Chung quanh tiểu
thuyết “Đạo mộ bút ký”
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-05-30
2015-05-30
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Trang bìa tiểu thuyết “Đạo mộ bút ký”.
Courtesy photo
“Chiến tranh dư luận”
Mới dây dư luận trong nước lại sôi nổi vì sự xuất hiện của cuốn tiểu thuyết nhiều tập
“Đạo mộ bút ký”. Do sách có nội dung quảng bá lý thuyết các đảo tại khu vực
Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là nơi mà người Trung Quốc từng đặt chân tới
cả trăm năm về trước. Cuộc tranh luận về ý đồ
của cuốn sách được đặt cho cái tên “Chiến tranh dư luận” mà người mở đầu là
PGS-TS Nguyễn Hồng Thao thuộc học viện Ngoại giao của Việt Nam.
Đây là quyển sách từng in cuốn thứ nhất vào năm 2013, tái bản
vào năm 2014 và nay chuẩn bị in tiếp cuốn II đã bị báo chí và trí thức phản ứng
mạnh mẽ vì cho rằng chính phủ đã làm ngơ cho Trung Quốc đầu độc tư duy nhận
thức chủ quyền biển đảo Việt Nam qua việc du nhập những sách báo có nội dung
tuyên truyền cho hành vi chiếm giữ Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, thông
qua cuốn tiểu thuyết có tên “Đạo mộ bút ký” của tác giả Nam Phái Tam Thúc.
Người ta chưa nhìn ra đầy đủ thứ nhất là tính chất lý thuyết hàn
lâm về những tác phẩm văn học nghệ thuật hư cấu và những tác động thực tiễn
trong đời sống chính trị xã hội và đời sống thì nó có những vấn đề giải quyết
khác nhau.
-GS Trần Ngọc Vương
Người có bài viết sớm nhất nêu mức độ nguy hiểm của cuốn sách này
là PGS-TS Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại Giao của Việt Nam cảnh báo đây
là chiến lược thâm nhập sâu vào Việt Nam nhằm tạo sự hỗn mang về nhận thức
trong quần chúng. “Đạo mộ bút ký” có mục tiêu rõ rệt là tạo cho người đọc thấm
dần một thứ rỉ tai rằng các vấn đề nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam hiện nay là
vô căn cứ vì các địa danh đang tranh cãi đã được người Trung Quốc biết rõ và
phát hiện từ thời nhà Tống, nhà Minh.
“Đạo mộ bút ký” cũng như bộ phim cùng tên được chuyển thể từ sách,
với những hư cấu về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm của
Việt Nam và vùng biển Tây Sa, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, với ngụ ý đưa
thông tin sai trái vào tâm trí người xem, mặc định rằng người Trung Quốc đã tìm
ra những nơi này từ thời xa xưa làm lý cớ cho dân chúng Trung Quốc tin vào sự
dối trá của chính phủ hiện nay của họ có lý do đòi hỏi chủ quyền dựa trên câu
chuyện hoàn toàn hư cấu.
Báo chí chứng minh rằng ý đồ lấy tên của các đảo rồi dựng thành sự
phát hiện chúng từ hàng trăm năm trước là có thật. Trong trang 267, sách do NXB
Thời đại và Cty Bách Việt in, tác giả “Đạo mộ bút ký” đã viết: “Kế hoạch của
bọn họ là bắt đầu tìm kiếm từ khu vực đảo Tiên Nữ ở gần nhất, rồi đến đảo Hà
Giải bổ sung vật tư; tiếp đến ba khu vực ở gần cụm đảo Thất Liên… Còn về phương
pháp tìm kiếm, nước biển ở (cụm đảo) Tề Ân cực kỳ trong…”.
“Đảo Tiên Nữ”
và “cụm đảo Thất Liên” là tên các địa danh có thật. “Tiên Nữ” là tên một
đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, còn “Thất Liên” là tên Trung
Quốc đặt cho 7 đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Đạo mộ bút ký” tuy mang danh nghĩa là một tác phẩm văn học hư cấu
nhưng hư cấu dựa vào lịch sử và miêu tả tên các địa danh một cách chính xác thì
sự hư cấu ấy rõ ràng là có chủ đích. GSTS Trần Ngọc Vương, Khoa văn học Đại học
Quốc gia Hà Nội nhận định về sự hư cấu của một tác phẩm văn học luôn có các
giới hạn của nó, đặc biệt hư cấu lịch sử có thể dẫn đến những kết quả mà chủ
thể bị hư cấu có thể trở thành bị hại.
Hình ảnh có nội dung tuyên truyền cho hành vi chiếm giữ Trường Sa
và Hoàng Sa của Việt Nam trên hộ chiếu TQ. Courtesy photo.
“Người ta chưa nhìn ra đầy đủ thứ nhất là tính chất lý thuyết hàn
lâm về những tác phẩm văn học nghệ thuật hư cấu và những tác động thực tiễn
trong đời sống chính trị xã hội và đời sống thì nó có những vấn đề giải quyết
khác nhau. Tôi cho rằng nếu hư cấu theo kiều thần thoại hay cổ tích thì nó là
câu chuyện khác còn hư cấu mà nó dính dấp đến vấn đề lịch sử, đến thực tại thì
xưa nay đây là một vấn đề cũng rất là khó xử.
Trong văn chương Việt Nam cũng đã có nhiều tác phẩm hư cấu lịch sử
và cũng gây ra những cuộc trang luận sóng gió khi người ta dùng những nhân vật
lịch sử tưởng tượng và hư cấu có thể gần hơn với thực tại nhưng cũng làm cho
một số thần tượng bị xúc phạm chằng hạn.
Cũng có nhiều ý kiến phê phán cách
tưởng tượng hư cấu kiểu như vậy. Bây giờ vấn đề tôi cho là nghiêm trọng hơn
trong tác phẩm mà nó lại đụng chạm đến vấn đề như là chủ quyền quốc gia lãnh
thổ. Điều tôi muốn nói sâu xa nhất ở đây là câu chuyện tuyên truyền phổ cập một
tác phẩm và tác động của nó ở bình diện tâm lý, tiền ý thức và thậm chí nó nẳm
ở vô thức nó tác động vào đời sống, tình cảm ở những cộng đồng chưa hoàn toàn
quen thuộc với cách ứng xử duy lý và phân biệt một cách mạch lạc điều gọi là
nhận thức duy lý logic và cái phức cảm cộng đồng
Ví dụ như Việt Nam vẫn còn say mê hình tượng về con Lạc cháu Hồng về
bọc trăm trứng, tất cả những cái đó là tư duy huyền thoại nhưng mà người ta vẫn
còn có thể biến nó thành những nội dung tuyên truyền chính trị xã hội nữa là
những tác phẩm mà nó ẩn vào trong bề sâu của lịch sử.”
“Đạo mộ bút ký” làm người có quan tâm đến yếu tố Trung Quốc nhớ
lại câu chuyện “Ma chiến hữu” của nhà văn quân đội Mạc Ngôn xảy ra cách đây 6 năm
trong dịp kỷ niệm 30 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. “Ma chiến hữu” bị
xem là xuất hiện không đúng chỗ khi mà bộ đội Việt Nam vẫn còn uất ức yên nghỉ
tại các nghĩa trang dọc biên giới phía Bắc thì nó xuất hiện như một gáo nước
lạnh dội vào lòng yêu nước của thân nhân bạn bè họ. “Ma chiến hữu” lúc ấy được
nhà xuất bản giới thiệu như một tác phẩm đề cao chủ nghĩa anh hùng, cho dù
những kẻ được cho là anh hùng ấy chiến đấu chống lại chính người bộ đội Việt
Nam.
Chạy theo lợi nhuận
Tình trạng in sách Trung Quốc do chạy theo lợi nhuận của các nhà
xuất bản mà quên mất khâu biên tập, hay biên tập rất hời hợt là tình trạng chung
từ trước tới nay. Nhà nước tỏ ra rất nhanh nhạy trong việc phát hiện hay tưởng
tượng rằng mình phát hiện những tác phẩm phản ảnh bức tranh có màu tối Việt Nam-Trung
Quốc ẩn núp bóng dáng của diễn biến hòa bình. Tuyển tập “Con rồng đá” của Vũ
Ngọc Tiến và Lê Mai bị cấm do tư duy sợ hãi, đã làm cộng đồng người viết lẫn
người đọc tăng thêm hoài nghi vào khả năng nhận thức của người thẩm định đâu là
phản động và đâu mới là diễn biến hòa bình thật sự.
Nhà văn Trang Hạ, cũng là một dịch giả tiếng Trung cho biết nhận
xét của cô trong khâu dịch thuật của các nhà xuất bản tại Việt Nam hiện nay:
Tác động có tính chất nhá nhem, tranh tối tranh sáng của nó sẽ gây
ra rất nhiều những nghi hoặc, rất nhiều những phản ứng rất bất lợi cho cả cái
phía cộng đồng nơi mà có tác giả sáng tác ấy. Cụ thể là nó sẽ làm cho người
Trung Quốc càng củng cố thêm niềm tin rằng Biển Đông là của họ.
-GS Trần Ngọc Vương
“Tôi
đánh giá “Đạo mộ bút ký” cũng như một số tác phẩm văn học khác của Trung Quốc
khi dịch sang Việt Nam thì nó bị vấp phải một vấn đề rất nhạy cảm nhất là trong
khâu dịch thuật và biên tập thậm chí khâu kiểm duyệt và cho xuất bản đã xuất
hiện một lổ hỗng về văn hóa và tư cách công dân của những người làm xuất bản
tại Việt Nam. Nó bộc lộ ra, thứ nhất, anh thiếu trình độ đế biết nó là cái gì,
có xâm phạm đến chủ quyền quốc gia và có đưa những thông điệp mới cho dân chúng
hay không.
Năm
2009 cuốn Ma Chiến hữu của Mạc Ngôn đã từng gây làn sóng căm phẫn trong cư dân
mạng. Đã làm tổn thương những vong linh của rất nhiều chiến sĩ Việt Nam đã quên
thân mình và ngã xuống ở biên giới và tác phẩm văn học dịch một cách rất là ẩu.
Chính cái tầm nhìn văn hóa và tư cách công dân của họ có vấn đề vô văn hóa, có
một lổ hỗng rất lớn về lịch sử chủ quyền và giá trị đương nhiên. Để lọt lưới
những sản phẩm văn hóa có yếu tố độc hại đến dân chúng. Thậm chí không những
độc hại mà còn mang tính báng bổ nữa, như trong Đạo mộ bút ký nó chính là những
thông tin mà liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa Hoàng Sa mà trong
tiếng Hoa thì họ gọi là Tây sa Nam sa.”
Lợi dụng tình trạng tranh tối tranh sáng trong nhận thức của cấp
kiểm duyệt mà những tác phẩm như “Đạo mộ bút ký” có cơ hội luồn sâu vào tiềm thức
của người Việt là một cảnh báo đầy thuyết phục.
GS Trần Ngọc Vương chia sẻ:
“Tác
động có tính chất nhá nhem, tranh tối tranh sáng của nó sẽ gây ra rất nhiều
những nghi hoặc, rất nhiều những phản ứng rất bất lợi cho cả cái phía cộng đồng
nơi mà có tác giả sáng tác ấy. Cụ thể là nó sẽ làm cho người Trung Quốc càng
củng cố thêm niềm tin rằng Biển Đông là của họ. Những cái đảo được đề cập đến
vốn là của họ mà người Việt thì bị tâm lý bán tín bán nghi của tác phẩm này nó
gợi lên, biết đâu đấy! những thứ đấy nó đã có từ đời xưa rồi ở trong lãnh thổ
của Trung Quốc. Chính cái mơ hồ đó hết sức có lợi cho Trung Quốc mà có hại cho
người Việt cho nên quan niệm của tôi rất rõ ràng là những tác phẩm như vậy không
nên in và xuất bản tại Việt Nam.”
Bên cạnh sự vô tư đáng ngạc nhiên của giới xuất bản, nhà văn Việt
Nam cùng chia sẻ trách nhiệm trước lổ hỗng quá lớn do thiếu tác phẩm hay viết
về mối ràng buộc Trung Quốc-Việt Nam. Thiếu thốn thông tin dẫn người đọc tới
lựa chọn duy nhất. Lựa chọn mà không biết rằng mình bị đầu độc trong khi cứ
tưởng đây chỉ là những tác phẩm vô hại, có tính cách giải trí từ Trung Quốc.
Tâm huyết của nhà văn trước vấn đê lớn lao này bị cản trở từ nhà
nước là một thực tế. Tuy nhiên không sự cản trở nào đủ lớn để đè bẹp một tác phẩm
được thai nghén từ lòng yêu nước và tôn trọng sự thật. Nhà văn nếu có sứ mệnh
như sách vở thường ghi, họ phải chiến đấu với chính mình trước khi cầm ngòi bút
chiến đấu với ma trận, với đôi mắt kiểm duyệt không thua gì những con ma đang
ngày đêm theo dõi họ.
GS Trần Ngọc Vương đặt thêm câu hỏi về vai trò của người quản lý trong
việc điều phối các tác phẩm mà họ gọi là nhạy cảm khi nêu lên vấn đề yêu nước
và bảo vệ chủ quyền:
“Tất nhiên trước hết là do cái tâm huyết của người cầm bút đối với
vấn đề có tính chất nóng bỏng của quốc gia dân tộc chưa đủ. Thứ hai nữa về tài
năng nghệ thuật thì chưa đạt tới cái ngưỡng tạo ra tác phẩm có tính chất gây
hấp dẫn đại khái như tác phẩm này của họ. Cái thứ ba nữa là ở đây phải có trách
nhiệm của người quản lý của người cầm quyền.
Trách nhiệm của bộ máy tuyên truyền đinh hướng dư luận người ta rất
bén nhạy trong việc định hướng những cái mà họ gọi là hướng tới chống thế lực
thù địch chẳng hạn rồi họ làm quá lên những chuyện này chuyện kia theo trí
tưởng tượng của họ nhưng đối với vấn đề như thế này thì tôi thấy thái độ của
người chịu trách nhiệm về quản lý và định hướng ở đây rất là ngu ngơ và mơ hồ
để cho bên ngoài có thể lợi dụng. Bên ngoài ở đây nói rõ rằng đây chính là thế
lực thù địch với Việt Nam có thể lợi dụng. Tôi thấy rất đáng phàn nàn với sự
quản lý.”
Do dư luận lên tiếng mạnh mẽ, vào ngày 22 tháng 5 Cục xuất bản đã
có văn bản gửi cho tất cả các sở thông tin truyền thông khắp nước yêu cầu triệt
để tịch thu và cấm lưu hành “Đạo mộ bút ký” với lý do phát hành bất hợp pháp.
Cuộc chiến mà nhiều học giả đặt tên là “chiến tranh dư luận” nhanh
chóng kết thúc. Tuy không để lại di chứng gì nghiêm trọng trước mắt thế nhưng
câu hỏi ám ảnh nhất vẫn là: Liệu bao lâu nữa thì người dân Việt mới tự đề kháng
được trước những tác phẩm tuyên truyền tinh vi núp dưới danh nghĩa tiểu thuyết
như “Đạo mộ bút ký?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment