Saturday, June 4, 2016

Chào Em Áo Trắng Đang Vào Lớp



--
Kính chuyển
MG
Chào Em Áo Trắng Đang Vào Lớp
Mường Giang



 
            Tháng sáu ở xứ biển Hạ Uy Di vẫn còn là mùa hè nắng gắt, khắp đường phố hoa phương đang đỏ ối một màu son môi mời gọi, làm cho hồn người xa xứ rộn lên những giấc mơ tuổi nhỏ, đã mang theo trong ký ức gần suốt cuộc đời. Đó là những ngày Phan Thiết buồn rầu vỉ chiến tranh lửa loạn, đã khiến cho bọn học trò tuổi lớn phải rời bỏ mái trường yêu dấu, thầy cô, bè bạn và một cuộc tình dang dỡ, để dấn thân vào con đường vô định.

            Chia ly nào mà không có nước mắt, nhất là lần đầu tiên trong đời phải lìa bỏ chốn thân thương một thời tuổi mộng. Lai càng buồn thêm, khi con tàu hỏa lướt qua miền quê hương yêu dấu của bốn quận miền bắc Bình Thuận. Những lũng đồi cát trắng bạt ngàn mọc đầy xương rồng gai góc hoang dại. Xa xa là những triền sim tím héo đưới nắng gắt và ngọn gió tây tháng sáu, đã nói lên chính thân phận của một miền đất mà trước kia ai cũng nói là biển bạc rừng vàng. Ngồi trong toa xe đếm nhịp bánh  đang nghiến trên hai đường sắt, để nhớ lại những ngày tháng chờ đợi em nơi hàng ghế đá lạnh băng trong vườn hoa lớn, dưới những hàng vông đồng già khô cằn cổi, lâu lâu ngẩu hứng lại thả một vài chiếc lá vàng và mấy quả khô, nằm lăn lóc với đá sõi cô đơn tháng ngày.

            Vậy mà cũng hơn bốn mươi năm ly cách, khiến cho đời người như chỉ còn có ký ức, hoài niệm, nhớ nhung và những cơn vui bất chợt khi chỉ có ta và bóng sóng sánh trong cơn mê trở về. Hay tại tuổi già cô đơn thê thảm, nên ta mãi còn nấng nuôi trong con tim băng lạnh, kỹ niệm của một thời áo trắng những góc nhỏ hiền thương, ly cà phê đen nghèo nhạt nhẽo, mà sao cứ quấn quít theo nhau một đời:

'tháng hai ngồi quán Đào Viên,
trông hoa vông nở nắng xuyên nhuộm hồng
cà phê nhỏ giọt thong giong
đệm theo ai khẽ gót hồng thướt tha..
tháng tư theo nhỏ trường Phan
cà phê Ba Lý nhỏ sang mỗi ngày
góc bàn tôi vẫn ngồi đây
ngụm cà phê sáng ngất ngây cõi lòng..'

            Những tên quán cùng với các cô nàng hàng cà phê trong thơ Lê Phước Tuấn, càng khiến con tim thêm điếng khựng một niềm nhớ dạt dào về những buổi chiều lẽ loi tan học, vào Đào Viên bên này bờ sông Mường Mán, để mà ngong ngóng bóng ai đang tha thuớt trên mấy nhịp cầu Quan, nay xa rồi mà vẫn thương biết bao dấu chân kỹ niệm. Rồi mười mấy năm lang bạt với kiếp lính quèn, những buổi dừng quân ta lại một mình ngồi đếm giọt cà phê đen nghèo đặc quánh, trong một góc quán Tùng hay một vài quán cóc nằm lưng chừng trên con dốc khu chợ Hòa Bình, kế Hồ Xuân Hương Đà Lạt, một mình mông lung nhung nhớ,tới phương trời xa thẳm, như đang thiêm thiếp trong sương khói miên trường.

            Và bởi thế, nên dù năm tháng có đổi dời, nhưng nếu ai vẫn còn cất giữ riêng mình, những trang lưu bút ngày xanh về mái trường thân yêu Phan Bội Châu-Phan Thiết, chắc cũng vẫn là buồn và đẹp thế thôi:

'Nghe em nói trở về thăm phố cũ
cho ta thăm chốn ấy trải nắng mưa
cổng trường xưa còn có quán nước dừa
bến xe cũ cà phê Linh còn đắng "

Sân trường cũ nở đầy hoa phượng đỏ
vắng tanh rồi nào thấy bóng giai nhân
gió rét về ta buồn nhớ bâng khuâng
nhớ phố cũ chở đầy bao kỹ niệm'
(Lê Tiếng - Phú Hài).

            Buồn buồn lại theo Bàng Bá Lân lạc lõng về một miền quê xa nào đó, để sung sướng rộn ràng qua những hồi trống vào trường giục giã ' như mơ đuờng khói lên trời nắng, trường học làng kia tiếng trống vào '.Rồi những ngày nghĩ hè đợi tàu về quê , khiến ' ăn chẳng được lòng nôn nao khó ngủ '.Tất cả đã mê hoặc hồn ta, một tên học trò dang dỡ, vì nghiệp lính phận trai, nên đã bỏ mặc cho mẹ đơi em trông chốn quê nhà dấu ái, nơi huyết phượng đỏ rợp đường làng và mối tình ngây thơ lãng đãng.

            Nay ta lại trở về, ngồi trên những căn phòng học ngày xưa ở tầng hai của trường., để nhớ lại những ngày gió mưa tháng mười mù mịt, trên những cánh đồng lúa-muối về hướng Lại An, Phú Hài, trên không thường có những đàn sếu trắng bay ngang, cất tiếng kêu ra rã. Giờ thì đồng sâu đã lắp cạn, lô nhô khắp chốn lầu cao phố rộng, nên mắt cứ mở lớn mà chẳng thấy dáng em ở chốn nào.

'Chợt nhớ thương về thăm
Thềm xưa viên gạch vỡ
vách tường hoen mốc rêu
ngậm ngùi con dế nhỏ

Bìm bịp thiêm thiếp ngủ
Quên mịt mù tháng năm
quấn chút tình rất cũ
Níu đời nhau xa xăm'
(Ngọc Dung)

            Đời là thế, biết làm sao hơn nhưng cũng thật là may, vì  mấy năm qua, các cựu học sinh và quý thầy cô đang sống ở hải ngoại, đã liên tiếp rổ chức nhiều cuộc Hội Ngộ,để kỹ niệm 50 năm thành lập Trưởng Trung Học Công Lập Phan Bội Châu Phan Thiết, vào tháng 7-2002 tại Miên Nam California. Rồi lại Hôi Ngộ Phan Bội Châu tại Houston-Texas vào tháng 7-2004, Hội Ngộ Phan Bội Châu tháng 7-2006 tại thành phố Orlando, tiểu bang Florida và Tất cả các lần tổ chức, theo nhận xét chung của mọi người, rất thành công mọi mặt cũng như trọn vẹn tình nghĩa thầy trò,

            Xin được cám ơn mọi người, bởi Phan Thiết và Trung Học Phan Bội Châu sẽ làm bớt đi niềm nhớ vì thời gian phôi pha và biển đời cuồng ngạo. Sự gặp gở qua các cuộc hội ngộ, như đang làm sống lại một cuộc tình dang dỡ của thời áo trắng học trò, qua hình bóng của một người con gái nào đó , cũng đã từng đi và về với ta trên đường Nguyễn Hoàng thơ mộng đầy hoa phương, từ phố vào lớp học. Phan Thiết là thế đó, cho nên đã khiến cho học trò trai gái ai cũng lãng mạn,nhớ thương hờ hững, từ mái hiên nhà ai đã giúp cho nhau đụt tránh những cơn mưa may bất chợt, cho tới mấy chiếc lá me vô tình rơi trên tóc em, khiến cho ta đã lặn lội di tìm, đem về ép trong trang sách tìm vui, dù đó chỉ là một chiếc lá me gầy guộc.

            Hơn nữa thế kỹ thăng trầm, nay nhìn lại khiến lòng ngẩn ngơ rưng rưng muốn khóc, khi hồi tưởng lại không biết bao nhiêu thế hệ học sinh đã đến và đi khỏi ngôi trường thân yêu. Rồi đây sẽ thêm rất nhiều rất nhiều thế hệ khác lại đến và sẽ ra đi, như ta như em, như bạn bè một thời tuổi học. Nhưng dù gì chăng nữa, bọn ta lúc xa trường, chắc chắn là ai cũng đã mang theo một khung trời áo trắng. Và ví dụ kiếp người là một thiên ký sự, thì đời học sinh Phan Bội Châu có ngắn hay dài, cũng vẫn là những trang tuyệt đẹp và càng thấm đượm hơn khi chúng ta cất giữ thêm những ngày vui hội ngộ.

Như Nhật Nguyễn tâm sự:

'Như tiếng mưa đêm nữa khuya gõ cửa
lay lắc trong anh trăm nổi muộn phiền
dù tình em nhiều cũng không lấp đủ
con nước đổ về gợn sóng tịnh yên

Thì thôi dẫu rằng chút tình đã muộn
hãy đứng cùng em đứng tận cuối trời
đầu ngọn cuối ngành cành gai khổ nạn
gói vội tình bầm khép một tai ương'

            Đó cũng bởi vì mỗi người đều có một kỹ niệm riêng mang tận kín đáy mồ, cho nên làm sao mà kể hết những thu vén suốt tháng ngày rong chơi học hành nơi chốn trường yêu. Nhưng chắc chắn ai cũng giống nhau về ngăn nhật ký, ở đó có đầy bóng dáng quý ân sư, đã  dạy cho chúng ta những bài học về cuộc đời và làm người khi rời trường dấn thân vào xã hội.

            Không có gì buồn hơn khi mỗi năm mùa thu tới để tôi đi học, là lúc mà ta cứ đứng nhìn màu hoa phượng, để thấy lòng lại rưng rưng vì thoáng chốc tóc đã bao lần đổi màu thời gian, theo với hạ tàn thu tới, nơi nơi lại rộn rã tiếng trống vào trường.

            Florida tháng bảy năm đó trời làm chứơng, nên oi bức tột cùng. Vậy mà trong khuông viên của Trang Trại Tạ Phong-Hiếu Để ở vùng ngoại ô thành phố Orlando, hằng trăm thầy cô cùng học trò của Trường Trung Học Công Lập Phan Bội Châu Phan Thiết, vẫn họp mặt bên ánh lủa bập bùng, trong đêm lửa trại 2-7-2006, để khai mạc mùa Hội Ngộ tháng 7-2006.

            Tuy không bằng những đêm cắm trại năm nào ở quê nhà tại Lầu Ông Hoàng, Phú Hội, Rạng, Phú Lâm hay Tà Cú ..nhưng đêm lửa trại cũng thật đượm nồng, mang mang tình thắm, đã như hồi sinh những chuổi ngày thơ ngây dấu ái năm nào, nhất là đối với các thầy cố hay anh chị em học sinh, đã mắn may bước qua gần hết con đường tình trăm nhịp. Thật vậy sống ở quê người, tuy đủ đầy vật chất nếu muốn thì gì cũng được. Nhưng để tạo nên khung cảnh thơ mộng diễm tình, của một đêm quê nước Việt, có bạn, có tình, có trăng trên đầu soi chứng và bên cạnh là ngọn lửa hồng làm ấm thêm nghĩa tình sâu nặng, thì chính nơi đây mới là cõi địa đàng. 

            Nghiêng mình cám ơn Ban Tổ Chức thật là tình nghĩa, khi đáp ứng lòng khao khát của khách ly hương, bằng những hương vị Phan Thành, trong đó có các món  Bánh Căn, Bánh Xèo, Mì Quảng..những đại gia một thời làm mê đắm bọn học trò trai gái tỉnh lẽ ngày xưa, nhất là vào mùa thi cử trước tháng 4-1975.

'Bồ đào mỹ tửu da quang bôi
dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
tuý ngọa sa trường quân mạc vấn
cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi'

            Bạn bè và quý ân sư yêu dấu hãy ngồi xuống bên nhau trong đêm đó hay nhiều đêm Hội Ngộ khác của người Phan Thiết-Bình Thuận đang vất vưởng nơi đất người, đê chúng ta cùng sống lại một chút tình quê, có phải thế không " hởi những tâm hồn cô miên viễn xứ. Tất cả đều ra đời trong khói súng, lặn lội giữa đạn bom cầy xéo quê hương, cuối cùng thành những con chim xa bầy lạc nẽo. Thôi hãy uống đi vì ngoài kia ngựa đã hý vang những hồi giục giã. Hãy uống cho vơi hồ trường huyết lệ, bởi trong men đắng cay đó là cả một thành sầu tuổi trẻ, của ta, của bạn bè và của triệu triệu dân lành. trong cơn lửa loạn.

 'Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
em tản cư, tôi là lính tiền phương
Tôi khách qua đường trưa nắng gắt
nghĩ nhờ đây quán lệnh tường xiêu ..'
(Quang Dũng)

            Bỗng nghe như từ cõi xa xăm nào đó vọng lại những tiếng thở dài, làm cho men rượu càng thêm chất ngât. Hãy ngồi xuống đây đi hởi những người lính hào hùng ngày xưa, nay đang có mặt bênbếp lửa hồng, nào Trường, Nào Công, Nào Thạch và  nhiều nhiều không làm sao nhớ hết. Uống đi để mà nhớ lại một thời da ngựa bọc thay của những trai hùng nước Việt. Phải rồi bạn bè yêu dấu, kẻ góc biển người chân mây, gặp đêm nay rồi mai lại chia xa tan tác, như hôm nào nghe tin bạn vừa ngả gục ở chốn sa trường:

'Cởi mãnh phi bào anh để lại
trao về quê mẹ một trời xuân
mai đây nếu có ai thương tiếc
xin đốt cho người một nén hương

Ngày xưa anh đứng bên song cửa
nhìn áng mây trời ngó cánh bay
giờ đây may trắng anh xây mộng
lại biến vành tangbuổi sum vầy ..'

            Mấy câu thơ cũ của Tiếp Sĩ Trường, làm khóc bạn Nguyễn Văn Phú, cựu học sinh PBC-PT, thuộc phi đoàn 118 trực thăng ở Pleiku. Đời là vậy đó nên cái còn lại hôm nay, chẳng qua cũng chỉ là dư vị của cốc rượu ngày xưa, hảy cạn để mà nhớ  rồi cùng nhau nhắc nhở nhau nghe như đang đứng giữa sân trường.

            Mai Minh, cựu học sinh PBC 54-63 đã viết về ngôi trường của mình 

             "Phan Bội Châu là trường trung học  nổi tiếng của  Bình Thuận, một tỉnh cuối miền Trung, nổi tiếng xưa nay về nghề làm nước mắm và ngư nghiệp..Trường tọa lạc trên đường Nguyễn Hoàng, thành phố Phan Thiết, cách thủ đô Sài gòn 198 cây số về hướng Đông bắc.  Được vào học trường Phan Bội Châu là một niềm hãnh diện lớn vì học sinh phải trải qua một kỳ thi tuyển khá gay go.

             Trường Phan bội Châu được thành lập vào năm 1952 do tâm huyết của vị Tỉnh trưởng đương thời là ông Nguyễn văn Trác. Trong hoàn cảnh cấp bách để đáp ứng nhu cầu giáo dục đã bị ngưng trệ vì chiến tranh,  đã phải mượn tạm hai phòng học của trường tiểu học Đức Thắng để thu nhận 110 học sinh nam nữ.  Năm kế tiếp, để đón tiếp thêm hai lớp mới, trường lại mượn thêm lớp của trường Nam tiểu học do ông Trần hữu Lương làm hiệu trưởng.

            Đến năm 1954, khi được 6 lớp, gồm thất, lục, ngũ, trường được dời về tòa nhà hai tầng, nguyên là kho bạc, tức ty Ngân khố, trên đại lộ Trần hưng Đạo. Tên trường Phan bội Châu được chính thức hãnh diện tạc vào mặt tiền tòa nhà và vị hiệu trưởng lúc bay giờ là ông Nguyễn xuân Tịnh.

            Năm 1956, một cơ sở khang trang gồm hai dãy nhà lầu và một khu nhà trệt được xây cất xong trên đường Nguyễn Hoàng gần ngoại ô thành phố Phan thiết. Cũng vào năm này, 1956, trong khi tất cả học sinh được học ở ngôi trường mới tinh rộng lớn, một số học sinh kỳ cựu đã vào trường từ năm 1952 đã phải rời tổ ấm ra Nha trang hoặc vào Sài gòn để học vì trường chưa có lớp đệ tứ.  Khi dời về cơ sở mới, trường được điều khiển bởi vị hiệu trưởng day kinh nghiệm là thầy Lê Tá.

            Ngôi trường mới với chiếc cổng cao lớn như những cổng thành kiên cố trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đứng ngạo nghễ vươn lên trong công cuôc phát triễn văn hóa, góp phần quan trọng trong việc đào tạo các thế hệ học sinh của Phan Thiết.  Tu do kỷ luật của trường Phan bôi Châu càng ngày càng khắt khe. Một điều mà các cựu học sinh Phan bội Châu khi ra đời vẫn nhớ ơn thầy Lê Tá nay da la nguoi thien co, là thói quen đúng giờ.  Mỗi buổi sáng, ngay sau tiếng chuông, cổng trường đã được khóa chặt và những học sinh đi trễ phải tiu nghĩu ra về. Không có trường hợp ngoại lệ vì thầy Lê Tá luôn có mặt tại cổng trường.

            Năm 1959, các học sinh lên lớp đệ nhị phải thu xếp hành trang để ra học trường Võ Tánh, Nha trang. Năm 1960 trường mới có ba lớp đệ nhị đầu tiên của các ban A,B,C. Mãi đến hai năm sau, 1962, trường mới có hai lớp đệ nhất đầu tiên ban A và B.Tuy trãi qua thời gian đầu lao đao lận đận trong suốt mấy năm thành lập, trường càng ngày càng mở mang, khả năng thu nhận học sinh ngày càng đông.  Các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng dạy nhạc được xây thêm để đáp ứng nhu cầu thu nhận số học sinh từ các miền quê xa như Long Hương, Mũi Né, Phan Rí, La Ghi, Phú Quý v.v.

            Đến năm 1975 trường đã có 72 lớp đệ nhất cấp với 4092 học sinh và 25 lớp đệ  nhị cấp đủ các ban A,B,C với 1337 học sinh, nâng cao sĩ số học sinh lên 5429 và cũng đã có vài giáo sư nguyên là học sinh cũ của trường về dạy lại sau khi tốt nghiệp Đại học.

            Trường nổi tiếng với tỷ số dẫn đầu về học sinh thi đỗ qua các kỳ thi trung học, tú tài và các kỳ thi tuyển vào các trường đại học chuyên nghiệp.  Đó nhà nhờ công lao xây dựng, phát triển ngôi trường của các vị hiệu trưởng Lê Tá(1956-1963), Đào Trữ (1963-1966), Nguyễn tiến Thành (1966-1968), Nguyễn thanh Tùng (1968-1973) và Lê khắc Anh Vũ (1973-1975) và của các vị giáo sư đầy tâm huyết. 

            Những học sinh xuất thân từ trường Phan bội Châu qua nhiều thế hệ đã là giáo sư tiến sĩ, giảng sư đại học, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, nhà văn, nhà báo, ca sĩ, nhạc sĩ… những người đã giữ nhiều chức vụ trong chính quyền, trong quân đội, những người trai anh dũng đã hiên ngang đáp lời sông núi, đã nằm xuống cho Tổ quốc thân yêu. Đó chính là những nụ hồng, mang đến hương sắc tuyệt diệu cho các thế hệ Phan bội Châu hôm qua, hôm nay và mãi mãi như tên tuổi của vị anh hùng cách mạng Phan bội Châu mà nhà trường được vinh hạnh mang tên.

'Chào em áo trắng đang vào lớp
chân sáo tung tăng rộn khắp trường
thêm tiếng con chim nào rất lạ
đậu trên cành trúc hát vang vang

Chào em áo trắng ngồi trong lớp
tay ấp từng trang giáy học trò
nhưng mắt ô môi như muốn nói
long lanh hờn dỗi rất ngây thơ

Chào em áo trắng giờ tan học
gót ngọc làm mây vỡ cuối trời
phố nhỏ buồn hiu chợt thức giấc
những hàng phượng cũng vổ tay reo

Chào em áo trắng ngày tao ngộ
sách vở mộng đã xác xơ
chỉ chút hương xứa còn sót lại
trong hồn thơ chết khóc bơ vơ'

Xóm Cồn Hạ Uy Di
tháng 5-2016
MƯỜNG GIANG


__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 


  
From: "Cua Huynh munau37 wrote  [XOM_NHA_LA_YAMAHA]"

 
Kính chuyển
HV (HVC )

ÁO TRẮNG EM BAY
Trời viễn xứ, Hạ trở mình trước ngõ

Nắng quê nhà gọi gió, thả áo bay

Áo em mang nét đẹp rất  trang đài

như hoa, bướm. Áo dài, Em...đẹp quá!


Theo vận nước, dù nương nhờ đất lạ

vẫn đôi tà nâng, mở, khép thời gian

Áo tinh khôi, ôm thân liễu... dịu dàng

của thục nữ, giai nhân qua thời đại.


Vẫn là áo trang đài thời con gái
khoe vóc ngà theo từng bước chân đi

huống chi Em, trong độ tuổi xuân thì

nên tim ai đó đã vì Em... sai nhịp đập!


Áo học trò là nguồn thơ chất ngất
ngự trong trang lưu bút thuở vào yêu
Áo tiểu thư đẹp mãi dáng tiên kiều
qua năm tháng vẫn mỹ miều...lã lướt!

Trải qua bao thăng trầm cùng vận nước
áo nguyên tuyền vẫn đẹp nét thời trang
Thắp đôi tà, cánh áo vượt thời gian
cho dáng ngọc luôn hồng môi, thắm má.

Là hình ảnh quê hương, là tất cả
Áo trắng Em bay ngát một cõi trời

40 năm! Dẫu lang bạt trùng khơi
Áo Em vẫn mang tình quê đại hải.

Đôi tà đẹp như bao đời huyền thoại
của chuyện tình mang hình ảnh Rồng, Tiên
nối viễn phương vào sông núi ba miền
làm biểu tượng cho hồn nhiên và hạnh phúc.

Ơi cánh áo một chiều che ngõ trúc
cho hẹn hò mát cả quãng đường quê!
Cánh thiên di sẽ ngược gió bay về
tìm áo trắng nối duyên thề vạn dặm.
HUY VĂN



Những Mảng Màu Khô – Trần Mộng Tú
alt



    
nu-sinh-de-thuong-dien-ao-dai-xin-xan-3

alt






__._,_.___

CHIỀU VĂN NGHỆ HƯỚNG VỀ MIỀN TRUNG ĐAU KHỔ


CHIỀU VĂN NGHỆ HƯỚNG VỀ MIỀN TRUNG ĐAU KHỔ  
Kính thưa quý vị Ân Nhân,

Từ tháng 4, 2016 đến nay, vụ Biển Chết, Cá Chết miền Trung đã làm cho những người dân đã nhiều thế hệ sống bám vào Biển đứng trước thảm họa bị chết đói vì không có việc làm, không có lương thực nuôi thân. Trong khi đó, bọn Cộng Sản vô cảm, bán nước thì làm ngơ, trốn tránh trách nhiệm. 

Không những không bồi thường thỏa đáng cho người dân sống bên biển, không tìm cách ngăn chặn thảm họa, mà còn sử dụng bạo lực côn đồ đánh đập tàn nhẫn những người biểu tình ôn hòa, đòi Biển Sạch, Cá Sạch. Máu dân vô tội đã đổ khắp nước. 

Thảng hoặc dân chúng có được Formosa bồi thường, thì tiền bồi thường cũng phải chia làm ba ngả: làm sạch môi trường, đưa cho các lãnh đạo từ địa phương đến trung ương, còn chút xíu mới vào tay dân. Đứng trước thảm họa đó, những người Con Phật, Con Chúa, những người có tín ngưỡng không thể làm ngơ, nhìn đồng bào mình chết đói, chết bệnh, mà không làm gì để cứu đồng bào mình. 

Vì nếu cũng khoanh tay đứng nhìn thảm họa và đổ trách nhiệm cho bọn Cộng Sản, buộc chúng phải lo cho DÂN KHỔ, hoặc đứng chờ cho dân đói quá thì nổi dậy, lật đổ bạo quyền Cộng Sản, thì chúng ta đã không thể hiện được đức Từ Bi của người Con Phật, lòng Bác Ái của người Con Chúa cũng như lòng Tin vào Đấng Thượng Đế Tối Cao của các tôn giáo khác.  

Vì thế, sau khi thỉnh ý Hội Đồng Liên Tôn Hải Ngoại và được sự chấp nhận của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, nhóm Hương Thời Gian chúng tôi và một số nghệ sĩ tên tuổi, mạo muội tổ chức một CHIỀU VĂN NGHỆ HƯỚNG VỀ MIỀN TRUNG ĐAU KHỔ gây quỹ giúp DÂN KHỔ một chút quà mong vượt qua cơn sóng gió này. 
Chiều Văn Nghệ này sẽ được chứng minh bởi Hội Đồng Liên Tôn Hải Ngoại. Ngay sau khi kết thúc chương trình, tất cả số tiền thu được sẽ nhờ cậy Hội Đồng Liên Tôn Hải ngoại chuyển trực tiếp về cho Hội Đồng Liên Tôn ở Việt Nam, để nơi đây trao cho Dân Khổ, bảo đảm không qua tay Cộng Sản. Sau khi số tiền này được chuyển giao cho Viêt Nam, biên nhận từ Việt Nam sẽ được báo cáo trên các phương tiện truyền thông thật minh bạch.   

Với sự phẩn nộ trước thái độ nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN, với  lòng đau xót máu chảy ruột mềm trước cảnh dân khốn khổ, Nhóm Hương Thời Gian và các ca nghệ sĩ thân hữu tha thiết kêu gọi quý đồng hương và hội đoàn hải ngoại tham gia và ủng hộ chương trình CHIỀU VĂN NGHỆ HƯỚNG VỀ MIỀN TRUNG ĐAU KHỔ:

Thời gian: Chiều Chủ Nhật 17 tháng 7 năm 2016, từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối. (Khai mạc đúng giờ.) Địa điểm: Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Việt Báo, 14841, Moran St, thành phố Westminster, CA 92683.

Các tiếng hát của Nhóm Hương Thời Gian: Vũ Anh, Vương Đức Hậu, Chu Tất Tiến, Bích Thủy, Thanh Nguyên, Túy Hoa, Phương Thảo, Ngọc Quỳnh, Kim Yến, và Bích Huyền.  
Các danh ca tình nguyện tham gia vào nghĩa cử này: Công Thành và Lynn, Mai Lệ Huyền, Vy Lan, Connie Kim , và Mỹ Thúy.

MC: Nguyễn Phú Hùng. Nhạc sĩ: Trần Anh Tuấn và Trần Sang. Âm Thanh: Nguyễn Phú Hùng và Trần Sang.
Thay mặt cho Dân Khổ Viêt Nam, trân trọng cảm tạ. Điện thoại liên lạc: 714-398-3678. Email:  


__._,_.___

Posted by: Bac Ky Di Cu

Friday, June 3, 2016

The Washington Post News - June 02, 2016: Clinton's biggest weakness


At a deadly time of year for teen drivers, report says texting is on the rise; Why you should delete the online accounts you don’t use anymore — right now

Trump rails against scrutiny over delayed donations to veterans groups


Clinton’s challenge: Become a change agent in a year shaped by voter fury

Gorilla death at Cincinnati Zoo puts debate over captive creatures in stark relief


Reversing long-term trend, death rate for Americans ticks upward

At a deadly time of year for teen drivers, report says texting is on the rise

Why you should delete the online accounts you don’t use anymore — right now

Experts warn 2016 could see a record number of shark attacks

The world is about to install 700 million air conditioners. Here’s what that means for the climate

A Palestinian teen killed an Israeli mom. Now their families struggle with why.


Trump is wrong on the Paris climate agreement. I know because I negotiated it.

America is under relentless attack — from within


©2016 The Washington Post,
1301 K St NW, Washington DC 20071


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung"

Tin Tong Hop - 02.06.2016


CSVN ngăn cản tiến sĩ Nguyễn Quang A gặp đại sứ Liên Âu


T5, 06/02/2016 - 07:57


Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang A một lần nữa bị an ninh Cộng Sản Việt Nam ngăn cản đến buổi gặp gỡ với một phái đoàn nước ngoài tại Việt Nam.
Được biết đây là lần thứ ba Tiến sĩ Nguyễn Quang A bị đưa đi theo kiểu bắt cóc, và lần này lẽ ra ông sẽ có buổi ăn trưa với nhà đàm phán chính của Liên Âu tại Việt Nam. 

Tin từ con trai ông A cho hay, ông bị bắt cóc lúc 6 giờ sáng nay khi đang tập thể dục. Ông chỉ mặc trên người độc một chiếc quần cộc và cởi trần, không mang theo điện thoại, nên không ai biết ông đã bị đưa đi đâu. Ông A bị bắt đi khi ông đang ở quê chăm sóc người mẹ già đã gần 100 tuổi của mình. Những nhân chứng về vụ bắt cóc này là những người dân quê sống xung quanh. Theo họ, ông A bị đưa lên một chiếc xe hơi mang bảng số công vụ.

Sau khi được trả tự do, ông A cho biết ông bị bắt cóc tương tự như lần ông được mời đến dự cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hà Nội trong ngày 24 tháng 5 vừa qua. An ninh mặc thường phục đã đưa ông lên xe hơi chở đi lòng vòng để ông bị trễ hẹn. Trước đó nữa, ông A bị bắt cóc để không thể đến gặp ông Tom Malinowski, Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền và lao động.

Ngoài Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhiều nhà hoạt động nhân quyền trong nước cũng từng bị bắt cóc theo kiểu này. Có người được thả ra, nhưng cũng có người bị truy tố sau khi bị bắt cóc.
Huy Lam / SBTN

Giáo xứ Phú Yên: điểm sáng của phong trào đấu tranh nhân quyền


T5, 06/02/2016 - 06:56



Trong tuần qua giáo xứ Phú Yên (giáo phận Vinh) đã tổ chức Tuần Đại Phúc do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế hướng dẫn. Liên tục các ngày trong tuần, giáo xứ đã có rất nhiều hoạt động để yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch thông tin cá chết ở Miền Trung, và hiệp thông với Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp bị báo đài nhà nước chụp mũ.

Khoảng 1 ngàn giáo dân đã hiện diện trong thánh lễ và đêm thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho quốc thái dân an, và cùng tham dự màn dâng hoa kính Mẹ Maria hết sức đặc biệt.

