Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 12.7.2014
Giọt nước mắt này đã nói lên tất cả nỗi đau của người dân Brazil
Bạn đã xem xong hai trận bán kết giữa bốn đội tuyển
được coi là mạnh nhất World Cup năm nay và mỗi bạn đọc đã có thể nhận định được
đội nào có hy vọng là nhà vô địch. Đôi khi trái tim và trí óc đối nghịch nhau.
Bạn thích Đức nhưng lại thấy Brazil đá hay hơn nên đành phải nhận định là
Brazil thắng. Chuyện đó cũng thường xảy ra với rất nhiều người qua nhiều trận đấu
khác. Nếu bạn không cá cược, chẳng có gì buồn.
Trước mặt chúng ta còn hai trận đấu nữa. Nhưng thực ra chỉ có một trận đáng xem và ai cũng phải xem, đó là trận tranh chức vô địch vào ngày cuối cùng của World Cup ngày 14-7 (giờ VN, còn ở California là trưa Chủ Nhật 13-7). Còn trận tranh hạng ba, chẳng có gì quan trọng. Đến ngay các cầu thủ cũng chẳng thú vị gì với cái “thứ hạng ba hay hạng tư” này.
Chúng ta đã thấy, các cầu thủ then chốt của bóng đá Pháp với bộ tứ tiền vệ do Michel Platini cầm đầu như Jean Tigana, Trezegue từng ngồi ngoài coi chơi trong trận tranh hạng ba World Cup. Họ đã thẳng thừng tuyên bố, “Chúng tôi đến đây để tranh giải vô địch chứ không phải trận này.” Như thế thì khán giả còn vui cái nỗi gì.
Tuy vậy, trận tranh hạng ba lần này đáng xem hơn vì Brazil phải chứng tỏ được một điều gì đó, dù là cái huy chương đồng, để ít nhất đền bù cho khán giả nhà một chút an ủi. Chúng ta đợi xem họ chơi như thế nào.
Còn trận tranh ngôi vô địch giữa Đức và Argentina khán giả khắp hành tinh đón đợi nữa là hết World Cup 2014. Dù cho đội nào vô địch thì cũng mang đến cho chúng ta một niềm vui và sau đó là nỗi buồn sâu hơn, thấm hơn vì phải từ giã những đêm hội tưng bừng đã đưa chúng ta đến với những cảm xúc tuyệt vời. Trước khi nói đến chuyện ai sẽ là nhà vô địch năm nay, chúng ta hãy cùng nhận định về hai trận bán kết vừa qua.
Trước mặt chúng ta còn hai trận đấu nữa. Nhưng thực ra chỉ có một trận đáng xem và ai cũng phải xem, đó là trận tranh chức vô địch vào ngày cuối cùng của World Cup ngày 14-7 (giờ VN, còn ở California là trưa Chủ Nhật 13-7). Còn trận tranh hạng ba, chẳng có gì quan trọng. Đến ngay các cầu thủ cũng chẳng thú vị gì với cái “thứ hạng ba hay hạng tư” này.
Chúng ta đã thấy, các cầu thủ then chốt của bóng đá Pháp với bộ tứ tiền vệ do Michel Platini cầm đầu như Jean Tigana, Trezegue từng ngồi ngoài coi chơi trong trận tranh hạng ba World Cup. Họ đã thẳng thừng tuyên bố, “Chúng tôi đến đây để tranh giải vô địch chứ không phải trận này.” Như thế thì khán giả còn vui cái nỗi gì.
Tuy vậy, trận tranh hạng ba lần này đáng xem hơn vì Brazil phải chứng tỏ được một điều gì đó, dù là cái huy chương đồng, để ít nhất đền bù cho khán giả nhà một chút an ủi. Chúng ta đợi xem họ chơi như thế nào.
Còn trận tranh ngôi vô địch giữa Đức và Argentina khán giả khắp hành tinh đón đợi nữa là hết World Cup 2014. Dù cho đội nào vô địch thì cũng mang đến cho chúng ta một niềm vui và sau đó là nỗi buồn sâu hơn, thấm hơn vì phải từ giã những đêm hội tưng bừng đã đưa chúng ta đến với những cảm xúc tuyệt vời. Trước khi nói đến chuyện ai sẽ là nhà vô địch năm nay, chúng ta hãy cùng nhận định về hai trận bán kết vừa qua.
Trận
chung kết sớm
Trận Đức - Brazil, rất tiếc
hai đội này đã không thể gặp nhau ở chung kết. Nhưng thật sự đã được người hâm
mộ mong đợi nhất trong kỳ World Cup này. Rất nhiều người cho rằng đây là một trận
chung kết sớm, đội nào thắng trận này cũng sẽ là đội vô địch. Bởi xét về tài
nghệ hai đội Hòa Lan và Argentina khó qua mặt được Brazil và Đức, tôi cũng đã
nghĩ như vậy.
Trận bán kết 1 giữa Brazil - Đức được chờ đợi sẽ làm nên một cuộc so tài đỉnh cao, cân bằng, khốc liệt, hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc của hai đội tuyển đang có tới tám chiếc Cup vàng thế giới và là hai ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi vô địch giải năm nay.
Trận bán kết 1 giữa Brazil - Đức được chờ đợi sẽ làm nên một cuộc so tài đỉnh cao, cân bằng, khốc liệt, hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc của hai đội tuyển đang có tới tám chiếc Cup vàng thế giới và là hai ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi vô địch giải năm nay.
Kẻ thắng người
thua trong trận bán kết Đức- Brazil
Tuy nhiên, thực tế diễn ra hoàn toàn trái ngược, ngay cả
trong những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể hình dung ra. Thảm
họa giáng xuống đầu Brazil ngay từ những phút đầu tiên khiến người xem bàng
hoàng và tất cả người Brazil cùng phát khóc.
Brazil sụp đổ chóng vánh và để cho đối thủ mặc sức dày vò. Chỉ sau 29 phút thi đấu, Đức đã dẫn tới 5-0, và bốn trong số đó được ghi chỉ trong 6 phút, từ 23 đến 29. Sang hiệp hai, tiền đạo vào thay người Andre Schurrle lập một cú đúp, ở các phút 69 rồi 79, để nâng tỷ số lên 7-0. Bàn gỡ 1-7 của Oscar chỉ đến ở phút bù giờ thứ nhất hiệp hai giúp Brazil vớt vát lại danh dự trong trận cầu mà họ đã đánh mất tất cả.
Cơn ác mộng ở bán kết này đã tước của Brazil tất cả - suất dự chung kết, giấc mơ vô địch, kỷ lục của Ronaldo, và trên hết, niềm tự hào của nền bóng đá số một thế giới. Trận đấu “kỳ quái” này chắc sẽ được cả thế giới nói đến trong ít ngày tới và có thể trong rất nhiều năm sau nữa người Brazil không thể quên.
Brazil sụp đổ chóng vánh và để cho đối thủ mặc sức dày vò. Chỉ sau 29 phút thi đấu, Đức đã dẫn tới 5-0, và bốn trong số đó được ghi chỉ trong 6 phút, từ 23 đến 29. Sang hiệp hai, tiền đạo vào thay người Andre Schurrle lập một cú đúp, ở các phút 69 rồi 79, để nâng tỷ số lên 7-0. Bàn gỡ 1-7 của Oscar chỉ đến ở phút bù giờ thứ nhất hiệp hai giúp Brazil vớt vát lại danh dự trong trận cầu mà họ đã đánh mất tất cả.
Cơn ác mộng ở bán kết này đã tước của Brazil tất cả - suất dự chung kết, giấc mơ vô địch, kỷ lục của Ronaldo, và trên hết, niềm tự hào của nền bóng đá số một thế giới. Trận đấu “kỳ quái” này chắc sẽ được cả thế giới nói đến trong ít ngày tới và có thể trong rất nhiều năm sau nữa người Brazil không thể quên.
Bàn
thắng hay quà tặng lịch sự của cầu thủ Đức
Khi Đức dẫn 4-0, ông Hồ
Đăng Trí từ San Jose điện thoại về cho tôi với một vẻ “kinh ngạc” nhưng cú phôn
chưa dứt ông ấy lại la làng “năm không rồi ông ơi.” Quả là nhanh như chớp, chỉ
vỏn vẹn trong vài giây. Tưởng đã xong, ngờ đâu còn thêm 3 bàn nữa!
HLV Scolari
chán nản không còn dám nhìn vào sân.
Ngay sau trận đấu, tôi đã gọi điện thoại nói chuyện với hầu
hết bạn bè và chúng tôi cùng có chung một nhận định là người Đức đã lịch sự tặng
Brazil và cho cả người dân Brazil một bàn gỡ danh dự ở vài phút bù giờ ngắn ngủi
cuối cùng. Hàng phòng thủ của Đức chơi rất chặt chẽ từ đầu tới cuối trận, lúc
đó họ không cần thêm bàn thắng nữa. Nhưng có một “mật lệnh” nào đó, họ đã để
Oscar một mình thoát xuống đưa bóng vào lưới dễ dàng. Điều mà suốt trận không một
cầu thủ Brazil nào làm được.
Tiền đạo tuyển Đức Miroslav Klose đã đi vào lịch sử với tư cách cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại các vòng chung kết World Cup với 16 bàn, vượt qua kỷ lục của Ronaldo (đã ghi 15 bàn).
Mặt khác, có nhiều bạn đọc đặt câu hỏi nếu Brazil không mất Neymar và Silva liệu Đức có thể thắng không? Nhìn vào lực lượng và lối chơi của toàn đội, có lẽ dù có Neymar và Silva, đội Đức vẫn thắng nhưng không dễ dàng nhanh chóng với tỉ số 7-1 quá đậm đến như vậy.
Tiền đạo tuyển Đức Miroslav Klose đã đi vào lịch sử với tư cách cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại các vòng chung kết World Cup với 16 bàn, vượt qua kỷ lục của Ronaldo (đã ghi 15 bàn).
Mặt khác, có nhiều bạn đọc đặt câu hỏi nếu Brazil không mất Neymar và Silva liệu Đức có thể thắng không? Nhìn vào lực lượng và lối chơi của toàn đội, có lẽ dù có Neymar và Silva, đội Đức vẫn thắng nhưng không dễ dàng nhanh chóng với tỉ số 7-1 quá đậm đến như vậy.
Những gì xảy ra
sau trận đấu
Khán
giả Colombia khiến nhiều người không thể rời mắt với chiếc mũ sư tử nổi bật.
Những
giọt nước mắt đầm đìa trên các khuôn mặt các ông bà già, các cô gái xinh đẹp và
những cậu bé Brazil đã nói lên tất cả. Ngay sau trận thua thảm, Tổng Thống
Brazil Dilma Rousseff đã phải lên tiếng xin lỗi người dân. Huấn luyện viên
Felipe Scolari của Brazil cũng xin lỗi người hâm mộ nước nhà và đứng ra nhận
trách nhiệm về phần mình.
Trong khi đó, báo chí nước chủ nhà dìm đội tuyển xuống bùn đen. Tờ báo Folha de Sao Paulo thì giựt tít “Nỗi xấu hổ lịch sử” và bình luận “Brazil một lần nữa bị làm nhục ngay trên sân nhà.” Trang Globoesporte.com thì gọi đây là “Nỗi hổ thẹn của những nỗi hổ thẹn”...
Ngay sau đó những cảnh đập phá, cướp bóc đã diễn ra. Các fan quá khích đập phá ngoài đường, đốt trạm xe bus, đánh nhau với cảnh sát. Khán giả chạy tán loạn ở bãi biển Copacabana (Rio de Janeiro), nơi rất đông người theo dõi trận bán kết trực tiếp qua màn ảnh lớn. Một nhóm cướp có vũ trang manh động nổ súng tước đoạt tiền, trang sức và túi xách của khán giả khiến cảnh sát Brazil phải vào cuộc để ngăn chặn bạo loạn.
Người Brazil không chỉ chỉ trích các cầu thủ của họ mà còn lăng mạ cả Tổng Thống Dilma Rousseff, người đã chi $11 tỷ USD cho khâu tổ chức World Cup. Thất bại của Brazil như đổ thêm dầu vào lửa cho những cuộc biểu tình phản đối bà Rousseff từ năm ngoái, khi người dân đòi hỏi một hệ thống giáo dục và y tế tốt hơn từ chính phủ.
Một số người bày tỏ lo ngại sau World Cup, tình trạng biểu tình và ẩu đả sẽ trở nên mạnh mẽ hơn ở quốc gia Nam Mỹ.
Từ nay đến hết World Cup sẽ xảy ra những chuyện gì nữa đây?!
Tôi nghĩ không phải nói thêm về trận bán kết World Cup đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Xin chia buồn sâu sắc với nhân dân Brazil, một dân tộc yêu bóng đá nhất thế giới. Cũng xin chúc mừng tuyển Đức đã viết lên câu chuyện thần kỳ.
Trong khi đó, báo chí nước chủ nhà dìm đội tuyển xuống bùn đen. Tờ báo Folha de Sao Paulo thì giựt tít “Nỗi xấu hổ lịch sử” và bình luận “Brazil một lần nữa bị làm nhục ngay trên sân nhà.” Trang Globoesporte.com thì gọi đây là “Nỗi hổ thẹn của những nỗi hổ thẹn”...
Ngay sau đó những cảnh đập phá, cướp bóc đã diễn ra. Các fan quá khích đập phá ngoài đường, đốt trạm xe bus, đánh nhau với cảnh sát. Khán giả chạy tán loạn ở bãi biển Copacabana (Rio de Janeiro), nơi rất đông người theo dõi trận bán kết trực tiếp qua màn ảnh lớn. Một nhóm cướp có vũ trang manh động nổ súng tước đoạt tiền, trang sức và túi xách của khán giả khiến cảnh sát Brazil phải vào cuộc để ngăn chặn bạo loạn.
Người Brazil không chỉ chỉ trích các cầu thủ của họ mà còn lăng mạ cả Tổng Thống Dilma Rousseff, người đã chi $11 tỷ USD cho khâu tổ chức World Cup. Thất bại của Brazil như đổ thêm dầu vào lửa cho những cuộc biểu tình phản đối bà Rousseff từ năm ngoái, khi người dân đòi hỏi một hệ thống giáo dục và y tế tốt hơn từ chính phủ.
Một số người bày tỏ lo ngại sau World Cup, tình trạng biểu tình và ẩu đả sẽ trở nên mạnh mẽ hơn ở quốc gia Nam Mỹ.
Từ nay đến hết World Cup sẽ xảy ra những chuyện gì nữa đây?!
Tôi nghĩ không phải nói thêm về trận bán kết World Cup đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Xin chia buồn sâu sắc với nhân dân Brazil, một dân tộc yêu bóng đá nhất thế giới. Cũng xin chúc mừng tuyển Đức đã viết lên câu chuyện thần kỳ.
Trận
bán kết thứ hai
Hai
đội Argentina và Hòa Lan coi như cân bằng cân sức, rất khó đoán đội nào sẽ thắng.
Theo thăm dò của trang Goal.com, tỉ lệ người dự đoán Argentina thắng là 47.8%,
Hòa Lan thắng là 45.7%, số còn lại cho rằng sẽ hòa sau 120 phút thi đấu.
Đây là một trận cầu mang dáng dấp đại diện cả một châu lục khi đó là những đại diện ưu tú nhất cho Châu Mỹ (Argentina) và Châu Âu (Hòa Lan). Đã có lời nguyền rằng “Chưa một đội bóng Châu Âu nào giành được cup vàng tại Châu Mỹ.” Chúng ta hãy chờ xem lần này lời nguyền có được hóa giải không.
Bên cạnh tham vọng vô địch, trận bán kết giữa Argentina và Hòa Lan còn mang ý nghĩa quyết định danh hiệu cá nhân xuất sắc nhất World Cup 2014 giữa Lionel Messi và Arjen Robben. Nhìn lại những trận trước, cả hai cầu thủ này ngoài việc ghi bàn, những con số thống kê cũng cho thấy Messi và Robben là hai cầu thủ có ảnh hưởng lớn nhất đến lối chơi của toàn đội. Nhưng trước mắt, đội nào sẽ được vinh dự vào đấu trận chung kết với Đức, đó mơi là điều đáng nói.
Cải hai đội đã vào cuộc một cách thận trọng. Phải nói là họ quá thận trọng. Sự thận trọng ấy được nâng lên đến mức tối đa đến mức họ vừa đá vừa sợ thua. Ngay trong 45 phút đầu, mỗi đội chỉ tạo ra đúng một pha bóng nguy hiểm trước khung thành của nhau. Với Argentina phút 16 là cú sút phạt của Messi, bóng xuyên qua rừng chân cầu thủ nhưng lại đi đúng tầm đón của thủ môn Cillessen.
Còn Hòa Lan, Wesley Sneijder lại kết thúc chệch cột từ pha cản phá bóng không thành công của hậu vệ Javier Mascherano phút 15. Trận đấu trở nên tẻ nhạt. Các đấu thủ “vờn” nhau như trò chơi cút bắt, bóng đưa lên rồi lại đá về, những đường chuyền sai, những cú sút vào chỗ không người... Dường như họ chỉ mong tiếng còi chấm dứt hiệp đấu.
Hòa 0-0 trong giờ đấu chính thức, đôi bên phải “kéo” nhau vào hai hiệp phụ và ở những phút cuối trận, Rodrigo Palacio bỏ lỡ liên tiếp hai cơ hội ghi bàn cho Argentina. Vẫn không giải quyết được thắng - thua, Hòa Lan một lần nữa phải thi đấu luân lưu 11 mét, lần này không có sự góp sức của “người hùng” Tim Krul như ở trận tứ kết vài ngày trước đó, bởi Hòa lan đã hết quyền thay người.
Chuyện thần tiên không xảy ra nữa cho Hòa Lan khi lần này, các chân sút của họ mới là người quyết định kết cục trận đấu. Thi đấu rất hay trong trận với vô số pha cản phá thành công Messi, Higuain hay Lavezzi nhưng trên chấm 11 mét, hậu vệ Ron Vlaar lại quá hiền với cú sút của mình, để cho thủ môn Romero cản phá. Loạt đá thứ ba, đến lượt Wesley Sneijder cũng bị Romero tung người đẩy vọt xà! Robben và Kuyt đưa được bóng vào lưới Romero nhưng vẫn chưa đủ cho Hòa Lan khi mà cả bốn chân sút của Argentina là Lionel Messi, Ezequiel Garay, Sergio Aguero và Maxi Rodriguez đều thực hiện thành công pha đá phạt của mình để đưa Argentina vào chung kết.
Chiến thắng ở bán kết đến với tuyển Argentina đúng vào dịp kỷ niệm 198 năm Ngày Độc lập của quốc gia Nam Mỹ này. Messi và đồng đội sẽ có cơ hội viết thêm trang sử mới cho bóng đá Argentina nếu giành được chức vô địch lần thứ ba vào ngày 13-7 tới đây. Họ thừa biết gặp một Đức hạ Brazil tới 7-1, khác hẳn với Hòa Lan. Trận đấu sẽ rất khó khăn, nhưng trong bóng đá chuyện bất ngờ nào cũng có thể xảy ra.
Đến đây mời bạn đọc nhận định của ông Hà Nguyên Phổ về trận chung kết này:
Đây là một trận cầu mang dáng dấp đại diện cả một châu lục khi đó là những đại diện ưu tú nhất cho Châu Mỹ (Argentina) và Châu Âu (Hòa Lan). Đã có lời nguyền rằng “Chưa một đội bóng Châu Âu nào giành được cup vàng tại Châu Mỹ.” Chúng ta hãy chờ xem lần này lời nguyền có được hóa giải không.
Bên cạnh tham vọng vô địch, trận bán kết giữa Argentina và Hòa Lan còn mang ý nghĩa quyết định danh hiệu cá nhân xuất sắc nhất World Cup 2014 giữa Lionel Messi và Arjen Robben. Nhìn lại những trận trước, cả hai cầu thủ này ngoài việc ghi bàn, những con số thống kê cũng cho thấy Messi và Robben là hai cầu thủ có ảnh hưởng lớn nhất đến lối chơi của toàn đội. Nhưng trước mắt, đội nào sẽ được vinh dự vào đấu trận chung kết với Đức, đó mơi là điều đáng nói.
Cải hai đội đã vào cuộc một cách thận trọng. Phải nói là họ quá thận trọng. Sự thận trọng ấy được nâng lên đến mức tối đa đến mức họ vừa đá vừa sợ thua. Ngay trong 45 phút đầu, mỗi đội chỉ tạo ra đúng một pha bóng nguy hiểm trước khung thành của nhau. Với Argentina phút 16 là cú sút phạt của Messi, bóng xuyên qua rừng chân cầu thủ nhưng lại đi đúng tầm đón của thủ môn Cillessen.
Còn Hòa Lan, Wesley Sneijder lại kết thúc chệch cột từ pha cản phá bóng không thành công của hậu vệ Javier Mascherano phút 15. Trận đấu trở nên tẻ nhạt. Các đấu thủ “vờn” nhau như trò chơi cút bắt, bóng đưa lên rồi lại đá về, những đường chuyền sai, những cú sút vào chỗ không người... Dường như họ chỉ mong tiếng còi chấm dứt hiệp đấu.
Hòa 0-0 trong giờ đấu chính thức, đôi bên phải “kéo” nhau vào hai hiệp phụ và ở những phút cuối trận, Rodrigo Palacio bỏ lỡ liên tiếp hai cơ hội ghi bàn cho Argentina. Vẫn không giải quyết được thắng - thua, Hòa Lan một lần nữa phải thi đấu luân lưu 11 mét, lần này không có sự góp sức của “người hùng” Tim Krul như ở trận tứ kết vài ngày trước đó, bởi Hòa lan đã hết quyền thay người.
Chuyện thần tiên không xảy ra nữa cho Hòa Lan khi lần này, các chân sút của họ mới là người quyết định kết cục trận đấu. Thi đấu rất hay trong trận với vô số pha cản phá thành công Messi, Higuain hay Lavezzi nhưng trên chấm 11 mét, hậu vệ Ron Vlaar lại quá hiền với cú sút của mình, để cho thủ môn Romero cản phá. Loạt đá thứ ba, đến lượt Wesley Sneijder cũng bị Romero tung người đẩy vọt xà! Robben và Kuyt đưa được bóng vào lưới Romero nhưng vẫn chưa đủ cho Hòa Lan khi mà cả bốn chân sút của Argentina là Lionel Messi, Ezequiel Garay, Sergio Aguero và Maxi Rodriguez đều thực hiện thành công pha đá phạt của mình để đưa Argentina vào chung kết.
Chiến thắng ở bán kết đến với tuyển Argentina đúng vào dịp kỷ niệm 198 năm Ngày Độc lập của quốc gia Nam Mỹ này. Messi và đồng đội sẽ có cơ hội viết thêm trang sử mới cho bóng đá Argentina nếu giành được chức vô địch lần thứ ba vào ngày 13-7 tới đây. Họ thừa biết gặp một Đức hạ Brazil tới 7-1, khác hẳn với Hòa Lan. Trận đấu sẽ rất khó khăn, nhưng trong bóng đá chuyện bất ngờ nào cũng có thể xảy ra.
Đến đây mời bạn đọc nhận định của ông Hà Nguyên Phổ về trận chung kết này:
Đức
sẽ thắng với tỉ số 2-1
Thế
là cũng may cho giới ghiền “xem bóng đá “ vì sẽ được theo dõi một trân đấu giữa
hai châu (Nam Mỹ và Âu Châu), với hai lối đá khác nhau. Không có Brazil, không
có Spain cũng được, cũng OK Salem !
Germany với lối tấn công rất đa dạng (vì ai cũng có thể làm bàn, từ Muller, đến Kroos, và Klose với 16 bàn thắng trong bốn kỳ), và cả cầu thủ phòng hờ Schurrie cũng ghi 2 bàn). Hàng giữa rất mạnh và sung sức. Hàng thủ không hay nhưng không dở, và thủ môn số một thế giới rất vững vàng và chắc chắn. Germany lại được lợi điểm là còn rất khỏe, và được nghỉ 5 ngày.
Argentina, với con chim én Messi, khó làm nên mùa Xuân vì những tay “phụ tá” Higuain, Aguero chỉ... chạy loanh quanh cho đời mỏi mệt, hay nói một cách bình dân là “xách xe chạy không.” Argentina có thể chưa phục sức sau hơn 120 phút tranh đấu với Netherland. Hàng trung ứng tầm thường, và mệt mỏi. Thủ môn mới, không biết ra sao.
Phân tích như thế thì ai cũng biết là HN Phổ tiên đoán là Germany sẽ bợ cúp Rimet, với tỷ số 2-1. Nhưng đã có nhiều bất ngờ từ đầu giải rồi, thêm một bất ngờ nữa ở trận chung kết này, cũng chẳng chết thằng Tây nào!
Tuy nhiên, nếu Đức thất bại trong trận chung kết thì chiến thắng “lịch sử” với Brazil cũng chẳng còn ý nghĩa gì! Các cầu thủ Đức đều hiểu như thế. Quyết tâm của họ còn cao hơn.
Hà Nguyên Phổ - Chiều thứ tư 9 tháng 7, sau hai trận bán kết.
Germany với lối tấn công rất đa dạng (vì ai cũng có thể làm bàn, từ Muller, đến Kroos, và Klose với 16 bàn thắng trong bốn kỳ), và cả cầu thủ phòng hờ Schurrie cũng ghi 2 bàn). Hàng giữa rất mạnh và sung sức. Hàng thủ không hay nhưng không dở, và thủ môn số một thế giới rất vững vàng và chắc chắn. Germany lại được lợi điểm là còn rất khỏe, và được nghỉ 5 ngày.
Argentina, với con chim én Messi, khó làm nên mùa Xuân vì những tay “phụ tá” Higuain, Aguero chỉ... chạy loanh quanh cho đời mỏi mệt, hay nói một cách bình dân là “xách xe chạy không.” Argentina có thể chưa phục sức sau hơn 120 phút tranh đấu với Netherland. Hàng trung ứng tầm thường, và mệt mỏi. Thủ môn mới, không biết ra sao.
Phân tích như thế thì ai cũng biết là HN Phổ tiên đoán là Germany sẽ bợ cúp Rimet, với tỷ số 2-1. Nhưng đã có nhiều bất ngờ từ đầu giải rồi, thêm một bất ngờ nữa ở trận chung kết này, cũng chẳng chết thằng Tây nào!
Tuy nhiên, nếu Đức thất bại trong trận chung kết thì chiến thắng “lịch sử” với Brazil cũng chẳng còn ý nghĩa gì! Các cầu thủ Đức đều hiểu như thế. Quyết tâm của họ còn cao hơn.
Hà Nguyên Phổ - Chiều thứ tư 9 tháng 7, sau hai trận bán kết.
Nữ
độc giả người Việt ở Đức lại cầu cho Brazil thắng
Gần đây tôi nhận được
e-mail của một người bạn với cái tên Duong Hoang Dung, tôi cứ nghĩ là một nam độc
giả nào đó góp chuyện World Cup cho vui. Ai ngờ khi trả lời ‘thưa anh,” tôi nhận
được thư hồi âm như sau “Anh muốn biết tôi là ai xin vào đường linh sau đây.”
Nhấn link thấy rõ ràng là một người đẹp từ Đức chứ không phải cánh mày râu.
Không những thế lại là người quen trong tủ sách Tiếng Quê Hương của ông Uyên
Thao cùng các thân hữu. Bạn vào linh kèm theo sẽ biết rõ hơn:
http://tiengquehuong.wordpress.com/duong-hoang-dung/
http://tiengquehuong.wordpress.com/duong-hoang-dung/
Người đẹp còn bình luận bóng đá, bạn link vào đây để đọc bài của DHD:
http://daohoadaoblog.wordpress.com/2013/09/01/fc-bayern-vs-fc-chelsea/
DHD viết trước ngày hai đội Đức và Brazil xung trận:
“Nếu Brazil vắng hai cột trụ, mà Đức vẫn thua, đội Đức sẽ mất mặt bầu cua lắm, nhưng DHD vẫn cầu nguyện cho Đội Brazil thắng!
Trên hết, vì Bzazil với số dân đông đang sống trong cảnh khốn khó, niềm vui chiến thắng bóng đá là niềm vui lớn an ủi. Họ xứng đáng hưởng niềm vui này với tư cách đội nhà.
Huấn luyện viên Đức J. Loew đã nói câu có ý nghĩa “Trận này tất cả chúng ta đều đấu cho Neymar.” Đoạt chức vô địch lần này là niềm an ủi lớn cho dân Brazil sau vụ Neymar.
Xin chúc đội Brazil gặp hên...! Như thế Final mà DHD mong đợi sẽ là Brazil vs Argentina. (Trong cuộc sống không phải chỉ có thắng thua, mà còn là tình người. Đội tuyển Đức không thể vui khi thắng Brazil trong hoàn cảnh Neymar bị như thế !) DHD.”
Và trong e mail mới đây, DHD viết:
“Trận tối nay được xem hai anh tài kình địch Lionel Messi vs Arjen Robben...
Bây giờ muốn biết đội nào thắng thì hỏi ngay cặp vợ chồng Hoàng gia của Holland,
Trong khi ông hoàng Willem-Alexander ủng hộ đội nhà nhưng liệu bà vợ Máxima có ủng hộ theo hay ủng hộ đội banh của quê hương Argentinien của bà?”
Tiếc rằng DHD đã không đạt được mong muốn. Người ở Đức lại vì lòng “nhân đạo” mong cho đối phương thắng.
Tạm ngưng tường thuật ở đây, tôi đã nghĩ đến ngày World Cup cuối cùng.
Nỗi
buồn phải chia tay người tình World Cup
Ngày hội bóng đá lớn nhất
hành tinh mà chúng ta đã tận hưởng đã sắp kết thúc. Một nỗi tiếc nuối, một chút
thỏa mãn, một nỗi vấn vương cứ như phải tiễn đưa một người tình đã rời xa khó
có ngày trở lại... Những cảm xúc ấy cứ bàng bạc mỗi lần xem xong một trận đấu
được chờ đợi hết sức gay go ở những trận cuối cùng. Người ta tính từng ngày từ
khi còn bốn trận ở bán kết và cuối cùng chỉ còn hai trận chung cuộc nữa là hết
Word Cup. Sao một tháng đi nhanh thế! Bao giờ ngày vui cũng qua mau. Lại phải hẹn
nhau 4 năm nữa.
Với 1,460 ngày, biết bao nhiêu thay đổi, biết bao nhiêu chuyện phù du giữa cái thế giới nhiễu nhương này. Người ta khó có thể hay đúng hơn là không thể tìm được một sân chơi nào bình đẳng như ở World Cup. Nơi không có màu sắc chính trị, không phân biệt tôn giáo, sang hèn, mọi người đều có quyền reo hò, vui sướng đến phát rồ, tức giận đến khóc rống lên và có cả cái quyền chửi bới lung tung, bình loạn theo ý thích, không ai bắt bỏ tù.
Cứ tự do phê phán, cứ tự do bôi mặt, vẽ râu, đội đủ thứ mũ, quần áo mặc đủ kiểu, càng quái dị càng vui. Con người được cởi mở hoàn toàn, không lệ thuộc vào bất cứ thứ luật lệ nào, cứ như cánh chim vừa thoát cũi sổ lồng. Nhân loại như chỉ còn là một khối với tinh thần thể thao đỉnh cao và tiêu chí “fair play” trên hết, với những cảm xúc tuôn trào, những hồi hộp nghẹn thở theo những pha bóng bất ngờ đến quái dị, tưởng như không thể tin được vẫn xảy ra.. . Bạn có thể tìm thấy niềm vui sướng ấy trong bất kỳ cuộc chơi nào không? Cho nên người ta tiếc nuối là phải.
Tôi viết điều này cùng với nỗi tiếc nuối sâu xa hơn khi luôn nghĩ rằng đây là ngày hội bóng đá lớn nhất cuối cùng trong đời. Tôi không “bi quan” hay “yếm thế” mà nhìn thẳng vào sự thực cũng như nhiều ông bạn tôi ở vào lớp “già rụng răng” này. Các bạn trẻ vui một, chúng tôi vui mười, các bạn tiếc một, chúng tôi tiếc mười. Bốn năm nữa liệu chúng ta còn được gặp nhau trên những trang báo hay trang mạng này nữa không? Chắc là hơi khó. Nhưng còn vui được ngày nào cứ vui, phải không bạn?
Văn Quang
Với 1,460 ngày, biết bao nhiêu thay đổi, biết bao nhiêu chuyện phù du giữa cái thế giới nhiễu nhương này. Người ta khó có thể hay đúng hơn là không thể tìm được một sân chơi nào bình đẳng như ở World Cup. Nơi không có màu sắc chính trị, không phân biệt tôn giáo, sang hèn, mọi người đều có quyền reo hò, vui sướng đến phát rồ, tức giận đến khóc rống lên và có cả cái quyền chửi bới lung tung, bình loạn theo ý thích, không ai bắt bỏ tù.
Cứ tự do phê phán, cứ tự do bôi mặt, vẽ râu, đội đủ thứ mũ, quần áo mặc đủ kiểu, càng quái dị càng vui. Con người được cởi mở hoàn toàn, không lệ thuộc vào bất cứ thứ luật lệ nào, cứ như cánh chim vừa thoát cũi sổ lồng. Nhân loại như chỉ còn là một khối với tinh thần thể thao đỉnh cao và tiêu chí “fair play” trên hết, với những cảm xúc tuôn trào, những hồi hộp nghẹn thở theo những pha bóng bất ngờ đến quái dị, tưởng như không thể tin được vẫn xảy ra.. . Bạn có thể tìm thấy niềm vui sướng ấy trong bất kỳ cuộc chơi nào không? Cho nên người ta tiếc nuối là phải.
Tôi viết điều này cùng với nỗi tiếc nuối sâu xa hơn khi luôn nghĩ rằng đây là ngày hội bóng đá lớn nhất cuối cùng trong đời. Tôi không “bi quan” hay “yếm thế” mà nhìn thẳng vào sự thực cũng như nhiều ông bạn tôi ở vào lớp “già rụng răng” này. Các bạn trẻ vui một, chúng tôi vui mười, các bạn tiếc một, chúng tôi tiếc mười. Bốn năm nữa liệu chúng ta còn được gặp nhau trên những trang báo hay trang mạng này nữa không? Chắc là hơi khó. Nhưng còn vui được ngày nào cứ vui, phải không bạn?
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment