VIỆT NAM LẤY
GÌ ĐỂ ĐỐI TRỌNG VỚI TRUNG QUỐC?
Những
sự thật không thể chối bỏ (phần 3)
Vương Trí Dũng
1. Nếu Trung Quốc
tấn công Việt Nam, sẽ không có nước nào mang quân đến để giúp Việt
Nam chống Trung Quốc. Ngay cả khi Việt Nam có liên minh quân sự, thì
đồng minh quân sự của Việt Nam cũng sẽ không mở mặt trận thứ hai, mà
sẽ hạn chế chiến tranh cục bộ ở khu vực xảy ra giao tranh.
2.
Bản thân Trung Quốc cũng không dám mở một cuộc chiến tranh
tổng lực đánh chiếm Việt Nam, mà chỉ có thể là một cuộc chiến
tranh cục bộ. Trong trường hợp Việt Nam có liên minh quân sự, Trung
Quốc sẽ không dám gây ra một cuộc chiến tranh. Vạn bất đắc dĩ liều
lĩnh, Trung Quốc có thể gây ra một xung đột cục bộ nhỏ. Trong trường
hợp này Trung Quốc phải tự giới hạn phạm vi và thời hạn xung đột,
và sẽ tìm cách thông báo trước mục tiêu giới hạn của Trung Quốc để
liên minh quân sự của Việt Nam không mở rộng và leo thang chiến tranh.
Bởi mở rộng thành một cuộc chiến tranh tổng lực của cả hai phía
trong thời đại ngày nay sẽ đem đến những thảm khốc khôn lường cho tất
cả.
3.
Điều Việt Nam quan ngại Trung Quốc, không phải là một cuộc
chiến tranh cục bộ, cũng không phải là một cuộc chiến tranh tổng
lực, mà là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Với chính thể độc tài như
Mao Trach Đông và những kẻ nối dõi, vào bước đường cùng, hay vì một
lý do điên rồ nào đó, họ có thể đang tâm mang đến một thảm họa hạt
nhân.
4.
Bởi vậy, để đối phó với sự liều lĩnh cuối cùng của
lãnh đạo Trung Quốc,Việt Nam cần có một chỗ dựa hạt nhân. Điều mà
Nhật Bản và Hàn Quốc đã phải đề phòng và đã làm được khi có liên
minh quân sự với Mỹ.
5.
Trước khi đi đến sự liều lĩnh cuối cùng, Trung Quốc cũng
sẽ không muốn để chiến tranh tổng lực xẩy ra, cũng không muốn tiến
hành một cuộc chiến tranh cục bộ, thậm chí cũng không muốn có một
cuộc xung đột vũ trang tiểu cục bộ. Trung Quốc chỉ muốn dùng nguy cơ
xung đột vũ trang để đe dọa chèn ép Việt Nam, bắt Việt Nam phải nhân
nhượng từ bước này đến bước khác trong yêu sách lãnh thổ biển đảo,
và sẽ lấn chiếm rồi khai thác tài nguyên thềm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam biết trước, là Trung Quốc sẽ tiến hành một chiến lược gia
tăng chèn ép Việt Nam bằng đe dọa nguy cơ xung đột vũ trang. Để tránh
nguy cơ xung đột vũ trang Việt Nam phải nhượng bộ dần đúng theo ý đồ
tính toán trước của Trung Quốc. Vậy thì, Việt Nam có nhượng bộ mãi
được không và cuối cùng thì Việt Nam phải đưa ra những con bài nào
để cản trở sự chèn ép gia tăng của Trung Quốc?
6.
Một mặt phải liên minh chặt chẽ với các nước mà Trung
Quốc xếp loại là các đối thủ nguy hiểm cho Trung Quốc.
Theo cách đánh giá của Trung Quốc thì Mỹ là đối thủ
chiến lược lâu dài số 1 của Trung Quốc.
Nga là đồng minh tạm thời, nhưng thực chất là đối thủ
chiến lược lâu dài số 2 của Trung Quốc.
Nhật là “Kẻ thù” số 1 trực diện, nhưng là đối thủ chiến
lược lâu dài số 3 của Trung Quốc. Vì ân oán lịch sử, Trung Quốc xem
Nhật là “Kẻ thù” khó đội trời chung hơn cả Mỹ và Nga.
7.
Mặt khác là một liên minh chính trị chặt chẽ với các
nước xem Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của họ.
Đối với Nhật, trong ba nước Mỹ, Trung Quốc, Nga thì Mỹ là
đồng minh chỉ còn lại Trung Quốc và Nga. Tuy Nga có vấn đề tranh chấp
quần đảo Curin chưa giải quyết, song Nhật xem Trung Quốc là mối đe dọa
nguy hiểm trực diện nhất hơn là Nga. Chưa nói đến mối thâm thù lịch
sử giữa hai nước.
Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng là mối đe dọa tiềm tàng nguy
hiểm số 1 chứ không phải Nga.
Đối với Nga thì trước mắt, trên bề mặt, Trung Quốc là
đồng minh tạm thời, còn Hoa kỳ là đối thủ chiến lược số 1 trong
cuộc cạnh tranh dành ảnh hưởng siêu cường. Nhưng thực chất về lâu dài
Trung Quốc mới là mối đe dọa trực diện nguy hiểm số 1 cho Nga. Trong
một cuộc thăm dò dư luận gần đây, người Nga đã trả lời Trung Quốc là
mối đe dọa nguy hiểm nhất của Nga chứ không phải là Mỹ.
Tuy không phải là cường quốc nhưng Philippines lại là nước
bị Trung Quốc trực tiếp lấn chiếm biển đảo. Bởi vậy Trung Quốc là
kẻ thù trực diện của Philippines. Với dân số 100 triệu người, còn
đông hơn Việt Nam, và nhờ liên minh quân sự với Hoa Kỳ, Philippines là
một đồng minh cực kỳ quan trọng của Việt Nam trong công cuộc chống sự
bành trướg của Trung Quốc ở Biển Đông.
Khối ASEAN không muốn đối đầu với Trung Quốc, nhưng cũng
không muốn Trung Quốc ngang ngược chèn ép. Mặt khác ASEAN đang muốn
nâng cao vai trò khu vực và quốc tế của mình, cho nên ASEAN buộc phải
chứng minh giá trị tồn tại của ASEAN. Vì thế ASEAN phải thể hiện
lập trường của mình trước sự ngang ngược của Trung Quốc.
Ấn Độ cũng là nước có mối thâm thù lãnh thổ với Trung
Quốc. Và giới lãnh đạo Trung Quốc cũng xem Ấn Độ là rào chắn cản
trở sự bành trướng lộng quyền của họ.
8.
Đối với Việt Nam:
Trung Quốc đã và mãi mãi là mối nguy hiểm số 1. Mối đe
dọa từ Trung Quốc là trực diện dài lâu vĩnh viễn.
Mỹ từng là kẻ thù của Việt Nam nhưng hiện nay không có
mối đe dọa trực tiếp từ Mỹ. Khi khái niệm ý thức hệ bị loại bỏ
thì Mỹ không nguy hiểm với Việt Nam mà còn có thể trở thành đồng
minh chiến lược của Việt Nam.
Nga từng là đồng minh và về lâu dài khó có mối đe dọa
trực tiếp từ Nga.
9.
Liên kết với kẻ thù của kẻ thù là một binh pháp vĩnh
cửu. Bởi vậy tổng hợp các đối thủ của Trung Quốc do Trung Quốc phân
loại (Điểm 6) và các nước xem Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm
(Điểm 7) thì thấy rõ ngay liên minh chính trị và quân sự mà Việt Nam
cần phải thiết lập.
Nhật Bản là nước đầu tiên Việt Nam cần phải thiết lập
thành một đồng minh chiến lược. Nói chính xác hơn, cần phải xây dựng
một liên minh đối trọng trực diện ngay để cản bước sự ngang ngược
của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó Nhật Bản giữ
vai trò quan trọng đặc biệt. Trong liên minh này cần có những nước bị
Trung Quốc trực tiếp xâm chiếm lãnh thổ là Philippines. Đây là dãy
rào chắn thứ nhất chống sự bành trướng Biển Đông của Trung Quốc.
Lớp rào chắn quan trọng thứ hai là Hoa Kỳ. Hoa kỳ là lá
chắn vững chắc ngăn cản sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc ở
Biển Đông và biển Hoa Đông. Hoa Kỳ sẽ là chỗ dựa đá tảng cho các hành
động cứng rắn chính nghĩa của khối liên minh do Nhật Bản tiên phong.
Lớp rào chắn thứ ba bao gồm khối ASEAN, Liên minh châu Âu,
Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và các đối tượng khác.
Với tư cách là một liên minh mới, có sự tham gia trực
tiếp của Việt Nam, ASEAN không phải là chỗ dựa quân sự, nhưng là chỗ
dựa chính trị sát sườn quan trọng của Việt Nam.
Liên minh châu Âu tuy “nước xa không dập được lửa gần” nhưng
với tiềm lực kinh tế hùng hậu và nền dân chủ văn minh, cũng sẽ là
đập tràn cản ngăn sự ngang ngược của Trung Quốc. Trong đó Pháp là
nước có quan hệ lịch sử đặc biệt với Việt Nam, chính là nơi Việt
Nam cần tìm sự ủng hộ, và sẽ được sự trợ giúp thích đáng cả về
mặt quân sự. Đức là một cường quốc mà Việt Nam có thể tin cậy và
người Đức đã từng dành cho Việt Nam những cảm tình đặc biệt. Nền
dân chủ châu Âu là nơi Việt Nam có được sự ủng hộ trong hai cuộc
chiến tranh cũng sẽ là nơi hậu thuẫn mạnh mẽ Việt Nam chống bá
quyền Trung Quốc.
Xét mối lợi ích chiến lược Nga – Trung, nước Nga không còn
là chỗ dựa hạt nhân cho Việt Nam được nữa. Nhưng mối quan hệ truyền
thống trước đây, cũng như vì lợi ích dầu khí ở biển Đông và lợi
ích quân sự, mà nước Nga sẽ phải dành cho Việt Nam những ủng hộ
nhất định. Mối quan hệ nồng ấm với Nga sẽ hạn chế phần nào sự bạo
ngược của Trung Quốc. Những nơi Nga tham gia khai thác dầu khí chính
là ranh giới vững chắc mà Trung Quốc không thể xâm nhập. Bản thân
Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của Nga nên Nga sẽ không để cho Trung
Quốc tự do bành trướng.
Ấn Độ bị Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ nên đương nhiên là
một đồng minh của Việt Nam. Hơn nữa trong tư cách cường quốc, Ấn Độ
cũng muốn ghìm chân Trung Quốc.
Hàn Quốc có lợi ích kinh tế ở Việt Nam và sâu xa cũng
nhiều mối thâm thù với Trung Quốc. Đó là nơi Việt Nam có được sự ủng
hộ trực tiếp hoặc gián tiếp khi cần thiết.
10.
Một đồng minh rất quan trọng khác của Việt Nam cản ngăn
sự ngang ngược của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, chính là lực lượng
dân chủ của nhân dân Trung Quốc.
Một thể chế dân chủ ở Trung Quốc phù hợp với tiến bộ
nhân loại không chỉ là thang thuốc hữu hiệu hóa giải sự đối đầu căng
thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông mà còn góp phần làm giảm sự đối
đầu nguy hiểm trên toàn thế giới. Chừng nào một thể chế dân chủ chưa
toàn thắng ở Trung Quốc thì ngày đó biển đảo Việt Nam sẽ mãi không
một phút bình yên.
Dân biểu Đảng Cộng hòa Mỹ cảnh báo về thảm cảnh
‘chết bằng tùng xẻo’ dưới tay Trung Quốc
David Brunnstrom
WASHINGTON (Reuters) –
Mỹ phải phản ứng mạnh mẽ hơn nữa đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
tại châu Á, một nhân vật Cộng hòa Mỹ có thế lực tại Quốc Hội đã nói như vậy vào
hôm thứ Năm, lên tiếng cảnh báo rằng nếu không làm như vậy thì sẽ mang lại thảm
cảnh “chết bằng một ngàn nhát cắt.”
Mike Rogers, chủ tịch Ủy
ban Tình báo Hạ viện Mỹ, nói rằng Washington không nên quá sợ mếch lòng Trung
Quốc khi đối thoại với Bắc Kinh.
Dân biểu này đưa ra lời
bình luận vào thời điểm Trung Quốc và Mỹ kết thúc hai ngày đối thọai tại Bắc
Kinh với mục đích quản lý một quan hệ ngày càng phức tạp và đôi khi căng thẳng.
“Chúng ta cần phải thẳng
thắn hơn; chúng ta cần phải có thái độ mạnh mẽ hơn,” ông nói tại một cuộc hội
luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một trung tâm nghiên cứu
chính sách tại Thủ đô Washington.
“Chúng ta cần giúp các
nước bạn và đồng minh đủ sức đáp trả thẳng thắn và mạnh mẽ hơn nữa với Trung
Quốc,” Dân biểu Rogers nói thêm trong lời bình luận của mình, phản ánh thái độ
bức xúc của phía Cộng hòa trước đường lối dè dặt của Tổng thống Dân chủ Barack
Obama, đối với Trung Quốc, một nước được coi vừa là đối thủ chiến lược vừa là
đối tác kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ.
Rogers cho rằng Trung
Quốc đang lợi dụng những căng thẳng an ninh tại những khu vực khác trên thế
giới [như tại Ukraina và Trung Đông, DG] để từng bước theo đuổi các đòi hỏi chủ
quyền của mình bất chấp chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng yếu thế hơn.
“Đây quả là thảm cảnh
chết lăng trì… khi ta bắt đầu cộng lại từng miếng tùng xẻo đưa đến cái chết
toàn bộ và chứng kiến những kẻ đang tạo ra những đám mây xung đột – tình hình
càng ngày càng nghiêm trọng.”
Rogers lên án Trung Quốc
về hành động “xâm lược trắng trợn và tham lam [gluttonous naked aggression]”
trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền. Ông bày tỏ kỳ vọng muốn thấy Hoa Kỳ
phản ứng lại bằng cách “nghiêm chỉnh gia tăng khả năng nới rộng hợp tác” với
các đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á.
“Đây là cơ hội để chúng
ta đẩy lùi sự xâm lấn, thay đổi các toan tính, và thay đổi hậu quả… đây là cơ
hội để chúng ta cho Trung Quốc biết rằng họ không nên nghi ngờ quyết tâm của Mỹ
trong việc bảo vệ quyền tự do thông thương, tự do mậu dịch và thương mại trên
biển Hoa Nam [Biển Đông],” vị dân biểu Mỹ tuyên bố.
Những phương thức thực
hiện điều này gồm có gia tăng việc chia sẻ tin tức tình báo và nới rộng hợp tác
với các nước láng giềng của Trung Quốc, Rogers nói.
Đối thoại Chiến lược và
Kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, bước vào năm thứ năm, đã kết thúc vào hôm
thứ Năm nhưng chưa có dấu hiệu tiến bộ cấp thời nào liên quan đến các vấn đề
tranh chấp biển đảo tại châu Á hay các vấn đề gay cấn về tình báo mạng. Nhưng
hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác trong các lãnh vực chống khủng bố, thi
hành luật pháp quốc tế và các quan hệ giữa hai quân đội [military-to-military
relations].
Washington tuyên bố
không đứng về phe nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc,
nhưng trong những tháng gần đây chính quyền này ngày càng mạnh mẽ chỉ trích
hành vi của Trung Quốc.
D. B.
“Thoát
Trung”, “thoát Cộng” và “thoát Sợ”, cái “thoát” nào là nền tảng?
Nguyễn
Chính Kết
Chuyện “thoát Trung”
là điều mà đảng CSVN cần thiết phải làm, có trách nhiệm phải làm và có thể làm
được để đất nước thoát khỏi hiểm hoạ Bắc thuộc lần thứ năm đang có nguy cơ rất
lớn trở thành hiện thực. Tuy nhiên, cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN chưa hề tỏ
một dấu hiệu nào đáng tin tưởng chứng tỏ thiện chí thật sự muốn “thoát Trung”
để cứu nguy đất nước cả.
Hiện nay, qua việc bỏ tù
những người chống Trung Cộng xâm lược như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Việt Khang,
Bùi Minh Hằng, Phương Uyên, Nguyên Kha, v.v... và qua việc đàn áp mạnh tay
những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, ta thấy rõ ràng rằng những
người dân yêu nước, muốn bảo vệ lãnh thổ lãnh hải, chống Trung Cộng xâm lược...
đều không chỉ bị Trung cộng mà ngay cả CSVN coi như kẻ thù cần phải tiêu diệt.
Hành động của Trung cộng
xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam, đặt nhiều
giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, rõ ràng là hành động
xâm lược Việt Nam cách nghiêm trọng, thế mà CSVN không hề có một hành động nào
mạnh mẽ và hữu hiệu ngăn cản hành động xâm lược đó cả. Chính vì thế, hành động
xâm lược của Trung cộng có điều kiện để càng ngày càng leo thang. Qua thái độ
của CSVN đối với Trung Cộng và đối với người dân yêu nước, ta có thể đoán ngay
được rằng CSVN vẫn sẵn sàng làm công cụ cho Trung cộng, tiếp tay với Trung cộng
trong mưu đồ thôn tính Việt Nam.
Nếu tình trạng này cứ
tiếp diễn, ắt hẳn đất nước Việt sẽ không thoát khỏi tình trạng bị Trung Cộng
thôn tính. Đừng chờ khi Việt Nam đã trở thành một tỉnh của Trung cộng rồi,
chúng ta mới dám xác định những điều vừa kể.
Ý thức được nguy cơ ấy,
chẳng lẽ dân Việt lại phó thác số phận dân tộc mình cho đảng CSVN quyết định ra
sao cũng được? Chẳng lẽ cả một dân tộc có lịch sử chống Tàu rất anh hùng lại
phó mặc để CSVN dâng đất nước cho Tàu? Chẳng lẽ chúng ta lại sẵn sàng cúi đầu
chấp nhận làm thân phận người dân thuộc địa của Trung cộng?
Trong hoàn cảnh này,
người dân Việt Nam nếu không tự cứu mình thì chẳng ai có thể cứu mình được.
Toàn dân chúng ta phải dành lại quyền quyết định số phận của mình chứ không thể
phó thác quyền ấy cho đảng CSVN, vốn đã từng nhiều lần bán đất bán biển của tổ
tiên cho kẻ thù dân tộc. Vì thế, vấn đề trước mắt của người dân Việt trong và
ngoài nước hiện nay không phải là chuyện “thoát Trung”, mà là “thoát
Cộng”. Nghĩa là phải thoát khỏi ách thống trị của chế độ CSVN, không để cho
CSVN đè đầu cưỡi cổ và toàn quyền định đoạt số phận cho cả dân tộc nữa. Một khi
đã “thoát Cộng” thì việc “thoát Trung” cũng trở nên rất dễ dàng.
Đối với nhà cầm quyền
CSVN, “thoát Trung” vốn chỉ là cái ngọn, còn cái gốc của vấn đề này là
CSVN có chấp nhận từ bỏ tham vọng muốn “muôn đời trường trị” trên dân
tộc Việt Nam hay không, có sẵn sàng từ bỏ quyết tâm bám lấy quyền lực để cưỡi
cổ đè đầu người dân Việt Nam hay không, có thật sự từ bỏ ý định làm công cụ cho
tham vọng bành trướng của Trung Cộng hay không. Nếu không, việc “thoát Trung”
chỉ là ảo tưởng!
Tương tự như vậy đối với
người dân Việt Nam, “thoát Cộng” cũng chỉ là cái ngọn, còn cái gốc của
vấn đề là người dân Việt có thoát được nỗi sợ hãi mà chế độ CSVN đã gieo vào
lòng mỗi người dân từ nhiều thập niên qua hay không. Nếu không, việc “thoát
Cộng” cũng chỉ là ảo tưởng! Nỗi sợ hãi này đã trở thành “cố hữu”, đã
ngấm vào mạch máu của từng người dân Việt; vì ngay từ khi cướp được chính quyền
năm 1945, CSVN đã áp dụng ngay chính sách khủng bố để giết hại, bỏ tù, xách
nhiễu, đe dọa bất kỳ người dân nào dám nói hay dám làm điều gì bất lợi cho tham
vọng “muôn đời trường trị” của họ. Vụ Nhân Văn Giai Phẩm là một điển
hình.
Nỗi sợ hãi đối với sự khủng bố của CSVN vẫn luôn luôn đè nặng trên tâm
thức của rất nhiều người Việt, kể cả trong nước lẫn hải ngoại, khiến họ không
dám làm những gì mà lương tâm, lòng yêu nước hay sự hợp lý đòi hỏi. Đây là
thành công rất lớn của cộng sản, nhờ vậy mà chế độ CSVN vẫn tồn tại suốt gần 70
năm qua, dù đảng này từ rất lâu đã trở nên bất xứng trong việc lãnh đạo đất
nước, dù đảng này đã làm đất nước tụt hậu hàng trăm năm so với những nước chung
quanh, dù dân chúng từ lâu rất căm phẫn trước những hành vi vô cùng tàn bạo của
đảng này đối với người dân...
Đừng nói gì đến nỗi sợ
của người dân trong nước là những người đang trực tiếp sống dưới sự cai trị hà
khắc của CSVN, mà ngay cả người Việt ở hải ngoại, dù sống trong những đất nước
tự do, vẫn có rất nhiều người bị nỗi sợ ấy ám ảnh. Thật vậy, nhiều người ở hải
ngoại không dám nói gì đụng chạm đến chế độ cộng sản dù điều nói đó là sự thật
hay là điều cần thiết phải nói. Hoặc họ không dám công khai đi biểu tình để lên
tiếng thay cho người dân trong nước đang bị CSVN bức hại cách bất công và bị
bịt miệng không nói lên được nỗi uất ức của mình.
Ở những đất nước tự do
như thế, tại sao họ lại sợ CSVN vốn cách xa có khi tới nửa vòng trái đất? họ sợ
những gì? − Thưa: họ sợ không được toà đại sứ hay lãnh sự CSVN tại đất nước họ
đang sống cấp giấy phép cho họ về Việt Nam; họ sợ khi về thăm quê hương sẽ bị
công an CSVN mời làm việc, gây phiền nhiễu cho họ, vân vân và vân vân. Nếu
người dân của một đất nước cứ chấp nhận “cúi đầu”, “khom lưng”
như vậy, thì dân tộc ấy có bị những chế độ bất lương cưỡi lên đầu lên cổ mình
hẳn nhiên không có gì là lạ?!
Nỗi sợ bị CSVN khủng bố
khiến rất nhiều người dân không dám phản đối những tội ác của các cán bộ CSVN.
Ngay cả những vị rao giảng những tôn giáo có chủ trương chống ác khuyến thiện,
cũng vì sợ mà đành phải chấp nhận cái nguỵ biện này: “Từ bản chất, tôn giáo
nào cũng có sứ mạng chống ác và khuyến thiện; tuy nhiên chống lại những tội ác
do ai làm thì cũng đều tốt, đều nên làm và phải làm; nhưng chống lại tội ác do
CSVN gây nên thì không được phép, vì chống ác trong trường hợp này là làm chính
trị, mà tôn giáo thì không làm chính trị!” Nhiều vị hùng hồn rao giảng
chủ trương “vô úy” hay khuyến khích hành vi “vô úy thí” của Phật,
hay cổ võ lời khuyên “Đừng sợ những kẻ chỉ làm hại được thân xác mà không
làm hại được linh hồn...!” của Đức Giêsu [1], nhưng chính bản thân họ
lại rất sợ bị công an CSVN phiền nhiễu, đến độ không dám nói sự thật, không dám
chống bất công, đành chấp nhận nói sai sự thật, sẵn sàng dung dưỡng bất công!
Nhưng rất may cho dân
tộc ta là hiện nay xuất hiện càng ngày càng đông những người dân vượt thắng sợ
hãi, không sợ khủng bố, nhất là giới trẻ. Họ dám mạnh mẽ lên tiếng tố cáo tội
ác của CSVN, kể cả tội của những lãnh đạo cao cấp nhất chế độ, dù biết rằng sau
đó họ có thể bị CSVN bỏ tù hoặc mưu hại. Trong số đó có nhiều người rất trẻ
tuổi và là phái yếu như Công Nhân, Thanh Nghiên, Thục Vy, Hoàng Vy, Minh Hạnh,
Phương Uyên, v.v... Bí quyết gì khiến họ dám “thoát Sợ”, dám lên tiếng
cho sự thật, cho công lý, dám làm những hành động mà lòng yêu nước đòi hỏi?
Bí quyết để “thoát Sợ”
chính là sẵn sàng chấp nhận chính những gì mà bản năng khiến mình sợ sẽ xảy ra.
Thật vậy,
− Ai sẵn sàng chấp nhận
chết sẽ không còn sợ chết nữa.
− Ai sẵn sàng chấp nhận
vào tù sẽ không còn sợ tù nữa.
− Ai chấp nhận bị công
an liên tục mời “làm việc”, bị công an bắt cóc giữa đường, bị công an
hành hung... thì sẽ không còn sợ những thứ ấy nữa.
Hiện nay, biết bao người
thuộc đủ mọi giới, mọi tầng lớp đã thoát được những nỗi sợ cố hữu ấy, lẽ nào
người khác lại không? Nhất là những người tự hào có bản lãnh, những người đáng
lẽ phải làm gương về điều này!?
Sống trong một chế độ
phi nhân, chủ trương khủng bố như chế độ CSVN, những ai không chấp nhận bị đau,
bị khổ, bị phiền nhiễu, bị bạc đãi, bị tù đày, thậm chí bị giết... thì luôn
luôn phải triền miên sống trong sợ hãi. Trong đó, có những người rất khổ tâm,
bị lương tâm thường xuyên cắn rứt, vì họ bị sợ hãi khống chế nên đã làm nhiều
điều hèn nhát, trái với những gì lương tri hay lương tâm đòi hỏi.
Nói chung, do bản năng
ham sống sợ khổ, chẳng ai tự nhiên lại chấp nhận cái chết, chấp nhận đau khổ,
chấp nhận tù đày, chấp nhận bị phiền nhiễu cả... Người ta chỉ chấp nhận những
thứ đáng sợ ấy khi người ta muốn đạt được những giá trị rất lớn, hoặc muốn
tránh khỏi những tai họa đáng sợ hơn gấp bội, chỉ lúc ấy người ta mới sẵn sàng
trả giá bằng cách chấp nhận những điều đáng sợ kia.
Xin lấy một minh họa cho
dễ hiểu. Chẳng hạn, chẳng ai muốn mất tiền, mất của, mất nhà mất cửa cách phi
lý, thậm chí mất như thế là một nỗi sợ. Nhiều người đã ngất xỉu khi bị mất một
món tiền thật lớn. Nhưng nếu mất tiền để đạt được một điều gì có giá trị lớn
gấp bội thì người ta sẵn sàng chấp nhận mất. Thậm chí họ còn vui mừng khi đã
đạt được cái giá trị mà mình đã bằng lòng trả giá bằng sự mất mát kia. Người ta
cũng sẵn sàng chấp nhận mất một món tiền rất lớn để khỏi mất đi một số tiền lớn
hơn, hoặc để tránh được một tai hoạ nào đó.
Tương tự như thế, các
nhà đấu tranh dân chủ trong nước sẵn sàng chấp nhận vào tù, chịu thiếu thốn,
đau đớn, nhục nhã, thậm chí cả cái chết là để đạt được một giá trị lớn hơn gấp
bội, đó là sự tự do và hạnh phúc của cả một dân tộc. Nếu không nhắm cái
giá trị cao cả đó, không ai dại gì dấn thân vào con đường nguy hiểm ấy cả.
Chẳng hạn Kỹ sư Đỗ Nam
Hải đã tuyên bố: “Tôi sẵn sàng bước vào một nhà tù nhỏ để dân tộc này sớm
bước ra khỏi nhà tù lớn. Nhà tù lớn ấy hiện nay mang tên là Nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” [2]. Hay như chị Bùi Thị Minh Hằng đã thét lên
trong một cuộc biểu tình: “Chúng tôi nằm xuống để dân tộc này đứng lên;
chúng tôi chết để dân tộc này được sống” [3].
Hoặc có người sẵn sàng
chịu đau khổ hay chết đi để các thế hệ con cháu mình được sống yên vui, thoải
mái hơn mình, như một người biểu tình ở Bắc Phi đã nói: “Tôi sẵn sàng chết
để ngày mai con tôi không phải sống như tôi” [4]. Hay để công lý và sự
thật được thực hiện, như tinh thần của một câu ví dụ trong một tự điển Pháp nọ:
“Tôi không quan tâm chính quyền làm gì mình. Tôi sẵn sàng vào tù miễn là sự
thật được phơi bày” [5].
Hay để bảo vệ nhân quyền như Voltaire: “Tôi
có thể không đồng ý những điều anh nói nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền
anh được nói những điều đó” [6].
Tóm lại, muốn “thoát
Trung” thì phải “thoát Cộng”. Muốn “thoát Cộng” thì phải “thoát
Sợ”. Muốn “thoát Sợ” thì phải sẵn sàng chấp nhận những điều tệ hại
có thể xảy ra. Muốn chấp nhận những điều tệ hại có thể xảy ra thì phải ý thức
được một giá trị thật lớn, thật cao cả mà mình cần đạt tới, hay phải ý thức
được một hiểm họa khủng khiếp mà mình phải tránh, xứng đáng để đánh đổi bằng
cách chấp nhận những điều tệ hại kia xảy đến.
Trường hợp của dân tộc
Việt Nam hiện nay, muốn được tự do, muốn thoát khỏi nguy cơ bị Trung cộng thôn
tính, muốn cho con cháu mình mai hậu không phải làm thân trâu ngựa cho ngoại
bang, người dân phải chấp nhận “tìm cái sống giữa cái chết”. Tương tự
như những người vượt biên tìm tự do sau 1975.
Khi chấp nhận vượt biên
tìm tự do, người ta đã phải chấp nhận những bất trắc mà họ biết có thể xảy đến
hoặc chắc chắn phải xảy đến như:
− bỏ nhà bỏ cửa, bỏ
người thân ở lại,
− gia đình bị ly tán,
− bị lường gạt mất vàng,
mất của (do bị lừa đảo),
− bị công an bắt và bị
tù,
− bị chết ngoài biển làm
mồi cho cá, hay chết trong rừng làm mồi cho thú dữ,
− bị cướp biển, phụ nữ
bị cướp hãm hiếp,
− phải sống thiếu thốn
nhiều năm trong các trại tị nạn,
− v.v...
Những điều bất hạnh đó
ai cũng sợ, nhưng những người vượt biên sẵn sàng chấp nhận tất cả chỉ vì mong
đạt được một giá trị lớn hơn, đó là TỰ DO. Thật vậy, chỉ vì tự do, người ta sẵn
sàng trả giá rất đắt, như tác giả Nam Lộc đã nói lên trong bản nhạc “Xin Đời
Một Nụ Cười”:
“Tự
do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
“Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
“Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
“Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.” [7]
“Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
“Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
“Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.” [7]
Người Mỹ có câu nói nổi
tiếng: “Freedom is not free” (tạm dịch “Tự do không phải là thứ cho
không”). Muốn có tự do thì phải trả giá. Tự do rất xứng đáng được trả giá
rất cao vì nó quý giá vô cùng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đối
với cá nhân cũng như đối với cả dân tộc. Nó là thứ quý nhất, không có gì quý
hơn, kể cả mạng sống; vì sống mà không có tự do thì “thà chết sướng hơn!”
(nhiều người nói như thế!).
Hiện nay, đa số người
dân chưa ý thức được nỗi khổ của mình, của con cháu mình, của cả dân tộc mình khi
đất nước bị Bắc thuộc lần nữa. Nếu họ ý thức được nỗi đau và nỗi nhục
vô hạn mà người dân Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông đang phải chịu kể từ khi đất
nước họ trở thành thuộc địa của Trung cộng, nếu người dân Việt ý thức được
Trung cộng đã đối xử tàn bạo thế nào đối với các học viên Pháp Luân Công vốn
cùng một giòng máu Hán tộc với họ, thì họ sẽ hiểu được nỗi đau và nỗi nhục của
mình lớn thế nào khi đất nước mình lọt vào tay Trung cộng. Lúc đó, họ mới có
cảm nghĩ và thái độ “không thể ngồi yên” như nhạc sĩ Việt Khang:
“Tôi
không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng,
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một ngàn năm hay triền miên tăm tối!
“Tôi không thể ngồi yên, để đời sau cháu con tôi làm người!
Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này đã không còn Việt Nam?”
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một ngàn năm hay triền miên tăm tối!
“Tôi không thể ngồi yên, để đời sau cháu con tôi làm người!
Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này đã không còn Việt Nam?”
Lúc ấy họ mới thấy tội
ác của CSVN “tày trời” như thế nào khi hiện nay CSVN đang sẵn sàng làm
công cụ cho Trung cộng, đồng lõa, tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược và thôn
tính Việt Nam.
Do đó, chuyện cần thiết
phải làm cho kịp thời hiện nay là phải “thoát Sợ” để có thể “thoát
Cộng” hầu có thể “thoát Trung”!
Một trong những khẩu
ngôn rất giá trị nói lên bí quyết để “thoát Cộng” là: “Đừng sợ những
gì cộng sản làm, hãy làm những gì cộng sản sợ”. Khẩu ngôn này gồm hai vế “Đừng
sợ” và “Hãy làm”. “Đừng sợ” là nội dung chính của cả bài này.
Còn “Hãy làm” thì chúng ta cần xác định xem cộng sản sợ gì nhất.
Thưa:
điều cộng sản sợ nhất hiện nay, chính là sợ người dân không còn sợ
khủng bố nữa, nghĩa là CSVN rất sợ chính sách khủng bố của mình bị vô
hiệu hóa, không còn hữu hiệu hay tác dụng nữa. Cộng sản tồn tại được là nhờ
người dân sợ khủng bố. Khi người dân không còn sợ khủng bố nữa, thì đó là lúc
nỗi sợ hãi sẽ quay ngược trở lại để trở thành nỗi kinh hoàng cho chính kẻ khủng
bố. Và đó là lúc chính thức báo hiệu “hết thời” cho cả một chế độ phi
nhân tàn bạo.
Houston, ngày 11-7-2014
Nguyễn Chính Kết
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment