Chủ nhật, 22/09/2013
Nghe
Xem
Tin tức / Việt Nam
Nhà hoạt động Đỗ Thị
Minh Hạnh quyết không ‘nhận tội’ dù tính mạng bị đe dọa
Tin liên hệ
- Châu Âu nêu tình cảnh của một số cá nhân với Việt Nam
- Điện thoại di động, máy tính bảng và phong trào đòi tự
do ngôn luận tại Việt Nam
- Hà Nội ‘thừa nhận sự tồn tại’ của Mạng lưới Blogger
Việt Nam?
- Gia đình kêu cứu về bản án 15 năm tù của nhà hoạt động
ở Phú Yên
- Người siêu giàu ở Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á?
- Bạo động Mỹ Yên: Dân gây rối hay chính quyền đàn áp tôn
giáo?
- Việt Nam: Bê bối Vinashin buộc cắt giảm 14.000 nhân
viên
Hình ảnh/Video
Video
Chủ tịch Trương Tấn Sang tuyên bố VN đang cải tổ chính trị
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 20/9/2013
Video
Truyền
hình vệ tinh VOA Asia 21/9/2013
CỠ CHỮ
22.09.2013
Một nhà hoạt động nữ ở tuổi đôi mươi đang đối
diện với nguy cơ một căn bệnh hiểm nghèo trong nhà tù Việt Nam với bản án 7 năm
tù về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”,
theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì tham gia các hoạt động cổ súy đa đảng-dân chủ,
bênh vực quyền lợi cho công nhân bị bóc lột sức lao động mà không có công đoàn
độc lập bảo vệ.
Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ
không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con
làm, bất cứ công dân nào cũng phải làm
Đỗ thị Minh Hạnh
Đỗ Thị Minh Hạnh là một cô gái nhỏ nhắn nhưng có nghị lực mạnh mẽ
và tinh thần bất khuất. Cô vẫn can đảm đấu tranh chống lại những vi phạm nhân
quyền hằng ngày ngay từ sau song sắt nhà tù, bất chấp những hậu quả khắc nghiệt
với bản thân và với bệnh tình của mình.
Tạp chí Thanh niên VOA có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu cô Hạnh, để tìm hiểu về tình trạng của nhà hoạt động trẻ quên mình, dấn thân vì mong muốn một xã hội tiến bộ.
Tạp chí Thanh niên VOA có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu cô Hạnh, để tìm hiểu về tình trạng của nhà hoạt động trẻ quên mình, dấn thân vì mong muốn một xã hội tiến bộ.
Bấm vào nghe cuộc
phỏng vấn thân mẫu nhà hoạt động Đỗ thị Minh Hạnh
- Danh mục
- Tải
Trà Mi: Trường
hợp của cô Hạnh đang được quốc tế rất quan tâm, đặc biệt là giới bảo vệ nhân
quyền, với các cuộc vận động khắp nơi can thiệp cho cô. Xin bà cho biết tình
trạng giam giữ và sức khỏe hiện nay của Hạnh thế nào?
Bà Ngọc Minh: Minh Hạnh bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Hạnh báo cho gia đình biết hiện tại cô thường xuyên đau nhức và teo dần một bên ngực trái, mỗi buổi chiều thường bị sốt. Qua tham khảo, gia đình được biết đó là một trong các biểu hiện của bệnh ung thư vú. Chúng tôi rất lo lắng. Vừa qua, sau khi bà con trong và ngoài nước lên tiếng bênh vực Hạnh, nhà cầm quyền cộng sản cho Hạnh đi khám bệnh ở quân đoàn 4, nhưng chỉ được khám sơ sài. Họ nói Hạnh bị di truyền bẩm sinh mà gia đình không ai bị bệnh này cả. Khám ở quân đoàn 4 của trại giam, chúng tôi không tin tưởng. Kết luận của họ, chúng tôi không nhất trí. Chúng tôi sẽ làm đơn đề nghị họ cho đi khám chuyên khoa, có sự giám sát của công an và gia đình. Phải cho cháu xét nghiệm, định bệnh, và điều trị đến nơi đến chốn để cứu tính mạng cho cháu.
Trà Mi: Trong những bức thư cuả Hạnh lọt được ra ngoài, Hạnh kể về những sự chèn ép, áp bức, áp lực và võ lực đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát không ‘nhận tội’ và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm. Sau những lá thư đó, điều kiện đối xử của trại với cô khá hơn hay tệ đi?
Bà Ngọc Minh: Sau khi đưa thư lên công luận, nhờ bà con trong ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ, cho nên nhà tù có cải thiện. Họ thay đổi thái độ và cư xử với Hạnh tốt hơn, không đàn áp nữa. Hạnh và những người tù trong trại cũng không phải lao động nữa. Họ tử tế hơn.
Trà Mi: Các cựu tù nhân cho biết nếu nhận tội tù nhân sẽ được những điều kiện ưu đãi hơn , được cho đi khám chữa bệnh, được đối xử tử tế hơn…Trong hoàn cảnh bệnh tật đe dọa hiện nay, liệu Hạnh có nghĩ đến điều đó?
Bà Ngọc Minh: Hạnh dứt khoát nghĩ rằng mình không có tội. Ngay cả lúc ở Bình Thuận, khi công an cho tôi gặp Hạnh, Hạnh nói với tôi: “Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng phải làm. Nhà cầm quyền cộng sản dùng quyền lực, bạo lực, và tất cả các phương tiện bắt ép chúng con thì đành chịu thôi. Nhưng chúng con không có tội.” Dứt khoát trong lòng Hạnh cho tới giờ phút này vẫn không có tội. Trước phiên tòa, Hạnh cũng nói Hạnh không có tội.
Trà Mi: Chính quyền có từng đặt điều kiện thế nào với cô Hạnh không trong suốt thời gian giam cầm cô?
Bà Ngọc Minh: Mỗi lần tôi đi thăm Hạnh, cán bộ trại giam nói với tôi trong 4 tiêu chí giảm án, tiêu chí đầu tiên là ‘nhận tội’ và họ đề nghị gia đình khuyên Hạnh ‘nhận tội’. Rất nhiều lần ngay Viện Kiểm Sát cũng đề nghị 3 gia đình chúng tôi khuyên các cháu ‘nhận tội để được nhà nước khoan hồng’. Họ cứ vận động tôi phải làm thế nào để cho Hạnh ‘nhận tội’, nhưng tôi có bảo với công an rằng Hạnh nói với tôi: “Không có tin công an.”
Bà Ngọc Minh: Minh Hạnh bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Hạnh báo cho gia đình biết hiện tại cô thường xuyên đau nhức và teo dần một bên ngực trái, mỗi buổi chiều thường bị sốt. Qua tham khảo, gia đình được biết đó là một trong các biểu hiện của bệnh ung thư vú. Chúng tôi rất lo lắng. Vừa qua, sau khi bà con trong và ngoài nước lên tiếng bênh vực Hạnh, nhà cầm quyền cộng sản cho Hạnh đi khám bệnh ở quân đoàn 4, nhưng chỉ được khám sơ sài. Họ nói Hạnh bị di truyền bẩm sinh mà gia đình không ai bị bệnh này cả. Khám ở quân đoàn 4 của trại giam, chúng tôi không tin tưởng. Kết luận của họ, chúng tôi không nhất trí. Chúng tôi sẽ làm đơn đề nghị họ cho đi khám chuyên khoa, có sự giám sát của công an và gia đình. Phải cho cháu xét nghiệm, định bệnh, và điều trị đến nơi đến chốn để cứu tính mạng cho cháu.
Trà Mi: Trong những bức thư cuả Hạnh lọt được ra ngoài, Hạnh kể về những sự chèn ép, áp bức, áp lực và võ lực đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát không ‘nhận tội’ và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm. Sau những lá thư đó, điều kiện đối xử của trại với cô khá hơn hay tệ đi?
Bà Ngọc Minh: Sau khi đưa thư lên công luận, nhờ bà con trong ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ, cho nên nhà tù có cải thiện. Họ thay đổi thái độ và cư xử với Hạnh tốt hơn, không đàn áp nữa. Hạnh và những người tù trong trại cũng không phải lao động nữa. Họ tử tế hơn.
Trà Mi: Các cựu tù nhân cho biết nếu nhận tội tù nhân sẽ được những điều kiện ưu đãi hơn , được cho đi khám chữa bệnh, được đối xử tử tế hơn…Trong hoàn cảnh bệnh tật đe dọa hiện nay, liệu Hạnh có nghĩ đến điều đó?
Bà Ngọc Minh: Hạnh dứt khoát nghĩ rằng mình không có tội. Ngay cả lúc ở Bình Thuận, khi công an cho tôi gặp Hạnh, Hạnh nói với tôi: “Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng phải làm. Nhà cầm quyền cộng sản dùng quyền lực, bạo lực, và tất cả các phương tiện bắt ép chúng con thì đành chịu thôi. Nhưng chúng con không có tội.” Dứt khoát trong lòng Hạnh cho tới giờ phút này vẫn không có tội. Trước phiên tòa, Hạnh cũng nói Hạnh không có tội.
Trà Mi: Chính quyền có từng đặt điều kiện thế nào với cô Hạnh không trong suốt thời gian giam cầm cô?
Bà Ngọc Minh: Mỗi lần tôi đi thăm Hạnh, cán bộ trại giam nói với tôi trong 4 tiêu chí giảm án, tiêu chí đầu tiên là ‘nhận tội’ và họ đề nghị gia đình khuyên Hạnh ‘nhận tội’. Rất nhiều lần ngay Viện Kiểm Sát cũng đề nghị 3 gia đình chúng tôi khuyên các cháu ‘nhận tội để được nhà nước khoan hồng’. Họ cứ vận động tôi phải làm thế nào để cho Hạnh ‘nhận tội’, nhưng tôi có bảo với công an rằng Hạnh nói với tôi: “Không có tin công an.”
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment