Saturday, November 10, 2012

Tầm nhìn không tới 1 gang tay của DCS khi vận hành kinh tế: Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp



Xin phổ biến rộng rãi

 
CXN_102612_1891_NHNN có “từ bỏ thói quen che đậy nợ xấu vốn tồn tại hàng chục năm qua và coi đó là sự minh bạch cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.” hay không ???


CXN_102612_1890_Tầm nhìn không tới 1 gang tay của DCS khi vận hành kinh tế: Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp


 
Nếp sống phồn thịnh của dân Saigon trước khi bị bọn quỷ đỏ cướp đi mất, Sgn 1966~1968

—————————

Châu Xuân Nguyễn

Tôi nói tầm nhìn không tới một gang tay là vì chĩ khi nào biến cố xẩy ra rồi, xảy ra ngay trước mắt thì mấy tay vượn đỉnh cao trí tuệ này mới hành động, còn thì bỏ thời giờ lo đi tham nhũng, vơ vét của dân lành.

Mối họa BĐS tôi thấy 3 hay 4 năm trước, nhưng với họ thì khi cty BĐS sắp sửa phá sảnCXN_102512_1889_Kinh tế thật:THỊ TRƯỜNG;vs Kinh tế ảo:XHCN, bom BDS nổ tung rồi mới đưa ra biện pháp như bài báo dưới đây. Biện pháp này phải đưa ra 4 năm nay rồi. Ngày 30.11.2009, ba năm trước tôi bắt đầu có loạt bài cảnh báo nhưng họ đâu có thèm để ý đến, bây giờ thì hối hận quá muộn rồi. Đất nước này không lụn bại mới là điều lạ.

CXN_497_113009_ Nếu bạn có kiến thức này thì bạn sẽ không bao giờ mắc cạn đầu tư địa ốc khi lướt sóng..

Còn nhớ BT Trịnh Đình Dũng ngày 29.06.2012 đã tuyên bố như thế này…KT* – 852 – 062912 – Bộ trưởng Xây dựng: “Bất động sản đã chạm đáy”. Điều này chứng tỏ tầm nhìn của Bộ Trưởng ngành không khác tầm nhìn của một đứa con nít 5 tuổi.

Melbourne

26.10.2012

Châu Xuân Nguyễn

——————-

http://www.vinacorp.vn/news/bo-truong-xay-dung-bat-dong-san-trong-tinh-trang-khan-cap/ct-535464

Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp

Thứ Sáu, 26/10/2012, 08:15RSSGửi emailIn tin



So sánh bất động sản như xương sống nền kinh tế, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đặt vấn đề trình Thủ trướng thành lập nhóm chuyên trách xử lý các rào cản tạo ra giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay.
Trong buổi Đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành xây dựng bất động sản khu vực Hà Nội chiều ngày 25/10, người đứng đầu ngành Xây dựng cho rằng hiện nay khó khăn là bởi cung vượt quá xa cầu.

“Các nhà đầu tư bất động sản mới quan tâm đến thị trường cho những người giàu hoặc người có khả năng kinh tế, sản phâm là căn hộ cao cấp, chung cư cao cấp…Trong khi đó đại bộ phận người dân cần những sản phẩm khiêm tốn qui mô nhỏ, giá rẻ thì ko có. Trong khi đó nhà giá cao, chất lượng cao, quy mô lớn thì thừa nhiều.

Thực tế nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp là nhiều nhưng với thu nhập của người dân hiện nay không thể đáp ứng đc những ngôi nhà giá cao”, Bộ trưởng Dũng nói trong cuộc gặp gỡ.

Theo người đứng đầu ngành xây dựng, để giải quyết khó khăn cung vượt xa cầu này cần phải có sự quyết liệt. Cơ quan quản lý cần rà soát các dự án, còn doanh nghiệp cơ cầu lại sản phẩm của mình.

“Không phải làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

Theo bộ trưởng Dũng tính sơ bộ Hà Nội có khoảng 2000 ha đất giao cho các dự án nhưng ko phải tất cả đã được thực hiện. Ông Dũng đánh giá về quỹ đất chưa thực hiện này là “đó lại là điều may nếu tất cả thực hiện thì càng khó khăn”.

Trong quỹ đất hơn 2000 ha này, theo bộ trưởng Dũng thì nên phân loại để sắp xếp lại. Theo ông Dũng, việc cơ cấu sắp xếp lại quỹ đất này hướng tới mục tiêu cuối cùng là “phục vụ người dân, cứu nền kinh tế”. Bộ trưởng nêu rõ bốn loại phải sắp xếp lại bao gồm:

Loại một là những dự án không phải là công trình mà chưa bức thiết thì những dự án này cần dừng lại, không giải phóng mặt bằng.

Loại hai là giải phóng mặt bằng nhưng chưa san nền thì cần dừng lại, tiết kiệm đất chống lãng phí, khuyến khích nhà dầu tư phát triển đất đó làm đất nông nghiệp hoặc đất khác, có thể đem ra canh tác hay làm gì đó.

Loại ba đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng thì điều chỉnh dự án để tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên, nếu có thị trường. Cai này rất cần các địa phương tham gia. Cho chuyển đổi điều chỉnh dự án. Cần phối hợp để điều chỉnh khó khăn.

Loại bốn, đã có căn hộ mà bị ế, chưa bán được thì xem xét cân nhắc cho phép điều chỉnh chia nhỏ căn hộ ra. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có sự điều chỉnh. Trừ những khu nội đô, căn hộ cao cấp thì khu vực ven đô chia rất cần thiết. Bộ Xây dựng cùng với lãnh đạo Hà Nội quyết liệt làm điều này, cho phép điều chỉnh.

Sau khi đưa ra giải pháp được cho là cứng rắn đối với những dự án sử dụng đất không hiệu quả nêu trên, Bộ trưởng cũng trấn an doanh nghiệp rằng những diện tích đất đó sẽ không thu hồi lại nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải quyết liệt thực hiện các giải pháp.

Ông Dũng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp phải tập trung cơ cấu lại dự án của mình. Nếu không làm được thì chuyển dự án cho người khác. Cần phải quyết liệt cơ cấu lại sản phẩm để bất động sản phải đến với người dân chứ không phải làm nhà to cho đẹp hình ảnh doanh nghiệp”

“Biện pháp khẩn cấp”

Trước những giải pháp về xắp xếp lại mục đích sử dụng quỹ đất và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản, tiếng nói đến từ các doanh nghiệp cho rằng muốn thực hiện như lời Bộ trưởng cũng không dễ.

Bởi để thực hiện những điều trên phải thông qua những thủ tục là những quy định đã được cấp phép. “Nay muốn xin lại có khi phải mất tới một năm. Mà một năm thì thị trường đã có những khó khăn mới”, đại diện doanh nghiệp đến từ Hải Phòng nêu kiến nghị.

Đáp lại, Bộ trưởng Dũng cho rằng: Tình trạng khẩn cấp cần những biện pháp khẩn cấp. Tình hình khẩn cấp thì can thiệp của nhà nước sẽ khác và làm thế nào tháo gỡ khó khăn nhiều hơn.

Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại: Thị trường bất động sản là xương sống nền kinh tế, nếu chúng ta để nó khó khăn sẽ kéo theo sự khó khăn chung, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Bộ trưởng Dũng đặt vấn đề nếu cần có thể thành lập nhóm chuyên trách để tháo gỡ những khó khăn, rào cản này. “Về việc này có trình lên Chính phủ để Thủ tướng ra chỉ thị”, ông Dũng nói.

Thông Chí

DÂN TRÍ

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link