóa nhưng 50% xí nghiệp, nhà máy hệ thống Nhà nước đổ bể, nào Vinashin, Vinalines, các nhóm lợi ích “đi đêm” trong các vụ cổ phần hóa, trong các dự án sân gohl, trong các dự án khu công nghiệp, đô thị… Chủ các dự án đầu tư “đi đêm” với các Chủ tịch xã, Chủ tịch phường rồi lấy uy danh chính quyền Tỉnh, Thành, Huyện ép dân lành để chiếm đất? Các vụ thủy điện lớn và nhỏ mọc lên như nấm cũng từ các nhóm lợi ích, tàn phá nhiều cánh rừng đầu nguồn mà Chính phủ không quản lý được, không điều hành được? V. v… và. v. v…
Kẻ lập trình “Cải cách hành chính một cách cải cách” không thể hướng đến thể chế “Tam quyền Phân lập” được nên không thể Phúc trình đầy đủ các tiêu mục khoa học chỉnh thể của một Quốc gia. Cho nên, các hệ thống Quốc hội, Nhà nước, Đảng, Quân đội từ trên xuống tận các Xã, Phường… chỉ là điểm lướt qua như là để cho có. Mục đích chỉ nhằm vào một việc là tinh giảm biên chế một cách triệt để là buộc cán bộ công chức nghỉ hưu đồng loạt của 50 tỉnh (lấy số tròn) để lập nên 12 đơn vị Liên Khu. Làm được việc này sẽ là Trang Sử hào hùng của một cuộc Cách Mạng Dân Tộc oai hùng!
Mong quý công dân Việt Nam tâm huyết, quý vị độc giả, quý Nhà văn, Nhà báo… tiếp tục bàn thêm hoặc có nhiều phương án, giải pháp khoa học khác tốt hơn về việc tối ư quan trọng này mà Nhà nước và Đảng đang rất lúng túng!
Huế, tháng 4/2014
Vĩnh Nguyên
Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế
26 Lê Lợi Tp Huế
Tel: 0126 2566 822


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link