Saturday, November 10, 2012

Tầm nhìn không tới 1 gang tay của DCS khi vận hành kinh tế: Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp



Xin phổ biến rộng rãi

 
CXN_102612_1891_NHNN có “từ bỏ thói quen che đậy nợ xấu vốn tồn tại hàng chục năm qua và coi đó là sự minh bạch cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.” hay không ???


CXN_102612_1890_Tầm nhìn không tới 1 gang tay của DCS khi vận hành kinh tế: Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp


 
Nếp sống phồn thịnh của dân Saigon trước khi bị bọn quỷ đỏ cướp đi mất, Sgn 1966~1968

—————————

Châu Xuân Nguyễn

Tôi nói tầm nhìn không tới một gang tay là vì chĩ khi nào biến cố xẩy ra rồi, xảy ra ngay trước mắt thì mấy tay vượn đỉnh cao trí tuệ này mới hành động, còn thì bỏ thời giờ lo đi tham nhũng, vơ vét của dân lành.

Mối họa BĐS tôi thấy 3 hay 4 năm trước, nhưng với họ thì khi cty BĐS sắp sửa phá sảnCXN_102512_1889_Kinh tế thật:THỊ TRƯỜNG;vs Kinh tế ảo:XHCN, bom BDS nổ tung rồi mới đưa ra biện pháp như bài báo dưới đây. Biện pháp này phải đưa ra 4 năm nay rồi. Ngày 30.11.2009, ba năm trước tôi bắt đầu có loạt bài cảnh báo nhưng họ đâu có thèm để ý đến, bây giờ thì hối hận quá muộn rồi. Đất nước này không lụn bại mới là điều lạ.

CXN_497_113009_ Nếu bạn có kiến thức này thì bạn sẽ không bao giờ mắc cạn đầu tư địa ốc khi lướt sóng..

Còn nhớ BT Trịnh Đình Dũng ngày 29.06.2012 đã tuyên bố như thế này…KT* – 852 – 062912 – Bộ trưởng Xây dựng: “Bất động sản đã chạm đáy”. Điều này chứng tỏ tầm nhìn của Bộ Trưởng ngành không khác tầm nhìn của một đứa con nít 5 tuổi.

Melbourne

26.10.2012

Châu Xuân Nguyễn

——————-

http://www.vinacorp.vn/news/bo-truong-xay-dung-bat-dong-san-trong-tinh-trang-khan-cap/ct-535464

Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp

Thứ Sáu, 26/10/2012, 08:15RSSGửi emailIn tin



So sánh bất động sản như xương sống nền kinh tế, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đặt vấn đề trình Thủ trướng thành lập nhóm chuyên trách xử lý các rào cản tạo ra giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay.
Trong buổi Đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành xây dựng bất động sản khu vực Hà Nội chiều ngày 25/10, người đứng đầu ngành Xây dựng cho rằng hiện nay khó khăn là bởi cung vượt quá xa cầu.

“Các nhà đầu tư bất động sản mới quan tâm đến thị trường cho những người giàu hoặc người có khả năng kinh tế, sản phâm là căn hộ cao cấp, chung cư cao cấp…Trong khi đó đại bộ phận người dân cần những sản phẩm khiêm tốn qui mô nhỏ, giá rẻ thì ko có. Trong khi đó nhà giá cao, chất lượng cao, quy mô lớn thì thừa nhiều.

Thực tế nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp là nhiều nhưng với thu nhập của người dân hiện nay không thể đáp ứng đc những ngôi nhà giá cao”, Bộ trưởng Dũng nói trong cuộc gặp gỡ.

Theo người đứng đầu ngành xây dựng, để giải quyết khó khăn cung vượt xa cầu này cần phải có sự quyết liệt. Cơ quan quản lý cần rà soát các dự án, còn doanh nghiệp cơ cầu lại sản phẩm của mình.

“Không phải làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

Theo bộ trưởng Dũng tính sơ bộ Hà Nội có khoảng 2000 ha đất giao cho các dự án nhưng ko phải tất cả đã được thực hiện. Ông Dũng đánh giá về quỹ đất chưa thực hiện này là “đó lại là điều may nếu tất cả thực hiện thì càng khó khăn”.

Trong quỹ đất hơn 2000 ha này, theo bộ trưởng Dũng thì nên phân loại để sắp xếp lại. Theo ông Dũng, việc cơ cấu sắp xếp lại quỹ đất này hướng tới mục tiêu cuối cùng là “phục vụ người dân, cứu nền kinh tế”. Bộ trưởng nêu rõ bốn loại phải sắp xếp lại bao gồm:

Loại một là những dự án không phải là công trình mà chưa bức thiết thì những dự án này cần dừng lại, không giải phóng mặt bằng.

Loại hai là giải phóng mặt bằng nhưng chưa san nền thì cần dừng lại, tiết kiệm đất chống lãng phí, khuyến khích nhà dầu tư phát triển đất đó làm đất nông nghiệp hoặc đất khác, có thể đem ra canh tác hay làm gì đó.

Loại ba đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng thì điều chỉnh dự án để tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên, nếu có thị trường. Cai này rất cần các địa phương tham gia. Cho chuyển đổi điều chỉnh dự án. Cần phối hợp để điều chỉnh khó khăn.

Loại bốn, đã có căn hộ mà bị ế, chưa bán được thì xem xét cân nhắc cho phép điều chỉnh chia nhỏ căn hộ ra. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có sự điều chỉnh. Trừ những khu nội đô, căn hộ cao cấp thì khu vực ven đô chia rất cần thiết. Bộ Xây dựng cùng với lãnh đạo Hà Nội quyết liệt làm điều này, cho phép điều chỉnh.

Sau khi đưa ra giải pháp được cho là cứng rắn đối với những dự án sử dụng đất không hiệu quả nêu trên, Bộ trưởng cũng trấn an doanh nghiệp rằng những diện tích đất đó sẽ không thu hồi lại nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải quyết liệt thực hiện các giải pháp.

Ông Dũng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp phải tập trung cơ cấu lại dự án của mình. Nếu không làm được thì chuyển dự án cho người khác. Cần phải quyết liệt cơ cấu lại sản phẩm để bất động sản phải đến với người dân chứ không phải làm nhà to cho đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

“Biện pháp khẩn cấp”

Trước những giải pháp về xắp xếp lại mục đích sử dụng quỹ đất và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản, tiếng nói đến từ các doanh nghiệp cho rằng muốn thực hiện như lời Bộ trưởng cũng không dễ.

Bởi để thực hiện những điều trên phải thông qua những thủ tục là những quy định đã được cấp phép. “Nay muốn xin lại có khi phải mất tới một năm. Mà một năm thì thị trường đã có những khó khăn mới”, đại diện doanh nghiệp đến từ Hải Phòng nêu kiến nghị.

Đáp lại, Bộ trưởng Dũng cho rằng: Tình trạng khẩn cấp cần những biện pháp khẩn cấp. Tình hình khẩn cấp thì can thiệp của nhà nước sẽ khác và làm thế nào tháo gỡ khó khăn nhiều hơn.

Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại: Thị trường bất động sản là xương sống nền kinh tế, nếu chúng ta để nó khó khăn sẽ kéo theo sự khó khăn chung, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Bộ trưởng Dũng đặt vấn đề nếu cần có thể thành lập nhóm chuyên trách để tháo gỡ những khó khăn, rào cản này. “Về việc này có trình lên Chính phủ để Thủ tướng ra chỉ thị”, ông Dũng nói.

Thông Chí

DÂN TRÍ

 

__._,_.___

NHỮNG BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI Trí thức NGUYỄN MẠNH TƯỜNG


 

NHỮNG BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI

 

Kính gởi:  Quí  Đại Trí .... Nhóm Giao Điểm

Đặc biệt:  Nhị Vị Dáo nhọn Trần Chung Ngọc & Nguyễn Mạnh Quang

 

1.  Trí thức NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

 

Nói tới tên ông, nhiều người Việt nghĩ ngay tới việc ông đỗ hai bằng tiến sĩ, Văn và Luật tại Montpellier, Pháp trong một năm, lúc mới 23 tuổi. Ngoài ra, người ta không nhớ ông đã làm được công nghiệp gì tương xứng với tài năng và công lao học tập! Điều đó không có chi lạ. Ông đã theo “Hồ tặc” đi kháng chiến, và kể từ lúc ấy, đời ông kể như đã đi vào ngõ cụt. Đã có quá nhiều sách báo nói về ông Nguyễn Mạnh Tường và những tháng ngày thê thảm của ông và gia đình ông, dù bản thân ông chưa phải là trái chanh đã hết nước trong tay Cộng. Nếu không đọc cuốn sách Un Excommunié do chính ông viết, chúng ta khó tưởng tượng ông “lưỡng khoa tiến sĩ” này lại bị đau nhục dưới tay “vượn người” như thế! Nhưng vì đâu nên nỗi?

Hoàn cảnh lịch sử? Lòng yêu nước, hay sự bịp bợm của cộng sản đã đưa ông vào thảm trạng?

Năm 1936, cậu thanh niên 27 tuổi, với hai bằng tiến sĩ từ mẫu quốc hồi hương, tương lai sáng rỡ như mặt trăng mặt trời. Cậu trở thành giáo sư trường Lycée du Protectorat tức trường Bưởi, rồi cậu mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự tại thủ đô Hà Nội. Khi cộng sản cướp chính quyền, cậu hào hứng hiến luôn cả hai biệt thự cho nhà nước. Kháng chiến bùng nổ, cậu không ngại gian lao, xách khăn gói vào Khu Tư, tức Thanh Hóa theo “Bác.”

Chiến tranh tạm ngừng năm 1954, nhà trí thức lúc ấy đã mỏi mệt vì những điều tai nghe, mắt thấy về Đảng và “bác”, nhưng cổ đã vướng tròng, khó bề thoát ra. Trở về Hà Nội, ông được cộng sản ấn vào tay một lô chức tước “phó”, vô danh và… vô thực luôn: Phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, phó Trưởng khoa Đại Học Sư Phạm, thành viên Hội Hữu Nghị Việt-Xô, v…v..

Đó là các chức vụ hoàn toàn có tính cách lễ nghi, không hiệu năng mà cũng chằng có thực quyền, đó là những chức vụ mà tôi chỉ là kẻ dư thừa .”

Năm 1956, có phong trào Đòi tự do, dân chủ của các báo Nhân Văn, Giai Phẩm. Báo Nhân Văn đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông vạch trần tính chất phản dân hại nước của cộng sản:
“Đảng Viên đảng Lao Động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tính thần dân chủ, xa lìa quần chúng, tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình… ”

Dĩ nhiên, ông cũng còn tin cộng sản có thể sửa đổi được, và ông đề nghị những biện pháp sửa đổi! Ngày nay, dù đã có một tay cộng sản gộc, chính tông, là Boris Yelsin bỏ đảng và tuyên bố

Cộng Sản không thể sửa đổi ”,

nhiều ông trí thức của ta vẫn tin rằng có thể dùng kiến nghị, thư ngỏ… để thay đổi chính sách của Cộng sản. Cộng sản dĩ nhiên không thèm đếm xỉa gì đến những đề nghị của ông Tường; nhưng lãnh đạo Cộng sản lại dương những con mắt cú vọ quan sát, nhằm “chiếu tướng” ông trí thức. Ngày 30 tháng 10 năm 1956, ông luật sư, giáo sư, kiêm luôn bao nhiêu chức Phó và Thành viên các hội, đọc một bài diễn văn tại cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, phân tích những khốc hại đẫm máu của việc Cải Cách Ruộng Đất, và đề ra phương hướng để tránh mắc lại! Ông Trí thức lúc ấy chắc vẫn tin là cộng sản mắc “sai lầm”, chứ không phải là chúng chủ tâm và tỉ mỉ hoạch định đủ phương kế để giết người và cướp đất ruộng. Sau bài diễn văn với những đề nghị này, nọ của ông, dây thừng quanh cổ ông được cộng sản xiết chặt lại. Bao nhiêu chức tước vớ vẩn của ông được gỡ sạch. Ông bị đưa ra đấu tố tại trường Đại Học cho học trò ông xỉ vả, mắng mỏ; ông bị ra trước Mặt Trận Tổ Quốc để các “đồng chí” của ông đấu đá. Ông bị các đảng viên đảng Xã Hội, một đảng bù nhìn do cộng sản nặn ra để trang trí cho chế độ, đấu tố ông lần chót. Ông chống trả rất can trường, với lập luận sắc bén của một luật sư có tài. Nhưng rồi ông đau khổ nhận rằng:

“Con cừu thì không thể lý luận với một con chó sói”.

Số phận ông đã được Cộng đảng quyết định: Bỏ cho chết đói giữa một sa mạc hận thù không lối thoát. Ông than thở

Tôi đã là kẻ lữ hành trong chuyến đi qua sa mạc kéo dài từ năm 1958 đến năm 1990, hơn ba mươi năm dài đằng đẵng! Chìm trong vùng cát của sa mạc tuyệt vọng làm cạn khô dòng nước mắt, tôi đã lê tấm thân bị tra tấn bởi thiếu thốn cô đơn với quả tim rướm máu bởi nỗi buồn chua cay và vị đắng của mật!” Trong ba mươi năm dài ấy, nhà trí thức sống ra sao?

