Hồng Kông bên hông Hà Nội
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Miền Nam
dưới thời Mỹ Ngụy không được làm ăn theo khuôn mẫu Hợp Tác Xã ưu việt mà bác Hồ
đã có công ra đi tìm đường kíu nước mang từ Liên Xô, Trung Quốc về áp dụng, để
tạo nên cuộc sống cực kỳ phồn thịnh, văn minh như ngoài Bắc, nên đồng bào ta
trong ấy chỉ biết bám vào nguồn sống duy nhất là Bã Tư Bản.
Trong
đống Bã Tư Bản từ các nước theo phe đế quốc đang giãy chết ành ạch đổ vào ấy,
có những món “made in Hong Kong” rất được công chúng trong vùng địch tạm chiếm
ưa chuộng.
Sau khi Miền Nam sạch bóng quân thù, các chú bộ đội “Ông Cụ” vào Sài Gòn nay gọi là Thành Hồ càng ưa chuộng mê ly, mới trông thấy đã ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người từ trên thiên đàng CS rớt xuống khiến bọn phản động ngoan cố chống lại bánh xe lịch sử gọi là “cán ngố”, chẳng hạn như món “đồng hồ hai cửa sổ, có người lái”, món “cái nồi ngồi trên cái cốc”, món “máy chém treo trên trần nhà”, món “ao cá trong phòng vệ sinh” v.v...
Sau khi Miền Nam sạch bóng quân thù, các chú bộ đội “Ông Cụ” vào Sài Gòn nay gọi là Thành Hồ càng ưa chuộng mê ly, mới trông thấy đã ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người từ trên thiên đàng CS rớt xuống khiến bọn phản động ngoan cố chống lại bánh xe lịch sử gọi là “cán ngố”, chẳng hạn như món “đồng hồ hai cửa sổ, có người lái”, món “cái nồi ngồi trên cái cốc”, món “máy chém treo trên trần nhà”, món “ao cá trong phòng vệ sinh” v.v...
Cũng
không may mắn như đồng bào ngoài ấy được đi mua hàng bằng tem phiếu kèm sổ hộ
khẩu quy định rõ ràng, xếp hàng hẳn hoi, chỉ cần một nơi cung cấp duy nhất là
cửa hàng HTX, người dân Miền Nam bị kìm kẹp phải tay không (không tem phiếu,
không sổ HK) đi mua lung tung đủ thứ từ tiệm tạp hóa đến siêu thị, nên không
tránh khỏi bị “bọn xấu lợi dụng” bán cho đồ dỏm hầu hết làm tại Chợ
Lớn. Từ đó mới có hàng made in “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”.
Sau
30 /4/75, đúng như tên gọi là “Ngày Miền Nam được hoàn toàn giải phóng”: đống
Bã Tư Bản bị “hốt hết hốt liền” rồi“giải” lên xe Molotova, hàng hàng lớp lớp
nối đuôi nhau “phóng” thẳng về Bắc suốt ngày đêm trong mấy năm liền. Rồi vì nhu
cầu “quá tải”, “Bã Tư Bản” cung không kịp, khiến các nhà sản xuất hàng “Hông
Kông bên hông Chợ Lớn” lại càng ăn nên làm ra, phát huy đỉnh cao chói lọi nền
KTTT định hướng XHCN. Cho đến khi đường lối “Bốn Tốt và Mười Sáu Chữ Vàng” được
đảng ta áp dụng triệt để, Product of China từ bên kia biên giới cũng là quê
hương tràn qua như thác lũ, giá cả lại đại bèo, khiến hàng made in “Hồng Kông
bên hông Chợ Lớn” hầu như đi vào thoái trào dần dà bị quên lãng.
Bỗng
dưng hôm nay hai chữ Hong Kong lại nổi rộ lên khắp thế giới; nổi như cồn. Nổi
không phải vì mùi thơm của Bã Tư Bản, nhưng nổi bởi tinh thần của tuổi trẻ Hồng
Kông đứng lên đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải thực thi quyền Tự do Dân chủ mà
họ đã hứa với người Hồng Kông bằng giấy trắng mực Tàu khi nhận lại nhượng địa
này từ Đế quốc Anh.
Tinh
thần Hồng Kông đòi Tự Do Dân Chủ đang làm cho “đảng ta” bồn chồn lo lắng trước
nguy cơ một Hồng Kông bên hông Hà Nội.
“Hồng
Kông bên hông Hà Nội”, liệu có xảy đến chăng? Câu trả lời hẳn nhiên... tùy “người
đối diện”.
Người
thì cho rằng tuổi trẻ VN bây giờ bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủ trương ngu dân
chỉ biết còn đảng còn mình, còn bình còn chuột, đập chuột không được đụng đến
bình, thà để chuột thoát còn hơn bình bể, thành một thứ người vô cảm, mà nếu
như còn chút “hữu cảm” thì cũng chỉ đủ đánh hơi được mùi đũng quần thần tượng
ca sĩ Nam Hàn Bi Rain để lại trên ghế ngồi trong Nhà Hát Lớn Hà Nội, Thủ đô của
phẩm giá con người VN Cộng Sản (*).
Nhưng
trái lại, cũng có người cho rằng tuổi trẻ VN không phải ai cũng bị ngụp lặn
trong bùn Đỏ. Những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đó là những
Nguyễn Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh/Mẹ Nấm, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Vi, Phạm Đoan Trang,
Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh
Trọng Hiếu, Nguyễn Chí Đức, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn,
Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn
Dương, Trần Hữu Đức, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần
Minh Nhật, Trần Vũ Anh Bình, Hoàng Phong, Võ Minh Trí/Việt Khang và vô số nam
nữ thanh niên sinh viên học sinh khác không thể liệt kê hết nơi đây...
Từ
“Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” đến Hồng Kông bên hông Hà Nội. Con đường có xa vời
lắm chăng?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment