Saturday, August 15, 2015

Hãy Cùng Nhau tạo nên Thông Điệp

Hãy Cùng Nhau tạo nên Thông Điệp

Nguyệt Quỳnh

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
Đuổi giặc Mãn Thanh về phương Bắc
Rồi cắp giáo đi giữa biên cương
(Bài Ca Đại Việt- Bắc Phong)

Ba lần chiến thắng lừng lẫy, đẩy bật đội quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư Hãn ra khỏi bờ cõi Đại Việt đã chứng tỏ với thế giới và chính chúng ta một điều: Một quân đội hùng mạnh tùy thuộc vào tinh thần của mỗi chiến binh; danh dự của tổ quốc tùy thuộc vào nhân cách của mỗi con dân Đại Việt.
Ngày nay, dân tộc Việt Nam đang bị bêu riếu bởi những kẻ ăn cắp vặt ở Thái, ở Nhật, ở Đài Loan, ở Singapore. Những chiến binh Việt Nam đang bị sỉ nhục bởi tầng lớp lãnh đạo khiếp nhược.

Mới đây báo Pháp Luật đã dẫn lời của Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn. Ông Sơn cho rằng chúng ta đã vô phương, Hoàng Sa Trường Sa đã mất hẳn vào tay Trung Quốc. Là một Thượng tướng trong quân đội mà ông lại phát biểu như sau: "Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau…. Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi”.

Lịch sử đã chứng minh không có một vùng đất nào bị quân xâm lược chiếm đóng lại trở thành "bất khả xâm phạm" đối với nhân dân Việt Nam. Nếu nay Hoàng Sa, Trường Sa, rồi mai đây Tây Nguyên, Hà Tĩnh cũng trở thành những địa danh "bất khả xâm phạm" của Trung Quốc thì đời con, đời cháu chúng ta chỉ có thể là nô lệ. Nhân cách lãnh đạo như thế nên Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Nghị mới dám ngạo mạn lớn tiếng trước thế giới rằng việc xây dựng các bãi đá trong vùng quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là xây trên sân nhà của họ. Ông Sơn đã quên mất - để tổ quốc đứng vững hàng nghìn năm - một người lính của đất nước này cũng đòi hỏi một nhân cách khác. Những kẻ thù dũng mãnh nhất khi đặt chân đến đây đều đã bị đánh cho tan tác; bạo lực và cái chết đã cúi đầu trước những chiến binh dũng cảm vô danh hàng ngàn năm trước; bạo lực và cái chết đã cúi đầu trước Ngụy Văn Thà, Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Lanh hàng ngàn năm sau. Bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp này cần được đánh thức.

Sau gần nửa thế kỷ bỏ nước ra đi, người Việt hải ngoại đã xây dựng được những cộng đồng giàu mạnh và thành công ở xứ ngươi. Với bản chất thông minh, cần cù và hiếu học nhiều người Việt Nam đã lập nên những kỳ tích khiến người bản xứ phải nể trọng và họ đã đóng góp tích cực, đáng kể vào sự phát triển của các nước sở tại. Trong khi đó, cũng với bằng ấy thời gian, lẽ ra chúng ta đã xây dựng được một đất nước ấm no và phồn thịnh. Với tiềm năng về nhân lực và vật lực, Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã từng nhận định: Nếu có nước nào mà giàu mạnh nhất châu Á thì nước đó chính là Việt Nam. Tiếc thay, một thể chế chính trị sai lầm và một giàn lãnh đạo kém tài trí lẫn đạo đức đã giết chết giấc mơ về một con rồng châu Á. Kết quả là những cơ hội phát triển, tài nguyên quốc gia, sự giàu có của đất nước... tất cả đã đổ vào túi tham của các nhóm lợi ích!

Tám mươi năm đã trôi qua. Đây cũng là mốc điểm mà người dân các quốc gia Cộng Sản ở Đông Âu đã tự khắc đứng lên để cứu lấy đất nước họ. Cái thời dân ta nhắm mắt đặt niềm tin vào đảng đã chấm dứt. Cái giai đoạn ta cảm thấy mình bị lừa dối, bị sỉ nhục cũng nên thuộc về quá khứ. Lãnh đạo đảng đã không còn đủ tư cách để đại diện cho dân tộc. Với tâm lý khiếp nhược như Phó chủ tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn, cộng thêm với yếu tố lòng dân không theo; đa số lãnh đạo đảng cũng bối rối, cũng bất lực như ông Sơn mà thôi! Họ chỉ muốn được an thân để bảo vệ cho bằng được cái gia sản kếch xù của họ.

Để cứu lấy đất nước, cứu lấy chính mình và các thế hệ tương lai, chúng ta cần nỗ lực thay đổi. Nhưng trước hết và trên hết, tất cả chúng ta đều cần có nhau. Chúng ta cần lắm những trí thức dũng cảm và trách nhiệm, chúng ta cần lắm những cán bộ, đảng viên sáng suốt đang phục vụ trong guồng máy của đảng và nhà nước. Chính vì biết thức thời, Thủ Tướng Then Sein đã giúp cho Miến Điện thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc và xoay chuyển được cục diện của đất nước ông. Dân tộc Việt Nam nhân bản, đầy tình thương và lòng vị tha; chúng ta sẽ giúp nhau vượt qua giai đoạn thử thách này.

Trong bản dự thảo văn kiện đại hội đảng XII sắp tới, lợi ích dân tộc đã được đặt lên hàng đầu. Thiết nghĩ đây là lúc lãnh đạo đảng cần tỉnh táo để nhìn rõ vị trí của mình. Trong môi trường công nghệ thông tin hiện nay, đảng không thể cứ lạc hậu tiếp tục lừa dân, ngu dân bằng tổ chức vô số những buổi học tập gọi là: “Nâng cao hiệu quả phòng, chống thông tin xấu độc, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng”, v.v và v.v... Người dân Việt Nam không cần đến các thế lực "phản động" mới biết được thực trạng xã hội và tình trạng hiểm nghèo của đất nước. Nhưng không thể vận động toàn dân trong bối cảnh một chính quyền tham nhũng, lũng đoạn và khinh dân. Nếu thực tâm vì lợi ích dân tộc, lãnh đạo đảng hãy thả ngay những tù nhân lương tâm bị bắt chỉ vì chống Trung Quốc, hãy thực lòng đối thoại với dân, hãy chấp nhận đa nguyên đa đảng để cùng toàn dân giải quyết các vấn nạn trước mắt.

Chúng ta trót sinh ra trong giai đoạn gian nan của tổ quốc. Trong một ý nghĩa lớn lao hơn, có lẽ Thượng Đế lại một lần nữa thử thách dân tộc Việt Nam. Và trách nhiệm này chia đều trên đôi vai của mỗi chúng ta. Nếu bạn còn e ngại, hãy lắng nghe tiếng nói của những tù nhân lương tâm vừa được thả tự do, các anh Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Oai, MS Dương Kim Khải. Dân tộc Việt Nam đang nhập cuộc, khi bạo lực và tù ngục không làm nao núng được bước chân của những con người tay không này, thì cũng là lúc người dân Việt Nam đang chứng tỏ quyền lực thực sự của mình. Cái quyền lực có lúc làm bạn hãnh diện đến ứa lệ, chính nó đã đưa đất nước này vượt qua bao sóng gió. Trong dòng chảy của lịch sử, một lần nữa, bạn và tôi, cùng nhau chúng ta sẽ tạo nên thông điệp của dòng chảy bất tận này.

http://www.viettan.org/Hay-Cung-Nhau-tao-nen-Thong-%C4%90iep.html

Ms. Dương Kim Khải: Tôi có trách nhiệm tranh đấu cho công bằng, tự do, dân chủ

Ms. Dương Kim Khải: Tôi có trách nhiệm tranh đấu cho công bằng, tự do, dân chủ

Radio Chân Trời Mới

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
Vào sáng sớm ngày 10/08/2015 Mục sư Dương Kim Khải đã mãn hạn tù sau 5 năm giam cầm ở trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vì bị nhà cầm quyền khép vào tội “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền” theo điều 79 bộ Luật Hình Sự.
Mời quý vị theo dõi phần trao đổi với Mục sư Dương Kim Khải sau khi ông ra tù.
Hoàng Long: Trước hết xin được chúc mừng Mục sư đã trở về đoàn tụ với gia đình.
Ms. Dương Kim Khải: Tôi mới được trả tự do lúc 12 giờ 30 phút ngày 10 tháng 8 năm 2015 sau 5 năm tù ở Xuân Lộc. Tôi xin gởi lời chào thăm tất cả anh em. Nguyện Đức Chúa Trời ở cùng anh em mọi nơi và xin Chúa chúc phúc cho tất cả mọi người.

Hoàng Long: Xin Mục sư cho biết tình hình sức khỏe của Mục sư như thế nào ạ?

Ms. Dương Kim Khải: Sau những ngày ở tù thì tôi bị mắc bệnh hen (suyển) nên người hơi yếu và mệt. Tôi vẫn còn thuốc từ bệnh xá trại giam mang về nhà...

Hoàng Long: Trong vụ án dân oan tại tỉnh Bến Tre, ông bị tuyên án như thế nào và khi ông về đoàn tụ với gia đình ngày hôm nay thì ông đã thụ án hoàn toàn theo bản án mà nhà cầm quyền đã quy kết cho ông chưa ạ?

Ms. Dương Kim Khải: Tôi bị họ quy kết vào "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Nhưng thật chất tôi không chấp nhận bản án đó, và không chấp nhận việc quy kết tội danh đó. Vì tôi có nói rằng nếu các ông quy kết tôi vào tội hoạt động chống lại chính quyền cộng sản thì tôi có thể nhận, chứ còn chống chính quyền của nhân dân thì làm sao tôi chống? Thứ hai, là trong những ngày thụ án và bây giờ tôi trở về mà chưa có hổ khậu ở Phường 27, Quận Bình Thạnh, nhưng chính Phường 27 bây giờ cũng chối bỏ không chấp nhận tôi.

 Cho nên thực tế là tôi đang lang thang,... nhà của tôi thì họ đã lấy, đã phá mất, mà lại nằm ở Phường 26.. Tại trại giam lúc họ hỏi tôi muốn về đâu thì tôi trả lời là muốn về nhà 067 Đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26. Nhưng nhà đó đã bị họ lấy mất nên bây giờ hổ khậu tôi họ cũng không nhận. Tôi thật sự đang lang thang nơi này nơi 
kia và bây giờ tôi đang ở đây với Mục sư Hùng tại Hội thánh Chuồng Bò.

Hoàng Long: Trong vụ án Dân oan Bến Tre mà ông là một trong những người bị nhà cầm quyền cộng sản kết án, thì một trong những điều họ quy kết là ông đã tham gia đảng Việt Tân. Ông nhận định thế nào về sự việc này?

Ms. Dương Kim Khải: Điều đó là một vinh dự cho tôi. Họ đấu tranh cho công lý, cho chính nghĩa thì đương nhiên là không có gì sai. Họ hầu việc Chúa, họ làm tất cả những gì ủng hộ đấu tranh cho chính nghĩa, cho công lý. Chúa cũng phán với tôi rằng nếu kẻ nào không công bằng là kẻ đó phạm tội; mà tôi rất sợ phạm tội với Chúa. Cho nên việc đấu tranh với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là việc đương nhiên rồi. Đối với cá nhân tôi, suốt từ năm 1985, và ngay cả trước năm 1985 — năm 1972 lúc tôi chỉ mới mười mấy tuổi, chúng đã đối xử với tôi đến ngày hôm nay đã mấy chúc năm như vậy thì sự trả lời đã quá rõ ràng. Tôi không còn gì để nói cả, tôi chỉ muốn nói một lời là tội ác của đảng cộng sản Việt Nam đối với bản thân tôi cũng như gia đình tôi thì không có gì sánh nổi cả. Nước của bốn đại dương này cũng không đủ để rửa sạch tội của đảng cộng sản.

Còn việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn nói Việt Tân là khủng bố thì đó là quyền của họ. Cái nhìn của thế giới và nhân loại cũng như của mọi người và của Đức Chúa Trời mới là quan trọng. Nếu quy chụp cho Việt Tân là tổ chức khủng bố thì đó là quyền của nhà cầm quyền cộng sản, họ muốn nói sao thì nói, không ai bịt miệng họ được.

Hoàng Long: Sau 5 năm tù đày, ông có tiếp tục lý tưởng mà ông đã lựa chọn không?

Ms. Dương Kim Khải: Điều đó Đức Chúa Trời đã dạy tôi 30 năm qua, đó là tranh đấu cho công lý, cho công bằng, cho tự do dân chủ cho nhân loại. Những điều Đức Chúa Trời ban tặng cho loài người về nhân quyền thì tôi là con, là đại sứ của Đức Chúa Trời, thì tôi có trách nhiệm thực hiện những sứ mạng mà Đức Chúa Trời giao phó cho tôi. Đó là con đường mà Chúa đã chọn cho tôi.

Hoàng Long: Xin cám ơn Mục sư Dương Kim Khải đã dành cho Đài Chân Trời Mới cuộc phỏng vấn này.


Hiện Đại Hóa Theo Định Hướng Khổng Phu Tử

Hiện Đại Hóa Theo Định Hướng Khổng Phu Tử

Peter Berger - The American Interest

Tạp chí The Economist số ra ngày 25 tháng Bảy có hai bài báo về tôn giáo tại Trung Quốc. Hai bài này nên đọc trong bối cảnh Tập Cận Bình thâu tóm quyền hành chỉ trong vòng vài năm với những chức vị quan trọng nhất – Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc (2012), Chủ Tịch Nhà Nước (2013), Chủ Tịch Ủy Ban Quân Sự Trung Ương (2013). Chỉ còn thiếu có mỗi tước vị Hoàng Đế Trung Quốc!

Bài báo thứ nhất của The Economist nói về gia tăng sự sùng bái Khổng Tử, nhất là quanh đền thờ Khổng Tử ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông. Trước đó nhà cầm quyền Trung Quốc xem Khổng Giáo, Khổng Học là tư tưởng phản động mà cao điểm là cuộc Cách Mạng Văn Hóa dưới thời Mao Trạch Đông. Đến nay thì nhà cầm quyền Trung Quốc lại xoay chiều ôm chầm lấy Khổng Tử. 

Tập Cận Bình tán thành việc này rất rõ ràng trong một câu nói được khắc ghi lên bài vị trong đền thờ họ Khổng: “Trong việc truyền bá Khổng Học khắp nơi trên thế giới, Trung Quốc phải quyết liệt bảo vệ quyền lên tiếng của mình.” Năm 2014, Tập Cận Bình triệu tập một phiên họp của Bộ Chính Trị để học tập “văn hóa truyền thống Trung Quốc” (được hiểu là văn hóa Khổng Giáo). Kể từ đó các viên chức của Đảng phải ráng sức mà chứng minh cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa Khổng Học và thuyết Mác-xít. Trung Quốc cũng chi tiền để thiết lập nhiều Học Viện Khổng Tử trên danh nghĩa là dạy tiếng Hoa nhưng đồng thời cũng truyền bá văn hóa Trung Quốc.

Bài báo thứ nhì của The Economist đề cập chiến dịch chống Thiên Chúa Giáo tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Ôn Châu có tỷ lệ tín đồ Thiên Chúa Giáo mà đa số là Tin Lành cao nhất trong các thành phố tại Trung Quốc. Chiến dịch này bắt đầu khi nhà cầm quyền địa phương ra lệnh gỡ các thánh giá trên nóc nhà thờ. Có khoảng 1.200 thánh giá đã bị tháo gỡ. Khi một số Hội Thánh không tuân lệnh thì toàn bộ cơ sở Hội Thánh bị đập phá. Trên nguyên tắc lệnh tháo gỡ này là vì lý do vi phạm tiêu chuẩn xây dựng, nhưng các tuyên bố của ông bí thư tỉnh, được biết là ghét Thiên Chúa Giáo, cho thấy rõ là ông ta muốn giảm ảnh hưởng của tôn giáo. 

Giới quan sát thời cuộc không rõ đây chỉ là chuyện địa phương hay được chính quyền trung ương đạo diễn. Với sự tập trung quyền hành về lại trung ương của chính quyền họ Tập khó tin là ông ta không biết gì hết về chuyện này hoặc ít ra là ngầm chấp thuận. Dự phóng rằng Ôn Châu chỉ là bước thử nghiệm đầu tiên của một chiến dịch to lớn hơn nhằm giảm đà phát triển của Thiên Chúa Giáo (ước lượng hiện nay có nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo hơn là số đảng viên Đảng Cộng Sản).

Thái độ của Trung Quốc đối với tôn giáo có gốc rễ sâu đậm ở Khổng Giáo – viên chức chính quyền hành xử như là các quan lại. Họ xem các tôn giáo là mê tín dị đoan, có tiềm năng nguy hiểm cho chế độ. Không thể hiện hữu những tụ điểm quyền lực nào khác ngoài Đảng Cộng Sản. Thí dụ điển hình là Pháp Luân Công. Khi Pháp Luân Công tổ chức một cuộc hội thảo tại Bắc Kinh thì có hàng chục ngàn đệ tử tham dự, mà chẳng cơ quan chính quyền nào biết tí gì cả. Kể từ đó chính quyền Trung Quốc liệt kê Pháp Luân Công vào hàng “tà giáo” và bị đàn áp dã man.

Theo các nhà xã hội học thì trong việc hiện đại hóa đất nước không chỉ có một cách hiện đại hóa kiểu Tây Phương. Một mô hình khác là của Nhật Bản dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng, vừa hiện đại hóa vừa giữ lại nhiều nét văn hóa và tôn giáo truyền thống. Trung Quốc cũng đang muốn theo con đường này – hiện đại hóa theo định hướng Khổng Phu Tử để mong xây dựng đế quốc. Đó là lý do tại sao Trung Quốc nỗ lực quảng bá Khổng Học trên thế giới cùng lúc với việc giảm thiểu ảnh hưởng của các tôn giáo khác trong nước.

Hoàng Thuyên tóm lược ý từ bài “Dreams of Empire” của Peter Berger

Friday, August 14, 2015

Nước Mỹ và những tượng đài do dân, vì dân

 



 
Nước Mỹ và những tượng đài do dân, vì dân
    

Nếu ai hỏi về tượng đài nước Mỹ, có thể nói ngắn gọn, nhà nước đóng góp rất ít, người dân tự nguyện đóng góp nhiều, vì chính họ mới là người đánh giá nhân vật nào khả kính mang lại giá trị chung khi họ "rút hầu bao".

Du khách tới thăm Washington DC cách hàng chục km đã nhìn thấy bút chì cao vút giữa trời xanh. Đó là đài tưởng niệm George Washington, vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ (1732-1799), được mệnh danh "first in war, first in peace, and first in the hearts of his countrymen – đầu tiên tham chiến, đầu tiên mang lại hòa bình và đầu tiên được nằm trong tim dân tộc”.
Nhà nước, tượng đài, Hiệu Minh, tư nhân, khu tưởng niệm, ban điều hành, quốc hội
Đài tưởng niệm George Washington. (Ảnh: Hiệu Minh)
Bút chì Washington
Ông được coi là cha đẻ của nước Mỹ nên tượng đài của ông được dựng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, tiền của đều do các tổ chức tư nhân kêu gọi đóng góp. Quốc hội Hoa Kỳ đóng góp bằng cách… “hiến” miếng đất.
Khởi công vào năm 1848, đài tưởng niệm Washington cao 169 m, xây bằng đá cẩm thạch, do Robert Mills thiết kế, một kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời đó. Nhưng công việc bị ngưng cho tới năm 1884 mới tiếp tục sau 30 năm gián đoạn. Đây là tượng đài xây cao nhất thế giới.
Từ năm 1832 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Washington, một nhóm công dân thành lập ra Hiệp hội tượng đài Washington nhằm gây quĩ trong dân chúng để xây công trình này. Sau 04 năm họ thu được 28.000 đô la (16,5 triệu) từ sự đóng góp tự nguyện và bắt đầu công bố cuộc thi thiết kế tượng đài.
Nhà nước, tượng đài, Hiệu Minh, tư nhân, khu tưởng niệm, ban điều hành, quốc hội
Đài tưởng niệm George Washington phản chiếu bên hồ. (Ảnh: Hiệu Minh)
Ban điều hành của Hiệp hội tượng đài công bố, tượng đài hiện đại giống như hình ảnh của Washington, chưa từng có trên thế giới, thể hiện sự yêu tự do và yêu nước của nhân dân, tạo ra sự ngưỡng mộ đối với ai nhìn thấy và bắt buộc dùng toàn nguyên liệu Mỹ, đó là đá granite và marble cũng như tiền của do các tiểu bang đóng góp
Cuối cùng Robert Mills, kiến trúc sư từ Baltimore (tiểu bang Maryland), đã thắng cuộc với hiểu biết sâu sắc kiến trúc thủ đô Hoa Kỳ, dùng một cột cao bốn cạnh với chân đế phẳng, phía trong là 30 tượng các anh hùng của cuộc cách mạng Hoa Kỳ.
Robert Mills dự toán 01 triệu đô la cho công trình này, tương đương nửa tỷ đô la thời giá hiện nay. Dù mới có 87.000 đô la trong túi nhưng ban điều hành vẫn cho xây tượng đài với hy vọng dân chúng nhìn thấy  qui mô sẽ đóng góp thêm.
Công việc phải ngưng lại do thiếu vốn và tới 30 năm sau mới tiếp tục bởi chính phủ hay quốc hội Hoa Kỳ không cấp vốn ngân sách. Tiền của xây dựng do tư nhân đóng góp.
Hàng năm có hàng triệu du khách tới thăm Washington DC không thể bỏ qua địa điểm nổi danh này. Vé vào cửa phải đặt trước trên mạng và nhiều khi phải xếp hàng dài để lên đỉnh tháp.
Phong thủy kiểu Mỹ trong đền đài
Trong khu National Mall còn có hai nhà tưởng niệm Abraham Lincoln và Thomas Jefferson, một tổng thống nổi danh trong nội chiến và một người viết Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Hai nhà tưởng niệm này dùng tiền do Quốc hội Mỹ cấp. Đây cũng là một trong những kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ và hàng năm có tới 5-6 triệu người tới thăm.
National Mall có hệ thống bảo tàng, nhà tưởng niệm, tượng đài được thiết kế khoa học, có tính đến phong thủy chính trị. Một đầu là nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nhìn ra hồ Tidal Basin.
Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó khoảng 03km. Còn tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt “chiếu tướng” Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của “hai cụ” chính là tòa tháp bút chì Washington biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.
Tuy ở thế giới bên kia, Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội làm gì để báo cáo với tổng thống đầu tiên George Washington đang ngồi trên nóc…bút chì. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực “vì nước vì dân” hoạt động như thế nào.
Nhà nước, tượng đài, Hiệu Minh, tư nhân, khu tưởng niệm, ban điều hành, quốc hội
Đêm trăng tròn trên Thành phố Washington, D.C., soi sáng đài tưởng niệm Lincoln Memorial (phía trước), đài tưởng niệm Washington Memorial (giữa), và Tòa nhà Quốc hội Mỹ (phía sau). (Ảnh: Sinhvienboston.org)
Từ tuyên ngôn độc lập tới nhân quyền đều có tượng
Đối diện với nhà tưởng niệm Jefferson, nơi Nguyễn Phú Trọng khi thăm Hoa Kỳ đã dừng chân để ngắm người viết Tuyên ngôn Độc lập và được Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, là tượng đài Martin Luther King, người hoạt động nhân quyền nổi tiếng của nước Mỹ, đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da đen tại quốc gia đa sắc tộc này.
Năm 1968, ngay sau khi ML King bị ám sát, tổ thứ Alpha Phi Alpha đã có chiến dịch muốn dựng tượng ông. Cho tới năm 1986, ngày sinh của King chính thức được coi là ngày lễ Hoa Kỳ thì việc dựng tượng mới được suôn sẻ. Chi phí dự tính là 120 triệu đô la.
Việc gây quĩ trong dân chúng được tiến hành từ tháng 8-2008, chỉ trong 04 tháng đã thu được 108 triệu đô la bao gồm cả quĩ Bill and Melinda Gates Foundation, Walt Disney, nhà làm phim George Lucas. Quốc hội Hoa Kỳ có dùng tiền thuế của dân để đóng góp 10 triệu đô la.
Công việc xây dựng bắt đầu vào tháng 12-2009 và hoàn thành gần 02 năm sau đó (10-2011). ML King đứng trên một phiến đá lớn gọi là “Stone of hope – Viên đá hy vọng” nói về tương lai tươi sáng của người da đen do ML King và các cộng sự vì nhân quyền đã mang lại sự bình đẳng cho gần 50 triệu người có nguồn gốc châu Phi hiện sống tại Mỹ.
Hướng mắt M.L. King nhìn thẳng về phía Jefferson ý như nhắc lại câu nói nổi tiếng của vị cha đẻ của Tuyên ngôn: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Một điều thú vị là nhà tưởng niệm Jefferson khi dựng xong năm 1943 đề trên cửa ra vào “White Only – chỉ dành cho người da trắng”. Nhưng sau 30 năm thì tượng người đấu tranh cho công bằng mầu da được dựng lên đối diện với tượng Jefferson. Mới hay vật đổi sao dời.
Nhà nước, tượng đài, Hiệu Minh, tư nhân, khu tưởng niệm, ban điều hành, quốc hội
Tượng Martin Luther King. (Ảnh: Hiệu Minh)
Nước Mỹ và những tượng đài do dân và vì dân
Đi thăm nhiều nơi, chỉ cần xung quanh Washington DC cũng thấy nhiều điều thú vị do dân Mỹ tự làm.
Hiện nay nhà ở của Jefferson tại Charlottesville và Washington tại Mount Vernon do tư nhân quản lý, không dùng chút gì tới tiền thuế của nhân dân. Một khu tượng đài của Washington bên Alexandria (Virginia) cũng do quĩ tư nhân quản lý. Đây là những nơi ưa thích của du khách dù vé vào không rẻ.
Ven theo hồ Tidal Basin chút nữa về phía đông có khu tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt, người đóng góp lớn trong chiến thắng của đồng minh trong thế chiến thứ 02. Điều đặc biệt vị tổng thống này ngồi trên xe lăn. Khu tượng đài khi xây dựng không có hình ảnh này, nhưng Hiệp hội người khuyết tật đã tự gây quĩ được 1,65 triệu đô la và cuối cùng trong 02 năm, tới tháng 1-2001 tượng vị tổng thống trên xe lăn được khánh thành.
Trước cửa Nhà Trắng trong công viên Lafayette có 04 bức tượng do nhân dân Đức, Pháp và Ba Lan đóng góp tiền và gửi tặng. Bức tường đá hoa cương nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam tại National Mall cũng do hội cựu binh Mỹ gây quĩ, quốc hội chỉ cấp cho mỗi miếng đất và cấp phép xây dựng.
Tượng thần Tự do ở New York do người Pháp tặng Hoa Kỳ. Kể ra còn rất nhiều tượng đài, nhà tưởng niệm do dân chúng đóng góp, không hề dùng tới ngân sách nhà nước vì đó là tiền thuế của dân.
Nếu ai hỏi về tượng đài nước Mỹ, có thể nói ngắn gọn, nhà nước đóng góp rất ít, người dân tự nguyện đóng góp nhiều, vì chính họ mới là người đánh giá nhân vật nào khả kính mang lại giá trị chung khi họ rút hầu bao.
Có người nói đùa, bên Mỹ mà chính khách lấy tiền thuế xây đền đài thì về nhà đuổi gà cho vợ. Không hiểu thực hư thế nào, nhưng chuyện tư nhân hơn nhà nước là có thật tại xứ cờ hoa, ít nhất trong chuyện xây đền đài. Mà giá trị kiến trúc, lịch sử, tư tưởng kể cả du lịch thì không thể cân đo đong đếm.
Theo Hiệu Minh



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tiên sư cha thằng già khốn nạn

 

Ngày x
ưa C Dim phát không đt cho dân nghèo -  có giy t ch quyn đt đoàng hoàng ,  nên nông dân yên tâm làm ăn hoc cày cy.

Ngày nay dân oan khp nước b cướp đt , đui dân ra đường ... Kêu Tri không thu .  Chui  dông .


On Wednesday, August 12, 2015 11:47 PM,   "Khai Vo m > wrote:

On Wednesday, August 12, 2015 9:07 PM, Giang Duc Nguyen <> wrote:


Date: 2015-08-12 23:40 GMT-04:00

Tiên sư cha thằng già khốn nạn
http://baomai.blogspot.com/
Từ ngày Đảng giả vờ cởi trói cho người dân, lắm người cũng giả vờ tưởng thật, lâu lâu kiếm cớ chửi đổng vài câu cho đỡ ấm ức trong lòng.

Có một thanh niên Ngụy đứng trước cửa chợ Bến Thành bắc ghế chửi đổng:

- Tiên sư cha nó! Chỉ vì một thằng già khốn nạn mà cả nước khổ sở, lầm than.


image
Anh ta bị Công an điệu ngay về đồn.

Cán ngố vi xi thẩm vấn:

- Anh chửi ai là thằng già khốn nạn?

image


- Thưa cán bộ, tôi chửi....Dương văn Minh !
Cán ngố vi xi không vừa:

- Ý anh bảo vì Dương văn Minh đầu hàng nên cả nước mới khổ, phải không?



image


Anh chàng thanh niên Ngụy thuộc loại lỳ đòn nên cũng bai bãi:
- Không phải. Tôi chửi vì thằng chả giết Ngô Đình Diệm nên cả nước khổ.

Cán ngố cười gằn:

image


- Anh cho rằng Ngô Đình Diệm với giải pháp Ấp Chiến Lược đủ sức trấn áp lực lượng giải phóng chứ gì? Hay anh cho rằng Ngô Đình Nhu với chính sách Bắc tiến có thể đánh thắng miền Bắc?
Anh thanh niên lắc đầu:

http://baomai.blogspot.com/


- Không phải vậy. Vì Dương văn Minh giết Ngô Đình Diệm khiến Mỹ đổ quân vào làm cả nước khổ sở.

Cán ngố khe khẽ gật gù:
image
Nghe cũng tạm được! Cả nước tuy gian khổ nhưng rồi cũng chiến thắng vinh quang. Thôi tha cho anh về. Đừng làm ồn chỗ công cộng nữa. Tôi biết nhiều người cũng ghét Dương văn Minh nhưng chả cần phải làm náo loạn như thế. Vả lại muốn chửi ai phải nêu rõ tên người ấy ra mà chửi kẻo lại có chuyện hiểu lầm lôi thôi. Anh nghe rõ chưa?

Anh thanh niên lễ phép đứng lên:

- Dạ tôi xin nghe lời cán bộ từ nay tôi sẽ chửi rõ là "Địt Mẹ thằng già Minh khốn nạn làm cho dân khổ"

Cán ngố vỗ bàn:

image
- Anh kia anh lại vừa chửi ai thế?

- Thằng già Minh. Dương văn Minh!


Cán ngố bực quá, gầm lên:

image
- Anh mang ngay cái thằng già Minh khốn nạn xéo ngay ! Xéo mau!

image

image



__._,_.___

Posted by: Phan Linh 

Wednesday, August 12, 2015

Chuốc cái danh hão



   Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 07.8.2015  


                                       Chuốc cái danh hão


Cứ mỗi khi có đợt phong tặng danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân”(NSND), “nghệ sĩ ưu tú” (NSUT) lại có màn đấu đá tưng bừng trên khắp các mặt báo, các trang mạng.
Năm nay cuộc đấu đá còn rầm rộ hơn, có lẽ bởi cái tật hám danh đã ăn sâu vào mạch máu của các ông bà được đời coi là “nghệ sĩ” ở VN.

Còn một lý do khác nữa không kém phần quan trọng là khi được cái danh hiệu “cao quý” đó thường đi đến đâu cũng được ngồi chiếu trên và thường được các quan chức coi trọng hơn mấy anh chị chẳng có tí danh hiệu còm nào.

Thí dụ nhỏ như khi lái xe trái luật, đưa cái danh nghệ NSND ra cũng được các cậu cảnh sát giao thông nể nang có khi tha bổng luôn.
Hoặc khi làm ăn, muốn mở hang, mở quán đều được “chiếu cố” đặc biệt hơn mấy anh dân đen.
Cần chạy chọt cái gì cũng dễ dàng lọt qua khe cửa hẹp, các anh quản lý thị trường cũng chịu khó làm ngơ. Thế nên rất nhiều nhà nghệ sĩ VN mở hết quán này đến quán khác, làm ăn rất khấm khá, có khi giàu sụ.

                    
                                        Ánh Tuyết                                           Cẩm Vân                                        Út Bạch Lan

Tuy nhiên tôi nói “hầu hết” không phải là tất cả, vẫn còn đó một số nghệ sĩ không bao giờ mơ màng đến cái danh này. Cụ thể như Ca sĩ Ánh Tuyết, Cẩm Vân, Văn Thành, Thành Lộc, Út Bạch Lan...  họ là những người tự trọng, thẳng thừng tuyên bố không bao giờ chịu hạ thấp mình, làm đơn tự kể lể thành tích của mình đi xin cái danh hiệu “nghệ sĩ ưu tú” hay “ngh sĩ nhân dân. Nhưng con số này có vẻ như quá ít so với những ông bà nghệ sĩ đang cãi cọ quyết liệt về cái vụ danh hiệu này.

Sao không có nhà văn nhà báo ưu tú?

Có điều tôi không hiểu là tại sao có đủ danh hiệu nghệ sĩ nhân dân cho các ngành, các giới như nhà giáo ưu tú, đạo diễn nhân dân, ca sĩ ưu tú lại không có nhà văn, nhà thơ và nhà báo ưu tú hay nhân dân? Vì chẳng có lời giải thích nào nên bà con có vài cách suy luận:

Môt là những ông là nhà văn, nhà thơ, nhà báo ở VN ô-tô-ma-tích được là nghệ sĩ nhân dân tuốt luốt rồi, khỏi cần phong tặng?

Hai là ở VN các ông này không được coi là nghệ sĩ mà chỉ là thợ viết, thợ thơ, thợ làm báo.
Ba là các ông trong ban tuyn chọn cho rằng mấy anh nhà văn, nhà báo “lắm mồm”, cho anh này không cho anh kia, nó chửi cho tan nát. Chi bằng “quên” mấy anh ấy đi cho tiện việc quan.

Tôi hỏi mấy ông nhà văn, nhà báo kỳ cựu ở VN, chẳng ông nào biết rõ lý do. Các ông ấy xúi tôi “đi mà hỏi mấy ông đt ra những cái danh hiệu ấy”. Vậy xin chuyển câu hỏi này cho mấy quan trên văn hóa đã “sáng tạo” ra mấy cái danh hiệu này trả lời cho bà con “thông suốt”.

Những lý do xẩy ra đấu đá

Trở lại với chuyện năm nay. Kể từ năm 1981 đến nay đã thực hiện 8 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT). Năm nay, gần đến ngày “đại lễ 2-9” cũng là ngày trao tặng danh hiệu đợt thứ 8, nên vào tuần này đầu tháng 8 này những tranh cãi “nổ” ra gay gắt hơn bao giờ hết.

Có thể thấy rõ lý do xảy ra tranh cãi, đấu đá vì 3 lý do chính do các ông bà này nêu ra:

- Nhiều nghệ sĩ có nhiều cống hiến không được vinh danh, nhiều nghệ sĩ có thành tích nổi bật bị “đánh trượt” vì vi phạm… đạo đức,

- Nhiều nghệ sĩ “tố” Hội đồng xét duyệt cảm tính, bị mua chuộc, trù dập cá nhân…

- Nhiều nghệ sĩ khác lại cho rằng quy định xét tặng cứng nhắc, cổ hủ, khiến nghệ sĩ bị thiệt thòi.

Cả hội đồng cấp nhà nước bị lừa

Trên báo Kiến Thức số ra ngày 29-7-2015 vừa qua đăng bài viết về việc xét duyệt danh hiệu NSND, NSƯT cũng có nhiều chuyện mang tính thâm cung bí sử mà người ngoài cuộc khó hình dung ra. 

                                         
                                    Ông Bùi Đắc Sừ tiết lộ chuyện cả hội đồng bị lừa trong việc xét tặng danh hiệu

Ông NSND Bùi Đắc Sừ - nhân viên trong hội đồng cấp Bộ và cấp Nhà nước vừa tiết lộ một “bí mật” khiển cả hội đồng bị mắc lừa một anh “chạy” cái danh hiệu NSND. Ông kể trường hợp của một họa sĩ sân khấu.

Theo đánh giá của ông Bùi Đắc Sừ người này chỉ xứng NSƯT, dù có tên trong danh sách xét tặng NSND. Các thành viên trong hội đồng cũng đồng ý như vậy. Nhưng sau đó, nghệ sĩ này đến từng nhà của các thành viên để “nói khó” rằng "em biết mình kém, nhưng em chỉ xin anh một phiếu để khi công bố kết quả cho đỡ ngượng". Ai dè, khi hội đồng công bố kết quả, ông này có tất cả phiếu thuận của hội đồng.

Lúc này, những người “cầm cân nẩy mực” mới té ngửa là hóa ra, ai cũng được nghệ sĩ này đến nhà “nói khó” câu đó. Cuối cùng thì người này vẫn được phong NSND. Cả hội đồng cấp nhà nước đều bị “hố to” nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nín thinh. Anh họa sĩ sân khấu cười thầm với cái danh hiệu vừa vớ được.

“Chạy chọt” danh hiệu như thế nào?

Trên báo mạng VNnet một nghệ sĩ và một số nghệ sĩ khác cũng tiết lộ với Báo Gia đình & Xã hội rằng, chuyện “chạy” huy chương, “chạy” danh hiệu là hoàn toàn có thật.
Một nghệ sĩ giấu tên cho biết, nhìn vào danh sách những người được phong NSND đợt này, không chỉ chị mà phần lớn nghệ sĩ đều “ngã ngửa” khi thấy tên hai nghệ sĩ L.N và T.H thuộc quân số ở nhà hát kịch.

Theo nghệ sĩ này, T.H là người không có tài năng, chưa từng để lại dấu ấn gì với người trong nghề. Còn L.N là người không đủ huy chương theo tiêu chí mà Bộ VH,TT&DL đề ra. Ngay từ hồi xét danh hiệu NSƯT thì L.N đã không đủ tiêu chuẩn rồi, nhưng vì có… lý do riêng nên cũng dễ được thông cảm hơn.

Điều đáng nói là kể từ sau khi được phong NSƯT, người này không có thêm huy chương vàng nào. Vậy mà các ông hội đồng cũng “hồn nhiên” bỏ phiếu để nữ nghệ sĩ này được phong “nhân dân”. Khi danh sách này được công bố rộng rãi, một số NSND khác đã mỉa mai nói rằng, nếu cô này mà được phong thì có khi phải làm đơn xin từ bỏ danh hiệu của mình cho đỡ bị “cá mè một lứa”.

“Chạy chọt” và “bôi trơn”

Với riêng trường hợp của diễn viên L.N, nghệ sĩ giấu tên này cho rằng, rất có thể là do có “chọt” – tiếng lóng nói về chuyện “bôi trơn”.
Người tố cáo kể thêm: “Bởi ngay từ khi phong NSƯT, chính tôi đã được xem tin nhắn của nữ nghệ sĩ này gửi đến cho một thành viên trong hội đồng xét giải đề cập chuyện giúp đỡ để được phong danh hiệu.

Còn chuyện chi phí, nói là ngã giá mua giải thì nghe hơi “phô”, nhưng khi xong việc thì phải cảm ơn. Ít cũng phải 10 triệu, nhiều thì 20 triệu. Đó là với NSƯT. Còn với NSND thì... để mọi người tự phán đoán”. NSƯT còn “có giá” như thế thì NSND chắc là phải hàng trăm triệu hoặc… thân ái tặng nhau một chiếc xe hơi.
Một nguồn tin khác cho hay, cứ đến mùa hội diễn là các giám khảo lại không tránh được tình trạng nhờ vả, nhắn tin nhờ “giúp đỡ”. Đến nỗi, dù không còn ngồi trong hội đồng nhưng có đạo diễn vẫn được nhờ vả “bắc cầu” qua các giám khảo “đương nhiệm” để tác động xem “từ bạc có lên vàng được không”, “tiêu chuẩn có thiếu thì nhờ anh chị ra hội đồng hết sức bảo vệ”...

Một bạn đọc từng công tác ở đơn vị nghệ thuật Hà Nội (nay đã chuyển sang làm công việc khác) tiết lộ: "Khi còn làm ở đoàn nghệ thuật này, cứ đến mùa xét huy chương là nhà hát lại "đánh nhau" sứt đầu mẻ trán. Ai cũng muốn được đưa vào danh sách. Đấu đá, kèn cựa, rồi chạy chọt đủ cả. Nghĩ mà ngán ngẩm cho cái danh hiệu và danh xưng của những người được gọi là “nghệ sĩ”.

Chuyện nghe kể mà cứ ngỡ đùa rằng, có nghệ sĩ đi diễn ở tỉnh lẻ, một khán giả thắc mắc, danh hiệu NSƯT và NSND chắc là được thưởng nhiều tiền thưởng lắm, cho nên các nghệ sĩ mới "cố" để được như thế? Nghệ sĩ này đã trả lời: “Vâng, nhiều lắm. Đó là được thêm cái “danh hão” ở trước cái tên ấy”.

Thực ra thì khi trao danh hiệu, nghe chừng cũng được thưởng dăm ba triệu. Số tiền ấy nếu “chạy chọt” thì phải gấp mấy lần. Nếu mà được tặng cả cái nhà thì không hiểu người ta còn bất chấp danh dự, liêm sỉ đến đâu.

Chuyện xin danh hiệu cho người đã chết, chuối oản để ai xơi?

Bạn Hưng Bình (hungbinh68@...) kể trên báo Khám Phá VN: Một chuyện hy hữu khác là sau lễ viếng và truy điệu Nghệ sĩ hài Văn Hiệp, đạo diễn, NSND Khải Hưng đã vận động hơn 150 nghệ sĩ ngoài Bắc cùng ký đơn xin Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho danh hài Văn Hiệp. 

                                          
                    Ông Khải Hưng vận động các nghệ sĩ cùng ký vào đơn xin danh hiệu NSƯT cho danh hài Văn Hiệp đã mất,
                         được coi là làm chuyện “bốc đồng” và “bao đồng”.

Nhiều nghệ sĩ không có mặt tại đám tang cũng bày tỏ nguyện vọng được cùng tham gia ký đơn. Nhưng gặp ngay một số phản ứng gay gắt từ các nghệ sĩ khác và dư luận của người dân.
Một năm ở đất nước này có bao nhiêu nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ và rất nhiều “nhà” khác cứ lẳng lặng mà mất. Trong đám đông viết đơn xin phong “Ưu tú và Nhân dân” cho nghệ sĩ Văn Hiệp, công chúng nhận ra không ít "cây đa, cây đề" của làng điện ảnh.
Họ bảo vì cụ Hiệp chuyên đóng vai phụ, nên chiếu quy chế phong tặng Nhân dân – Ưu tú, cụ không lọt đề cử. Người ta có lý để cho rằng, hành động ký tên tập thể vào đơn xin danh hiệu cho Văn Hiệp là bốc đồng và bao đồng?

Lúc Văn Hiệp còn tại thế, chả thấy “cây đa, cây đề” nào đứng ra tập hợp ý kiến đòi quyền lợi cho ông “trưởng thôn”. Nay có đến cả 150 con người đùng đùng ký đơn xin, mà đã xin – đã cho ít nhiều cũng làm hạ thấp người đã khuất. Thậm chí sẽ là tổn thương nếu điều đó đi ngược với di nguyện của nghệ sĩ Văn Hiệp.

Thưa các vị, "xét một cách toàn diện" danh hiệu cho người đã chết chỉ như chuối và oản trang trí trên bàn thờ. Nói cho cùng, đó là thứ để dành cho người đang sống. Còn người chết, họ cần gì? Chuối oản để ai xơi?

Cái bệnh háo danh còn lan sang các lãnh vực khác

Thực ra, không chỉ lĩnh vực nghệ thuật sân khấu mà nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học, kỹ thuật cũng rơi vào tình trạng tương tự! 

Bạn Diệp Văn Sơn viết trên báo Người Lao động: “Giáo sư (GS),  phó giáo (PGS) là chức danh của nhà giáo ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu. Vì thế, không nên đ những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu nào “chạy” chức danh GS, PGS.
Quan chức đeo cái chức danh của nhà giáo cũng chẳng giải quyết được việc gì, có chăng chỉ giải quyết “khâu oai”.

Những năm gần đây, nhiều quan chức không bằng lòng với chức vị hành chính vốn đã cao của mình nên thích gắn thêm trước chức vụ học hàm, học vị GS, PGS hoặc Tiến sĩ để cho… thêm phần trí tuệ!
Đến nay, hầu như không nước nào trên thế giới lạm phát học hàm, học vị như ở VN.

Căn bệnh chạy danh hiệu của giới nghệ sĩ và chạy học hàm, học vị của giới thầy giáo, nhà khoa học, nhà quản lý… chung quy lại cũng là hệ quả của bệnh háo danh mà thôi”.

Đúng là cái bệnh háo danh ngày càng được dịp “trăm hoa đua nở” ở cái thời đại quá quen với oai quyền giả mạo và dối trá này.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


__._,_.___

Posted by: Tran Van Long 

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link