Ông kể lại:

“Trước tiên, loại bỏ ngay buổi ăn sáng, một thói quen sa hoa của những người tư sản. Tiếp đến, cá thịt từ từ biến mất trong những buổi ăn trưa và tố́i. Khẩu phần cơm rau mỗi ngày một ít đi, và đến lúc mỗi ngày chúng tôi chỉ có một bát cháo để ăn. Vợ và con gái tôi ốm đi trông thấy. Bao nhiêu sáng láng đã biến mất trên khuôn mặt dài ra vì ốm đói.”

Trong cơn khốn cùng như thế, gia đình ông Tiến sĩ “may mắn” có được một con gà mái “mắn đẻ một cách đáng ngạc nhiên ”. Mỗi ngày con gà cho một trái trứng, và mỗi người trong gia đình thay phiên nhau hưởng. Muốn cho gà đẻ trứng, thì phải cho nó ăn. Khốn nỗi người còn sắp chết đói, lấy đâu gạo, bắp cho gà! Nhà trí thức ‘phát huy sáng kiến’:

“mỗi ngày, vào lúc hoàng hôn, khi chợ đã vắng người mua bán, tôi lượn quanh để lén nhặt những mảnh rau vụn, tránh không để người qua đường nhìn thấy, mang về nuôi nó”

Thê thảm không còn gì để nói! Nhưng con gà, dù mắn đẻ, tất cũng không nuôi sống nổi cả gia đình của ông tiến sĩ. Ông phải đau khổ, năn nỉ những kẻ có tiền để họ mua những thứ ông có thể vơ vét ở trong nhà: sách vở, quần áo của ông, son phấn , tóc giả của bà, muỗng nĩa trong bếp… Giống hệt tình cảnh của toàn dân miền Nam năm 1975 khi được cộng “giải phóng.” Ba mươi năm vật lộn mỏi mòn, chỉ để khỏi chết đói!

Cộng sản đã trả công cho sự nhiệt thành và công lao hạn mã của ông bằng cái đói và nhục. Nhiệt thành, say sưa, vì khi Cộng mới nổi lên, ông đã đem tất cả nhà cửa hiến dâng cho đảng. Công lao hãn mã, vì ông đã lặn lội sang tận thủ đô Bruxelles của Bỉ, năm 1956, đem tài hùng biện, chứng minh với Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ thế giới, là Bắc cộng có “chính nghĩa” khi dùng súng đạn để “giải phóng miền Nam ” Nhưng xem tư cách và sự phản ứng can trường của ông trong suốt 30 năm bị cộng mưu dìm cho chết, chúng ta ngậm ngùi thương ông hơn là oán giận. Ông đã lạc đường vào lịch sử và bị vây bọc trong hoàn cảnh khó khăn. Không khuất phục được ông, bọn cộng vô học ghen, tức, đầy đọa và hạ nhục ông.

So sánh với những anh “trí thức” hải ngọai ngày nay, từng kinh hoàng bỏ chạy khi cộng sản tới, lại được chứng kiến sự tan rã tận gốc của cái chủ thuyết giết người tàn độc, mà vẫn xun xoe đưa đầu cho cộng sai khiến, chúng ta phải kinh ngạc về sự “khả úy” của các “trí thức” hậu sinh. Ông Nguyễn Mạnh Tường có lẽ đã trả được mối thù với bọn việt cộng bằng cách mô tả sự tàn độc của chúng trong hai cuốn Hồi Ký mà ông để lại cho đời.

Ông đã thảnh thơi từ giã cuộc đời ngày 13 tháng 6 năm 1997.

 

 

 

 

 

2.  Trí thức DƯƠNG QUỲNH HOA

 

Bà Dương Quỳnh Hoa sinh trưởng trong tầng lớp thượng lưu của xã hội Việt Nam. Bà theo học y khoa tại Saigon rồi sang Pháp năm 1948 học tiếp và đỗ bác sĩ năm 1953. Ăn phải bả Cộng sản, bà liên lạc với Cộng sản Pháp, gia nhập cộng đảng vào cuối thập niên 1950 và hoạt động cho Cộng trong thời gian ở Pháp từ 1948 đến 1954. Sau 1954, bà về Saigon nằm vùng và do thám cho cộng. Năm 1960, được bọn Bắc cộng giựt dây, bọn theo cộng miền Nam thành lập Mặt Trận Giải Phóng. Bà Hoa là một sáng lập viên của cái Mặt Trận này. Năm 1968, sau vụ đại bại của cộng quân, mụ cùng chồng trốn ra bưng với Việt cộng, và được cho làm Bộ Trưởng Y Tế. Trong thời gian ở trong bưng, đứa con trai nhỏ của mụ đã chết vì bệnh sưng màng não. Chồng bà là Huỳnh Văn Nghị được cộng dụ dỗ cho nhập Đảng; nhưng ông Nghị nhận rõ bộ mặt thật của bọn giải phóng, nên tìm cách khước từ “vinh dự” đó. Năm 1975, sau khi chiếm được Miền Nam, bọn Bắc Cộng ra tay xóa sổ cái Mặt Trận Giải Phóng.

Những anh chị trót bán linh hồn cho quỷ trong Mặt Trận, như các anh Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như Tảng… và bọn lủng lẳng đứng giữa như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung… đều vỡ mặt, tẽn tò như một lũ con nít bị lừa không được ăn kẹo! Chính bà Hoa sau này đã thú nhận việc đi theo Cộng là một ảo tưởng chính trị trong đời bà. Ngày 17 tháng 10 năm 1996, khi được tờ báo Far Eastern Economic Review phỏng vấn:

“ Quel est l’évenement le plus marquant pendant les 50 années passées?”

Bà trả lời:

“L’effondement du mur de Berlin qui a mis un term à la “grande illusion”

dịch tạm: Biến cố nào được kể là nổi bật nhất trong 50 năm qua?

Bà DQH: Đó là sự sụp đổ bức tường Bá Linh và chấm dứt một “ảo tưởng lớn ”

Khi được Stanley Karnow phỏng vấn về sự thất bại của cộng sản Việt nam, bà nói:

“Tôi đã là người cộng sản cả đời tôi. Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của nó, quản trị kém, tham nhũng, đặc quyền, áp chế, lý tưởng của tôi đa hết ”.[I have been a communist all my life, but now I’ve seen the realities of Communist, and it is a failure - mismanagement, corruption, repression. My ideals are gone”]

Cuối thập niên 1970, bà nói với Nguyễn Hữu Thọ:

“Tôi và anh chỉ là những kẻ bù nhìn, là những món đồ trang sức rẻ tiền. Chúng ta không thể nào phục vụ một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ.”

Khi được phỏng vấn về bọn lãnh đạo Việt cộng, bà lạnh lùng trả lời:

“Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản”.

Trong những câu bà Hoa nói trên, chúng ta nên chú ý đến câu

“Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản…”

Đó chính là một lời thú nhận là:

dù học hành nhiều như bà, được sống trong một nước tự do như nước Pháp, có thừa phương tiện tìm hiểu, nghiên cứu, bà đã không biết gì về chủ nghĩa cộng sản!

Ngày 25/2/2006, người nữ cán bộ cộng sản đã góp công không nhỏ cho cộng sản đặt cái ách khốn cùng trên đầu đồng bào của bà, lặng lẽ bị các oan hồn chết vì giặc cộng, đưa về trước Diêm Vương để nghe phán xét tội lỗi. Cái bạo quyền bà đã hy sinh hết tuổi thanh xuân và tài năng để dựng nên nó, không có được một lời nói về bà. Mang “ảo tưởng ”, tự hiến mình làm “bù nhìn, đồ trang sức rẻ tiền ”, “ không biết sự thật về cộng sản mà vẫn theo chúng” thì kết quả đương nhiên chỉ có như thế.

Các vị trí thức tiền bối như Nguyễn Mạnh Tường, Dương Quỳnh Hoa, do hoàn cảnh lịch sử hoặc do sai lầm nhất thời, đã có lúc theo cộng hay thân cộng. Nhưng khi nhận rõ bộ mặt phản dân hại nước của cộng sản, họ đã có phản ứng quyết liệt. Trí thức Nguyễn Manh Tường đã dõng dạc tuyên bố:

Tôi không hề tham gia mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía nhân dân, chứ không đứng về phía nhà cầm quyền.”

Ông cũng đã can đảm nhận chịu 30 năm đọa đầy thê thảm chứ không đầu hàng cộng. Khi thoát khỏi sự kiềm chế của Cộng sản, ông đã viết hai cuốn sách:

(1) Un Excommunié – http:// http://www.ethongluan.org/

(2) Une Voix Dans La Nuit http://www.viet.rfi.fr/vi%C3%AAtnam/20110918-plan-vii-nguyenmanh-tuong-tieu-thuyet-une-voix-dans-la-nuit-ii-van-de-tri-thuc-v , bày tỏ lập trường của trí thức, và mô tả sự xấu xa tàn độc của Cộng sản. Cuốn Une Voix Dans La Nuit, [chưa xuất bản, được bà Thụy Khuê trích dẫn và bình luận trong Website của RFI] viết về về sự thiết lập chế độ ác ôn cộng sản ở Việt Nam. Ông viết xong vào năm 1993, lúc đã 85 tuổi, chứng tỏ ông trí thức vẫn nặng lòng vì đất nước. Bà Dương Quỳnh Hoa cũng dứt khoát vứt bỏ mọi ưu tiên mà chế độ dành cho bà, để quay về vị trí của người trí thức.

Những trí thức nói trên, nhất là tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, vẫn còn lưu lại trong lòng chúng ta sự ngậm ngùi thương tiếc.

 

BXCanh

Làm ăn thua lỗ, đại gia ào ào đi điều trị tâm thần


 

Làm ăn thua lỗ, đại gia ào ào đi điều trị tâm thần


Vietnamnet –  Thứ sáu, ngày 09 tháng mười một năm 2012



“Chưa bao giờ thấy bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, tâm thần do công việc làm ăn lại nhiều như năm nay”.

 

Bác sĩ Lê Hiếu, Phó khoa Khám, Bệnh viện Tâm thần cơ sở Chợ Quán TP.HCM đã nhận định như vậy.

Theo bác sĩ Hiếu, mỗi ngày mình khám khoảng 40 bệnh nhân, có tới 8 người trong số đó nguyên nhân phát bệnh liên quan tới tiền bạc, kinh doanh.

Thạc sĩ – bác sĩ Chu Thị Dung, làm việc tại khoa Khám của bệnh viện này cũng công nhận như vậy.

Nhiều người rối loạn tâm thần, có xu hướng tự tử

Bác sĩ Dung vừa thăm khám cho bà Trần Thị H., 52 tuổi, ở tận Thành phố Đà Lạt. Bà H. kể nhà mình có cơ sở sản xuất bột giặt. Năm nay làm ăn khó khăn, công nợ nhiều.

Tiền mua nguyên liệu bà H. trả theo kiểu gối đầu, chờ khi bỏ mối được hàng mới lấy tiền đó thanh toán.

Ai ngờ mọi chuyện không suôn sẻ, bột giặt sản xuất ra không bán được, một số nơi trước đây là đại lý của gia đình bà thu nhỏ mô hình kinh doanh, không lấy mặt hàng của cơ sở bà nữa.

Bác sĩ Dung đang thăm khám cho bà H., chủ cơ sở sản xuất bột giặt - Ảnh: Thanh Huyền


Bà H. đang nợ tiền lương công nhân tới 3 tháng, phía cung cấp nguyên liệu cũng hối thúc đòi tiền liên tục.

“Cả tháng nay rồi tôi gần như thức trắng. Để giải quyết mọi chuyện êm xuôi tôi phải “quay” ra được 20 tỷ đồng. Tài sản, nhà cửa thế chấp hết rồi, tiền nong thất thoát. 6 tháng nay, mỗi tháng tôi lỗ 3 trăm triệu.

Nhiều khi mệt quá, thiếp đi, tôi nằm mơ người ta kéo tới đòi nợ nên hoảng hốt ngồi bật dậy. Chỉ trong 1 tháng tôi sụt 5 kg. Ông xã và các con khuyên tôi nên về TP.HCM khám bác sĩ tâm lý, tâm thần để được tư vấn”, bà H. tâm sự.

Bác sĩ Lê Hiếu cũng vừa gặp một trường hợp tự tử bất thành do… thiếu nợ.

Đó là anh Nguyễn Đức T., 45 tuổi, ngụ tại quận 6, TP.HCM.

Anh T. làm nghề chạy xe ba gác, bị công an giữ xe nên thất nghiệp, nợ nần. Lãi mẹ đẻ lãi con lên tới con số hơn 200 triệu là quá lớn với người dân lao động chân tay.

Biết chẳng cách nào trả được nợ, xin việc không ai nhận, một phần vì anh không bằng cấp, phần thứ hai những chỗ vừa với sức anh lại đang thừa người, muốn tinh giảm bớt nhân công.

Lo lắng vì không xin được việc làm, ngày nào cũng có người đến chửi bới, uy hiếp đòi nợ khiến anh T. có ý định kết liễu cuộc đời để…giải thoát.

Rất may ý định tự tử của T. không thành công, được vợ con phát hiện, đưa đi khám tâm thần.

Tại bệnh viện, anh T. chia sẻ người lúc nào cũng mệt mỏi, mất ngủ. Anh từng mua thuốc thảo dược về uống nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.