Khoảng 40 thanh niên nam nữ trong bộ áo xương cá với dòng chữ “tôi không muốn chết như cá” đã trình diễn một vũ khúc rất đặc sắc. Sự độc đáo đến từ nhiều yếu tố như âm nhạc với nội dung cầu nguyện cho tổ quốc đang lầm than, và từ chính bộ áo xương cá với hai màu trắng đen rất đẹp.

Giáo dân có những đêm thắp nến cầu nguyện đông đảo và trang nghiêm, và những bài giảng sâu sắc của linh mục quản xứ Antôn Đặng Hữu Nam, người đã có những sáng kiến táo bạo. Với tinh thần liên đới các bạn trẻ trong xứ đã có buổi giao lưu bóng đá vì môi trường. Trang phục vẫn có thông điệp “tôi không muốn chết như cá”. Cha Đặng Hữu Nam còn cho giăng các băng rôn khẩu hiệu mang tính thời sự, mà theo nhiều người ví von là “24 ngàn tiến sĩ Việt Nam không nghĩ ra được mấy chữ này của ngư dân”, thí dụ như: “Dân cần minh bạch, cá cần nước sạch”, “đừng lùi như chạch, hãy mau minh bạch” hay “đừng bán tương lai mua quan tài hiện tại”, “trả lại đây cho nhân dân tôi”…
Trong kỳ bầu cử vừa qua, người dân giáo xứ Phú Yên đa phần tẩy chay kỳ bầu cử hình thức, cũng nhờ những bài giảng và những hoạt động mang tính giáo dục này.

Giáo xứ Phú Yên, thuộc giáo hạt Thuận Nghĩa, giáo phận Vinh là nơi bị cộng sản bức hại rất nhiều vì đức tin, ngay cả cha Antôn Đặng Hữu Nam. Chia sẻ về điều này cha Hữu Nam nói trong thánh lễ kết thúc Tuần Đại Phúc: "Cách đây hơn 60 năm, giáo xứ Phú Yên chúng con vinh dự và tự hào được đánh giá là một trong những giáo xứ hàng đầu của Giáo Phận Vinh. 

Thế nhưng thuỷ triều đỏ đã tràn vào mãnh đất này và gây ra thảm hoạ búa liềm. Thảm hoạ búa liềm đã đem bóng tối của sự dữ đến chiếm chỗ của ánh sáng chân lý, sự thật và tình yêu. Thảm hoạ búa liềm đã giết chết tình người và tính người trên mãnh đất này. Thảm hoạ búa liềm đã làm đảo lộn cương thường và phá vỡ luân thường đạo lý."

Cần nói thêm, linh mục An tôn Đặng Hữu Nam được biết đến như một vị giảng thuyết mạnh mẽ và là người ủng hộ  cho vụ án 17 thanh niên Công Giáo – Tin Lành. Ông cũng thường xuyên lên tiếng về các vấn nạn của đất nước.
Bạn trẻ Lê Quân nói “giáo xứ Phú Yên dưới sự dìu dắt của cha Antôn Đặng Hữu Nam đã có rất nhiều tiến triển cả về vật chất và tinh thần. Người dân nơi đây là nạn nhân của thảm họa môi trường do Formosa, nhưng nhờ cha giảng thì cũng biết nguyên nhân gốc rễ là đến từ cơ chế, từ nạn “thủy triều đỏ”. Các hoạt động gần đây làm cho chúng em ý thức hơn hơn về trách nhiệm công dân, và giáo dân của mình trong việc cổ võ công lý, nhân quyền và dân chủ.”
Quốc Hiếu/ SBTN







Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đồng ý sẽ ngưng tuyệt thực
Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
2016-06-01

Bạn bè thân hữu của anh Thức như Luật sư Lê Công Định, Phạm Bá Hải và Lê Thăng Long bên ngoài trại giam.
Bạch Hồng Quyền's facebook

Tin mới nhất chúng tôi nhận được từ gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho biết ông Thức đã đồng ý sẽ ngưng tuyệt thực từ ngày 7 tháng 6, tức là đúng 15 ngày tuyệt thực.
Hôm nay ngày 1 tháng 6 gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức được gặp thân nhân tại trại 6 thuộc xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Vào lúc 5 giờ chiều, anh Trần Huỳnh Duy Tân là em trai và và ba chị gái của Trần Huỳnh Duy Thức được vào trong trại giam, bên ngoài trại giam là những bạn bè thân hữu của anh Thức như Luật sư Lê Công Định, Phạm Bá Hải và Lê Thăng Long cũng đi kèm nhưng do không có giấy phép thăm nuôi nên không được vào.
Lá thư đó gia đình anh Thức đã mang vào và sẽ đưa cho trại giam xem nội dung là khuyên anh Thức ngưng tuyệt thực và chúng tôi không biết trại có duyệt cho anh Thức xem hay không.
- Ông Huỳnh Kim Báu
Trong lần thăm này gia đình anh Thức có mang theo một bức thư của nhiều trí thức cùng gửi cho anh kêu gọi anh ngưng tuyệt thực để bảo tồn mạng sống, tiếp tục làm ngọn đuốc dẫn đường cho phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ nhân quyền của Việt Nam.
Anh Phạm Bá Hải, một trong ba người có mặt trước cổng trại giam cho chúng tôi biết:
“Đoàn chúng tôi đến đây khoảng 4 giờ chiều gồm có 7 người từ Sài Gòn ra. Gia đình anh Thức 4 người, tôi, anh Lê Công Định và anh Lê Thăng Long. Sau khi chúng tôi gom lại tất cả chứng minh nhân dân và đề xuất được gặp anh Thức nhưng sau hơn nửa tiếng xem xét thì họ chỉ cho vào 4 người thân nhân của anh Thức và hiện giờ đang ở trong đó còn chúng tôi đang chờ bên ngoài.”
Khi được hỏi về bức thư anh Hải cho biết:
“Lá thư đó gia đình anh Thức đã mang vào và sẽ đưa cho trại giam xem nội dung là khuyên anh Thức ngưng tuyệt thực và chúng tôi không biết trại có duyệt cho anh Thức xem hay không. Gia đình đã bàn với nhau nếu trại không đồng ý thì trong khi tiếp xúc gia đình sẽ báo lại nội dung lá thư đó cho anh Thức nghe.”
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn vào ngày 24 tháng 5 để đòi nhà cầm quyền thả anh ra khỏi trại giam và thực thi những cải tổ về chính sách mà họ đang theo đuổi.
Tin mới nhất chúng tôi nhận được từ gia đình anh Thức là anh đã đồng ý ngưng tuyệt thực sau ngày 7 tháng 6 cho đủ 15 ngày tuyệt thực.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tran-huynh-duy-thuc-will-stop-hunger-strike-ml-06012016075218.html



Thánh Lễ cầu hồn và tưởng niệm (Trauerfeier) ông Dr. Rupert Neudeck
02.June 2016

Buổi Thánh Lễ cầu hồn và tưởng niệm (Trauerfeier) ông Dr. Rupert Neudeck sẽ được tổ chức tại :

Thánh Đường St. Aposteln (am Neumarkt/Köln)
Neumarkt 30
50667 Köln
vào lúc 11:00 giờ ngày thứ ba, 14 tháng 6 năm 2016,
 sẽ do Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki (Tổng Giám Mục tổng giáo phận Köln) chủ lễ.
Việc mai táng (Beerdigung) sẽ được tổ chức hoàn toàn hạn chế trong vòng gia đình, đúng theo ý nguyên của bà và tang quyến.
Nguyễn Hữu Huấn
Gia đình bà Neudeck có nhã ý mời các bạn Việt Nam đến tham dự Thánh Lễ cầu hồn và tưởng niệm (Trauerfeier) ông Dr. Rupert Neudeck.
http://www.thongtinducquoc.de/

 President Barack Obama (2nd R) speaks during a bilateral meeting with Vietnam's President Tran Dai Quang (not pictured), accompanied by National Security Advisor Susan Rice, Secretary of State John Kerry (3-R) at the presidential palace in Hanoi, 23/05/16REUTERS/Carlos Barria
Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chính phủ xã hội Pháp trước áp lực đình công. Chế độ cánh tả Venezuela trước nguy cơ sụp đổ gần kề.Thánh chiến Daech bị phản công ở Trung Đông. Trung Quốc trong vũng lầy than đá. Chiến lược « xoay trục » xuyên suốt của Barack Obama ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh là để bảo vệ phồn vinh của Châu Á. Trên đây là một số chủ đề của báo chí Pháp ngày 31/05/2016.
Tình hình xã hội tại Pháp có rối như tơ vò hay không ? Gần đến Cúp bóng đá châu Âu và mùa nghĩ Hè, mùa bãi trường, nhưng phong trào  chống dự luật lao động không giảm áp lực. Nêu đích danh thủ tướng Manuel Valls và tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động CGT, ông Philippe Martinez,  Libération cho rằng thái độ không khoan nhượng của đôi bên là nguyên do gây bế tắt hiện nay. Với tựa « Lối ra là ở đây » nhật báo cánh tả cảnh báo hai bên coi chừng « ngã về không » : CGT không đòi được gì mà còn mất uy tín. Phía chính quyền cánh tả coi chừng thảm bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Trong khi Libération « thăm dò » một số giải pháp để thoát ngõ cụt tránh cho đất nước bị tê liệt vì đình công, thì Le Figaro, cánh hữu, cho biết tổng thống François Hollande sẽ ký một loạt ngân phiếu. Đây là chiến thuật « gỡ ngòi nổ » xoa dịu một số thành phần nghề nghiệp đang tranh đấu đòi tăng lương, như ngành giáo dục ; chống giảm ngân sách như giới nghiên cứu, hay muốn bảo vệ thụ đắc an sinh xã hội như giới nghệ sĩ công nhật.
Nhật báo Công giáo La Croix không bàn luận đến những toan tính chính trị của các phe, nhưng tập trung vào căn nguyên nguồn cội : hai chủ trương, hai logic. Theo La Croix, nếu chỉ nghe tranh cãi giữa chính phủ và các công đoàn với nhau thì không thể hiểu tại sao dự luật lao động lại bị chống đối. Trên thực tế, bất đồng then chốt nằm ở trong điều 2 về thời lượng làm việc.
Dự luật muốn dành ưu tiên cho nghiệp đoàn đàm phán với chủ nhân. Công đoàn CFDT gần quan điểm với đảng Xã hội đã đồng ý sau khi chính phủ thêm vào các chốt chận bảo vệ nhân viên. Ngược lại, CGT, thân với đảng Cộng sản, cương quyết khước từ vì e rằng công nhân một mình không đủ sức đưong đầu với xí nghiệp, cần phải bảo vệ bằng luật nghiêm minh. Nói tóm lại, nước Pháp bị phân chia giữa hai « triết lý lao động đối nghịch ». Một bên là xu hướng nhà nước phải can thiệp, còn bên kia đặt tin tưởng vào giá trị của hợp đồng, tuy bất trắc nếu chủ nhân không tuân thủ, nhưng có thể nẩy sinh ra nhiều mới mẽ, nhật báo Công giáo kết luận.
Còn theo Les Echos, lãnh đạo CGT, trong cuộc tranh luận tối thứ hai với lãnh đạo công đoàn CFDT đã chấp thuận không đòi rút bỏ toàn bộ dự luật lao động nữa. Không rõ đây là lời hứa thật hay chỉ là chiến thuật nước đôi trước cuộc họp với chính phủ. Le Monde thì chọn tuyên bố của chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân lên án lãnh đạo CGT là « kẻ côn đồ », làm tựa trên trang nhất.
Obama kéo Hà Nội vào liên minh chống Trung Quốc
Người đưa ra nhận định này là nhà phân tích địa chính trị Pháp Renaud Girard trên trang « Ý kiến » của Le Figaro.
Trong bài « Khúc quanh châu Á của Washington », tác giả cho rằng an ninh thế giới đụng đầu với sự mâu thuẫn. Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ hiểu rõ nguy cơ này và đã đi công du Việt Nam và Nhật Bản từ 21 đến 28/05. Tại Hà Nội, ông thông báo bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam, trong khi lệnh cấm này vẫn còn hiệu lực với Trung Quốc. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, 78% người Việt mến mộ nước Mỹ. Tại sao ? Tại vì chính sách bá quyền của Trung Quốc làm Việt Nam lo sợ hơn là dư âm của cuộc chiến tranh đẩm máu trong thập niên 1960. Hành động xâm lấn biển đảo của Bắc Kinh làm cho người Việt Nam lo âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ có thể làm cho Tập Cận Bình, vì muốn củng cố quyền lực bên trong, sẽ sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng dư luận trong nước bằng hành động hung hăng ở bên ngoài.
Trong tình thế căng thẳng này, Hoa Kỳ được Việt Nam xem là một đồng minh đáng quý. Hà Nội biết rằng Washington không tìm cơ hội gây chiến với Việt Nam, trong khi không có gì bảo đảm là Trung Quốc không đánh Việt Nam một lần nữa như đã tấn công vào năm 1979.
Trong địa chính trị, mối hận thù lịch sử bao giờ cũng sâu đậm hơn xung khắc nhất thời đến từ một lục địa khác.
Thái độ thực tiễn của tổng thống Mỹ đã xóa tan những lời chỉ trích là ông không có chính sách ngoại giao. Đúng là ông đã làm ngơ trước những khó khăn kinh tế của châu Âu. Đúng là ông thất bại trong các hồ sơ Ả Rập. Nhưng tổng thống Mỹ đã gặt hái thành công trong ba hồ sơ quốc tế khác : hoà giải giữa Bắc Mỹ với châu Mỹ la tinh, giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và kéo cường quốc vùng Ba Tư vào bàn cờ khu vực.
Cuối cùng, ông đã thành công đưa nước Mỹ vào vai trò chủ động tại châu Á. Bằng cách nào ? Tổng thống Obama biết phối hợp cương nhu với Trung Quốc. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu ngư, tổng thống Mỹ tuyên bố bảo vệ đồng minh Nhật Bản, nhưng ông cũng tỏ thái độ tôn trọng Trung Quốc, khi cho rằng hãy để cho Toà án trọng tài La Haye phân xử ai là chủ nhân.
Từ nay, các nước châu Á tìm sự trợ giúp của Mỹ. Washington đã thật sự lãnh đạo một liên minh bán chính thức chống Trung Quốc gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Đài Loan, Philippines và Úc (mới mua 12 chiếc tàu ngầm của Pháp), và New Zealand.
Chiến thuật của Việt Nam trong thế liên hoàn
Theo nhà báo Renaud Girard, Việt Nam là cột trụ trong chiến lược đê điều bao vây Trung Quốc. Ở biển Đông giàu tài nguyên, Việt Nam là mục tiêu số một của lòng tham Trung Quốc. Ở thế yếu, Việt Nam chọn chiến lược của kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Trong lãnh vực ngoại giao, Việt Nam dựa vào hai cường quốc là Nga và Mỹ. Dựa vào Nga để « giảm nhiệt » Trung Quốc, vì Matxcơva hiện nay là bạn của Bắc Kinh. Hải quân Việt Nam cũng bắt đầu thao dượt chung với Mỹ. Về quân sự Việt Nam tăng cường vũ trang, nhập khẩu vũ khí tăng 700% chỉ trong vòng 4 năm từ 2011 đến 2015.
Trong thế trận này, Việt Nam biết mình không đủ sức tấn công Trung Quốc, nhưng phải chuẩn bị « cơ bắp » để có thể trả đòn và chiến thắng, khi Trung Quốc tấn công như trường hợp 1979.
Trung Quốc, thủ phạm gây ô nhiễm không khí
Trên trang quốc tế, Libération đưa tin quân đội Irak vào được Falloujah thành trì của Daech, cách Bagdad 5 cây số. Cựu tổng thống Tchad, Hisséne Habré trả giá cho chế độ độc tài của ông với bản án chung thân. Liên quan đến môi trường, nhật báo cánh tả dành hai trang để giải thích vì sao Trung Quốc bị tố gây ô nhiễm không chỉ cho nước mình mà còn cả Hàn Quốc.
Vì lời hứa giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Bắc Kinh buộc đóng cửa hàng loạt mỏ than đá. Chỉ cách nay 10 năm, chủ mỏ than có tiếng là những tay giàu có. Ngày nay, công nghiệp than đá của quốc gia sử dụng năng lượng gây ô nhiễm hàng đầu thế giới xuống dốc thê thảm. Từ 25.000 mỏ xuống 10.000, một con số vẫn còn quá lớn. Dù vậy, hệ quả xã hội được dự báo rất nghiêm trọng theo con số của chính phủ :1,3 triệu người bị sa thải.
Venezuela bên bờ vực thẩm
Thời sự châu Mỹ la-tinh cũng chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay. Xin điểm hai tựa tiêu biểu trên Le Monde : « Văn hóa hãm hiếp » bị tố cáo ở Brazil sau vụ một thiếu nữ bị 30 thanh niên tấn công. « Venezuela trong tình trạng nổ bùng ». Dầu hỏa rớt giá cộng với lạm phát phi mã và khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo nhật báo độc lập, là chuyện tất yếu. Nhân danh xã hội chủ nghĩa, nhà nước tóm thâu tài sản quốc gia . Chính quyền Venezuela áp dụng một chủ nghĩa xã hội cổ lỗ : quốc hữu hóa, kiểm soát siêu thị, kiểm soát giá cả, kiểm soát hối đoái.
Dân chúng đặt hàng loạt câu hỏi gây bối rối cho chế độ : Tiền bán dầu hỏa chạy đi đâu trong mấy năm nay ? Vì sao siêu thị khan hiếm hàng hóa , thực phẩm? Vì sao chợ đen nở rộ và ai là kẻ thủ lợi ?
Theo Le Monde, do quan chức chế độ không phải là những người dậy từ mờ sáng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm hay ra đường ban đêm, nên chẳng quan tâm gì đến nổi thống khổ của người dân thiếu ăn và bị cướp bóc.
Tổng thống Maduro quy cho CIA âm mưu khuynh đảo, nhưng theo Le Monde, Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng của Venezuela tìm cách giúp chính quyền và đối lập đối thoại. Nếu đối thoại không thành công thì Venezuela khó tránh được thảm họa trong những tuần lễ tới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-washington-thong-linh-%C2%AB-lien-minh-phong-thu-%C2%BB-chong-trung-quoc
__._,_.___
________________________________________
Posted by: ly vanxuan

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link