Tuesday, January 29, 2013

Berlin vẫn chia cắt


 

 

        Những người Việt tỵ nạn ngay cả ở bên Mỹ này cũng khó tránh được việc phaỉ cẩn thận khôn ngoan cần thiết trong giao tiếp với những người Việt qua Mỹ những năm gần đây..dù biết chắc họ không phaỉ conôngcháucha hay VC
  From: Truc Cao
 

 

Berlin vẫn chia cắt

Friederike Böge
VN2006A chuyển ngữ

 

Giữa những người Việt ở bên Đông và Tây của thành phố chiến tuyến của chiến tranh lạnh vẫn còn hiện hữu.Những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người Việt từ Đông - và Tây Berlin sau khi bức tường đổ dặc biệt khó khăn. Những người Việt từ Đông Berlin chào hỏi chúng tôi là “đồng chí”, Phạm Ngọc Đảnh, người từng là trưởng ban điều hành ngôi chùa Việt Nam ở khu phố Spandau, nhớ lại.
 
Trong tai ông đó là một sự xúc phạm, bởi chào hỏi theo phong cách này làm ông nhớ lại sự “cưỡng chiếm” quê hương ông bởi những người cộng sản. Cũng sự kiện này dường như những người Việt ở phía Đông của thành phố lại nói đến “thống nhất đất nước”. Phạm nói, chấp nhận điều này hoặc ít ra tảng lờ như không nghe thấy không chỉ đối với tôi là chuyện rất khó khăn.

Nguyen Thi Lau sống từ 14 năm nay ở khu phố Hellersdorf phía Đông Berlin. Chị chưa từng đặt chân đến phần Tây của thành phố. Hội văn hóa Ngôi Nhà Việt Nam ở khu phố Kreuzberg và ngôi chùa Việt Nam với những ngôi tượng Phật cao 3 mét ở Tây Bắc Berlin chị chỉ được biết qua lời kể.
 
Để giải thích, chị nói rằng "tôi nghe nói người Việt ở Tây Berlin treo cờ VNCH trong các buổi tổ chức”. Tôi sẽ tránh xa, không muốn vinh danh lá cờ này với sự tham gia của tôi.

Ba sọc đỏ trên nền vàng tượng trưng cho một quốc gia không còn tồn tại từ năm 1975. Lúc đó bộ đội Bắc việt tiến quân vào miền nam và dựng lên một nhà nước XHCN. Hàng trăm nghìn người Miền nam đã rời bỏ quê hương ngay sau đó trong những điều kiện có phần bi thảm.
 
Nhiều người chết đuối khi trốn chạy trên những chiếc thuyền không phù hợp cho biển cả. Hơn 200.000 những người được gọi là Thuyền nhân trôi dạt đến Cộng Hòa Liên bang Đức và Tây Berlin.
 
Cho đến nay đối với họ lá cờ VNCH là biểu tượng/dấu ấn của sự chống lại chính quyền Cộng sản Việt Nam. Đối với nhiều người nó còn là biểu tượng của Hy vọng, về khả năng quay lại một nước Việt Nam không Cộng sản.

Nhưng Nguyen Thi Lau là một phụ nữ Bắc Việt. Chị đến Đông Đức năm 1987 theo diện lao động hợp đồng. Riêng năm đó và những năm tiếp theo Đông Đức nhận hơn 50.000 công nhân theo hiệp định ký kết với CHXHCN Việt Nam, nhằm khắc phục sự thiếu thốn về nhân lực lao động. Trong 10 năm trước đó có chừng khoảng 10.000 học nghề và 700 sinh viên từ Việt Nam được đào tại tại Đông Đức - một hình thức giúp đỡ phát triển.
 
Nhà chức trách Việt Nam tuyển lựa kỹ càng, ai được phép sang Đông Đức. “Nhiều người Việt ở Tây Berlin nghĩ rằng, chúng tôi toàn là cộng sản, tất nhiên đó là điều dở hơi” chị Nguyễn nói với một nụ cười thông cảm. Mặc dù vậy chị không muốn dính dáng đến văn hóa chống cộng của người Việt ở phần Tây của thành phố. Chị sợ khi về thăm quê sẽ gặp khó khăn với chính quyền, nếu như bị xem là có dính dáng đến những người bất đồng chính kiến.

Những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người Việt từ Đông - và Tây Berlin sau khi bức tường đổ dặc biệt khó khăn. Những người Việt từ Đông Berlin chào hỏi chúng tôi là “đồng chí", Phạm Ngọc Đảnh, ngày ấy là trưởng ban điều hành ngôi chùa Việt Nam ở khu phố Spandau, nhớ lại. trong tai ông đó là một sự xúc phạm, bởi chào hỏi theo phong cách này làm ông nhớ lại sự “cưỡng chiếm” quê hương ông bởi những người cộng sản. Cũng sự kiện này dường như những người Việt ở phía Đông của thành phố lại nói đến “thống nhất đất nước”.
 
Phạm nói, chấp nhận điều này hoặc ít ra tảng lờ nhưng không nghe thấy không chỉ đối với tôi là chuyện rất khó khăn. Nhiều gia đình Việt Nam đã phải chạy trốn 2 lần trước cộng sản: 1954, sau khi chia cắt đất nước thành một phần cộng sản và một phần thuộc Pháp, và cuối những năm 70 sau khi Cộng sản chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam. Sự tiếp xúc với những người Việt ở Đông Berlin lại làm thức dậy những nỗi lo sợ xa xưa.

Tuy nhiên cũng có những khoảnh khắc đáng phấn khích: sau khi bức tường đổ hàng ngàn công nhân lao động hợp tác đã chạy trốn qua đường biên giới bỏ ngỏ sang Tây Berlin với hy vọng tỵ nạn. Nhiều người Việt ở đó đã giúp đỡ ngay một cách tự nhiên, họ quyên góp quần áo, chỗ ăn ngủ vào theo giúp những người tìm tỵ nạn nơi các nhà chức trách. “Người của chúng tôi muốn giúp đỡ, vì họ cảm thấy nhớ đến sự trốn chạy của chính bản thân trước đây 20 năm”, Phạm Ngọc Đảnh nói. Bản thân ông cũng dùng ngôi chùa ở Spandau là nơi trung chuyển cho những người tìm tỵ nạn.
 
Phạm xem bản thân mình là người trung gian giảng hòa giữa các phía và ngôi đền là nơi của gặp gỡ. Phật giáo kết nối nguười Việt từ Đông và Tây, cho dù đối với nhiều người Việt phía Đông thăm ngôi chùa là một kinh nghiệm mới mẻ, vì từ một vài năm nay ở Việt Nam lại được phép thực thi tôn giáo.

Đối với các đồng bào phía Đông, Phạm không muốn đả động về chính trị và lịch sử Việt Nam. “Cái đó chỉ tạo ra thù hận không cần thiết”, người đàn ông đã 65 tuổi nói.
 
Quan trọng hơn là tương lai chung. Tuy nhiên Phạm cũng không muốn từ bỏ lá cờ VNCH, lá cờ được treo lên trong những ngày Tết ở trên hàng rào của đền Spandau. “Anh không thể từ bỏ một cách đơn giản một biểu tượng, mà anh đã chiến đấu vì nó, mà cha mẹ anh đã bỏ mình vì nó.”

Sau những niềm vui ban đầu về bức tường được đục bỏ, quan hệ giữa những người Việt ở Đông và Tây Berlin trong những năm 90 lạnh nhạt rõ đi. “Lỗi cho sự lạnh nhạt này là đám mafia thuốc lá.” Phạm Đang Hiếu của hội văn hóa Ngôi Nhà Việt Nam ở Kreuzberg nói.
 
Nhiều người Việt ở Tây Berlin tức giận, bởi danh tiếng của họ trong mắt công chúng Đức bị tổn hại, họ muốn chỉ ra rằng họ không liên quan đến đồng bào ở Đông Berlin, mà nhiều người trong số họ đã tham gia các kinh doanh bất hợp pháp. “Họ cũng không thèm phân biệt giữa những thương nhân hợp pháp và bất hợp pháp”, Phạm thừa nhận.

Phần lớn người Việt phía Đông ngày nay là tiểu thương độc lập, hoặc làm việc là người bán hàng cho những người Việt khác. Vì sau khi Đông Đức sụp đổ, họ là những người đầu tiên trong các nhà máy bị thất nghiệp trong vòng mấy tháng đầu.
 
 Để kiếm chút vốn ban đầu, hoặc trong niềm hy vọng, cố gắng kiếm được nhiều tiền trước khi bị trục xuất, để đáp ứng nhu cầu của người thân ở quê nhà, nhiều người tìm vận may của mình là tiểu thương thuốc lá bất hợp pháp.
 
Tuy nhiên từ đầu năm 1992 khi có dấu hiệu là công nhân lao động hợp tác được phép ở lại lâu dài, gần như toàn bộ những người công nhân hợp tác còn lại đều chuyển sang buôn bán hợp pháp. Vào thời điểm này một phần lớn người Việt đã rời bở Đức với một số tiền đền bù 3000 Mark.

“Người Việt tây Berlin không muốn chấp nhận rằng chúng tôi bây giờ không phải là những đồng bào nghèo khó từ phía Đông”, Vu Minh Thu nói, một người chuyên bán áo len và thun ở khu chợ Việt Nam ở Marzahn. Như để chứng minh, chị kể là ở siêu thị Asia Shops Đông Berlin, thuộc sở hữu người Việt Tây Berlin, phần lớn các mặt hàng được bán rẻ hơn là ở bên Tây.
 
Đặc biệt xe hơi của chị là một cái gai trong mắt nhiều người “Việt phía Tây”, chị tin vậy: “Họ cho rằng chúng tôi thích khoa trương và quên rằng chúng tôi cần xe hơi để chuyên chở hàng hóa.” Nói cho cùng, chị nói, danh tiếng của tôi cũng bị tổn hại bởi việc buôn bán thuốc lá (lậu). Trước đây công nhân Việt Nam được đánh giá là những người chăm chỉ. Thậm chí nhiều người Đông Đức còn ngưỡng mộ chúng tôi: “vì chúng tôi đánh bại Đế quấc Mỹ” :-))

Định kiến có sẵn về những người Bắc Việt tham lam không phải cái gì mới. Nó là những định kiến phổ biến của Nam Việt Nam đối với Miền bắc. “vùng mà chúng tôi xuất thân luôn luôn đóng một vai trò to lớn”, Vu nói, người phụ nữ như phần lớn người Việt ở Đông Berlin, xuất thân từ miền Bắc Việt Nam. Nhưng Ở Berlin thường không đả động đến vùng miền Bắc - Nam, mà là người Việt ở miền Tây - và Đông (nước Đức).

Wilfried Lulei, Giáo sư thỉnh giảng về Việt Nam học của Đại học tổng hợp Humboldt - Berlin, cho rằng chỗ đứng đạt được khác nhau trong Xã hội, của người Việt miền Đông và miền Tây nước Đức là nguyên nhân chính cho xung đột hiện nay. “Công nhân lao động hợp tác Việt Nam ở Đông Đức gần như không được hòa nhập vào xã hội”. Việc hòa nhập cũng chưa từng bao giờ được đặt ra, người Việt chỉ được ở Đức 4, 5 năm - một mình, không có người thân. Nhiều người để lại vợ hoặc chồng và con cái ở Việt Nam trong thời gian này.
 
Cũng bởi vậy đầu tư công nhân hợp tác lao động gần như toàn bộ tiền lương của họ vào hàng hóa, thú mà họ khi qua lại Việt Nam đem ra lưu thông trên thị trường.
 
Rất ít trong số họ nói tiếng Đức, vì họ sống biệt lập trong những ký túc xá. Phụ nữ mang thai bị gửi trả về hoặc phải bắt buộc nạo thai. Sau khi Đông Đức thay đổi các (cựu/nguyên) công nhân lao động hợp tác đã phải sống trong khoảng không không luật pháp. Cho đến 1997 còn chưa rõ ràng, liệu họ có được phép thường trú ở Đức hay không.
 
Cho đến thời điểm đó cuộc sống của họ tập trung vào các mục tiêu trước mắt (ngắn hạn). Thêm nữa là vấn đề ngôn ngữ và sự phụ thuộc vào phiên dịch (thông ngôn) người Việt, những người đã theo giúp họ thời gian Đông đức khi có việc công quyền.

Hoàn toàn ngược lại với những người Việt ở Tây Berlin, họ được công nhận ngay là những người tỵ nạn chính trị sau khi trốn chạy (khỏi Việt Nam) đến Cộng hòa Liên bang Đức. Nhờ có sự bảo trợ của nhà nước trong các chương trình đào tạo và ngôn ngữ, nhiều người trong số họ có thể hòa nhập vào thị trường lao động. Con cái họ thường học cao đẳng và đại học.
 
Vì vậy các cựu/nguyên thuyền nhân được đánh giá là các ví dụ điển hình cho sự hội nhập ở Đức. Nhiều người trong họ có quốc tịch Đức.

Trong những năm qua Lulei quan sát thấy dần dần có sự tốt lên trong quan hệ giữa người Việt ở Đông và Tây Đức. “Nguyên nhân chính là sự nới rộng về chính trị của chính Việt Nam”, nhà Việt Nam học nói.
 
Cái đó làm cho nhiều người Việt ở phần Tây của thành phố giờ đây từ bỏ sự đối đầu với Cộng sản của họ. “Ngoài ra nhiều người trẻ không nghĩ theo các phạm trù chính trị”, Lulei nói. Họ gặp nhau ở các buổi nhạc hội và say mê cho cùng một đội bóng.

Tuy vậy Nguyễn Thị Lau từ Hellersdorf không cảm nhận được nhiều về chuyện đó. Một bạn gái của chị đã cưới một người Việt từ Tây Berlin.
 
Từ sau khi cưới đến giờ Nguyễn không gặp lại người bạn nữa. “Chồng cô ta không muốn, cô ta giữ quan hệ với chúng tôi. Anh ta sợ phía Đông”. Để tránh gây ra ấn tượng là mình bị xúc phạm vì chuyện đó, chị nói: “Ở phía Đông này có đủ người Việt để tôi giao lưu”.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link