Thất bại của nền ngoại
giao Trung Quốc
Singapore và Đài
Loan tỏ thái độ trong cuộc tranh chấp Biển Đông :
Nguyễn Hoài Vân
Trich : http://www.nguyenhoaivan.com/
Trên
bàn cờ tranh chấp Biển Đông có hai sự kiện đáng ghi nhận trong những ngày qua.
Đó là thái độ của 2 quốc gia vốn nằm trong quỹ đạo Hoa Kỳ, là Singapore và Đài
Loan.
Trước
tiên, vào ngày 9 tháng 8 2012, Đài Loan đã ký
một thỏa ước hợp tác với Trung Quốc trong việc khai thác Biển Đông,
đồng thời đưa quân chiếm đóng một số đảo hiện tranh dành chủ quyền với Việt
Nam, và tuyên bố sẽ tập trận với đạn thật trong vùng đảo Ba Bình (tức Thái Bình
của Việt Nam).
Tiếp
đến, ngày 13 tháng 8, ngoại trưởng Singapore
phát biểu tại quốc hội, cho rằng khối ASEAN cần giữ thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp Biển Đông,
một câu nói gần như lập lại lời tuyên bố của ngoại trưởng Kampuchia cách đây
đúng một tháng.
Việc
hai nước vốn thuộc quỹ đạo của Hoa Kỳ tỏ thái độ nhích lại gần Trung Quốc lại xảy
ra sau một cuộc đàm phán quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, chấm dứt ngày 26
tháng 7, 2012. Người ta không khỏi tự hỏi những gì đã được thỏa thuận giữa hai
cường quốc ? Mặt khác những thỏa thuận ấy hiệu lực được bao nhiêu, khi Hoa
Kỳ sắp bầu lại Tổng Thống, và Trung Quốc sắp thay đổi lãnh đạo trong kỳ Đại Hội
Đảng Cộng Sản sắp tới ? Tại sao Singapore và Đài Loan lại chọn bày tỏ thái
độ trong bối cảnh ấy ? Phải chăng đây là một sự nới lỏng tương quan với
Hoa Kỳ, hay ngược lại, là những bước
đi được Hoa Kỳ hậu thuẫn ?
Về phía Hoa Kỳ, có thể nhận định rằng quyền
lợi trực tiếp của họ được gắn liền với sự tự do di chuyển trên vùng biển liên hệ.
Khi nào điều ấy không bị đe dọa thì Hoa Kỳ không có lý do cụ thể để can thiệp,
nhất là trong bối cảnh khủng hoảng, thất thu ngân sách hiện nay (*). Tuy nhiên,
hâm nóng tình hình biển đông đem lại cho Hoa Kỳ một mối lợi không nhỏ trong việc
bán vũ khí cho các nước trong vùng. Đồng thời điều ấy cũng làm cho sự phát triển
của các nước này chậm lại, vì một phần ngân sách phải chuyển sang việc mua vũ
khí, không đầu tư được vào những lãnh vực then chốt khác như hạ tầng cơ sở, tân
tiến hóa kỹ nghệ ...
Cách
đây ít lâu, Hoa Kỳ đã từng cho thấy ý muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc
duy trì ổn định trong vùng Đông Á. Chuyến công du Á Châu của Tổng Thống Obama
cuối năm 2009 đã được kết thúc bởi một thông cáo chung với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào,
trong đó, hai siêu cường công bố quan điểm của họ về kinh tế, môi sinh, quân sự,
v.v… trong mục tiêu « tăng cường hòa bình, ổn định và phú hữu trên toàn địa cầu
» cũng như « giải quyết những vấn nạn chung của thế kỷ 21 ». Sự hợp tác này
không có nghĩa là Trung Quốc sẽ độc tôn trong vùng Đông Á, mà có thể được hiểu
như một sự khuyến khích Trung Quốc tạo điều kiện cho một sự hợp tác trong toàn
vùng. Truyền thống của nền ngoại giao Hoa Kỳ vốn vẫn hướng đến sự hình
thành những tổ chức liên quốc gia trong mục tiêu ổn định và hợp tác. Sự có mặt
của « anh cảnh sát quốc tế » có một không hai này tại Đông Á, qua các
đồng minh vững chắc như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân và Singapore, sẽ
là một yếu tố ổn định quan trọng. Vai trò của Trung Quốc sẽ tương xứng với tầm
vóc của mình, nghĩa là, trên lãnh vực kinh tế, và cả quân sự, chưa chắc gì đã lấn
át được những cường quốc như Nhật, hay những quốc gia hạng trung có thể liên kết
với nhau như Nam Hàn, Đài Loan, cũng như một số nước ASEAN, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đó là chưa kể sự can
dự có nhiều hy vọng sẽ ngày một gia tăng của Ấn Độ ...
Về phía Trung Quốc, người ta không khỏi
nhìn thấy sự thất bại rõ ràng của một chính sách ngoại giao vô cùng kém cỏi.
Hệ thống bạn bè khắp thế giới gây dựng được bởi chính sách giao thiệp đa phương
(tiếp theo giai đoạn « phi liên kết »), ngày nay gần như hoàn toàn
tan rã. Khắp thế giới, người ta bày tỏ sự nghi ngại đối với chính quyền Trung
Hoa, đối với hàng hóa Trung Hoa, kể cả đối với những đầu tư của Trung Quốc. Ngay
sát cạnh Trung Hoa, một số nước vốn không mấy thiện cảm với Hoa Kỳ, cũng đang
chuyển hướng để nhích lại gần siêu cường này. Ngay đến đàn em trung thành là Miến
Điện cũng rấp ranh rời bỏ quỹ đạo của « thiên triều » (Miến Điện vừa
từ chối cho Trung Quốc xây một đập thủy điện và tuyên bố coi tương quan với
Trung Quốc ngang hàng ... Ấn Độ !). Chưa thấy một nền ngoại giao nào thất
bại ê chề như thế ! Nếu Trung Quốc tiếp tục đường lối hiện tại thì tai vạ
sẽ giáng xuống nền kinh tế rất lệ thuộc xuất cảng của nước này. Con số đầu tư
vào Trung Quốc đã tụt giảm và hiện tượng tồn đọng hàng hóa không tiêu thụ nổi
đã được ghi nhận.
Sinh lộ của Trung Quốc tùy thuộc vào một sự
thay đổi thái độ triệt để trong lãnh vực đối ngoại. Kỳ Đại Hội Đảng Cộng Sản
Trung Hoa sắp tới, với truyền thống thay đổi lãnh đạo sẽ là một dịp để làm việc
này, một cách nhẹ nhàng, không khiến cho giới cầm quyền hiện nay mất mặt. Thể
diện luôn là một ưu tư hàng đầu của Trung Quốc ...
Giả
sử Trung Quốc tiếp tục một chính sách không thích nghi trong cuộc tranh chấp biển
đông, thì vấn đề sẽ tiếp tục bế tắc. Không ai có thể khai thác được vùng biển
ấy nếu không có hòa bình, dù cho có chiếm đóng hay tranh đoạt chủ quyền bằng
bất cứ phương tiện nào. Một dàn khoan dầu giữa biển khơi không thể hoạt động được
nếu luôn phải lo ngại bị tấn công bởi phi cơ, hỏa tiễn tầm xa, tàu ngầm, đặc
công người nhái v.v... Ai dám bỏ tiền vào đó ? Ai dám đến đó làm việc ?
Trong
nhất thời vấn đề hiện đang tế nhị là những tàu đánh cá. Nếu tranh chấp
tăng cường độ, Trung Quốc sẽ phải trải ra một số tàu chiến và máy bay đáng kể để
bảo vệ các tàu đánh cá từ xa đến, và ngăn cản tàu đánh cá của các nước khác. Điều
này rất tốn kém, làm cho việc đánh cá sẽ chỉ có giá trị hình thức chứ không còn
là một dịch vụ làm ăn sanh lợi. Các nước liên hệ sẽ nâng cao áp lực để bắt
Trung Quốc đem đến càng ngày càng nhiều phương tiện quân sự hơn. Sự bế tắc sẽ
có hại cho mọi quốc gia quanh biển đông, nhất là Trung Quốc, và không thể kéo
dài.
Tóm
lại, hai thời điểm quan trọng trong
thời gian sắp tới sẽ là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ và Đại Hội Đảng Cộng Sản
Trung Hoa. Một số nhà quan sát nghĩ rằng ứng viên Tổng Thống Romney ít có
khuynh hướng can thiệp vào Châu Á Thái Bình Dương hơn ứng viên Obama. Ông
Romney có vẻ dành nhiều ưu tiên cho vùng Trung Đông ... Những người đang sửa soạn
cầm quyền tại Trung Quốc chắc chắn sẽ thích nghi hóa chính sách của mình với những
ngọn gió đến từ Hoa Kỳ. Dù sao, giới làm ăn hoàn toàn ý thức rằng chiều hướng
dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ
là mồ chôn của họ. Rất nhiều tài sản đã và đang tháo chạy ra nước ngoài, như
chính quyền Australia vừa báo động ...
NGUYỄN Hoài Vân
27 tháng 8 , 2012
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment