Tình
hình Hong Kong lúc 8h tối ngày 6/10/2014
Joshua Wong - thủ lãnh biểu
tình Hong Kong là ai?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Kính
Hòa, phóng viên RFA
2014-10-06
2014-10-06
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Cảnh sát giữ gìn trật tự ở quận Mongkok, Hong Kong hôm 06/10/2014
Tin từ Hong Kong cho biết các sinh viên Hồng
Kong đã trở về trường học, các nhân viên văn phòng đã trở lại làm việc vào hôm
nay. Tuy nhiên cũng còn nhiều sinh viên ở lại ở những địa điểm biểu tình vì
những đòi hỏi của họ chưa được chính quyền đáp ứng. Các bản tin chúng tôi ghi
nhận được cũng nói rằng số thanh niên, sinh viên tiếp tục cuộc biểu tình giảm
rất nhiều so với những ngày trước đây.
Kính Hòa phỏng vấn Giáo sư Jonathan London, hiện đang giảng dạy
tại Đại học Thành Thị Hồng Kong vào lúc 8h tối giờ Hong Kong hôm nay.
Kính Hòa: Chào
Ông Jonathan London, tình hình ở Hồng Kong hiện nay như thế nào ạ?
GS Jonathan London: Hôm nay là ngày ông Lương đặt hạn chót cho sinh viên là
không biểu tình nữa, nhưng đến nay những người biểu tình vẫn quyết tâm yêu cầu
chính quyền những điều mà họ đã đặt ra từ trước. Mà quan trọng nhất là phải có
một cơ chế nào đó cụ thể để cho dân Hong Kong quyết định những người có thể
tranh cử trong tương lai. Nhưng đến nay chính quyền vẫn nói là điều đó không
thể chấp nhận nên vì thế mà chúng ta đang ở một chỗ khó giải quyết.
Gần đây nhất những người biểu tình đã tuyên bố là những vấn đề
này phụ thuộc vào chính quyền chứ không phải những người biểu tình vì họ nói là
họ đã nêu rất rõ, và lập trường của họ không thay đổi gì cả.
Kính Hòa: Hôm nay, các hãng thông tấn như Reuters có đưa tin là sinh viên
cũng như học sinh trung học đã quay về học trở lại phải không ạ?
GS Jonathan London: Điều đó không hoàn toàn đúng. Một số lớn sinh viên đã trở
về nhưng còn nhiều sinh viên đại học vẫn đang biểu tình. Một điều nữa cũng phải
nêu rõ là dù tình hình có thể thay đổi, nhưng chính quyền và cảnh sát chưa dám
can thiệp vì họ biết là nếu bạo động xảy ra sẽ lập lại chuyện như trước, tức là
nếu cảnh sát và chính quyền can thiệp vào mà chưa được sự chuẩn thuận của người
dân thì sẽ có một con số người khổng lồ xuống đường biểu tình. Tình trạng chưa
được giải quyết đâu.
Kính Hòa: Cho
tới chiều nay thì động thái từ phía Bắc Kinh là như thế nào?
GS Jonathan London: Từ trước tới nay thì Bắc kinh vẫn cho rằng những người
biểu tình ở Hồng Kong là bất hợp pháp, muốn phá hoại trật tự xã hội ở Hong
Kong. Sáng nay có những bài, ý kiến trên những tờ báo lớn nhất của Trung quốc
nói rằng những gì đang xảy ra ở Hong Kong là không được, họ nói thêm là một vài
tỉ người Trung quốc cùng có quan điểm rằng Hồng Kong là một bộ phận của Trung
quốc, và những hành động phi pháp theo quan điểm của họ là không thể chấp nhận được.
Kính Hòa: Xin
ông câu hỏi cuối là theo quan sát của ông thì hai khu có đông người biểu tình
là Admiralty và Mong Kok hôm nay như thế nào?
GS Jonathan London: Tôi cũng chưa nắm rõ tình tình như thế nào nhưng tôi có
thể nói là ở chỗ Admiralty là trụ sở của chính quyền Hồng Kong, là nơi đối với
người biểu tình là an toàn hơn, có tổ chức hơn khu Mong Kok bên Cửu Long là nơi
bán hàng ở một tình trạng khác, có một số đặc điểm khác.
Thứ nhất là qui mô biểu tình nhỏ hơn.
Thứ hai là ở Mong Kok họ hay chịu bạo động của Triad tức là
mafia địa phương do một số người đang ủng hộ chưa rõ là ai.
Thứ ba là các cuộc biểu tình ở Mong Kok khác với Admiralty trên
đảo Hồng Kong là nó tương đối độc lập không nằm dưới một tổ chức nào, nó là
cuộc biểu tình của dân thường, vì thế rất khó để kiểm soát bởi bất cứ tổ chức
xã hội nào ở Hong Kong.
Hôm qua thấy rằng chỗ Mong Kok dễ bị phá hoại hơn, bởi vì qui mô
nhỏ hơn. Cũng có một vài người ở Mong Kok đề nghị là bỏ qua bên đảo Hồng Kong,
nhưng ngay lập tức có những người khác nói là không, chúng ta không thể đầu
hàng. Và như thế là họ kêu gọi dân chúng xuống thêm ở Mong Kok. Cả hai chỗ vẫn
còn đông người biểu tình.
Kính Hòa: Cám
ơn Giáo sư đã cập nhật tình hình Hồng Kong với chúng tôi.
Hà Nội lo ngại ảnh hưởng
phong trào dân chủ từ Hong Kong
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-06
2014-10-06
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ngay cả dưới cơn mưa tầm
tã hàng ngàn sinh viên Hồng Kông vẫn kiên trì và ôn hòa diễu hành đòi dân chủ
ngày 30 tháng 9 năm 2014
Việc những thành phần hoạt động và đấu tranh
cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục phản đối các chính sách bị cho là
lãng phí của nhà cầm quyền và bày tỏ ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ thật sự
tại Hong Kong khiến nhà cầm quyền Hà Nội có phản ứng.
Đó có phải là lo ngại
cố hữu của một nhà nước do một đảng lãnh đạo như Việt Nam hiện nay?
Phản đối bắn pháo hoa
Một số nhà hoạt động
tại Việt Nam như cụ Lê Hiền Đức gần đây đưa ra kêu gọi xuống đường phản đối
việc bắn pháo hoa dịp ngày 10 tháng 10 sắp tới tại Hà Nội, hay tiến sĩ Nguyễn
Xuân Diện, giảng viên Đào Thu Huệ có thư kiến nghị dừng việc bắn pháo hoa đó
lại…
Lời kêu gọi của cụ Lê
Hiền Đức cũng như thư kiến nghị của hai vị Đào Thu Huệ và Nguyễn Xuân Diện được
nhiều người tán thành đồng ý. Một số người đăng ảnh trên facebook với bảng ghi
những dòng chữ như ‘Người dân không cần pháo hoa, cần gạo cho người nghèo, cần
sách vở cho trẻ em nghèo; chúng tôi cần nước sạch hơn cần pháo hoa; chúng tôi
cần cơm, không cần pháo hoa; thay bắn pháo hoa bằng những câu cầu đi học cho
trẻ em vùng cao…”
Cựu tù nhân lương tâm
Phạm Thanh Nghiên, từ Hải Phong lên tiếng bày tỏ ủng hộ với phản đối không dùng
tiền thuế của người dân để bắn pháo hoa vào lúc này:
Người dân không cần
pháo hoa, cần gạo cho người nghèo, cần sách vở cho trẻ em nghèo; chúng tôi cần
nước sạch hơn cần pháo hoa; chúng tôi cần cơm, không cần pháo hoa; thay bắn
pháo hoa bằng những câu cầu đi học cho trẻ em vùng cao
Facebook
Trong bối cảnh nền
kinh tế Việt Nam sa sút như thế này, hằng ngày chúng ta đều thấy rất nhiều
những em bé không được đến trường, đặc biệt những em bé ở những vùng sâu- vùng
xa; và còn rất nhiều người không có nước sạch để dùng. Doanh nghiệp phá sản rất
nhiều, đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam rất lớn.
Nếu như bỏ ra một số
tiền ngân sách lớn- mà nói là ngân sách chứ thật ra Nhà nước làm gì có tiền, mà
tiền đó là tiền của dân đóng thuế để nuôi đảng, nuôi Nhà nước này, mà lấy số
tiền rất nhiều như thế ra để bắn pháo hoa thì nói thẳng đó là một việc làm rất
‘vô lương’ không phù hợp với tình cảnh Việt Nam bây giờ. Thay vào đó là cung
cấp nước sạch cho người dân để sử dụng, hoặc đầu tư vào y tế hay giáo dục thì
đó là vấn đề thiết thực và phải làm như thế!
Ông Nguyễn Hữu Vinh,
một nhà hoạt động và cư dân tại Hà Nội, cũng nói lên quan điểm của bản thân ông
về quyết định của cơ quan chức năng cho bắn pháo hoa vào ngày 10 tháng 10 tới
đây:
Việc bắn pháo hoa vào
những dịp để người dân được chiêm ngưỡng cho vui tươi, lành mạnh về tinh thần,
vui vẻ… thì tôi cũng rất ủng hộ. Tuy nhiên tôi ủng hộ trong tình thế ‘gia cơ để
bầu lý trưởng’- đó là cách nói của dân gian tức mình phải biết điều kiện,
hoàn cảnh của mình như thế nào để người ta ủng hộ. Không ai có thể ủng hộ gia
đình con nhà nghèo mà lại ăn chơi, đua đòi trác táng, hành động kệch cỡm, đua
đòi nhố nhăng trong khi nhà cửa rách nát, nợ nần đầm đìa, con cái nheo nhóc đói
khổ. Trong khi đó người cầm quyền, người cha- người mẹ không biết con cái mình
đang nheo nhóc, khốn khổ như thế nào mà lại lo chuyện ăn chơi, đàng điếm, vui
chơi, giải trí. Tôi cho rằng đó là sự nhố nhăng!
Vào ngày chủ nhật 5
tháng 10, nhóm gồm 22 tổ chức xã hội dân sự tại VN ra tuyên cáo...với ba điểm
cảm phục, hoan nghênh và lo lắng cho những sinh viên, thanh niên Hong Kong đấu
tranh một cách ôn hòa, văn minh đòi hỏi quyền dân chủ của họ trước sự tráo trở
của Bắc Kinh
Ngày 10 tháng 10 được
gọi là ngày tiếp quản thủ đô và có khi còn được nói là ngày giải phóng thủ đô
Hà Nội; nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó không phải là một biến cố lịch sử quan
trọng của Việt Nam.
Ủng hộ Hong Kong
Trong khi lên tiếng về
những vấn đề quan trọng của đất nước như thế, các nhà hoạt động tại Việt Nam
suốt những ngày qua cũng theo dõi sát sao những diễn biến của phong trào đòi
dân chủ tại Hong Kong.
Vào ngày chủ nhật 5
tháng 10, nhóm gồm 22 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ra tuyên cáo về tập
hợp vì nền dân chủ tại Hong Kong và Việt Nam nhân sự kiện sinh viên học sinh
Hong Kong biểu tình và bị Bắc Kinh đàn áp.
Tuyên cáo với ba điểm
cảm phục, hoan nghênh và lo lắng cho những sinh viên, thanh niên Hong Kong đấu
tranh một cách ôn hòa, văn minh đòi hỏi quyền dân chủ của họ trước sự tráo trở
của Bắc Kinh.
Từ tình hình Hong
Kong, tuyên cáo kêu gọi giới trẻ hãy biến cảm hứng từ phong trào đấu tranh tại
Hong Kong thành nổ lực nâng cao tinh thần dân chủ tại Việt Nam; kêu gọi người
dân hãy noi gương các cuộc cách mạng tại những nước khác và kêu gọi nhà cầm
quyền không được theo đuôi Trung Quốc, cũng như gắng chặn ngọn gió dân chủ ở
Việt Nam.
Yêu cầu không tham gia
biểu tình
Trước những thông tin
mà truyền thông khắp nơi cả chính thống và trên các trang mạng xạ hội về diễn
biến phong trào xuống đường đòi dân chủ tại Hong Kong, cũng như kêu gọi biểu
tình chống bắn pháo hoa tại Hà Nội, vào cuối tuần qua một số nhà hoạt động như ông
Nguyễn Hữu Vinh bị lực lượng chức năng đến nhà yêu cầu không tham gia biểu
tình.
Ông này kể lại và phát
biểu của ông đối với những thành phần đến yêu cầu ông như thế:
Tối hôm kia, một đoàn
của Phường gồm Mặt trận… đã đến nhà tôi nói rằng có nghe tin về một cuộc biểu
tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nói tôi không nên tham gia…; tôi đã phản ứng
lại. Tôi nói giá trị dân chủ là giá trị mà ngay ở đất nước Việt Nam trong quốc
hiệu đầu tiên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ đã ghi vào quốc hiệu. Thế mà 70 năm
sau những người của Nhà nước đến từng nhà của người dân bảo không nên đi biểu
tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nghĩa làm sao? Điều đó là sự nhục mạ đối với
những điều đầu tiên đã ghi trên ngay quốc hiệu Việt Nam đầu tiên từ năm 1945.
Những sự việc đó thể
hiện sự lúng túng, không nhất quán, và sự hoảng sợ trước biến đổi của phong
trào dân chủ trên thế giới, điều này tác động đặc biệt rất lớn đến người dân
Việt Nam trong thời gian qua.
Cô Phạm Thanh Nghiên
cũng nói về hành xử mà cơ quan chức năng tiến hành với bản thân cô mỗi khi có
những sinh hoạt đường phố của người dân nhằm nói lên tiếng nói của họ:
Tối hôm kia, một đoàn
của Phường gồm Mặt trận … đã đến nhà tôi nói rằng có nghe tin về một cuộc biểu
tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nói tôi không nên tham gia
ông
Nguyễn Hữu Vinh
Đương nhiên họ sợ và
bằng mọi cách để ngăn cấm. Vì dụ như tôi, khi Mạng lưới Bloggers Việt Nam khời
xướng phong trào chúng tôi muốn biết, và nhiều cá nhân, hội đoàn cả trong và
ngoài nước công khai ủng hộ, và dù Mạng lưới Bloggers Việt Nam không kêu gọi
xuống đường biểu tình trong những ngày qua và phong trào chúng tôi khởi xướng
từ ngày 2 tháng 9, thì vào ngày 24 tháng 9 công an mặc thường phục chốt chặn
trước nhà tôi và theo sát tôi. Mấy ngày sau họ rút, nhưng mấy ngày sau thì họ
lại đặt chốt canh gác, và hai ngày hôm nay thì không thấy gì cả. Tức việc làm
của họ ‘hơi lạ’.
Nhà cầm quyền luôn sợ
người dân bày tỏ quan điểm trái chiều với đảng cộng sản; đặc biệt họ rất sợ
biểu tình, nhất là những cuộc biểu tình ôn hòa. Tôi chưa nói đến bạo động ở
Việt Nam vì hầu như chưa thể nào có bạo động, những cuộc biểu tình đều do những
người đấu tranh bất bạo động tổ chức cho dù chỉ là cuộc tập trung vài chục
người thôi, họ cũng đã sợ rồi vì họ sợ những người dân khác biết sự thật, mà
chúng tôi là những người sẵn sàng nói lên sự thật.
Thực tế lịch sử chứng
minh biện pháp trấn áp những tiếng nói đối lập, bất đồng chính kiến dù có hung
hăng, mạnh bạo đến đâu cũng không thể che dấu được sự thật mà những đối tượng
lên tiếng muốn nêu ra.
Vì sao giới trẻ Việt Nam
thiếu lửa dân chủ
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-10-06
2014-10-06
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Các bạn trẻ Việt Nam tham gia nhảy flashmob tại thành phố Hồ Chí
Minh ngày 23 tháng 9 năm 2012
Phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh
Hong Kong cho thấy ngọn lửa cách mạng hừng hực trong giới trẻ của đặc khu này.
Tại sao sinh viên học sinh Việt Nam trong những năm gần đây biểu lộ sự thờ ơ
với thời cuộc và đa phần chỉ lo toan cho đời sống riêng?
Thiếu người lãnh đạo
...
Sinh viên học sinh
Hong Kong là thành phần tiên phong trong phong trào đòi quyền tự do bầu cử chức
vụ Đặc khu trưởng tức lãnh đạo cao nhất ở lãnh thổ này. Bắc Kinh đã từng bước
vi phạm nguyên tắc một quốc gia hai chế độ, mà đại lục đã hứa hẹn khi nhận lại
nhượng địa Hong Kong từ tay Anh Quốc vào năm 1997. Người Hong Kong phải mất 20
năm tức đến 2017 mới được phép trực tiếp đi bầu Đặc khu trưởng. Nhưng Bắc Kinh
lại áp đặt chế độ đảng cử dân bầu, cử tri Hong Kong chỉ có quyền chọn lựa các
ứng cử viên được Bắc Kinh sàng lọc trước.
Ở Việt Nam hình thức
Đảng cử dân bầu đã được chế độ toàn trị áp đặt từ trước cả khi Việt Nam thống
nhất năm 1976. Thế nhưng giới trẻ Việt Nam đặc biệt là sinh viên học sinh chưa
hề có một phong trào nào đòi quyền dân chủ như tự do bầu cử ứng cử, thậm chí
chỉ riêng một lĩnh vực trực tiếp chi phối đến họ như quyền được tự trị đại học.
Trước các ý kiến cho
rằng sinh viên học sinh ngày nay lãnh đạm với thời cuộc vì không có lãnh tụ,
người có đủ dũng khí khởi xướng phong trào và dẫn đắt họ như trường hợp Hoàng
Chi Phong của Hong Kong.
TS Nguyễn Quang A một
nhà phản biện chính sách hoạt động mạnh trong phong trào đòi thực hiện xã hội
dân sự từ Hà Nội nhận định:
“Có một người đứng
đầu, một người lãnh tụ có sức thuyết phục là một điều rất là quan trọng. Nhưng
tôi hoàn toàn ngược lại với ý kiến là bởi vì không có lãnh tụ cho nên nó mới
như thế này, hoàn toàn không phải như vậy.”
...tôi hoàn toàn ngược
lại với ý kiến là bởi vì không có lãnh tụ cho nên nó mới như thế này, hoàn toàn
không phải như vậy.
- TS Nguyễn Quang A
- TS Nguyễn Quang A
Theo TS Nguyễn Quang
A, Đảng và nhà nước Việt Nam đã kiểm soát sinh viên học sinh một cách chặt chẽ,
nhờ mạng lưới công an dày dặc và kiểm soát luôn con đường tiến thân của họ. Ông
nói:
“Phải nói thực trong
suốt hơn 30 năm qua thì việc đàn áp về tinh thần về thể chất đủ mọi thứ, họ đã
rất thành công trong việc gọi là biến một lực lượng hết sức là năng nổ thành
một lực lượng SVHS rất là ngoan ngoãn. Đấy là một trong những kỹ năng rất kinh
khủng của những người cộng sản và phải nói thực là họ rất thành công trong việc
đó. Tôi nghĩ rằng chỉ có khi động viên vận động thế nào để cho giới trẻ họ hiểu
rằng quyền của họ đã bị vi phạm đến như thế nào. Lúc đầu rất là khó khăn chỉ có
số ít nhưng mà số ít đó sẽ tăng dần tăng dần thì đến một lúc nào đó nó cũng có
trạng thái gọi là như tất cả mọi nơi trên thế giới.”
Giới trẻ sinh viên học
sinh Việt Nam không phải hiếm lần đã tập trung đông đảo hàng vạn người nhưng nó
lại ở trên một lĩnh vực hoàn toàn khác với những gì gọi là khát vọng dân chủ.
Giới trẻ hò hét tham gia những sự kiện giải trí khi có mặt một ngôi sao Hàn
Quốc chẳng hạn hay họ rước cờ chạy xe máy khắp phố phường vì một trận thắng của
đội tuyển bóng đá Việt Nam. Còn ngay cả trong cao trào biểu tình chống Trung
Quốc xâm lăng biển đảo, số sinh viên học sinh tham gia không đáng kể. Có chăng
là họ tham gia một vài cuộc biểu tình theo sự điều động sắp đặt của thành đoàn,
một biểu ngữ phản kháng Trung Quốc sẽ kèm theo một biểu ngữ ca ngợi Đảng và tỏ
lòng trung thành với Đảng.
... hay đã mất lửa?
Cũng một câu hỏi sinh
viên học sinh Việt Nam ngày nay thờ ơ với thời cuộc và thiếu vắng vai trò của
người lãnh đạo hay nhóm lãnh đạo do họ lựa chọn. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái từ
Saigon phát biểu:
“Ở miền Nam trước năm
1975 cũng như ở Hong Kong có bầu không khí tự do hít thở của nó mà tất cả những
lãnh tụ sinh viên ngày xưa mà tôi có dịp thường gặp gần đây đều công nhận rằng,
tất cả phong trào sinh viên học sinh ở miền Nam lúc đó thấm được là do bầu khí
tự do tương đối nào đó thì họ mới hoạt động được, nếu không có thì không thể
hoạt động được. Hiện nay ở Việt nam sự kiểm soát SVHS ở trong học đường rất
chặt chẽ.
Vì thế việc có một
lãnh tụ sinh viên lúc này, tôi nghĩ không phải là không có đâu, họ vẫn liên lạc
với nhau âm thầm và họ chờ đợi một lúc nào đó. Nếu nhà nước không thể hiện được
những lời cam kết với nhân dân về vấn đề dân chủ, tự do về vấn đề tư hữu thì
chuyện gì cũng có thể xảy ra được. Cứ hình dung lại Liên Xô, hình dung lại Cộng
hòa Dân chủ Đức, lực lượng quân đội và công an chặt chẽ mạnh đến như vậy, nhưng
đến lúc cần họ vẫn im lặng để cho những người đòi hỏi dân chủ đòi hỏi tự do
phất cờ đứng lên.”
Trong
suốt hơn 30 năm qua, việc đàn áp về tinh thần về thể chất đủ mọi thứ, họ đã rất
thành công trong việc gọi là biến một lực lượng hết sức là năng nổ thành một
lực lượng SVHS rất là ngoan ngoãn.
- TS Nguyễn Quang A
- TS Nguyễn Quang A
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa
ở Hà Nội nhận định về sự nguội lạnh của sinh viên học sinh đối với vận mệnh đất
nước và chẳng thể hiện về điều gọi là khát vọng dân chủ của thế hệ tương lai
của Việt Nam. Ông nói:
"Nói sinh viên
học sinh Việt Nam vô cảm thì cũng có phần đúng mà cũng có phần không đúng. Số
học sinh sinh viên trăn trở với tình hình đất nước nhận thức sớm được vấn đề ấy
cũng nhiều chứ không phải ít. Thế nhưng cái số đông hơn lại là những học sinh
lâu này bị ảnh hưởng nền giáo dục, sách vở hay sự tuyên truyền, nhắc nhở của
gia đình, của thầy cô của nhà trường và sự ngăn chặn của chính quyền khiến cho
số học sinh ấy không dám xuống đường không dám thể hiện. Ngoài ra một số rất
đông lại bận ăn chơi, mải chơi không tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội.
Có thể nói đó là sự thành công phần nào của một chính sách ngu dân hóa của
chính quyền.”
Theo lời nhà giáo Đỗ
Việt Khoa chính sách như thế là một thảm họa cho đất nước. Vì ngu dân thì dễ
cai trị, đa số nhân dân lảng tránh chuyện chính trị, xem chính trị là chuyện
cấm kị không dám thể hiện chính kiến của mình. Ông Đỗ Việt Khoa không tin vào một
phong trào dân chủ mạnh mẽ ở Việt Nam có thể trở thành hiện thực, tương tự như
các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Nhà giáo này cho rằng những thay
đổi triệt để ở Việt Nam nếu có là từ trên thượng tầng chính trị xuống, chứ
không phải là một cuộc cách mạng từ dưới lên.
Với mong muốn giới
trẻ, sinh viên học sinh nhìn nhận thời cuộc cho đúng, góp phần mình vào sự phát
triển đất nước, đấu tranh cho đất nước công bằng dân chủ văn minh, nhà giáo Đỗ
Việt Khoa cho rằng đây là một cuộc đấu tranh lâu dài mà trách nhiệm nằm trong
tay giới trẻ, họ làm được thì đất nước sẽ phát triển, ngược lại thì đất nước cứ
dậm chân như thế này mãi.
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề
biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị
để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế
đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng
tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay
bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ
cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ
đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm
thừa hàng quán.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment