Friday, May 5, 2017

Sông lở núi trọc, người dân Việt Nam sống bằng gì?


Image result for Văn Quang viết từ Sài Gòn              
   Văn Quang viết từ Sài Gòn - 25.4.2017
Sông lở núi trọc, người dân Việt Nam sống bằng gì?

Trước hết xin nói về tình trạng khốn khổ của người dân miền Trung, vụ Formosa Hà Tĩnh, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng còn chưa xong. Nay lại đến tình trạng khai thác cát quá mức, gây ra nhiều nỗi khổ cho người dân. Trong nhiều năm vừa qua các tỉnh miền Trung hình ảnh những xóm làng bị che khuất bởi các con tàu án ngữ hút cát suốt ngày đêm đã trở nên “chuyện hàng ngày ở huyện”.

Ông nói có, bà nói không.

Một lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải) nói có một điểm khác biệt giữa Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Bắc Ninh.
- Cục Đường thủy nội địa khảo sát trên sông Cầu có 11 điểm cạn nhưng Bắc Ninh khẳng định không có điểm cạn nào. Bắc Ninh lại cho rằng việc nạo vét, thông luồng đường thủy nội địa trên sông là không cần thiết vì khảo sát của các ban, ngành và tỉnh cho thấy đã đáp ứng điều kiện. Cục Đường thủy nội địa vẫn ngang nhiên cố tình chấp thuận dự án để nạo vét lòng sông mặc kệ cho dân cầu cứu. Vì thế cảnh này mới thường xuyên xảy ra.

Chính quyền bảo kê cho cát tặc khai thác lậu.

Ở xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, ngày 9-3, xảy ra rai nạn vỡ hồ chứa bùn thải quặng thiếc của Xí nghiệp Thiếc Suối Bắc (Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh), bùn thải chảy vào ao hồ khiến cá chết hàng loạt, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bồi lấp. Theo Cục Kỹ thuật an toàn môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, công ty xây hồ chứa bùn thải không đúng thiết kế mà chỉ đắp bằng đất, không gia cố. Trước đó đã từng xảy ra nhiều lần vỡ bờ, tràn hồ ở nhiều địa phương do đơn vị khai thác khoáng sản thiếu biện pháp an toàn. Không chỉ gây thiệt hại dân sinh mà các hóa chất còn thẩm thấu, hòa trong nguồn nước, ảnh hưởng môi trường…

Image result for Khai thác cát sỏi trên sông Cầu gây sạt lở đê ở xã Quế Tân
Khai thác cát sỏi trên sông Cầu gây sạt lở đê ở xã Quế Tân

Bị “cát tặc” ngang nhiên khai thác kiểu tận thu, nhiều chân đê hư hỏng, bờ sông sạt lở nhưng khắc phục lại cực kỳ tốn kém. Lấy tiền đâu ra mà sửa chữa? Lại lại lấy tiền và  công sức của dân thôi. Chứ nhà nước nợ đầm đìa lấy tiền đâu mà sửa?
Theo những người dân địa phương, đơn vị đứng ra tổ chức và thu tiền của hàng chục chiếc tàu chở cát là công ty Trọng Cường đóng tại thành phố Bắc Ninh. Nhìn hoạt động khai thác cát lậu diễn ra công khai cả ngày lẫn đêm, người dân địa phương không thể không đặt câu hỏi, phải chăng những đối tượng khai thác cát lậu này đã được chính quyền bảo kê.
Theo ước tính, với số lượng khoảng 20-30 tàu khai thác cát cả ngày và đêm như hiện nay, mỗi ngày công ty Trọng Cường ước thu về từ 700 triệu - 1 tỷ đồng. Các quan ăn no, ở nhà lầu, thằng dân vùi mình trong dòng nước lạnh, sống dở chết dở không cần biết. Đó là cách “đối phó hữu hiệu” của các quan hiện nay.

Rừng cũng bị tàn sát nặng nề.

Biển đã bị đầu độc, rừng cũng bị tàn sát nặng nề. Ai tàn sát rừng? Lâm tặc không thể ngang nhiên chui vào rừng chặt cưa gỗ ầm ầm suốt ngày đêm và chuyển ra thành phố an toàn nếu không có các cơ quan chức năng che chắn bảo kê.
Chuyện không chỉ xảy ra ở một nơi mà ở nhiều tỉnh khác nhau. Chỉ lấy vài chứng cớ gần đây có thể chứng minh thảm họa này là có thật và do chính các anh vừa có nhiệm vụ canh gác rừng vừa là lâm tặc. Từ bao năm nay, rừng ở VN đã “chảy máu” nhiều rồi. Dân đã mất biết mất biết bao nhiêu tài nguyên của đất nước không thể thống kê đo đếm hết được.
Hai vụ phá rừng gần đây điển hình nhất ở Quảng Nam và Điện Biên.

1- Vụ phá rừng ở tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chức năng phát giác bãi tập trung hơn 280 phách gỗ pơ mu nằm gần Trạm Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang).
Đây là vụ vi phạm nghiêm trọng quy định về khai thác, quản lý, bảo vệ rừng, vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới.
Tỉnh ủy Quảng Nam đã ra thông báo số 83 về kết quả kiểm tra, thi hành kỷ luật liên quan đến vụ việc khai thác gỗ pơ mu trái phép và vận chuyển, cất giấu gỗ không có giấy tờ hợp pháp tại khu vực biên giới cửa khẩu Nam Giang (thuộc xã La Dêê, huyện Nam Giang).

* Bốn ông cán bộ biên phòng có trách nhiệm canh rừng lại phá rừng

UBKT Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, Chi bộ 3 (Trạm kiểm soát cửa khẩu Nam Giang) và Đảng ủy Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang là các tổ chức đảng lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ biên phòng và quản lý, bảo vệ khu vực biên giới cửa khẩu, nhưng đã buông lỏng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Thực hiện không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hành của ngành về công tác biên phòng, biên giới và phối hợp quản lý, bảo vệ rừng để xảy ra vụ khai thác trái phép 60 cây gỗ pơ mu.

Image result for Khai thác cát sỏi trên sông Cầu gây sạt lở đê ở xã Quế TânImage result for Khai thác cát sỏi trên sông Cầu gây sạt lở đê ở xã Quế Tân
Gỗ lâu bị lâm tặc cắt thành lóng nằm la liệt trong rừng

Không kịp thời phát hiện việc vận chuyển, cất giấu 758 phách, tám lóng gỗ tròn với khối lượng 54,426 mvà một số gỗ dỗi không có giấy tờ hợp pháp ngay tại khu vực cửa khẩu và gần trạm kiểm soát thuộc địa bàn đồn biên phòng, trạm kiểm soát có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát, quản lý.
Kiểu nói “thực hiện không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ”, chỉ là cách nói cho nhẹ bớt tội ăn cướp tài sản của dân của nước mà thôi. Ai cũng biết các ông quan ở VN thuộc ngành nào thì ăn xén, ăn ăn cắp ở ngành đó. Từ anh cảnh sát khu vực đến quản lý thị trường nhỏ ở nông thôn hay ở các khu phố đều có quyền sinh sát trong tay. Lên đến các quan ở các cơ quan lớn anh nào cũng chỉ lăm le vớ được miếng nào ngon thì cứ nhét vào túi. Huống chi mấy ông cán trông coi rừng trong tuốt nơi xa xôi tha hồ ăn cắp gỗ rừng mang đi bán, chẳng mấy lúc mà thành tỷ phú. Thậm chí ngang nhiên để gỗ lậu ngay trong trụ sở của kiểm lâm.
Hạt kiểm lâm Rừng phòng hộ Nam Sông Bung liên tiếp phát hiện hàng trăm phách gỗ pơ mu cất giấu sát Trạm Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang và trong khuôn viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang.

* Ai ăn cắp gỗ?

- Chính ông Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang đứng đầu bọn trộm cướp này đã bị đình chỉ công tác. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng đoàn công tác vào hiện trường và yêu cầu lập ban chuyên án. Số gỗ pơ mu thu được có hơn 590 phách với khối lượng hơn 44,3 m3.
- Người thứ hai là Trung úy Dương Văn Hoàng (Đội trưởng đội kiểm tra, giám sát Trạm kiểm soát cửa khẩu Nam Giang.
- Người thứ ba là Thiếu tá Đỗ Hoành Minh (Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu Nam Giang).
- Người thứ tư là Thượng úy Nguyễn Thế Nhân (Phó Bí thư Chi bộ 3, Phó trạm trưởng Trạm kiểm soát cửa khẩu Nam Giang).

* Nhận gỗ tặng trái phép

Chưa hết, Lê Trung Thịnh (Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Nam Giang) đã nhận của người lao động trong Chi cục mua, tặng và  cất giữ 7,776 m3 gỗ không có đủ hồ sơ hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản, về hàng hóa xuất nhập khẩu; vi phạm quy định của Chính phủ và của ngành về nhận quà tặng.
Cùng với cục trưởng Lê Trung Thịnh còn có ông Đỗ Tuấn (Bí thư chi bộ, Giám đốc Ban quản lý - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung) và ông Ông Hồ Thanh Hiệp (Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung). Cả ba ông này chỉ bị yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm thôi. Nhóm lâm tặc có sự dung túng của lực lượng chức năng, tổ chức rất chặt chẽ từ khâu khai thác, vận chuyển, đến đưa qua Lào tập kết chờ hợp thức hóa thủ tục rồi tuồn trở lại Việt Nam tiêu thụ với giá cao
Kiểm điểm và rút cái sợi dây kinh nghiệm dài vô tận rồi cứ việc tiếp tục hành nghề ăn cướp và tha hồ mang về quê xây biệt phủ, rủng rỉnh với cái gia tài đồ sộ trước mặt lũ dân đen.

2-  Tại tỉnh Điện Biên phá rừng pơ mu trong khu bảo tồn thiên nhiên

Kết quả ban đầu xác định, có 4 đối tượng trực tiếp vào rừng khai thác gỗ pơ mu, trong đó Vi Văn Hoài (SN 1989, ở bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong) khai thác 6,22m m3 gỗ pơ mu, đủ khối lượng để khởi tố Hình sự tội danh ''Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng''. Bị can Hoài được cho tại ngoại và cấm đi ra khỏi nơi cư trú.
3 đối tượng còn lại là Lô Văn Báo (SN 1990); Lô Văn Phong (SN 1986) và Vi Văn Hải (SN 1993) sẽ bị… xử phạt hành chính.

* Giám đốc trung tâm y tế huyện cũng dùng xe biển xanh chở gỗ lậu

Hai ông “lãnh đạo” cao nhất Trung tâm y tế huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) thừa nhận dùng xe biển xanh của đơn vị chở 4 khúc gỗ Hương Giáng không giấy tờ. Đó là ông Cao Sỹ Phượng (Giám đốc trung tâm y tế huyện Tuyên Hóa) và ông Phạm Công Thành (Phó giám đốc) thừa nhận, vào cuối tháng 3 đã dùng xe công biển kiểm soát Quảng Bình đi chở 4 gốc gỗ Hương Giáng, trọng lượng 60 kg không giấy tờ.
Hai người này cãi cối rằng  mua 4 gốc gỗ của người dân thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá. Nhưng sự việc bị đã bị người dân ghi hình khi các cán bộ của Trung tâm y tế huyện trả tiền và bốc gỗ lên xe.

Image result for Khai thác cát sỏi trên sông Cầu gây sạt lở đê ở xã Quế TânImage result for Khai thác cát sỏi trên sông Cầu gây sạt lở đê ở xã Quế Tân
Một số nhà kho gần cửa khẩu  được các quan dựng lên để giấu gỗ.
Quãng đường 6 km, mỗi phách gỗ được trả khoảng 250.000 đồng tiền vận chuyển

Ông Cao Sỹ Phượng gửi văn bản báo cáo lên cấp trên lại đổ cho cấp dưới, Ông cho rằng không có việc dùng xe công của đơn vị để chở gỗ lậu, và chủ sở hữu 4 gốc gỗ là nhân viên dưới quyền.

Bạn đọc đã thấy toàn những ông quan to đứng đầu một ngành ăn cướp thì người dân chịu sao nổi. Đến khi mọi hàng động tàn nhẫn đó được phơi bày thì cũng chỉ bị “ rút kinh nghiệm hoặc cùng lắm là khiển trách thôi. Pháp luật mất tích rồi.
Vì thế người dân phải chịu trăm lần cực khổ cay đắng. Chỉ lấy một địa phương nhỏ thôi cũng đủ nói lên tình trạng này.

Đà Nẵng tái diễn tình trạng cá chết trên đồng ruộng.

Người dân xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn đang la làng vì cá bắt đầu chết rải rác vài ngày qua và đến ngày 12.4 thì xác cá nổi dày trên mặt ruộng. Người dân rất đau khổ bởi đây là lần thứ 3 từ đầu năm xảy ra tình trạng này, trong khi nguồn nước cũng ô nhiễm khiến người làm đồng mắc nhiều bệnh ngoài da.
Image result for Cá chết nổi đầy mặt hồ Bầu Trảng
Cá chết nổi đầy mặt hồ Bầu Trảng

Người dân xã Hòa Tiến cho biết họ đã làm đơn kêu cả năm qua nhưng chưa được giải quyết. Sở tài Nguyên – Môi Trường (TN-MT) đã lấy mẫu nước xét nghiệm, xác định nước thải từ Công ty T.Đ.T chứa lượng kim loại nặng vượt chuẩn nhiều lần, gây ô nhiễm. Sở TN-MT TP.Đà Nẵng đã thông báo cho đơn vị có thẩm quyền giải quyết là chính quyền thị xã Điện Bàn.

Image result for Cá chết nổi đầy mặt hồ Bầu Trảng
Hồ điều tiết Thanh Lộc Đán vốn ô nhiễm nay thêm nạn cá chết

Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn nhiều lần, yêu cầu công ty có biện pháp xử lý, Nhưng đến nay công ty này trơ ra như đá vẫn tiếp tục. Vậy công ty này dựa vào đâu để coi mạng sống của người dân như cỏ rác nếu không được một ông to một bà lớn nào đó đứng sau?

Cuộc đời những anh dân đen bây giờ như cá nằm trên thớt, các tay có quyền có thế tha hồ vơ vét, dân chỉ còn cái khố rách sống vất vưởng qua ngày.
Văn Quang

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~




Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

30-4 NGÀY QUỐC HẬN


30-4 NGÀY QUỐC HẬN
 Image result for 30-4 NGÀY QUỐC HẬN
Hận giặc Cọng , hận mình cứ phải hận
hận mình bởi đám tướng tá ruồi trâu
bồi cho Pháp , bồi cho Mỹ , giờ Cọng bồi Tầu
năm xưa quân đội nâng lên hàng “quân lực”
giờ thay bộ đội  “anh hùng”mà đứng đực
mặc Bắc phương chiếm Ải - đảo Hoàng Sa
đào bâu-xít đào mồ mả cướp cửa nhà
giết chí-sĩ anh minh của đất nước
giam ngục những người quên mình vì tổ quốc
áo cà sa, chuông mõ xuống đường hạ nhục Thần
phá tu viện nhà thờ đạp thập giá dưới chân
trí thức chồn lùi sĩ này sĩ kia đủ loại sĩ
nàng Tô Thị căm đứa bỏ chức vợ,mẹ đi làm đĩ
lập chính phủ ma đầu ngồi chồm hổm chổng mông
viết tuyên ngôn,thảo đơn xin xỏ viển vông
người dân chính sĩ nông công thương đâu hết cả
thiên thời địa lợi bốn muơi năm đã
vẫn bọn khỉ tam vô phi nhân tính chễm chệ ngồi
quốc thể,con rồng cháu tiên hạ bệ dưới ngoi
đến bao giờ có được Niềm Tin mới
cờ ba miền máu đỏ da vàng ngày nào bay phất phới
một khí thế mới mãi mỏi đợi mòn chờ
cứ chia rẽ cứ tư thù cứ ngẩn ngơ
thế thì sao bỏ ngày quốc hận !

Tố Nguyên

BlackAvril.jpg
30-4 NGÀY QUỐC HẬN


Hận giặc Cọng , hận mình  cứ phải hận
hận mình bởi đám tướng tá ruồi trâu
bồi cho Pháp , bồi cho Mỹ , giờ Cọng bồi Tầu
năm xưa quân đội nâng lên hàng “quân lực”
giờ thay bộ đội  “anh hùng”mà đứng đực
mặc Bắc phương chiếm Ải - đảo Hoàng Sa
đào bâu-xít đào mồ mả cướp cửa nhà
giết chí-sĩ anh minh của đất nước
giam ngục những người quên mình vì tổ quốc
áo cà sa, chuông mõ xuống đường hạ nhục Thần
phá tu viện nhà thờ đạp thập giá dưới chân
trí thức chồn lùi sĩ này sĩ kia đủ loại sĩ
nàng Tô Thị căm đứa bỏ chức vợ,mẹ đi làm đĩ
lập chính phủ ma đầu ngồi chồm hổm chổng mông
viết tuyên ngôn,thảo đơn xin xỏ viển vông
người dân chính sĩ nông công thương đâu hết cả
thiên thời địa lợi bốn muơi năm đã
vẫn bọn khỉ tam vô phi nhân tính chễm chệ ngồi
quốc thể,con rồng cháu tiên hạ bệ dưới ngoi
đến bao giờ có được Niềm Tin mới
cờ ba miền máu đỏ da vàng ngày nào bay phất phới
một khí thế mới mãi mỏi đợi mòn chờ
cứ chia rẽ cứ tư thù cứ ngẩn ngơ
thế thì sao bỏ ngày quốc hận !

Tố Nguyên



Cây nêu ngày Tết
Cao Huy Hóa


Không đặt nặng chuyện hoài cổ, xin hãy hướng thượng với cây nêu giữa bầu trời, bỏ qua những điều không may, những được thua, hơn thiệt của cuộc sống năm cũ, xin hãy trãi lòng để sống thuận thảo với Trời Đất và vui đón xuân cùng thiên nhiên và mọi người. Và như thế, cây nêu ngày Tết mở đầu những ngày tống cựu nghinh tân đầy ấn tượng.

Cây nêu ngày Tết có từ bao giờ, tôi không rõ, chỉ biết từ nhỏ tôi đã thấy cây nêu. Cây nêu đã từng gắn liền với tập tục ăn Tết của nhân dân ta, từ nông thôn đến thành thị, từ gia đình, nhà thờ, chùa chiền, đến cơ quan.

Cây nêu là một thân cây tre dài, thẳng, được dựng nơi trang trọng, rộng rãi; đầu thân tre được buộc một dải vải điều (màu đỏ) có ghi những lời cầu nguyện hoặc lời chúc năm mới, và một cái giỏ tre, trong đó có đựng cau, trầu, rượu, hoặc một số phẩm vật khác theo phong tục từng miền. Dĩ nhiên cây tre phải được chôn chặt và neo nhiều phía để tre đứng vững, khi đó tre chứng tỏ sự dẻo dai bền bỉ, dầu gió nhẹ hay mạnh, dù gió đông bắc hay tây nam, tre có nghiêng qua nghiêng về thì phần chính cây vẫn thẳng và cây không gãy. Người ta ví sự dẻo dai và vững chãi của tre như sức sống Việt Nam.

Tại miền Bắc thời đã xa, cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Truyền thuyết cho rằng, từ ngày này cho đến đêm giao thừa, vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, cho nên cây nêu dựng lên để chặn ma quỷ. Cây nêu được thênh thang giữa trời đất suốt thời gian từ lễ dựng nêu cho đến ngày hạ nêu, thường thường là ngày 7 tháng giêng âm lịch. Trước khi dựng nêu, người ta lập bàn thờ trang nghiêm để cúng tế, cầu Trời Phật, cầu mưa thuận gió hòa, cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu.
Theo học giả Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1972), sự tích cây nêu được tóm tắt như sau:


Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước,còn Người chỉ làm thuê, và  nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức "ăn ngọn cho gốc". 

Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố  "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. 

Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Chuyện cổ tích thật đẹp, tất nhiên không phải ở tính chân thực mà ở tính biểu tượng của nó. Quỷ được xem là những thế lực gian ác, bức bách người lương thiện chăm chỉ làm ăn. Phật, như dân gian tôn thờ, là bậc chí thiện, luôn luôn lấy từ bi cứu giúp người. Chuyện cổ tích thì hư ảo nhưng chân lý muôn đời và ước nguyện của con người luôn luôn là, cái thiện xua tan và hóa giải cái ác, và trong cổ tích này, kết cục thật là nhân hậu: ngày Tết là ngày vui của mọi chúng sinh, quỷ cũng được về thăm cố hương.

Chính những giá trị đạo đức này làm linh hồn cho cây nêu để nó vẫn sống trong tâm thức của người Việt Nam, nhất là trong xã hội nông nghiệp trước đây. Thời gian cuối đông và đầu xuân là thời gian nông nhàn, lại đúng vào giao thời thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, vạn vật sinh sôi, lòng người êm ả, thì phải chăng cây nêu dựng lên vừa là niềm vui trước thiên nhiên khoáng đạt, vừa là lòng thành của con người với Trời Đất, Phật Tổ, lại là biểu tượng mở đầu cho những ngày năm hết, Tết đến?

Đó cũng chính là niềm tin của con người trong xã hội ngày nay, dầu xã hội này đã vượt xa thời đại nông nghiệp, sau bao nhiêu năm cây nêu vắng bóng vì chiến tranh ác liệt, vì cuộc sống quá khó khăn, vì các giá trị truyền thống bị thử thách trong thời đại mới, để cây nêu trở lại, dầu chỉ mới rải rác, ở nông thôn cũng như ở thành thị.

Về biểu tượng cho lễ hội Tết, tôi thấy không có gì đẹp đẽ, cổ kính và duyên dáng cho bằng cây nêu, tuy rằng, có rất nhiều thứ chào xuân sớm làm lòng người rộn rã: mai đào khoe sắc, cúc vàng nở rộ, đường phố lên màu, người người đi sắm Tết... Khi cây nêu ngày Tết dựng lên thì ai trông thấy đều ấm áp trong lòng: hồn dân tộc đậm đà với Tết.

Cây nêu khiến tôi nhớ lại những ngày đón Tết tại ngôi trường trung học Hàm Nghi (Huế), ngôi trường thật đặc biệt, thật "oai" vì nằm trong khuôn viên của Di Luân Đường, nơi trước đây là Quốc Tử Giám triều Nguyễn đã đào tạo nhân tài cho đất nước. Những ngày mưa gió lạnh lẽo cuối năm lại là những ngày thầy trò vất vả cho kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt (tức là học kỳ 1), nhưng khi kỳ thi vừa xong thì trước cột cờ, trước Di Luân Đường cổ kính thâm nghiêm, cây nêu dựng lên, ô hay, một trời xuân phơi phới, thôi thì thầy trò chuẩn bị đón xuân, đến giờ cuối của thầy cô nào thì trưởng lớp trịnh trọng lên chúc Tết, tặng hoa thầy cô, cả lớp đứng dậy vỗ tay... rồi thì báo xuân của trường, của lớp chuyền tay nhau, rồi học trò tự tổ chức liên hoan. Tết đến thật sớm, thật vui!

Cây nêu lắng đọng trong tôi từ đó, mãi đến 40 năm sau, vui thay, tôi về dự lễ dựng nêu tại chùa Diệu Đế, một ngôi cổ tự nổi tiếng bên bờ nam sông Gia Hội, trước ngày Ông Táo về trời; thì ra chùa vẫn giữ truyền thống dựng nêu ngày Tết lâu nay. Sẵn có tre trong vườn, chùa chọn cây tre to, cao khoảng trên 10 mét, thẳng, dáng thuôn, chừa một ít cành trên ngọn cho đẹp, một dãi vải điều dài có sẵn hai câu đối có ý nghĩa đón xuân vui Tết, một giỏ tre đựng cau, trầu, rượu..., lồng đèn đỏ với bóng đèn đấu dây với nguồn điện. Một bàn thờ được thiết lập giữa sân, với hương hoa, bánh trái, xôi chè... để cúng tế Trời Đất và cúng cô hồn. Buổi lễ bắt đầu với ba hồi chuông trống Bát Nhã rộn ràng. Mọi người quây quần hướng về bàn thờ hương khói uy nghiêm giữa vườn chùa xinh tươi hoa lá, trong khi vị chủ lễ cáo bạch với Trời Đất. Cây nêu đã được chuẩn bị và khi lễ xong, quý thầy trẻ hăng hái dựng nêu, chôn gốc và buộc dây vào cọc và các vị trí cố định. Chiếc giỏ tre lên cao như dâng lời cầu nguyện, dâng phẩm vật cúng Trời, dải vải điều thả xuống phất phới lả mình theo gió nhẹ, trong khi cây tre uốn lượn nhẹ nhàng trên đỉnh, tất cả in lên trời xuân lồng lộng. Sau đó, mọi người chia nhau bánh chưng, bánh tét, dưa món, mứt gừng,... Thật là một lễ hội của chùa ấm áp trong thời tiết cuối đông lành lạnh.

Trong dịp này, tôi được trao đổi chuyện Tết với thầy Vĩnh Cao, giảng viên Hán học, nhà nghiên cứu văn hóa Huế, một người con của hoàng tộc, hôm đó thầy đóng nhiều vai: thầy là người dàn dựng lễ, sáng tác câu đối và viết câu đối trên dải vải điều, thầy cũng là người chủ lễ, cáo với Trời Đất. Khác với thường ngày ăn mặc giản dị, trong dịp này, thầy đẹp ra phết với bộ quốc phục thời trước: áo dấu màu xanh, khăn đóng cũng màu xanh, quần trắng, đi giày hạ. Một điều rất quan trọng của cây nêu là câu đối trên dải vải điều, thầy cho biết: câu đối thì tùy hoàn cảnh mà chọn, như ở chùa thì khác, ở cơ quan thì khác, nhưng nội dung ngày nay thường cầu "quốc thái dân an" hoặc vui xuân, chúc Tết. Ví dụ như câu đối trên cây nêu ngày Tết ở chùa:

Xuân đáo thị thành biến địa phúc

Phúc lâm Thiền viện mãn đình xuân

Dịch nghĩa:

Xuân đến thị thành phúc mọi nẻo
Phúc về Thiền viện xuân tràn sân.

Ôn lại chuyện xưa, thầy đã kể chuyện nghỉ Tết và cây nêu thời triều Nguyễn: Trong Ngự chế thi, vua Minh Mạng đã nhắc lại tục cổ: ngày 25 tháng chạp là ngày niêm ấn (không tiếp nhận văn thư), đó cũng là ngày dựng nêu; ngày 7 Tết là ngày khai ấn (tiếp nhận văn thư đầu năm mới, đóng dấu ấn), cũng là ngày hạ nêu. Có thể hiểu thời gian cây nêu ở giữa trời là thời gian nghỉ Tết; tuy nhiên triều đình không quy định như thế vì việc triều đình không ngưng nghỉ và chương sớ thì lúc nào cũng có; dầu vậy, vua Minh Mạng đã cho phép các Nha chọn ngày niêm ấn và khai ấn theo tục dân gian nói trên, và chỉ chọn một số ấn không cần thiết cho vào giỏ tre treo lên cây nêu, có tính cách tượng trưng để mừng xuân. Đến đời vua Tự Đức lại có đổi thay, năm Tự Đức thứ 29 (1876), có sớ tâu xin dựng nêu vào giờ Thân (15g-17g) ngày 30 tết, và hạ nêu vào giờ Thìn (7g-9g) ngày mồng 7 Tết. Sau đó có sắc chỉ lấy giờ Thìn ngày 30 và mồng 7 để cho dựng nêu và hạ nêu, lấy đó làm lệ không thay đổi nữa.

Chuyện nghỉ Tết đó chỉ hợp với ngày xưa, chứ ngày nay, việc nước đa dạng, khẩn trương, gay go và phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết đúng thời, đúng lúc, hơn nữa, tùy công việc mà mỗi cơ quan, mỗi người có lịch ăn Tết khác nhau; tuy nhiên, chuyện một vị vua nước Đại Nam cho các Nha treo ấn triện trên cây nêu thì thật là độc đáo, và làm cho cây nêu thêm ý nghĩa. Không đặt nặng chuyện hoài cổ, xin hãy hướng thượng với cây nêu giữa bầu trời, bỏ qua những điều không may, những được thua, hơn thiệt của cuộc sống năm cũ, xin hãy trãi lòng để sống thuận thảo với Trời Đất và vui đón xuân cùng thiên nhiên và mọi người. Và như thế, cây nêu ngày Tết mở đầu những ngày tống cựu nghinh tân đầy ấn tượng. 
__._,_.___

Posted by: tuyen do 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link