Văn Quang viết từ Sài Gòn
Trong phần này, tôi chưa
nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị
trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm.
Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của "người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì" này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.
Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của "người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì" này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.
Ở đây tôi chỉ nói đến
những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân VN mình.
Các cụ ta đã dạy "thượng
bất chính hạ tắc loạn", nôm na là người trên không liêm chính thì
người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách.
Cho nên những con buôn bất lương ở VN ngày càng nhiều cũng vì thế.
Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu "bôi trơn", lấy gì "cống nộp" cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận. Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con. Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người.
Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau mộc cách "ngọt ngào".
Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu "bôi trơn", lấy gì "cống nộp" cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận. Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con. Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người.
Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau mộc cách "ngọt ngào".
Ăn gì cũng có thể chết
Những ngày gần đây,
người dân Sài Gòn trở nên hoảng sợ với những tin tức hàng ngày về đồ ăn thức
uống, cái gì cũng có độc. Người ta tưởng như ăn cái gì cũng có thể lăn đùng ra,
không chết cũng ngắc ngư giống như hàng trăm công nhân ngộ độc nằm lăn lóc
trong bệnh viện.
Chính tôi , gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo VN với cái tiêu đề "Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất".
Chính tôi , gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo VN với cái tiêu đề "Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất".
Như thế người Sài Gòn và
các tỉnh thành cũng "được thừa hưởng" phở và bún chả chẳng khác gì
dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay:
- Nước phở chế biến từ
thịt ôi thiu
Khi ăn những bát phở
thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra
50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi
thiu làm ruốc.
Nước phở loại này được
lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi,
thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt,
nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm
nước phở.
Cuối mỗi ngày, các loại
thịt nhập về chế biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ
tại Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên
là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ
cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.
Thậm chí, những hôm
khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa
học, thêm gia vị để tạo mùi vị.
- Bún chả vàng thơm
nhờ tẩm hóa chất
Tại khu vực quầy hương
liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà
các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả
có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua
các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên)
Để làm món nướng như vịt
nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn
hợp như dạng sa tế và một gói bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít
chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt,
chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng
cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon,
thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này
vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn
bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt".
Chưa hết, còn vô số
nhửng tin tức "lặt vặt" cũng kinh hoàng không kém như:
- Nem chua Thanh Hóa
làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay;
thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.
Ngay cả những loại trái
cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.
- Đu đủ tẩm hóa chất
Trung Quốc chín nhanh rất đẹp
Đu đủ sau khi hái xuống,
được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả
chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN.
Loại thuốc có khả năng
"phù phép" này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn
dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung
Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc
dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ
buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.
Những chủ buôn sau khi
thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc
nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt
hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ
thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở
đi tiêu thụ. Chuối cũng được "chế biến" tương tự nên trái nào cũng
chín mọng, vàng ươm.
- Dừa tẩy trắng độc
hại
Hóa chất tẩy trắng dừa có
thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng
phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Chị Tiên, chủ một vựa
dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua
chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn
mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn
với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước
thấm hết vào là xong.
Một bác sĩ chuyên về an
toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít
gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm
soát. "Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì
đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn
đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều
và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường".
- Rượu pha bằng ..
thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội
Tại hầu hết các quán cơm
bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng
Mai, Từ Liêm (Hà Nội) .. rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là
"rượu quê cực êm, cực phê", bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn
đồng/lít.
Khi tìm hiểu từ một số
nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là ..
thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng "phê" thêm vì
thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết
khoảng bốn thùng phuy rượu độc.
Do uống phải rượu độc,
không ít "đệ tử Lưu Linh" đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải
vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ bệnh viện tâm thần Hà Nội,
mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất
cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do
các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.
Chơi cũng chết
Đồ chơi Trung Quốc đang
tràn ngập thị trường VN bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá
rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không
thể thiếu phthalates - chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo
Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách
khoa Hà Nội - nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối
loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì
cơ quan sinh dục bị teo lại .. Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng,
phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào
cơ thể.
Ngoài ra, theo một số
kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ
hóa học kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu
đạn, kể cả lồng đèn .. đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có
chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim
loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung
thư phổi, dị tật thai nhi ..
Không liều thì .. sang
Tây mà sống
Thưa bạn đọc, tôi không
kể hết những đồ ăn thức uống có pha "hóa chất độc hại" hiện nay đang
có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện
tại VN.
Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên.
Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên.
Vả lại là dân VN sống ở
thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống!
Văn Quang
Ôi ! còn đâu người Hà Nội
ngàn năm văn hiến?
Một sỉ nhục cho người Việt
NGƯỜI
HÀ LAN TẶNG ÁO MƯA, DÂN HÀNỘI NHÀO LÊN CƯỚP
(Đời sống) – Chị Phạm Thu Giang làm công tác báo chí
văn hóa tại Đại sứ quán Hà Lan, cũng là người tổ chức chương trình phát áo mưa miễn
phí cho người qua đường đã cảm thấy hoảng sợ trước ứng xử lạ của người
dân.
Bắt đầu vào lúc 2h00 chiều 12/9, chương trình “Đừng để bị ướt mưa!" được tổ chức ở một sân khấu ngoài trời, tại cửa của UBND quận Ba Đình. Nội dung của sự kiện ngày hôm đó bao gồm hoạt động trao tặng 3.000 chiếc áo mưa miễn phí cho người qua đường.
Mở đầu sự kiện, đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp
tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và
trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất
những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp
từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.
|
Cảnh tượng tranh
giành áo mưa tại sự kiện "Đừng để bị ướt mưa!" hôm
12/9
|
Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh
trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu. Chỉ 35 phút sau khi chương
trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch.
Sau sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người dân
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Sáng 16/9, trao đổi với phóng viên Đất Việt, chị Phạm Thu Giang
cho biết, chương trình "Đừng để bị ướt mưa!" nằm
trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, và Hà Lan cũng là một
trong những đối tác trong công tác quản lý nước và chống biến đổi khí hậu với
Việt Nam.
Chương trình "Đừng để bị ướt mưa!" với
mục đích nâng cao nhận thức của người dân trước biến đổi khí hậu, mọi người cần
phải ý thức về điều đó, và trước hết là ý thức bảo vệ chính mình.
Tuy nhiên, những việc xảy ra khi thực hiện đã thực sự không
hay. “Tình hình lúc sự kiện bắt đầu hoàn toàn nằm ngoài dự tính của
những người tổ chức” – chị Giang cho biết.
“Ngay từ đầu chúng tôi đã quán triệt với những người trong đội ngũ
tình nguyện viên và tổ chức, khi phát tặng áo mưa phải đưa thật cẩn thận bằng
hai tay.
Tuy nhiên, mọi người tranh cướp nhau và đổ xô về phía sân khấu
khiến chúng tôi rất hoảng sợ, đặc biệt là các bạn Hà Lan. Có tình nguyện viên
còn bị người dân tranh cướp áo mưa cào rách tay, khiến chảy máu”.
Trong quá trình phát áo mưa, có hình ảnh ghi lại việc các tình
nguyện viên đứng trên khán đài tung, ném áo mưa về phía người dân chứ không đưa
bằng hai tay. Lý giải cho hành động này, chị Giang cho biết:
“Đây chỉ nhằm mục đích nới rộng sức ép và khoảng cách của người
dân về phía sân khấu chứ không có ý gì khác. Hành động này ban đầu xuất phát từ
một người Hà Lan, sau đó có một số tình nguyện viên khác cũng làm theo”.
|
Tình nguyện viên ném áo mưa về phía người dân
|
Chị Giang chia sẻ thêm: “Phải đứng ở khán đài mới thấy
được sức ép của người dân là lớn đến thế nào. Chúng tôi đã có giải pháp cử hai
bạn tình nguyện mang 1 thùng áo mưa sang bên kia đường để phát, nhằm giải tỏa
cho khu vực sân khấu. Tuy nhiên khi đi được khoảng 10 bước chân về phía
đám đông, những nhân viên này đã bị đám đông lao vào xô đẩy, cướp giật ngay khi
còn chưa kịp mở thùng giấy”.
Có những lúc, diễn giả gần như phải hét lên: “Đề nghị mọi người
không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!”
Nhân viên của Đại sứ quán Hà Lan, Phạm Thu Giang, cũng nhận định
thêm, đại sứ quán qua chương trình đã phát hết 3.000 chiếc áo mưa, tuy nhiên
hiệu quả của chương trình gần như không có khi không đạt được bất kỳ một mục
đích ban đầu đề ra nào.
Hành động thể hiện tính xấu của người Việt
Theo
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Viện xã hội học, trả lời trên báo Kiến Thức, ông rất
buồn khi nghe, đọc thấy những những hành vi không đẹp kể trên. Việc chen lấn,
xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để tranh giành, vơ vét của cải, vật chất không phải
là hiếm ở Việt Nam.
Những
hành vi này ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, “đám đông chỉ chờ
kiếm chác” của người Việt thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự
phát và tính ích kỷ của dân mình.
Cái
tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái
tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn,
tỉnh lẻ hay người thành thị. PGS.TS Bình cho biết, căn nguyên của vấn đề trên
là do nhiều nguyên nhân, như tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vào tính cách người
Việt, khiến họ chỉ thích thu vén cho riêng mình.
Bên cạnh đó là sự rối loạn về giá
trị sống, nhiều người không biết cái gì đúng, cái gì sai, phải tôn thờ cái
gì, dẫn đến lối sống vị kỷ, coi trọng vật chất. Chẳng hạn như trong vụ tranh
giành nhau áo mưa miễn phí tại Hà Nội hôm 12/9, có người còn xúi người khác
vào giành áo mưa và khoe khoang:“Tôi đã lấy được 5 – 6 chiếc rồi, giờ cất
đi và chạy vào lấy tiếp”. Họ không biết đấy là điều đáng xấu hổ mà
ngược lại họ có vẻ tự hào với “chiến tích”của mình.
|
Tú Tuệ