CHIANG
MAI (THÁI LAN) TRONG TÔI [DƯ THỊ DIỄM BUỒN ]
CHIANG MAI (THÁI LAN)
TRONG TÔI
DTDB
Chúng tôi từ Hồng Kông đến Bangkok đúng 6 giờ chiều (giờ
địa phương). Đêm nay ngủ ở Bangkok, và sáng mai đi chuyến bay sớm xuống Chiang
Mai như lịch trình đã ấn định. Khi đến Bangkok chúng tôi đến đúng giờ,nhưng phải
đợi ở phi trường 4 giờ để nhân viên có phận sự kiếm tìm và làm thủtục khai mất
4 va-li đồ dùng cá nhân của chúng tôi bị thất lạc. Đến gần 11 giờkhuya chúng
tôi mớixong thủ tục nhận phòng ngủ. Người đến mà đồ chưa đến, thiệt hết sức khổ
sở, khó chịu và hực bội vô cùng!
Đến khách
sạn, chúng tôi hai vợ chồng mỗi người chỉ có bộ áo quần mặc trên người thôi.
Cái gì thiếu được chớ bàn chải đánh răng không thể thiếu. Ông xã tôi vào nhà tắm
ra, trợn mắt càm ràm:
-Quỉ thần
thiên địa ơi, 5 dola/1 bàn chải đánh răng! Bộ bịt vàng sao mà mắc dữ thần ôn vậy?
Mình ở khách sạn thì bàn chải, kem đánh răng, lược, xà bông gội đầu, xà bông tắm,
vài thứ linh tinh khác như cái cạo râu, kim chỉ cũng có. Khách sạn không có gì
ráo trọi, chỉ có xà bông thôi vậy mà cũng khách sạn 5, 6 sao? Đểtôi gọi hỏi văn
phòng…
Tôi từ phòng tắm bước ra,
thì cũng gần 12 giờ đêm rồi. Ông xã tôi vẫn chưa nguôi cơn bực dọc:
- Tui hỏi rồi, bọn họ nói
là, vì mình chỉ ngủ qua đêm thôi. Đến 6 giờ sáng trả phòng rồi nên khách sạn
không phục vụ những thứ khác ngoài những thứ đang có trong phòng tắm. Thiệt là
đồ mắc toi. Nếu đồ mình đến thì có cần chi những thứ đó.
Tôi với tay lấy cái áo
choàng (của khách sạn) máng trên móc, thảy cho phu quân tôi. Trong bụng cũng cảm
thấy khó chịu lắm chớ, nhưng tôi cố làm vui và cười mỉm bảo:
- Chuyện bất ngờ ngoài ý muốn
mà. Khuya quá anh vào tắm, rồi đi ngủ, bực bội làm chi cho mệt? Chỉ mong sáng
mai, mấy va-li đồ của mình đến để có mà dùng trong những ngày du lịch sắp tới,
khỏi phải mất công mua sắm. Đi chơi thì phải tốn kém! Nếu đồ không đến, tui sẽ
mua cho mỗi người vài bộ áo quần Thái, đểchúng ta mặc giả làm người Thái Lan
luôn! Anh mà mặc đồ Thái thì y chang nhưdân bản xứ, vì nước da bánh mật ngọt
ngào của anh giống nước da của người bản xứlắm…
Mới 4 giờ sáng thì có tiếng
gõ cửa. Phu quân tôi sật sừ lê đôi chân lẹp xẹp ra mở. Ông tỉnh ngủ ngay, vì 4
va-li đồ được phi trường chở đến. Thế là lòng chúng tôi vui tươi phơi phới,
thay áo quần xuống trả phòng, nhận lấy phần ăn sáng sẵn sàng để tài xế đến đưa
ra phi trường.
Khách sạn đã chuẩn bị phần
ăn sáng thật sớm (6 giờ sáng) để xách theo. Trong khi 6giờ 30 phút, những người
ở trong khách sạn mới tới giờ ăn. Chúng tôi có phần ăn sáng trước là do kinh
nghiệm trong những lần đi trước. Hễ sáng hôm sau rời khách sạn trước giờ ăn,
thì tối hôm trước báo cho văn phòng biết mình cần đồ ăn sáng để đem theo. Họ sẽ
để vào túi trong cái hộp cho mỗi người: có trứng luộc, thịt chiên, bánh mì,
trái cây, nước uống (cho bữa ăn lót lòng). Đó là ở Thái Lan, còn các nước khác
phần ăn sang qua loa chớ không đầy đủ như vậy đâu.
Chúng tôi đi nhiều nơi dùng
máy bay của nhiều hãng hàng không khác nhau, nhưng chưa có hãng máy bay nào
thanh lịch, tốt, từ chỗ ngồi cho đến nhân viên phục vụ như máy bay của hãng
hàng không “Air Thái Lan” Chúng ta lên máy bay cho dù chuyến bay ngắn 45
phút, hoặc 1 giờ cũng có ăn uống đầy đủ… Như bánh mì thịt nguội, trái cây,
cà-phê, nước ngọt, nước lọc… Máy bay thì rộng rãi, phòng vệsinh sạch sẽ, máy lạnh
mát rượi… Nhân viên phục vụ ân cần, vui vẻ. Vì có nhiều máy bay hành khách bị
nóng thiếu điều muốn la làng!
Đến Chiang Mai 2 giờ chiều,
thì tour guide đưa chúng tôi đi thăm ngay cảnh và sinh hoạt của H’mong Hill
tribe Village (bộ lạc của người Mèo) ở các thung lũng sâu thăm thẳm, bao bọc bởi
những dãy núi cao.
Bộ lạc
Mèo sống trong vùng riêng rẽ của họ, ở vùng núi cao, thung lũng sâu, trong rừng
thưa, xa chợ, xa dân bản xứ. Và nhứt là ở xa sông, xa biển vì nơi nào có nước
nhiều rạch, sông, biển là nơi đó không may mắn (Bad luck) cho họ. Họ tự đi bắt
thú rừng, bẻ măng rừng, bắt cá ở suối, trồng bắp, trồng khoai, trồng lúa… để sống.
Người Mèo
trồng nhiều cần sa như chúng ta trồng trà, trồng dưa, trồng đậu. Họ vấn lá cần
sa hút, như chúng ta hút thuốc lá. Họ uống nước pha đọt cần sa tươi, hay phơi
khô như chúng ta uống nước trà.
Tôi không
biết họ có ghiền không? Nhưng đàn bà, đàn ông, trẻ con… hút, uống nước lá cần
sa ở đây đều mập mạp, khỏe mạnh, mặt mày vui cười, tươi tắn, hồng hào, làm việc
lanh lẹ, bình thường… Chớ không èo uột, gầy còm, dã dượi, chết đau, chết ốm… Giống
như những người ghiền ma túy ở các nơi khác, ở các nước khác.
Người Mèo
ngoài làm việc để tự lực cánh sinh, họ cònđược Chánh phủ Thái giúp đỡ, mở trường
để khuyến khích trẻ con học hành, dạy thủ công nghệ… làm ra những món quà tặng
tinh xảo bán cho du khách để đời sốngđược cải thiện dồi dào hơn. Người Mèo phụ
nữ mặc áo cổ rộng, ngắn tay như áo túi lỡ, mặc sà-rông dài thay quần, dưới trôn
hay diền hoa hoặc các loại chỉ màu sặc sỡ. Đàn ông cũn mặc khố ngắn, mình trần
hoặc vấn vải màu, hay vải rằn ri…
Thăm làng
Mèo xong, chúng tôi ghé qua làng dành cho những người tàn tật ở. Đó là những
người tàn tật bẩm sanh, hay do tai nạn. Tất cả đều được huấn nghệ theo từng lứa
tuổi, từng sở thích, và năng khiếu của mỗi người. Họ hợp lại từng nhóm để làm
việc có người dìu dắt, giúp đỡ... Cho nên sựsinh hoạt và đời sống họ rất tốt.
Những vật dụng làm được, bán ra ngoài để nuôi sống cho mình, và giúp đỡ những
người tàn tật khác. Những người tàn tật ở làng nầy cảm thấy đời sống rất vui vẻ
và có ý nghĩa… và họ cũng đỡ gánh nặng cho Chánh phủ.
Nước Thái
Lan là vùng đất Phật. Có khoảng 40.000 (40 chục ngàn) ngôi chùa lớn nhỏ ở rải
rác khắp nơi trên đất Thái. Xe chở chúng tôi dọc theo bờ biển mà ngay từ lúc thấy
núi xa xa thì người hướng dẫn (tour guide) cho biết và chỉ xe sẽ chạy đưa chúng
tôi lên thăm ngôi chùa cổ. Ngôi chùa đã xây cất mấy trăm năm trước trên đỉnh
núi cao có nhiều nhà cửa, chùa chiền chen chúc lúp xúp mập mờ ẩn hiện trong cây
cối xanh um nằm mơ màn trong làn mây trắng mỏng trên cao và lưng chừng vân vê
khói núi lam của trời chiều bóng ngã về hướng Trây.
Thấy đỉnh
núi cao chót vót, tôi nơm nớp lo sợ conđường nhỏ hẹp uốn lượn, ngoằn ngoèo,
trơn trợt chạy quanh co từ chân núi lên chùa trên đỉnh! Cảnh núi đồi hùng vĩ,
non xanh nằm cạnh bên nước biếc của biển cả mênh mông dưới chân đồi xa, nhìn xuống
thấy được thôn xóm ở dọc theo bờ biển chạy dài không thấy bến bờ bên kia.
Màu nước
biển xanh lơ, đùn bọt trắng trên ngọn sóng chập chùng in bóng mây trắng của bầu
trời trong như ngọc. Những cánh chim chiều theo gió mát xoãi đôi cánh nhàn hạ
lượn bay. Và nắng hoàng hôn tua tủa ánh sáng ngũ sắc phản chiếu mặt nước biển
lung linh từ mặt trời rựng màu vàng nghệ, như cái mâm thau có hình bầu dục treo
lưng chừng giữa nước và mây.
Tôi không
sao khỏi chạnh lòng trước cảnh thiên nhiên êm ả của đất trời. Và cảm thấy thoảng
cái buồn không tên rười rượi chợt đến! Rồi trong phút chốc tôi để hồn mình đi
hoang, bâng khuâng…miệng lẩm bẩm bài hát “Hàn Mạc Tử”của ca nhạc sĩ Trần
Thiện Thanh. Tôi chỉ hát nhỏ cho mình nghe. Tiếng hát tôi lẫn trong tiếng gió
rít vùn vụt qua cửa kính trên đường xe đang leo núi: “…Đường lên dốc đá, nhớ
xưa hai người đã một lần đến… Lầu ông Hoàng đó, thuở nao chân Hàn Mạc Tử đã
qua… Bóng trăng treo nghiêng nghiêng Hàn âm thầm nghe tan vỡ, tiếng chim kêu
đau thương cho đến một buổi chiều kia… Hồn ngất ngây điên cuồng khi hồn phách
cũng tan thương… Mạc Tửnay còn đâu?... Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ lánh thân nơi
nhà hoang… Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi… Tình đã lỡ,
xin một câu hứa kiếp sau ta tròn đôi…” Tôi giựt mình tự trách! Thiệt hết
nói nổi, bỗng dưng sao mình lại hát bài hát thất tình buồn não nuột như vậy?
Tour
guide mời xuống khi xe dừng hẳn bãi đậu cạnh đường lên chùa. Thật không ngờ lên
núi cao, xe chạy lúc chậm, lúc nhanh vì đường nhỏ hẹp để tránh xe ngược chiều,
nhường xe đi trước… Mất gần cả giờ từ chân lên đến đỉnh núi, vì xe phải dừng lại
cho xe chạy ngược chiều qua ngang bởi đường hẹp té. Vậy mà trên đỉnh núi cao lại
có ngôi chùa lớn cổ xưa, nguy nga tráng lệ vì được săn sóc và tu sửa thường
xuyên, tận tình bởi sư sãi trong chùa của bổn đạo, khách thập phương. Đó là
chùa“Wat Phrathat Doi Suthep Rajvoravihara temple”.
Vì cả
ngày ngồi máy bay, ngoài xe lên núi, đêm qua, buồn rầu vật vã không tròn giấc
ngủ vì mấy va-li đồ bị lạc. Nên chúng tôi thấm mệt, và hai chân rã rời nên phải
dùng thang máy (trả tiền) để lên chùa cao. Nếuđi bộ lên, phải leo 306 nấc
thang, thì ngày mai chúng tôi có nước nằm ụ chớkhông sao đi thăm nổi những thắng
cảnh khác nữa.
Chùa cất
trên ngọn đồi. Đi qua cửa tam quan sừng sững lộng gió dưới trời chiều bát ngát
trong tiếng kính kệ từ các am đưa đến. Chung quanh những ngôi đền thờ ở giữa
sân là hồ bán nguyệt lớn trồng toàn là sen. Hoa sen vượt khỏi lá xanh, nở hồng
thắm cả hồ và hương thoang thoáng trong gió. Nước trong leo lẻo thấy cả gốc sen
và những rong rêu bám cọng lá, cọng hoa. Sau chùa là những dãy lớp học…
Tiếng đại
hồng chung rền vang vọng núi đồi. Chúng tôi vào thăm và chiêm ngưỡng những tượng
Phật lớn vòng ngồi 2, 3 thước rộng, và 5, 7 thước cao trong những ngôi nhà
trang trọng có bàn thờ chắc chắn chạm trổ tinh vi… Không phải vào ngày lễ lớn,
nhưng các bàn thờ nghi ngút khói hương. Với những ngọn nến lung linh tỏa ánh
sáng: bạch lạp, hồng lạp, huỳnh lạp, hồng lạp, tử lạp… Sáp được ướp mùi thơm của
đèn tỏa bay quyện theo mùi trầm, nhang... Tiếng mõ chuông, tiếng tụng kinh giọng
trầm bổng có ca có kệ ngân nga hòa với tiếng gió núi, tiếng lá reo, tiếng thác
chảy đâu đây làm lòng tôi bỗng chùn lại, bùi ngùi… Tưởng chừng như mình đã bay
bổng, như đã lạc vào cõi hư vô, thếngoại đào viên, tâm tư không còn hỉ nộ ái ố
nữa…
Bỗng tiếng
nói, hỏi đáp rổn rảng của phu quân tôi và tour guide, làm tôi quay về hiện thực!
Tour
guide kể:
- Chùa xa
xôi như vầy mà khang trang là nhờ khách thập phương cúng kiếng, và các sư dạy
những trẻ em Tiểu học. Chương trình các em vừa học đạo làm người và học phổ
thông… Các em học hết bậc Tiểu học. Khi vào Trung học thì trường đạo nầy và trường
công lập trình độ ngang nhau và được Chánh phủ công nhận (vì theo chương trình
học của Bộ Giáo dục). Các em học đều do gia đình tự túc mọi phí tổn từ học hành
sách vở đến ăn ở… Người dân chúng tôi, ai cũng muốn cho con mình lúc nhỏ học
trường dạy nhiều về đạo đức làm người. Chỉ sợ không tiền đểhọc thôi…
Phu quân
tôi chợt hỏi:
-Bộ mọi đứa trẻ nào cũng bắt
buộc phải vào trường đạo học hết sao ?
Tour
guide mỉm cười :
-Thái Lan
là nước «Free country». Nên Chánh phủchúng tôi không bắt buộc nếu chuyện
đó 2/3 dân chúng không muốn làm! Nước chúng tôi không có giới nghiêm. Anh có thể
đi khắp nước Thái 24/24 giờ, không ai hỏiđến, nếu anh không làm gì phạm pháp.
Chúng tôi không bị hạn chế sanh đẻ như ởTàu. Không bị ràng buộc bởi hộ khẩu.
Chúng tôi tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do kinh doanh nhỏ,
lớn tùy khả năng của mình… Tất cả mọi công dân đều phải tuân theo qui chế của
luật pháp Thái.
Tối đến
chúng tôi dùng cơm ở quán lộ thiên. Có những vũ công múa điệu cổ truyền thướt
tha như rồng bay phụng múa rất đẹp mắt. Và ca sĩ hát múa theo những bài ca dân
gian trữ tình… Họ mời khán thính giả vào múa chung, đã gây hào hứng và vui
tươi, ngoạn mục làm tăng thêm bữa cơm chiều đẹp lòng khách đến thăm.
Chúng tôi rời khách sạn lúc 8 giờ sáng sau khi ăn điểm
tâm, để vượt khoảng đường xa hơn ba giờ lái xe đến Chiang Rai thăm làng Yapa.
Làng Yapa
nằm trên núi cao và lẫn trong rừng rậm âm u, xa với làng mạc của dân Thái Lan.
Người Yapa là dân thiểu số của Thái Lan. Họcó khoảng 200 hộ gia đình sống quanh
quẩn với nhau. Người Yapa vào rừng, leo núi, bắt cá tôm trong khe trong suối để
sinh sống… Họ tự sinh con, khi người lớn chết, hoặc có người chết thì vùi dập
trong hốc đá, hay rừng sâu.
Người
Yapa có màu da mởn hơn người Thái, người Miên…Các thiếu nữ da trắng nõn trắng
nà giống như người Thái trắng. Họ tránh xa người thành thị, dân Thái hay những
dân tộc khác sống trên đất Thái. Họ không học hành, và có ngôn ngữ riêng. Họ thờ
thần linh, thích ăn trứng gà. Phụ nữthích đeo chỉ màu sắc sặc sỡ, thích đeo
vòng tay vòng chân màu bạch kim, thích gắn bông hoa trên đầu…Đàn bà mặc
sà-rông, đàn ông cũng vậy và áo ngắn, mặc khốthế quần thường là màu đen viền
xanh viền đỏ nhiều lớp… Người Yapa có nhiều thứrất lạ hết sức đặc biệt:
* Họ làm
tình để sanh con ở trong vùng rừng sâu cỏ cây rậm rạp, có cái cổng cho biết
vùng riêng biệt đó. Điều tối kỵ của họ là làm tình ở trong nhà, dù là vợ chồng
cũng không được! Vì họ cho làm tình là mộtđiều hoang dã, xấu xa, dơ dáy giống
những con thú vật… Nhà là nơi sạch sẽ đểthờ thần linh, họ là tôi tớ của thần
linh, nên không được làm những điều dơ bẩnđó nơi tôn nghiêm phụng thờ…
* Ngày xưa, cho đến ngày nay
không biết bao nhiêu giấy mực đã ca tụng người phụ nữ đẹp, quý phái, sang trọng
nhờcó cái cổ cao… Nào là đẹp như cổ ngỗng, cổ thiên nga… Còn bà, hoặc cô nào có
cổthấp thì sẽ buồn lắm, vì nó không đẹp, mặc áo hở cổ trông không sang... Thậm
chí còn bị gọi sau lưng là vịt cổ lùn nữa… Không biết có phải cùng một ý nghĩ
đó không, mà người phụ nữ Yapa có cổ cao lắm quý vị ạ! Nhưng cao nầy không phải
do trời sanh, cao đẹp, cao sang vừa tầm mắt. Mà cao do nhân tạo, cao quá thước
tấc, cao mà bất chợt ai nhìn thấy tưởng có tật!
Khi 7 tuổi,
đứa con gái (chỉ áp dụng cho nữ giới) được cha mẹ cho đeo vào cổ một cái vòng
tròn có nhiều khoan bằng đồng (loại đồng mà ngày xưa ở xứ ta làm thau, làm lư…
chớ không phải đồng là vàng 12 K, 14 K đểlàm nữ trang) Vòng có cọng tròn đặc ruột,
nặng chừng 3 kg (khoảng 6 lbs), và cứ3 năm sau thay vòng một lần. Mỗi lần thay
vòng cũng khó khăn lắm. Vì vòng đồng phải sáng như nữ trang của phụ nữ Việt Nam
đeo kiềng cổ vậy. Vòng đeo trên cổ của phụ nữ Yapa có nhiều vòng xoắn làm cho cổ
nẩy nở ở chiều cao chớ không nở chiều ngang cho nên phải làm khít khao vừa cổ,
không được rộng. Vòng đeo cổ nầy vừa nặng, vừa chắc, vừa cứng, và vừa vòng cái
cổ. Nên khi đeo vào phải đốt vòng nóng lên cho đồng trở mềm mới qua cái đầu mà
tròng vào cổ được! Họ nói, đâu phải chỉ để vào một lần thì xong, có khi phải để
đôi ba lần, và đôi lúc lỡ tay bị phỏng da, phỏng trán… Thiệt vất vả vô cùng!
Du khách
gần như ai cũng thắc mắc hỏi: Đeo vòng cổ chi vậy? Phải đeo vòng cổ vì tập tục
bắt buộc? Đeo cho cổ dài cho đẹp, cho sang?Đeo vì bắt chước…?
Tour
guide trả lời chung chung:
-Không ai
biết chắc chắn nguyên nhân khởi sự từ đâu mà phụ nữ Yapa đeo vòng cổ nặng nề,
và mỗi khi thay vòng thật đau đớn như vậy. Quý vị nhìn những vòng cổ của họ,
đâu phải sức nặng vòng nào cũng bằng nhau… Cứ mỗi lần thay vòng là vòng mới sẽ
nặng thêm. Vòng nặng cho phụ từ từ 20 tuổi trở lên trung bình là 13 kg, 14 kg
(có sức nặng khoảng 28 đến 30 lbs). Người phụ nữ Yapa rất hãnh diện được đeo
vòng. Với họ đeo vòng là quý phái, là người đàn bà tốt, đàng hoàng… còn là niềm
kiêu hãnh của nữ giới nữa. Con gái Yapa không đeo vòng thì con trai Yapa sẽ
không thèm để ý đến… Ở đây có người đàn bà đeo vòng đã 60, 70 năm theo tuổi thọ
của họ… Người Yapa hiền lành sống nhờ vào sức mình, không tranh giành, tham
lam, trộm cắp, không ỷ lại của người khác… Ngày xưa, lúc tìm thấy dân tộc Yapa
rất ít, chừng vài chục hộ gia đình… Vua chúng tôi cho họ một vùng đất tốt, rộng
rãi xây sẵn nhà, giúp đỡ mọi mặt… Vua kêu gọi, khuyên nhủ họ gom lại về ở đó để
hòa nhập vào thôn dân từ từ sẽ có cuộc sống theo đà văn minh, tiến bộ như dân
Thái…Nhưng chỉ một số ít theo về… Số người Yapa còn lại đùm túm nhau rút vào rừng
sâu, núi cao… Vua Thái Lan nhân từ, ngài muốn duy trì dân tộc thiểu số Yapa tồn
tại trên đời, nên cho người khuyên dân Yapa ở lại sinh sống nơi họ muốn, đừng dời
đi nơi khác nữa. Vua sẽ không nhúng tay vào nội bộ của họ, và vua ra lệnh cho mở
đường tráng nhựa, xây nhà, dạy nghề, cất chùa để có chỗ họ thờ phượng, mởtrường
học, y tế, giữ vệ sinh… Mọi thứ giúp đỡ của vua vào bộ lạc Yapa đều phải có sự
đồng ý của họ trước… Nhờ vậy bộ lạc Yapa bây giờ đã có hơn 200 hộ rồi.
Trước khi
thăm “Mysterious Golden Triangle” (Tam Giác Vàng), chúng tôi hé qua “Burma
border Union of Myanmar”. Cắt chia và phân biệt biên giới Thái và Burma chỉ
một con rạch nhỏ dài, và những hàng rào dây kẽm gai chằng chịt với lính của quốc
gia nào thì giữ an ninh cho quốc gia bên đó. Nếu đem so những chướng ngại vật để
ngăn ngừa vượt biên giới giữa hai nước với nhau. Thì biên giới Mỹ Mễ kiên cố và
hiện đại hơn biên giới giữa Burma và Thái Lan nhiều
Đến “Mystenons
Golden Triangle”, trên ngọn đồi cao chúng tôi đứnggần bên tượng Phật, có
khoảng 60 thước cao, ngang chừng 10 thước vuông, được an vị nơi sân chùa. Nơi
đây, chúng tôi nhìnđược hai nước mà ranh giới là một dòng sông chẻ ra làm ba
nhánh rẻ.
Nước sông
trong xanh, sóng bủa bập bùng vào mạn ghe xuồng qua lạ. Nắng xuân chan hòa lên
vạn vật. Những cây cao nghều nghệu tạo thành hàng dài ngút ngàn trên bờ cặp sát
mé sông. Đứng trên đất Thái nhìn dòng sông đưa những giề lục bình, rau mát lững
lờ trôi, thỉnh thoảng bị chồng chềnh, lắc lư vì sóng đùa từ những chiếc tàu chạy
vụt qua. Bên tay phải của chúng tôi là nước Lào, bên trái là nước Burma.
Burma nổi
tiếng là nước sản sinh nhiều loại đá quý, nhứt là về ngọc thạch (có tất cả các
màu). Mà những nước lân cận, nhứt là Tàu, Thái Lan… mua về để làm đồ trang trí
trong nhà và nữ trang bán ra các nước trên thế giới. Nguồn lợi nhuận đứng hàng
đầu của cả nước Tàu là sản xuất ra các loại ngọc thạch mà nguyên thủy là mua đá
từ Burma.
Đi đò máy
ngắm cảnh vật hai bên sông. Sau đó chúng tôi ghé qua Lào thăm viếng dân Lào sống
nơi biên giới, và sự sinh hoạt hàng ngày của họ. Chúng tôi đến hàng quán, và
mua quà kỷ niệm ở vùng biên giới Thái Lào.
Chúng tôi
ghé qua nước Burma. Là nơi sản xuất đá quýđể giồi mài thành vòng cẩm thạch đeo
tay, mặt dây chuyền, nhẫn, lắc… Nhưng mà những món nữ trang bằng ngọc thạch ở nội
địa Burma lại mắc hơn ở Thái Lan và Tàu… Vì các cửa hang ở Burma phải nhập cảng,
các loại đá quý từ hai nước nầy khi đã làm ra đồ trang sức!
Thái Lan
dù ở miền biển như Phú-kiết, Pathaya… hay các miền núi non trùng điệp như Chiang
Mai, Chiang Rai… Đi đường bộ xe chạy 3, 4 giờ liên tục, qua hàng mấy trăm cây số…
Chúng tôi nhận thấy hai bên lộ đá có vườn ruộng thênh thang, nhà cửa khang
trang, mái lợp bằng ngói, bằng tôn, bằng lá… đều rộng rãi, sạch sẽ, thoáng,
mát… Sân trước vườn sau trồng rợp cây ăn trái nào là: dừa, xoài, mận, ổi, trái
vải, chôm chôm, lê, lý, quít, cam, bòn bon, sầu riêng, nhãn…
Dân chúng
có thể chất khỏe mạnh, mặt mày tươi vui hạnh phúc. Nông phu hớn hở cấy, cày, nhổ
mạ, đấp bờ, vét rãnh, vô phân… Đồng xanh mạ, lúa trĩu nặng bông... Vườn tược
sum sê đầy hoa màu cây trái. Các cơ sởthương mại, kỹ nghệ, sản xuất, y tế, khoa
học… sầm uất ở thành thị, chạy dàiđến các tỉnh lẻ ở thôn quê. Các nông trại,
các ghe tàu lớn bắt hải sản máy móc hiện đại đóng cá hộp, cá, tôm, sò, nghêu,
cua… để xuất cảng… Dân Thái Lan biết tận dụng tài nguyên trời ban, và với sức
người cần mẫn, siêng năng, học hỏi, cầu tiến, tâm địa hiền lành, làm ăn đạo đức…
Cho nên Thái Lan hiện nay đã vượt qua một số nước lân cận trong nhiều lãnh vực…
Ở Thái
Lan đất đai màu mỡ, non xanh, rừng rậm, núi cao… Sông sâu có nhiều thủy sản
tươi ngon, thời tiết ấm áp, mưa gió thuận hòa. Chỉ ngành du lịch thôi, mỗi năm
Thái Lan đã đón không biết bao nhiêu là du khách… Sự ân cần, niềm nở, an toàn
và sự chân thật… Đã gieo cảm tình tốt trong lòng du khách đến thăm. Nên khi rời
Thái Lan rồi đa số du khách vẫn còn lưu luyến vùng đất an bình nầy và mong muốn
có ngày được trở lại …
Chánh phủ
Thái Lan hiểu biết, cảm thông và lắng nghe tiếng nói của dân, cộng vào sự
thương yêu của vua đối với thần dân, coi dân nhưngười thân thuộc của mình. Theo
sự nhận xét và thiển nghĩ của cá nhân tôi, nếu tình trạng tốt đẹp nầy được duy
trì, thì không lâu nữa Thái Lan sẽ là một trong những nước nhứt nhì vùng Đông
Nam Á không thua Nhật về nhiều phương diện.
California,
đầu mùa xuân
Tệ xá Diễm
Diễm Khánh An
DƯ THỊ
DIỄM BUỒN
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment