Friday, June 5, 2015

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã từ chức. Đễ xem thữ vụ bê bối (tham nhũng) ỡ FIFA sẽ đi đến đâu?


Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã từ chức.
Đễ xem thữ vụ bê bối (tham nhũng) ỡ FIFA sẽ đi đến đâu?

Mỹ sút bóng về khung thành điện Kremlin với vụ bê bối FIFA
http://baomai.blogspot.com/
Việc điều tra bê bối tham nhũng của các quan chức Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) là một trận cầu nảy lửa giữa Nga và Mỹ, khi nỗ lực của Washington được cho là nhằm truất quyền đăng cai World Cup 2018 của Moscow.

image
Quan chức FIFA bị cáo buộc tham nhũng bị áp giải ra khỏi khách sạn ở Thụy Sĩ.
Sảnh của Baur au Lac, một khách sạn 5 sao gần 200 tuổi ở trung tâm thành phố Zurich, Thụy Sĩ khá tĩnh lặng trong buổi sáng ngày 27/5. Khi đồng hồ điểm 6 giờ, hơn một chục quan chức hành pháp Thụy Sĩ mặc thường phục tiến vào khách sạn, yêu cầu lấy số phòng của một số quan chức FIFA, những người đang tập trung tại đây để chuẩn bị cho cuộc họp thường niên.

image
Nhân viên khách sạn được yêu cầu gọi điện đến phòng một lãnh đạo FIFA. "Thưa ngài", anh ta nói bằng tiếng Anh, "Tôi chỉ gọi điện để thông báo rằng chúng tôi muốn ngài mở cửa cho chúng tôi, nếu không, chúng tôi sẽ phá cửa vào".

image
6 quan chức cấp cao FIFA đã bị bắt tại khách sạn vì cáo buộc tham nhũng. FBI và Bộ Tư pháp Mỹ là bên dẫn đầu cuộc điều tra vì một số giao dịch bất chính trong bế bối được cho là diễn ra tại Mỹ hoặc qua các tổ chức tài chính Mỹ. Trong một thông báo có liên quan đến vụ việc, các công tố viên Thụy Sĩ cho biết họ đã mở thủ tục tố tụng hình sự đối với một số cá nhân vì nghi ngờ quản lý yếu kém và rửa tiền, liên quan đến việc trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và World Cup 2022 cho Qatar.

image
Quyền đăng cai hai kỳ World Cup này được trao sau một cuộc bỏ phiếu của Ủy ban điều hành FIFA năm 2010. Tuy nhiên, có nhiều cáo buộc tham nhũng về quá trình này. Xuất hiện thông tin rằng quan chức một số nước được gợi ý đưa hối lộ hàng triệu USD để đổi lấy phiếu bầu.

World Cup: Chiến trường mới Nga - phương Tây

Theo Washington Post, cuộc điều tra là diễn biến mới nhất trong căng thẳng ngoại giao giữa Nga và phương Tây về World Cup 2018. Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm ngoái, ngày càng có nhiều quan chức châu Âu kêu gọi tẩy chay giải đấu hoặc đề nghị FIFA xem xét lại lựa chọn Nga là nước đăng cai sự kiện.

Tháng trước, 13 thượng nghị sĩ Mỹ viết thư cho FIFA, yêu cầu tước quyền đăng cai của Nga vì sự kiện này sẽ "nâng cao danh tiếng cho" Tổng thống Nga Vladimir Putin, và điều đó không thích hợp "vào thời điểm lẽ ra nước này phải bị lên án".

image
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã từ chối đề nghị này và kiên quyết đứng về phía Nga và Qatar. "Lịch sử cho thấy cho đến nay, tẩy chay sự kiện thể thao hay chính sách cô lập hoặc đối đầu không phải là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề", FIFA tuyên bố.

Các cuộc thi đấu tầm cỡ thế giới sẽ thu hút sự quan tâm toàn cầu về nước chủ nhà. World Cup, một trong những giải đấu danh tiếng nhất thế giới, sẽ mang lại uy tín, cơ hội quảng bá và sự công nhận quốc tế và cả đầu tư cho Nga, nước đang gặp khó khăn về kinh tế. Nga đã tổ chức thành công Thế vận hội mùa đông Olympics Sochi, và ông Putin có thể đang mong đợi đến năm 2018, thời điểm Nga bầu cử tổng thống. Putin không loại trừ khả năng tái tranh cử.

Hai thượng nghị sĩ Mỹ, Bob Menendez và John McCain, hôm 26/5 kêu gọi FIFA không bầu ông Blatter ngồi lại vào ghế chủ tịch liên đoàn vì "Blatter tiếp tục hỗ trợ" Nga đăng cai World Cup 2018.

Các thượng nghị sĩ cho rằng lợi ích kinh tế từ các giải đấu sẽ làm cho các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt với Nga mất tác dụng. Theo hai ông, FIFA nên bầu ra một vị lãnh đạo "sẽ làm việc để chính quyền Putin không được hưởng đặc quyền" tổ chức World Cup. Tuy nhiên, ông Blatter vừa tái đắc cử vị trí chủ tịch liên đoàn sau một loạt tranh cãi.

image
Chủ tịch FIFA vừa tái đắc cử Sepp Blatter

Hạ uy tín Nga

Nga và các nhà phân tích thân Nga cho rằng việc Washington phanh phui bê bối tham nhũng của FIFA là một nỗ lực để tước quyền đăng cai World Cup khỏi tay Moscow. "Mỹ sẽ sử dụng vụ việc này để gia tăng sức ép, khiến Nga mất quyền tổ chức giải đấu", Sergei Markov, nhà phân tích có quan hệ với Kremlin nhận định. "Lợi ích chính trị có thể rất lớn", ông nói thêm. Điều này được ví như Mỹ đang nỗ lực sút một quả bóng về phía khung thành Kremlin.

image
"Ở Nga, vụ bê bối như vậy sẽ được coi là một phần của chiến dịch làm mất uy tín Nga. Họ coi đó không phải là cuộc chiến chống tham nhũng, mà là một cuộc chiến chống lại Nga", Alexander Baunov, chuyên gia ở Trung tâm Carnegie Moscow nhận định. Nikolai Levichev, một nhà lập pháp Nga cũng cho rằng Mỹ "cố gắng bôi nhọ và làm Nga mất uy tín trong mắt của cộng đồng thế giới".

"Rõ ràng là có thế lực ở Mỹ đang cố gắng biến bất cứ điều gì tích cực chúng tôi có thành một kênh đối đầu mới", Kirill Kabanov, một thành viên của Hội đồng xã hội dân sự của Kremlin nói. "Thậm chí nếu có hối lộ xảy ra ở FIFA, thì tại sao Mỹ đến bây giờ mới phơi bày việc này, ngay sau khi FIFA từ chối yêu cầu của Thượng nghị sĩ Mỹ về việc tước quyền đăng cai của Nga?".

Paul Roderick Gregory, nhà nghiên cứu tại viện Hoover ở Starford cho rằng "với Putin thì không gì có thể tồi tệ hơn là mất World Cup 2018". "Điều này có thể còn nghiêm trọng hơn suy thoái kinh tế và mức sống suy giảm của người dân Nga. Người Nga có thể sống mà không có thực phẩm nhập khẩu và các kỳ nghỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng họ không thể chịu đựng được nếu bị gắn với danh hiệu là một quốc gia bất hảo, không xứng được đăng cai World Cup", Gregory viết trên Forbes.

image
Nga dự kiến ​​sẽ chi 11 tỷ cho việc xây dựng sân vận động mới và các dự án cơ sở hạ tầng khác. Người đứng đầu ủy ban tổ chức World Cup Nga 2018, Alexei Sorokin cho biết Nga "đã chuẩn bị rất nhiều". Nếu mất quyền tổ chức sự kiện, thiệt hại về mặt tài chính của Moscow sẽ rất lớn.

image
Sân vận động đang được xây dựng ở  St. Petersburg để chuẩn bị cho World Cup 2018

Putin cản đường bóng

http://baomai.blogspot.com/
Hầu hết lãnh đạo thế giới vẫn giữ im lặng về việc điều tra bê bối, dường như để chờ đợi xuất hiện thêm nhiều thông tin, nhưng ông Putin đã lên tiếng ngay lập tức.
"Đây lại là một nỗ lực trắng trợn (của Mỹ) để mở rộng thẩm quyền đến các quốc gia khác", ông Putin nói. Tổng thống Nga cho rằng Mỹ muốn khiến Sepp Blatter không được tái đắc cử chức chủ tịch FIFA và Washington đã "vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các nguyên tắc làm việc của tổ chức quốc tế".
Nicolai Petrov, một nhà phân tích độc lập đánh giá rằng Putin muốn ngăn chặn nguy cơ bị tước quyền đăng cai World Cup, vì vậy, "ông ấy tấn công trước".

Theo NYTimes, Putin không bao giờ bỏ lỡ cơ hội miêu tả Nga là nước trong thế bị bao vây, và vụ bê bối FIFA chính là một dịp như vậy. "Tất cả mọi thứ có liên quan đến Nga, dù chỉ gián tiếp, cũng được các nhà chức trách Moscow sử dụng để nhắc nhở người Nga rằng họ đang sống trong một thành trì bị bao vây bởi phương Tây", nhà bình luận chính trị Konstantin von Eggert nói.

image
Khi có thông tin cho rằng Nga đã hối lộ để thắng quyền đăng cai thì Moscow sẽ bác bỏ ngay điều đó, gọi đó là sự vu khống của phương Tây, các nhà phân tích nhận định. Năm ngoái, FIFA đã tiến hành một cuộc điều tra nội bộ và không phát hiện khuất tất trong chiến thắng của Nga. Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm đấu thầu Nga đã từ chối giao nộp máy tính của họ. Tất cả thiết bị sử dụng trong quá trình đấu thầu đã bị phá hủy, các nhà điều tra cho biết.

