Saturday, February 2, 2013

Lá Cờ Chính Nghĩa


Giới Thiệu Một Cuốn Phim nhiều công sức

Lá Cờ Chính Nghĩa

alt

Trần Gia Phụng

Lời người viết: Sau khi bài “Mặt trời không bao giờ lặn bên trên lá Cờ vàng ba sọc đỏ” được đăng trên báo và đưa lên web, có một độc giả tự xưng là du học sinh Việt Nam gởi e-mail cho người viết và đưa ra hai câu hỏi:

1) Tại sao người viết nói rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện năm 1948 chứ không phải 1954 khi đất nước bị chia hai?

2)...Nếu người viết bảo rằng lá Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính nghĩa thì người viết giải thích như thế nào về biến cố 1975? Xin cảm ơn anh du học sinh đã đặt câu hỏi. Sau đây là bài trả lời câu hỏi thứ nhất. Tôi sẽ trả lời câu hỏi thứ hai trong số báo sau.

1.- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Năm 1945, sau thế chiến thứ hai, Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh (VM), một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), nhanh tay chiếm được chính quyền. Vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) quyết định thoái vị và trao quyền lại cho mặt trận VM. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và ra mắt chính phủ lâm thời, chọn cờ của mặt trận VM là Cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.

Không đầy mười ngày sau, trung ương đảng CSĐD họp tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra chủ trương VM độc quyền cai trị đất nước. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.) [Về sau, đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục việc nầy qua điều 4 hiến pháp năm 1992.]

Để bảo đảm độc tôn quyền lực, về đối nội, VM thực hiện kế hoạch mà VM gọi là “giết tiềm lực” hay “tiêu diệt tiềm lực”, tức là tiêu diệt tất cả các đảng phái và tất cả các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, tất cả những người có khả năng nhưng không cộng tác với VM, có thể nguy hiểm cho VM hay trở thành đối thủ của VM trong tương lai.

Về đối ngoại, VM nhượng bộ các lực lượng nước ngoài để rảnh tay đối phó với các lực lượng đối kháng trong nước, nhằm duy trì việc độc quyền chính trị. Khi Pháp gởi lực lượng, theo quân Anh tái chiếm miền Nam, rồi tiến ra Bắc nhằm thay thế quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng, VM liên tục nhượng bộ. Thấy VM yếu kém, ngày 18-12-1946, Pháp buộc VM phải giao quyền kiểm soát an ninh Hà Nội cho Pháp. Hồ Chí Minh họp trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Nội) trong hai ngày 18 và 19-12-1946, quyết định bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946.

(Một nhóm tác giả, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.) Không thể để Pháp bắt và cũng không thể bỏ trốn nhục nhã, quyết định của hội nghị Vạn Phúc nhằm tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo VM và đảng CSĐD thoát thân ra khỏi Hà Nội một cách chính thức. Thế là chiến tranh không tuyên chiến xảy ra.

Trong khi chiến tranh tiếp diễn, VM tiếp tục chủ trương “giết tiềm lực”. Trong các năm 1945, 1946, 1947 trên toàn quốc, VM giết khoảng 100,000 người ở tất cả các cấp từ trung ương xuống tới địa phương làng xã. Đứng đầu danh sách nầy là những nhân vật như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ, Trương Tử Anh …

Vì bản năng sinh tồn, những người theo chủ nghĩa dân tộc không cộng sản phải trốn tránh, bỏ ra nước ngoài, hoặc phải đến sinh sống tại vùng do Pháp tái chiếm khi Pháp trở lại Đông Dương, hay chẳng đặng đừng cộng tác với Pháp để thành lập tổ chức hành chánh địa phương tạm thời do Pháp bảo trợ, chống lại VM.

Ở Nam Kỳ, chính phủ Cộng hòa Lâm thời Nam Kỳ được thành lập tháng 6-1946, đổi thành chính phủ Nam Kỳ tự trị tháng 2-1947. Cũng trong tháng 2-1947, Pháp thành lập Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung Kỳ tại Huế. Ra tới Hà Nội, Pháp thành lập Uỷ ban Lâm thời Hành chánh và Xã hội, còn được gọi là Hội đồng An dân tháng 5-1947. Tháng 10-1947, ông Nguyễn Văn Xuân, thiếu tướng trong quân đội Pháp, đã từng được Hồ Chí Minh cử làm quốc vụ khanh trong chính phủ VNDCCH ngày 2-9-1945, đứng ra thành lập chính phủ lâm thời Nam Kỳ.

Việt Minh kết án chung tất cả các tổ chức nầy là Việt gian, tay sai thực dân Pháp. Tuy nhiên nếu những người nầy không hợp tác với Pháp để chống VM cộng sản, bảo toàn sinh mạng của chính họ, thì không lẽ họ ngồi yên để chờ đợi VM tới bắt giết, như đã từng bắt giết Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi? Nếu Nguyễn Văn Xuân, một tướng lãnh trong quân đội Pháp, là tay sai của thực dân Pháp, thì tại sao Hồ Chí Minh lại cử làm quốc vụ khanh trong chính phủ của Hồ Chí Minh?

2.- CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ XUẤT HIỆN

Trong khi đó, trong một chuyến công du cho chính phủ VM qua Trung Hoa tháng 3-1946, theo lời cựu hoàng Bảo Đại, cố vấn chính phủ VM, ông bị phái đoàn VM bỏ rơi ở lại Côn Minh (Kunming) tháng 4-1946. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 242.) Cựu hoàng tự ý thức rằng VM bỏ rơi ông có nghĩa là VM không còn cần đến ông nữa, nên cựu hoàng bắt đầu tách ra khỏi chính phủ VM, qua trú ngụ ở Hồng Kông. Các lãnh tụ trong các tổ chức hay đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc dần dần tập họp chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, yêu cầu cựu hoàng ra cầm quyền trở lại, nhằm tranh đấu giành độc lập và thống nhất đất nước.

Về phía Pháp, sau một thời gian thương thuyết với VM nhưng thất bại, Pháp thay đổi chính sách từ tháng 9-1947, quay qua thương thuyết với cựu hoàng Bảo Đại để tìm một giải pháp mới. Cao uỷ Pháp tại Đông Dương là Émile Bollaert gặp cựu hoàng Bảo Đại trên một chiếc tàu thả neo ở vịnh Hạ Long ngày 6-12-1947. Hai bên đồng ký bản thông cáo chung theo đó Pháp hứa trao trả độc lập cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam hứa sẽ cộng tác và ưu tiên sử dụng chuyên viên Pháp trong công cuộc kiến thiết đất nước.

Sau cuộc nói chuyện sơ khởi trên đây, Bảo Đại qua Pháp tiếp tục vận động. Để tạo cơ chế hành chánh chung có thể nói chuyện với Pháp, khi trở về lại Hồng Kông, cựu hoàng uỷ cho Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam. Nguyễn Văn Xuân được Hội nghị các giới cầm quyền do Pháp bảo trợ và đại diện các đoàn thể, các đảng phái tại ba miền Bắc Trung, Nam Việt Nam, họp tại Sài Gòn ngày 20-5-1948, đồng ý ủng hộ làm thủ tướng.

Ngày 1-6-1948 Nguyễn Văn Xuân chính thức công bố chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam gồm đầy đủ đại diện Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Hôm sau, 2-6-1948, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân công bố “Pháp quy lâm thời” (Statut provisoire), quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ ở giữa, quốc ca là bài “Tiếng gọi sinh viên”, sau đổi là “Tiếng gọi thanh niên” của Lưu Hữu Phước.

Khi chuẩn bị lập chính phủ, Nguyễn Văn Xuân đã cho trưng cầu ý kiến về việc chọn quốc kỳ. Lúc đó có năm lá cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ, gồm có ba lá cờ do uỷ ban đại diện ba miền Bắc, Trung và Nam phần đưa ra, và hai lá cờ do đại diện Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài đề nghị. Cuối cùng lá cờ do đại diện miền Nam đề nghị được chấp thuận vì có ý nghĩa nhất, lại không phức tạp, dễ thực hiện.

Quốc kỳ mới do thủ tướng Nguyễn Văn Xuân công bố hình chữ nhật, chiều cao bằng hai phần ba chiều ngang, nền vàng giống như cờ của Trần Trọng Kim, nhưng thay vì quẻ ly, nay đổi lại ba sọc đỏ bằng nhau, chạy dài theo chiều ngang của lá cờ. Chiều cao chia thành 3 phần bằng nhau. Ở phần giữa, ba sọc đỏ nằm xen kẻ với hai sọc vàng, tất cả năm sọc đều bằng nhau.

Ngày 8-3-1949 cựu hoàng Bảo Đại ký với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée, tại Paris, theo đó chính phủ Pháp chính thức giải kết hòa ước bảo hộ năm 1884, Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp. Sau những thủ tục pháp lý đưa Nam Kỳ, vốn là thuộc địa của Pháp, sáp nhập trở lại vào lãnh thổ Việt Nam, nghĩa là đất nước được thống nhất, Bảo Đại trở về Việt Nam lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do ông làm quốc trưởng cuối tháng 4-1949.

Lúc đó, trên đất nước Việt Nam có hai chính phủ. Chính phủ QGVN ở các thành phố và vùng nông thôn phụ cận. Chính phủ VNDCCH ở núi cao, rừng sâu và bưng biền. Khu vực cai trị của hai bên không có giới tuyến rõ rệt. Hai chính phủ theo hai đường lối hoàn toàn đối kháng nhau. Chính phủ QGVN chủ trương tự do dân chủ, đa đảng tuy có phần hạn chế vì chiến tranh, và dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Chính phủ VNDCCH chủ trương độc tài toàn trị, độc đảng và dựa trên nền văn hóa Mác-xít. Hai chính phủ được tượng trưng bằng hai lá cờ cũng đối nghịch nhau: Cờ vàng ba sọc đỏ và Cờ đỏ sao vàng.

Về phía QGVN, do đặc trính tự do dân chủ, nhiều chính phủ kế tiếp nhau cầm quyền. Cuối cùng, năm 1954 quốc trưởng Bảo Đại cử Ngô Đình Diệm lập chính phủ. Ngô Đình Diệm chính thức chấp chánh từ ngày 7-7-1954 (ngày Song thất). Hai tuần sau, hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam ở sông Bến Hải (vĩ tuyến 17), VNDCCH ở phía bắc và QGVN ở phía nam.

Ông Diệm ổn định tình hình miền Nam, tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, thiết lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa do ông làm tổng thống ngày 26-10-1955. Quốc hội lập hiến được bầu ngày 4-3-1956, bàn chuyện thay đổi quốc kỳ và quốc ca, nhưng chưa có mẫu vẽ quốc kỳ mới nào ưng ý hơn, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội ra quyết nghị hoãn bàn, và vẫn giữ quốc kỳ như cũ. Sau đó Quốc hội mở cuộc thi vẽ quốc kỳ mới; có tất cả 350 mẫu cờ và 50 bài nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, Quốc hội lập hiến một lần nữa ra tuyên bố không chọn được mẫu quốc kỳ và bài hát nào hay đẹp và ý nghĩa hơn, nên quyết định giữ nguyên màu cờ và quốc ca cũ làm biểu tượng quốc gia.

Lá Cờ vàng ba sọc đỏ được miền Nam sử dụng cho đến năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt, với sự hậu thuẫn của Quốc tế cộng sản, cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30-4.

Như thế, lá Cờ vàng ba sọc đỏ đã xuất hiện từ năm 1948 trên toàn quốc, chứ không phải chỉ xuất hiện sau năm 1954, ở miền Nam Việt Nam sau khi đất nước bị chia hai.

Lá Cờ vàng ba sọc đỏ hoàn toàn đối nghịch với lá Cờ đỏ sao vàng chẳng những về màu sắc, nhưng quan trọng nhất đối nghịch cả về ý nghĩa chính trị. Một bên, Cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho tự do dân chủ và dân tộc; một bên, Cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho độc tài, đảng trị và quốc tế cộng sản.

Trần Gia Phụng

 

Chiếc quan tài không có nắp


Chiếc quan tài không có nắp


Ngô Thị Hồng Lâm


Tôi vừa đọc xong bài viết «Một phận người của bên thắng cuộc» của tác giả Đức Thành viết về sự hy sinh của liệt sĩ Phạm Văn Cam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trước hết tôi xin được thắp nén nhang tri ân trước hương linh người liệt sĩ đã anh dũng quên mình xông vào lửa đạn cứu tàu cứu hàng trong cuộc đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trên miền Bắc Việt Nam lúc đó và chia sẻ nỗi đau mất người thân trong chiến tranh với gia tộc họ Phạm của liệt sĩ Phạm Văn Cam.

Tác giả Đức Thành nói: Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này. Thưa ông có đấy, tên của nó là Ban Thống nhất Trung ương đóng tại đường Quốc Tử Giám Hà Nội, có chức năng nhiệm vụ hoạt động và vai trò trên các lĩnh vực tiêu biểu là: “tiếp đón và bố trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và con em miền Nam tập kết và từ chiến trường miền Nam ra hậu phương miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, con em miền Nam trên đất Bắc, điều động cán bộ dân, chính, đảng từ hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam”. Vậy thì người ta phải nắm rõ về từng người cán bộ trong tầm quản lý của mình thưa ông Đức Thành.

Người lãnh đạo cao nhất của Ban này theo tôi được biết là ông Huỳnh Bá Vân, ông này người gốc khu 5, có một đặc điểm là với cái nóng như thiêu như đốt và gió Lào ở giữa cái chảo lửa Hà Nội tháng 6, ông ấy vẫn luôn mặc chiếc áo bông, đầu đội chiếc mũ bê-rê, tay cầm cái quạt giấy phe phẩy. Nhà ông này ở 58B Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (ngã tư Trần Hưng Đạo – Bà Triệu). Đó là một biệt thự cổ kiểu kiến trúc Pháp (1 trệt, 1 lầu), tầng trệt phía trước là nhà của ông bà Đỗ Tiễu, đi vòng ra phía bên hông ngôi biệt thự phía đường Bông thợ Nhuộm là nhà ông Đỗ. Toàn bộ tầng lầu là gia đình của ông Huỳnh Bá Vân, Chủ nhiệm Ban Thống nhất Trung ương.

Hành động cao cả quên thân mình để cứu tàu, cứu hàng ra khỏi vùng bom đạn là một tiêu chuẩn hàng đầu để được xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cá nhân. Hành động của ông Phạm Văn Cam xứng đáng được nằm trong bình xét danh hiệu này. Theo tôi anh Đức Thành hay thân nhân ông Phạm Văn Cam nên tìm đến gặp trực tiếp ông Huỳnh Bá Vân hỏi cho ra nhẽ vấn đề xem sao. Ông này nếu còn sống thì nay cũng đã ngoài 90. Không thể nói một cách vô trách nhiệm không biết được. Họ biết hết đấy nhưng họ không ngó tới mà thôi.

Số phận của ông Phạm Văn Cam xem ra cũng còn khả dĩ hơn nhiều đồng chí khác, vì lúc chết ít nhiều ông ấy còn được xây một nấm mộ và khắc một tấm bia đá cho dù chỉ là: «xè xè nắm đất bên đàng». Xin kể chuyện của chồng tôi – một người con của Hương Trà, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, kết nạp Đảng năm 17 tuổi (11/1949), bị chính quyền ông Ngô Đình Diệm bắt năm 1955 và 1/5/1975 mới ra tù. Là cựu tù Côn Đảo 20 năm, thương binh ¾, Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng 3, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Kỷ niệm chương, chồng tôi khi chết cũng chỉ được cơ quan Bảo hiểm xã hội Vũng Tàu chi trả tiền tang ma 2.230.000 đồng. Lúc đó một chiếc quan tài gỗ xấu giá thấp nhất là 2.500.000 đồng, số tiền được chi trả như vậy chỉ đủ mua được quan tài không có nắp. Trợ cấp cho Đảng viên lâu năm của Thành ủy cộng với trợ cấp đặc biệt cho hộ nghèo của Thương binh Xã hội cũng không quá 2.000.000 đồng, trong khi chi phí cho một đám ma và xây mộ thấp nhất cũng trên 20 triệu đồng. Tôi làm đơn đến các tổ chức chính trị  nơi quản lý chồng tôi thì đều nhận được câu trả lời: “không có kinh phí, đã giải quyết đúng chế độ”. Tôi phải đi vay trả lãi cao để có tiền chi phí tang ma cho chồng tôi mồ yên mả đẹp.

Thưa ông Đức Thành,

Nếu ông quyết tâm đi gặp những người ở cái Ban Thống nhất Trung ương năm xưa, thì tôi tin chắc rằng ông cũng sẽ chỉ nhận được câu trả lời là Ban này đã giải thể, ông hãy đi đến Ban X mà hỏi. Ông đến Ban X hỏi thì Ban X lại chỉ ông đến Ban Y. Đến Ban Y thì họ lại chỉ cho ông ngược về lại Ban X. Ông cứ thế đi cho đến khi gót mòn chân mỏi, không còn tiền để đi xe nữa thì lúc ấy chẳng còn biết kêu ai thấu cho ông nữa đâu ông ạ. Ông Phạm Văn Cam, chồng tôi và nhiều người khác nữa cùng bị thiệt thòi như ông Cam, suy cho cùng cũng giống như con trâu đã về già không còn sức ra đồng cày ruộng cho người chủ được nữa thì bị người chủ hắt hủi, dắt ra khỏi bờ rào nhà mình và thả cho muốn đi đâu thì đi, chủ không còn trách nhiệm. Vì thế để chỉ rõ hành động ngược đãi thiếu tình của con người với con vật  khi đã già nua ốm yếu dân gian có câu «đưa trâu qua rào». Hãy nghe lời than của con trâu trong truyện Lục súc tranh công, «bảnh mắt chúa gọi đi cày» theo chủ ra đồng miệt mài cày ruộng làm ra thóc gạo làm giàu cho chủ: Một vai xe kéo ruộng cày/Thóc đầy bịch nọ tiền đầy túi ai… Hòa bình rồi thì số phận của các vị cũng không hơn gì số phận con trâu già kia bị chủ dắt qua khỏi hàng rào.

Để kết thúc bài viết này, xin mượn lời của người kỹ nữ trong khúc Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, người kỹ nữ luống tuổi trò chuyện cùng vị quan lận đận trên đường công danh, cả hai bên cùng than thân trách phận mình, người nào cũng nhận  là mình khổ đau nhiều hơn: “Lệ ai chan chứa hơn người/Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh”. Thôi thì liệt sĩ Phạm Văn Cam, chồng tôi cùng nhiều người thiệt thòi khác nữa chẳng qua cả một thời tuổi trẻ đã đổ xương máu của mình cho Đảng hưởng thụ, khi cái vỏ chanh hết nước rồi Đảng đâu có nâng niu cái vỏ chanh để làm gì ông Đức Thành ạ, thôi ông đừng than thân trách phận dùm ông Phạm Văn Cam chi nữa.

“Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân đều bại”.

Chỉ biết rằng vì chiến tranh chúng ta mất người thân, đó là một thiệt thòi cho riêng từng gia đình không gì bù đắp nỗi.

Sài Gòn 31/1/2013

N.T.H.L

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Kính gửi toàn thể Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam


 

Thư gửi


Đỗ Như Ly


 

Kính gửi toàn thể Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2 lần thứ 83, tôi kính chúc toàn thể các vị sức khỏe dồi dào, trí lực tỉnh táo, sáng suốt.

Tôi biết rằng thư này chẳng thể đến tay 100% các vị, phần vì rất nhiều vị không biết những trang mạng này, phần vì có những vị rất thành kiến với các bài viết không trên” lề phải”, phần vì có các vị xếp những ý kiến này vào loại “suy thoái tư tưởng” hay bị “diễn biến hòa bình” và hơn thế cũng có vị sẽ dễ dàng gán cho là phản Đảng, phản động… Tuy nhiên tôi vẫn viết,  xuất phát từ ý thức của công dân hay do trong dòng máu tôi vẫn còn chút “tính chiến đấu” của người Đảng viên Đảng CSVN, dù hiện nay tôi chỉ là một phó thường dân, không còn là Đảng viên Đảng CSVN vì từ 4-4-2011 tôi đã tự nguyện thôi không sinh hoạt Đảng nữa.

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo, tổ chức Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, vậy toàn thể Đảng viên phải biết, phải suy nghĩ những vấn đề về Tổ quốc Việt Nam, về quyền Tự do, Bình đẳng, được Tôn trọng của người dân.

Về TỔ QUỐC VIỆT NAM

Cho tôi xin phép được hỏi 100% Đảng viên ĐCSVN có biết quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc Cộng sản (sau đây gọi tắt là Trung Cộng -TC) xâm chiếm từ 1974 không? Nếu biết thì đã có những biện pháp, hành động gì trong thời gian qua để tham gia tự chủ đấu tranh sòng phẳng đối với TC, chứ không phải những lời “phản đối” suông, quá nhẹ nhàng hay “biện pháp hòa bình” chung chung  quá mờ nhạt; đấu tranh với tinh thần trách nhiệm trước dân tộc, trước Tổ quốc trong Đảng không? Nếu chưa biết thì trách nhiệm đó thuộc về ai, cơ quan nào, bộ phận nào, cấp nào của Nhà nước, của Đảng? Tại sao không biết? Bị dấu diếm, qua mặt hay vì cái gì? Các vị không trả lời được những câu hỏi trên thì thử hỏi con cháu của người dân Việt Nam sẽ nghĩ gì về vị trí vai trò của ĐCSVN trong hơn 40 năm qua đối với lãnh thổ VN do bao nhiêu xương máu của bao con dân qua biết bao thế hệ tạo dựng nên, trong khi những người CSVN vẫn “độc quyền yêu nước”?

Nhìn lại lịch sử Tổ quốc VN, có triều đại nào để mất đất đai, rừng núi, biển đảo cho bọn ngoại xâm, như ngày nay? Tổng số đất đai VN bị TC xâm chiếm ở biên giới gần bằng diện tích tỉnh Thái Bình, quần đảo Hoàng Sa và một số đảo trong Trường Sa bị “người anh, cùng hệ tư tưởng” ăn cướp – nói thẳng thế cho dân dễ hiểu. Các vị không trả lời được rõ ràng trước toàn dân thì liệu những trang sử vẻ vang của ĐCSVN có bị tự mình làm hoen ố, chứ không phải chỉ do “lực lượng thù địch” nào mà các vị đầy tinh thần cảnh giác gây ra?

Tình hình Tổ quốc bị xâm chiếm trong thời gian qua và hàng ngày hàng giờ hiện nay bị uy hiếp, ăn hiếp trên biển đảo (chưa nói đến xâm lược về kinh tế ,văn hóa…) mà quá nhiều các vị (ngoài một số vị Tướng như Cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão Tướng Lê Hữu Đức… được dân chúng kính yêu) vẫn im lặng thì quả thật đó  là một sự “im lặng đáng sợ và hơn nữa đừng trách dân chúng sẽ nghĩ gì về các vị!

Các vị sẽ nói :”nói thì dễ, làm thì mới khó”. Đúng thế, nhưng quyền hành, cả “hệ thống chính trị” nằm trong tay các vị cơ mà? Các vị “lãnh đạo tuyệt đối” có dành phần cho các thành phần không Cộng sản chút nào đâu?

Vấn đề TÔN TRỌNG – TỰ DO – BÌNH ĐẲNG người dân

Các vị có thừa nhận: hiện nay có trên 3 triệu Đảng viên, nếu kể cả “lực lượng hậu bị” là đoàn viên Đoàn TNCS HCM và giới trẻ đang bị các vị mê hoặc, o ép, cưỡng chế làm người thân Cộng, ủng hộ, tán đồng CS cứ cho tròn là 10 triệu người thì những người không thích, không ưa, không ủng hộ, không đồng tình chứ chưa nói là họ biết chân tơ kẽ tóc, rạch ròi CS là thế nào còn tới 70 triệu cơ mà! Cứ 8 người dân thì 1 vị CS có TÔN TRỌNG 7 người dân khác không? Tại sao một người cứ ép 7 người còn lại phải “định hướng” theo ý chủ quan của mình? Như vậy một vị này có TÔN TRỌNG 7 người kia không? Trong gia đình, khi con cháu lớn, chúng ta làm cha mẹ, ông bà còn phải giữ nguyên tắc cơ bản đối với chúng là TÔN TRỌNG chúng, nữa là 7/8 người, theo nguyên tắc đa số của các vị thì sao đây? Hay là các vị lại đánh giá “dân trí thấp”?

Các vị dùng các mỹ từ quá nhiều, “do dân, vì dân, của dân” nhan nhản trên mọi văn bản, giấy tờ, trên mọi thương hiệu “Quân đội nhân dân”, “Công an nhân dân”, “Giáo viên nhân dân”, “Hội đồng nhân dân”… không thể kể hết được, nhưng cái bản chất, cốt lõi là sự TÔN TRỌNG người dân thì bị bỏ ngỏ, là “kẽ hở” nên cứ bắt 7 người phải theo 1 người! Tại sao cứ phải làm như vậy? Bảy người kia không có quyền suy nghĩ hay sao? Có TÔN TRỌNG dân thì quyền TỰ DO, BÌNH ĐẲNG mới có thực sự.

Các vị tuyên giáo, kiểu như Nhà giáo ưu tú Thanh nào đó cứ giảng dạy về tự do, bình đẳng thì chẳng ai nghe nổi. Người dân bây giờ hiểu lắm về nguồn gốc, nội dung, giá trị… của tự do, bình đẳng, không cần đến những bài giảng như đấm vào tai người nghe của quá nhiều tuyên huấn có gắn mác này mác nọ. Người dân rất hiểu TỰ DO, BÌNH ĐẲNG trong PHÁP LUẬT.

Chính các vị đã tự làm mất niềm tin của người dân chứ không ai khác! Các vị nói xã hội hiện nay BÌNH ĐẲNG – TỰ DO gấp vạn lần xã hội khác, thì nói sao khi Ông Nguyễn Văn An – nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị  – phát hiện chúng ta đang bị “lỗi hệ thống”? Một người dân chỉ viết một bài ca nói lên tâm sự của mình trước cảnh đất nước bị ngoại xâm đã bị tù đày, phải chăng đấy là BÌNH ĐẲNG? Chẳng lẽ mai kia trong các từ điển phải phân rạch ròi BÌNH ĐẲNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN và BÌNH ĐẲNG THEO NGHĨA CHUNG CỦA NHÂN LOẠI?

TÔN TRỌNG, TỰ DO, BÌNH ĐẲNG gì mà khi kêu gọi toàn dân đóng góp ý kiến Sửa Hiến pháp, một mặt tuyên bố “không cấm kỵ” nhưng mặt khác lại dõng dạc “những nguyên tắc, phương hướng lớn, chủ đạo không thay đổi”. Các Vị có biết hàng ngàn người dân (nếu lời kêu gọi ấy được đăng tải trên các báo “lề phải” tôi tin con số hưởng ứng không chỉ là ngàn) đủ mọi thành phần từ người làm công, nghề tự do đến những trí giả tên tuổi thực sự ở mọi miền đất nước, từ trung tâm Thủ đô, đến các tỉnh mà người ta hay gọi là “dân trí thấp” như Đắc Nông, từ trong đến ngoài nước đều đồng lòng nói ngược những lời dõng dạc trên không? Các Vị sẽ TÔN TRỌNG hay lại dùng quyền lực qua mặt tất cả?

Đa số các Vị – nhất là những người cầm quyền hiện nay – đã không theo kịp trào lưu dân chủ, tiến bộ của nhân loại, vẫn giáo điều, vẫn hành xử với dân như thực dân đối với dân cách đây 70, 80 năm. Các Vị đó có thể có Tâm, nhưng không đủ Tầm là điều không chối cãi được. Dân đã lật bài ngửa. Các Vị hãy TRANH LUẬN BÌNH ĐẲNG, CÔNG KHAI, SÒNG PHẲNG với dân để vượt qua thời kỳ chuyển mình này của đất nước, những người  muốn phản biện có lẽ cũng chỉ một yêu cầu tối thiểu như vậy!

ĐCSVN chỉ có thể giữ lại những điều tốt đẹp đã làm được cho Tổ Quốc VN trong quá khứ khi bây giờ đủ BẢN LĨNH, DŨNG CẢM đứng ra TỔ CHỨC một xã hội DÂN CHỦ – TỰ DO thực chất, thực sự trong đời sống, không giả hiệu như hiện nay, và ĐCSVN sẽ sẵn sàng CẠNH TRANH với những tổ chức khác của 70 triệu người còn lại. Tôi nhấn mạnh lại: đa số người dân hiện nay chỉ muốn được CẠNH TRANH với ĐCSVN chứ cũng chẳng cần cứ phải chém giết nhau, đập phá, đánh đổ, giải tán… làm gì. Khi được CẠNH TRANH, hữu xạ tự nhiên hương. Như vậy mới thực sự TÔN TRỌNG người dân, BÌNH ĐẲNG, TỰ DO thực chất. Làm được như vậy ĐCSVN sẽ ghi một nét son cho bản thân mình và còn đọng lại những hình ảnh đẹp của những người CS hy sinh cho độc lập, tự do cho đất nước, phần nào sám hối được những sai lầm đã qua, hiện tại. Còn nếu không thì….” bánh xe lịch sử cứ lăn” theo quy luật mà hàng triệu người trên hành tinh này đang ngồi trong xe vui vẻ.

Đỗ Như Ly

03-02-2013

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Phát triển ưu tiên, thêm tiền vào túi


 

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2011/01/h-22.jpg
https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Phát triển ưu tiên, thêm tiền vào túi

Việt-Long, RFA- Theo bài của Chris Brummit, Associated Press
2013-02-01
Cưỡng chế đất đai là nguyên do chính yếu khiến người dân càng ngày càng gia tăng phẫn nộ đối với chính quyền độc đảng toàn trị ở Việt Nam. Chính quyền này thường đi đôi với tham nhũng; cán bộ Đảng ở địa phương có toàn quyền và độc quyền trong những vụ mua bán, sang nhượng, cưỡng chế đất đai. Nhiều đảng viên được biết là đã dùng quyền hạn đó để làm giàu. Nhiều người đã cực giàu.
danviet.vn photo
Cảnh sát trong đội hình phòng thủ chống gạch đá

Giải pháp tức thời

Đối diện với những nông dân từ chối giao đất để chính quyền làm dự án nhà ở, các cán bộ cộng sản có nhiệm vụ thương lượng liền có một giải pháp: tới ngân hàng, mở tài khoản dưới tên những người đang chống lệnh lấy đất, bỏ vào đó số tiền đền bù mà họ cho là thỏa đáng. Xong rồi là lấy đất.
Người dân nổi giận vì số tiền đền bù đó, nay phải chen chân tìm việc làm trong nền kinh tế lao đao, bèn kéo ra con đường chính nối thủ đô Hà Nội với phía bắc, chặn con đường trong nhiều giờ, (hôm 21) tháng 12 năm ngoái. Một số người còn tạo nên khung cảnh rùng rợn khi leo vào nằm trong những cỗ quan tài thô sơ, tự coi như đã chết. Cảnh sát chống bạo động kéo tới giải tán. Thanh niên ném đá túi bụi. Gần chục người bị bắt.  
counter-attack
Cảnh sát chống bạo động bung ra phản công - RFA screen capture
Nông dân Nguyễn Đức Hùng phải giao nộp 2 ngàn mét vuông đất mà anh đã làm lụng hơn 15 năm nay. Anh nói:
Thế này là bất công. Tiền đền bù giúp sống được mấy năm, nhưng sau đó làm sao kiếm sống?
Cưỡng chế đất đai là nguyên do chính yếu khiến càng ngày sự phẫn nộ của người dân đối với chính quyền độc đảng toàn trị ở Việt Nam càng gia tăng. Chính quyền này thường đi đôi với tham nhũng; cán bộ Đảng ở địa phương có toàn quyền và độc quyền trong những vụ mua bán, sang nhượng, cưỡng chế đất đai. Nhiều đảng viên được biết là đã dùng quyền hạn đó để làm giàu.
Những sự kiện này đã đoàn kết thành thị với nông thôn Việt Nam, theo cách mà sự bất mãn vì đàn áp chính trị không làm được.

Cách mạng vì đất cho nông dân?

Tranh chấp đất đai cũng nổ ra đây đó ở châu Á, rõ nhất là ở nước láng giềng Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam tình trạng này vang động đặc biệt, vì đó là xứ sở mà cuộc chiến đấu trong chiến tranh và cách mạng được nhân danh giai cấp nông dân, để bảo đảm quyền sở hữu tập thể về ruộng đất.
Những nông dân chống chiếm đất ở Kim Sơn (Đông Triều, Quảng Ninh) nhắc lại lời lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh trong biểu ngữ họ treo trong trại “Không có gỉ quý hơn độc lập tự do”. Một người dân nói họ thà chết hơn là mất đất.
Chính quyền nhìn nhận rằng sự phẫn uất khắp vùng nông thôn đang đe dọa tính cách hợp pháp của nhà cầm quyền, và đã cam kết sửa đổi luật đất đai trong năm nay để vấn đề này được hành xử công bằng và hợp lý  hơn. Tuy nhiên việc xác lập quyền sở hữu tài sản và cưỡng hành luật pháp để bảo vệ quyền sở hữu đã gặp phải những phức tạp về ý thức hệ trong một quốc gia vẫn còn công khai và nhất quyết giành quyền sở hữu đất đai cho Nhà nước, dù rằng Việt Nam đón nhận thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.
block-the-road
Dân giăng biểu ngữ chặn đường - vozforum photo
Việt Nam đã bỏ đường lối canh tác tập thể kiểu Xô Viết thời thập niên 1980, bắt đầu đón nhận chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, Việt Nam thông qua luật đất đai sửa đổi, cho công dân quyền sử dụng đất trong 20 năm, nhưng không cho quyền sở hữu riêng. Viên chức đảng Cộng sản ở địa phương có quyền cưỡng chế đất, không phải chỉ dành cho các dự án có lợi ích công như cầu, đường, mà còn cho các nhà đầu tư tư nhân xây dựng những khu nhà ở và các cơ sở công nghiệp hay cơ sở giải trí.
Những than phiền, khiếu kiện lan tràn khắp nơi vì nạn tham nhũng vào khi chính quyền tái quy hoạch đất nông nghiệp thành những khu đất công nghiệp đắt tiền. Những cáo buộc cũng lan khắp nơi về việc Nhà nước chỉ trả cho nông dân có một phần mười trị giá thị trường mảnh đất của họ, nhiều khi còn ít hơn thế.
Giá đền bù rất thấp, ai chiếm được đất là được lời vô số kể,” nhà kinh tế Phạm Chi Lan, cựu cố vấn của Thủ tướng nói. “Luật đất đai quá nhiều khe hở, tạo nên chỗ màu mỡ cho những ai được chính quyền địa phương hỗ trợ để lấy đất từ tay người dân, hầu kiếm lợi riêng.”
Những nhóm nông dân lẻ tẻ, nhiều người là phụ nữ, thường ngày khiếu kiện ở Hà Nội, bên ngoài những tòa nhà chính phủ, kêu gào việc bị cưỡng chế đất. Họ chào đón những người đến chụp hình họ, hoặc cố tìm cách nói chuyện (để phân trần với người ngoài cuộc), nhưng lực lượng an ninh lập tức xua đuổi du  khách hay người đến xem ra khỏi khu vực biểu tình.
Chuyện khiếu kiện đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gia tăng nhịp độ, khi nông dân ý thức được quyền của họ. Tuy nhiên cùng lúc, sự phát triển kinh tế cũng làm tăng nhu cầu đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng cho thuê đất 20 năm ký từ năm 1993 đang hết hạn trong năm nay, đem lại những cơ hội mới cho việc tái quy hoạch –đồng thời cũng thêm những cơ hội xung đột.

Phát triển ưu tiên, thêm tiền vào túi

Số liệu được chính phủ báo cáo trước quốc hội hồi tháng 9 cho thấy những vụ khiếu nại, kiện tụng công cộng đã gia tăng lên 4 ngàn 200 vụ năm 2011, hơn gấp đôi tổng số đơn khiếu nại từ 2005 đến 2009. Đại biểu quốc hội Hồ Thị Thủy nhìn nhận rằng nạn tham nhũng của các đảng viên Cộng Sản ở địa phương là cả một vấn đề.
“Nhiều người đã lợi dụng các chính sách của Nhà nước để làm lợi bất hợp pháp” bà nói, theo truyền thông Nhà nước tường trình vào thời gian đó.
Chính phủ nhờ Ngân hàng Thế Giới giúp đỡ xem xét lại luật đất đai để giảm xung khắc. World Bank cùng nhiều cơ sở kinh tế tài chính ngoại quốc đã kêu gọi chính quyền chỉ cho phép trục xuất (để lấy đất) cho những công trình đem lại lợi ích công cộng, không phải cho những dự án thương mại, và cần phải tiến hành việc đó minh bạch hơn, công bằng và hợp lý hơn.
Viên chức đảng Cộng sản ở tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 90 km về hướng đông, cho nhóm ký giả của hãng thông tấn AP thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo đi cùng với các cán bộ đảng tới làng. Họ phỏng vấn những người phản đối qua điện thoại.
Cán bộ đảng ở địa phương xác quyết là họ đã làm theo đúng luật lệ khi lấy đất để tiến hành dự án gia cư, mà họ nói là nhằm nâng cấp cái làng nhỏ này lên thành một khu đô thị.
“Chúng tôi hợp tác với nhau để xây dựng một (thị trấn) Kim Sơn giàu có hơn,” Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Vũ Văn Học nói.  
coffin
Phản đối: nằm vào quan tài, tự coi như đã chết - vozforum photo
Ông cho biết thêm dự án này sử dụng đất sở hữu của 852 gia đình, và chỉ có dưới 10% không đồng ý với khoản đền bù của Nhà nước, khoảng 6 đô la mỗi mét vuông. Ông Học nói chỉ có 7 gia đình vẫn tiếp tục từ chối. (Hình ảnh cho thấy khá đông người chống lại cảnh sát)
Dân làng Kim Sơn ngày nay cho rằng đất đai đã được bán lại với giá 310 đô la một mét vuông.  Chủ tịch Vũ Văn Học bác bỏ điều đó, nói là đất vẫn chưa bán. Ông ngỏ ý hy vọng khi bỏ tiền vào ngân hàng dưới tên của nông dân thì vấn đề sẽ được giải quyết. Ông bác bỏ cuộc phản đối cuối tháng 12, coi đó là việc làm của những dân làng cực đoan cố tìm cách thuyết phục những người khác tham gia chống đối.
Trong vòng hai phút, cảnh sát chống bạo động phải núp sau những tấm khiên khi các thanh niên ném gạch đá, mảnh bê tông về phía họ, nhưng sau cùng lực lượng cảnh sát chiếm lại quyền kiểm soát.  Truyền thông Nhà nước loan tin 12 người bị bắt. Trưởng công an không nói tên, nhiều tuần sau cũng không cho biết còn giam họ hay không.
Cán bộ đảng viên Cộng Sản địa phương chở nhà báo tới gặp 5 dân làng không khiếu nại về khoản đền bù, để họ nói chuyện với nhà báo và chỉ cho thấy khu đất bị trưng thu. (Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân nói chưa bán, nhưng) trên đó một công ty địa phương đã kiến thiết xong đường xá và cống rãnh. Khác với những người dân phản đối sự đền bù, những dân làng này có vẻ như còn có đất canh tác thuê được ở đâu đó, hay những gia đình trẻ có công việc làm.
Bà Mạc Thị Thục, 50 tuổi, thuộc 7 gia đình chống đối, nói rằng chính quyền cắt đứt nước tưới ruộng của bà từ năm 2010, khiến không thể canh tác. Bà nói những người đầu tư trong kế hoạch gia cư đáng lẽ phải thương lượng trực tiếp với bà, không phải là nói chuyện với Nhà nước.
“Chồng con tôi không có việc làm đã hai tháng qua” Bà Thục nói. “Gia đình tôi vẫn cố tìm việc nhưng không ai thuê vì chúng tôi đã già. Không có tiền bạc, đói tới nơi, chúng tôi không biết làm sao sống còn trong những tháng sắp tới.”
 
 

Thương binh kêu cứu vì bị cưỡng chế đất


 

Thương binh kêu cứu vì bị cưỡng chế đất

Thanh trúc, phóng viên RFA
2013-02-01
Một thương binh ở Bình Dương, ông Ngô Duy Trợ, lên tiếng kêu cứu và cho hay sẽ làm đơn khiếu nại vụ công an bất thần kéo đến cưa hết cây trồng và ủi đất nhà ông để làm đường cho trường Đại Học Hồ Chí Minh mà không báo trước cũng như không có giấy quyết định cưỡng chế từ cấp trên.
Courtesy DienDanCTM
Ông Trợ ôm cây thương tiếc nhưng đành bó tay trước chính quyền
 
Cưỡng chế không bồi thường?
Trình bày với Thanh Trúc về hoàn cảnh mà ông gọi là trơ trọi và bị áp bức, thương binh Ngô Duy Trợ nói:
Ông Ngô Duy Trợ : Tôi ở tổ 6, ấp Tân Hòa, phường Đông Hòa, xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Rạng sáng ngày 25, 8 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2013 bên Đại học Quốc gia  do ông Huỳnh Ngọc Sang, giám đốc khu đô thị TP.HCM, ngang nhiên dùng hai máy cẩu, một xe ủi, hai xe  ô-tô chở đất ùn ùn đến lấp san phần đất của tôi.
Phần đất đó đã có ranh giới từ hồi chính quyền Sài Gòn, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi mất 400 mét vuông đất, và đồng thời người ta cưa đi của tôi 35 cây gỗ mang đi tiêu thụ chỗ khác. Lúc đó tôi ra can thiệp thì công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường, nhưng đưa lên phường lại không giải quyết, lại thả tôi về. Buổi chiều chúng lại tiếp tục cưa cây của tôi mang đi.
Thanh Trúc : Thưa ông Ngô Duy Trợ, xin ông cho biết họ có trả cho ông đồng nào không?
Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Họ không có trả cho tôi một đồng nào và đồng thời không có  một quyết định gì thu hồi  đất, và không có một cái gì thông báo để cho gia đình tôi yên tâm.
Thanh Trúc : Trước đó bên chính quyền địa phương có báo cho ông biết là sẽ trưng thu miếng đất đó của ông?
Phần đất đó đã có ranh giới từ hồi chính quyền Sài Gòn, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi... Lúc đó tôi ra can thiệp thì công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường
Ô. Ngô Duy Trợ
Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Thưa với nhà báo nước ngoài là tôi không nhận được một thông báo gì trước đó và tôi cũng không có một cái gì là vấn đề hưởng bồi thường. Không thông báo cho nên bây giờ thế này ạ, ngay những người làm trong chính quyền người ta cũng bảo tôi viết đơn để kiện việc này cho nó “ra măng ra tre” những kẻ làm sai trái và những kẻ này là những kẻ cướp quyền công dân của tôi.
Ông Trợ (bên trái) thân một mình cố níu kéo giữ lại những cây mình trồng nhưng không được. Courtesy DienDanCTM
Ông Trợ (bên trái) thân một mình cố níu kéo giữ lại những cây mình trồng nhưng không được. Courtesy DienDanCTM
Thanh Trúc : Được biết ông là thương binh, ông còn bị nhiễm độc da cam ở chiến trường nữa, phải không?
Ông Ngô Duy Trợ : Có ạ. Báo cáo với lại nhà báo nước ngoài, tôi đi bộ đội từ năm 68, nhưng chiến tranh đã qua rồi ta không nói nữa, bởi vì bây giờ ngay Mỹ cũng bắt tay với Việt Nam và đồng thời người ta cũng bồi thường vấn đề chất độc màu da cam cho chúng tôi thì chúng tôi cũng cảm thấy  hài lòng. Thế còn chiến tranh ta không nói nữa mà bây giờ chúng ta nói thực trạng trong vấn đề sinh sống bây giờ. Nói chung là tôi ở đây cũng chỉ là nuôi cá thêm cái hồ để sống thôi ạ. Cuộc sống cũng khó khăn, vất vả, hai vợ chồng lam lũ.
Thanh Trúc : Nếu mà họ cưa của ông mấy chục cây gỗ chở đi là tài sản của ông mất trắng hay sao?
Hai vợ chồng thương binh Ngô Duy Trợ trước căn nhà xây dựng bằng môi hôi nước trong hàng chục năm, đang trong nguy cơ bị san bằng
Hai vợ chồng thương binh Ngô Duy Trợ trước căn nhà xây dựng bằng môi hôi nước trong hàng chục năm, đang trong nguy cơ bị san bằng. Courtesy DienDanCTM
Ông Ngô Duy Trợ : Tài sản của tôi coi như mất trắng. Và tất cả sinh viên cho đến người dân thì người ta cũng đều phê phán cái việc làm này là việc làm sai trái, là việc bất công của xã hội, một việc làm ăn cướp của cải của tôi giữa ban ngày.
Thanh Trúc : Đã bao giờ ông Ngô Duy Trợ giáp mặt với ông Huỳnh Ngọc Sang để mà trinh bày sự việc cũng như để cho ông ta thấy được hoàn cảnh của gia đình ông chưa ?
Luật rừng ở Bình Dương?
Ông Ngô Duy Trợ : Dạ. Tôi đã giáp mặt rồi và đồng thời có nói chuyện rồi, thế nhưng ông ấy nói là cái quyền của ông ấy là ông ấy làm. Huỳnh Ngọc Sang là giám đốc khu đô thị Trường Đại học Hô Chí Minh.
Thanh Trúc : Và trước đó thì ông Huỳnh Ngọc Sang không có báo với ông, hay là không có nói rõ ràng với ông là sẽ lấy miếng đất của ông?
Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định gì ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.
Ô. Ngô Duy Trợ
Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định gì ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.
Thanh Trúc : Thưa ông, ngày 25-1-2013 khi công an và những người ở bên Đại Học Hồ Chí Minh đến khu đất nhà ông thì bên phía công an có đánh đập gì ông không, hay là họ chỉ bắt ông đi thôi?
Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ bắt tôi đi thôi ạ. Đồng thời họ trói đưa tôi lên xe và đồng thời đưa về ủy ban. Nhưng về ủy ban thì người ta cũng chẳng giải quyết một cái gì và họ lại thả tôi về.
Thanh Trúc : Công an có giải thích cho ông vì sao họ bắt ông đi không?
Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ nói là tôi chống người thi hành công vụ. Nhưng tôi bảo tôi không có làm gì chống người thi hành công vụ, bởi vì khi một việc làm nó phải có quyết định từ trên xuống và ban ngành vào cuộc thì mới đúng.
Thanh Trúc : Họ không có trưng ra cái giấy tờ gì, thí dụ như trát bắt hay là trát mời lên công an làm việc?
Ông Ngô Duy Trợ : Nó ở cái chỗ đó. Nếu người ta muốn lấy của tôi thì người ta phải có một cái sự mời tôi lên làm việc, ra thông báo này ra thông báo kia, rồi là cưỡng chế. Nó phải có đủ các ban ngành vào cuộc cưỡng chế. Ở huyện người ta cũng nói rằng ông có quyết định gì thu hồi không? Không, không có quyết định gì.Cưỡng chế cũng không có các ban ngành vào cuộc, chỉ có công an với lại bảo vệ nhà trường thu gỗ của tôi ban ngày đó ạ, và số gỗ đó mang đi tiêu thụ, chỗ tiêu thụ tôi đã nắm được rồi. Tất cả các hình ảnh tôi quay được, có nghĩa là rõ  như ban ngày rồi.
Thế này ạ, tôi xem như quyền công dân của tôi mất hết.
Thanh Trúc : Xin cảm ơn về thời giờ của ông và cầu chúc mội sự lành đến với gia đình ông.

Theo dòng thời sự:



Tin tặc TQ cũng phá Wall Street Journal


 

Tin tặc TQ cũng phá Wall Street Journal

Cập nhật: 09:42 GMT - thứ sáu, 1 tháng 2, 2013
Tin tặc ở Trung Quốc cũng xâm nhập vào hệ thống máy tính của báo Wall Street Journal (WSJ), là vụ tấn công trung tâm thông tin lớn của Mỹ thứ hai bị phát hiện.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Báo này nói nhóm tin tặc tìm cách kiểm soát những bài viết về Trung Quốc.
Theo báo cáo ngay trước đó của New York Times, các tin tặc Trung Quốc “liên tiếp” xâm nhập vào hệ thống trong bốn tháng qua.
Bắc Kinh bị cáo buộc bởi một số chính phủ và công ty quốc tế do các hoạt động do thám thông tin mạng từ nhiều năm.
Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của báo New York Times với lý do “không có cơ sở” và “hoàn toàn vô trách nhiệm”.
“Trung Quốc cũng là nạn nhân của các vụ tấn công tin tặc. Luật pháp Trung Quốc quy định rõ cấm các hoạt động tấn công thông tin, và chúng tôi hy vọng các bên liên quan nên có thái độ trách nhiệm đối với vấn đề này,” theo phát ngôn viên Hồng Lỗi.

'Còn tiếp diễn'

Nhà xuất bản của WSJ, công ty Dow Jones & Co, tuyên bố hôm thứ Năm 30/01/2013 rằng các vụ tấn công liên quan tới nội dung về Trung Quốc là “vấn đề còn tiếp diễn”.
“Chứng cứ cho thấy có những nỗ lực xâm nhập hệ thống kiểm soát của báo về những bài liên quan tới Trung Quốc, và đây không phải nhằm tìm kiếm thông tin gây lợi thế về kinh doanh hay để lấy thông tin khách hàng,” phát ngôn viên của báo nói.
New York Times cũng báo bị tin tặc Trung Quốc tấn công để tìm người cung cấp thông tin về gia đình ông Ôn Gia Bảo
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với chính quyền và các chuyên gia bảo mật bên ngoài, dùng tới các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ khách hàng, nhân viên, phóng viên và các nguồn tin của chúng tôi.”
Tòa báo cũng đã hoàn thành kiểm định hệ thống để đảm bảo an ninh, bà nói thêm.
Trong khi đó, báo New York Times cho rằng các vụ tấn công vào hệ thống của họ liên quan tới bài viết về gia sản trị giá nhiều tỉ đô la của thân nhân nhà lãnh đạo Ôn Gia Bảo.
Bài phóng sự, bị gỡ bỏ vì chính phủ Trung Quốc cho là “bôi nhọ”, viết rằng họ hàng nhà ông Ôn sở hữu số tài sản trị giá ít nhất 2.7 tỷ đô la Mỹ, nhờ làm ăn kinh doanh.
Bài báo không hề cáo buộc nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc làm điều sai trái.
Theo báo Times, tin tặc tấn công hệ thống máy tính của họ lần đầu vào tháng 09/2012, khi bài viết về chuyện làm ăn bạc tỷ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo gần hoàn thành.
Họ dùng phương thức “giống như của quân đội Trung Quốc” và tấn công máy tính của David Barboza, trưởng văn phòng Thượng Hải của báo New York Times, cũng là tác giả của bài báo, và người tiền nhiệm Jim Yardley.
Theo công ty bảo mật mạng Mandiant, do báo Times thuê để truy tìm thủ phạm các vụ tấn công, các tin tặc lấy cắp mật mã để xâm nhập hệ thống máy tính.
Nhóm tin tặc cài đặt một phần mềm rác có thể cho phép xâm nhập vào máy tính sử dụng hệ thống mạng của New York Times, ăn cắp mật mã, và thâm nhập vào 53 máy tính, chủ yếu bên ngoài văn phòng của báo.
BáoTimes nói chuyên gia đã tìm thấy các vụ xâm nhập “bắt nguồn từ các máy tính của cùng một trường đại học mà quân đội Trung Quốc đã dùng để tấn công một công ty quân sự Hoa Kỳ trước đó”.
Họ cũng thấy là các tin tặc thường bắt đầu làm việc lúc 08:00 giờ sáng giờ Bắc Kinh.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/02/130201_chinese_hacked_wall_street_journal.shtml

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link