Hong Kong: cuộc 'tự vệ' văn hoá dân chủ
Nhà thơ Trần Tiến Dũng Gửi
cho BBC từ Sài Gòn
- 5 tháng
10 2014
Khi giới quan sát dự
đoán đêm chủ nhật 4/10/2014 sẽ là đêm quyết định cuộc biểu tình và vận mạng
chính trị Hong Kong, nhiều người ở Sài Gòn chờ đợi tinh thần đấu tranh dân chủ
của công dân Hong Kong sẽ đạt đỉnh, từ đỉnh cao này, giá trị văn hoá dân chủ sẽ
tạo nên đỉnh cao mới trong tương lai.
Tuy nhiên, hàng triệu
trái tim trên khắp thế giới đang ủng hộ những nhà dân chủ ôn hoà Hong Kong đều
cảm thấy lo lắng trước khả năng cuộc biểu tình chính nghĩa này bị đàn áp thô
bạo.
Lo lắng nhưng luôn tin
rằng ngay từ lúc phát động cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự, không bao
giờ trái tim các công dân Hong Kong chảy dòng máu thất vọng.
Nhiều người vô tư, hỏi
"đang yên đang lành tại sao người Hong Kong lại đấu tranh - biểu tình đòi
dân chủ?" Nhưng chẳng phải là chính chế độ chuyên chế Bắc Kinh đã tấn công
trước, một cách công khai nhằm thủ tiêu văn hoá dân chủ được hình thành qua hơn
trăm năm của người Hong Kong đó sao.
Người Hong Kong, văn hoá
dân chủ Hong Kong đang đấu tranh tự vệ. Nhận định như vậy để thấy "văn
hoá" chuyên chế Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ tham vọng thống trị.
Sau sự kiện Thiên An Môn,
không khó hiểu trước tình trạng mất khả năng tự vệ và cả ý thức về quyền tự vệ
cũng không còn đồng hành với sự sống và quyền được sống trong ánh sáng văn hoá
dân chủ của hàng tỉ người ở Hoa Lục và các xứ chuyên chế còn lại của thế giới.
Khi người ta cảm phục
những người trẻ cùng nhiều tầng lớp công dân Hong Kong tổ chức đấu tranh với
phương pháp ôn hoà gần như hoàn hảo, thì thế giới, kể cả cái nôi văn hoá dân chủ
phương Tây, cũng đồng thời học được một bài học mà tưởng chừng đã cũ.
Đó là bài học rằng tinh
hoa văn hoá dân chủ không bị hạn chế trong biên giới địa lý, chủng tộc, dòng
máu ý thức ấy luôn gieo mở bất tận để tôn vinh phẩm giá của nhân loại.
Từ Budapest đến Hong Kong
Năm 1956, khi Liên xô
đưa các binh đoàn xe tăng vào đàn áp đẩm máu biểu tình dân chủ Hungary, thì từ Sài
Gòn, trong ánh sáng của nền dân chủ tự do non trẻ, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền
(1936-2006) đã viết bài thơ về sự kiện đau đớn của lương tri nhân loại này, đó
là bài "Những Cuộc Tình Duyên Budapest".
Bài thơ có những câu:
"Hãy cho anh khóc bằng mắt em/Những cuộc tình duyên Budapest/Anh một trái
tim em một trái tim/Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác.
"Hãy cho anh giận
bằng ngực em/Như chúng bắn lửa thép vào/Môi son họng súng/Mỗi ngã tư mặt anh là
hàng rào
"Hãy cho anh la
bằng cổ em/Trời mai bay rực rỡ/Chúng nó say giết người như gạch ngói/Như lòng
chúng ta thèm khát tương lai..."
Nhưng hẳn cố thi sĩ Thanh
Tâm Tuyền và những công dân xuất thân từ nền văn hoá dân chủ non trẻ ấy của
Việt Nam, đều có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh tinh khiết của nền văn hoá dân
chủ.
Nếu máu và nước mắt của
những thiên thần dân chủ Hong Kong ngày mai sẽ chảy, giới quan sát vẫn tin các
công dân trẻ Hong Kong hôm nay và ngày mai vẫn yêu nhau trong tinh thần "cuộc
cách mạng dù" bởi đó là cách để họ chuẩn bị tình yêu dân chủ và tiếp tục đấu
tranh tự vệ.
"Những cuộc tình
duyên Budapest" sẽ được "Những cuộc tình duyên Hong Kong" nối
tiếp để hoàn thành phần ánh sáng quyền con người ngay trên phần Đông Á còn lại.
Đừng hỏi "cuộc cách
mạng dù" Hong Kong bao giờ thành công; hãy yêu nhau như những đôi lứa công
dân Hong Kong yêu nhau và hiến dâng tình yêu tinh khiết đó cho mọi cuộc đấu
tranh vì quyền con người.
Bài viết thể hiện quan
điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một blogger đang sinh sống ở Sài Gòn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment