Wednesday, October 8, 2014

Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN


Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN

Việt Nam thả tù vì muốn gia nhập TPP


'LHQ cần lắng nghe khát vọng nhân quyền của người dân Việt'




image





Preview by Yahoo


Một trong những thiết bị quân sự đầu tiên Mỹ có thể bán cho Việt Nam là máy bay trinh sát P-3 Orion.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 7/10/2014

07.10.2014
HÀ NỘI—

Thông báo tuần trước về việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã được hoan nghênh như một bước quan trọng trong việc làm nồng ấm quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích quyết định này. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Marianne Brown gửi về bài tường trình sau đây.

Mặc dầu được đưa ra chỉ vài tháng sau khi một giàn khoan dầu được hạ đặt trong vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền châm ngòi cho vụ giằng co căng thẳng giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam không có tính cách ‘bài Trung Quốc’. Thay vì thế, Bộ cho biết quyết định này một phần nhằm đáp lại tình trạng thiếu khả năng hàng hải trong khu vực.
Tiến sĩ Ian Storey, Giảng viên kỳ cựu tại Học viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, gọi tắt là ISEAS, ở Singapore, nói rằng quyết định này 'dứt khoát đã được thúc nhanh bởi vụ khủng hoảng giàn khoan dầu'.

“Nó nêu bật mối quan ngại ngày càng tăng của nước Mỹ về những diễn biến mới đây ở Biển Đông và nhất là về cách nhìn thái độ hung hãn của Trung Quốc có khả năng gây phương hại cho các quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng biển này.”

Theo ông Storey, quyết định nởi lỏng lệnh cấm vận chủ yếu mang tính tượng trưng bởi vì Việt Nam có mối quan hệ lâu nay với Nga để mua thiết bị với giá rẻ hơn nhiều.

Có tin đồn rằng Việt Nam muốn mua máy bay tuần tiễu P-3 Orion để dùng vào việc trinh sát hàng hải.

Việt Nam đã vận động Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận từ nhiều năm nay, nhưng một điều kiện Washington đề ra là cải thiện nhân quyền.

Sau đây vẫn là nhận định của ông Storey:

“Họ đã đi né tránh một phần bằng cách nói rằng Việt Nam đã cải thiện tình trạng nhân quyền mặc dầu sự cải thiện không lớn lao mấy. Thứ nhì, họ nói rằng họ sẽ cung cấp thiết bị phi sát thương để cải tiến tình trạng cảnh báo khu vực hàng hải, vì thế chúng ta không nói về tàu ngầm hay tàu chiến hoặc loại thiết bị đó, mà chỉ giúp cho Việt Nam cải thiện giám sát hàng hải trong vùng đặc khu kinh tế.”
Trong bài báo viết cho tờ Chính sách Đối ngoại, Giám đốc về Ủng hộ châu Á cho tổ chức Human Rights Watch, ông John Sifton chỉ trích quyết định dỡ cấm vận, và nói rằng nó 'làm suy yếu công tác can trường của các nhà hoạt động Việt Nam' đang tìm cách buộc Hoa Kỳ làm áp lực đòi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.

Ông Lê Quốc Quyết, em trai của Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân, một trong các nhân vật bất đồng nổi tiếng của Việt Nam, bị tù hồi năm ngoái về tội trốn thuế, một cáo buộc mà giới chỉ trích nói là có động cơ chính trị.

“Hoa Kỳ quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng đó không phải là điều kiện tiên quyết (để bãi bỏ lệnh cấm vận). Họ quan ngại về nhiều vấn đề khác cũng như vấn đề nhân quyền.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng tuyên bố Việt Nam cần phải cải thiện thành tích nhân quyền, và Washington tiếp tục đánh gia quan hệ an ninh với Hà Nội.

Ông Nguyễn Trí Dũng là con trai của blogger bất đồng chính kiến Điếu Cày, người đang thụ án tù 12 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước.

Tuần trước, ông Dũng nói lần đầu tiên cha ông được các giới chức Đại sứ quán Hoa Kỳ đến thăm. Cho đến giờ này, ông chỉ được phép gặp gia đình. Theo ông Dũng, đây là một dấu hiệu chính phủ Việt Nam đang cứu xét việc phóng thích cha ông.

Ông Dũng tin rằng sự kiện này có liên hệ đến việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí.
Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày.

“Tôi nghĩ nếu cha tôi được thả, thì phải có liên hệ gì đó với thoả thuận bởi vì tôi biết họ từ lâu. Ý tôi nói là chính phủ Việt Nam. Họ sẽ không làm điều gì không có lợi cho họ.”

Tuy nhiên, trong khi gia đình ông hoan nghênh khả năng đó, ông Dũng nói ông đồng ý rằng Hoa Kỳ không nên bán vũ khí cho Việt Nam trong khi thành tích về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn yếu kém.

“Chúng ta cần phải có quyết định quan trọng như bãi bỏ Điều luật 88 về tuyên truyền chống nhà nước và Điều luật 79 về những người có hành động chống phá nhà nước, hay Điều luật 258 cấm mọi người nói chuyện trên Facebook hay Internet về nhà nước. Với những điều luật này, chính phủ có thể bắt bất cứ ai họ muốn mà không cần có lý do nào cả.”

Ông nói ông nghĩ rằng nếu cha ông được trả tự do, ông ấy sẽ không được phép ở lại Việt Nam và có phần chắc sẽ được đề nghị đi sống lưu vong ở Hoa Kỳ.
Trong khi những đồn đoán tiếp tục về loại thiết bị nào Việt Nam sẽ mua, quyết định này có phần chắc sẽ gây ra những làn sóng phản ứng trong các phe phái nội bộ ở Việt Nam trong khi một số tìm cách có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc.
Cho đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra lời bình luận về quyết định đó.


Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-07

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10072014-kinhhoa.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Was7756478.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại White House, Washington, DC hôm 25/7/2013
 AFP photo


Giáo sư Jonathan London hiên đang giảng dạy tại Đại học Thành thị Hồng Kong, là một người từng làm việc và nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam. Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ một phần, ông có viết một bài phân tích những điểm mà Việt Nam có lợi khi mối quan hệ Việt Mỹ được cải thiện. Bài viết này được dịch và phổ biến trên truyền thông trong nước.
Từ Hồng Kong, Giáo sư Jonathan London dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn làm rõ thêm những quan điểm của ông về mối quan hệ Việt Mỹ.
Kính HòaThưa ông Jonathan London, nhân bài viết của ông được truyền thông trong nước dịch lại, về quan hệ Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Mỹ được dỡ bỏ một phần, ông có thể giải thích thêm về điều mà ông nói là Niềm tin đáng tin cậy và bền vững mà Việt Nam cần, là như thế nào?
GS Jonathan London: Từ trước đến nay chiến lược của Việt Nam là làm bạn với mọi nước, đa phương đa dạng. Nhưng ý tôi muốn nói là muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà thôi.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi.
- GS Jonathan London
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
Kính HòaThưa ông đây có phải là một cách nói về một từ khác là đồng minh không?
GS Jonathan London: Vâng đúng rồi! Chúng ta có thể đồng ý là Việt Nam vẫn có một lập trường là không có một đồng minh nào, lý do cũng có thể hiểu là vị trí địa lý của Việt Nam, rồi quan hệ với Trung quốc, … Nhưng rất khó có thể có một sức mạnh nếu chúng ta không có đồng minh.
Tôi nghĩ là hy vọng của Việt Nam là chúng ta đang ở trong một thời đại đa phương. Đó là một ý rất là hay nếu không muốn nói là lãng mạn (cười).
Nhưng thực tế thì sau cùng thì cũng phải có những người bạn thân thiết, nếu không thì rất khó để đối phó với những thách thức.
Kính HòaTrong bài viết của ông có một đoạn nói rằng giữa hiện tại của Việt Nam và tương lai thịnh vượng của Việt Nam thì cần nhiều quyết định quan trọng về phát triển thể chế. Ở đây có hàm ý sự khác biệt về thể chế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không, hay là cũng hàm ý rằng có những vấn đề về nhân quyền mà Việt Nam cần phải giải quyết không thưa ông?
image-400.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington DC hôm 02 tháng 10 năm 2014. AFP photo

GS Jonathan London: Vâng, thì vấn đề thể chế của Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng như nhiều người đã đồng ý kể cả một số người trong chính quyền của Việt Nam. Nhưng vấn đề này có thể xem ở những khía cạnh khác nhau.

Dù là có những vấn đề cực lớn như là thể chế chính trị nên là như thế nào, hoặc là Hiến pháp của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng phù hợp với một nước hiện đại văn minh hay không. Những vấn đề này cũng đã được tranh luận rất nhiều, và tôi cũng có những ý kiến, chẳng hạn như vấn đề trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thiếu minh bạch, tôi cũng là một người rất là lo về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. Nếu không thay đổi thì Việt Nam rất khó mà khắc phục những vấn đề chủ chốt về  quản lý kinh tế, vấn đề phát triển, vấn đề quan hệ song phương, đa phương …
Trước đây tôi đã lý luận rằng nếu Việt Nam muốn có sự ủng hộ của quốc tế trong những tranh chấp với Trung quốc thì phải cải cách, phải đề cập thực sự đến những hạn chế của thể chế của đất nước hiện nay như tự do báo chí, nhân quyền, v.v…
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
- GS Jonathan London
Tôi hiện nay đang cố gắng xem thế nào có thể mở một cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề nhạy cảm này ở Việt Nam. Bởi vì tình hình hiện nay khá là khác so với trước. Chẳng hạn như có những người trong bộ máy nhà nước cũng sẳn sàng chấp nhận thay đổi. Điều đó không có nghĩa là nó giống hoàn toàn quan điểm của những người đứng bên ngoài bộ máy, nhưng việc mà chúng ta thảo luận công khai những vấn đề này cũng là một sự phát triển tốt.
Nói thế không có nghĩa là tôi không lo lắng những vấn đề trong nước, chẳng hạn như những người bị công an bắt, bị sách nhiễu, v.v… vẫn còn.

Kính HòaXin ông cho câu hỏi cuối cùng là sau chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam thì sắp tới, trong tương lai gần, ông có dự đoán là có một chuyến thăm để thúc đẩy quan hệ lên cao hơn không?

GS Jonathan London: Có nhiều người dự báo là có thể sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á. Nhưng sự quan trọng và nội dung chuyến thăm đó phụ thuộc vào những sự kiện và phát triển từ đây đến đó, còn quá sớm để mà đánh giá. Bởi vì có quá nhiều sự phát triển chính trị trong bộ máy của Việt Nam. Hiện nay thì chính trị của Việt Nam rất thú vị dù rất khó đọc, khó biết, khó đoán … (cười)
Kính HòaCám ơn ông đã dành thời giờ cho đài Á Châu Tự Do.

 

Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?
http://kinh-te-ban-nuoc.blogspot.com.au/2014/10/viet-nam-can-gi-va-can-lam-gi-trong.html
http://kinh-te-ban-nuoc.blogspot.com.au/2014/10/viet-nam-can-gi-va-can-lam-gi-trong.html

Một thanh niên hoạt động chống Trung Quốc mãn hạn tù

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-07

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ngày được trả tự do anh Trương Minh Tam mừng rỡ ôm mẹ
Ngày được trả tự do anh Trương Minh Tam mừng rỡ ôm mẹ
 Facebook Trương Ba Không


Một biểu tình viên chống Trung Quốc tích cực trong các đợt xuống đường vào năm 2011 tại Hà Nội, anh Trương Minh Tam, thường được gọi là Trương Ba Không, hôm nay mãn án về nhà.
Anh Trương Minh Tam bị bắt hồi ngày 7 tháng 10 năm ngoái và bị khởi tố về tội danh mà tòa buộc là ‘lừa đảo’. Các phiên xử sơ thẩm vào ngày 9 tháng 1 và phúc thẩm vào ngày 11 tháng tư năm nay tuyên anh Trương Minh Tam 1 năm tù giam. Tuy nhiên anh này luôn phản đối cáo buộc đó.
Mặc dù các phiên xử được nói là công khai thế nhưng cũng như những phiên xử những nhà hoạt động hay bất đồng chính kiến khác tại Việt Nam, nhiều người thân và những bạn hữu của anh Trương Minh Tam cũng không được vào dự tòa.
Sau khi ra khỏi trại giam anh Trương Minh Tam cho Đài Á Châu Tự do biết như sau:
Tôi tên Trương Minh Tam, tôi bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên ngay từ đầu tôi cho rằng vụ án của tôi là một vụ bí mật, tôi cho rằng họ khởi tố tôi hoàn toàn không đúng theo Luật Tố tụng Việt Nam do họ soạn ra
anh Trương Minh Tam
“Tôi tên Trương Minh Tam, tôi bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên ngay từ đầu tôi cho rằng vụ án của tôi là một vụ bí mật, tôi cho rằng họ khởi tố tôi hoàn toàn không đúng theo Luật Tố tụng Việt Nam do họ soạn ra. Thực tế ngày càng phơi bày khi họ tiến hành đi cung đối với tôi thì họ khai thác tôi về những mối quan tâm về xã hội, những quyền con người trong xã hội và một số các tổ chức xã hội dân sự trong xã hội. Sau đó họ cũng muốn đưa ra một số thỏa hiệp đối với tôi nhưng không đạt được mục đích nên họ kết án tôi trong hai phiên tòa nói là công khai nhưng không hề công khai một chút nào khi trong tòa không hề có bất cứ một người thân, gia đình nào của tôi vào trong tòa mà chỉ toàn là cán bộ an ninh, cảnh sát điều tra ngồi vây kín chỗ và đóng chặt cửa phòng.
Sau đó họ tiến hành đưa tôi xuống Trại giam Số 5 Yên Định, Thanh Hóa và giam tôi trong một cái buồng mà tôi phải nói là ‘ngục tù’. Tôi phải trải qua 167 ngày thi hành án mà tôi cho bị tước đoạt hết quyền làm con người. Đời sống tinh thần của tôi, những quyền cơ bản của tôi bị tước đoạt, tôi chỉ ngồi như một con lợn chờ hai bữa ăn hằng ngày họ đổ vào một cái như ‘máng ăn’ để tôi ăn duy trì sự sống. Tuy nhiên đến nay tôi được trả tự do và không được giảm án ngày nào.
Nhưng tôi đau xót muốn chia xẻ với mọi người về trường hợp của anh Đặng Xuân Diệu trong vụ án các Thanh niên Công giáo ở Vinh. Hiện nay anh ấy đang ở trong điều kiện tồi tệ hơn tôi gấp vạn lần cả về điều kiện vật chất, cũng như điều kiện tinh thần
anh Trương Minh Tam
Nhưng tôi đau xót muốn chia xẻ với mọi người về trường hợp của anh Đặng Xuân Diệu trong vụ án các Thanh niên Công giáo ở Vinh. Hiện nay anh ấy đang ở trong điều kiện tồi tệ hơn tôi gấp vạn lần cả về điều kiện vật chất, cũng như điều kiện tinh thần. Tôi mong một dịp nào sẽ kể mọi sự rất thật và mong mọi người làm điều gì đó cho tù nhân Đặng Xuân Diệu này.’
Anh Trương Minh Tam cho biết buồng giam của anh và của tù nhân Đặng Xuân Diệu giáp vách nhau và họ chỉ có thể liên lạc vọng qua buồng giam của nhau mà thôi.
Tại Việt Nam hiện còn có những nhà hoạt động đang bị tù như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mà khi bị khởi tố, bị bắt là với tội danh ‘trốn thuế’; nhưng đến lúc mãn hạn tù cho tội danh đó lại tiếp tục bị giam giữ và kết án với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.


HÃY CỨU LẤY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM F.X ĐẶNG XUÂN DIỆU
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM KỂ VỀ TỘI ÁC CỦA NHÀ TÙ CỘNG SẢN.
Hôm nay, đón Tù nhân lương tâm Trương Tam (Trương Ba Không) một tù nhân lương tâm, vì lòng yêu nước đã phải vào tù. Thay vì tội "trốn thuế" hay "Hai bao cao su đã qua sử dụng" hoặc "hai xe đạp, đi hàng ba"... anh đi tù với tội danh "chiếm đoạt tài sản công dân".
Như vậy, rồi đây những người yêu nước ở Việt Nam, những người cất tiếng nói của sự thật, của tình người, của lòng yêu nước, của lương tâm... sẽ dần dần được khoác cái tội danh hết sức... mỹ miều.
Tại quề hương anh, vùng chiêm trũng Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam, buổi đón tù nhân Trương Ba Không hết sức đầm ấm và đậm tình anh em, tình người đã phải dừng lại nhiều lúc, nhiều tiếng khóc không thể cầm được khi anh cho biết về tù nhân lương tâm Fx. Đặng Xuân Diệu đang phải chiến đấu từng giờ với ý chí sắt son và kiên cường cũng như những đòn thù mà anh phải chịu trong nhà tù Cộng sản tại Trại Giam số 5, Thanh Hóa.
Fx. Đặng Xuân Diệu là một thanh niên trong số 17 Thanh Niên Công Giáo đã bị bắt và kết án 13 năm trái pháp luật. Anh đã kiên quyết không chấp nhận cái gọi là Tòa án và đã phủ nhận phiên tòa, không thèm có đơn Phúc Thẩm và không nhận tội. Kể từ đó anh không được gặp gia đình, không được thăm nuôi và tuyệt thực liên tục trong nhà tù, bị biệt giam và nhiều trò hành hạ khác nhau. Giờ đây anh đã suy sụp sức khỏe và tính mạng đang bị đe dọa từng ngày.
Hỡi nhân loại, có lương tâm hãy nhớ đến, hãy cất lên tiếng nói cứu một mạng người, một thanh niên kiên cường, yêu nước, yêu tha nhân đã và đang chịu những đòn thù tàn bạo và âm thầm trong nhà tù Cộng sản.
Phải trả tự do ngay cho Fx. Đặng Xuân Diệu.
Phải đảm bảo quyền được làm người của F.x Đặng Xuân Diệu.
Chúng tôi khẩn cầu tất cả quý vị, hãy lên tiếng. Đặng Xuân Diệu đang phải trả giá cho tự do, dân chủ, hạnh phúc của chúng ta.
HÃY SHARE THÔNG ĐIỆP NÀY ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI.








 Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.












Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.














Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link