Theo giáo sư an ninh tại Đại học Hải chiến Mỹ, Nikolas K. Gvosdev, bình luận "Mỹ mở rộng thẩm quyền đến các quốc gia khác" của Putin thể hiện tổng thống Nga muốn biến câu chuyện đi từ xử lý nạn tham nhũng trong FIFA thành hành vi cho thấy Mỹ vượt quá giới hạn phận sự. Gvosdev nhận định Putin muốn chỉ trích Mỹ và các nước phương Tây khác cố gắng áp đặt các hệ thống và giá trị của nước họ với phần còn lại của thế giới.

Đồng thời, khi đứng lên ủng hộ cho chủ tịch FIFA Blatter, ông Putin dường như đang bảo vệ một người bạn trung thành, chỉ ra rằng Nga có "quan hệ đặc biệt" với liên đoàn. Tuy nhiên, chiến lược của ông có thể phản tác dụng trong trường hợp này, vì FIFA mang tai tiếng là có nhiều quan chức tham nhũng. Ông Putin có thể bị xem như là đang bao che cho họ.

http://baomai.blogspot.com/
Nhìn chung, khả năng Nga bị tước quyền đăng cai World Cup vẫn được cho là khó có thể xảy ra. Vitaly Mutko L., Bộ trưởng Thể thao Nga hôm 27/5 nói rằng Moscow vẫn sẽ tổ chức sự kiện như kế hoạch. Người phát ngôn FIFA cũng cho biết chưa có dự kiến về việc bầu lại quyền đăng cai.

Theo Steve McCabe, chuyên gia tại Đại học Kinh tế của Birmingham, "đòi hỏi về công trình, cơ sở hạ tầng của giải đấu rất cao", và việc truất quyền có thể gây ra "biến động lớn", nên FIFA khó có thể xem xét phương án này. Tuy nhiên, khi cuộc điều tra vẫn tiếp tục, chưa rõ tương lai nào có thể xảy ra.



Phương Vũ
       
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Wednesday, June 3, 2015

Bộ trưởng Việt Nam sống bằng gì?


http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/07/duavaodan-450x302.jpg

Bộ trưởng Việt Nam sống bằng gì?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-06-02
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06022015-wht-did-vn-minis-for-livi.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Cán bộ đi thăm dân (ảnh minh họa)
Cán bộ đi thăm dân (ảnh minh họa)
Files photos
Trong báo cáo gửi QH, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng: mức lương hiện hành của Bộ trưởng hiện nay chỉ vào khoảng 14,4 triệu đồng/tháng.
Dư luận xã hội đặt câu hỏi, vậy Bộ trưởng VN sống bằng gì?
Nghịch lý của đồng lương và đời sống
Một điều khá nghịch lý ở VN, đó là tiền lương hầu hết là không đủ trang trải các nhu cầu cuộc sống của người lao động, đó là điều hết sức phổ biến và được coi là chuyện bình thường.

Điều đó xảy ra với mọi đối tượng làm công ăn lương của nhà nước trong toàn xã hội, điều đáng ngạc nhiên là cho dù  người đó là các chính khách hay Bộ trưởng.
Mới đây, trong báo cáo gửi QH, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng mức lương hiện hành của bộ trưởng hiện nay chỉ vào khoảng 14,4 triệu đồng/tháng.

Bình luận về vấn đề này, từ Hà nội Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nguyên Biên tập viên của Tạp chí Cộng sản cho biết:
“Phải nói là cái mức lương 14,4 triệu đồng này, nếu một gia đình Bộ trưởng có vợ và 2 đứa con với mức tiêu của chức vụ Bộ trưởng hiện tại thì số tiền này chỉ đủ cho họ ăn sáng. Tức là mỗi người bình quân hơn 3 triệu. Nhưng thực chất số tiền như thế chỉ đủ cho một người trong nhà họ ăn sáng mà thôi.”

Theo báo Dân trí, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng “Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao… Còn tôi thấy chắc chắn một điều là thu nhập của các Bộ trưởng rất cao, cứ trông cách sống của họ là biết”
Phải nói là cái mức lương 14,4 triệu đồng này, nếu một gia đình Bộ trưởng có vợ và 2 đứa con với mức tiêu của chức vụ Bộ trưởng hiện tại thì số tiền này chỉ đủ cho họ ăn sáng.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Điều đó cũng trùng hợp với dư luận khi cho rằng, trên thực tế cuộc sống của những người là Bộ trưởng hay tương đương rất cao, giàu sang tột đỉnh. Họ có đầy đủ nhà lầu xe hơi, biệt thự, con cái du học nước ngoài ..., không thua gì các nhà giàu ở các nước tư bản.

Đây là một sự khác biệt rất cơ bản giữa thời bao cấp và thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. TS. Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho biết cuộc sống của các Bộ trưởng thời bao cấp đã sống ra sao. Ông nói với chúng tôi:
Xe các lãnh đạo chờ trước quán ăn
Xe các lãnh đạo chờ trước quán ăn

“Theo tôi hồi xưa, cái nhu cầu cho một cán bộ không cao lắm, những tiêu chuẩn bao cấp, qua tem phiếu và các chế độ cho các cấp lãnh đạo là đủ, không có cần chi phí nào khác. Do không có nhu cầu nên nó không có đòi hỏi tham nhũng gì cả. Còn việc cho các con em các bộ cao cấp đi học nước ngoài, thì qua bên đó họ cũng được học bổng, nên gia đình cũng không tốn kém gì cả.”
Theo VnEconomy, TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ĐBQH đã nói thẳng về thu nhập của các Bộ trưởng, ông cho biết: “Nếu nói mức lương của Bộ trưởng hiện nay khó sống thì rất vô cùng. Thực tế thì không ai khó sống, mà lại sống rất đoàng hoàng…Thu nhập của Bộ trưởng cao gấp nghìn lần mức lương.

100% ai cũng biết
Trả lời câu hỏi, vậy hiện nay các Bộ trưởng (và chức vụ tương đương) đã và đang sống bằng nguồn thu nhập nào?
Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao… Còn tôi thấy chắc chắn một điều là thu nhập của các Bộ trưởng rất cao, cứ trông cách sống của họ là biết
ĐBQH Dương Trung Quốc
Bằng một thái độ thẳng thắn, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho chúng tôi biết nhìn nhận của ông, ông nói:
Tiền của họ có được chủ yếu là do tham nhũng, do chấm phẩy %, do nhận đút lót, rồi việc lên lương lên chức của cấp dưới… Đó là các khoản thu nhập từ tham nhũng dồn đến Bộ trưởng và từ Bộ trưởng nó sẽ tiếp tục dồn lên Bộ Chính trị. Đó là cái điều mà dân VN gần như 100% ai cũng biết, do vậy có nói kiểu gì đi chăng nữa thì 100% dân VN họ cũng không tin. Chắc chắn là họ sống được là nhờ tham nhũng”

Khi trả lời qua điện thoại, TS Trần Nhơn đã từ chối trả lời câu hỏi này của chúng tôi, tuy vậy ngay sau đó qua e.mail, ông cho chúng tôi biết thêm:
Đó là chưa kể không ít các đương sự phải chạy tốn rất nhiều tiền để đầu tư vào các chiếc ghế đó. Nên khi được ngồi vào chiếc ghế ấy, họ phải nghĩ ngay đến việc "hoàn vốn đầu tư".”
Khi được hỏi, sự khác biệt cơ bản giữa thời kinh tế bao cấp trước kia và thời kinh tế thị trường hiện nay, khi mọi chi tiêu Bộ trưởng (kể cả tiền tham nhũng) vẫn dùng từ nguồn từ ngân sách?

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thừa nhận và cho rằng, về bản chất thì giống nhau, kể cả tiền và vật chất mà các Bộ trưởng có được từ tham nhũng cũng là các đồng tiền thuế của dân. 

Ông cho biết:
“Khác nhau ở chỗ là tiền, thời bao cấp thì không có tiền hoặc ít tiền. Nhưng thời này thì nhiều tiền vì có nhiều dự án, bây giờ là kinh tế thị trường rồi, thì chủ yếu người ta dùng tiền để giao dịch, vì nó đơn giản hơn. Thời trước thì không có tiền thì họ chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn ưu đãi. Cái khác nhau cơ bản là như thế.”
Trả lời câu hỏi, nên có giải pháp hợp lý thế nào để Bộ trưởng có thể sống bằng thu nhập chính đáng của họ, mà không phải tham nhũng như hiện nay?

Trong trường hợp đó, lương ko biết phải tăng lên mấy chục lần cho đủ, để khắc phục cơ bản tình hình này, chỉ  có công khai hóa, minh bạch mọi khâu tuyển chọn và sử dụng cán bộ. TS. Trần Nhơn đề xuất suy nghĩ của ông, ông nói:
“Trong một thể chế, cơ chế tài chính mà ông không cho nó cân bằng thì nó sẽ tự động cân bằng, nhưng cái tự động đó sẽ sinh ra tiêu cực, sẽ sinh ra tham nhũng. Nên theo tôi bây giờ lương Bộ trưởng, nếu để họ không tham nhũng, thì phải ở mức 20 đô la Mỹ/giờ làm việc. Tức là cỡ gấp 6-7 lần mức lương 15 triệu bây giờ.”

Tiền của họ có được chủ yếu là do tham nhũng, do chấm phẩy %, do nhận đút lót, rồi việc lên lương lên chức của cấp dưới… Đó là các khoản thu nhập từ tham nhũng dồn đến Bộ trưởng và từ Bộ trưởng nó sẽ tiếp tục dồn lên Bộ Chính trị. Đó là cái điều mà dân VN gần như 100% ai cũng biết
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Không thể dùng các chính sách kinh tế hay các ưu đãi về thu nhập đối với các Bộ trưởng của VN, vì các Bộ trưởng VN hiện đã đi qua xa, họ không đơn giản như chúng ta nghĩ. 

Nhà  báo Nguyễn Vũ Bình khẳng định:
Bây giờ Bộ trưởng VN có thu nhập gấp hàng trăm lần lương của Bộ trưởng Singapore cơ, thì bây giờ lại dùng tiền lương để bảo họ đừng tham nhũng nữa thì không được đâu. Vấn đề là phải có một cơ chế giám sát độc lập, tức là các đảng phái giám sát nhau, hoặc người dân tham gia giám sát nhà nước và hệ thống công quyền. Phải có những thiết chế như thế thì mới có thể giám sát được. Chứ còn còn có liên quan, còn chức còn quyền, còn quyền lợi liên quan đến nhà nước thì làm sao mà chống được? Nó phải riêng biệt ra và không liên quan. ”

TS. Trần Nhơn đã đề xuất giải pháp chung, ông cho biết:
“Chống tham nhũng thì phải minh bạch hóa, công khai hóa tức là một khi họ định tham nhũng thì đã lộ ra ngay, thông tin đã có trên báo chí. Nếu như thế thì họ sẽ không dám tham nhũng, vì nếu ông bị lộ ra thì mọi quyền lợi sẽ mất hết. Nhưng mà phải làm cho họ không dám tham nhũng, không thể tham nhũng vì có cơ chế minh bạch và có nhiều kênh kiểm tra.”

Dư luận cho rằng, không chỉ đối với các Bộ trưởng hay các chính khách khác, mà kể cả toàn bộ viên chức nhà nước, nếu như có được mức lương thỏa đáng thì họ sẽ yên tâm làm việc, có trách nhiệm hơn khi thấy cống hiến của mình được ghi nhận. Khi đó họ sẽ không cần phải vòi vĩnh hay tìm mọi cách tham nhũng để đảm bảo chi phí cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Đó cũng là cách để giữ và tôn trọng tư cách làm người cho họ.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, June 2, 2015

2Đ hay 4T là cái gì?


 

 
        Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 01.6.2015 

                                                           2Đ hay 4T là cái gì?

Ở VN bây giờ lại có thêm một từ ngữ mới vừa được loan truyền trong dân gian. Đó là 2Đ, nghe có vẻ hơi bí hiểm, tưởng là một phát minh nào mới của VN vốn rất thiếu những phát minh mà chỉ thấy toàn tiến sĩ, kỹ sư cùng các nhà được gọi lá trí thức cao ngất ngưởng mà chẳng thấy một phát minh nào.
Hoặc người dân còn tưởng là ngành CA, mật vụ, tình báo vừa thành lập thêm một ban phòng nào đó để theo dõi, loại trừ bọn “phản động” các kiểu đang làm mất uy tín quốc gia. 

Nhưng đó chỉ là sự suy đoán của mấy “con chim đã từng bị đạn” hay nói cho rõ là nhiều anh bị bắt ngang xương, được “mời lên làm việc” lu bù hoặc câu chuyện cửa miệng của mấy ông già lẩm cẩm lắm chuyện ngồi ở quán cóc đầu chợ.

Nhưng tới khi được chính ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích, người dân mới biết. Tiếp xúc cử tri TP Sài Gòn ngày 16.5 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời thẳng thắn những thắc mắc, hoài nghi về công tác cán bộ rằng:
Ở đại hội các cấp, các cô bác anh chị, các đồng chí đừng đưa những con người 2 Đ vào cấp ủy. Cô bác anh chị, những đảng viên phải hành xử đúng với lương tâm, chức trách của mình, không nể nang thiên vị”.

Chủ tịch Trương Tấn Sang nói tiếp: “Đất nước có nhiều mặt tốt nhưng có một bộ phận cán bộ còn hư hỏng. Dân nói cán bộ “2 Đ”: Đất và Đô la. Đây là câu chuyện có thật, sự thật Đảng và Nhà nước cũng có nói trong rất nhiều văn kiện và nhấn mạnh rằng đó là “một bộ phận không nhỏ”. Đây là điều hết sức day dứt, ai cũng rất bức xúc. Tôi cũng khẳng định lại là những điều mà người dân nói là có thật”.

Té ra là loại cán bộ chuyên ăn đất và đô la lâu nay nằm kỹ trong các cơ quan công quyền, ai cũng biết “chỉ có vài người không biết”.

Cán bộ “2 Đ” sờ sờ, nhưng biết làm sao đây!

Thật khó cho sự lựa chọn những người vào cấp ủy mà không phải cán bộ “2 Đ”. Bởi vì “một bộ phận không nhỏ” hư hỏng có nghĩa là bộ phận đó lớn. Lớn có nghĩa là nhiều người. Đã có lần tôi viết bài và tự hỏi: “Một bộ phận là cái chi chi?”. Cứ nghe nói hoài “một bộ phận cán bộ” tha hóa biến chất mà không biết nó là bao nhiêu người, chỉ ước lượng tạm thời thôi cũng được. Nhưng là 10% hay 80-90% đây? – Chịu!
Biết người nào hư hỏng để loại ra, tìm người không hư hỏng để đưa vào cũng là sự thử thách bản lĩnh và trí tuệ của từng đảng viên. Có khi, tìm người liêm khiết khó hơn tìm người “2 Đ”. Cán bộ có đất, có đô la tất nhiên có thế lực, không dễ loại họ ra khỏi cấp ủy. Có đất, có đô mới có cái để chạy, mưu ma chước quỷ biến hóa khôn lường, người công chính cũng dễ lâm vào thế khốn đốn khi đối mặt với thế lực và tiền bạc.
Biết người đó là cán bộ “2 Đ”, nhưng ngăn làm sao đây! Đảng viên còn có lá phiếu để bỏ, quần chúng thấy cán bộ “2 Đ” sờ sờ, nhưng biết làm sao đây!
- La làng à? Đừng chơi dại.

Bạn Nguyễn Sỹ Tỉnh (nguynstnh@yahoo.com.vn) đã cảnh báo:
“Nói chung Dân ta biết tất cả đấy, nhưng vì thấp cổ, bé họng, nói ra hoặc "vỡ mồm" hoặc "gẫy răng" nên không ai dám nói thôi”.

Bạn Trần Minh Thuý ( tran_minhthuy2002@yahoo.com) phụ họa:
“Biết cán bộ "2Đ" nhưng làm sao đây, nghe mà "chua xót" quá, bởi những người giữ trọng trách cao mà còn phải "bó tay" với loại cán bộ này thì dân làm gì được họ cơ chứ ? Và xin khẳng định một điều là chỉ có thể loại bỏ được những con sâu " 2Đ " này, một khi cử tri được trực tiếp bỏ lá phiếu mà thôi còn thì nói nhiều cũng chỉ đến nói là hết, người dân chán nghe lắm rồi”.
Đúng là chỉ có người trong đảng giới thiệu và bầu bán với nhau thôi, anh dân đen đứng ngoài ngó vô cho.., vui cái sự đời vậy thôi.

- Bạn Xuân Thủy xuanthuy29051982@yahoo.com còn “tố” thêm:
Nơi tôi ở Yên Thủy - Hòa Bình còn 4Đ cơ. Đó là  Đô la - Đất - Đạo đức đểu - Đục khoét”.

Nếu tính toán như bạn Xuân Thúy chắc còn nhiều Đ nữa đấy. Chẳng hạn như “Xin đểu” là những anh có chức có quyền hỏi xin dân con gà, con heo nhưng thực chất là buộc anh phải cho. Mượn đểu là mượn của dân rồi “quên” luôn. Có hàng trăm thứ đểu khác nữa trong cái “thời đại đồ đểu” này.

Từ đâu phát sinh ra những 3k, 4c…

Tôi nhớ vào khoảng những năm 1945, khi “toàn quốc kháng chiến”, các cán bộ dân vận luôn khuyên dân chúng thực hiện 3 không: “không biết, không nghe, không thấy” để giữ bí mật cho quân đội và bí mật quốc gia”. Hồi đó gọi là 3 K.
Nhưng về sau này, sau những năm 1975, khi các cán bộ biến thành quan cai trị dân thì 3K lại là của những quan lớn ấy. Dân bị tra khảo, đánh đập oan ức, các quan thường chỉ có câu trả lời “không thấy, không nghe, không biết” nên sẽ cho điều tra xử lý sau.

3K của anh dân nghèo là “không ruộng, không đất, không nhà cửa”. Bởi ruộng đất đều là của “Nhà Nước” hết.

Rồi đến các cậu ấm con quan, đi đâu cũng được hậu đãi trọng vọng, người dân gọi là 4C tức là “con ông cháu cha” hoặc vào công sở nào cũng thấy 5C “con cháu các cụ cả”.
Rồi cứ thế những 3k, 4-5 C khác cũng tuần tự ra đời.

Lại có thêm một chữ mới 4T

Trong thời gian vừa qua, chuyện um xùm nhất tại VN là chuyện thuộc về “bản chất văn học VN”.
Đã có tới 20 nhà văn lâu nay nằm trong Hội Nhà Văn Việt Nam của chế độ hiện nay, xin rút lui khỏi Hội Nhà Văn này. Tất cả có chung một lý do như họ đã tuyên bố là: “"Hội Nhà Văn VN không còn là tổ chức tin cậy với hội viên nữa”. Theo họ, hành động này « vi phạm trắng trợn điều lệ hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút ». Danh sách đó gồm có:

                                     
                                                        Các nhà văn thành lập Văn đoàn Độc Lập

1. Nguyên Ngọc - 2. Đỗ Trung Quân -  3. Nguyễn Quang Lập - 4. Nguyễn Huệ Chi - 5. Phạm Đình Trọng -  6. Võ Thị Hảo - 7. Bùi Minh Quốc - 8. Đặng Văn Sinh - 9. Hoàng Minh Tường - 10. Lê Hiền Phương - 11. Ngô Thị Kim Cúc - 12. Nguyễn Quang Thân - 13. Thùy Linh - 14. Vũ Thế Khôi - 15. Ý Nhi - 16. Dư Thị Hoàn - 17. Trịnh Hoài Giang - 18. Dạ Ngân -  19. Nguyễn Duy - 20. Trần Kỳ Trung.

Trong số đó, nhà thơ Đỗ Trung Quân tác giả bài thơ Quê Hương được nhiều độc giả biết, vừa công bố trên mạng internet lá thư phúc đáp văn thư của ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn VN yêu cầu ông làm hồ sơ xin tham gia giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng văn chương nhà nước. Sau đây là nguyên văn lá thư của nhà thơ Đỗ Trung Quân:

“Anh Hữu Thỉnh à,
Anh thừa biết 4T, cấm vận, cô lập, cấm tôi viết lách, xuất hiện trên truyền thông ,chỉ bằng lệnh miệng, chả có một văn bản nào, nghĩa là chơi xấu tôi từ hơn ba năm qua, thế mà anh và Hội nhà văn im như thóc không dám lên tiếng bảo vệ cho hội viên lấy nửa câu, hoặc ít ra cũng đòi cho được có cái văn bản cho nó đàng hoàng, minh bạch mà giờ còn chơi trò đạo đức giả gửi văn bản yêu cầu tôi…tự làm đơn xin giải thưởng, xin – để giao cho các anh cái quyền gạt thẳng tưng thì tôi chưa biết mở mắt ra tí nào, còn ham hố, háo danh và ngu lâu lắm. Thôi nhé các anh cứ tự nhiên vui vẻ, tôi vái dài và tránh xa những trò này”.

                                                
                                                      Nhà thơ Đỗ Trung Quân tác giả từ mới "4T"

Nhà thơ Đỗ Trung Quân lại có thêm một từ ngữ mới: 4T. Chẳng biết tại sao ông này lại gọi là 4T, đúng ra cứ theo như người bình dân hiểu thì đây là 4 Cấm, có lẽ ông sợ lầm 4 C với “con ông cháu cha” nên phải có từ ngữ mới. Vậy phải gọi 4T là 4 cấm mới đúng: cấm vận, cô lập, cấm viết lách, cấm xuất hiện trên truyền thông. Câu chuyện về những ông nhà văn nhà thơ tự ý xin rời bỏ cái gọi là “Hội Nhà Văn” còn lôi thôi lắm. Đây là câu chuyện của riêng TP Sài Gòn.

Khai trừ cả những người đã rút lui, không còn là hội viên của mình nữa

Sáng ngày 5/5/2015, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP. Sài Gòn chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc, chương trình làm việc là 1 ngày. Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội tháng 7 tới.

Ở TP Sài Gòn có 155 hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt (60 người) đều không có văn bản chính thức về sự vắng mặt của mình.

Vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang Trang cầm micro thông báo: trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có chín người ở TP. Sài Gòn, sau đó đọc tên 9 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc.

                                     
                       Hai nhà văn Ngô Thị Kim Cúc (trái) và Dạ Ngân thuộc số chín người mà Hội Nhà văn Việt Nam
                             yêu cầu gạch tên sáng ngày 5-5-2015 vừa qua.

Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới. Thật ra trong số đó là những người thành lập “Hội Nhà Văn Độc Lập”, không chịu lệ thuộc vào bất cứ hội đoàn nào. Bởi nhà văn cần có tự do sáng tác, nếu lệ thuộc, làm theo mệnh lệnh chỉ còn là những anh “lính đánh thuê, gọi dạ bảo vâng”. 

                                      
                                            Nhà thơ nữ Ý Nhi xin rút lui từ tháng 1/2002 vẫn còn bị gạch tên?

Và một sự thật khác là những nhà văn ấy đã rút lui khỏi cái hội này từ lâu rôi. Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên, thực ra đã gửi thư thông báo từ bỏ Hội Nhà văn VN từ tháng 1/2002. (Tôi được biết nhà văn Ý Nhi khi tôi đang bị CA khám xét nhà, tịch thu hết máy móc và tài liệu, chị đã từ Bình Thạnh lặn lội lên thăm và an ủi gia đình tôi trong khi tôi còn đang bị hạch hỏi ở CA Q3, vì thế tôi chưa có dịp trực tiếp gặp để cảm ơn chị, nhân ở đây xin chị nhận lời cảm ơn của tôi).
Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từ 14/12/2014. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh Việt Nam. Vậy việc gạch tên của họ chỉ là một trò khôi hài thôi.

Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn hãy vì dân mà làm điều đó. Đừng tưởng dân ngu, người nào ra sao, họ biết cả đấy các ông các bà nhà văn ơi, đừng dùng “vải thưa che mắt Thánh”.
Hãy có lòng tự trọng cao nhất của người cầm bút giữa thời đại nhiễu nhương này cho đúng với thiên chức của người cầm bút.

Nay mai chẳng biết ở VN còn xuất hiện bao nhiêu từ ngữ tắt như thế nữa.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~




__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Hồng Kông : Phe dân chủ sẽ phủ quyết dự luật bầu cử do Bắc Kinh chỉ đạo


Đăng ngày 01-06-2015

Hồng Kông : Phe dân chủ sẽ phủ quyết dự luật bầu cử do Bắc Kinh chỉ đạo

media
Một cuộc biểu tình tại Hồng Kông (DR°

Các dân biểu Hồng Kông thuộc phe dân chủ tuyên bố sẽ làm thất bại kế hoạch khống chế chính trị của Bắc Kinh . Cuộc họp được gọi là « cơ hội cuối cùng » tại Thẩm Quyến hôm chủ nhật vừa qua với phái đoàn Hoa lục về dự luật bầu cử đã kết thúc trong bế tắc.

Theo Dự luật bầu cử lãnh đạo Hồng Kông được Bắc Kinh ủng hộ, lần đầu tiên toàn thể cử tri bán đảo được quyền tham gia theo lối phổ thông đầu phiếu. Đây là một bước cải cách quan trọng vì từ khi trở về quyền quản lý của chính quyền Trung Quốc, chức vụ « lãnh đạo đặc khu hành chánh » do lá phiếu của 1200 đại cử tri định đoạt.

Tuy nhiên, bên cạnh thay đổi tích cực này, dự luật bầu cử giới hạn chỉ có « ba ứng cử viên là tối đa và tất cả phải được sự đồng ý của đảng Cộng sản Trung Quốc ». Chính điều kiện trói buộc này, bị phong trào dân chủ Hồng Kông lên án là phản dân chủ, là chốt chận làm tình hình bế tắc và gây ra một làn sóng biểu tình chiếm lĩnh thành phố suốt gần hai tháng vào năm 2014.

Ngày chủ nhật 31/05, toàn thể 14 nghị sĩ dân chủ đã đi gặp đại diện của chính quyền Hoa lục tại Thẩm Quyến. Một dân biểu của đảng Công dân cho biết ông hy vọng sẽ tìm được thỏa hiệp với Bắc Kinh, nhưng sau bốn giờ đàm phán, phía Trung Quốc vẫn khăng khăng đặt điều kiện phải « tuân thủ đường lối của đảng Cộng sản ».

Trưởng đoàn Hoa lục cũng trách phe dân chủ « dứt khoát không khoan nhượng » một ly.
Trước bế tắc này, 14 dân biểu dân chủ cho biết chỉ còn giải pháp cuối cùng là « phủ quyết » dự luật.

Trong nghị viện Hồng Kông, số dân biểu theo phe Bắc Kinh chiếm đa số với 27 người. Phe đối lập tuy chỉ có 14 dân biểu, nhưng đủ tỷ lệ để bác bỏ một dự luật.

Dự luật cải cách bầu cử sẽ được đưa ra Nghị viện biểu quyết trong tháng sáu này.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, June 1, 2015

Bộ ngoại giao CHỆT công bố 5 bằng chứng bán nước của LŨ NGỢM ĐCSVN

 
Bộ ngoại giao CHỆT công bố 5 bằng chứng bán nước của LŨ NGỢM ĐCSVN


  •  
Postby DaMinhChau » June 13th, 2014, 3:00 pm

Image


Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.



Những bằng chứng động trời này một lần nữa khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam chính là một tập đoàn Việt gian phản quốc. Thậm chí, đến cả những ai còn mù quáng nhất cũng không thể phủ nhận hành vi bán nước ô nhục của đảng cộng sản Việt Nam.

Bản tuyên bố được viết bằng tiếng Anh trên trang web Bộ ngoại giao Trung Quốc, sau đó lập tức được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc-CRI chuyển sang tiếng Việt.

Trong phần IV của bản tuyên bố, phía Trung Quốc đưa ra các bằng chứng cho thấy chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản cầm đầu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.

"Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc", bản tuyên bố ngày 8/6/2014 của Bộ ngoại giao Trung Quốc viết.

Dưới đây là trích đoạn phần nói về 5 bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố:

Bằng chứng số 1:

Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".

Bằng chứng số 2:

Zoom in (real dimensions: 868 x 997)Image

Zoom in (real dimensions: 868 x 1123)Image



Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".

Bằng chứng số 3:

Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và nước láng giềng".

Bằng chứng số 4:
Zoom in (real dimensions: 868 x 637)Image

Zoom in (real dimensions: 868 x 638)Image


Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc.

Bằng chứng số 5:
Zoom in (real dimensions: 655 x 903)Image

Zoom in (real dimensions: 652 x 901)Image

Zoom in (real dimensions: 657 x 905)Image


Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".

*

Cũng trong bản tuyên bố ngày 8/6, phía Trung Quốc cũng nêu cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "đã nuốt lời cam kết của mình" khi tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào trước việc Trung Quốc cho công bố 5 bằng chứng bán nước như trên.

Một sự im lặng nhục nhã đối với tập đoàn Việt gian bán nước.


CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com



--
Viet Si
__._,_.___


Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link