Cánh Cò, viết từ Việt Nam - Một
nền báo chí ngớ ngẩn
Thứ Năm, ngày 10 tháng 7 năm 2014
Chui đầu vào thòng lọng Trung Cộng
Bản
tin của mọi tờ báo hôm nay đều loan như nhau về một tai nạn trực thăng khiến
cho 19 người trên phi cơ tử vong và hai người trong tình trạng nguy kịch.
“Vào
lúc 7h53 ngày 7 tháng 7, máy bay Mi 171 số hiệu 01 của Trung Ðoàn Không Quân
916, Sư Ðoàn Không Quân 371 đã bị cháy động cơ, rơi tại thôn 11 (Thạch Hòa,
huyện Thạch Thất, Hà Nội). Lúc máy bay gặp nạn có 21 người trên máy bay. Sau
khi bị rơi, máy bay đã cháy dữ dội, được lực lượng cứu hỏa dập tắt lúc 8h20
cùng ngày.”
Dối trá bịp bợm là căn bệnh
Thông tin chứa đựng trong bản tin này ngắn đến
kinh ngạc. Ðáng ra, Bộ Quốc Phòng là cơ quan chủ quản phải chủ động loan tin
với những chi tiết chính xác nhất cho người dân, vốn có quyền được biết mọi
thông tin từ chính phủ ngoại trừ có liên quan đến bí mật quốc phòng. Một phi cơ
trực thăng rơi trong lúc huấn luyện là tin buồn, hoàn toàn do lỗi kỹ thuật
không thể xem là bí mật khi nó rơi đúng vào khu dân cư Hà Nội. Thông tin mà Bộ
Quốc Phòng đưa ra kịp thời có khả năng đánh tan mọi suy diễn có tính xuyên tạc
làm hại đến uy tín của đơn vị Phòng Không, Không Quân Việt Nam.
Phi cơ dù sản xuất ở đâu nếu gặp tai nạn là
chuyện bình thường. Không công bố chuyện bình thường ấy mới là điều bất thường.
Hơn nữa nếu công bố với những thông tin do cảm tính và không liên quan gì tới
tai nạn là việc làm tắc trách, thiếu chuyên nghiệp đôi khi đi dẫn tới chỗ dối
trá với quần chúng.
Báo chí lấy lại tin từ Vietnam+ vẽ ra hình ảnh
tuyệt vời của viên phi công trên chuyến bay định mệnh ấy với lời lẽ như sau:
“Trước tai nạn thương tâm, người dân tại hiện
trường đã nhìn thấy máy bay cháy trên không ở ngay trong khu dân cư đông người,
nhưng phi công đã dũng cảm, cố điều khiển máy bay ra khu đất trống để máy bay
không rơi vào khu nhà dân.
Người dân đã đánh giá rất cao tinh thần dũng
cảm, sự hy sinh anh dũng của người lính phi công trong khi đối mặt với cái chết
vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay tránh được thương vong lớn cho người dân.” (1)
Ðọc bản tin này bất cứ ai có một nhận thức bình
thường cũng thấy là cơ quan báo chí Việt Nam đang đánh lừa người dân bằng cách
trích lời họ (mà không ai biết họ là nhân vật có thật hay chỉ là sản phẩm tưởng
tượng của nhà báo). “Người dân nhìn thấy máy bay cháy trên không” là đúng, là
những gì đã xảy ra và nhiều người chứng kiến. Thế nhưng: “phi công đã dũng cảm,
cố điều khiển máy bay ra khu đất trống để máy bay không rơi vào khu nhà dân” là
một cách vuốt đuôi nguy hiểm. Báo chí nếu tự viết câu này là vô lương tâm nghề
nghiệp, nghe người dân nói mà không phân tích và cứ thế đưa lên là vô trách nhiệm.
Thông thường trong một tai nạn hàng không, người
trách nhiệm sẽ không tuyên bố bất cứ điều gì vì đơn giản họ không ngồi trên máy
bay và chứng kiến những gì đã xảy ra. Họ phải chờ tìm được chiếc hộp đen của
máy bay gặp nạn, khai thác và phân tích dữ liệu trong đó mới biết được những gì
đã làm cho động cơ hỏng hóc cũng như những báo cáo cuối cùng của phi hành đoàn
trên chiếc phi cơ gặp nạn.
Thứ hai, chỉ có người ngồi gần phi công, chứng
kiến và kể lại hành động của anh ta thì mới có thể tuyên dương hành động đó.
Nếu không mọi đoán định đều mang cảm tính và thiếu bằng chứng thuyết phục.
Báo chí “ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời”
khi dí vào mồm người dân bình thường diễn tả lại hành vi cực kỳ anh hùng của
một tài xế máy bay chứ không phải phi công, cố lái ra xa không cho nó rơi xuống
chỗ đông dân cư. Rất tiếc Vietnam+ là một cơ quan thông tấn chính thức của đất nước
lại phao tin nhảm, thiếu logic về một sự việc thương tâm đang làm dư luận bức
xúc.
Ðã vậy, Trung Tướng Võ Văn Tuấn - phó tổng tham
mưu trưởng QÐND - lại xác định thêm những điều mà báo chí vẽ ra bằng cái mà ông
gọi là kinh nghiệm của một tướng lãnh. Trung Tướng Võ Văn Tuấn nói: “Phi công
là người có trách nhiệm với dân. Qua hiện trường và kinh nghiệm cá nhân, tôi
đánh giá đây là hành động có trách nhiệm của phi công và phi hành đoàn. Họ đã
cố gắng né tránh tối đa nhất việc có thể đâm vào nhà dân.”
Một đống sắt cháy vụn nói lên điều gì? Ông Tuấn
tuyên bố không khác chút nào với những người hoàn toàn mù tịt về kinh nghiệm
bay vì ông cũng ngồi dưới đất như họ, còn thua họ ở chỗ lúc ấy ông ngồi xa hiện
trường không như những người dân tại nơi xảy ra tai nạn. Ông nói theo và ông nói
leo.
Ðối với quy định bay khi sự cố xảy ra việc đầu
tiên là phi công báo cho đài kiểm lưu dưới đất nếu là dân sự và trung tâm hành
quân của không quân nếu là quân đội. Cùng lúc ấy phải nghe theo chỉ dẫn của
người trách nhiệm về cách xử lý máy móc, tai nạn. Nếu không thể làm được gì thì
phản xạ của một phi công phải cố hết sức để chiếc máy bay giảm bớt độ rơi và dĩ
nhiên có thể trong một khoảnh khắc nào đó khi không còn kiểm soát được nữa thì
mới nảy ra ý tưởng tránh thiệt hại cho dưới đất. Phản xạ cuối cùng này khó mà
biết trước bằng đôi mắt thường của một ông đứng dưới đất, nhất là ông ấy không
thể phân biệt một trực thăng khác với một máy bay phản lực khi rơi như thế nào.
Thêm căn bệnh anh hùng
Câu chuyện về người phi công anh hùng xem ra để
xoa dịu tâm lý gia đình nạn nhân và vuốt ve niềm tự hào của người bộ đội. Trong
bất cứ hoàn cảnh nào, gì thì gì cũng anh hùng, miễn cứ chết là anh hùng .
Lạ một điều xoa dịu cho người chết đã đành, báo
chí cũng không tha cho người còn sống.
Bản tin trên tờ Lao Ðộng tường trình một ông gần
giống như anh hùng khác trong vụ nổ máy bay khiến người có tính cẩn thận khi
đọc tin sẽ rơi vào bất ngờ. Thì ra có tới hai phi công trên chuyến bay định
mệnh ấy chứ không phải một. Với cái title:
“Máy bay trực thăng rơi: Gặp phi công thoát nạn
hi hữu.”
Phóng viên kể lại những chi tiết mà khi đọc lên
khó khăn lắm mới khỏi thở dài cho cách đặt vấn đề của tờ báo:
“Phi công Vương Tá Hùng, 30 tuổi, quê ở Phúc
Thọ, Hà Nội là người duy nhất may mắn đã thoát khỏi chuyến bay gặp tai nạn kinh
hoàng. Lý do là chuyến bay đã chốt danh sách 21 người và anh Hùng là người số
22. Khi máy bay bay lên độ cao khoảng 1000m thì đột ngột hạ thấp độ cao rồi
phát nổ và bốc cháy.
“Ở dưới đất chứng kiến cảnh máy bay nổ, anh Hùng
chạy lại khu vực hiện trường và tận mắt chứng kiến đồng đội bị cháy, bị thương.
Không cầm lòng được trước nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn mà đơn vị và các đồng
đội gặp phải, anh Hùng đã ngất xỉu và được người dân đưa vào bệnh viện quân y
105. Rất đông người thân đã vào động viên tinh thần anh Hùng. Quỹ Tấm Lòng Vàng
Lao Ðộng đã có mặt tại khoa Nội Tâm Thần Kinh bệnh viện 105, trao tặng 1 triệu
đồng tới gia đình anh Hùng.” (2)
Câu chuyện của anh Vương Tá Hùng được trám vào
cái khoảng trống thông tin nghèo nàn mà báo chí được phép loan đi từ một vụ nổ
máy bay rất lớn. Câu chuyện của anh vừa nhạt, vừa khôi hài mà đáng ra báo chỉ
cần đưa một dòng tin là đủ, chẳng hạn: “Trong tai nạn thương tâm này anh Vương
Tá Hùng may mắn thoát chết nhờ không lên máy bay vào giờ chót. Cũng là một phi
công, anh chứng kiến và bị shock nặng khi bạn bè đồng đội hy sinh trong chiếc
phi cơ oan nghiệt ấy.”
Hình như căn bệnh anh hùng đã ăn rất sâu vào tư
duy của cả hệ thống. Cứ “được chết” là anh hùng, bất kể logic câu chuyện có
chứng minh được hai chữ anh hùng gán ghép một cách miễn cưỡng ấy hay không.
Ngày nay báo chí không có nhiều cơ hội để tạo
người hùng cho xã hội vì ít ra họ đã phần nào hiểu rằng người đọc thế hệ @
không như vài năm trước, tuy biết là đơm đặt nhưng họ không buồn “phê bình chỉ
điểm.” Người đọc tin bây giờ lướt qua và xem những mẩu tin dạng “ngồi dưới đất
nói chuyện trên trời” là sản phầm của những cây viết cùn, chấm mực bằng cán và
phe phẩy kiếm view.
Từ chiếc máy bay Mi 171 hôm nay của Liên Xô, nhớ
lại chiếc UH-1 của Mỹ.
Một phóng sự khác nói về người hùng máy bay trực
thăng được đăng vào năm 2012 của tác già Hạ Nguyên viết về ông Bùi Minh Kiểm
trên báo Phụ Nữ Today:
“Huyền thoại tay không ‘quật ngã’ máy bay trực
thăng UH-1 của Mỹ.
“Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân
hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng
đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH-1 của Mỹ xuống mặt đất.
“Giữa lúc ‘dầu sôi, lửa bỏng’ ấy, đồng đội của
ông Kiểm, tức ông Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc
UH-1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai
tay ghì càng máy bay xuống.
“Ðôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc
UH-1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy
thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay
mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.”
Nhà báo Việt Nam hình như không biết có một thư
viện mở rất thông dụng hiện nay là WikiPedia. Nếu chịu khó hỏi nó về thông số
của chiếc trực thăng UH-1 thì anh ta sẽ không trở thành tên hề trước công
chúng.
Theo WikiPedia cho biết trọng lượng rỗng của
UH-1 là 2.365 Kg. Trọng lượng có tải là 4.100 kg. Trọng lượng cất cánh là 4.309
Kg. Như vậy ông anh hùng Bùi Minh Kiểm phải nặng hơn 4 tấn thì chiếc UH-1 mới
không cất cánh được để đồng đội ông có dịp bắn nó.
Ngớ ngẩn đến mức ấy thì báo cáo nhân quyền trước
Liên Hiệp Quốc của Việt Nam cũng phải chào thua mặc dù kỹ thuật nói dối của
Việt Nam từng nhiều lần làm cho quốc tế mắt tròn mắt dẹp.
Nguyễn Chí
Dũng/BBC - Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN
Thứ Năm, ngày 10
tháng 7 năm 2014
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến
Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng
“Thật không thể tin nổi!”.
Những ráng xuân bị lặng dập trong chốn lao
tù cũng là những mùa xuân nở hoa ngoài đời. Sau vài ba năm nằm trong phòng giam
kín mít và bị cô lập tuyệt đối với thế giới bên ngoài, người cựu tù nhân lương
tâm bước ra cửa trại giam và không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến những
vòng tay chan chứa rộng mở.
Khác vô cùng những năm trước, giờ đây không một
cựu tù nhân lương tâm nào bị cô độc ở Việt Nam. Mối tình đang nở hoa trong lòng
họ chính là xã hội dân sự.
Hoài niệm
Hãy hoài niệm.
Từ cuối năm 2012 trở về trước, chưa từng có
khung cảnh ấm áp ân tình của số đông những người cùng cảnh và cả những người
chưa có cơ hội rơi vào cảnh ngộ tù đày vì bất đồng chính kiến.
Cho đến tháng Chạp năm 2012, luật sư Công giáo
Lê Quốc Quân còn bị bắt giam và sau đó bị xử án với tội danh trốn thuế, dù tất
cả đều biết rõ anh chính là một cái gai nhọn chống Trung Quốc. Cũng vào thời
điểm đó, cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị phía Hoa Kỳ đình hoãn vô thời
hạn do “thành tích nhân quyền thụt lùi sâu sắc” của Hà Nội. Bầu không khí khi
đó ngột ngạt, u ám và đầy đe dọa.
Còn giờ đây, mùa xuân của xã hội dân sự dường
như đang bắt đầu tỏa nắng. Gần hai chục tổ chức dân sự độc lập từ Bắc vào Nam.
Vào tháng 5/2014, lần đầu tiên 16 hội đoàn dân sự độc lập ngồi sát bên nhau
trong một tinh thần thống nhất rất cao về chủ đề cần kíp phải xây dựng tổ chức
công đoàn độc lập.
Rõ là xã hội dân sự ở Việt Nam đang hình thành
những tiền đề của nó. Một cách nào đó, có thể so sánh giai đoạn này ở Việt Nam
với thời kỳ bắt đầu xuất hiện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 70, hay
phong trào “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc cuối thập kỷ 70, và cuối cùng là con
sóng dập dồn ở Liên bang Xô viết với phong trào dân chủ của Viện sĩ Sakharov –
người từng hai lần giành giải thưởng Lenin – vào những năm cuối của thập kỷ 80
của thế kỷ 20.
Còn ở Việt Nam, nếu có thể nói về một phong trào
dân sự quy tụ tương rộng rãi sự tham gia của các thành phần trong và ngoài nước
thì đó chính là Phong trào “Kiến nghị 72” của giới nhân sĩ, trí thức vào đầu
năm 2013. Vượt hẳn những biểu hiện cá lẻ của những năm trước, phong trào này đã
tập hợp được gần 15.000 chữ ký trên mạng về những vấn đề động trời trong bối
cảnh còn nguyên thể chế độc đảng ở Việt Nam, như yêu cầu hủy bỏ điều 4 hiến
pháp, quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc chứ không phải với đảng…
Mọi chuyện đều có logic diễn biến từ quần thể xã
hội sang tâm lý cá nhân. Thật đáng ngạc nhiên, nhưng lại không quá khó hiểu khi
một cựu cán bộ tuyên giáo như ông Vi Đức Hồi lại rắn rỏi đến thế ngay sau khi
ra tù vào đầu năm 2014. Tâm trạng lạc quan phơi phới ở con người này ngay lập
tức làm cho người tiếp xúc hiểu rằng điều luật 88 về “tuyên truyền chống nhà
nước” cùng những năm tháng đếm lịch đã chỉ khiến trong ông hun đúc hơn đức tin
tìm đến sự thật. Ít nhất, sự thật đó là hình ảnh Hội cựu tù nhân lương tâm Việt
Nam đã sẵn lòng đón chờ ông bên ngoài, cánh cửa rỉ sét của trại giam, thay cho
khuôn mặt nhàu nát của thể chế cầm quyền.
Không phải cổ tích
Thực ra, câu chuyện đơm hoa kết trái của xã hội
dân sự không phải là cổ tích.
Vào tháng 8/2013, lần đầu tiên đã diễn ra một sự
kiện làm cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền trong nước và hải ngoại phải bật
lên vì kinh ngạc: nữ sinh Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa Long An vào
buổi chiều phiên xử phúc thẩm, trong khi vào buổi sáng chính quyền và công an
sở tại vẫn còn say sưa trấn áp những người biểu tình đòi trả tự do cho cô. Thật
quá ít người có thể tin rằng mức án sơ thẩm đến 6 năm dành cho Phương Uyên lại
có thể ra đi nhẹ bẫng đến thế.
Chỉ đến đầu năm 2014, một thông tin mới rò rỉ
qua kênh ngoại giao đã lý giải cho câu chuyện lẽ ra đáng gọi là cổ tích trên:
Phương Uyên nằm trong danh sách 5 tù nhân chính trị mà phía Hoa Kỳ đề nghị
chính quyền Việt Nam thả. Vào thời điểm yêu cầu này được Washington nêu ra, Hà
Nội lại quá sốt sắng săn tìm một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp
quốc cùng một chỗ ngồi trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP).
Mọi chuyện trên đời đều có cái giá riêng của nó.
Để có được ít giây phút hàn huyên với nhau như giờ đây, xã hội dân sự đã phải
câm lặng quá nhiều năm. Nhưng đến lượt giới cầm quyền Việt Nam, họ lại phải trả
một cái giá tối thiểu khi ít nhất phải tự hạ thấp thể diện trong con mắt cộng
đồng quốc tế. Chính sách thả tù nhân lương tâm cũng vì thế đã bắt đầu có hiệu
lực một cách vô cùng kín đáo.
Liên tiếp trong hai tháng Hai và Ba năm 2014, 5
tù nhân lương tâm là Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ
và Nguyễn Tiến Trung đã tạo nên một sự kiện thả người chưa từng có tiền lệ
trong lịch sử chế độ cầm quyền ở Việt Nam từ năm 1975. Trước đó một chút, Văn
đoàn độc lập Việt Nam và Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã gần như đồng
loạt ra đời. Một hội đoàn khác là Hội nhà báo độc lập Việt Nam cũng bắt đầu
được bàn tới.
Hẳn là chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 2/2014
của nữ thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã không hoài phí. Tiếp theo
lời hứa hẹn “sẽ giúp đỡ” của Ngoại trưởng John Kerry cũng tại Hà Nội vào tháng
12/2013, bà Sherman thậm chí còn biểu cảm lãng mạn với nhận xét “Xã hội dân sự
là một trong những điểm thú vị nhất trong quan hệ giữa hai quốc gia”.
Mọi chuyện quả là khá thú vị, thú vị cho đến khi
một trong những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên ở Việt Nam là Đỗ Thị
Minh Hạnh đã được đặc cách phóng thích trước thời hạn thụ án tù giam đến gần ba
năm. Và cũng không có bất kỳ một điều kiện nào được chính quyền kèm theo. Hay
nói cách khác, mọi điều kiện đều bị Minh Hạnh bác bỏ.
Chính vào lúc này, giới dân chủ nhân quyền và cả
những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước nhà lại có thể cảm nhận về một
giai đoạn mới có thể đang hình thành. Có thể một lần nữa sau thời điểm tháng
7/2013 với cuộc tái giao thoa Việt – Mỹ tại Nhà Trắng, xã hội dân sự có cơ hội
để nở hoa.
Một làn gió mới của mùa xuân đang mơn man trên
mái đầu non trẻ của xã hội dân sự. Vào đúng ngày kỷ niệm Bản tuyên ngôn độc lập
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776, Hội nhà báo độc lập ra đời.
Chẳng cần nhìn đâu xa xôi và cũng chẳng nên chờ
đợi thêm một kích thích tố mới mẻ hơn, đã đến lúc có thể bàn về câu chuyện Công
đoàn độc lập và Hội luật gia độc lập tại Việt Nam; và làm thế nào để xã hội dân
sự Việt Nam thượng tôn một tinh thần độc lập dân tộc, lồng trong thời buổi phải
dấy lên chút ý chí chống ngoại xâm còn sót lại, cho hiện tồn và cho cả những
năm tháng mai sau.
Mặc Lâm/RFA - Làm
cách nào tòa có thể kết án Basam?
Thứ Năm, ngày 10
tháng 7 năm 2014
Ngày 5 tháng 5 năm 2014 nhà báo Nguyễn Hữu Vinh
được biết rộng rãi dưới cái tên Anh Ba Sàm bị công an bắt và khởi tố tội danh
vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự. Ngay sau đó một làn sóng bất bình nổi lên
khắp nơi vì nếu ai từng đọc trang Basam đều có một nhận xét chung là trang web
này tập trung, chọn lựa và giới thiệu những bài viết tích cực về các mặt mà nhà
nước chưa làm được.
Những
giới thiệu ấy nói lên một điều Basam muốn đem kiến thức, chuyên môn và lòng tin
vào tự do ngôn luận một cách sắc bén của anh và những người cộng sự đã vượt qua
rất nhiều khó khăn trong khi điều hành trang điểm tin nổi tiếng này. Nguyễn Hữu
Vinh là nhà báo năng động và nhiều quan hệ với các giới chức cao cấp nên anh có
thuận lợi trong việc tìm hiểu và đưa những thông tin đã được kiểm chứng ấy ra
trước công luận thông qua trang Basam, khiến trang web này trở thành một danh
bạ cập nhật hàng ngày những tin tức, bài viết nóng nhất trong ngày.
Những
tin tức, bài viết ấy nếu làm người đọc thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của họ thì
ngược lại các cơ quan kiểm soát truyền thông, điển hình là Ban tuyên giáo Trung
ương chắc chắn không thể dễ chịu và chấp nhận một sự cạnh tranh bình đẳng giữa
một bên là thông tin định hướng còn một bên là thông tin trung thực, tự do.
Có
lẽ biết trước những mầm mống khó kiểm soát này mà ngày 21 tháng 12 năm 1999
Quốc hội đã thông qua điều 258 Bộ luật hình sự để từ đó đến nay người có những
quan điểm khác biệt, những lên tiếng góp ý hay phản biện, phê bình dù nhẹ nhàng
hay gay gắt nhưng phạm đến những khu vực nhạy cảm về chính trị, tham nhũng đặc
biệt những vấn đề có yếu tố Trung Quốc đều bị để ý, gán ghép và trước sau gì
cũng rơi vào tội danh này.
Hầu
hết những người bị bắt như Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, hay Phạm Chí Dũng,
đều là những nhà báo do đó việc đàn áp có định hướng này cho thấy Việt Nam rất
dị ứng với những ngòi viết kiên cường không sợ hãi cường quyền dám nói lên sự
thật.
Vốn
xuất thân từ ngôi trường An Ninh Nhân Dân và từng công tác tại Bộ Công an, nhà
báo Nguyễn Hữu Vinh từng có những bài viết phân tích sắc sảo nhất là những
thông tin hiếm hoi lộ ra từ nội bộ của cấp cao nhất. Nguyễn Hữu Vinh biết thế
nào là khuôn khổ luật pháp và anh cũng biết rõ khi nào thì ngừng lại trước lằn
ranh mà nhà nước không thể vượt qua để bắt giữ mình về một vi phạm nào đó. Tuy
nhiên dưới chế độ toàn trị, tuy là người am hiểu luật và cách thực thi luật, Ba
Sàm vẫn không thể vượt qua được cái bẫy 258, vốn đã và đang bịt miệng cả nước
bằng bốn chữ Bộ luật hình sự.
Câu
chuyện của Basam đã vượt đại dương đến với những người hoạt động nhân quyền
cũng như các chính trị gia của nhiều nước. Trong một động thái mới nhất, Đại sứ
Mỹ tại Hà Nội đã chính thức mời bà Lê Thị Minh Hà, vợ của nhà báo Nguyễn Hữu
Vinh đến gặp để họ có thể tìm hiểu thêm về vụ án này. Bà Hà là cán bộ Viện
nghiên cứu khoa học công an, cũng từng được đào tạo chung một ngôi trường an
ninh với chồng. Chia sẻ với chúng tôi bà nói:
Ở
bên Đại sứ quán Mỹ họ đã mời tôi lên và nói chuyện hai tiếng đồng hồ với bà tên
là Jennifer. Bà ấy nói với tôi một câu mà tôi rất cảm động, đó là rất nhiều
người ở Hoa Kỳ người ta quan tâm tới việc này vì cho rằng chính sách nhà nước
này đối anh Vinh như thế nào thì người ta coi đấy là thái độ của phía Việt Nam
có chân thành hay không.
Tội
danh mơ hồ
Bản
án dành cho anh Basam dù nặng hay nhẹ cũng nói lên được sự lo ngại của nhà nước
trước quyền được thông tin của người dân hơn là cầm cân nảy mực gìn giữ trật tự
xã hội và quyền lợi của người bị hại như điều 258 quy định.
Điều
258 ghi rõ “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Hai
phiên tòa xử Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất không hề có ai đại diện cho người
bị hại, tức người bị xâm phạm lợi ích ra đối chất. Bất kể phản đối của luật sư
và bị cáo, hội đồng xét xử vẫn im lặng tiếp tục cáo buộc tội danh mơ hồ và
không thể chứng minh trước tòa. Thậm chí trong phiên phúc thẩm xử Trương Duy
Nhất tòa án đã âm thầm mở ra và đóng lại như một phiên tòa thời trung cổ tại
Châu Âu, chuyên xét xử người bị buộc tội tà giáo.
Bà
Lê Thị Minh Hà, vợ nhà báo Nguyễn Hữu Vinh cho chúng tôi biết về những cáo buộc
vô lý mà gia đình rất quan tâm, đi kèm với đơn khiếu nại gửi cho các cơ quan
cao nhất nước bà đã chứng minh trang blog của chồng bà hoàn toàn công khai và
minh bạch nó được lập ra để chuyển tải thông tin cần thiết cho người dân và
không hề có hại cho bất cứ ai.
Việc
thông báo bắt khẩn cấp chồng tôi là vi phạm luật tố tụng hình sự. Tôi đã làm
đơn tố cáo lên Viện Kiểm sát và Bộ công an bởi vì anh Vinh không phải là người
chống đối chính phủ, chống đối nhà nước. Tôi đã đi tìm từ hôm ấy đến giờ vẫn
không thấy có điều luật nào quy định người đăng tải thì bị như thế cả vì thế
tôi cho là trái pháp luật.
Tôi
đã gửi đơn khiếu nại bằng ấy cơ quan và tôi cho người ta thời hạn 15 ngày phải
trả lời bằng văn bản. Bởi vì điều 258 phải có những vi phạm cụ thể và phải cho
tôi những nhân chứng vật chứng cụ thể có tính định lượng về mức độ trên mạng.
Hơn nữa điều này nó không nằm trong nhóm tội phạm nguy hiểm và việc bắt giam
chồng tôi một cách khẩn cấp như thế tôi thấy là sai, ngay cả đối với luật tố
tụng hình sự tôi cũng thấy sai.
Khác
với Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất bị báo chí lề phải đả kích mà không ai có
phản ứng, người cộng sự với trang Basam là bà Đinh Ngọc Thu đã gửi đơn khiếu kiện
tờ báo Pháp Luật Việt Nam vào ngày 16 tháng Sáu vừa qua vì đã chụp mũ cho nhà
báo Nguyễn Hữu Vinh và bản thân bà là thành viên đảng Việt Tân, một tổ chức bị
nhà nước ghép vào hàng khủng bố. Đơn kiện của bà gửi tới Tòa Án Nhân Dân Hà Nội
cho tới nay vẫn chưa có văn bản nào trả lời là có thụ lý hay không.
Dù
Tòa án Hà Nội có xem xét hay bỏ phế như hàng trăm ngàn đơn thư khác thì người
dân Việt khắp nơi cũng biết thêm một lần nữa sự chụp mũ của báo chí và cơ quan
an ninh Việt Nam cho cái giá mà những người “vi phạm điều 258” phải trả cho
quyền được thông tin của họ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment