Friday, May 8, 2015

Con ngựa thành Troie đã trở lại sân khấu, vận nước sẽ đổi thay



On Friday, May 8, 2015 7:55 PM, Truc Nguyen <> wrote:


Con ngựa thành Troie đã trở lại sân khấu, vận nước sẽ đổi thay
Lê Quế Lâm
Tuần qua các thân hữu của Hoa Tự Do có nhận được bài 30/4 và “Con ngựa thành Troie” của Nguyễn Thị Cỏ May. Nội dung chính viết về Thành phần thứ ba hay Lực lượng thứ ba và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam.Trong phần cuối tác giả đề cập đến Con ngựa gổ thành Troie: “Sau 10 năm bao vây, không vào được Thành Troie, quân Hi-Lạp có sáng kiến làm một con ngựa gổ khổng lồ, giấu trong bụng ngựa một số lính tinh nhuệ, đem tới cho Thành Troie như một món quà lớn. Dân Troie nhận quà, mở tiệc ăn mừng, say xỉn ngã lăn ra đất. Lính Hi-Lạp chui ra, chiếm thành, cướp sạch thành Troie, giết hết đàn ông, con trai, bắt hết đàn bà, trẻ con gái làm nô lệ. Khi nói tới “Thành Phần Thứ Ba” trong chiến tranh Việt Nam hay “Mặt trận Giải phóng Miền nam” người ta gọi đó là “Con Ngựa Thành Troie”.
Tác giả kết luận: “Võ Văn Kiệt tỏ ra chia sẻ với bên thua cuộc “Ngày 30/04 có triệu người vui ,có triệu người buồn. Một triệu người buồn thì hãy còn đây. Cón 1 triệu người vui kia, nay còn mấy người vui thật tình? Nhìn dân chúng trong nước ngày nay, sau 40 năm được “giải phóng” thì hiểu”.
Người viết xin góp ý với tác giả vốn là chỗ thân tình, một người anh cùng quê hương (Cần Giuộc) về vai trò của MTGPMN và Thành phần Thứ ba trong việc kết thúc chiến tranh VN năm 1975.
Đầu tháng 9/1960, Đảng Lao động VN triệu tập Đại hội III, phát động chiến tranh giải phóng miền Nam. Ba tháng sau MTGPMN ra đời (20/12/1960). Hơn 4 năm sau, ngày 8/3/1965 HK đưa hai tiểu đoàn TQLC đổ bộ lên Đà Nẵng khởi đầu giai đoạn tham dự trực tiếp vào chiến tranh VN. Hai tháng sau, trong diễn văn đọc tại Đại học John Hopkins (Baltimore, Maryland) TT Johnson tuyên bố HK sẳn sàng thương lượng vô điều kiện với các chính phủ liên hệ dựa trên những hiệp ước cũ hoặc được bổ túc bằng những hiệp ước mới. HK sẽ làm mọi thứ cần thiết để đạt cho bằng được mục tiêu là “nền độc lập của Nam VN được bảo đảm vững chắc để họ có thể hoạch định mối liên hệ riêng của họ đối với các nước khác mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Nơi đây không phải là căn cứ quân sự cho nước nào và cũng không liên minh với nước nào”.

Hôm sau trong kỳ họp Quốc hội khóa 3, TT Phạm Văn Đồng bác bỏ đề nghị hòa bình của Johnson và đưa ra đề nghị 4 điểm của chính phủ VNDCCH: 1-Yêu cầu HK rút quân khỏi MN. 2-Đình chỉ hành động chiến tranh với Miền Bắc. 3-Công việc MN sẽ do nhân dân MN giải quyết theo Cương lĩnh của MTGPMN. 4- Việc thống nhất VN sẽ do nhân dân hai miền tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. Ông Đồng còn khẳng định: “Mọi giải pháp trái với lập trường trên đây đều không thích hợp, giải pháp muốn dùng Liên Hiệp Quốc để can thiệp vào tình hình nước Việt Nam cũng đều không thích hợp”.

Từ đó, HK chỉ còn cách từng bước tăng quân vào miền Nam và mở rộng diện ném bom miền Bắc tùy mức độ xâm nhập của Hà Nội. Đến cuối tháng 10/1966, do đề nghị của tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos, lãnh tụ các nước đồng minh có quân tham chiến ở VN đã gặp giới lãnh đạo VNCH  tại Manila. Họ đưa sáng kiến hòa bình, chấm dứt chiến tranh bằng đề nghị quân ngoại nhập cùng rút khỏi miền Nam VN để nhân dân NVN thực hiện việc hòa giải dân tộc. Đồng thời họ đề xướng việc thành lập Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và đưa ra 2 tuyên ngôn về tự do, hòa bình và tiến bộ ở VN và toàn khu vực Á châu Thái Bình Dương.

Chính quyền BV phủ nhận việc can dự của họ ở MN nên bác bỏ đề nghị song phương rút quân. Trước thái độ cứng rắn của Hà Nội, cuối năm 1966 HK gia tăng các cuộc không tập liên tiếp và dữ dội nhằm vào các mục tiêu quân sự ở ngay khu vực ngoại thành Hà Nội. Ông HCM phải chấp nhận đàm phán. Ngày 21/1/1967 BCH/TƯ Đảng Lao động VN ban hành Nghị quyết 13 mở ra giai đoạn đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị.

Đầu tháng 2/1967, Thủ tướng Liên Sô Kosygin đến Luân Đôn hội đàm với Thủ tướng Anh Wilson. Hai bên lên tiếng yêu cầu HK chấm dứt không điều kiện việc oanh tạc miền Bắc để khởi đầu việc thương thuyết hòa bình. Anh Quốc và Liên Sô là đồng chủ tịch Hội nghị Genève 1954. Ngày 8/2/1967 TT Johnson chính thức gởi đến Chủ tịch HCM lời đề nghị: HK sẽ ngưng ném bom miền Bắc và ngưng tăng cường quân lực Mỹ ở miền Nam VN, nếu BV cũng đình chỉ việc gởi người và vũ khí vào MN. Sau đó Mỹ và BV sẽ tiến hành những cuộc mật đàm để giải quyết vấn đề MNVN.

Trong thư trả lời, ông HCM lập lại đề nghị 4 điểm của Hà Nội, coi đó là cơ sở để giải quyết cuộc chiến ở MN. Ông cho biết “Nước VNDCCH không thể thương lượng dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ. Hoa Kỳ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và hành động chống lại nước VNDCCH, khi đó hai bên mới có thể đàm phán và thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm”.

Từ đó có nhiều nổ lực quốc tế giúp HK và Hànội đến bàn hội nghị, đáng kể nhất là trung gian của Pháp từ tháng 6/1967. Ông Raymond Aubrac (một người CS từng quen biết HCM hồi năm 1946) và Hervert Marcovich -cả hai là khoa học gia Pháp, nhiều lần đi Hànội gặp HCM và TT Phạm Văn Đồng để giúp BV và HK trao đổi những đề nghị. Phía Hànội do đại sứ Mai Văn Bộ ở Paris phụ trách, còn phía HK là Henry Kissinger. Cuộc tiếp xúc kéo dài đến thương tuần tháng 10/1967 thì chấm dứt.

Để đạt thắng lợi trên chiến trường làm cơ sở cho thắng lợi trên bàn đàm phán sẽ diễn ra, từ giữa năm 1967 Hà Nội tích cực chuẩn bị kế hoạch tổng tấn công toàn Miền Nam. Đầu tháng 12/1967 Bộ Chính trị ra nghị quyết: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Đó là cuộc Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968.

Sau này, Thượng tướng Trần Văn Trà nhận xét: “Đi vào tổ chức thực hiện một quyết định lớn như vậy mà Bộ Chính trị chỉ dành cho các cấp ở chiến trường có ba tháng, thật là quá ngắn ngũi”. Ông cho biết mục tiêu đề ra là “Tiêu diệt và làm rã tuyệt đại bộ phận quân đội Sàigòn, đánh đổ chính quyền các cấp và giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân” và “tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ” thì thật là vượt quá nhiều khả năng thực tế ta có. Thứ nhất ta không đủ sức -lực lượng ta chỉ bằng 1/5 của Mỹ và quân đội Sàigòn về bộ binh. Còn không quân, hải quân và cơ giới thì chúng có ưu thế tuyệt đối”… Ông chua chát kết luận: “Như vậy đề ra chủ trương TCK-TKN để giành toàn bộ chánh quyền về tay nhân dân” mà cán bộ và chiến sĩ ta diễn đạt gọn và đơn giản lúc đó là “dứt điểm” thì thật là hoàn toàn không thực tế, không thể thực hiện nổi, vượt quá sức của ta và coi thường khả năng và phản ứng của Mỹ”.   
 
Trong khi Hà Nội tiếp xúc với Mỹ ở Paris và chuẩn bị TCK-TKN ở MN, thì MTGPMN cũng tiếp xúc với Đại sứ Mỹ ở Sàigòn. Lúc bấy giờ Trần Bạch Đằng là Thường vụ Khu ủy T4 Sàigòn-Gia định, phụ trách Bí thư nội thành Sàigòn. Hai mươi năm sau (1988), ông đã dành cho ký giả Úc Clayton Jones (Báo The Christian Science Monitor) một cuộc phỏng vấn về biến cố này. Ông nói: “Chúng tôi bị dồn vào thế phải tổng công kích, dù chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp chính trị khác. Tôi đã thông báo điều này với chính Đại sứ Bunker vào năm 1967 khi chiến tranh sẽ là một điều tất yếu”. Đằng cho biết từ năm 1966 đến 1969, ông đã tiếp xúc nhiều lần với Mỹ để trao đổi tù binh. Chính Bunker đã can thiệp để VNCH trả tự do cho vợ của Đằng (bà Mai Thị Vàng hay Nguyễn Thị Chơn phụ tá của bà Nguyễn Thị Bình tại bàn đàm phán Paris) Trong cuộc phỏng vấn trên, TBĐ còn tiết lộ, mỗi lần muốn gặp Đs Bunker, ông nhắn mật hiệu trên báo “Sao và Sọc” của quân đội Mỹ ở VN, sau đó tòa đại sứ cho xe đến đón trước Tòa Đô chánh Sàigòn.

Ngoài ra, vợ Trần Bửu Kiếm là bà Dược sĩ Phạm Thị Yên cũng được Mỹ phóng thích năm 1967 “để thực hiện một âm mưu chính trị mới”. Ông TBK là trưởng phái đoàn đầu tiên của MTGPMN tại hòa đàm Paris. Bà Dược sĩ Yên là trưởng ban trí vận thành phố Sàigòn bị VNCH bắt khoảng năm 1961, bị giam ở Côn Đảo. Năm 1967, Mỹ đưa bà về Sàigòn vào bệnh viện tư của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, cho gia đình đến thăm nom. Vài tuần sau Mỹ chở bà lên biên giới Tây Ninh, đưa ít tiền ria và bảo: Bà đi thẳng thì lên Pnôm Pênh, có sứ quán của Việt Cộng ở đó. Bà rẽ tay mặt, thì vào chiến khu Việt Cộng. Tùy bà lựa chọn. Bà quyết định lên Pnôm Pênh. Năm 1968, bà xin trở về Nam, được phân công giúp đỡ các nhân sĩ trí thức trong Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ở khu giải phóng. Bà qua đời sau một cơn sốt ác tính hồi 1971.  

Ông Đằng cho biết từ năm 1965, ông cư ngụ ở Sàigòn, có lần ở kế cận nhà Phó Đại sứ HK ở đường Lê Thánh Tôn. Ngoài việc lãnh đạo chung, nghiệp vụ chuyên môn của ông là “trí vận”. Trong cương vị này, ông đã vận động móc nối nhiều giới trẻ, lãnh tụ các phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh như: Hồ Hữu Nhựt, Trần Thiện Trí, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, Lê Quang Lộc, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng… Và một số trí thức tên tuổi Sàigòn như: ông bà Ls Trịnh Đình Thảo, vợ chồng ông Phú hữu Nguyễn Thạnh Cường -một kỹ nghệ gia tên tuổi Sàigòn, Bs Dương Quỳnh Hoa, Gs Nguyễn Văn Kiết, Gs Nguyễn Văn Chì, Gs Lê Văn Chí, Gs Lê Văn Giáp, Ks Lâm Văn Tết, Ks Cao Văn Bổn, Ks Nguyễn Hữu Khương, nhà văn Thiếu Sơn, Thanh Nghị, Lữ Phương, nhà báo Võ Ngọc Thành, Thiên giang Trần Kim Bảng…Đó là một tổ chức ‘đệm’ giữa MTGPDT và các thế lực khác, gọi là “lực lượng thứ ba”. Đây là chủ trương của TBĐ nhằm tranh thủ những ai tán thành độc lập dân tộc, trung lập và hòa bình ở MN. Một số đã thành lập “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN”. Tổ chức này có lập trường tương tự MTGPMN là tạo dựng một MN hòa bình, trung lập.  

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân được CS gọi là “Tổng công kích & Tổng khởi nghĩa” (TCK & TKN): Lực lượng vũ trang đảm nhận việc TCK. Còn “Liên minh các lực lượng…” kêu gọi nhân dân tổng nổi dậy cùng quân giải phóng giành chính quyền. Tại khu Sàigòn-Gia định, Liên minh do Gs Lê Văn Giáp làm chủ tịch và sinh viên Hồ hữu Nhựt phó chủ tịch. Ủy ban Nhân dân Cách mạng do Gs Nguyễn Văn Chì làm chủ tịch và Dược sĩ Phạm thị Yên phó chủ tịch. Đến ngày 10/4/1968, Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN ra đời do Ls Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, Hoà thượng Thích Đôn Hậu và Ks Lâm Văn Tết đồng phó chủ tịch Ngày 8/6/1969 Liên minh kết hợp với MTDTGP thành lập Hội đồng Cố vấn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN.
Được Mỹ cam kết sẽ “án binh bất động” để Lực lượng vũ trang GPMN dốc toàn lực vào cuộc TCK-TKN khắp các thị trấn, đô thị miền Nam trong khi QLVNCH hưu chiến trong những ngày Tết cổ truyền. Nếu quả thật MTGPMN sự ủng hộ của dân chúng, tổng nổi dậy giành được chính quyền thì HK sẳn sàng rút quân để MTGP quản lý công việc MN theo cương lĩnh của họ. Nếu không thắng, MTGP sẽ cùng chính quyền Sàigòn đàm phán, giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình.

Trong mấy tháng đầu của cuộc đàm phán bốn bên, Hànội vẫn chưa có giải pháp nào mới cho vấn đề MN. Họ vẫn căn cứ vào lập trường 4 điểm đề ra từ 8/4/1965. Còn MTGP thì dựa vào cương lĩnh ngày 20/12/1960 do Hànội soạn thảo: đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút quân và từ bỏ chính quyền Sàigòn.

Bất ngờ, ngày 7/5/1969 trong cuộc mật đàm với Xuân Thủy, đại sứ Lodge cho biết sẽ đề nghị một giải pháp mới cho vấn đề MNVN theo như tuyên bố của ông Trần Bửu Kiếm (MTGP) trong phiên họp thứ 14 ngày 26/4/69: “Tổng tuyển cử tự do có thể mở đường cho một cuộc thảo luận bổ ích và đề nghị MTGP nói chuyện thẳng với Sàigòn”.    
Lúc bấy giờ, thực lực của MTGPMN ngày càng suy yếu: lực lượng vũ trang hầu như bị nướng sạch trong ba đợt tổng công kích hồi năm 1968, hạ tầng cơ sở bị đánh bật khỏi nông thôn, số lực lượng vũ trang còn sót lại phải chạy sang bên kia bên giới Miên. Thượng tướng Trần Văn Trà đã nhận định: “Trong Tết Mậu Thân, ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu cao quá sức thực tế ta có. Nghĩa là ta không dựa vào sự tính toán khoa học, cân nhắc sâu sắc mọi yếu tố mà có phần ảo tưởng dựa vào sự mong muốn chủ quan. Chính vì vậy chúng ta đã phải chịu một hy sinh thiệt hại lớn lao về sức người, sức của, đặc biệt là cán bộ các cấp, làm cho sức ta yếu xuống rõ rệt. Sau đó không những ta không giữ được tất cả các thành tựu đã đạt được mà còn chịu muôn vàn khó khăn tiếp theo trong những năm 1969-1970”.

Trong tình thế đó, lập trường mới của MTGPMN rất mềm dẻo, khác xa nhiều với Cương lĩnh 10 điểm trước đây. Họ không còn đòi giải quyết công việc nội bộ MN theo cương lĩnh của họ, mà sẽ do nhân dân MN tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Và “trong thời gian từ khi hòa bình đươc lập lại cho đến khi tổng tuyển cử không một bên nào được cưỡng bức nhân dân miền Nam VN phải chấp nhận chế độ chính trị của mình” (điểm 4 & 5). Ngày 8/6/1969, MTGPMN kết hợp với Liên minh của Ls Trịnh Đình Thảo thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MNVN. Sau đó, Trần Bửu Kiếm, trưởng phái đoàn CP/CMLT công bố toàn văn “Lập trường 10 điểm” ngày 8/5/1969 trong một phiên họp công khai tại hội nghị bốn bên.

Mấy ngày sau, trong cuộc mật đàm, Kissinger nói với Lê ĐứcThọ: khi TT Phạm Văn Đồng đưa ra “lập trường 4 điểm” ngày 8/4/1965 để trả lời đề nghị đàm phán của TT Johnson, tổng thống Mỹ chấp nhận ba điểm. Duy chỉ có một điểm, HK không thể chấp nhận, đó là nội dung điểm 3: “Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của MTGPMN, không có sự can thiệp bên ngoài”. Từ đó đến nay quý vị vẫn duy trì “lập trường trước sau như một của nước VNDCCH”, nay cương lĩnh của MTGPMN đã thay đổi. Chúng tôi thấy lập trường 10 điểm của Chính phủ CMTL có nhiều điểm trùng họp với kế hoạch hòa bình 8 điểm của HK. Hai bên HK và VNDCCH có thể dung hòa hai đề nghị trên để kết thúc chiến tranh. Kế hoạch 8 điểm của Mỹ được TT Nixon trình bày trên hệ thống truyền hình ngày 14/5/1969: Mỹ muốn rút quân nhanh chóng, không muốn tìm kiếm căn cứ quân sự ở NVN, hai bên cùng rút quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định để nhân dân miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. HK đồng ý để MTGPMN tham gia vào đời sống chính trị ở NVN, tham gia vào tổng tuyển cử tự do có giám sát và kiểm soát quốc tế.

Từ đó cuộc đàm phán Paris đi thẳng vào vấn đề chính là giải quyết cuộc chiến tại miền Nam VN. Sau này, ông Lưu Văn Lợi phụ tá Lê Đức Thọ tiết lộ: “Đây là một bất ngờ” mà Hànội không tiên liệu vì lập trường mới của MTGPMN. Từ trước đến giờ, trên bàn đàm phán chỉ có hai kế hoạch giải quyết vấn đề VN. Mỹ với hai điểm chủ yếu là quân miền Bắc cùng rút với quân Mỹ và giữ chính quyền Sàigòn. Còn phía VNDCCH thì đòi giữ quân miền Bắc ở lại MN sau khi Mỹ rút, xóa bỏ chính quyền Sàigòn”. Nay lập trường 10 điểm của Chính phủ CMLT chủ trương liên hiệp giữa hai chính phủ ở miền Nam. Hànội nhận xét: “Mỹ đang có ưu thế ở MN và tất nhiên muốn giải quyết vấn đề trên thế mạnh. Phía VN phải chờ đợi thời cơ. Cần có thời gian để khôi phục lại tình thế cách mạng và chiến tranh nhân dân ở MN”. Họ phê phán MTGP: “Ngay trong vấn đề chính phủ liên hiệp đưa ra trong hoàn cảnh hạ tầng cơ sở của ta tan rã như lúc đó, nếu địch nhận ra thì có thể cũng là một khó khăn cho ta

MTGPMN mong muốn trung lập MN, điều này phù hợp với chủ trương của Mỹ. Miền Nam trung lập là giải pháp duy nhất giúp MN tự do tồn tại sau khi Mỹ kết thúc chiến tranh. Còn CS Bắc Việt chủ trương “vừa đánh vừa đàm” để gia tăng lực lượng xâm nhập vào Nam, củng cố sức mạnh, chờ đợi thời cơ đánh chiếm Miền Nam. Theo Lê Tùng Minh một cán bộ Việt Minh từ thời Thanh niên Tiền Phong đến Nam bộ kháng chiến và MTGPMN tiết lộ: Cuối năm 1969, Lê Duẫn triệu Trần Bạch Đằng ra Hànội báo cáo tình hình. Lúc bấy giờ vùng “nông thôn giải phóng” thuộc quyền kiểm soát của MTGPMN gồm ¾ nông thôn Nam Bộ, đã bị liên quân Việt Mỹ tái chiếm và bình định gần hết. Từ Hànội trở về, với tư cách Bí thư Khu ủy T4, TBĐ triệu tập hội nghị Bình Giã 5, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Linh –Phó bí thư TWCục. Lúc này Phạm Hùng (Bảy Hồng) phụ trách Bí thư. Trong báo cáo chính trị, TBĐ nêu hai vấn đề về tư tưởng có tầm chiến lược trong công tác lãnh đạo giải phóng đô thị:

- Một là, trong nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, bản chất của giai cấp công nhân đã biến chất, không còn đóng vai trò tiền phong, lãnh đạo phong trào cách mạng ở đô thị như trước năm 1945 nữa. Chủ lực quân của phong trào cách mạng ở đô thị hiện thời, qua thực tiễn đấu tranh từ 1955 đến nay đã cho thấy: học sinh-sinh viên, thanh niên các tầng lớp nói chung không phân biệt giai cấp, tôn giáo là quân chủ lực của phong trào cách mạng đô thị. Trí thức và tôn giáo yêu nước là lực lượng liên minh rất quan trọng trong công cuộc giải phóng đô thị.

  - Hai là, tư tưởng chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị” của Mao Trạch Đông, đã lỗi thời đối với tình thế cách mạng giải phóng của miền Nam hiện nay! Nông thôn giải phóng của chúng ta hiện đã nằm trong sự kiểm soát của địch, làm gì có nông thôn giải phóng để bao vây thành thị? (cả hội trường vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt đối với luận điểm này)

TBĐ bị Nguyễn Văn Linh phê phán “đã phạm sai lầm hữu khuynh rất nghiêm trọng về mặt tư tưởng lãnh đạo của Đảng”, cụ thể như: Một là, coi thường vai trò tiền phong và lãnh đạo của giai cấp công nhân. Hai là, coi trọng vai trò của trí thức, sinh viên học sinh và tôn giáo, thậm chí đưa “thành phần không có lập trường kiên định” lên vai trò xung kích. Ba là xa rời “tư tưởng chiến lược” có tính kinh điển trong cách mạng giải phóng miền Nam: “lấy nông thôn bao vây thành thị”, cũng có nghĩa là không triệt để chấp hành đường lối cách mạng giải phóng miền Nam của Đảng”.

TBĐ phản bác: “Tôi nói thật lòng với các đồng chí có mặt trong cuộc họp bất thường không theo nguyên tắc dân chủ này rằng: mấy hôm nay tôi đã suy xét cặn kẽ những lời phê phán của đồng chí Mười Cúc, và cuối cùng tôi khẳng định trên tinh thần khách quan là, tôi không phạm sai lầm như những lời phê phán nặng mùi Bảo thủ Cực tả và Giáo điều chủ nghĩa của đồng chí Mười Cúc! Tôi quyết bảo lưu ý kiến này”. Phát biểu xong, TBĐ tự động bỏ cuộc họp trước khi hội nghị bế mạc. Sau đó, theo đề nghị của Nguyễn Văn Linh, Thường vụ TWC quyết định hạ chức TBĐ từ Bí thư xuống Phó bí thư Thứ hai. Nguyễn Văn Linh thay Đằng giữ chức Bí thư, Mai Chí Thọ -Phó bí thư thứ nhất. Đến đầu năm 1972, TBĐ bị mất luôn chức Phó bí thư thứ hai, bị rút về TWC để kiểm thảo tư tưởng hữu khuynh đã phạm trong thời gian lãnh đạo Đặc khu ủy T4. (Hết phần trích dẫn bài của Lê Tùng Minh: TBĐ một người CS đa tài, nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời)

Lúc Trần Bạch Đằng bị hạ bệ cũng là thời điểm Thành phần Thứ ba ra đời. Đây là những trí thức có tinh thần dân tộc, mong muốn hòa bình, nên họ chống TT Thiệu, không ưa Mỹ và dĩ nhiên không chấp nhận CS. Từ khi HĐ Paris ra đời, HK chuẩn bị rút khỏi MN, họ muốn MN trung lập thì chế độ tự do mới tồn tại. Lực lượng thứ ba càng phát triển mạnh qua các hoạt động hòa giải hòa hợp dân tộc do một nhân sĩ Phật giáo cầm đầu -Giáo sư Vũ Văn Mẫu cựu Ngoại trưởng, sau đó được sự ủng hộ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền -một nhân sĩ Công giáo cựu Chủ tịch Thượng Nghị Viện. Luật sư Trần Ngọc Liễng thành lập “Tổ chức đòi thi hành HĐ Paris” được sự tán đồng của ông Triệu Quốc Mạnh, chánh biện lý Sàigòn. Theo tinh thần HĐ Paris 1973, Hội đồng Quốc gia Hòa giải& Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau: VNCH, Cộng hòa MNVN và Thành phần Thứ ba sẽ đứng ra tổ chức cuộc tuyển cử tự do dân chủ để người dân thực hiện quyền tự quyết của họ.  

Ngày 21/4/1975 TT Thiệu từ chức. Hai hôm sau, TT Ford tuyên bố cuộc chiến VN đối với Mỹ đã chấm dứt. TT Trần văn Hương cử Nguyễn Xuân Phong Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm cùng Đại sứ Pháp Merillon đến Hà Nội thảo luận việc thi hành HĐ Paris. Bắc Việt từ chối, họ chỉ thảo luận với cựu Đại tướng Dương Văn Minh lãnh tụ Thành phần thứ ba. Quốc hội VNCH biểu quyết đưa ông Minh làm tổng thống. Ông cử Phó TT Nguyễn Văn Huyền vào trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất gặp Đại diện CSBV. Họ cho biết thời gian thương thuyết đã qua, VNCH phải đầu hàng. Ông Minh mời đại diện Chính phủ Lâm thời Cộng hòa MNVN vào Sài Gòn để ông bàn giao chính quyền MN. Không một nhân vật MTGPMN nào xuất hiện, chỉ thấy quân CSBV buộc ông phải đầu hàng vô điều kiện. 

Ngày 30/4/1975 được ký giả nổi tiếng thân Cộng là nhà văn Jean Larteguy ghi lại trong quyển “L’Adieu Saigon”: “Sàigòn không được giải phóng. Nó bị một đạo quân xa lạ từ miền Bắc đến chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng tôi 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy…Này anh bộ đội, anh đội mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra cũng giống như bọn lái xe tăng Sô Viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở Budepest, ở Berlin. Anh từ đâu tới? Từ Hànội, từ Hànội…

Bốn mươi năm sau ngày 30/4/2015, con ngựa gổ thành Troie trở thành con ngựa “chứng” trở lại sân khấu, thủ vai chính trong ván cờ chính trị. Đó là TT Nguyễn tấn Dũng, ông vừa được phiếu tín nhiệm cao cao nhất của Ban Chấp hành TƯ Đảng, vì thế ông thay mặt Đảng đọc diễn văn chào mừng ngày chiến thắng 30/4/1975.

Trong diễn văn, TT Nguyễn Tấn Dũng lập lại những lập luận của Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc trong ngày mừng Chiến thắng 15/5/1975 tại vườnTao Đàn Sàigòn như: “Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam VN thành căn cứ quân sự của Mỹ. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”.  “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc bằng sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”. “Chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Sô, Trung Quốc”…Nhưng 40 năm sau, tình thế đã đảo ngược. LS đã tan rã từ lâu. HK trở thành siêu cường duy nhất. Còn TQ đã tấn công dạy cho CSVN một bài học vì vong ân bội nghĩa hồi tháng 2/1979. Các nước XHCH Đông Âu cũng không còn. Chỉ có Cuba, Lào và Campuchia gởi người đến tham dự. Cuba đang bình thường hóa bang giao với Mỹ. Còn Lào và Campuchia thì “Tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương” không còn nữa, hai nước này đứng về phía Bắc Kinh trong tranh chấp biển đảo giữa VN và TQ.

Đối với HK, 10 năm sau biến cố 30/4/1975, Nguyễn Cơ Thạch Uỷ viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã nhận xét: Mỹ không muốn biến VN thành thuộc địa, Mỹ xâm lược VN để ngăn chặn sự bành trướng của LS và TC. Còn Trần Bạch Đằng trong bài Tổng luận về MTGPMN xuất bản năm 1992 đã viết: “Chế độ thực dân kiểu mới với tham vọng biến miền Nam VN thành một tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do kiểu Mỹ ở Đông Nam Á”. Và mới đây ông Phạm Đình Trọng cựu Đại tá Quân độ NDVN đã nhận xét: Năm 1965, quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam…không có mục đích xâm lược, không đánh chiếm lãnh thổ mà chỉ làm trách nhiệm của một đồng minh và làm trách nhiệm của một nước lớn bảo đảm một thế giới ổn định, công bằng, bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ của con người, ngăn chặn thảm họa cộng sản đang như bệnh dịch nhấn chìm thế giới vào hận thù đấu tranh giai cấp, vào bạo lực chuyên chính vô sản và nô dịch con người “.

Lập luận bêu xấu Mỹ của NTD làm vừa lòng giới lãnh đạo CS lão thành các cựu chiến binh, nhưng sẽ tạo cho TBT Nguyễn Phú Trọng vào tình huống khó xử trong chuyến đi Mỹ sắp tới. Giả sử, TT Obama đặt câu hỏi: Mới đây TT Nguyễn Tấn Dũng vừa chữi Mỹ nay ông Tổng Bí thư đến đây ông còn lời nào chữi Mỹ nữa hay không? Chả lẽ ông Trọng trả lời: NTD chữi Mỹ còn “Chúng tôi biết thế nào là nước Mỹ, thế nào là nhân dân Mỹ và vai trò của Mỹ trên thế giới như thế nào. Chúng tôi chủ trương phải có một giai đoạn mới, tốt hơn trong quan hệ của chúng ta”. (Gorbachev trả lời tạp chí Time của Mỹ ngày 28/8/1985)

Còn đại thắng mùa Xuân 1975 thì CSVN đã thắng ai? Họ chiến thắng những người miền Nam yêu chuộng hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc, chiến thắng những lính MN đã buông súng và sau đó dứt điểm MTGPMN một cách không thương tiếc. Kỹ sư Trương Như Tảng, Ủy viên TƯ/MTGPMN, Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa MNVN đã bày tỏ sự bất mãn khi CS chiến thắng MN: “Hàng trăm ngàn người của quân đội và chính phủ Sàigòn đã bị bắt giam vào các trại cải tạo. Hàng triệu thường dân đang sinh sống ở Sàigòn và nhiều nơi khác tại miền Nam VN bị cưỡng bức phải bỏ nhà cửa, tài sản, để đi về các vùng kinh tế mới xa xôi hẻo lánh, một quyền lực sắt thép bao trùm khắp nước VN”.

Về MTGPMN, Tảng chua chát cho biết thêm “lúc thắng trận cũng là lúc Cộng sản bắt đầu loại bỏ MTGPMN. Trong buổi tiệc đơn sơ được tổ chức vào năm 1977 để chính thức giải thể MTGPMN, đảng CS và chính quyền Hà Nội không thèm cử đại diện đến tham dự. Đó là một cử chỉ miệt thị xem thường những quy tắc về chủ nghĩa quốc gia mà những ngườ Việt “thân” Cộng đã hết lòng tôn sùng, một chủ nghĩa mà các quốc gia trong cộng đồng Thế giới Tự do đã dốc hết lòng vả bằng mọi giá để giữ lấy nó”.

Ngày 30/4/1975, ông Võ Văn Kiệt nói: “Có triệu người vui, có triệu người buồn”. Ngày nay, triệu người buồn vẫn buồn, còn triệu người vui có lẽ không thể nào vui được nữa mà còn xấu hổ.

Câu nói của HCM “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”; “thành công, thành công, đại thành công” chính là khẩu hiệu của Quốc tế CS: “Vô sản các nước đoàn kết lại”; chớ không phải đoàn kết với dân tộc vì mục tiêu của CS là giai cấp đấu tranh là hận thù dân tộc. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, thế giới chứng kiến “Vô sản các nước đánh nhau”, đưa QTCS đến chỗ tan rã. Câu nói của HCM, đối với Quốc tế CS đã đổi lại: “Chia rẽ, chia rẽ, đại chia rẽ” và “Thất bại, thất bại, đại thất bại”. Còn đối với dân tộc thì qua cải cách ruộng đất ở miền Bắc, thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế và đày ải cướp của nhân dân miền Nam sau 1975, câu nói của ông Hồ nên đổi lại “Hận thù, hận thù, đại hận thù” và “Thức tỉnh, thức tỉnh, đại thức tỉnh”

Hội nghị TƯ 10 đã xác nhận vai trò lãnh đạo của NTD và khẳng định “lấy dân là gốc” và quyền lợi quốc gia dân tộc là tối thượng. Bốn mươi năm trước, diễn văn mừng đại thắng của Tổng bí thư Lê Duẩn là để Tổng kết chặng đường thắng lợi của Đảng CSVN trong Đại hội IV tháng 12/1976. Còn diễn văn chào mừng đại thắng của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày nay là Tổng kết chặng đường thất bại để Kết thúc vai trò lịch sử của Đảng CSVN. Công việc kế tiếp của thủ tướng là đưa Dự Luật Trưng Cầu Ý Dân đến các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết trong kỳ họp Quốc hội thứ 9 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây. Rồi đây người dân sẽ trực tiếp quyết định việc thay đổi thể chế mà TT Nguyễn Tấn Dũng đề cập từ đầu năm 2014.  

 Lê Quế Lâm
(Sydney 08/5/2


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tưởng Năng Tiến: Chút Lính Miền Nam





Tưởng Năng Tiến: Chút Lính Miền Nam
(VienDongDaily.Com - 06/05/2015)
 Tưởng Năng Tiến
Chút Lính Miền Nam
“Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa!”
(Lê Phú Khải)

Bạn tôi, tất cả, đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều ... cố “tật!” Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn từ lâu rồi!
Trung Úy Trần Hoài Thư vẫn thản nhiên đưa quân Qua Sông Mùa Mận Chín. Đại Úy Phan Nhật Nam vẫn cứ la hét um xùm qua máy truyền tin (giữa Mùa Hè Đỏ Lửa) như thể là cái mùa Hè năm 1972 đó vẫn còn kéo dài đến bây giờ, dù hơn 40 năm đã lặng lẽ trôi, với cả đống nước sông – cùng nước suối, nước mưa, nước mắt... – đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống.
Sau khi cạn mấy đầy, rồi đầy mấy ly cạn (và sau màn trình diễn “một ngàn bài Bolero”) tôi hay xin "trân trọng tuyên bố cùng toàn thể các chiến hữu các cấp" rằng :
- Ai viết cái gì tôi cũng đọc tuốt luốt, trừ hai vị thẩm quyền (nhí) này thì khỏi!
- Sao vậy cà?
- Bởi vì thơ với văn của hai ổng có nhiều câu mà “lỡ” đọc một là nó bị kẹt luôn trong đầu, gỡ không ra, nên tui không dám đọc thêm nữa:
Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẩng
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm
...
Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
một nơi nào hơn ở Việt Nam ?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam?
Trần Hoài Thư (“Ta Lính Miền Nam”)
 

Không chỉ bi tráng, bi hùng, hay bi phẫn mà (đôi khi) người lính miền Nam còn phải đối diện với lắm nỗi bi thương:
 “Tôi đi vào ngôi nhà đang âm ỉ cháy, những chiếc cột lớn lỏng chỏng hỗn độn bốc khói xám... Một người đàn bà áo trắng quần đen tay ôm chiếc lẵng mây trước ngực ngồi im trên nền gạch đôi mắt nhìn thẳng ngơ ngác. Thấy chúng tôi đi vào chị ta đứng dậy, đứng thẳng người như pho tượng, như thân cây chết với đôi mắt không cảm giác. Thằng bé theo tôi cùng cùng tên hiệu thính viên lẻn ngay vào bếp kiếm thức ăn. Tôi đi đến trước chị đàn bà...
“ Làm gì chị ngồi đây, không biết đang đánh nhau sao?

“Im lặng, đôi mắt ngơ ngác lóe lên tia nhìn sợ hãi. Bỗng nhiên chị ta đưa thẳng chiếc lẵng mây vào mặt tôi, động tác nhanh và gọn như một người tập thể dục. Sau thoáng ngạc nhiên tôi đưa tay đón lấy... Hai bộ áo quần, chiếc khăn trùm đầu, gói giấy nhỏ buộc chặt bằng dây cao su. Mở gói, hai sợi giây chuyền vàng, một đôi bông tai.
“ Của chị đây hả? - Vẫn im lặng. Nỗi im lặng ngột ngạt, lạ lùng.
“ Con mẹ này điên rồi thiếu uý, chắc sợ quá hóa điên...
“Tên lính xua tay đuổi người đàn bà đi chỗ khác. Lạnh lùng, chị ta xoay người bước đi như xác chết nhập tràng.
“Chị kia quay lại đây tôi trả cái này... Tôi nói vọng theo.
“Người đàn bà xoay lại, cũng với những bước chân im lặng, trở về đứng trước mặt tôi nhưng đôi mắt bây giờ vỡ bùng sợ hãi, vẻ hốt hoảng thảm hại làm răn rúm khuôn mặt và run đôi môi... Chị ta còn trẻ lắm, khoảng trên dưới hai bảy, hai tám tuổi, da trắng mát tự nhiên, một ít tóc xõa xuống trán làm nét mặt thêm thanh tú.
“Tôi đưa trả chiếc lẵng mây, chị đàn bà đưa tay đón lấy, cánh tay run rẩy như tiếng khóc bị dồn xuống. Chiếc lẳng rơi xuống đất, hai cánh tay buông xuôi mệt nhọc song song thân người. Dòng nước mắt chảy dài trên má. Tôi hươi mũi súng trước mặt chị ta:
“ Ngồi đây! Tôi chỉ nòng súng vào bực tam cấp. Khi nào tụi tôi đi thì chị đi theo... Tại sao khóc, nhặt vàng lên đi chứ... Im lặng, chỉ có nỗi im lặng kỳ quái, thân thể người đàn bà cứ run lên bần bật, nước mắt ràn rụa... Từ từ chị đưa bàn tay lên hàng nút áo trước ngực...
“Không! Không thể như thế được, tôi muốn nắm bàn tay kia để ngăn những ngón tay run rẩy đang mở dần những hàng nút bóp để phơi dưới nắng một phần ngực trắng hồng! Không phải như thế chị ơi... Người đàn bà đã hiểu lầm tôi...

“Chị ta không hiểu được lời nói của tôi, một người Việt Nam ở cùng trên một mảnh đất. Chị ta tưởng tôi thèm muốn thân xác và đòi hiếp dâm! Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, một tên sĩ quan hai mươi mốt tuổi làm sao có thể biết đời sống đầy máu lửa và đớn đau tủi hổ đến ngần này.
“Tôi đi lính chỉ với một ý nghĩ: Đi cho cùng quê hương và chấm dứt chiến tranh bằng cách góp mặt. Thê thảm biết bao nhiêu cho tôi với ngộ nhận tủi hổ này...”
(Phan Nhật Nam. Dấu Binh Lửa. Sài Gòn: Hiện Đại, 1969).

Ở thời điểm này, có lẽ, Phan Nhật Nam không hề biết rằng “sự ngộ nhận đớn đau tủi hổ” của dân chúng với những người lính miền Nam chả phải là “ngẫu nhiên” đâu. Nó đã được đối phương chuẩn bị rất kỹ, và tuyên truyền rất công phu – theo như nhận xét (gần đây) của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Ngày xưa ở miền Bắc VN, tôi đoán người ta tuyên truyền nói xấu về chế độ miền Nam VN dữ lắm. Bộ máy tuyên truyền ngoài đó đã thành công gieo được vào đầu óc của người dân thường rằng chế độ Mĩ Nguỵ rất ác ôn; lính Nguỵ chỉ đánh thuê, rất ác ôn đến nỗi họ ăn gan uống máu người...”

Và đây cũng chả phải chỉ là chuyện “ngày xưa ở miền Bắc” đâu. Sau khi thắng cuộc “bộ máy tuyên truyền” vẫn tiếp tục bôi bẩn và xỉ nhục những người lính miền Nam, như thể họ vẫn còn là những kẻ thù ác độc và nguy hiểm.
Rảnh, thử xem qua vài đoạn trong một truyện ngắn (“Chuyện Vui Điện Ảnh”) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bà viết viết về “tai nạn nghề nghiệp” xảy đến cho một tài tử nghiệp dư, chỉ vì lỡ thủ vai một thằng lính miền Nam:
“Chú Sa diễn vai thiếu úy Cón (nghe cái tên thôi cũng thấy ghét rồi), một tên ác ôn giết vợ, hãm hại vợ người, tàn sát trẻ nít, huênh hoang phá xóm phá làng, sau chết vì bị chó điên cắn...

“Khi chú mặc bộ đồ rằn ri vô mình rồi, ông đạo diễn không chê vào đâu được. Long Xưởng hô máy một cái là nét mặt chú Sa lạnh như người chết, con mắt trắng dã, lừ đừ, nụ cười bí hiểm. Lúc quay cận cảnh khuôn mặt chú còn ghê nữa, da sần sùi, u uẩn như da cóc, tay chân đầy lông lá, cái răng cửa gãy chìa ra một nụ cười chết chóc với lỗ trống sâu hun hút.
“Hồi đầu mọi người còn khen chú mặc bộ đồ mắc toi đó coi oai thiệt, nhưng rồi sau đó nín bằn bặt, người ta quên chú Sa ở hẻm Cựa Gà đi, chỉ còn lại thằng Cón ác ôn. Thằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ Đảng mình đang mang thai.
“Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ, cầm bằng đã giết chị ta. Phim bạo liệt, trần trụi. Thằng Cón chết, nó cũng không chết bình thường như người ta, nó chết trong dằn vặt.
“Cái mặt lạnh tanh gớm ghiếc của nó co giật méo xệch, bọt mép sùi sụt. Nó cắn vô mấy thằng lính đứng quanh nó. Điên dại tới lúc bị bắn chết. Mọi người theo dõi thằng Cón chết, vừa hể hả vừa ghê tởm...

“Chú Sa vẫn tiếp tục đi về trên con hẻm hẹp te mà nghe trống vắng thênh thang. Tụi con nít nghe tiếng xe đạp chú tè tè lọc cọc thì chắc mẩm đứa nào đứa nấy mặt xanh mặt tím chạy vô nhà trốn. Tụi nó hỏi nhau: "ổng đi chưa?", cũng tại má tụi nó nhát hoài, lì lợm, không ăn cơm là bị chú Sa ăn thịt. Rõ ràng là ấn tượng về thằng thiếu úy Cón mạnh mẽ quá sức tưởng tượng, rõ ràng là người ta bị giật mình bởi tội ác.
“Bà con ngại ngần ác cảm giạt xa chú ... Chú Sa thấy đây đúng là một tai nạn ...”
Cái “tai nạn” riêng của Chú sa chỉ xảy ra trong phạm vi của một con hẻm nhỏ và sẽ không kéo dài lâu. Còn hàng triệu thằng lính miền Nam thật – cùng vợ con, thân nhân của chúng – không chỉ phải chịu đựng sự “ngại ngần ác cảm” của đám đông mà còn bị Nhà Nước Cách Mạng kỳ thị (và miệt thị) không biết đến bao giờ!

Mãi cho đến ngày 2 tháng Năm 2014, người ta mới nghe một viên chức ngoại giao của phe thắng cuộc, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, nói đôi lời tử tế:
“Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ.”
Và đó cũng chỉ là sự tử tế ngoài miệng! Ngày 12 tháng 4 vừa qua, công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ và buộc tội (“gây rối trật tự công cộng”) một số thanh niên đã mặc quân phục hay áo thun màu đen có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, trong cuộc tuần hành vì cây xanh ở Hà Nội.
 
Các bạn trẻ mặc áo thun đen có biểu tượng QLVNCH. ( Nguyễn Lân Thắng)

Hai tuần sau, sáng 27/4/2015, công an quận Hoàn Kiếm đã kết hợp với công an Nghệ An khám xét nhà của anh Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) tịch thu quân phục lính VNCH của anh Dũng.
Việc gì mà phải hốt hoảng đến nỗi “khám nhà,” “tịch thu” và “vu vạ” tội trạng cho vài thanh niên chỉ vì y phục mà họ mặc trên người như thế? Chả lẽ cái chế độ hiện hành có thể bị rung chuyển chỉ bởi vài cái áo (“thun màu đen, có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà”) sao?

Hơn nửa thế kỷ tuyên truyền lừa gạt, bôi bẩn, miệt thị những kẻ thua cuộc (bộ) chưa đủ nguôi ngoai thù hận hay sao? Nắm trọn quyền bính của cả một nhà nước trong tay mà sao có thể hành sử một cách đê tiện, và tiểu tâm đế́n thế?

Dù thế, thời gian đã không đứng về phe thắng cuộc, và đã dần hé mở dần chân dung của những người lính miền Nam:
“Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ ra
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm”
(Lê Phú Khải)
Nguồn : Viẽn Đông nhật báo on line
Tưởng Năng Tiến



__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Thursday, May 7, 2015

Nghĩ về chuyện cầm bút và bồi bút


Nghĩ về chuyện cầm bút và bồi bút

Viết Từ Sài Gòn
2015-05-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_DM-Hkg10172879.jpg
Nhiếp ảnh gia chiến tranh Việt Nam Đinh Quang Thanh, 80 tuổi, đang đưa hình ảnh máy bay trực thăng Mỹ bị rơi trên đường phố Sài Gòn vào ngày 30/4/1975 trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại Hà Nội hôm 25/3/2015
AFP photo
Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí Thế Giới, báo chí ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều nhân vật “gương mẫu”, tiêu biểu, từ các đồng chí cựu chiến binh xuất hiện trên truyền hình với những chuyện xuất thần cho đến các đồng chí xuất hiện trên báo, nếu không xuất thần thì cũng xuất chúng, nói chung là xuất…!
Câu chuyện đầu tiên phải nói đến đồng chí Lái, một cựu quân nhân Bắc Việt, từng có thành tích đang bị thương nhưng thấy địch tới, liền xé vải băng vết thương ngay tức thời và nhờ một đồng chí trinh sát kéo giùm khẩu 37mm Cannon tới để tiếp tục chiến đấu.
Cái hay ở chỗ loại súng này phải được một tổ tám người nam và mười đến mười hai nữ thanh niên xung phong vừa hè vừa kéo theo từng nhịp mới có thể di chuyển được bởi nó có trọng lượng trên 2000kg khi đứng không và có thể lên đến trên 2500kg khi mang cơ số đạn bên mình nó. Vậy mà một đồng chí trinh sát đã nhanh chóng kéo bốn khẩu lại vị trí chiến đấu để đồng chí Lái cho “nổ”. Kết quả là có mấy tên địch nữa đi toi!
Chuyện này khá buồn cười bởi nó không thể có thật, người ta nổ đến mức một ông lính Cộng sản có thể ngang với thần thánh, trong phút chốc làm Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng thời đại bây giờ không phải như ngày xưa mà khó tìm kiếm thông tin để đọc, để biết về đặc điểm cũng như tính năng của loại vũ khí tương đối cũ hoặc phổ biến nào đó như 37mm Cannon. Vậy mà anh nhà báo tác giả bài viết vẫn hồn nhiên viết bài, gửi đăng và người biên tập, đặc biệt là đồng chí tổng biên tập vốn dĩ có thói quen săm soi từng chữ cũng hồn nhiên cho đăng. Bài hot mà!
Kết quả là câu chuyện chém gió này gây trò cười cho không ít người và một lần nữa nó làm nhiều người cảm thấy buồn, thậm chí tổn thương bởi sự trung thực đã biến mất (chí ít là) trong người cầm bút (này). Bởi vô hình trung, một cách hết sức tự nhiên, một lần nữa, khái niệm bồi bút lại được nhắc đến, nó cho thấy người cầm bút không những cẩu thả, thiếu lòng tự trọng mà còn thiếu cả những kiến thức rất cơ bản trước khi xây dựng một câu chuyện (dù là chuyện để tô son, trét phấn).
Đương nhiên, trong cái buồn cũng có cái vui, bởi lẽ, qua đó, độc giả một lần nữa xác tín về những gì họ hoài nghi, nhìn thấy ở giới cầm bút nhà nước, họ không còn phải phân vân hay lưỡng lự trong chuyện có nên chọn  thông tin báo chí nhà nước để làm tiêu điểm truyền thống trong cuộc sống hằng ngày hay không? Và nhiều người chắc chắn đã có câu trả lời dứt khoát, tránh tình trạng nấn ná, lưỡng lự. Đó cũng là cái hay.
Câu chuyện thứ hai, cũng là chuyện nâng bi cho nhân vật, nhưng có khác câu chuyện thứ nhất. Ở câu chuyện thứ hai, nói về một viên công an ở thành phố Đà Nẵng trong đêm sau lễ hội bắn pháo bông, anh đã cúi xuống nhặt rác bỏ vào bao tải giúp người phu quét đường. Và bài báo này xem đây là hành vi đẹp, hết lời ca ngợi viên công an này.
Mới đọc qua cũng thấy rằng xã hội Việt Nam lộn xộn cỡ nào và cách định nghĩa cũng như hiểu về chức năng công việc của một nhà báo như tác giả bài báo này bị cụt cỡ nào. Bởi chức năng cơ bản của một công an không phải là đi nhặt rác. Đương nhiên việc này cũng không thừa nếu như anh ta thực hiện chức năng của mình đầy đủ và nếu thấy thừa thời gian, anh có thể giúp người khác, đó là chuyện rất bình thường, giống như hàng triệu con người khác đang giúp đỡ nhau trong xã hội, chẳng có gì đáng bàn.
Nhưng ở đây, có hai vấn đề, thử hỏi, công an Việt nam có bao giờ làm đúng và đủ chức năng bảo vệ an ninh cho nhân dân? Nếu không muốn nói là họ từng đánh chết người, từng cưỡng chế nhân dân và từng “thấy là hốt liền” những người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam.
Hơn nữa, nếu là chuyện bình thường thì có gì đáng nói? Sao lại phải ca ngợi như thế? Phải chăng bài báo này muốn lột trần sự xấu tệ của ngành công an và xem hành vì của viên công an trên là một sự bất thường, là tiêu biểu hay gì gì đó?
Khả năng thứ hai là lột trần cái xấu có vẻ như không xảy ra. Nhưng khả năng viết bài để ca ngợi “công an nhân dân” là chắc chắn có. Trong khi đó, một nhà báo, khi ca ngợi một vấn đề gì đó, trước nhất phải coi lại bản chất cũng như sứ mệnh và chức năng của đối tượng. Khi mà ngay trong chức năng, sứ mệnh của bản thân chưa bao giờ trọn vẹn lại đi diễn trò để được ca ngợi là chuyện quá tệ, không đáng bàn, thậm chí đáng khinh.
Ngược lại, nếu như đối tượng đã làm xong chức năng, sứ mệnh của bản thân và muốn chia sẻ thời gian rảnh rỗi của bản thân bằng cách giúp một ai đó thì cũng là chuyện bình thường. Trừ khi xã hội đó không bình thường, cách định nghĩa xã hội của người chứng kiến sự việc cũng không bình thường thì cái nhìn của người ta trở nên bất thường và bất kì việc cỏn con nào cũng xé cho to.
Và hơn hết, khi xã hội quá hiếm chuyện tốt, hiếm nghĩa cử hay hành vi tốt, một chuyện cỏn con cũng mang ra ca ngợi, nhào nặn nó thành một hành vi tiêu biểu hoặc một hiện tượng có tầm vóc thì rõ ràng là xã hội đó bất ổn. Và kẻ ca ngợi, thần thánh hóa nó quá thiển cận, nếu không muốn nói là đánh mất lòng tự trọng cũng như khả năng nhận định giá trị con người thông qua chức năng và sứ mệnh của công việc ở một người cầm bút.
Điều này chỉ chứng minh rằng báo chí nhà nước vốn quen ca ngợi của Việt Nam hiện tại đã trở nên trơ trẽn và không còn khả năng căn bản nhất của báo chí là ghi chép thực tại, nhìn nhận và đánh giá thực tại bằng một cách nào đó khách quan nhất.
Ngày Báo Chí Quốc Tế, tự dưng thấy báo chí Việt Nam vừa có chút gì đó khôi hài, lại vừa có điều gì đó thật khó nói, chí ít là cũng khó nói về giá trị, phẩm cách của người cầm bút nhà nước trong hiện tại. Thật đáng buồn và khôi hài!
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.


Cho những người vừa nằm xuống chiều qua

 
Black April. Tranh Babui.
Black April. Tranh Babui.

Cho những người vừa nằm xuống chiều qua

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
2015-04-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Audio: Cho những người vừa nằm xuống chiều qua Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_APP2000040598400.jpg
Hai phụ nữ tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975
AFP photo
Your browser does not support the audio element.
Tháng 4/1975 là cột mốc thay đổi rất nhiều thứ của người miền Nam Việt Nam. Đối với giới âm nhạc, đó cũng là một giai đoạn đầy biến động nhưng ít được ghi lại. Những biến động đó bao gồm ly tán, tuyệt vọng, cái chết và sự nhục nhằn của kiếp người từ một chế độ này, bước sang một chế độ khác.
Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ của miền Nam đã tìm đường di tản, vượt biên... với hy vọng rằng rồi mình sẽ lại được sống với nghiệp dĩ của mình ở đâu đó. Thật buồn, không phải ai ra đi cũng đã toại nguyện. Nhưng với nhiều người ở lại, cuộc đời đầy những bất ngờ sau đó, có thể còn buồn bã hơn nhiều.
Một trong những nhạc sĩ ở lại trong nước sau 1975 là nhạc sĩ Hoài Linh. Ông là tác giả của vô số những bài bolero có lời lẽ đẹp và sâu sắc như Sầu tím thiệp hồng, Căn nhà màu tím, Xin tròn tuổi loạn... Vốn là trung uý ở Nha cảnh sát quốc gia, nhạc sĩ Hoài Linh cũng mang nhiều nỗi lo về chuyện chế độ mới sẽ thanh trừng mình. Ngay trong những ngày di tản, ông đã dự định cùng gia đình đưa nhau xuống tàu, thế nhưng quá tiếc nuối căn nhà kỷ niệm ở đường Trương Minh Giảng, nơi ông dành dụm qua nhiều năm mới có được, nên rồi ở lại.
Ngày thường, nhạc sĩ Hoài Linh sống rất khiêm tốn và nhã nhặn với mọi người, ít phô trương. Chính vì vậy mà trong hẻm nhà, nên ai cũng thương mến. Khi những nhóm công an khu vực đầu tiên vào Sài Gòn đi điều tra nhân thân của ông Hoài Linh, hàng xóm luôn nói đỡ cho ông, không ai khai chuyện ông là trung uý cảnh sát. Chính vì vậy mà ông Hoài Linh tránh được chuyện đi tù (hay nói theo kiểu Nhà nước Việt Nam là đi học tập cải tạo).
Vốn là một nhạc sĩ thành danh, được trọng vọng, cũng như đang sung sức làm việc, bất ngờ bị đảo lộn mọi thứ, nhạc sĩ Hoài Linh mang một tâm trạng bất đắc chí cho đến tận lúc qua đời. Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoài Linh dành trọn tâm huyết của mình cho việc viết thánh nhạc, phục vụ cho nhà thờ. Gia đình cho biết ông cũng từ bỏ y định vượt biên khi thấy số người tuyệt mạng trên biển quá nhiều.
Một lần đón các em nhỏ đến nhà tập hát thánh ca cho nhà thờ, nhạc sĩ Hoài Linh bị công an khu vực đến yêu cầu chấm dứt "tụ tập đông người", ông buồn bực vô cùng nhưng cũng phải đành làm theo. Đầu năm 1995, ông trở bệnh nặng. Thật là ngẫu nhiên nhưng cũng đầy ý nghĩa, ngày 30-4-1995, nhạc sĩ Hoài Linh lìa đời, để lại một sự thương tiếc cho nhiều người miền Nam. Dĩ nhiên, báo chí của chế độ mới không hề đưa một dòng tin nào.
Do không đi học tập, nên nhạc sĩ Hoài Linh bị nhiều người cho rằng có thể ông là Việt Cộng nằm vùng, thế nhưng khi còn sống, nhạc sĩ Hoài Linh không bao giờ buồn đính chính. Một trường hợp khác tương tự là nhạc sĩ Anh Việt Thu. Dù nhạc sĩ Anh Việt Thu mất năm 1973, nhưng ông vẫn bị mang tiếng là Việt Cộng nằm vùng do có một người em đi tập kết theo cộng sản ở miền Bắc, cũng như có bạn là nhà thơ Thiên Hà, là Việt Cộng. Nhưng giờ thì điều đó có thể lý giải được: sau năm 1975, rất nhiều bài hát của nhạc sĩ Anh Việt Thu cũng đã không được phép lưu hành.
Không ai có thể hình dung được đời mình và người Cộng sản từ miền Bắc đã gây ảnh hưởng như thế nào. Chẳng hạn như nhạc sĩ Lê Văn Thiện không bao giờ hình dung được người vợ không hôn thú của mình (bà Ngọc) là thành phần khủng bố ở nội đô. Bà Ngọc đem mìn hẹn giờ đến cài ở nhà hàng Liberty, đường Tự Do, để giết một vài lính Mỹ. Thế rồi bị trục trặc, chính bà cũng bị mìn giết chết tại chỗ, còn chỉ huy của bà là ông Sáu Hỏi (sau 1975 về làm quan chức ngành văn hoá ở quận 5) thì cao chạy xa bay.
Tâm trạng trầm uất và chỉ cầu mong sống để làm việc, lo cho gia đình là khuynh hướng chung của rất nhiều nhạc sĩ miền Nam đã sống trong chế độ VNCH. Nhạc sĩ Thanh Sơn, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang... tìm cách quy ẩn. Còn những nhạc sĩ như Lê Hựu Hà, Y Vân... thì được tuyển dụng làm cho các đoàn ca nhạc mới. Có miễn cưỡng nhưng chỉ còn đó là sinh lộ cuối cùng nên các ông đành nương theo mà sống. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Y Vân cũng rất buồn bã sau ngày 30-4, nhất là khi một người bạn thân đi vượt biển mất tích. Ông tâm sự với vợ con rằng giờ chỉ còn biết làm để gia đình không lâm vào cảnh đói khổ mà thôi. Và có lẽ cũng do làm việc lao lực ngày đêm, năm 1992 nhạc sĩ Y Vân qua đời. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà cũng không khác gì. Những năm ông đi trình diễn trên sân khấu, rất nhiều khán giả gửi giấy lên yêu cầu các bài hát thời ban nhạc Phượng Hoàng của ông. Thế nhưng Lê Hựu Hà đành từ chối khéo, sau đó quay vào trong với ánh mắt buồn thăm thẳm: nhiều bài hát của ông cho đến năm 2003, tức năm ông qua đời, vẫn chưa được những người Cộng sản cho phép lưu hành trở lại.
Nhiều nhạc sĩ không thích nghi được đời sống của chế độ mới nên cũng qua đời trong nghèo khổ như nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, Trúc Phương, Thanh Bình, Châu Kỳ... Nhiều năm bị bạc đãi ở các phòng văn hoá kiểm duyệt theo chính sách thanh lọc văn hoá của chế độ cũ, hầu hết những nhạc sĩ của miền Nam Việt Nam còn bị báo chí Nhà nước ghẻ lạnh vì tuân theo các chính sách tuyên truyền của ban tuyên giáo. Trong khi đó, khác với giới biểu diễn của chế độ mới thì được tạo điều kiện để ca tụng, quảng bá lắm lúc trơ trẽn.
Khá nhiều nhạc sĩ trước 30-4 là sĩ quan phòng tâm lý chiến, là quân nhân VNCH, nên chuyện đi tù cải tạo là điều dễ hiểu. Những ngày tháng trong trại tù cải tạo Hà Tây, nhạc sĩ Vũ Thành An cũng vì đói, vì sợ đòn nên đã khuất phục, trở thành tai mắt của cán bộ quản giáo và bị anh em trong trại căm ghét. Mãi sau do quá ăn năn, ông đã xin được rửa tội đi tu theo đạo Công giáo ngay trong trại tù. Đó là lý do mà nhiều năm sau khi xuất cảnh sang Mỹ, nhạc sĩ Vũ Thành An mới quay lại với âm nhạc, dùng Đời Đá Vàng như một lời tâm tình đầy đau đớn cho cuộc sống mà ông đã trải qua.
Nói về kết thúc trong trại tù, không thể không kể đến nhạc sĩ Minh Kỳ. Vốn là đại uý cảnh sát, nhạc sĩ Minh Kỳ cũng bị dồn vào trại cải tạo ở Biên Hòa. Bốn tháng sau ngày 30-4, khi đang ngồi ăn trong trại, cả nhóm sĩ quan của ông bị ai đó ném lựu đạn vào giữa, khiến thương vong mười mấy người. Nhạc sĩ Minh Kỳ hấp hối, đẫm máu, chỉ có lời với anh em trong trại là nhắn giùm với gia đình rằng ông đã chết, rồi sau đó xuôi tay. Không rõ mộ của ông sau này có cải táng hay không, vì khi chôn cất sơ sài, cán bộ quản giáo chỉ để bảng ghi tên người chết là Vĩnh Mỹ, tức tên thật của ông, chứ không hề biết đó là một nhạc sĩ tài hoa hàng đầu của nước Việt.
30-4-1975 là một cột mốc của nhiều điều, mà có lẽ nhiều thập niên nữa người Việt mới biết tường tận sự thật. Và có lẽ cũng nhiều năm nữa, những trang sử nhạc còn phải ghi chú thêm những điều chưa kể hết, mà vốn nỗi buồn gần nửa thế kỷ vẫn phủ tối cả quê hương.
(Tuấn Khanh, Sài Gòn 26/04/2015)
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Bốn Mươi Năm, Kể Lại

 


 

---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
Bốn Mươi Năm, Kể Lại

Khôi An

Tác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học trò, đến Mỹ năm 1984, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân San Jose. Với nhiều bài viết giá trị, Khôi An đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo online. Bài mới của Khôi An là chuyện kể về một nhóm sinh viên VNCH du học tại Hoa Kỳ vào thời điểm tháng Tư 1975.

o O o

Trăng sao tin yêu ai dối trá, đất trời hiền hòa ai đốt phá
và đem thê lương che kín
núi sông này.*


Họ gánh đồ đạc trên vai, cõng em bé trên lưng. Băng qua xác người nằm ngổn ngang. Sau lưng họ, lửa cháy ngút trời. Khói đen cuồn cuộn. Già, trẻ, lớn, nhỏ dắt díu nhau. Súng nổ, người thét. Hoảng loạn. Họ chạy về phía chúng tôi. Càng lúc càng gần…

Chớp một cái, những hình ảnh kinh hoàng biến mất. Màn hình sáng lên với những màu sắc tươi đẹp. Mục tin Việt Nam đã chấm dứt nhưng chúng tôi vẫn ngồi lặng, nhìn trân trân vào cái TiVi.

Cả phút sau mới có người cất tiếng “Vậy là mất thêm mấy tỉnh nữa rồi!”

Đó là một ngày tháng Ba năm 1975. Chung quanh tôi, trên sàn căn apartment, mười mấy người ngồi quanh cái TiVi nhỏ (đó là cái TiVi màu duy nhất trong đám chúng tôi). Đây là khoảng một phần ba sinh viên Việt Nam ở Houston, Texas. Vào lúc đó, cả Houston có khoảng sáu mươi người Việt gồm khoảng bốn mươi sinh viên và đâu đó hai mươi phụ nữ Việt sang Mỹ theo chồng. Đám sinh viên rải từ năm thứ nhất tới cao học và chỉ vỏn vẹn có hai cô. Phần đông chúng tôi thuê nhà ở Cougar Apartments nằm sát cạnh Univerisity of Houston. Khu chung cư cũ kỹ nhưng vừa túi tiền là nơi quen thuộc và ấm áp cho đám thanh niên Việt mới lớn nương tựa nhau trên xứ lạ. Chúng tôi chia sẻ từ gói mì tới chiếc xe hơi, từ kiến thức trong sách vở tới cái khôn học ở trường đời. Một năm vài lần, chúng tôi họp mặt ăn uống, ca hát, trao đổi tin tức quê nhà, và bàn luận những diễn biến của chiến tranh Việt Nam.
o O o

Tờ lịch cũ.

Việt Nam War là cuộc chiến đầu tiên mà truyền thông Mỹ được tự do đưa tin, không hề có chút kiểm duyệt. Từng được gọi là “cuộc chiến trong phòng khách”, hình ảnh cuộc chiến đến với người dân Mỹ qua TiVi đặt tại phòng khách ở mỗi nhà.

Vào những năm 1968-1970, sau gần mười năm Mỹ tham chiến tại Việt Nam và trận đụng độ Tết Mậu Thân 1968, người dân Mỹ đã nhận ra rằng chiến thắng tại Việt Nam không phải là chuyện gần kề. Thái độ của họ đã đổi từ tin tưởng, ủng hộ, sang mệt mỏi, tức giận. Cái thảm khốc của chiến tranh được sự trợ giúp vô tình nhưng thật tai hại của kỹ thuật mới, đó là TiVi màu. Mỗi đêm người dân Mỹ bàng hoàng trước những hình ảnh máu đổ, người chết, dân lành tán loạn, bom đạn ngút trời. Hình ảnh quá thật nhưng lời giải thích không nói rõ sự tàn ác, tham vọng của Cộng Sản Bắc Việt. Hơn nữa, đối với họ, mạng sống của những thanh niên Mỹ quan trọng hơn chuyện ngăn chặn làn sóng Cộng Sản đang lan ra ở châu Á xa xôi.

Bắt đầu từ những cuộc biểu tình của sinh viên trong trường học, phong trào phản chiến lan rộng, tăng cùng chiều với con số lính Mỹ chết trận ở Việt Nam. Mọi người bị cuốn hút vào làn sóng chống đối, từ những chính trị gia ở Quốc Hội cho tới các bà nội trợ và đám thanh niên Hippy dùng phản chiến như một phương cách hợp thời để tụ tập, bày tỏ sự nổi loạn. TiVi thường xuyên phát những lời gọi cuộc chiến là “bế tắc”, và thúc giục Mỹ rút quân.

Nhưng cuối năm 1973, khi tôi đến Mỹ, thì phong trào phản chiến đã tàn. Sau hiệp định Paris ngày 27 tháng 1, 1973, hầu hết lính Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Dù Mỹ vẫn viện trợ cho Việt Nam nhưng người dân Mỹ đã trở thành thờ ơ. Đối với họ, sự chấm dứt hoàn toàn mọi can dự của Hoa Kỳ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy vậy, đám sinh viên Việt Nam chúng tôi còn quá trẻ và ngây thơ. Xã hội Mỹ đối với chúng tôi vẫn còn quá xa lạ nên chúng tôi không dám quyết đoán những suy nghĩ của người bản xứ qua thái độ của họ. Hơn nữa, chúng tôi luôn nghĩ rằng Mỹ sẽ không bỏ một đồng minh nằm ở vị trí chiến lược quan trọng như Việt Nam Cộng Hòa. Và trên tất cả, chúng tôi luôn mong muốn Việt Nam Cộng Hòa được tồn tại, niềm tin đó lấn át sự sáng suốt thường có, tựa như khi có người thân bị bệnh hiểm nghèo người ta không tin cái chết gần kề.

Chúng tôi tin tưởng rằng Mỹ sẽ giúp cho miền Nam chống trả nếu miền Bắc không giữ cam kết ngừng bắn. Ngay cả sau khi tổng thống Richard Nixon – người ủng hộ chiến tranh Việt Nam - bị truất chức trong vụ nghe lén Watergate, ngay cả sau khi Mỹ cắt viện trợ vào tháng Tám, 1974, chúng tôi vẫn tiếp tục hy vọng.

*

Và trang nhất báo The New York Times ngày 30 tháng 4, 1975.

Đầu năm 1975, tình hình ở Việt Nam bất ngờ trở nên sôi động, gieo vào lòng chúng tôi thật nhiều hoang mang, lo lắng.

Đám sinh viên người Việt tìm đến nhau thường xuyên hơn. Chúng tôi ngồi bên nhau, khắc khoải theo dõi những hình ảnh khốc liệt từ quê hương rách nát và những cuộc bàn cãi ở Washington, DC. Dù không thể xóa được buồn lo, nhưng bên nhau chúng tôi thấy bớt cô đơn. Trong những căn phòng nhỏ, chúng tôi ngồi kề vai nhau, lặng lẽ chia sẻ chút an ủi, và bất lực nhìn từ xa thấy quê nhà vật vã như chiếc xuồng nhỏ trong cơn sóng dữ.

Ngay từ tháng Một, 1975, khi thấy Cộng Sản chiếm Phước Long mà chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không có một kế hoạch nào để lấy lại, chúng tôi đã cảm thấy có điều khác thường. Đến tháng Hai, tin tức lại ồn ào về việc chính phủ Việt Nam xin viện trợ thêm ba trăm triệu đô la để giữ miền Nam. Đây là số tiền nhỏ so với một trăm năm mươi tỷ mà Mỹ đã chi ra cho chiến tranh Việt Nam nhưng lần này Hạ Viện Hoa Kỳ tranh cãi kịch liệt. Lúc đầu chúng tôi thấy rất lạ nhưng sau đó đã hiểu rằng Mỹ không còn muốn tiếp tục chi ra, dù chỉ một đô la.

Mỗi đêm chúng tôi tụ tập quanh màn ảnh TiVi, nóng ruột theo dõi tất cả các mục tin về Việt Nam. Từ Walter Cronkite của CBS tới Harry Reasoner của ABC News, chúng tôi dán mắt nhìn, lắng tai nghe từng lời tường trình của họ.

Tháng Ba, 1975. Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng liên tiếp mất. Dân chúng hoảng hốt tháo chạy. Xác người nằm la liệt trên các Quốc Lộ. Ông lão gánh cháu băng qua lửa đạn, những thanh niên đeo trên xe đò bị trúng đạn rớt như sung rụng, người mẹ vừa khóc vừa ném đứa con bị thương lên sàn máy bay trực thăng xin mang đi cấp cứu… Những cảnh quê hương đau khổ làm chúng tôi nát lòng nhưng nỗi lo lắng cho vận mệnh nước nhà mới thật là thắt ruột, thắt gan.

Không thấy có tin nào về một trận đánh trả quy mô để lấy lại đất như năm 1972. TiVi chiếu đa số là hình ảnh những người lính, đa số còn trẻ (làm chúng tôi nhớ tới những người bạn cũ thời Trung học) trong những trận đánh ngắn ngủi hay đang trên đường rút. Chúng tôi bàn tán rằng có lẽ chính quyền Việt Nam muốn áp lực Mỹ để họ phải cứu Việt Nam Cộng Hòa đang trên bờ xụp đổ hoàn toàn. Nhưng, nhìn thái độ của chính phủ, người dân, và truyền thông Mỹ trong lúc đó chúng tôi biết Mỹ đã nhất quyết phủi tay. Nếu chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cố tình bỏ đất thì chỉ làm cho nước mất càng nhanh. Càng nghĩ chúng tôi càng quay quắt vì những gì đang xảy ra tại quê nhà.

Khi những tỉnh ở miền Nam Trung phần như Nha Trang mất thì chúng tôi bắt đầu tuyệt vọng. Mọi người cuống cuồng tìm cách cứu gia đình. Đám sinh viên truyền tai nhau rằng nếu ai tìm được người Mỹ đồng ý làm Affidavit of Support (Giấy Bảo Trợ Tài Chánh) rồi nộp cho cơ quan di trú ở Mỹ thì khi di tản người khỏi Việt Nam, chính phủ Mỹ sẽ ưu tiên đem theo những gia đình đó.

Tôi vội liên lạc với anh bạn thân người Mỹ duy nhất, khẩn khoản xin giúp đỡ. May mắn cha mẹ anh ta đã mau mắn đồng ý đỡ đầu cho gia đình chín người của tôi. Thế là tôi vội lái chiếc xe cà khổ vượt mấy trăm dặm đến nhà người bạn làm giấy. Trên quãng đường dài, tôi nhớ đến buổi chia tay lên đường du học mới một năm rưỡi trước. Ngày đó, tôi hứa với gia đình cùng người thầy và những bạn thân thiết nhất rằng sẽ học ra trường rồi trở về giúp quê hương. Lời hứa đó còn rành rành trong đầu tôi mà quê hương thì đang vùn vụt mất, từng ngày. Niềm an ủi duy nhất là tôi có được tấm giấy bảo trợ như chiếc phao cho tôi hy vọng gặp lại gia đình.

Tháng Tư, 1975. Có tin tức về sự chống trả của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 8 tháng 4, 1975 quân Việt Cộng tiến đến Xuân Lộc, cách Sài gòn chỉ sáu mươi kilo mét. Thiếu tướng Lê Minh Đảo (lúc đó còn là Chuẩn tướng) chỉ huy một lực lượng kết hợp gồm Sư Đoàn 18 Bộ Binh, một Tiểu Đoàn Pháo Binh, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh kết hợp với lực lượng Địa Phương Quân-Nghĩa Quân Tiểu Khu Long Khánh và Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long. Với sự yểm trợ của Sư Đoàn 4 Không Quân, họ đã chặn đứng quân địch tại Xuân Lộc.

Xuân Lộc đứng vững suốt năm ngày trước lực lượng địch đông gấp ba, gấp năm lần. Sau đó, Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh đem Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đến tăng viện và bốn tiểu đoàn trực thăng vận cũng đến để cùng chiến đấu.

Tinh thần sắt đá của các lực lượng ở Xuân Lộc đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông quốc tế.

Giữa tháng 4, một phái đoàn gồm những nhân viên gan dạ của các đài truyền hình, báo chí đã đến thăm Xuân Lộc.

Họ thu vào ống kính cảnh chiến trường nghi ngút khói, xác chết ngổn ngang. Họ truyền đi khắp thế giới hình ảnh các tướng, tá cùng binh lính sát vai nhau, chung lòng quyết chiến.

Tướng Lê Minh Đảo dõng dạc tuyên bố “I dont care how many divisions the other side sends against us, we will knock them down.”

(“Tôi không cần biết đối phương gởi mấy sư đoàn tới đây, chúng tôi sẽ đánh gục họ”)

Lời nói của ông và tinh thần Xuân Lộc đã làm nhen nhúm trong chúng tôi chút hy vọng. Như người sắp chết đuối gặp được cái phao nhỏ, chúng tôi bám vào, dù phao rất mong manh. Chúng tôi mong sự dũng mãnh của các chiến sĩ Xuân Lộc - đã đạp đổ những tuyên truyền sai lạc về tinh thần chiến đấu của quân đội miền Nam - sẽ đánh thức lương tâm của đồng minh Mỹ. Chúng tôi ước có một phép lạ, một sự giúp đỡ vào giờ chót để miền Nam lật ngược thế cờ.

Nhưng lúc đó Bắc quân đã tràn ngập miền Nam. Chiếm không được Xuân Lộc, chúng đi vòng Quốc Lộ 15 về chiếm Biên Hòa, Dầu Giây ở phía Tây. Chúng cũng làm chủ được Phan Thiết, khép chặt gọng kìm từ phía Đông. Lực lượng Nam quân ít ỏi đang trụ ở Xuân Lộc phải phân tán ra để chống đỡ khắp nơi. Ngày 15 tháng 4, Cộng quân dội pháo xuống phi trường Biên Hòa, cắt đứt đường máy bay thả bom yểm trợ. Sau đó, chúng lại ném thêm mấy sư đoàn vào trận và bao trùm Xuân Lộc bằng mưa pháo. Chúng tôi xót xa những chiến sĩ miền Nam đang bị bao vây trong biển người và biển đạn của quân địch. Và đau đớn hơn nữa khi thấy rằng đã quá trễ để quân đội Việt Nam Cộng Hòa xoay chuyển tình thế.

Đêm 20 tháng 4, 1975, lực lượng ở Xuân Lộc buộc phải rút về một trận tuyến gần Sài gòn.

Xuân Lộc mất. Những tỉnh quanh Sài gòn bị nhuốm đỏ nhanh như máu loang trên vải mỏng.

Chúng tôi chuyển sang trạng thái bấn loạn. Có người liều giả danh Bộ Ngoại Giao Mỹ đánh điện tín về tòa Đại Sứ Mỹ nhờ di tản gia đình.

Lại có tin từ Việt Nam là những người trong tuổi đi lính sẽ bị chặn lại khi ra phi trường, rồi tin tức về Hạm Đội Bảy của Mỹ vẫn còn đang ở ngoài khơi Việt Nam. Vì gia đình tôi có hai ông anh, sợ không được vào phi trường, nên tôi nghĩ cách tốt nhất là chạy thoát bằng đường biển.

Cả ngày lẫn đêm, tôi quay số điện thoại để nói chuyện với người thân nhưng đường dây luôn luôn bận. Cuối cùng tôi phải ra ghi tên với tổng đài để chờ.

Ngày 21 tháng 4, 1975, tới phiên tôi nói chuyện với Việt Nam. Đầu dây bên kia là Bố Mẹ tôi. Tôi nói không còn hy vọng gì nữa, Bố Mẹ đưa gia đình ra Vũng Tàu kiếm đường chạy ra tàu Mỹ đang neo ngoài khơi. Tiền gọi điện thoại rất mắc và tình trạng khẩn cấp nên chẳng nói được nhiều. Gác máy rồi, tôi đứng thẫn thờ một lúc. Nhưng, lúc đó, tôi không hề biết rằng đó là lần cuối cùng trong đời tôi nói chuyện với Bố tôi.

Ngày 23 tháng 4, 1975 Tổng Thống Gerald Ford tuyên bố “The war is finished as far as America is concerned” (“Cuộc chiến đã chấm dứt đối với Hoa Kỳ”). Rồi ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger bồi thêm “the war is history” (“cuộc chiến chỉ còn là lịch sử”). Dù đã biết Mỹ bỏ Việt Nam, chúng tôi vẫn thấy cay đắng trước những lời tuyên bố đó, nhất là sự đổi mặt trắng trợn của Kissinger. Chúng tôi, những người thanh niên trong lứa tuổi hai mươi đầy lý tưởng đã thấm thía vô cùng với bài học chính trị thực tế đầu tiên: chính phủ nào cũng có thể nuốt lời để đặt quyền lợi của nước họ và tương lai của họ lên trên tất cả.

Số phận miền Nam Việt Nam đã xong, Mỹ quay qua bàn về việc di tản nhân viên Mỹ và những người Việt đã từng sát cánh làm việc với họ. Các chính khách lại xôn xao tranh cãi. Di tản cách nào, bao nhiêu người, lịch trình ra sao… Thay đổi từng ngày. Mới hôm trước tin tức nói là hai trăm ngàn người sẽ được di tản, hôm sau chỉ còn lại một trăm ngàn...

Ngoài sự sợ hãi cho gia đình, chúng tôi cũng lo lắng cho bao người thân quen, cho tất cả quân nhân, công chức và những người làm việc với Hoa Kỳ.
Việt Cộng chiếm được Huế chỉ có hai mươi sáu ngày trong dịp Tết Mậu Thân 1968 mà hơn bốn ngàn người bị giết, vậy thì sau khi chiếm trọn miền Nam cuộc trả thù lâu dài của họ sẽ dã man tới chừng nào?

Khoảng 24 tháng 4, ký giả của tờ Houston Chronicle, một trong hai tờ báo lớn nhất ở Houston, tìm đến phỏng vấn sinh viên người Việt. Tuy nhiên, nhiều người sợ liên lụy tới gia đình ở trong nước nên từ chối nói chuyện (có người còn bảo là đừng làm chuyện dại dột!). Thấy vậy, tôi và người bạn thân ở cùng phòng, dù không ở trong ban đại diện, đã tình nguyện gặp gỡ nhà báo. Bằng tất cả khả năng, chúng tôi đã kêu cứu, đã nhờ họ lên tiếng kêu gọi chính phủ Mỹ giúp đỡ quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa và tăng số người được di tản. Hôm sau, trang nhất của Houston Chronicle đã đăng tin về buổi nói chuyện này. Đó là một bài báo dài nói về hoàn cảnh, tâm trạng, và lời khẩn cầu của những người trẻ Việt Nam Cộng Hòa nhìn về đất nước đang hấp hối.

(Mãi đến mấy mươi năm sau, khi tóc đã bạc, tôi mới biết khá đủ các dữ kiện về cuộc di tản năm xưa. Lúc đó, tôi mới thấy được sự thiếu tổ chức của Mỹ trong những ngày cuối ở Việt Nam. Trong khoảng hỗn loạn đó, lời kêu gọi của chúng tôi chắc đã biến mất như hòn đá ném xuống vực thẳm. Chỉ còn lại một an ủi nhỏ nhoi là chúng tôi đã cố gắng hết sức mình.)

Gần cuối tháng Tư, loáng thoáng có tin rằng một số người Việt đã đến trại tị nạn ở đảo Guam, nhưng hầu hết chúng tôi vẫn không có tin tức gì của gia đình.

Chúng tôi không còn tâm trạng nào để học hành. Cả ngày mọi người đọc báo rồi bàn bạc với nhau, chờ đến 5 giờ chiều để theo dõi tin tức trên TiVi cho đến tối.

Ngày 28 tháng 4, truyền hình Mỹ chiếu hình dân chúng chen lấn trước tòa Đại Sứ Mỹ, rồi hình hàng trăm người nối đuôi nhau chờ lên chiếc trực thăng nhỏ xíu. Cả Sài gòn hoảng hốt, tan hoang. Có tin rằng Đại sứ Graham Martin quyết định ở lại để trông coi cuộc di tản đến giờ phút chót.

Ngày 29 tháng 4, ông Martin rời Sài gòn.

Thế là hết!

Chúng tôi ngồi lặng, nhìn sự tan nát của lòng mình trong mắt nhau.

Ngày 30 Tháng 4, 1975.

Tin buổi chiều ngày 30 tháng 4, 1975: truyền hình Mỹ chiếu cảnh Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng. Rồi chiếc xe tăng của Cộng quân húc đổ cánh cổng, tiến vào Dinh Độc Lập.

Bản tin vừa dứt, hàng chục cánh cửa dọc hành lang của Cougar Apartments bật mở. Tất cả sinh viên Việt Nam túa ra, nhìn nhau. Mặt trời chiếu vàng hoe trên những khuôn mặt sững sờ. Cảnh vật ở ngay trước mặt tôi mà như xa xôi, như không thật, như đang trong một cơn ác mộng. Một cái gì rất to lớn, rất quý báu vừa đổ nát, tan hoang. Vài người bật khóc.

Chúng tôi ngồi lại bên nhau như trong cơn mộng du. Sự xụp đổ của cả miền Nam quá thảng thốt, quá oan ức, quá vô lý. Đầu óc chúng tôi vừa tê dại vừa rất tỉnh táo để thấy rõ lòng mình hụt hẫng.

Một số nhỏ trong đám chúng tôi du học theo diện Học Bổng Quốc Gia, mỗi tháng được khoảng một trăm năm mươi đô la, vừa đủ sống một cách tằn tiện. Còn lại là sinh viên tự túc, một số được gia đình gởi tiền ăn học, một số đi làm tự nuôi thân. Nhưng, đối với tất cả, gia đình đều là chỗ dựa tinh thần và nguồn khích lệ, đất nước vẫn là nơi hướng về của mọi hoài bão. Nay chúng tôi trở thành những người vô tổ quốc, chơ vơ không chằng, không rễ. Tuy không ai nói ra, chúng tôi đều sợ hãi rằng mình sẽ không gặp lại người thân, mãi mãi.

*

Tôi ngủ vùi cả tuần lễ sau đó. Mỗi ngày chỉ thức dậy vài tiếng, lê bước ra nhìn hộp thư (vẫn còn nuôi hy vọng nhận tin tức gia đình từ một căn cứ quân sự Mỹ nào đó), ăn một gói mì, uống vài ngụm cà phê, hút một điếu thuốc rồi lại đi ngủ. Dường như đó là cách cơ thể tôi tự bảo vệ trước sự đứt đoạn, chia lìa quá bất ngờ.

Trong những cơn ngủ li bì, tôi thấy mình rượt theo một cái gì rất quý đang vùn vụt xa. Tôi chạy hụt hơi. Tim tôi thót lại, chới với, hãi hùng.

Một buổi chiều, tôi tỉnh dậy. Ánh nắng sắp tàn chiếu qua khe cửa, tiếng người lao xao như vọng lại từ một đời sống khác. Tôi với tay tìm ly cà phê, nốc một ngụm. Thấy có gì là lạ, vội nhả ra. Đó là một con gián.

Cái giật mình vì con gián đã kéo tôi ra khỏi những giấc ngủ trầm cảm.

Tôi nhớ ra rằng mình phải đứng lên. Vì tôi là nhịp nối duy nhất giữa thế giới tự do với gia đình sau bức màn sắt vừa xập xuống.

Sau đó, tôi được tin tức của hai người cậu và bà ngoại từ trại Ford Chaffee, Arkansas. Khi nghe tin đó, tôi càng tiếc nuối vì gia đình tôi không được may mắn đi cùng, nhưng dù sao có người thân cũng làm tôi được chút an ủi.

Điều an ủi thứ hai đến từ sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ. Tất cả sinh viên du học đều được thẻ I-94 với status là parolee. Như vậy chúng tôi trở thành người thường trú, được phép đi làm, không phải làm “chui” ở mức lương rẻ mạt như trước. Không còn phải quanh quẩn với chân rửa chén hay chạy bàn, hầu hết chúng tôi xin được việc khá hơn.

Tôi tìm được việc làm ở nhà máy, trông coi sự vận hành của guồng máy di chuyển gạo. Việc làm không nặng nhọc nhưng khá nguy hiểm vì chỉ có một mình trong ca đêm với những vựa gạo khổng lồ, cao mấy chục mét. Gạo đổ vào vựa như suối chảy, sơ ý mà té xuống, trong thoáng chốc là bị chôn trong gạo.

Mỗi đêm trong nhà máy mênh mông, im lặng, tôi bùi ngùi nhớ đến những ngày tươi đẹp ở quê nhà. Thời đó tôi đi giữa Sài gòn, lòng hăng hái với bao hoài bão cho đất nước.
Năm 1973, khi mới sang Mỹ, điều làm tôi chú ý nhất là phụ nữ ở đây sung sướng và được quý trọng biết bao. Những điều thấy được đã làm tôi nghĩ tới thân phận phụ nữ Việt Nam, chịu đau khổ trong hầu hết chiều dài của lịch sử nước mình. Hình ảnh những người mẹ lăn lộn khóc bên hố chôn tập thể, những góa phụ còn trẻ như nữ sinh, những cô bé cõng em chạy loạn… Tôi bùi ngùi, thấy gần như có lỗi với họ. Tôi đã nuôi ước mơ học hỏi kiến thức chính trị để tìm giải pháp quốc tế cấm miền Bắc tấn công miền Nam. Tôi đã gom góp kiến thức khoa học cùng những giá trị xã hội tốt đẹp mong đem về xây dựng đất nước, để cho những câu thơ như “cô gái Việt Nam ơi, từ thưở sơ sinh lận đận rồi” (2) không còn đúng nữa.

Nay đất nước đã bị nhuộm đỏ. Gia đình chia lìa. Ước mơ đứt đoạn. Tôi thấy thấm thía vô cùng câu “nước mất, nhà tan”…

*

Hội trường của đại học Stanford trong buổi thảo luận về ngày 30 tháng 4 của Hội Sinh Viên Gốc Việt. Những khuôn mặt trẻ trung, sáng rỡ đang im lặng lắng nghe…

“Đó là câu chuyện của tôi lúc tôi trạc tuổi các em.

Mỗi năm, cứ vào thời gian này là tôi lại nhớ tới những diễn biến dẫn tới ngày 30 tháng 4, 1975. Đối với tôi, đây là một ngày rất buồn vì người dân miền Nam – trong đó có tôi – đã không tìm được cách nào khôn khéo để giữ miền Nam đứng vững trong ván cờ chính trị thế giới. Chúng tôi đã bó tay nhìn miền Nam xụp đổ sau khi đồng minh bỏ đi. Sau đó cả miền Nam bị đọa đày, mấy trăm ngàn người đã chết trong ngục tù và trên biển cả khi đi tìm tự do. Gia đình tôi cũng tìm cách vượt biển nhưng lần đầu thất bại. Bố tôi bị bắt vào tù và mất năm 1977.

Từ đó đến nay đất nước Việt Nam bị cai trị bởi một chính quyền tham tàn, độc ác. Bốn mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, xã hội Việt Nam ngày nay mất gần hết các giá trị đạo đức, khoảng cách giàu nghèo lớn chưa từng thấy, phụ nữ Việt Nam lưu lạc khắp nơi kiếm ăn… Tệ hại nhất là nguy cơ mất nước về tay giặc Tàu ngày càng cao.

Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng nước Việt Nam sẽ không bị mất, rằng sẽ có ngày Cộng Sản xụp đổ và người dân Việt Nam được thật sự tự do, hạnh phúc.”

“Căn cứ vào đâu mà chú có thể tin tưởng như thế?” một em sinh viên giơ tay hỏi.

“Tôi tin tưởng như thế bởi vì bất cứ ở đâu, khi người dân bị dồn tới mức cùng cực thì họ sẽ vùng lên đòi thay đổi. Và cộng đồng người Việt ở hải ngoại sẽ vận động sự quan tâm của thế giới để chặn đứng âm mưu cướp nước của Tàu. Người Việt Nam có một truyền thống tranh đấu rất cao. Điều này đã được chứng minh nhiều lần trong lịch sử. Thí dụ như Việt Nam đã bị Tàu chiếm đóng nhiều lần nhưng cha ông ta vẫn không khuất phục. Tôi, các em, và tám mươi triệu người mang giòng máu Việt ở khắp nơi sẽ tiếp tục truyền thống đó.”

Khôi An
------------------------------------
(*) Ca khúc Nhớ Mẹ do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo & Đại Tá Đỗ Trọng Huề sáng tác trong trại tù Cộng Sản.

(**) Thơ Hồ Dzếnh, Cô Gái Việt Nam

Ghi Chú:

1. Sau khi rút lui ở Xuân Lộc, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đã từ chối di tản để ở lại chiến đấu với anh em đồng đội. Ông bị Việt Cộng cầm tù 17 năm và sang Mỹ theo diện HO vào năm 1993.

Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh cùng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đánh trận cuối với Cộng quân ở Láng Cạn, Bà Rịa đêm 28 rạng 29 tháng 4, 1975. Đến giờ phút chót, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mới rút ra Vũng Tàu. Trung tá Đỉnh đã đứng ở bờ bảo vệ cho anh em lên tàu rồi cùng đồng đội rời Việt Nam ngày 29 tháng 4.

Thiếu Tá Vương Mộng Long cũng ở lại chiến đấu tới giờ cuối. Ông bị tù 13 năm, sau đó sang Mỹ theo diện HO năm 1988.

2. Lúc 5:30pm ngày 30 tháng Tư, 2015, cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo có buổi nói chuyện ở đại học Stanford, California: Kehillah Hall in Taube Hillel House, 565 Mayfield Avenue, Stanford, CA 94305-8456. Mọi người đều có thể đến tham dự.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link