Monday, September 3, 2012

Cái chết của Cha ruột Nguyễn Tấn Dũng , Tướng Nguyễn Chí Thanh

Cái chết của Cha ruột Nguyễn Tấn Dũng , Tướng Nguyễn Chí Thanh


Hy vọng anh ba Dũng chăn Vịt ở Kiên Giang sẻ trả thù cho cha mình vì bị CS cho uống thuốc độc

 ĐT Nguyễn Chí Thanh 1914-1967

 

Uỷ viên BCT - Bí Thư chính ủy Cục Miền Nam , kiêm chính ủy quân giải phóng Miền Nam , bút hiệu Hạ Sĩ Trường Sơn .Con trai út là Nguyễn Chí Vịnh , trai cả là Nguyễn Tấn Dũng .

Có vợ là Nguyễn Thị Cúc , sinh 4 con nhưng khi hoạt động trong Nam có vợ hai sinh một con trai là Nguyễn Hữu Nghĩa Sĩ quan VNCH , tỵ nạn CS tại Canada lập báo Làng Văn .

Nguyễn Chí Thanh chết thình lình sau khi dùng cơm tối với già Hồ ở phủ chủ tịch , về nhà dêm hôm dó , rạn sáng ngày 6.07.1967 bị ói ra máu chết ngay khi định trở lại vào Nam lần 2 .

Hà Nội nói là chét vì bệnh tim !

Theo Bà Nguyễn Thanh Hà gái trưởng của Tướng Thanh kể lại trong bài Kỷ Niệm Về Cha Tôi đăng trên báo Thanh Niên , Việt Báo vào năm 2007 trong đó có đoạn :
 
Khi ba từ miền Nam ra, cả nhà được báo trước đứng chờ ba ở cửa - mệ, mẹ, mấy chị em và tất cả mọi người.
 
Chờ mãi không thấy, sau lâu lắm mới thấy ông về, ba bảo: “Ba phải vào thăm và báo cáo tình hình với Bác trước hết, rồi mới về nhà được”.
 
Mấy tháng sau, vào hôm trước khi ông lên đường vào Nam lần thứ 2, cả nhà chờ cơm rất muộn, hỏi ra mới biết, ba được Bác gọi vào ăn cơm chia tay, cơm xong phải đi gặp một vài người bàn nốt công việc.
 
Sau đó không hiểu sao, ông lại quay vào Phủ Chủ tịch, ngồi dưới nhà sàn, lưu luyến mãi không muốn về.
 
 Ông nói với chú Vũ Kỳ: “Tôi đi lần này chắc sẽ hoàn thành việc Bác giao, chỉ băn khoăn một điều là sức khỏe của Bác...”.
 
Không ngờ sáng sớm hôm sau ba mất, không thực hiện được ước mơ của mình là đưa Bác vào Nam thăm đồng bào chiến sĩ...

Mời xem toàn bài ở link này :     

 
Kỷ niệm về cha tôi



Bác Hồ và người học trò ưu tú Nguyễn Chí Thanh - ảnh: tư liệu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năm nay tôi được Nhà nước cho về hưu, các em tôi bảo: “Thôi nay chị đã nghỉ rồi, giao nhiệm vụ phải viết một bài về ba mẹ, không lẽ chúng mình cứ im lặng mãi?”. Tôi nhận lời với các em, nhưng khi ngồi vào bàn mới thấy viết về một con người như vậy thật khó khăn, không phải vì ông là một đại tướng, mà vì trong tôi, ba đã trở thành một ký ức thiêng liêng.
 
 
 
 
 
Ngày giải phóng thủ đô, gia đình tôi về Hà Nội, ở nhà số 1 đường Thanh Niên, một ngôi nhà cổ kính ven hồ Trúc Bạch. Vài năm sau chuyển về nhà 34 Lý Nam Đế, một ngôi biệt thự rộng rãi và có vườn hoa rất đẹp. Sau khi gia đình tôi chuyển về đó ít hôm, Bác Hồ đến thăm. Khi ra về Bác bảo: Nhà đẹp, gọn gàng như vậy là tốt, nhưng nên trồng thêm rau, cây ăn quả trong vườn.
 
Thế là ngày hôm sau, cả nhà cùng các chú cảnh vệ xoay trần ra trồng rau, cây ăn quả... Đặc biệt ba tìm không biết ở đâu mấy cây dừa miền Nam trồng ở trước và sau nhà. Đến năm 1967, khi ông chuẩn bị vào Nam lần thứ 2 thì bói lứa quả đầu, ba cho hái mấy quả, quả đầu tiên đưa lên cho mệ (bà nội), còn lại bổ lấy nước mấy cha con uống. Uống xong, ông khà một tiếng thật sảng khoái rồi nói: “Chà, nước dừa ngon quá, uống được một hớp thế này chết cũng sướng”. Vài hôm sau thì ba mất. Căn nhà 34 Lý Nam Đế gia đình tôi ở đến năm 1989 thì trả lại cho Tổng cục Chính trị, làm trụ sở Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Nay mỗi lần đi qua đó, không lần nào chúng tôi không nhớ lại tuổi thơ và những năm tháng tươi đẹp, khi xung quanh còn ba, còn mẹ, còn một đại gia đình, và cả 4 chị em tôi đều lớn lên ở đó.
 
Ngày trước, ai đi qua cửa nhà chúng tôi cũng thấy một bà già lắm rồi, tóc bạc trắng như cước, khi nào cũng đứng ở trên lan can gác 2 nhìn xuống đường - đó là bà nội tôi, ở nhà gọi là mệ. Mệ chính là người nuôi dạy và bảo ban ba đi làm cách mạng, bàn tay phải của mệ chỉ còn 4 ngón, do lấy tay bịt nòng súng của quan ba Pháp không cho nó chĩa vào mặt, bị nó bắn cụt mất ngón tay... Khi ba từ Việt Bắc về Hà Nội đưa mệ từ Thừa Thiên ra ở cùng.
 
Có lần ba cùng mấy người bạn đồng hương ngồi nói chuyện quê hương, cứ mong ước được về Nam đánh giặc giải phóng quê hương, mệ đi qua nghe được, hứ một tiếng rồi nói: “Mấy thằng bay toàn đánh giặc mồm, có giỏi thì vô Nam mà đánh, ngồi đây mà nói chuyện đánh đấm làm chi rứa?”. Sau này được Bộ Chính trị và Bác Hồ cử vào Nam đánh Mỹ, có lẽ ba không bao giờ quên câu nói đó của mệ, và đến đầu năm 1967, khi ba từ miền Nam ra, gặp mệ đầu tiên, mẹ chỉ cười rồi nói: “Mi giỏi!”.
Trong gia đình, cả 4 chị em tôi đều kính trọng và nghe lời mẹ - hình như cả ba cũng vậy.
 
Về chuyện của ba và mẹ đã có nhiều người kể - đó thực sự là một tình yêu lớn và hết mực thủy chung. Có một câu chuyện thật cảm động chúng tôi được nghe ba mẹ kể lại: Năm 1947, Bình Trị Thiên vỡ mặt trận, mọi người mạnh ai nấy chạy, thương vong hy sinh rất nhiều. Mẹ nghe người ta nói ba bị Pháp bắn chết rồi ném xác xuống sông, ba thì nghe mẹ qua sông bị pháo bắn chết trôi mất xác rồi.
 
Ở Thừa Thiên có một tập tục, ai chết đuối không tìm được xác thì người nhà phải chạy dọc bờ sông, gọi tên người đó thì xác mới nổi lên được. Thế là ba mẹ mỗi người một bên bờ sông Hương, vừa chạy vừa gào tên nhau, “Thanh ơi”, “Cúc ơi” - vấp ngã đứng lên chạy tiếp, gào tiếp... Thế rồi hai vợ chồng nghe tiếng gọi tên, rồi nhìn thấy nhau, mừng quá lội ào ra ôm nhau giữa sông.
 
Ba khi nào cũng yêu thương và nghe lời mẹ trong chuyện gia đình. Mẹ rất nghiêm khắc và ít khi bộc lộ tình cảm, nên chúng tôi không hiểu được tình yêu mẹ dành cho ba như thế nào. Chỉ sau khi ba mất, và đến cuối đời mẹ hơn 10 năm sau chúng tôi mới hiểu, mười mấy năm đó mẹ sống trong nỗi đau thầm lặng vì nỗi tiếc nhớ ba không gì bù đắp nổi, không quên đi được dù 1 phút 1 giây. Cuộc sống của mẹ những năm sau đó chỉ để nuôi dạy các con.
 
Nói về ba và gia đình, không thể không kể đến một thành phần rất quan trọng đó là các chú, các cô. Họ là những người cùng sống, làm việc với ba mẹ, nhưng lâu quá, gần gũi quá nên đã trở thành những thành viên trong gia đình, như những người ruột thịt. Hình như ở miền đất nào, chiến trường nào ba cũng tìm thấy những người thân thiết như vậy, rồi tất cả những người đó dần dần tụ họp lại với nhau, gắn kết với nhau xung quanh ba và mẹ thành một đại gia đình đoàn kết, quý mến nhau. Như chú Chắt bảo vệ, cô Hiền ở chiến trường Trị Thiên, đến cô Bảo, chú Chương, chú Duy, cô Mỹ thư ký, cô Toản bác sĩ, cô Mộ La phiên dịch, chú Cổn chăn ngựa, chú Thái nấu cơm, cô Mười bế em... ở Việt Bắc, chú Mai Quang Ca, chú Vũ thư ký, bác Diệp nấu cơm, chú Nghĩa lái xe, cô Phúc phục vụ... ở Hà Nội, chú Thuận bác sĩ, anh Thái bảo vệ ở chiến trường miền Nam... Ba mẹ đã sống với những người đồng chí thân cận đó, và cả gia đình họ như với những người anh em ruột thịt.
 
Một điều hạnh phúc và may mắn nhất của gia đình tôi là được Bác Hồ yêu thương và thỉnh thoảng được gặp Bác. Bác đã đến nhà tôi mấy lần, và cứ mỗi lần như vậy cả gia đình tôi vui như ngày hội, đến cả tháng sau vẫn còn náo nức. Cũng như đối với tất cả mọi người dân Việt Nam khác, Bác là thần tượng của ba, nhưng có một cái gì đó rất thân thiết, gần gũi và cảm thông. Hồi đó ba hay vào báo cáo công việc với Bác, mỗi khi ra về ông thản nhiên đút bao thuốc hút dở của Bác vào túi, và Bác coi như không để ý - thế là hôm đó các chú ở nhà lại được một bữa vui, ba về chia thuốc cho mọi người hút, ngồi say sưa kể chuyện về Bác - lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng thân thiết, gần gũi và bao dung làm sao.
 
Khi ba từ miền Nam ra, cả nhà được báo trước đứng chờ ba ở cửa - mệ, mẹ, mấy chị em và tất cả mọi người. Chờ mãi không thấy, sau lâu lắm mới thấy ông về, ba bảo: “Ba phải vào thăm và báo cáo tình hình với Bác trước hết, rồi mới về nhà được”. Mấy tháng sau, vào hôm trước khi ông lên đường vào Nam lần thứ 2, cả nhà chờ cơm rất muộn, hỏi ra mới biết, ba được Bác gọi vào ăn cơm chia tay, cơm xong phải đi gặp một vài người bàn nốt công việc. Sau đó không hiểu sao, ông lại quay vào Phủ Chủ tịch, ngồi dưới nhà sàn, lưu luyến mãi không muốn về.
 
Ông nói với chú Vũ Kỳ: “Tôi đi lần này chắc sẽ hoàn thành việc Bác giao, chỉ băn khoăn một điều là sức khỏe của Bác...”. Không ngờ sáng sớm hôm sau ba mất, không thực hiện được ước mơ của mình là đưa Bác vào Nam thăm đồng bào chiến sĩ...
 
Sau khi ba mất, hằng năm gia đình tôi đều được Bác gọi vào, cho ăn cơm, hỏi thăm tình hình sức khỏe của mệ, công việc của mẹ, học hành của trẻ con... - khi ra về Bác cho mỗi đứa mấy cái kẹo, riêng thằng Vịnh, em tôi thì phải hôn hai má Bác, kêu thật to mới được về... Những kỷ niệm ấy, suốt đời chúng tôi không quên được và biết rằng chúng tôi thật may mắn và hạnh phúc...
 
Cùng với ba tôi, quây quần xung quanh Bác thời đó là các bác, các chú trong Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương. Chúng tôi có may mắn là cũng được biết, được gặp họ nhiều lần. Sau khi ba tôi mất, mỗi năm đến ngày giỗ ba, các bác các chú đều đến nhà tôi, thăm hỏi gia đình rất thân tình, giản dị... Ấn tượng về họ rất mạnh, vì họ đều là những con người kiệt xuất, tài giỏi nhưng rất ân tình.
 
Không biết ở cơ quan như thế nào, còn khi về nhà lúc nào cũng thấy ba cười, thanh thản và chiều chuộng mọi người. Sau này lớn lên chúng tôi mới biết, khi còn sống, ba cũng có những thời điểm rất khó khăn, cũng rất nhiều lần ba phải dằn vặt, trăn trở suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định rất khó khăn cho chính bản thân mình, hay đóng góp cho Đảng và quân đội những ý kiến có ý nghĩa sống còn cho sự nghiệp chung của Đảng và dân tộc... Tuy vậy, không bao giờ chúng tôi thấy điều đó thể hiện trong cuộc sống gia đình của ba. Ông lúc nào cũng cười, tự tin và lạc quan hết mức.
Ba là đại tướng, chúng tôi khi đó chưa hiểu gì về sự nghiệp và tài chỉ huy quân sự của ông.
 
Chỉ có một điều mà ai cũng biết: quân đội là sự nghiệp, là lẽ sống, là máu thịt, là niềm say mê và là tình yêu của ông. Mẹ là bộ đội, 3 chị em gái tôi đều vào bộ đội khi vừa tốt nghiệp lớp 10. Còn thằng Vịnh, từ khi 4 tuổi ba đã thêu trên ve áo nó 2 miếng phù điêu đỏ không sao không gạch - ba gọi chức của nó là “binh bét”, và luôn bảo rằng khi lớn lên con đường của nó là đi bộ đội. Có hôm ngồi chợt nhớ anh Trường Sơn (anh trai đầu của chúng tôi, đã mất từ năm 47), ba chặc lưỡi nói: “Chà, thằng Sơn bây giờ còn sống thì đã hai mươi tuổi, đã vào Nam đánh Mỹ được rồi, không khéo làm đến hạ sĩ, cán bộ trung đội chứ chẳng chơi...”. Sau này khi vào Nam đánh Mỹ, ba đã lấy bút danh “Hạ sĩ Trường Sơn” trong các bài bình luận nổi tiếng về cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng dân tộc.
 
Ngoài công việc, ba rất thích về nông thôn. Vì ông cũng vừa bỏ được phận cố nông hơn chục năm đó thôi, nên mỗi khi đi như vậy, chúng tôi thấy ông sảng khoái, thanh thản vô cùng - như con cá được xuống nước vậy. Ông có biệt tài gợi chuyện những người nông dân, hình như họ không tin được ông là một cán bộ cao cấp, mặc dù lúc ấy những người đi xe Volga về nông thôn ít lắm. Họ kể chuyện cho ông nghe, phàn nàn với ông về những điều chưa được, cười nói với ông khi kể về chuyện làng xóm, chuyện hợp tác xã, chuyện gia đình...
 
Tôi còn nhớ một lần vào năm 1961, được theo ông về thăm một hợp tác xã nông nghiệp ở Quảng Bình, ông không làm việc với Ban quản trị, mà tìm đến một gia đình hai vợ chồng vừa thoát cảnh cố nông. Bước vào nhà ông hỏi: “Thế nào, trong gia đình ta có cái gì nào? Tài sản có gì cho xem cái chơi nào”. Người chồng chẳng biết ông là ai, trả lời thủng thẳng: “Hai vợ chồng, 1 cái nhà, 1 nồi một, 1 nồi hai, 1 mâm thau chén bát, 1 cái giường, 1 cái phản. Ngoài chuồng có 1 gà mẹ 10 con, lợn thì có chuồng rồi nhưng chờ hợp tác xã đẻ sẽ bán cho 2 con”. Ông hỏi: “Nhà có 2 vợ chồng, tại làm sao có 1 giường 1 phản, thế tối ngủ chung hay ngủ riêng?”. “Báo cáo ngủ riêng, vì có mang 8 tháng rồi”. Ông cười rất tươi, bảo: “À thế thì được, cầm lọ dầu bao giờ vợ đẻ mà dùng. Thế cuộc sống thế nào, đối với Đảng có đề nghị gì không?”. Chị vợ tranh lời: “Úi chào, đề nghị gì nữa, đến chết thôi chừ cũng tin Đảng hung rồi. 5 năm nữa thì sướng hung rồi”.
 
Ông hỏi chị vợ: “Thế hai vợ chồng hạnh phúc chứ?”. Hai vợ chồng nhìn nhau tỉm tỉm cười... Họ nói chuyện y hệt những người nông dân với nhau vậy. Chưa bao giờ tôi thấy ông vui như lần ấy, và tôi nhìn thấy trong tận cùng của ba vẫn là một người nông dân, một anh cố nông được Đảng đổi đời, cũng như vợ chồng anh cố nông kia vậy.
Là một người cha nhân hậu và hết mực thương yêu con cái, nhưng ba là người rất nghiêm khắc. Những lá thư gửi từ miền Nam ra cho chúng tôi, không bao giờ thấy ông chúc may mắn, thành đạt... mà chỉ dặn là khiêm tốn và chăm lao động. Ba hiền lắm, từ nhỏ chưa bao giờ ba nặng lời, hoặc đánh mắng chúng tôi, nếu có gì sai ba nghiêm khắc bảo ban, nhưng cũng hay xuê xoa để mẹ không mắng mấy chị em. Nhưng có những điều ba rất “kỵ”, và không bao giờ bỏ qua.
 
Tí đến tận bây giờ vẫn nhớ lần bị ba bắt quỳ giữa sân vì nói hỗn với chú bảo vệ. Vịnh lúc đó còn bé tí, nhưng có lần bị xách tai đau điếng, vì tranh nhau mấy cái kẹo với thằng Phúc con chú Chắt bảo vệ. Đấy, ba dạy chúng tôi như thế: mọi sai lầm khuyết điểm đều có thể tha thứ, và đều có thể sửa chữa được - nhưng có những điều không thể bỏ qua, đó là hỗn láo với mọi người xung quanh, thứ đến là giả dối, lười biếng, ích kỷ và đua đòi. Bây giờ khi nhớ lại những chuyện nhỏ như vậy, chúng tôi mới hiểu tình thương của ba đối với chúng tôi như thế nào...
 
40 năm sau khi ba mất, tình cảm không còn đầy đủ như khi ba mẹ còn sống, và cuộc sống cũng có khi này khi khác - nhưng chúng tôi luôn thanh thản, tự hào và hài lòng với cuộc sống của mình. Còn đòi hỏi gì thêm nữa, khi mình được sinh ra và lớn lên trong một gia đình như vậy, có một người cha như vậy!
Nguyễn Thanh Hà
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link