Đại gia ngại bệnh viện, chọn khám tư

Đa số những người làm ăn kinh doanh cá thể nhỏ mới tới bệnh viện để khám tâm thần, còn các đối tượng đại gia, giàu có, bị rối loạn tâm thần vì công chuyện làm ăn ngại không tới bệnh viện mà tới phòng mạch tư (vì sợ điều tiếng).

Đó là trường hợp của bà Trần Thị M., 50 tuổi, ngụ tại Đồng Nai. Vợ chồng bà M. mỗi người có một công ty về kinh doanh đồ nội thất. Công ty của chồng chuyên về đồ nhập khẩu, còn vợ phụ trách mảng hàng nội địa.

Thuyền to sóng lớn. Nhìn cơ ngơi vợ chồng bà M. xây dựng ai cũng phải trầm trồ thán phục, hệ thống cửa hàng ở TP.HCM, Đồng Nai, lên tận Đà Lạt, ra cả Nha Trang, Đà Nẵng.

Tính sơ sơ bà M. đang tạo công ăn việc làm cho mấy trăm nhân viên. Ấy vậy mà cách đây không lâu bà M. đi xe hơi tới phòng mạch của một bác sĩ tại TP.HCM để xin tư vấn về rối loạn tâm thần. Nghe bà M. tâm sự, vị bác sĩ cũng phải toát mồ hôi: “Tôi lo lắm bác sĩ ơi, chỉ trong vài tháng mà tóc tôi bạc trắng. Khoảng 2 năm nay, mỗi tháng tôi lỗ 1 tỷ đồng.

Tài sản, nhà cửa, xe hơi thế chấp ngân hàng để lấy vốn làm ăn. Trước kia, sau khi định giá tài sản, ngân hàng cho công ty tôi vay 60 tỷ. Nay bất động sản xuống dốc, tài sản bị định giá lại, chỉ còn vay được phân nửa số cũ.

Tôi đi vay bạn bè 30 tỷ để bù vào số tiền 60 tỷ bị hụt để tiếp tục vận hành công ty. Nội tiền trả lãi cho ngân hàng và bạn bè mỗi tháng cũng đủ làm tôi…chóng mặt.

Nếu bây giờ chỉ sơ sảy một chút là sự nghiệp vợ chồng tôi gây dựng 30 năm nay sẽ mất trắng. Đó là chưa kể con cái đang du học bên Mỹ sẽ dang dở giữa đường…”.

Trước mặt bác sĩ là một người phụ nữ ăn mặc sang trọng, đeo trang sức kim cương loá mắt nhưng đôi mắt dù đã trang điểm vẫn không giấu được nét thâm quầng vì thiếu ngủ.

Chồng bà M. cho biết vợ mình đang bị hoảng loạn thực sự. Bà M. căng thẳng tới mức không ăn được cơm, đêm tới cứ ngồi nhìn tường tròng trọc. Sức khoẻ suy sụp khiến bà không thể tiếp tục điều hành công việc do mất tập trung.

Tất cả các triệu chứng của những bệnh nhân nói trên được gọi chung là rối loạn lo âu.

Theo bác sĩ Chu Thị Dung, sau khi được bác sĩ chia sẻ, tư vấn, bệnh nhân sẽ được kê toa cho dùng thuốc chống lo âu.

Còn bác sĩ Lê Hiếu lại cảnh báo nếu không được điều trị và người thân quan tâm, chia sẻ, các bệnh nhân bị mắc hội chứng nói trên có nguy cơ tự tử rất cao.

Trên thực tế, bác sĩ Hiếu đã gặp không ít trường hợp các doanh nhân do công việc làm ăn không suôn sẻ, trong cơn bấn loạn đã tìm cái chết để giải thoát.

“Những đối tượng tâm thần liên quan tới chuyện làm ăn năm nay nhiều lắm, từ người kinh doanh chân chính cho tới phi pháp, buôn lậu. Có bệnh nhân vay nặng lãi, nợ nần tới vài tỷ bạc, bị xã hội đen đuổi giết, chấn động tâm lý cũng tới bệnh viện để được điều trị”, bác sĩ Hiếu cho biết. 

 

Ấp Chiến Lược Của Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa


Subject: Ấp Chiến Lược Của Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa

 
 
Những ai đã sống vào thời tổng thống Ngô Đình Diệm đều nhớ rằng ông Diệm xây dựng ấp chiến lược theo cách thức của một tướng người Anh Stewart (?) sau khi ông tướng này thành công trong việc tách rời du kích cộng sản với dân lành ở Mã Lai và đã tiêu diệt hết du kích cộng sản.
Sau khi giết anh em ông Diệm, tên Việt gian Dương Văn Minh tức thì phá bỏ ấp chiến lược để cộng sản dẽ hoạt động, đưa đến việc mất miền Nam.

Ấp ChiếnLược
Của Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa; NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng, một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một cách trung thực.
Vậy, để lớp trẻ sau này, còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng; bởi vậy, nên người viết xin phép tác giả Nguyễn Đức Cung để được trích đoạn trong bài:
Xây dựng ấp chiến lược
Bộ sưu tập tem Ấp Chiến Lược phát hành ngày 26/10/1962
"Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu Thân, những hệ lụy trong chiến tranh Việt Nam" như sau:
 
1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược.
Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong Chính Sách An Dân của mình.
 
Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.
 
Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể, hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là hệ thống khu trù mật và ấp chiến lược được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
 
Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:
 
"Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tỉnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho.
 
Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân." [9]
 
 
Thành phố đổ nát
Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Cộng Hòa đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào Nam, và sau đó, để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền Nam.
 
Trong cuốn sách Chính sách cải cách ruộng đất Việt-Nam (1954-1994), tác giả Lâm Thanh Liêm đã viết về Khu trù mật như sau: "Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống vì ở trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:
 
* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).
 
* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một Bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).
Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).
 
* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.
* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.
 
* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...)
 
Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.
 
Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh."
Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản".
 
Và kế đến, người viết cũng xin phép tác giả Trần An Phương Nam: Gia đình CB/XDNT Bắc Cali, để cũng được trích đoạn trong bài:
 
"Từ quốc sách Ấp Chiến Lược đến chương trình Xây dựng Nông Thôn" như sau:
 
"Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến hay vận động chiến v.v...
 
Nắm vững được sách lược của địch. Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt.
 
 Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.
 
Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!"
 
Trên đây, là những trích đoạn đã viết về Ấp Chiến Lược, của hai vị tác giả Nguyễn Đức Cung và Trần An Phương Nam; riêng người viết bài này, trước đây, cũng đã có viết qua bài: Những Mùa Xuân Qua có một đoạn về Ấp Chiến Lược như sau:
 
Mô hình của một Ấp Chiến Lược:
Tại quê tôi, ấp chiến luợc là những vòng đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba cạnh. Còn vòng rào là những tấm gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc.
 
 Ngoài ra, dân lành còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi ở bìa vuờn, để ngăn bước chân của Việt cộng nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được "la làng" thì càng thích hơn nữa.
 
Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật vui, tôi nhớ dân quê tôi còn "phát minh" ra phong trào đánh mõ và la làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm theo chỉ một tiếng.
 
Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là Việt cộng nằm vùng xuất hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời đồng thanh la làng: “Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng”; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng.
 
Chính vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ nhớ tên hai nguời là Duơng Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một con chó thì họ sẽ la to: "Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa", thì dân làng họ mới thôi đánh mõ.
 
Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà có lẽ còn hai "nạn nhân" trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vuớng phải dây và thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: “Đứng im”; lúc ấy có tiếng cả hai xưng tên và nói: "Tụi em đây, xin các anh đừng bắn".
 
Nhưng lúc ấy, dân làng đã đèn đuốc sẵn sàng, hai nguời mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai nguời đều có gia đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại. Cô gái vuớng thùng năm xưa hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi.
 
Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm; ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con chó, con mèo vuớng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: "Chó vuớng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa" các anh cứ la, còn chúng tôi thì vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để đuợc đánh mõ đâu.
 
Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược:
Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ "Cổng Làng" của Thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết:
"Chiều hôm đón mát cổng làng
Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi
Đồng quê vờn lượn chân Trời
Đường quê quanh quất bao người về thôn
Ráng hồng lơ lững mây son
Mặt trời thức giấc véo von chim chào
Cổng Làng rộng mở ồn ào
Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"
Như vậy, từ thưở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: "Mặt Trời thức giấc véo von chim chào" thì "Cổng làng rộng mở ồn ào" để cho những "Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"; huống thay là trong thời chiến tranh, lúc cái "Mặt trận giải phóng miền Nam" do cộng sản Hà Nội cho ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một cách dễ dàng.
 
Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân 1964, đầy khói lửa, hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ đã biết rất rõ về cái gọi là “Giải phóng miền Nam “ vì cũng những người trong làng trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là "Giải phóng miền Nam", nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản, chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng - gánh con thơ tìm đường chạy trốn.
 
Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn; riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn, nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ Tiên Giang Hạ.
 
Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương.
 
Vì vậy, một lần nữa, người viết muốn lập lại là chỉ mong ước để cho lớp trẻ sau này còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng.
 
Pháp quốc, 20/10/2011
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link