Friday, October 10, 2014

Bắc Kinh-Hồng Kông : Dị biệt không thể vượt qua

 
 Bắc Kinh-Hồng Kông : Dị biệt không thể vượt qua

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

  •  
  •  
  •  
  • inShare

Hồng Kông đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng thấy. Hàng trăm ngàn người xuống đường chiếm đóng các khu thương mại và hành chánh phản đối Bắc Kinh can thiệp vào tiến trình bầu cử. Sau 10 ngày dằng co, buôn bán đình trệ, chính quyền Lương Chấn Anh nhượng bộ và chấp nhận đàm phán với phong trào phản kháng. Đâu là căn nguyên nguồn cội của cuộc đọ sức không cân xứng này giữa Trung Quốc và Hồng Kông ? Chuyên gia Ngô Vĩnh Long, giáo sư đại học Maine, Hoa Kỳ phân tích.

"Hoa lục là độc tài còn Hồng Kông là tự do", lời tuyên bố đơn giản của một phụ nữ Hồng Kông khi đứng xem phong trào sinh viên học sinh xuống đường hồi tuần trước có lẽ đã minh họa được hố sâu chia cách Hoa lục với Hồng Kông và cũng là cội rễ của vấn đề xung khắc.

Phong trào dân chủ tại Hồng Kông chống bàn tay can thiệp của Bắc Kinh không hình thành một sớm một chiều mà nó bắt nguồn từ phong trào dân chủ Thiên An Môn, bị đàn áp đẫm máu năm 1989 và do bản chất chế độ tại Hoa lục. Vào thời điểm 1989, Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng nhân danh « ổn định để phát triển » đã lạnh lùng điều quân từ Nội Mông về sát hại sinh viên và công nhân đòi cải cách chính trị sau khi các đơn vị quân sự tại thủ đô từ chối nổ súng.
Năm 1997, khi Hồng Kông được Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc, nhượng địa biến thành đặc khu hành chánh với quy chế "một quốc gia hai chế độ". Bắc Kinh chấp nhận cho Hồng Kông một « bản Hiến pháp » riêng có hiệu lực trong vòng 50 năm với lời hứa người dân được quyền bầu cử tự do người lãnh đạo.

Thực tế, vấn đề không đơn giản. Theo Asia sentinel ở Hồng Kông, mặc dù đời sống 1,3 tỷ dân Hoa lục được cải thiện rất nhiều so với 25 năm trước đây khi Đặng Tiểu Bình phát động chính sách mở cửa kinh tế, Trung Quốc vẫn giữ nguyên trạng là chế độ cộng sản độc tài, mà bản chất của độc tài là không dung thứ làn gió dân chủ.
Từ hai năm nay, Trung Quốc của Tập Cận Bình không ngừng gây hấn với các lân bang từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines ở Đông Nam Á cho đến Ấn Độ và gia tăng đàn áp tại Tân Cương, Tây Tạng.

Hai năm sau khi thất bại trong mưu đồ đưa giáo trình lịch sử một chiều vào chương trình giáo dục Hồng Kông, đánh đồng đảng cộng sản với Tổ quốc, tháng 9 năm nay, Bắc Kinh một lần nữa tìm cách trói buộc Hồng Kông. Quốc hội bù nhìn Trung Quốc ra nghị quyết quy định bầu lãnh đạo địa phương Hồng Kông theo lối đảng cử dân bầu, chỉ có người « yêu nước » theo tiêu chuẩn của Bắc Kinh, mới được quyền ứng cử.

Theo phân tích của Asia Sentinel, quan điểm của Bắc Kinh hoàn toàn xung khắc với Hồng Kông : Chỉ có những kẻ ngây thơ mới nghĩ rằng Tập Cận Bình chấp nhận Hồng Kông tiếp tục được ưu đãi với một guồng máy tư pháp độc lập, một chính quyền thượng tôn pháp luật, tôn trọng các quyền tự do của công dân.
Năm 1989, vì tranh đấu đòi hỏi các quyền này, một thế hệ sinh viên công nhân Trung Quốc bị đàn áp trong biển máu. Năm 2014, Trung Quốc cũng phải đối đầu với một phong trào tương tự nhưng thế hệ tranh đấu cho dân chủ tại Hồng Kông mới bị đàn áp bằng hơi cay và sau đó được chính quyền chấp nhận đối thoại.
Giới phân tích ở Hồng Kông cho rằng Tập Cận Bình đang cưỡi lưng cọp vì Trung Quốc ngày nay như là một thùng thuốc súng mà biến cố tại Hồng Kông là ngòi dẫn nổ. Còn theo chuyên gia Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ khủng hoảng Hồng Kông là cơ hội để Tập Cận Bình chứng minh bản lĩnh của một nhà lãnh đạo bảo vệ « quyền lợi cốt lõi » của Trung Quốc bằng thủ đoạn lấn áp láng giềng hay bằng giải pháp làm hòa với tất cả mọi người trong đó có Hồng Kông.

Sau đây là phần phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long:
Giáo sư Ngô Vĩnh Long- Hoa Kỳ 09/10/2014 nghe

  
Hôm nay, ba khu vực chính ở Hồng Kông vẫn còn bị rào cản. Khoảng 200 sinh viên bám trụ gây áp lực hỗ trợ cho đại diện phong trào đàm phán với chính quyền. Theo AFP, đông đảo người dân lợi dụng giao thông còn bị tê liệt để chạy bộ, tập thể dục ngoài trời, thích thú vì không khí trong sạch.

Không may cho phe chính quyền, lãnh đạo đặc khu hành chánh bị thêm một tai tiếng mới về hành vi tham nhũng. Đối lập buộc ông Lương Chấn Anh phải giải thích về thông tin ông nhận của một công ty Úc một số tiền tương đương với 6 triệu đôla Mỹ và yêu cầu giải thích số tiền này nay ở đâu.

  

Lãnh đạo HK ‘nhận tiền bí mật’

  • 9 tháng 10 2014
Ông Lương Chấn Anh đang gặp nhiều khó khăn
Ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, đã nhận số tiền hàng triệu Mỹ kim của một công ty Úc niêm yết trên sàn chứng khoán, theo hãng truyền thông Fairfax.

Hãng này nói họ đã nhìn thấy những tài liệu mật cho thấy công ty kỹ thuật UGL trả cho ông Lương 6,4 triệu đô la Mỹ.

Tiền nghỉ việc

Văn phòng ông Lương nói rằng đây là số tiền trả cho ông Lương khi ông nghỉ việc ở công ty này.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh ông Lương, người được Bắc Kinh hậu thuẫn, đang đối mặt với các cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Số tiền này được trả cho ông Lương vào các năm 2012 và 2013 sau khi ông lên làm lãnh đạo Hong Kong, theo Fairfax. Tuy nhiên ông Lương không nêu việc nhận tiền trong bản khai các lợi ích cá nhân của ông.

Công ty UGL đã mua lại công ty dịch bất động sản DTZ Holdings nơi ông Lương làm giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận chi trả này được dàn xế riêng giữa UGL và ông Lương để đảm bảo rằng ông không cạnh tranh với UGL và ông sẽ làm ‘trọng tài và cố vấn’, theo tài liệu mà hãng Fairfax tiếp cận được.
Tuy nhiên, văn phòng ông Lương nói ông không làm gì cho công ty này nữa sau khi ông nghỉ việc từ ngày 4/12 năm 2011.

“Theo thỏa thuận giữa UGL (vào lúc đó đang mua lại DTZ) và ông Lương khi ông kết thúc hợp đồng tuyển dụng với DTZ, UGL đã chi trả các khoản cho ông trong hai năm và giúp DTZ bảo đảm chi trả các khoản thưởng còn tồn đọng,” phát ngôn nhân Michael Yu của ông Lương cho biết trong một thông cáo báo chí.

“Do đó số tiền này là trả cho ông Lương khi ông nghỉ việc ở công ty chứ không phải trả cho các việc ông làm cho công ty sau này.”

‘Không phải khai’


Rào chắn vẫn còng trên đường phố Hong Kong hôm 8/10
“Việc ông Lương nghỉ việc ở DTZ và việc kết thúc hợp đồng với UGL diễn ra trước khi ông được bầu làm đặc khu trưởng. Các quy định kê khai hiện tại không có quy định nào yêu cầu ông Lương phải khai về khoản kể trên,” ông nói.

Nói với Fairfax, UGL cho biết trong hợp đồng nghỉ việc của ông Lương không có điều khoản nào quy định thu hồi các khoản chi trả kia nếu ông Lương đắc cử đặc khu trưởng bởi vì các lãnh đạo công ty lúc đó cho rằng ông sẽ không thể thắng cử.

Từ Hong Kong, phóng viên BBC Juliana Liu nhận định:
“Tin tức này (về việc ông Lương nhận tiền nghỉ việc) đã được nhiều báo chí Hong Kong chộp lấy và được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Ít nhất một trong người chỉ trích ông Lương đã gọi đây là ‘bê bối chính trị’.

Đắc cử hồi năm 2012 với chỉ hơn nửa số phiếu từ một ủy ban bầu cử 1.200 thành viên mà đa số là trung thành với chính quyền Bắc Kinh, trong con mắt của một phận không nhỏ công chúng Hong Kong, ông Lương Chấn Anh đã thiếu tính hợp pháp.

Trong con mắt của họ, việc ông không phải kê khai những khoản chi trả này theo quy định hiện hành cũng không thể bào chữa được cho hành động này.”


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link