Saturday, September 8, 2012

Ô NHỤC ẢI NAM QUAN!


 

 




 

HÌNH ẢNH LỊCH SỬ VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC
Ô NHỤC ẢI NAM QUAN!


Ven trời góc biển buồn chim cá
Dạn gió dày sương tủi nước non
Thượng Tân Thị
Bi thương thay cho lịch sử Việt Nam! Từng cây số trên quê hương là từng giòng máu lệ, máu của cha ông ngăn thù và máu của hai miền huynh đệ chan hòa vào nhau trong hoan lạc dành cho Quốc tế Cộng Sản. Và đang trở về đây là những bước chân âm thầm của ngàn năm nô lệ. Kết quả từ công cuộc nhuộm đỏ mạo danh “độc lập, tự do, hạnh phúc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đồng bọn. Hãy tiếp tục nhìn những gì mà CSVN đang ra sức thực hiện: “Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan không thuộc lãnh thổ Việt Nam!”. Họ cố chối bỏ lịch sử Việt Nam và ra sức tranh cãi, biện luận với dân Việt thay cho Trung Cộng. Ô nhục! Từ quan đến quân, CSVN chỉ là một lũ tôi mọi dâng đất, dâng biển của tổ tiên cho ngoại bang bằng văn tự công hàm, hiện rõ hình hài là một bọn quái thai chưa từng có trong lịch sử nhân loại! Chấp bút cho đề tài “Ải Nam Quan”, thay vì tranh luận bằng văn chương, tôi sẽ sử dụng giá trị của những tư liệu bằng hình ảnh. Bởi vì, đã có rất nhiều nghiên cứu công phu của các tác giả yêu nước Việt nồng nàn đã là quá đủ để khẳng định “Ải Nam Quan là của Việt Nam! Ải Nam Quan thuộc về Trung Cộng là do sự hiến dâng của Đảng CSVN!”. Những hình ảnh sẽ lưu lại đây để cho con cháu chúng ta hiểu rõ hơn niềm bi thương của đất nước, chỉ cho các em bọn bán nước hiện đại là ai. Để rồi không còn ngày phải tôn thờ hình Hồ-Mao và màu cờ máu chỉ còn là một kỷ niệm buồn. Rất buồn! Hãy xác tin rằng: “Nước Việt của em từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau” là mãi mãi!
Bây giờ chết mẹ đảng ta,
Đám chệch tràn lan khắp nước nhà,
Chẳng thà bám đít bu theo Mỹ,
Thoát cảnh lầm than ôi xót xa.
Thêm một lần nữa, chính thực tế cho thấy, từ khi lãnh đạo CSVN đã cam kết tôn trọng "16 chữ vàng" trong quan hệ với Trung Quốc mỗi khi lãnh tụ hai nước gặp nhau "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" - đã được dân chúng trong nước sửa lại thành "láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai", theo "tinh thần 4 tốt": láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.... Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là "láng giềng tốt", một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là "đồng chí tốt", một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là "bạn bè tốt", một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là "đối tác tốt"....Kẻ bán Ải Nam Quan là ai?Kẻ bán Ải Nam Quan và bán luôn cả cơ đồ dân tộc Việt Nam cho Trung Cộng chính là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Máu bán nước ăn sâu vào từng đời của bọn lãnh đạo CSVN. Để chứng minh rõ ràng những tội lỗi của bọn bán nước buôn dân này vẫn còn những hình ảnh làm tang chứng.
Hình G1. HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16-01-1950
HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16-01-1950. HCM là người trùm khăn đứng thứ hai bên phải hình)
Việc qua lại giữa hai Đảng CS Trung-Việt liên tục diễn ra tại cổng Nam Quan. Tháng 10 năm 1953, Chánh Vụ Viện Trung Cộng đổi tên cổng Nam Quan thành “Mục Nam Quan” (chữ “Mục” có nghĩa là: hòa thuận, hòa hợp, thân mật, thân thiết...), đồng thời cả hai chính phủ Trung-Việt thành lập Ủy Ban Cửa Khẩu Mục Nam Quan. Cùng năm, thỏa thuận theo Chánh Vụ Viện Trung Cộng, Việt Nam mở cửa tự do cho hai cửa khẩu Bình Nhi – Nam Quan. Năm 1953 đã có 276,000 lượt qua lại cổng Nam Quan giữa hai bên.
Hình G2. HCM bang giao với TC tại cổng Nam Quan trong những năm 1950
- Tháng 2 năm 1954, hai bên chính phủ Hà Nội-Bắc Kinh soạn ra “Hiệp Định Mậu Dịch Biên Giới”. - Ngày 26-09-1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu CSVN xuất phát từ cổng Nam Quan tham dự hội nghị tại Nam Ninh. - Ngày 10-11-1954, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN là Phạm Văn Đồng đi từ cổng Nam Quan sang Bằng Tường tiếp tục đi Bắc Kinh ra mắt Chu Ân Lai.
Hình G3. Phạm Văn Đồng ra mắt Chu Ân Lai
- Ngày 26-02-1955, khánh thành tuyến đường sắt Hà Nội-Trấn Nam Quan. Hồ Chí Minh đọc diễn văn chúc mừng tại cổng Nam Quan.
Hình G4. HCM và CÂL [Chu Ân Lai] yến tiệc xa hoa tại Bắc Kinh tháng 06/1955
- Tháng 12-1958, hai huyện Ninh Minh, Long Tân kết hợp với Bằng Tường (Trấn Bằng Tường) thành lập huyện Mục Nam. - CSVN phản ứng! Ngày 27-04 đến 02-05-1959, Trung-Việt hội nghị vấn đề biên giới tại Bằng Tường. Ngày 10-05-1959, chính phủ Trung Cộng quyết định xóa bỏ đơn vị “huyện Mục Nam”. Ninh Minh, Long Tân, Bằng Tường trở về đơn vị hành chính cũ. - Ngày 04-09-1959, Chu Ân Lai đáp máy bay đến Bằng Tường hội đàm cùng Hồ Chí Minh vấn đề biên giới Trung-Việt. - Năm 1960, Phạm Văn Đồng trồng cây si để làm mốc cho Km0 của Việt Nam.
Hình G5. Cây si do PVĐ trồng(???)
Cây si do PVĐ trồng (?) nhìn từ bên phía VN. Vị trí tương ứng với khoảng cách của tường thành cổng Nam Quan cũ bên VN)
Hình G6. Cây si PVĐ nhìn từ bên cổng Hữu Nghị Quan của TC
Hình G7. Cây si PVĐ nhìn từ trên lầu thành Hữu Nghị Quan.
Cụm nhà trắng là Hải Quan TC xây lại trên nền "nhà tròn". Xa thẳm bên kia là cột Km0 hiện tại.
- Ngày 09-04-1961, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh “hội đàm” tại lầu 2 của cổ thành Mục Nam Quan. “Hội đàm” về nội dung gì thì cả hai bên đều không công bố. Chỉ biết rằng cuộc “hội đàm” mờ ám tại Mục Nam Quan của hai lãnh đạo cộng sản Trung-Việt được viết trong sách giáo khoa của bọn Trung Cộng là “mở ra một trang sử mới cho quan hệ Trung-Việt”.
Hình G8. Lầu 2 tại Mục Nam Quan với nguyên trạng cuộc "hội đàm" giữa CÂL và HCM
Hình G9. Bảng vàng ghi lại sự kiện
- Ngày 05-03-1965, Quốc Vụ Viện Trung Cộng và chính phủ CSVN cử hành lễ đổi tên “Mục Nam Quan” thành “Hữu Nghị Quan”. Tham dự phía bên Việt Nam có Tổng lãnh sự VN trú tại Nam Ninh và đoàn chính phủ VN đến từ Lạng Sơn. ...Và kể từ sau đó, chính phủ CSVN đã dâng trọn Ải Nam Quan cho Trung Cộng để tiếp nhận viện trợ vũ khí tiến đánh miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa.
Hình G10. Hữu Nghị Quan năm 1965. Biểu ngữ của TC và hình Mao Trạch Đông phơi vào phần lãnh thổ VN
Hình G11. So sánh với hình ảnh Mục Nam Quan năm 1959.
Đoàn đại biểu CSTC lễ phép chụp ảnh tại cổng Nam Quan bên phía VN
Hình G12. Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan.
Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan tuyên thệ trước khi vào VN làm nhiệm vụ và Thiết đạo binh: công binh đường sắt TC giả dạng bộ đội VN
Hình G13. Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN
Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan. Hướng về TC đồng thanh hô lớn: "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang vinh quang trở về!". Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ TC)
Hình G14. Tham gia tra tấn tù binh Mỹ tại VN
Hình G15. Tham gia bắt sống phi công Mỹ tại VN. Người cầm ảnh là cựu chiến binh TC tham chiến tại VN
Hình G16. Huy chương "Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ" do chính HCM ký tặng hoặc do PVĐ ban thưởng.
Hình G17. Năm 1968, Hồ - Mao đi từ Ải Nam Quan cùng mang vũ khí vào gây tang tóc cho dân miền Nam VN
Hình G18 "Nam man! Ta cho ngươi cơm ăn, áo mặc, ta cho ngươi súng đạn,
nhưng chính ngươi đã lấy súng đạn bắn vào da thịt ta!” (người anh em đồng chí TC nói!)
Hình G19. Hoa Kiều tại Việt Nam bị cưỡng chế hồi hương năm 1978.
- Ngày 25-08-1978, khoảng trên 200 quân Việt Nam dùng vũ lực bắt buộc Hoa kiều phải hồi hương đi vào khu vực Hữu Nghị Quan. Lúc 17g30 cùng ngày, ngay trước cổng Hữu Nghị Quan, quân Việt Nam đánh chết 6 người, 82 người bị thương, 15 người chạy thoát. Công tác viên phía Trung Cộng lên tiếng cảnh cáo và xung đột đã xảy ra giữa hai bên cán bộ Trung-Việt. Ba ngày sau, quân Việt Nam tiếp tục tràn lên vùng biên giới tìm kiếm những Hoa kiều đang bỏ trốn.... Chiến tranh biên giới Trung-Việt bắt đầu từ đây, cuộc chiến mà Trung Cộng lấy cớ “tự hào” là “Tự Vệ Phản Kích”. Ải Nam Quan thêm một lần nữa chứng kiến xung đột Trung-Việt. Nhưng từ sau cuộc chiến này, Trung Cộng đã đẩy lui lãnh thổ Việt Nam ra khỏi Ải Nam Quan và bỗng xuất hiện cột mốc có tên gọi “Km0” thần thoại, nằm cách xa cổng Nam Quan hàng trăm thước.
Hình G20. Dấu đạn giao tranh Trung-Việt trên khắp tường thành "Hữu Nghị Quan"
Hình G21. Trung Cộng ca khúc khải hoàn trở về cổng Hữu Nghị Quan sau chiến thắng
Hình G22. Trao trả tù binh
- Ngày 28-05-1980, Trung-Việt tiến hành trao trả tù binh tại "Km0" trên đường Đồng Đăng dẫn vào khu vực Hữu Nghị Quan
Hình G23. Phụ ảnh tham khảo "Cột Mốc Số 18" giả mạo (?)
Đây là "Cột Mốc Số 18" mà TC cho rằng đã đặt tại cổng Nam Quan. Khác với "Cột Mốc Số 18" theo Hiệp ước Pháp-Thanh (đã trình bày nơi chương I). Trên cột mốc này khắc rằng: "BORNE.18 ANNAM-CHINE, Đệ Thập Bát Bài, Đại Pháp Quốc Việt Nam, Đại Trung Hoa Dân Quốc Vân Nam". Lịch sử nào ghi rằng Pháp thay mặt VN ký kết Hiệp ước Biên giới với chính quyền của Tưởng Giới Thạch? Loại cột mốc này là cùng kiểu với cột mốc số 53 tại khu vực Thác Bản Giốc. Những cột mốc thật sự của Hiệp ước Pháp-Thanh đã tiêu biến nơi đâu? Không ai biết rõ hơn biên giới Trung-Việt bằng Đảng CSVN, nhưng họ có nói gì không về hiện tượng này? Lặng câm! Ta nên nhớ, trong đề cương của Đảng CSVN do HCM soạn ra vào năm 1940 đã chủ trương một cách mù quáng: "Không công nhận bất cứ văn kiện, hiệp ước nào của thực dân Pháp thay mặt VN ký kết với quốc gia khác!" Sự ra đời của “Km 0” cho đến nay vẫn rất khó hiểu. Theo “truyền thuyết”, “Km 0” ra đời vào năm 1960 và Phạm Văn Đồng đã trồng cây si để đánh dấu vị trí. Có thực sự là PVĐ trồng cây si để đánh dấu vị trí biên giới Trung-Việt hay không? Hay chỉ đơn thuần là việc trồng cây kỷ niệm một sự kiện nào đó? (thói màu mè của CSVN). Năm 1958, chính tay PVĐ đã ký văn bản dâng biển cho Trung Cộng, bản đồ Bắc Việt thì Đảng CSVN dâng cho Trung Cộng vẽ, trong thời điểm lệ thuộc sự viện trợ của Trung Cộng thì làm sao nói chuyện căng thẳng biên giới, lãnh hải được. Còn cây si là cây si nào? Cây si thuộc loại cây nhiệt đới có sức tăng trưởng và phát tán rất nhanh. Không thể nào cho rằng cây si mà PVĐ trồng là cây si đứng sau cột “Km0”. Hãy xem hình (so sánh với cây si trước cổng HNQ ở chương II).
Hình G24 Năm 1979, hai tên Trung Cộng đang chỉ vào vị trí cột mốc “Km0”.
Cỏ cây rậm rì, một gốc cây nhỏ phía sau (cây si từ năm 1960?).
Phải chăng vị trí cột mốc chẳng phải bị di dời đi hàng trăm thước nào cả.
Nó đã nằm đó từ những năm 1960, như một thỏa thuận “hữu nghị”
khi HCM dành trọn Ải Nam Quan để tiếp nhận vũ khí của TC gây máu lửa trên miền Nam Việt.
Hình G25. "Km0" trong những năm 1990.
Biên phòng VN đứng gác nhưng quay mặt về phía VN. Đáng nể!
Hình G26. "Km0" "Km0" trong những năm đầu 2000, khi đang xây dựng lại cảnh quan "Hữu Nghị"
và kế hoạch cao tốc Nam-Hữu. Lúc này trên cột còn ghi "Hữu Nghị Quan" và "cây si PVĐ" còn đó
Hình G27. "Km0" mất chữ Quan
"Cây si PVĐ" bị đốn bỏ dã man vào năm 2005. Cột mốc cũng chỉ còn chữ "Hữu Nghị". Đảng CSVN không dám nhận thêm chữ "Quan". Xóa bỏ vĩnh viễn lịch sử để làm vừa lòng đàn anh TC!
Hình G28 "Km0" của VN trơ trọi so sánh với bia đá "Nam Cương Quốc Môn" của
Trung Cộng phía sau. Ở vị trí này ta không còn thấy cổng Nam Quan!
Hình G29 "Km0" trong những ngày năm 2006. Hành lang trắng bên tay phải dẫn vào khu vực Hải quan TC.
Hình G30 Nhìn sang bên phải để thấy rõ hơn cổng đường hầm cao tốc Nam-Hữu và
Cổng kiểm soát của Hải quan TC.
Hình G31 Ngang với "Km0" là giao điểm Quốc lộ 322 (điểm cuối) của TC và Quốc lộ 1A
(điểm khởi đầu) của VN! "Trung Quốc Quốc Đạo 322 Chung Kết Điểm"
Hình G32 Nhìn sang VN. Đi thêm khoảng 100m nữa mới tới Cổng kiểm soát của Hải quan VN.
Khoảng cách "thủ lễ" đã xuống dưới chân Ải Nam Quan trong thời cộng sản. Không còn nằm trước
mặt cổng Nam Quan như ngày xa xưa. Đúng vậy! Ải Nam Quan nào là của VN? Bọn Ô nhục!
Hàng trăm thước đất của Ải Nam Quan là cả một đoạn đường dài hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam,
nơi mà tổ tiên Trung Cộng phải bao lần cay đắng nuốt hận.... Đất biển tổ tiên mất quá dễ dàng!
Đảng CSVN vẫn một mực nói như Trung Cộng, công nhận lãnh thổ bắt đầu từ cột “Km0”.
Đảng CSVN đã chà đạp lên hồn thiêng sông núi, thay ngoại bang thảm sát dân tộc, giết chết lịch sử quê hương!
Hình G33. Vẫn cười đấy! Hèn mọn, bé nhỏ là thế!
Ngày 18-10-2005, Việt cộng TT Nguyễn Tấn Dũng ra đón khách Trung Cộng ngay tại Km0. Ôi, tư cách của một TT? Hai tay xun xoe chào đón quan thầy Trung Cộng. Không ai trong đám cộng sản thời đại này còn "bản lĩnh" đi qua lại Cổng Nam Quan để đón khách như Hồ Chí Minh của những năm 1950. Vẫn cười đấy! Hèn mọn, bé nhỏ là thế!
Hình G34 Ngày 28-12-2005, cao tốc Nam Hữu chính thức khai thông nối
vào khởi điểm Quốc lộ 1A của Việt Nam
Hình G35 Những người dân quê Đồng Đăng bị bắt đứng ra chụp hình
ngay tại giao giới biên cảnh Trung-Việt. Họ đứng trên khởi điểm của QL 1A
như làm nhân chứng cho lịch sử bán nước của Đảng CSVN.
Những khuôn mặt muộn phiền, ngơ ngác.
Hình G36 Ngay cả những đứa bé Trung Cộng mù lòa cũng được nắm tay cho sờ vào
thành tích của cha ông chúng! Còn người Việt Nam? Có ai dám cảm tử cầm
máy ảnh ra chụp tại khu vực này hay không? Thi nhân Bùi Minh Quốc bị cấm cố vì tấm
hình ôm cột mốc Trung-Việt. Nhà báo Điếu Cày có mấy tấm chụp tại Thác Bản Giốc mà giờ
còn nằm trong Chí Hòa. Và tôi cũng từng bị biên phòng VN hành hung khi tay lăm le chiếc
máy ảnh nơi vùng biên cảnh "Hữu Nghị"!
Hình G37 Khách du lịch Trung Cộng thảnh thơi qua lại,
nhàn nhã như ở nhà. Chụp hình ư? Chuyện nhỏ!
Đố tên biên phòng VN nào dám làm khó dễ!
Hình G38 Bước một bước là qua đến VN! Hai con xẩm trong góc có khung là vị trí của Km0 Ô nhục!
Hình G39 Đứng hai chân trên biên giới!
Hình G40 Và ngồi lên "Km0" của bọn Nam man! Chúng ta là chủ nhân của lãnh thổ VN!
Hình G41 Hải quan hai bên Trung-Việt trao đổi công tác tại Km0 (tháng 04-2007)
Hình G42 Những hoạt động của Trung Cộng tại Ải Nam Quan ngày càng rầm rộ, hoành tráng.
Từng đợt học sinh trên các miền được đưa về Hữu Nghị Quan để nghe giáo dục về lòng yêu nước!
"Tổ Quốc Tại Ngã Tâm Trung" (Tổ quốc trong tim ta)
Hình G43 Cựu chiến binh trong chiến trận biên giới Trung-Việt
hành hương Thế hệ nào của Việt Nam sẽ được tường tận sự ô nhục này.
Việc đòi hỏi Trung Cộng trả lại vùng đất thiêng của tổ quốc Việt Nam
không phải dễ dàng! Sẽ lại đổ máu như hàng trăm năm trước!
Hình G44 Tháng 11 năm 2007, kỷ niệm 50 năm thành lập khu tự trị Quảng Tây.
Có cả đại biểu VN tham dự, ngồi trên mảnh đất tổ tiên bị ngoại bang xâm chiếm không biết họ nghĩ gi?
Hay là họ vẫn cười? Vận động trong sạch môi trường biên cảnh Trung-Việt.
Bản đồ VN đã nối vào khu tự trị Quảng Tây!
 
 
Nguồn: Internet E-mail by NN/Lê Đình An chuyển

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link