Saturday, July 19, 2014

Nghĩ về bầy đàn Cộng Sản VN


Nghĩ về bầy đàn Cộng Sản VN

www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Tiếng kêu xé lòng của Dân oan Dương Nội, ngày 02.05.2014

 



Minh Dân (Danlambao) - Tôi nghĩ về việc mình xả một chất thải ra môi trường và hệ lụy của nó?

Tôi nghĩ về việc nhà cầm quyền cứ để dân chúng tự thích nghi và tự mưu sinh theo cách co bóp của cái bao tử chính mình theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN có can thiệp thô bạo.

Tôi nghĩ về việc một công dân chống bạo lực, bất công, chống hành vi xâm lăng mà không được phép biểu lộ.

Tôi nghĩ về một chế độ lu loa công bằng nhưng nói vậy không phải vậy.

Tôi nghĩ về mức tiền đóng thuế của mình nhưng nó lại là thành quả của chính thể không phải vì dân và thực chất nó là "được ăn được nói được gói mang về".

Cứ thế, một công bộc mệnh danh chính trị, chính quyền tạo tiện nghi cho cuộc sống cá nhân nên đã dẫm lên cơm áo dân đen vơ vét tất cả những gì anh ta tự cho phép có trông chờ vào cơ chế đồng hành.

Cứ thế, anh nông dân làm ruộng không đủ ăn, dừng cuộc chơi và làm một anh lao động tự do an phận hơn là may rủi, nếu không anh ta và gia đình đã kịp chết đói trước khi được công nhận hộ nghèo.

Cứ thế, anh bộ đội, sỹ quan ơn trên mưa móc phục vụ không điều kiện mà không hiểu gì về bổng lộc do đâu mà có.

Cứ thế, ông tiến sỹ, nhà khoa học, anh công chức, cô nghệ sỹ cứ phục vụ cho cái xã hội mà không cần biết về cái chính thể xảo trá mình đang phục vụ.

Tôi đang sống trong thế giới ảo và hơn cả ảo, một thế giới sống bằng ký ức và áp đặt, mệnh danh và càn phá tất cả những gì đi ngược lại nó. Đảng thống trị có hệ thống cả trên Mafia một bậc

Đó là cả một nghệ thuật, nghệ thuật làm vừa lòng người là nghệ thật nói dối, bạn của tôi không thiếu những người treo cờ đỏ 365 ngày/năm, thờ chân dung ông Hồ ngang hàng tổ tiên, thần linh giang sơn.

Cứ thế, họ tung hê học tập lãnh tụ và bức bình phong ngày càng được sơn son thiếp vàng thậm chí còn trở thành một tôn giáo quốc giáo.

Bạn nghĩ đi, một xã hội ảo không có cái gì là thực kể cả cán cân quan tòa, một xã hội cai trị bằng đảng độc và bạo lực kèm điều kiện vật chất rõ ràng.

Bóng đêm, đồng lõa đen tối, chính phủ mệnh danh và hàng triệu bức tượng bán thân ông Hồ, cờ búa đã tạo nên một CHXHCNVN vô hồn chưa biết bao giờ mới đổ vỡ.

Tất cả là bạn phải tự tồn tại và sống như là không muốn chết. Một chính phủ không cần dân nhưng dùng dân như một lối thoát duy nhất.

Những con đường giao thông, các công trình do cộng sản làm nên không phải là như vậy, nó phải được tốt hơn cả trăm lần. 

Chỉ có phường bán nước, vong bản mới coi rẻ dân tộc như thế.

Tôi kính trọng và mang ơn những người tự do trong ngục tù cộng sản.

 

 

Đừng tưới nước lên gốc cây rã mục

Cờ Việt cộng là cờ Tàu cộng

 

(
Sau khi đọc bài viết “Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ” của Gs Tương Lai)

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong bài viết mới đây Vietnam’s Overdue Alliance With America đăng trong mục Ý Kiến của Nytimes.com và bản tiếng Việt Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ do Liêm Nguyễn dịch đăng trên nhiều trang web tiếng Việt, giáo sư Tương Lai lấy làm tiếc khi nhiều cơ hội đã bị bỏ qua cho một liên minh Việt Mỹ.

Lần đầu do cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS (tiền thân của CIA) “giúp huấn luyện và thành lập đơn vị du kích Mỹ-Việt đầu tiên vào cuối năm 1944” và cơ hội khác khi TT Truman không phúc đáp các lá thư của Hồ Chí Minh “bày tỏ lòng ngưỡng mộ của người Việt Nam” đối với “dân tộc Mỹ vì sự đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp của Công lý và Nhân đạo quốc tế, vì những thành tựu kỹ thuật hiện đại mà người Việt Nam cảm thấy bị lôi cuốn”.

Tôi không dám phê bình trình độ chính trị học của giáo sư Tương Lai nhưng sẽ ngạc nhiên nếu ông thật sự tin rằng nếu lúc đó Truman đáp ứng lời kêu gọi của Hồ Chính Minh và quân đội Mỹ, giống như OSS từng làm, yểm trợ Việt Nam để phục hồi nền độc lập, xây dựng đất nước thì Việt Nam đã là một quốc gia dân chủ, tự do chứ đâu phải bị nô lệ trong ý thức hệ CS và bị Trung Cộng đè đầu cưỡi cổ như hiện nay.

Giáo sư Tương Lai bỏ qua mối quan hệ “tuy hai mà một” giữa Hồ Chí Minh và đảng CSTQ như vô số tài liệu cho thấy và cũng không nhắc đến những khả năng gì sẽ xảy ra với liên minh Mỹ Việt sau khi CSTQ có chiếm hết lục địa Trung Hoa năm 1949. Quan điểm của giáo sư Tương Lai cũng có thể gây cho người đọc hiểu lầm rằng Hồ Chí Minh không hẳn là người Cộng Sản và chỉ trở thành người CS khi không có chỗ dựa nào khác trong cuộc chiến chống Thực Dân Pháp mà quên đi sự kiện chính Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1920 đã “vui mừng đến phát khóc” khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin.

Lý do TT Truman không đáp ứng thư của Hồ Chí Minh

Theo tài liệu lưu trữ trong văn khố Mỹ, tổng số gồm 11 lá thư Hồ Chí Minh gởi TT Truman, Ngoại trưởng James Byrnes và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Lá thư thứ nhất ký ngày 17 tháng 10 năm 1945 và lá cuối cùng vào ngày 28 tháng Hai năm 1946.

Ngày 12 tháng 9 năm 1946, George M. Abbott, lúc đó là Đệ nhất Tham Vụ Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris đã điện đàm với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên quan tâm hàng đầu của Mỹ vẫn là gốc gác của họ Hồ. Theo báo cáo của George M. Abbott cho đại sứ Mỹ tại Pháp, Hồ Chí Minh không thừa nhận ông ta là Cộng Sản. Không những thế, ông Hồ còn chỉ ra cho George M. Abbott thấy “không một người nào trong nội các của ông ta là Cộng Sản”. Trong thực tế, các chức vụ then chốt gồm Chủ tịch (Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Quốc Phòng (Võ Nguyên Giáp), Bộ trưởng Tài Chánh (Lê Văn Hiến), Bộ trưởng Tư Pháp (Vũ Đình Hòe) trong nội các liên hiệp kháng chiến đều do các đảng viên đảng CS hay đảng Dân Chủ nắm giữ.

Khi George M. Abbott hỏi có hay không có một đảng CS tại Việt Nam, Hồ Chí Minh thừa nhận là trước đây có nhưng đã giải tán mấy tháng trước rồi. Dĩ nhiên, như viết trong báo cáo, George M. Abbott cũng biết những câu trả lời của Hồ Chí Minh chỉ là những câu nói dối.

Ngày 12 tháng Ba năm 1947, TT Harry Truman xin quốc hội chuẩn chi ngân sách 400 triệu đô la để viện trợ vũ khi cho chính phủ Cộng Hòa Hy Lạp để đánh bại phiến loạn CS và để giúp hiện đại hóa quân đội Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với đe dọa quân sự của Liên Xô. Ngăn chận làn sóng CS trên phạm vi thế giới là trọng tâm của Chủ thuyết Truman (Truman Doctrine). Lẽ ra, những lá thư của Hồ Chí Minh là cơ hội hiếm hoi để Truman đóng nút sự bành trướng của chủ nghĩa CS ở Đông Nam Á qua ngã Trung Quốc. Nhưng không. TT Truman không đáp ứng vì chính phủ Mỹ biết rõ rằng Hồ Chí Minh và đảng CS Việt Nam là một bộ phận Đông Dương của đệ tam quốc tế CS chứ chẳng quốc gia dân tộc gì.

Với đảng CS, việc thay tên đổi họ, từ một người hay thâm chí cả đảng, theo nhu cầu chiến lược mỗi thời kỳ là chuyện bình thường. Đảng CS tổ chức tinh vi và chặt chẽ đến mức dù dùng tên gì vẫn hoạt động thống nhất và tuân chỉ triệt để một cương lĩnh. Từ ngày thành lập cho đến nay, hoạt động dưới nhiều danh xưng (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục đích cuối cùng là CS hóa toàn cõi Việt Nam như đã khẳng định nhiều lần trong các cương lĩnh đại hội của đảng CSVN. Vào thời điểm 1946, trước khi CSTQ chiếm toàn lục địa Trung Hoa, nếu Mỹ viện trợ Hồ Chí Minh sẽ nhận và nếu Mỹ lên tiếng phản đối Pháp Hồ Chí Minh sẽ cám ơn nhưng chắc chắn không bao giờ có chuyện “giải tán đảng CS” hay thành thật từ bỏ đảng CS.

Niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa CS đã đóng đinh vào nhận thức của các tầng lớp lãnh đạo CSVN. Cộng sản hóa Việt Nam là canh bạc của đời họ. Dòng lịch sử đầy tang thương của đất nước diễn ra từ đó đến nay qua các đợt khủng bố tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia, Cải Cách Ruộng Đất, đày ải nhiều trăm ngàn công nhân viên chức VNCH, đưa đất nước vào ngỏ tối độc tài lạc hậu đã cho thấy nhận định của chính phủ Truman về Hồ Chí Minh và đảng CSVN là đúng.

Năm 1954, vừa chiếm được nửa nước, chưa có một ngày ổn định và đời sống người dân miền Bắc còn quá sức nghèo, trung ương đảng CSVN đã nghĩ đến việc chiếm nửa nước còn lại. Có tổng tuyển cử? Tốt, đảng sẽ chiếm miền Nam mà không tốn nhiều xương máu. Không có tổng tuyển cử? Không sao, đảng vẫn chiếm miền Nam nhưng bằng súng đạn Nga, Tàu. Dù qua phương cách gian lận bầu cử, khủng bố cử tri hay phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” mục tiêu toàn trị vẫn không thay đổi. Sinh mạng của nhiều triệu người Việt, tương lai bao nhiêu thế hệ Việt Nam, viễn ảnh một Việt Nam nghèo nàn thua sút phần lớn nhân loại không nằm trên bàn tính của Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN.

Hôm nay, hoàn cảnh chính trị thế giới đã thay đổi. Việt Nam đang đứng trước một đế quốc thực dân mới và lần này là chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Như người viết đã phân tích trong các bài trước, Trung Cộng muốn Việt Nam:

1. Hoàn toàn lệ thuộc về cơ chế chính trị, tư tưởng.

2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng.

3. Trung Cộng độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Nội dung của mật ước Thành Đô không được công bố, tuy nhiên, các diễn biến kinh tế, chính trị và quốc phòng cho thấy ba điểm nêu trên là ba yêu sách chính mà Trung Cộng đã đưa ra trong các phiên họp vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Về mặt kinh tế chính trị. Khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa. 

Về mặt quốc phòng. Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc phòng “ba không”: (1) không tham gia các liên minh quân sự, (2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Đây là một chính sách quốc phòng tự sát vì chỉ có lợi cho Trung Cộng. Việt Nam là một nước nhỏ, và cũng chính vì là một nước nhỏ, những người lãnh đạo lẽ ra phải biết từng bước hội nhập vào cộng đồng nhân loại, biết nâng cao vị thế quốc gia trong bang giao quốc tế, biết linh động trong việc mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, gần và xa để tạo thế đứng thuận lợi trong hòa bình và chiến lược trong chiến tranh.

Trong thế chiến thứ hai, trong số 20 quốc gia châu Âu tuyên bố trung lập chỉ có 6 quốc gia là không bị lôi kéo vào chiến tranh. Sáu quốc gia này may mắn không phải nhờ Hitler tôn trọng lời tuyên bố mà chỉ vì không nằm trên trục tiến quân của các sư đoàn Panzer Đức, rất tốn kém để chinh phục như trường Thụy Điển hay vì vị thế chính trị có lợi cho khối trục mà không cần đánh chiếm như trường hợp Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài Francisco Franco.

Để làm nhẹ áp lực Trung Cộng, Việt Nam cần có liên minh. Vâng, nhưng liên minh được với Mỹ trong vị trí tương xứng với Nam Hàn, Nhật Bản chỉ là giấc mơ ngày. Mỹ có quyền lợi ở vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có xung đột với Trung Cộng về ảnh hưởng kinh tế chính trị và cả quân sự trong vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có phê bình, lên án chính sách bá quyền Trung Cộng đối với các nước nhỏ trong vùng Nam Thái Bình Dương? Có. Tuy nhiên, với quan hệ kinh tế tài chánh quá lớn và vô cùng phức tạp giữa hai cường quốc như hiện nay, ngoại trừ xung đột sâu sắc, trầm trọng và trực tiếp về quyền lợi của Mỹ trong khu vực, Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam hay Trung Cộng và một quốc gia nào đó của ASEAN. Trung Cộng hiểu được điều đó nên theo đuổi chính sách gặm nhấm từng mảnh nhỏ tài nguyên của Việt Nam, bao vây kinh tế Việt Nam, và tránh né việc quốc tế hóa các xung đột với Việt Nam và các nước trong vùng.

Nỗi sợ lớn nhất của Trung Cộng

Như người viết đã phân tích trong bài Để thắng được Trung Cộng, chính sách tuyên truyền thâm độc và bưng bít thông tin tuyệt đối tại Trung Cộng cho thấy mối lo sợ lớn nhất của lãnh đạo CSTQ là ánh sáng dân chủ. Trung Cộng không ngại mấy chiếc tàu ngầm kilo mà rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Việt Nam có dân chủ trước Trung Cộng là cách tốt nhất để vô hiệu hóa sự lệ thuộc vào Trung Cộng về mặt cơ chế chính trị và tư tưởng. Độc lập chính trị là tiền đề dẫn đến độc lập chủ quyền lãnh thổ.

Với Trung Cộng, việc giải quyết xung đột lãnh thổ gắn liền với nhu cầu ổn định nội bộ. Theo nghiên cứu của M. Taylor Fravel trong tác phẩm Strong borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China‘s Territorial Disputes, trong thập niên 1960, lãnh đạo Trung Cộng nhân nhượng lãnh thổ với hàng loạt quốc gia nhỏ như Burma, Nepal, Mongolia, Bắc Hàn, Pakistan và Afghanistan chỉ vì họ cần tập trung vào việc ổn định vùng biên giới phía bắc sau cuộc xâm lăng Tây Tạng và giải quyết nạn đói sau chính sách Bước tiến nhảy vọt đầy thảm họa của Mao.

Con đường giành lại được Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là con đường dài, đầy kiên nhẫn, khai thác mọi khó khăn, mọi nhược điểm của Trung Cộng, nhưng dù làm gì cũng phải bắt đầu từ độc lập về cơ chế chính trị. Không có con đường nào khác. Như người viết đã nhấn mạnh nhiều lần, một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Cộng mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Ba mươi chín năm qua, không chỉ đất nước đứng trước ngã ba mà nhiều người Việt quan tâm cho đất nước cũng đang đứng trước ngã ba. Không ít người, dù ngoài miệng lớn tiếng phê bình đảng trong đáy lòng vẫn nghĩ chỉ có đảng CS mới thay đổi được hướng đi của đất nước. Vì thế họ mãi lay hoay, hy vọng, chờ đợi trong mỏi mòn một bình minh không bao giờ đến.

Thay vì tìm cách cứu đảng hãy chung lưng góp sức để đẩy mạnh cuộc cách mạng dân chủ được diễn ra và thành công trong hòa bình, thuận lợi, ít lãng phí tài nguyên dân tộc. Con đường dân chủ có thể làm cho một số người chưa quen cảm thấy bỡ ngỡ lúc ban đầu hay ngay cả gây ít nhiều đau nhức nhưng đó là con đường của thời đại. Hãy đi cùng dân tộc và thời đại. Ý thức hệ CS chưa bao giờ lỗi thời và lạc hậu hơn hôm nay. Đừng hoài công tưới nước vào một gốc cây đang rã mục mà hãy dành để tưới lên những mầm xanh hy vọng của tương lai đất nước.

danlambaovn.blogspot.com


Đại thắng Dàn Khoan


Đại thắng Dàn Khoan

 





Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước đây gần 40 năm, nếu Kách Mạng đã làm nên “Đại thắng Mùa Xuân” quần cho 30 triệu anh em ruột thịt Miền Nam một trận nhừ tử, thì hôm nay “quân ta” lại hiển hách với “Đại thắng Dàn khoan” làm cho quân vừa địch vừa là anh Hai phải chạy đi…“trốn bão Thần Sấm Rammasun”.

Tuy cùng là “đại thắng” cả, nhưng mỗi "đại thắng" mỗi vẽ, như nhan sắc của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân; nói đúng hơn: hai “đại thắng” long trời lở đất này của Kách Mạng lại tương phản nhau về mặt chiến thuật.

Về “Đại thắng Muà Xuân” quân ta áp dụng chiến thuật “ôm lai quần địch mà đánh”. Ôm sít sao đến độ ta phải lừa hưu chiến với địch trong ba ngày Tết Mậu Thân 1968 cho đồng bào trong vùng địch tạm chiếm an tâm thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong giờ phút linh thiêng chờ đợi suốt 365 ngày đêm, để oánh đòn bất ngờ vào hầu hết thị thành Miền Nam, đặc biệt tại thành phố Huế (nơi có trường Quốc Tử Giám từng cưu mang cha con bác Hồ/sau con trở thành cha già dân tộc, học hành, dù Người phải bỏ ngang việc đèn sách ra đi tìm đường kíu đói vì cha bị đuổi việc do đánh chết người sau một buổi ham chơi xỉn rượu) quân ta đã giết ngay tại chỗ không ít bọn địch Huế, mà còn bắt trọn gói hàng ngàn tên, dẫn đi đập đầu chôn sống.

Đó là về tinh thần, còn về khí tài thì nguồn tiếp tế từ tổ quốc ông nội LêNin, từ người anh em láng giềng 4 Táp 16 cục vàng, từ các nước đồng chí anh em Đông Âu tuồn vô bất tận khiến đến nay sau đại thắng đã 40 năm, ta vẫn còn phải bán dần đất liền biển đảo vẫn trả chưa hết nợ.

Nhờ chiến thuật và khí tài là đỉnh cao chói lọi như thế, nhưng nếu không có sự hy sinh xương máu của quân dân ta thì cũng không thể nào đem đến đại thắng ấy. Nói đến sự hy sinh này cho đầy đủ, thì lấy cả hết trúc trên rừng làm bút và nước dưới biển làm mực cũng chắc gì đã “có khả năng”. Chỉ kể con số nhân mạng thanh niên nam nữ “sinh Bắc tử Nam” đã lên đến hai triệu, chưa nói đến con số bị thương tích tàn phế còn cao gấp bội, còn giang sơn gấm vóc tổ tiên thì tanh bành, cuộc sống thanh bình hạnh phúc của đồng bào Miền Nam nói riêng bổng dưng tan hoang… 

Về thiệt hại, ta gây nên cho địch thì càng không xiết, suốt 20 năm cuộc chiến do bác và đảng dương cao ngọn cờ “Giải Phóng” nhưng “ta đánh Miền Nam là đánh cho ông Liên Xô, đánh cho ông Trung Quốc” mà tên phản động Trịnh Công Sơn dám viết “20 năm nội chiến từng ngày” cho Khánh Ly rên rỉ làm quân ta nghe khoái tỷ phải mới đây muối mặt mời con ca sĩ phản động về Hà Nội hát, trận nào ta cũng thắng địch thua, chỉ có địch chết còn ta thì không thấy báo đài nhắc chi hết; máy bay Mỹ nhiều thế đó nhưng bị quân ta bắn cháy sạch rớt sạch; sản xuất không kịp nên phải điều loại máy bay lên thẳng đang làm giở dang, chưa kịp che chắn, sang VN chiến đâú cứ phơi sườn ra..

Trong khi đó về “Đại thắng Dàn Khoan HD981”, ta chỉ dùng mấy chiếc tàu Chấp Pháp khơi khơi, không chạm đến súng nhưng chỉ dùng loa kêu gọi địch vừa là láng giềng tốt (4Tốt); khi bị tàu anh em xịt nước rượt đuổi là ta tháo chạy là vì ta quyết bảo vệ biển đảo bằng biện pháp hoà bình; có khi bị địch/anh em đuổi, chạy không kịp bị húc hư hại, ta chỉ đem về bến sửa chữa rồi lại xuất quân tiếp; tính đến nay hầu như toàn bộ tàu chấp pháp của ta đều được tưởng thưởng “Chiến thương bội tinh”, có chiếc được thưởng mấy lần luôn. Còn về địch/người anh em thì không như đối với đế quốc Mỹ và quân Ngụy, ta luôn giữ tình đồng chí, tuyệt đối không gây cho họ một thiệt hại nào vì đây chỉ là chuyện hang xóm với nhau làm sao tránh khỏi những xích mích thường tình, không có gì mà phải ầm ỷ lên.

Ta tự vệ một cách hiếu hoà đầy tình nghĩa như thế mà nay Dàn khoan HD 981 của địch/láng giềng tốt phải bỏ chạy, lấy cớ là trốn siêu bão Thần Sấm sắp ập vào Biển Đông. Thật to xác mà hèn nhát khủng. Thua thì bảo là thua, hoặc không thì âm thầm rút lui, ai lại đi ngụy biện cho chúng chửi.

Lịch sử chống ngoại xâm và giải phóng dân tộc một lần nữa lại ghi thêm chiến thắng một cuộc chiến thần thánh chấn động địa cầu. Đó là “Đại thắng Dàn Khoan HD981”.

Toàn đảng toàn dân ta đang ráo riết chuẩn bị lên đài ăn mừng, tuy nhiên việc xuống đường reo hò “Hoàng Sa Trường Sa của VN” là tuyệt đối không được, vì đảng luôn bảo vệ tình hình ổn định, quyết không để bọn phản động lợi dụng hô “đả đảo Trung Quốc xâm lăng”. Phen này ăn hoành tráng (nhớ phân biệt ăn “hoành tráng” với ăn Hoành Thánh Mì) hơn cả “Đại thắng Mùa Xuân” trước đây 40 năm, vì trong cuộc chiến thần thánh vì hoà bình này, chỉ có ta tổn thất, còn địch vô sự, nhưng ta thắng, địch thua chạy đi… trốn bão. 

“Đại thắng Dàn Khoan” sống mãi trong sự nghiệp đảng ta .

Nhưng nhớ ăn mừng sớm trước khi Dàn trở lại Khoan sâu hơn. (Theo Tuổi Trẻ Online ngày 17/7 thì HD981 đã đổi hướng vào gần đất liền VN hơn ).




Trung cộng rút giàn khoan: cộng sản Việt Nam trúng mánh?


Trung cộng rút giàn khoan: cộng sản Việt Nam trúng mánh?

Phan Van Hung - Chung di buon

http://www.youtube.com/watch?v=FK6GXwSYOi4&index=3&list=RDUZ9VSnFs4l4


Phạm Trần (Danlambao) - Bão Thần Sấm (Rammasun) ập vào Biển Đông ngày 15/07 (2014) với sức gió từ 135 đến 150 cây số một giờ hoặc mạnh hơn theo thời gian đã buộc Trung Cộng phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông, nhưng không bảo đảm Trung Cộng sẽ không trở lại với nhiều gìan khoan khác khi bão đi qua.

Tân Hoa xã (Xinhua) của Trung Cộng loan báo lúc rạng sáng ngày 15/7 (giờ địa phương) rằng: “Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc cho biết, hoạt động tác nghiệp khoan thăm dò Dự án phía namđảoTrung Kiến (Việt Nam gọi là Tri Tôn) ngày 15/7 đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ theo kếhoạch, đồng thời phát hiện hiển thị dầu khí. Theo quy trình thăm dò và khai thác dầu khí biển sâu, bước tiếp theo sẽ triển khai đánh giá tổng hợp tầng dầu khí đối với tư liệu địa chất và dữ liệu phântích thu được trong hoạt động tác nghiệp khoan thăm dò lần này, đồng thời nghiên cứu xây dựngphương án công tác giai đoạn tới trên cơ sở này.”

Bản tin viết thêm: “Ngày 2/5 năm nay, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc khởi động tác nghiệp khoan thăm dò hai giếng thuộc Dự án phía nam đảo Trung Kiến, ngày 27/5 hoàn thành tác nghiệp khoan thăm dò giếng số 1 phía nam đảo Trung Kiến, ngày 28/5 bắt đầu thực hiện tác nghiệp khoan thămdò giếng số 2 và hoàn thành vào ngày 15/7.”

Qua ngày 16/7 (2014), người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi cho biết: “Giàn khoan Hải Dương 981 theo kế hoạch chuyển về dự án Lăng Thuỷ ở đảo Hải Nam tiếp tục tácnghiệp, chuyển giàn khoan là sắp xếp kế hoạch tác nghiệp trên biển của doanh nghiệp hữu quan, không liên quan với bất cứ nhân tố bên ngoài nào.”

Hồng Lỗi nói như thế để phủ nhận những bàn tán trong dư luận cho rằng cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình và Hội nghị 2 ngày tại Bắc Kinh về Chiến lược và quan hệ Kinh tế giữa hai nước Mỹ-Trung đã ảnh hưởng đến quyết định rút gìankhoan của Bắc Kinh.

Tân Hoa Xã nhấn mạnh: “Ông Hồng Lỗi cho biết, điều cần nhấn mạnh là, tác nghiệp kể trên hoàntoàn là công việc trong phạm vi chủ quyền Trung Quốc. Bước tới doanh nghiệp hữu quan sẽnghiên cứu ấn định phương án làm việc cụ thể giai đoạn tới trên cơ sở nghiêm chỉnh phân tích vàđánh giá tư liệu địa chất đã giành được trong tác nghiệp lần này.”

Thêm một lần nữa, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI,China Radio International) còn tái khẳng định chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông: “Trả lời phỏng vấn phóng viên về hoàn thànhtác nghiệp Dự án phía nam đảo Trung Kiến, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗicho biết, quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc tácnghiệp tại vùng biển gần Tây Sa (Hòang Sa) không hề có tranh chấp hoàn toàn là công việc trongphạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyếtphản đối Việt Nam quấy nhiễu một cách vô lý hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc,đồng thời đã áp dụng biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động tác nghiệp.”

Thái độ của Hồng Lỗi không có gì mới mà chỉ lập lại lập trường đã bị Việt Nam bác bỏ nhiều lần đối với chủ quyền mà V iệt Nam nói “không chứng minh được” của Trung Cộng ở quần đảo Hòang Sa.

Tuy vậy, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đón nhận tin rút giàn khoan của Trung Cộng với thái độ“có tính toán” vừa để làm yên lòng dân trong nước, nhưng đồng thời cũng “muốn tỏ thiện chí hòa bình, hữu hảo” không tránh được với láng giếng Trung Cộng.

Theo tin chính thức, tại phiên họp của Chính phủ sáng 16/07 (2014), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã: “Khẳng định Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời “yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng nói thêm: “Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.”

Ông Dũng còn được Bản tin của Chính phủ trích dẫn đã nói với Trung Cộng rằng: “Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển. Với tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.”

Và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng nói thêm: “Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.”

Sự thể cả Thủ tướng lẫn Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao cùng lên tiếng song song về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông chứng tỏ phía nước nhỏ Việt Nam muốn nói chuyện giải quyết tranh chấp lãnh thổ với anh hàng xóm khổng lồ Trung Cộng để ngăn chận Bắc Kinh không gây khó khăn thêm cho Việt Nam bằng cách tiếp tục đặt các giàn khoan tìm kiếm dầu trên vùng biển mà Việt Nam nhận là của mình.

Tuy nhiên, qua lời nói của Phát ngôn viên Trung Cộng Hồng Lỗi trong hai ngày 15 và 16/07 (2014) thì không có dấu hiệu gì cho thấy đề nghị của Việt Nam có thể được Trung Cộng cứu xét.

Cần cảnh giác cao độ

Vì vậy mà một số Tướng lãnh của Việt Nam đã mau chóng cảnh giác phải đề phòng chiến thuật “lùi một tiến hai, ba bước” của Trung Cộng.

Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam nói: “Đây không phải là cuộc đấu tranh cuối cùng. Bởi thế chúng ta phải hết sức cảnh giác và theo dõi sát sao, đặc biệt đối với chiến sỹ và ngư dân đang ngày đêm bám biển.”

“Lý giải cho điều này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm dẫn chứng năm 2012, Trung Quốc cũng nhân cơn bãoGutchol để rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough của Philippines và sau đó quay lại, mở rộng phạm vi chiếm cứ.” (PetroTimes, 16/07/2014)

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X biểu: “Trung Quốc xưa nay rất mưu mô. Đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng, đừng ảo tưởng rằng Trung Quốc thôi thực hiện mưu đồ chiếm biển Đông”.

Ông nói: “Đây chỉ là việc làm nhằm xoa dịu dư luận trước sự đấu tranh của Việt Nam và dư luận thế giới phản đối việc xâm phạm vùng biển của nước ta…việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về Hải Nam hay đi đâu nữa thì ý đồ xuyên suốt của Trung Quốc là làm chủ, bá quyền ở khu vực biển Hoàng Sa rồi Trường Sa và eo biển Malacca, thực hiện trọn vẹn mưu đồ của cái gọi là đường 9 đoạn, nay là 10 đoạn.” (Theo báo Một Thế Giới, 16/07/2014) 

Trong khi đó, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an nói với phóng viên VTC News rằng: “Giàn khoan Hải Dương 981 có thể chịu được bão mạnh cấp 14, cấp 15 và động đất mạnh tới 8 độ richter. Bởi vậy, việc Trung Quốc rút giàn khoan này hoàn toàn không phải là để tránh cơn bão Rammasun. Trung Quốc cũng không rút giàn khoan do tác động bởi Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ.” (đòi Trung Cộng rút giàn khoan)

Trả lời câu hỏi: “Nghĩa là việc đưa giàn khoan ra khỏi khu vực hạ đặt trái phép đã nằm trong lộ trình rồi, thưa ông?

Tướng Lê Văn Cương đáp: “Đúng thế. Không phải vì sức ép của Việt Nam và thế giới mà Trung Quốc rút giàn khoan về nước. Việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ là họ thay đổi chiến thuật, thay đổi một phương thức hành động khác để đạt được mục đích của họ. 

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định độc chiếm biển Đông. Mọi hành động, bước trước, bước sau đều được họ tính toán và lên kế hoạch từ trước.

Sau giai đoạn này, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động còn nguy hiểm hơn để chiếm vùng biển nước ta. Cụ thể, Trung Quốc sẽ quay trở lại vùng biển này, nhưng có thể không phải với giàn khoan Hải Dương 981 mà với các giàn khoan nhỏ khác và hàng trăm tàu đánh cá.

Trung Quốc rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển nước ta thực chất chỉ là việc kết thúc bước chạy rốt đa (chạy thử), kết thúc một khúc nhạc dạo đầu. Sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc mới thực sự thực hiện ý đồ chiếm vùng biển nước ta.” 

- Có liên quan gì đến hoạt động xây dựng trên một số đảo ở quần đảo Trường Sa của ta mà họ đã dùng vũ lực chiếm đóng?

Cũng trong cuộc phỏng vấn của TVC News, Tướng Cương còn tiết lộ: “Hiện Trung Quốc sắp hoàn thiện việc xây dựng đảo Gạc Ma và đã lên kế hoạch xây dựng thêm đảo Chữ Thập.

Theo kế hoạch của Trung Quốc, họ sẽ thực hiện việc bơm cát và xây dựng đảo Chữ Thập trong vòng 2 năm sắp tới. Sau khi hoàn thành, Trung Quốc sẽ đưa tới đây vài chục thanh niên nam nữ như một xóm chài, có nhà trẻ, có trạm y tế, có sân bay bến cảng.” 

Hỏi:- Rồi tiếp đó họ sẽ làm gì nữa, thưa Thiếu tướng?

Đáp: “Căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương có cả tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến. Một hạm đội của Mỹ luôn thường trực tại đây. Theo kế hoạch của Trung Quốc thì họ sẽ xây dựng đảo Chữ Thập lớn gấp 4 lần căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương. 

Sau khi hoàn thành đảo Chữ Thập, cùng với đảo Gạc Ma, Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Nếu điều này xảy ra, vùng biển Đông sẽ bị Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn. 

Việt Nam và các nước trong khu vực đang đứng trước một cuộc đấu tranh nhiều thử thách, nguy hiểm hơn với ý đồ thôn tính biển Đông của Trung Quốc.

Cho nên, có thể khẳng định, việc Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về vùng biển của họ không phải là dấu hiệu đáng mừng. Một cuộc đấu tranh thử thách hơn, nguy hiểm hơn đang đợi chúng ta ở phía trước. Quan hệ Việt – Trung sẽ còn phức tạp hơn trong thời gian tới.”

Ngoài ra Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cũng đã phản ứng về việc Trung Cộng rút giàn khoan 981: “Tôi nghĩ đây là kết quả của quá trình đấu tranh của ngư dân, của toàn dân tộc Việt Nam cùng với tác động của dư luận và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên chúng ta vẫn phải cảnh giác và tiếp tục đối phó với các hành động mới của Trung Quốc, vì chúng ta biết âm mưu của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông. Chúng ta phải kiên quyết thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” (báo Dân Trí, 16/07/2014) 

Nhận hão – Ăn ảo

Tuy vậy đó đây trong hàng ngũ các viên chức CSVN, vẫn có những tiếng nói lạc quan tếu, vội vàng và chủ quan coi chuyện rút giàn khoan của Trung Cộng là một thắng lợi đáng mừng nên đã đoán ẩu để nhận vơ.

Chẳng hạn như Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: “Việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trước dự kiến cho thấy sự sai lầm về chiến lược của họ. Điều thế giới dễ nhận ra nhất đó là sự thất bại của Trung Quốc với mưu đồ trở thành Đế quốc biển.” (Báo Petro Times (Năng Lượng Mới), 15/07/2014)

Ông Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trả lời Petro Times trước khi có tin giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển nên đã nói: “Nếu Trung Quốc rút giàn khoan trước thời gian mà họ đã ngang ngược tuyên bố là 15/8 thì đó không phải là vì cơn bão. Bởi lẽ giàn khoan này đã được thiết kế để chịu đựng “siêu bão”. Cho nên cơn bão chỉ là cái cớ để họ nói với thiên hạ.

Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.”

Nhận định của Tướng Lê Mã Lương hoàn toàn ngược với khẳng định của Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương đã dẫn chứng ở trên nói rằng: “Không phải vì sức ép của Việt Nam và thế giới mà Trung Quốc rút giàn khoan về nước.”

Tiếp theo là quan điểm của ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Ông Hà Lê nói với nhiều báo trong nước ngày 16/07 (2014): “Thời gian gần đây, phía Trung Quốc khá bị động. Họ vừa phải đối phó với những phương án đấu tranh của ta trên thực địa khu vực đặt trái phép giàn khoan, vừa lo chống lại với sự phản đối trong dư luận thế giới. Sự bị động của Trung Quốc thể hiện ở chỗ, họ treo băng rôn tiếng Việt kêu gọi hòa bình, hữu nghị; họ thay đổi phương thức cản phá lực lượng chấp pháp của Việt Nam.”

Băng rôn mà ông Hà Lê nói đến xảy ra vào ngày 10/07 (2014) được treo bên hông tầu 2506 của Trung Cộng có dòng chữ: TQ - VN hữu nghị chung sống hòa bình với nhau.

Nhưng cũng chính chiếc tầu này đã săn đuổi gay gắt các tầu Cảnh sát biển của Việt Nam nên nói là “bị động” thì có chủ quan không?

Ông Hà Lê còn đánh giá: “Trung Quốc chẳng qua chỉ đang mượn cớ để rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Cơn bão Rammansun (cơn bão lớn đang đổ bộ vàoPhilippines) như vô tình trở thành cơ hội để Trung Quốc rút giàn khoan về.”

Trung cộng được gì?

Dù có lạc quan hay bi quan thì Việt Nam cũng đã bị Trung Cộng kiềm chế không cho lợi dụng vụ gìankhoan để tiến lên trước mặt Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh chấp ở Biển Đông.

Vậy “chiến lược biển” tiếp theo của Trung Cộng sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 là gì? Thời gian sẽ chứng minh câu nói “bằng mọi cách phải bảo vệ chủ quyền biển là quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc” của lãnh tụ Tập Cận Bình, nhưng rõ ràng trong vụ rút giàn khoan 981 Trung Cộng đã chủ động “xì hơi bóng căng” để hóa giải những chỉ trích làm căng thẳng tình trạng lưu thông hàng hải trên Biển Đông.

Thứ hai, quan trọng hơn, là Bắc Kinh đã “phá vỡ được kế họach đe kiện Trung Cộng” ra tòa án Quốc tế của Việt Nam, đồng thời ngăn chận toan tính liên minh giữa Việt Nam với các cường quốc, tiêu biểu là Mỹ và Nhật, để chống lại Trung Cộng.

Như vậy, cuối cùng Việt Nam lại phải quay về vị trí của một nước nhỏ và tiếp tục cô đơn trong cuộc tranh chấp trường kỳ về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông với Trung Cộng.

Cũng nhân vụ giàn khoan hải Dương 981 rút lui thì ở Việt Nam đã có hiện tượng “ăn mừng tự sướng” của “một bộ phận truyền thông”, theo lời cảnh giác của mạng báo “Nguyễn Tấn Dũng”.

Tuy chưa bao giờ được coi là “tiếng nói chính thức của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng” nhưng Báo điện tử này vẫn thường xuyên thông tin về các hoạt động của ông Dũng và quyết định của Chính phủ. Ông Dũng cũng chưa bao giờ cho lệnh triệt phá báo mạng này.

Trong tiết mục “Chủ quyền Biển Đông”, báo này viết vào ngày 16/07 (2014): “Rút giàn khoan không phải vì sợ VN, cũng không phải vì sự lên tiếng của Mỹ mà là theo kế hoạch được tính toán bài bản, lúc này TQ phải rút và lý do thời tiết chỉ là cái cớ, mượn thời cơ – điều này có đáng để một số người dân VN ăn mừng?

Ăn mừng sự kiện rút giàn khoan mà nguyên nhân rút không phải vì sợ VN, mà việc rút giàn khoan của Trung Quốc là có sự tính toán kỹ càng cho lợi ích của Trung Quốc, đồng thời không có cam kết nào đảm bảo rằng TQ sẽ không quay lại chiếm Biển Đông của VN, thì việc ăn mừng lúc này không khác nào thể hiện sự khờ dại, tự tưởng thưởng của một bộ phận truyền thông VN!”

Bài báo hỏi: “Nếu như ngày mai, ngày mốt TQ lại quay lại vùng biển của chúng ta, chúng ta sẽ làm thế nào đuổi TQ ra khỏi lãnh thổ của mình đây? Liệu trước khi ăn mừng, có ai đặt ra câu hỏi này hay không?

Ngôi nhà xây trên cát thì chắc chắn chỉ cần một cơn gió, trận mưa rào đi qua thì công trình cát sẽ trôi sạch. Điều đó cho thấy, nếu như nền tảng không bền vững, nhìn nhận vấn đề không sâu, không tường tận thì chẳng có việc gì được giải quyết triệt để.

Tương tự như vậy, việc ăn mừng giàn khoan rút vì bão thì thật là chưa hiểu thấu bản chất vấn đề!”

Báo mạng “Nguyễn Tấn Dũng” viết tiếp: “TQ tự rút về vì nhiều lý do chiến lược, không chỉ để tránh cơn bão sắp đi qua mà TQ đang có trong tay tài liệu, số liệu về khu vực có thể khai thác dầu khí, đặc biệt là động thái này diễn ra sau cuộc đối thoại Mỹ -Trung, hẳn những thứ đó là nguyên nhân TQ rút giàn khoan và là điều có lợi cho TQ lúc này, vậy mà một số người dân VN đi ăn mừng? Ăn mừng theo kiểu cầu nguyện bão lớn xuất hiện đã hiển linh thì có thể giải quyết được vấn đề nan giải hiện nay hay không?

Cần giải quyết vấn đề từ cái gốc chứ không phải từ cái bóng của nó và cốt yếu là phải làm thế nào để bảo vệ vững chắc lãnh thổ của VN và buộc TQ từ bỏ vĩnh viễn tham vọng bành trướng, gom Biển Đông thành ao nhà mới là quan trọng.

Việc làm trong lúc này thiết nghĩ không phải là ăn mừng trên sức mạnh tưởng tượng mà hãy dồn sức tìm xem bằng cách nào không để giàn khoan TQ tiến vào vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển của chúng ta nữa!”

Nhưng ai đã ăn mừng và có một “bộ phận Lãnh đạo” nào đã “tát nước theo mưa” để “ăn mừng” không mà mạng báo này đã cảnh giác: “Chúng ta phải suy nghĩ đến các biện pháp bảo vệ vững chắc đất nước mình, bằng tài năng thật sự, bằng những biện pháp cứng rắn chứ không phải theo kiểu “cầu may”, dựa vào thời tiết như giàn khoan vừa rút?!

Như vậy phải chăng chủ trương đối phó với Trung Cộng ở Biển Đông của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ xưa đến nay, nhất là trong thời gian 75 ngày có mặt của giàn khoan 981, hãy còn “mềm xèo”, “nói nhiều làm ít” và chỉ biết “cầu âu” cho nên may mà phen này đã “trúng mánh” nhờ có vụ Trung Cộng rút giàn khoan tránh bão?

(07/2014)




Tang thương ngõ phố gia đình 3 mẹ con người Việt tử nạn trên MH17



On Saturday, July 19, 2014 11:30 AM, "tuong pham  [Daploisongnui]" <> wrote:

 

Tang thương ngõ phố gia đình 3 mẹ con người Việt tử nạn trên MH17

(VTC News) – Gia đình ba mẹ con người Việt Nam tử nạn trên chuyến bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia ở Ukraine tổ chức tang lễ trong nỗi đau tột cùng.

Chiều 19/7, trong một ngách nhỏ ở phố Minh Khai (Hà Nội) thân nhân và bè bạn của chị Nguyễn Ngọc Minh (SN 1977), nạn nhân gặp nạn trên chuyến bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia ở Ukraine đau xót làm tang lễ cho chị cùng hai con là cháu Đặng Minh Châu (SN 1997) và Đặng Quốc Huy (SN 2001).

Chia sẻ với phóng viên về nỗi đau của gia đình, em trai chị Minh cho biết, đêm 17/7 gia đình anh vô cùng hoảng hốt và đau đớn sau khi tiếp nhận thông tin từ phía cơ quan chức năng về việc chị và các cháu mình gặp nạn chiếc máy bay MH17.
Tang thương ngõ phố gia đình 3 mẹ con người Việt tử nạn trên MH17
Hình ảnh về ba mẹ con chị Minh được bạn bè của chị chia sẻ trên mạng xã hội. 

Ngay sau đó, gia đình cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin, xác định danh tính và bày tỏ nguyện vọng sớm đưa thi thể ba mẹ con xấu số về Việt Nam.

Em trai chị Minh cũng cho biết, chị Minh và các cháu mang quốc tịch Hà Lan, ba mẹ con đang trên đường bay quá cảnh sang Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi về Việt Nam nghỉ hè thì xảy ra sự việc.

“Chúng tôi coi đây là một tai nạn, hiện gia đình đang rất bối rối, phần vì lo phối hợp với cơ quan chức năng, phần lo làm lễ tang nên không muốn bị làm phiền. Trên mạng hiện cũng có một số thông tin chưa chuẩn xác và gia đình cũng không muốn báo chí khai thác nhiều” – em trai chị Minh chia sẻ.

Trong một diễn biến khác, sáng 19/7, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam) đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân.

Được biết, chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị cũng đã qua đời trong một tai nạn tàu.
Tang thương ngõ phố gia đình 3 mẹ con người Việt tử nạn trên MH17
Một nhân viên cứu hộ đang cắm cọc có buộc dải lụa trắng đánh dấu nơi có xác nạn nhân  

Trước đó, khi nhận được thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Malaysia, Ukraine và Hà Lan nhanh chóng tìm hiểu thông tin liên quan đến công dân Việt Nam có mặt trên chuyến bay và thông báo, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết cho gia đình các nạn nhân.

Hiện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, Ukraine, Hà Lan đang tiếp tục tích cực làm việc với các cơ quan chức năng sở tại giúp đỡ thân nhân những người bị thiệt mạng giải quyết hậu sự cho các nạn nhân.


Tại một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 18/7 về vụ rơi máy bay nói trên, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung cũng cho hay ông đã nhận được thông tin nói rằng có ba nạn nhân trong số những hành khách trên chiếc máy bay MH17 là người Việt Nam.
Nguyên Bình
 Nguồn : VT News 19/7/2014


__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 




KHÍ THẾ SÔI SỤC, CẢ NƯỚC XUỐNG ĐƯỜNG CHỐNG GIẶC TÀU XÂM LƯỢC.

CẢ NƯỚC ĐÃ XUỐNG ĐƯỜNG, SỤC SÔI KHÍ THẾ ĐẤU TRANH CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC




Begin forwarded message:
From: "HungThe
Subject:  Mẹ Việt Nam Anh hùng cũng bị bắt
Reply-To: VN-TD@yahoogroups.com.au
          Haỹ trả lại danh hiệu Mẹ VN Anh Hùng do đảng CSVN buôn dân bán nước mị lưà cấp.

 Nuoc non vo toi ,bong lang tri
Viet cong song lau ,nuoc chet non.

On Saturday, July 19, 2014 11:41 AM, "'Truc Cao' wrote:

Mẹ Việt Nam Anh hùng cũng bị bắt
Sáng 12 tháng 6, chính quyền phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đã tổ chức cưỡng chế, bắt giữ Mẹ Việt Nam Anh hùng – Phạm Thị Lành 97 tuổi ngay trước cửa ngôi nhà tình nghĩa của mẹ tại đường Nguyễn Thông, khu dân cư An Mỹ.
Ông Trần Công Minh con trai của bà cho biết: “Sáng ngày 12.6, ông Đỗ Trọng Bê – Chủ tịch UBND phường An Hải Tây, ông Hồ Thanh Quyền – Phó Chủ tịch phường và rất nhiều công an, cùng với số đông dân phòng, cán bộ công chức kéo đến trước số 33 đường Nguyễn Thông với ý định cưỡng chế ngôi nhà tình nghĩa của mẹ”.
Căn cứ vào các clip gia đình mẹ Lành quay được thì lực lượng cưỡng chế  căng hai dãy rào sắt di động chắn ngang đường Nguyễn Thông. Công an với đủ các sắc phục được huy động, xe cứu thương, cứu hỏa cũng được điều động chờ sẵn.
Lúc này Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành (hiện đang sống cùng ông Minh – con mẹ Lành – ở số nhà 29) đã ra và mời ông Bê, ông Quyền vào nhà (để đọc quyết định cưỡng chế và lập biên bản cưỡng chế). Tuy nhiên, phía lãnh đạo phường An Hải Tây đã không hề đọc quyết định cưỡng chế, cũng không vào nhà theo lời mời của mẹ Lành và ông Minh.
Trước sự “cương quyết” của chính quyền phường, Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành đã xách một can xăng 5 lít đặt dưới đất và đứng chắn trước chiếc xe ôtô, không cho chính quyền phường hành động.
Thấy vậy, ông Đỗ Trọng Bê đã phát lệnh hành động. Ngay lập tức một phụ nữ to béo chạy vào nắm lấy tay mẹ Lành, tiếp đó ba người phụ nữ nữa xông vào hỗ trợ lôi ngược Mẹ Việt Nam Anh hùng lên xe. Chiếc xe cứu thương hú còi chạy mất dạng khỏi hiện trường.
Ông Trần Công Minh cho biết, hai người phụ nữ lao vào bắt Mẹ Việt Nam Anh hùng là cán bộ phụ nữ của phường, còn hai người đàn bà bịt kín mặt thì ông không nhận ra là ai.
Cụ bà Phạm Thị Lành, 97 tuổi, chồng và hai con trai là liệt sỹ, bản thân bà là thương binh bậc 3/4, bà đã được Đảng và Nhà nước phong danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Cuối tháng 6, cụ bà Lành đã gởi thư cho Chủ tịch nước để trả lại danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.


__._,_.___

Posted by: Hoan Le


Nạn nhân thứ 11 của công an Việt Nam bị đánh vỡ sọ trong năm 2014


Những sự thật không thể chối bỏ (phần 4) 

https://www.youtube.com/watch?v=XwRlWdNaAyQ 


STBN - Thêm một cái chết bất thường do bị công an đánh tại Việt Nam. Nạn nhân là người đàn ông tên Nguyễn Hữu Thâu, 43 tuổi, cư dân thôn Xuân Tây, Phú Xuân, huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk.

Theo người nhà nạn nhân kể lại, ông Thâu bị tình nghi là ăn trộm, nên bị công an Lê Viết Hùng 57 tuổi, cùng 3 người khác là lực lượng tự quản của thôn đưa về hội trường thôn Xuân Hòa để làm việc.

Ông Thâu sau đó đã ngủ lại tại hội trường thôn mà không về nhà. Bà Võ Thị Kim Quê, vợ ông Thâu cho biết tối xảy ra sự việc, bà cùng một người cháu ruột lên hội trường thôn để tìm hiểu sự tình thì ông Thâu vẫn bình thường, tỉnh táo.

Công an thôn bảo đang yêu cầu ông Thâu viết tường trình, nên mời bà Kim Quê về và hẹn sáng mai lên sẽ làm việc. Sáng hôm sau, người nhà ông Thâu và cơ quan chức năng xã đến hội trường thôn, thì phát hiện ông Thâu nằm bất động trên nền nhà, mồm, mũi chảy máu, toàn thân ướt sũng, chân tay cứng đơ, liền đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Krông Năng, các bác sĩ chẩn đoán nạn nhân bị chấn thương sọ não.

Thấy tình trạng sức khỏe của ông Thâu nguy ngập, người nhà đã xin chuyển ông tới bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu, tuy nhiên xe mới tới địa phận tỉnh Đắk Nông thì nạn nhân tử vong.

Gia đình nạn nhân Nguyễn Hữu Thâu

Trường hợp tra tấn giết người này, công an huyện Krông Năng đã không kịp vu khống cho nạn nhân tự tử được. Ông Nguyễn Hữu Thâu là nạn nhân thứ 11 của Công an CSVN chỉ mới 7 tháng đầu của năm 2014. Riêng tháng 6, có tới 3 nạn nhân chết vì sự tra tấn của Công an CSVN, dù chế độ Hà Nội đã ký tên vào Công ước Quốc tế Chống Tra Tấn từ tháng 11-2013.

Công an là cánh tay mặt của CSVN trong việc cai trị, khủng bố thường dân, cho nên họ mới được phép mặc sức lộng quyền như vậy. Có thể nói, công an là lực lượng đang đi ngược lại lòng dân do quyền lợi gắn chặt với chính quyền CSVN. (T. Lan)



***

Chết sau khi làm việc với công an, nghi...lạm quyền?

Mi An (Baodatviet) - “Giữ lại qua đêm” tại trụ sở công an xã với tội danh như “nghi trộm cắp tài sản”, nhiều mạng người đã bị tước bỏ.

Một công an viên ở Đắk Lắk vừa bị bắt khẩn cấp vì nghi đánh chết người sau một đêm giữ nạn nhân ở lại hội trường thôn. Những cái chết này không lạ, không mới và sẽ còn tiếp tục xảy ra, nếu căn nguyên chưa được chữa trị. 

Ngày 8.7, đại tá Nguyễn Văn Bôn, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk, xác nhận cơ quan này đã bắt khẩn cấp ông Lê Viết Hùng (57 tuổi, công an viên thôn Xuân Hòa, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng).

Đám tang của ông Nguyễn Hữu Thâu- người mới chết nghi do công an viên đánh.

Trước đó, tối 3.7, nghi ông Nguyễn Hữu Thâu trộm cắp tài sản nên công an viên Lê Viết Hùng và một số người trong ban tự quản thôn đã đưa ông Thâu về hội trường thôn làm việc và giữ lại qua đêm.

Đến sáng 4.7, vợ ông Thâu lên hội trường thấy ông Thâu nằm bất động dưới đất, mặt mày tím tái, miệng, mũi chảy nhiều máu nên đưa đi cấp cứu. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk chẩn đoán ông Thâu bị chấn thương sọ não. Sau đó nạn nhân được người nhà đưa đi Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM nhưng tử vong trên đường đi.

Sẽ là những hình ảnh ghê người nếu bạn dùng công cụ tìm kiếm với từ khóa “chết tại trụ sở công an”, “bị dùng nhục hình tới chết”, trang mạng tìm kiếm sẽ cung cấp ngay cho bạn hàng loạt những vụ việc, những con số, những phận người đau lòng.

Rất nhiều vụ việc trong số đó, nạn nhân đều đã bị đánh cho đến chết, hoặc đến viện thì chết, sau khi bị triệu lên trụ sở công an xã vì những lý do “nghi trộm cắp tài sản” hay “gây rối trật tự công cộng”.

Những lý do khiến các nạn nhân khi bị “giữ lại qua đêm” tại trụ sở công an xã có gây nguy hiểm và cấp thiết cho xã hội hay không? Chắc chắn là không, nhưng chỉ vì những tội danh như “nghi trộm cắp tài sản”, nhiều mạng người đã bị tước bỏ, bằng cách bị dùng vũ lực cho tới chết. Như ông Nguyễn Hữu Thâu kể trên.

Sự lạm quyền, lạm dụng vũ lực của công an viên, những người thừa hành pháp luật ở cấp xã, cấp gần dân nhất đã trở nên đáng báo động trong thời gian gần đây. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều địa phương, khiến người dân thấp cổ bé họng cảm thấy uất ức, phẫn nộ. Báo chí phản ánh, nhưng đâu vẫn hoàn đó. Vậy thì nguyên nhân vì đâu?

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đỗ Đức Vĩnh- Kiểm sát viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tại TP.HCM cho biết: “Theo quy định, tiêu chuẩn công an viên chỉ cần hết trung học cơ sở hoặc hết tiểu học (ở vùng sâu, vùng xa). Tiêu chuẩn này quá thấp so với sự phát triển của xã hội hiện nay… Khi anh không có kiến thức pháp luật mà giao quyền đụng chạm đến quyền con người rất dễ bị lạm quyền”.

Thông tin này có đáng gây sốc không thưa bạn đọc? Tiêu chuẩn để được tuyển vào làm công an viên chỉ là học hết cấp 2 ở khu vực đồng bằng và hết tiểu học ở vùng sâu vùng xa. Chính chuyên gia trong ngành tư pháp cũng phải thừa nhận: “Tiêu chuẩn này quá thấp so với sự phát triển của xã hội hiện nay”.

Tôi không thể hình dung một người mới chỉ tốt nghiệp cấp 1, cấp 2 mà lại được quyền đại diện cho pháp luật để làm việc với công dân. Một người có trình độ như vậy, ngay cả quyền lợi của bản thân của họ ra sao chưa chắc họ đã biết đủ, vậy mà lại có quyền để đại diện pháp luật? Thật hãi hùng.

Bởi thế cho nên chúng ta sẽ chẳng thấy ngạc nhiên khi gần đây, hàng loạt những vụ bạo hành nghi phạm xảy ra, nhẹ thì đi viện cấp cứu, nặng thì dẫn đến chết người. Chúng ta có thể đòi hỏi gì hơn ở những công an viên mới ở trình độ thoát nạn mù chữ như vậy?

Với trình độ có thể gọi là mức “i tờ” như thế, nhưng công an cấp xã được quyền thực hiện nhiều nhóm công việc, trong đó có nhiệm vụ giữ an ninh trật tự trên địa bàn. Công an xã được quyền thẩm tra, xác minh, phân loại các tin tức về an ninh trật tự, an toàn xã hội. Công an xã được phép lập hồ sơ, lấy lời khai ban đầu. Ông Đỗ Đức Vĩnh cho biết: “Như vậy, trong một số trường hợp, công an xã đã làm công tác “tiền tố tụng”, làm công việc của điều tra viên”.

Tôi đọc những thông tin này mà thấy lạnh gáy, đây phải chăng chính là mấu chốt của vấn đề, là căn nguyên của tình trạng nhiều người đã chết oan khi bị triệu lên làm việc với công an viên?

Một người mới tốt nghiệp cấp 1 hoặc cấp 2, mà lại được pháp luật trao quyền cho như một điều tra viên, để lập hồ sơ, lấy lời khai ban đầu của nghi can các vụ án liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn. Với trình độ “i tờ” thì các bộ luật tố tụng, các điều khoản pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có lẽ chỉ là con số không vô nghĩa. Bảo sao mà không phải dùng vũ lực, bảo sao mà không ra tay cho thỏa cơn thú tính trỗi lên trong người.

Mọi công dân trong xã hội đều đã đóng thuế- như một cách thực hiện nghĩa vụ công dân để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Vậy thì người dân hoàn toàn có quyền đòi hỏi một trình độ tương xứng của công chức mà dân đã bỏ tiền ra “thuê” để giải quyết công việc cho mình.

Tôi hay bạn, chúng ta có quyền đòi hỏi được làm việc với những điều tra viên, những công an viên được đào tạo chính quy, có đầy đủ kiến thức pháp luật, chứ không thể là một người chỉ có trình độ tốt nghiệp cấp 1, cấp 2, viết một câu cho đúng ngữ pháp và chính tả e là còn khó.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc tại sao tiêu chuẩn và trình độ công an viên lại thấp lè tè như vậy? Nực cười thay, khi mà trên bảng thống kê, Việt Nam hiện có đến 24.300 tiến sĩ? Và quý hóa thay, tự hào thay, nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.

Sẽ còn tiếp tục lạm quyền, sẽ còn tiếp tục những cái chết sau khi bị triệu lên làm việc với công an nếu như không có một cải cách mạnh tay để nâng cao tiêu chuẩn của đội ngũ công an viên trên toàn quốc.

Đã quá nhiều những cái chết oan uổng, đã quá thừa những mạng người bị tước đoạt, bởi những công an viên chỉ có trình độ “i tờ”.

Mi An



Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link