Tuesday, November 6, 2012

TOÀN CẢNH BỨC TRANH “ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN TÀU ĐỎ “ CỦA CSVN



KÍnh Chuyển
MG


 

TOÀN CẢNH BỨC TRANH  

“ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN TÀU ĐỎ “ CỦA CSVN

MƯỜNG GIANG

 

 

            Có một điều mai mĩa lớn nhất của lịch sử trong thế kỷ XX, mà tới nay chắc là nhiều nguời vẫn không ngờ tới : Ðó là chính Trung Cộng mới thật sự bị thảm bại trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1960-1975) chứ không phải Hoa Kỳ, cho dù những hình ảnh nhục nhã của siêu cường được lưu hành khắp báo chí thế giới, qua chân dung của John Gunther Dean, Ðại sứ Mỹ tại Kampuchia ôm lá cờ cuốn trong túi ny lông chạy trối chết khỏi Nam Vang hay những trực thăng bị xô xuống biển Ðông khi di tản từ Sài Gòn ra Ðệ Thất Hạm Ðội vào những ngày cuối tháng 4-1975.

 

            Thật khác hẳn với những gì mà chúng ta đã đọc được trong hầu hết sách báo cộng sản hay tây phương phổ biến từ trước tới nay luôn đề cao tới tình đồng chí đồng rận, sông liền sông núi liền núi giữa hai nước Trung-Việt, mặt thật chỉ là những huyền thoại dõm lấy vải thưa che mắt thiên hạ mà thôi. Ðây là câu chuyện lịch sử bi thảm nhất mà thượng đế đã dành cho số kiếp và thân phận dân tộc Việt, khiến cho nước ta phải có chung biên giới với Tàu, để chúng đời đời luôn khắc sâu trong tim óc ‘ là nhất định phải biến VN thành một quận huyện ‘ như đã từng làm không ngơi nghĩ từ mấy ngàn năm về trước.

 

             Một bí mật khác cũng đã được báo chí phổ biến cho biết “ vào tháng 4-1972 khi Tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh cầu thân với Tàu đỏ, được Mao Trạch Ðông đem công hàm bán đảo, do Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 làm bằng chứng “, để phản đối việc tàu Hoa Kỳ vi phạm lảnh hải quần đảo Hoàng Sa của chúng (?).Còn Kissinger thì xảo quyện hơn, khi viết hồi ký về chuyến đi đó, đã không hề thắc mắc hay nhắc tới một chữ về việc Trung Cộng đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Trường Sa, dù cả hai đều biết “ các quần đảo này của VNCH. Từ đó, Nixon ra lệnh cho hạm đội 7 tại Thái Bình Dương phải ở xa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đúng 12 hải lý như Trung Cộng đã quyết định.

 

            Ngày 11-1-1973 Trung Cộng công khai tuyên bố chủ quyền trên toàn thể các đảo của VN trong biển Ðông. Ngày 26-12-1973 Bắc Kinh bắt đầu thương thuyết việc khai thác dầu khí tại vịnh Bắc Việt với Ý Ðại Lợi. Tháng 1-1974 giặc Tàu xua hải lục không quân chiếm Hoàng Sa và dù Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trực tiếp yêu cầu Bộ Quốc Phòng Mỹ giúp nhưng Mỹ lại ra lệnh Hạm Ðội 7 không can thiệp, kể cả cấm vớt các chiến sĩ hải quân VNCH lâm nan trong cuộc hải chiến trên, dù lúc đó hai bên vẫn còn là đồng minh đồng đội.

 

            Xưa nay người Tàu luôn bị ám ảnh về sự lớn mạnh và hợp nhất của nước Việt ở Nam phương. Sự thù hận càng thêm nung nấu và chất ngất, trước hai biến cố lịch sử : Tháng 7-1954 VN thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và 30-4-1975 CSVN cưởng chiếm được Miền Nam VN. Ðó cũng là lý do từ năm 1960, dù là đồng chí nhưng Tàu đỏ đã bố trí hơn 20000 quân dọc theo biên giới Hoa-Lào để canh chừng VC xé rào đi chếch hướng của một tên lính tiền phương đang làm nghĩa vụ XHCN.

 

            Muôn đời Trung Hoa dù ở chế đo nào, phong kiến, quân chủ. dân quốc hay cộng sản.. thì lập trường trước sau cũng vẫn theo đuổi hai chiến lược cố hữu, dành cho sự ổn định và an ninh lảnh thổ của đất nước mình : ‘ Canh chừng bọn Man Di (Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Cao Ly) ở phía Bắc và ra oai trừng phạt hay nuốt chửng các nước nhỏ ở nam phương (Ðại Việt, Lào, Chiêm Thành, Cao Mên, Thái Lan, Miến Ðiện) . Năm 1949 Mao chiếm được Hoa lục, ngoài bộ mặt son phấn cách mạng vô sản đồng môn đồng chí hào nhoáng bên ngoài nhưng thực chất vẫn theo đuổi chính sách thực dân tự ngàn xưa, là phải tìm đủ mọi cách và cơ hội để Hán hóa và chiếm cho được VN, luôn được người Tàu bao đời coi như một đối thủ mạnh nhất trong vùng.

 

            Ngược lại CSVN, ngay từ lúc còn trong trứng nước vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX cho tới đại hội đảng bất thường lần thứ 6 vào đầu tháng 10-2012, từ Hồ Chí Minh tới tập đoàn cầm quyền Trọng-Sang-Dũng và hầu hết các chóp bu trong bộ chính trị và trung ương đảng “ đời đời biết ơn và luôn giữ sự thờ kính với Trung Cộng “. Ðiều này cũng không có gì lạ vì hầu hết các cán bộ lớn nhỏ của cộng đảng VN trước khi sang Liên Xô học hỏi kỹ thuật bán nước giết dân tại Ðông Phương Hồng, đều đã trải qua thời gian huấn luyện quân sự và chính trị tại Hoa Lục.

 

            Ngày nay nhờ sự bạch hoá của nhiều văn khố trên thế giới và nhất là sự tiết lộ của Tàu đỏ, cho thấy dã tâm của Trung Cộng qua cái gọi là ‘ đồng chí XHCN hay 4 tốt 16 chữ vàng ‘ thực chất chỉ là lợi dụng xương máu của người VN qua bình phong ‘ sát cánh anh em chung ý thức hệ cộng sản ‘ , để bảo vệ dùm biên giới phía nam của chúng. Năm 1968 sử gia Pháp Francois Joyaux đã dựa vào tài liệu lưu trữ trong văn khố kết luận “ sự có mặt lần đầu tiên của Mao tại hội nghị Geneve 1954, đã chứng tỏ sự quan tâm lớn lao tới tình hình Ðông Dương thời đó của Trung Cộng. Còn Paul Mus một học giả Pháp chuyên nghiên cứu về VN, vào năm 1965 đã viết ‘ Sở dĩ Mao nhượng bộ Pháp tại hội nghị Geneve 1954, mục đích cũng chỉ muốn ngăn chận sự thống nhất của VN cũng như không cho CSVN thống trị toàn thể bán đảo này ‘.

 

            Do đó suốt thời gian Bắc Việt xâm lăng VNCH (1960-1975), Trung Cộng luôn luôn tìm đủ mọi cách để cắt nhỏ ba nước Việt, Miên và Lào thành các mảnh vụn. Mãi tới sau ngày 2 tháng 11-1963, khi người Mỹ (qua tay tướng lãnh VNCH) đã giết được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, để tự do lèo lái cuộc chiến VN theo ý mình, qua các cuộc dội bom Bắc Việt 1964, ào ạt đổ hơn nữa triệu quân vào năm 1965 giúp VNCH, cuối cùng bỏ chạy vào ngày 30-4-1975. Chính các biến cố trên khiến cho Trung Cộng lo sợ Mỹ sẽ chiếm Bắc Việt để làm bàn đạp giúp Ðài Loan (lúc đó là Ðồng Minh của Hoa Kỳ) để tấn công mặt nam tái chiếm nước Tàu.

 

            Ðây mới là lý do quan trọng nhất để Trung Cộng sẳn sàng hy sinh mọi thứ, chẳng những dồn hết nhân vật lực hổ trợ cho Hà Nội, mà còn ra lệnh cho các đàn em Lào và Cao Miên cho Hồ Chí Minh sử dụng hành lang của hai nước này tại biên giới để Bắc Việt làm đường mòn. chuyển quân trang quân dụng vào xâm lăng VNCH. Tóm lại đời đời Trung Cộng vẫn coi Việt Cộng như là một phương tiện không hơn không kém để đạt cứu cánh của riêng mình.

 

            Mãi tới cuối thập niên 70 , quyền sinh sát toàn dân và non nước Việt vẫn nằm trong tay đảng CS, do một thiểu số ủy viên già nua thất học trong cái gọi là bộ chính trị VC được bầu bán từ năm 1960 gồm Hồ chí Minh, Duẩn, Giáp, Ðồng, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Hoan, Lê Ðức Tho, Trường Chinh.. trong số này Hoàng Văn Hoan và Trường Chinh theo Tàu Ðỏ ra mặt. Sự tranh dành quyền lực đảng sau bức màn đỏ rất quyết liệt sắt máu, giữa hai phe Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp, vì được bưng bít kỹ cho nên người ngoài ít ai biết được. Sinh thời HCM luôn coi trọng Giáp hơn Duẩn nên dù Duẩn là bí thư thứ I của đảng nhưng vẫn là phó cho Giáp trong quân ủy.

 

            Lúc đầu Duẩn vì có lập trường đối đầu với Giáp nên ngã theo Trung Cộng. Trong thời gian Khrushchev cầm quyền Liên Xô có chủ trương xét lại và chống đối Tàu đỏ, đồng thời ra mặt o bế Giáp đầu đảng phe thân Nga lúc đó, với mục đích chia rẽ nội bộ CSVN. Năm 1967 Khruchchev bị hạ bệ, Duẩn-Thọ vin vào thời cơ để tạo ra vụ án xét lại, loại bỏ gần hết phe đảng của Giáp. Riêng Giáp nhờ có HCM che chở nên được sống già vô tích sự tới ngày nay.

 

            Từ sau tháng 5-1975 mặt nạ ‘ đánh Mỹ cứu nước ‘ của CSVN đã rớt, cũng là lúc kết thúc trò đu dây giữa Nga-Tàu để hưởng lợi. Liên minh Ðông Dương cũng không còn qua sự phá hoại của Trung Cộng, quan hệ Việt-Hoa rạn nứt từ những ân oán cũ mới. Cuối cùng Duẩn bỏ Tàu theo Nga gây nên cuộc chiến long trời lở đất tại biên giới Việt-Miên-Hoa từ năm 1978-1990.

 

            Tháng 3-1985 Gorbachev làm tổng bí thư Liên Xô, phát động chính sách ‘ cởi mở (glasnov) và tái cấu trúc (perestroika) ‘ để cứu vản nền kinh tế của Nga đang trong cơn khủng hoảng vì phải cưu mang quá nhiều ngoại viện cho các nước chư hầu trong đó có CSVN. Ðồng thời, Gorbachev còn nối lại liên hệ với kẻ thù Hoa Kỳ và Trung Cộng. Trong bước đường cùng vì bị cả thế giới bỏ rơi ngoảng mặt, tháng 8-1986 Hà Nội tuyên bố rút hết quân ra khỏi Kampuchia và muốn nối lại quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Trường Chinh (tạm thay Lê Duẩn mới chết, làm quyền tổng bí thư) còn gửi điện văn chúc mừng quốc khánh của Tàu đỏ.

 

            Tóm lại sự suy sụp của đế quốc Liên Xô vào năm 1986 cộng thêm cái chết của Lê Duẩn, đã đưa CSVN vào ngõ cụt về ý thực hệ, kinh tế gần như khánh tận, quân sự bị sa lầy tại Kampuchia.. Nên để cứu đảng, cứu thân, bọn chóp bu tại bắc bộ phủ mới được bầu trong đại hội đảng lần thứ VI (Linh, Hùng, Công, Mười, Kiệt..) qua cố vấn của Chinh, Ðồng, Thọ “ quyết tâm phấn đấu để sớm được trở lại làm đầy tớ cho Tàu “. Trong lúc đó, Trung Cộng vẫn công khai xua quân chiếm thêm nhiều đất đai của ta tại biên giới và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN vào ngày 16-3-1988 trước sự phản ứng lấy lệ gần như đầu hàng giặc của chóp bu CSVN.

 

            Tháng 4-1989 Trung Cộng dùng xe tăng đại pháo tàn sát dã man sinh viên và dân chúng biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh). Từ cuối năm 1989-1990, Ðông Ðức, Ðông Âu và đế quốc Sô Viết tan rã, khối XHCN chỉ còn lại Tàu đỏ, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Trước nổi chết gần kề, ngày 10-4-1990 bộ chính trị cộng đảng VN họp khẩn để ‘ nhất trí  quyết tâm bằng mọi giá (kể cả bán nước, bán dân) được theo Tàu để bảo vệ XHCH. Và từ đó tới ngày nay 11-2012) , cái giá máu mà dân tộc VN phải đổ ra để CSVN trả nợ cho giặc Tàu là một phần lảnh thổ gồm đất đai, biển, đảo và sự Hán hóa dân tộc Việt của Trung Cộng.

 

            Ðổ Mười, Lê Khả Phiêu, Trần Ðức Lương, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang.... đã và đang viết phần cuối trang sử nô lệ giặc Tàu mà Hồ Chí Minh đã đề ra từ năm 1930. VN sẽ trở thành một quận huyện của Trung Hoa như thời Bắc Thuộc. Tất cả đều là sự thật nhục nhã và đau lòng.

 

            Tháng 1-1285 trước sự xâm lăng lần thứ 2 của Mông Cổ, Ðại Ðế Trần Nhân Tôn đã mời các vị bô lảo khắp nước về hội tại điện Diên Hồng (Thăng Long) để hỏi ý kiến nên ‘ hoà hay chiến ‘ với giặc.

 

- Trước nhục nước nên hoà hay nên chiến ?

- Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh ?

 

            Tất cả đều trả lời ‘ quyết chiến cho dù phải hy sinh tài sản và tính mệnh ‘ để bảo vệ non nước Việt. Sau đó người cả nước đều dùng mực thích vào cánh tay hai chữ ‘ Sát Thát ‘.Nhờ vậy mà nước ta vào thời Trần đã 3 lần chiến thắng giặc Mông Cổ khi chúng sang xâm lăng Ðại việt.

 

            Việt Cộng ngày nay “ mọi hành động đều lén lút tự chuyện, độc tài quyết đoán “. Trong khi đó trước nhục nước “ chỉ biết hèn hạ quì lụy cắt đất dâng biên đảo cho Tàu, lập nghĩa trang, xưng tụng đời đời nhớ ơn giặc cướp giết hại đồng bào trong trận chiến biên giới Hoa Việt lần thứ I vào ngày 17-2-1979 “. Một chế độ bạo ngược tham tàn có một không hai trong dòng Việt sử, thì sớm muộn gì CSVN cũng bị toàn dân giựt xập và tiêu diệt.

 

            Sau ngày 30-4-1975, hằng năm CSVN đều tổ chức ăn mừng ‘ chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 ‘ và ‘ đại thắng mùa xuân 1975 ‘. Nhưng tuyệt đối không nhắc tới một chữ về những đau thương trầm thống mà giặc Tàu đã gây cho Nước Việt và Ðồng Bào Việt trong cuộc chiến biên giới Hoa-Việt khởi sự từ ngày 17-2-1979 và kéo dài tới đầu thập niên 1990 mới tạm dứt sau khi toàn bộ chóp bu VC đầu hàng Tàu đỏ.

 

            Ðã vậy VC còn công khai khinh thường và hạ nhục cả nước, khi đảng cùng với Trung Cộng rầm rộ tổ chức ăn mừng đã hoàn thành việc cắm mốc biên giói Việt-Trung tại Ải Nam Quan vào ngày 24-2-2009. Biên bản do Nguyễn tấn Dũng ký vào cuối năm 2008 nhưng đã tuyệt tích vì bị đảng ém nhẹm nên người dân không hề hay biết một điều gì.

 

            Tháng 4-2008, VC giup Tàu đỏ tổ chức rầm rộ cuộc rước đuốc máu thế vận hội Bắc Kinh tại Sài Gòn. Ngày 1-10-2012, VC hoan hĩ gửi điện văn và tổ chức ăn mừng  quốc khánh Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa của VN, mà giặc đã cưởng đoạt vào tháng 1-1974..Toàn cảnh bức tranh “ đời đời nhớ ơn giặc Tàu “ được Hồ Chí Minh và CSVN khắc cột ghi tâm, nên chuyện những người yêu nước chống ngoại xâm hiện nay tại VN bị tàn sát, tù đày, thủ tiêu và khủng bố..cũng chẳng làm ai ngạc nhiên và khiếp sợ, vì bộ mặt thặt của đảng từ trên xuống dưới đã bị nhận diện, sau khi cái gọi là “ hội nghị tự phê của đảng làn thứ 6 “ khai mạc và kết thúc vào tháng 10-2012, được các diễn đàn “ Dân Lam Báo, Quan Làm Báo, Báo Tổ Quốc, Biển Đông “ phổ biến sâu rộng khắp hang cùng ngõ hẹp trên trái đất.  

 

1- HỒ CHÍ MINH RƯỚC GIẶC TÀU VỀ DẦY MÃ TỔ HỒNG LẠC :

 

            Vừa cướp được chính quyền vào tháng 9-1945, Hồ Chí Minh và đồng đảng đã thực hiện ngay bước đầu lừa đảo dân tộc và thế giới bằng xảo thuật đưa quân Pháp (mới vào Sài Gòn thay quân Anh-Ấn) ra Bắc thế chân quân Trung Hoa đang giải giới quân Nhật tại đây. Như Trường Chính lúc đó là nhân vật thứ 2 trong cộng đảng VN sau HCM đã viết ‘ Pháp ra Bắc thế quân Trung Hoa của tướng Lư Hán về nước là mối lợi lớn cho đảng ta, rãnh tay tiêu diệt các đảng phái và lực lượng quân sự của Người Việt Quốc Gia. Pháp ra Bắc tất nhiên phải ký kết và điều đình với đảng ta. Ðó là một công nhận và thắng lợi quốc tế. Pháp tới đây không sớm thì muộn cũng gây hấn và tấn chiếm lại miền Bắc. Ðây là cơ hội để đảng ta đoạt quyền lảnh đạo cả nước trong Mặt Trận Việt Minh chống Tây, mộr cách danh chánh ngôn thuận ‘.

 

            Và mọi thu xếp được trôi chảy như kế hoạch của Hồ. Ngày 6-3-1946 Việt Minh và Pháp ký hiệp ước Sơ Bộ, theo đó Pháp thừa nhân nước VN Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ và đảng CS. Ngày 18-3-1946 quân Pháp của tướng Leclerc vào Hà Nội với sự tiếp đón mừng rở thắng lợi của tập đoàn HCM trong bước đầu ‘ rước quân Pháp vào đất Bắc để dầy Mã Tổ Hồng Lac ‘.Một bi thảm của lịch sử trong giai đoạn này chứng tỏ tính ưu việt của đảng Hồ, chỉ biết ‘ khôn nhà dại chợ ‘ trong khi thẳng tay bắn giết người Việt QG và để mặc cho Pháp tiến chiếm hết miền Bắc. Cuối cùng ngày 19-12-1946 bùng nổ cuộc chiến Ðông Dương lần thứ I (1946-1954) . Ðây là một cuộc chiến mà theo nhận định của hầu hết các sử gia trên thế giới kể cả Pháp, đều cho là không cần thiết, trước phong trào giải phóng các dân tộc nhược tiểu, sau khi thế chiến II kết thúc (1939-1945) đang nở rộ khắp hoàn cầu. Tại Châu Á, các thuộc điạ của Anh, Hòa Lan, Hoa Kỳ như Ấn Ðộ, Miến Ðiện, Mã Lai, Singapore, Nam Dương, Phi Luật Tân.. không tốn một giọt máu hay viên đạn, cũng đã được độc lập.

 

+ Ðảng Hồ Rước Tàu Ðỏ Vào VN Trong Cuộc Chiến Ðông Dương Lần Thứ I :

 

            Sau khi quan hệ ngoại giao Việt-Hoa trở nên xấu từ năm 1976, thi VC đã công bố cái gọi là ‘ Bạch Thư ‘ để gọi là ‘ vạch trần âm mưu bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh ‘.VC viết rằng ‘ Tàu đỏ phải tham chiến tại VN vì mối nguy cơ ở mạn Nam do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp gây ra’. Nhưng cuối cùng VC vẫn không bao giờ dám quên ơn của Trung Cộng đã cung cáp vũ khí và quân trang dụng cho Việt Minh đạt được chiến thắng tại Ðiện Biên Phủ vào năm 1954.

 

            Ngay từ tháng giêng năm 1949, nhìn rõ được chiến thắng gần kề của Mao tại Hoa Lục, nên HCM đã triệu tập Hội nghị trung ương lần thứ 6, để chuẩn bị đón quân Trung Cộng sắp tới biên giới Hoa-Việt. Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy Tàu đỏ là nước đầu công nhận chính phủ của đảng Hồ vào ngày 10-1-1950.

 

            Rồi tức khắc Hồ bí mật sang Tàu cầu viện và được Mao thỏa mãn đủ mọi thứ theo đơn xin. Nên từ đó (1950) tới ngày nay, liên tiếp bao chục năm HCM cũng như đảng cộng, phải đời đời nhớ ơn Tàu đỏ, coi ngày 10-1 như là một trong những quốc lễ trọng đại, đánh dấu bước đầu tiên Hồ rước voi Tàu về dầy mã Việt.

 

            Nhưng để nhận được viện trợ, HCM đã phải ký với TC một thỏa ước đầu tiên về quân sự, đổi lai Mao cho Hồ tức khắc không cần hoàn trả ‘ 150.000 vủ khí lấy được của Nhật và 10.000 súng carbin M-1 do Mỹ chế tạo. Tuy nhiên không có của nào là của cho không, nhất là với đàn anh Tàu đỏ, đòi hỏi HCM phải giúp Trung Cộng quét sạch biên giới Hoa Việt để tiêu trừ dùm Mao, số tàn quân của Tưởng Giới Thạch còn trong rừng nuí ‘ Thập Vạn Ðại Sơn ‘ thuộc tỉnh Quảng Tây. Ðây là lịnh truyền nên Hồ phải tức tốc điều động hơn 20.000 bộ đội Việt Minh sang hành quân giúp Tàu đỏ, được che đậy bằng hình thức ‘ huấn luyện quân sự ‘.

 

            Ðồng thời Mao cử tướng Trần Canh cầm đầu một phái bộ quân sự Tàu đỏ đông đảo tới tổng hành dinh của Việt Minh tại Việt Bắc, để trực tiếp chỉ đạo guồng máy chiến tranh ‘ Việt-Pháp ‘.Sau đó có thêm Vi Quốc Thanh cầm đầu đoàn ‘ cố vấn quân sự ‘ và Lã Quý Ba cầm đầu đoàn ‘ cố vấn chính trị ‘ . Tóm lại qua sự hiện diện đông đảo của cố vấn Tàu và nhiều cán bộ VC từng hoạt động chung với Hồ tại miền Nam Hoa Lục trước đây nên rất thông thạo tiếng Tàu. Tất cả làm thành một mạn lưới chằng chịt ‘ theo Tàu ‘ trực tiếp lãnh đạo CSVN.

 

            Do đó vào tháng 5-1950, HCM đã ra chỉ thị đặt Liên Khu Ủy Việt Bắc dưới quyền điều động của các cố vấn Trung Cộng. Thật ra không phải đợi tới khi Mao chiếm được Hoa Lục mới giúp đở VM mà là hai bên đã có quan hệ từ trước . Tháng 8-1946 Tàu đỏ cho cán bộ tuyên vận sang giúp Hồ làm công tác tuyên truyền trong giới Hoa kiều sinh sống tại VN. Năm 1947, Mao thành lập đội quân hơn 5000 người hoạt động tại biên giới Hoa Việt, giúp đào tạo cán bộ Việt Minh. Mao còn giúp Hồ mở một cơ sở thương mại tại Vọng Các (Thái Lan) đã đóng cửa năm 1950 khi chuyển về Rangoon (Miến Ðiện), để trực tiếp mua vũ khí Mỹ qua trung gian của Anh và Thái Lan. Số súng đạn này sau đó được gửi bằng tàu thủy tới Bắc Việt. Ðây là nguồn vũ khí quan trọng mà Việt Minh đã sử sụng trong thời kỳ 1947-1950, trước khi Hồ chính thức sang cầu viện Trung Cộng.

 

            Tháng 6-1950 qua lệnh truyền của toàn quyền Tàu Vi Quốc Thanh, bộ đội Việt Minh dưới quyền Võ Nguyên Giáp mở chiến dịch biên giới Việt-Hoa, kéo dài từ đông sang tây hơn 300 km. Ðây là thâm ý của Trung Cộng lợi dụng chuyển vận quân dụng tiếp tế cho VM để bắt HCM bỏ ngỏ biên giới Hoa Việt khi quân Pháp rút khỏi Cao Bằng. Từ đó Tàu đỏ tự tung tự tác, lần hồi xua người vào VN và lấn đất, coi hai nước Hoa-Việt chỉ là một, dưới quyền lảnh đạo của Mao Trạch Ðông.

 

            Trước thất bại nhanh chóng của quân Pháp ở Bắc Kỳ và sự bành trướng xuống Nam Phương một cách ồ ạt lộ liễu của Trung Cộng, bó buộc Mỹ phải nhảy vào vòng chiến bằng cách viện trợ quân sự cho Pháp và Chính phủ Bảo Ðại vào ngày 23-12-1950. Cuộc chiến VN giữa VM và Pháp, bắt đầu từ năm 1951 về sau có thêm TC, Liên Xô, Ðông Âu, Hoa Kỳ tham dự, đã trở thành sự đuơng đầu giữa hai khối Ðông-Tây, nên các sử gia mới gọi là cuộc chiến Ðông Dương lần thứ I (1946-1954).

 

            Ðầu Hè 1951, TC lại ký thêm với HCM tại Nam Ninh (Quảng Tây) một thỏa ước mới về viện trợ quân sự. Và nơi này đã trở thành một căn cứ tiếp nhận quân viện lớn nhất của VM. Hàng hóa được chuyển bằng xe lửa và xe ô tô tới Việt Bắc liên tục ngày đêm không dứt. Nhưng từ năm 1952, hai bên TC và HCM bắt đầu ký cái gọi là Hiệp Ứớc Trao Ðổi Hàng Hóa. Theo đó TC cho VM súng đạn, quân trang dụng và HCM trả lại bằng Lâm Sản (các loại gổ quý) cùng các sản phẩm Nông Nghiệp kể cả thuốc phiện sản xuất tại Lào và Bắc Việt.

 

            Từ năm 1953 TC và Việt Minh đã tiếp cận tại biên giới Việt Hoa từ Hải Ninh tới Thượng Lào. Do đó quân viện càng thêm dễ dàng, mỗi tháng VM nhận từ 3000 - 5000 tấn viện trợ, kể cả các loại súng đại bác và xe vận tải. Nhiều ngàn cố vấn và quân sĩ Hồng quân được gởi tới chiến đấu bên cạnh bộ đội VM gồm đủ quân binh chủng. Chính Hoàng Văn Hoan là người trực tiếp chịu trách nhiệm việc nhận lảnh tiếp liệu cũng như thương thuyết với TC về quân viện.

 

            Ðầu tháng 12-1953 VM lập đảng ủy và bộ chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy nhưng dưới quyền của Vi Quốc Thanh, cố vấn quân sự của TC. Ðây là một thung lũng ở phía tây Bắc Việt sát biên giới Lào, cách Hà Nội 300 km. Trận chiến tại đây đã chính thức bùng nổ vào ngày 13-3-1954. Theo kế hoạch VM sẽ tấn công Pháp vào ngày 25-1-1954 nhưng Vi Quốc Thanh nói Giáp đã có nhiều khuyết điểm khi bố trí trận địa nên bắt HCM ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công. Kể từ đó binh quyền hoàn toàn nằm trong tay Thanh và TC đã thay đổi toàn bộ kế hoạch trước kia của Giáp. Tóm lại Tàu đỏ đã dùng chiến thuật đè người, sử dụng tới 50.000 quân tham chiến + 25.000 trừ bị, áo đảo 13.000 quân Pháp cố thủ trong căn cứ, thật sự chỉ có nữa quân số tác chiến được. Sau 55 ngày đêm giao tranh đẳm máu, đúng 17 giơ 30 ngày 7-5-1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ, tướng De Castries và toàn bộ tham mưu đầu hàng, 13.000 quân lớp chết, số còn lại bị bắt làm tù binh.

 

            Ngày 20-7-1954 hiệp định đình chiến Geneve được ký kết giữa Pháp và VM, có sự tham dự của Nga, Anh và TC. Riêng Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp ước. Theo đó VN bị chia thành 2 miền Nam-Bắc lấy con sông Bến Hải (Quảng Trị) tại vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Ngày 10-10-1954 bộ đội VM tiếp thu Hà Nội, quân Pháp và các lực lượng thuộc Quân Ðội QGVN rút về Nam.

 

            Sau khi VC cưởng chiếm được toàn thể Miền Nam VN vào ngày 30-4-1975 cũng là lúc tình đồng chí đồng rận giữa TC và VC rạn nứt không hàn gắn được. Thế là mọi chuyện được che dấu từ lâu, bị hai phía moi ra bôi bác cho thiên hạ biết. Nhờ vậy cả nước mới sáng mắt ra ‘ chính HCM và cộng đảng từ năm 1949 đã rước voi Tàu về dầy mã Việt ‘.

 

+ Hồ Lại Rước Tàu Ðỏ Vào VN Trong Cuộc Chiến Ðông Dương Lần thứ II (1960-1975) :

 

            Sau ngày chia đôi VN tại vĩ tuyến 17 (20-7-1954), Mỹ thay Pháp đổ quân vào VN nói là để ngăn chặn Tàu đỏ đang tiến xuống phương Nam. Từ đó VNCH trở thành tiền đồn chống Cộng tại Ðông Nam Á. Ngày 8-9-1954 Mỹ thành lập tại Manila (Phi Luật Tân) Tổ chức Minh ước Liên Phòng Ðông Nam Á viết tắt là SEATO gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Hồi Quốc, Thái Lan và Phi Luật Tân, bao gồm VNCH, Lào và Kampuchia. Ngày 7-7-1954 nội các Ngô Ðình Diệm được thành lập. Ngày 23-10-1955 qua cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Diệm trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của nền Ðệ I Cộng Hòa Miền Nam, thay thế Quốc trưởng Bảo Ðại bị truất quyền. Quân đội QGVN cũng chính thức trở thành QLVNCH trong sứ mệnh giải giới và tiểu trừ các lực lượng Bình Xuyên (Bảy Viển), Cao Ðài, Hòa Hảo và Việt Cộng.

 

            Giai đoạn này, sỡ dĩ HCM phải đình hoản kế hoạch xâm lăng VNCH, chỉ vì miền Bắc đang biến loạn về vụ “ tàn sát đồng bào trong chiến dịch cải cách ruộng đất vào năm 1955-1956  “ với gần nữa triệu người dân vô tội, đều là các nạn nhân thảm tuyệt của các cuộc đấu tố trên. Trong khi đó tại miền Nam trong thời gian 1956-1959, Chánh phủ Ngô Ðình Diệm được đánh giá là thành công mọi mặt, kể cả vấn đề an ninh gần như khắp lảnh thổ VNCH.

 

            Cuối năm 1958 Lê Duẩn từ Nam ra Bắc báo cáo tình hình, nên HCM đã mở hội nghị TUÐ lần thứ 15 quyết tâm xăm lăng để cưởng chiếm miền Nam VN bằng vũ lực. Chiến cuộc Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975) được mở đầu bằng cái gọi là ‘ Ðồng Khởi ‘ tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Mõ Cầy (Bến Tre). Ngày 6-1-1961 tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev phát pháo cuộc chiến tranh giải phóng toàn cầu, CSVN chính là tên lính xung kích mở màn cho cuộc chiến xâm lăng VNCH qua bình phong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

 

            Và chiến tranh lan rộng, CS Bắc Việt tiến hành các hoạt động khủng bố giết hại đồng bào vô tội, mục đích bắt VNCH phải phản ứng, để vin vào đó chụp mũ Chính quyền Ngô Ðình Diệm không chịu thực thi tổng tuyển cử theo hiệp định Geneve 1954.. nên người miền Nam (MTGPMN) phải đứng lên chống lại. Thêm vào đó là chế độ gia đình trị của nhà Ngô đã được Hà Nội lợi dụng để xuí gịuc một số trí thức Miền Nam, vốn đã bất mản chế độ ngay từ trước. Nên đây là cơ hội vàng ròng, làm sụp đổ nền đệ I Cộng Hòa Miền Nam vào ngày 1-11-1963. Ngày nay tuy lịch sử đã sang trang và tới nay vẫn chưa có một bản cáo trạng nào tố cáo đích danh những tên Việt gian đã tiếp tay với giặc thù, làm cho non nước và dân tộc Việt tới bước đường cùng sau ba mươi bảy năm bị CS Bắc Việt thống trị.

 

            Ngày 8-3-1965, Lữ đoàn 9 TQLC là đơn vị bộ binh tác chiến đầu tiên đổ bộ vào Ðà Nẳng và tăng lên tới 184.000 quân vào cuối năm 1965. Theo P.Lowe. Ed trong ‘ The Vietnam War ‘ và C.Jian viết ‘ China and the Vietnam Wars 1950-1975 ‘ được Trung Cộng phổ biến gần đây cho biết, cùng thời gian Mỹ đổ quân vào VNCH thì quân Tàu đỏ cũng dồn dập tuôn vào đất Bắc theo thỉnh cầu của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Ðông ngày 16-5-1965. Và từ đó tới cuối năm 1968 đã có 7 sư đoàn công binh và 16 sư đoàn (63 trung đoàn) pháo binh phòng không Hồng quân lo việc phòng thủ đất Bắc từ Thanh Hóa tơí biên giới Hoa-Việt. Quân TC còn đóng tại khu mỏ Quảng Ninh, vùng tự trị Bắc và Tây Bắc Việt cũng như tại Yên Sở phía nam Hà Nội.

 

            Tóm lại từ giữa năm 1965 tới cuối năm 1968, TC đã gửi 320.000 bộ đội, công nhân và các chuyên viên kỹ thuật đủ mọi ngành tới quân viện cho Hà nội theo thỉnh cầu của HCM. Ðây không phải là một nghĩa vụ nhiệt thành sử dụng đấu tranh quân sự giúp Bắc Việt thống nhất hai miền Nam-Bắc VN. Thực chất là một sự lợi dụng máu xương người Việt của Tàu Ðỏ qua CS Bắc Việt được coi như là một phương tiện ‘ xác người ‘, để đẩy người Mỹ ra khỏi Lào và VNCH. Ý đồ trên đã do chính miệng Thủ tướng TC Chu Ân Lai tuyên bố với Tổng thống Ai Cập Gamal Addel Nasser vào tháng 6-1965 tại thủ đô Cairo của Ai Cập ‘ quân viện cho Hà Nội để ngăn ngừa Hoa Kỳ tấn công bằng nguyên tử vào Hoa lục..

 

            Và để cho Mỹ càng lún sâu và đổ máu thêm nhiều tại chiến trường Ðông Dương, tạo an toàn vững chắc cho biên giới phía Nam Trung Hoa, Mao Trạch Ðông đã hào phóng cấp cho Hồ hơn 30.000 xe vận tải Molotova để chuyển vận hơn 10.000 tấn quân trạng dụng xuyên đường mòn Trường Sơn Ðông và Tây tới chiến trưồng miền Nam. Ngoài ra Mao còn chỉ thị cho Sihanouk phải mở rộng các hải cảng của Kapuchia để tàu của Trung Cộng đổ vũ khí, thực phẩm, quân trang dụng tiếp tế cho VC.

 

            Nhưng từ đầu năm 1968 tình đồng chí đồng rận giữa Tàu đỏ và Việt Cộng đã bắt đầu rạn nứt vì Hà Nội không muốn Bắc Kinh xen vào nội bộ hai nước Lào và Kampuchia, lúc đó gần như là chư hầu của VC. Còn Trung Cộng thì cấm CSVN liên hệ trực tiếp với Mỹ. Cũng vì vậy mà Mao đã ra lệnh triệt thoái hết Hồng quân về nước vào tháng 3-1969. Cùng là đại bịp được đào tạo chung lò XHCN nên Tàu đỏ đâu có lạ gì thói hư tật xấu của đồng bọn. Vì vậy ngay thời đó, Trung Cộng đã làm một con đường chiến lược từ Vân Nam tới Bắc Lào và để 20.000 quân chiếm đóng có nhiều đơn vị pháo binh phòng không yểm trợ.

 

            Ðạo quân này ngoài danh nghĩa là phòng vệ biên giới phía Nam Trung Hoa đề phòng sự tấn công của Hoa Kỳ, mà có ý đồ chính là để quân bình cán cân lực lượng quân sự với CSVN ở Lào. Năm 1974, Chu Ân Lai đã nói thẳng với Kissinger rằng ‘ quân Trung Cộng hiện diện tại Lào với mục đích cầm chân CSVN thống trị toàn cõi Ðông Dương ‘.Nhưng Hà Nội đã phá vở kế hoạch trên của TC qua việc ám sát các lãnh tụ Pathet Lào thân Tàu đỏ. Và cũng nhờ biến cố Sihanouk bị đảo chánh năm 1970 tại Kampuchia, mà tình đồng chí đồng rận giữa ba đảng CS tại Ðông Dương được hợp tác lại cho tới tháng 5-1975 mới tan rã.

 

             Và Nga đã không bỏ lỡ cơ hội nhảy vào trám chổ của TC, gia tăng quân viện giúp CS Bắc Việt tạo thêm áp lực mạnh về quân sự tại Nam VN, để chiếm ưu thế chính trị trên bàn hội nghị đang tiếp diễn và kết thúc tại Ba Lê vào tháng 1-1973 với kết quả ‘ Mỹ rút hết quân về nước để đổi lấy sự tái đắc cử Tổng thống kỳ 2 của Nixon. Quân CS Bắc Việt được Mỹ cho phép ở lại Nam VN để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược’.

 

            Chiến thắng của QLVNCH gần kề thì người Mỹ vì quyền lợi riêng tư đã phá vở bằng những điều khoản vô lý ký kết với Bắc Việt trong cái được gọi là ‘ hiệp định ngưng bắn tai VN năm 1973 ‘.Cũng từ đó, VNCH tứ bề thọ địch với nội thù khắp mọi nơi kể cả chốn hậu phương. Tàu đỏ nhân cơ hội này, đã công khai bành trướng tham vọng chiếm đất đai của dân tộc Việt, mà khởi đầu là Quần Ðảo Hoàng Sa ngoài Ðông Hải vào ngày 19-1-1974. Hải Quân VNCH đã chiến đấu can trường gây rất nhiều tổn thất cho Tàu đỏ nhưng cuối cùng vì thân phận nghiệt ngã của nước nhược tiểu nên phải đành bỏ mất một phần quê hương cho giặc .

 

            Rồi Tổng thống Nixon cũng phải từ chức một cách nhục nhã vào ngày 9-8-1974 vì vụ Watergate nhưng nội bộ nước Mỹ cũng vẫn nát bấy như tương Tàu vì sự mâu thuẩn càng lúc càng trầm trọng của cuộc chiến VN. Ngày 24-9-1974 lưởng viện quốc hội Mỷ biểu quyết ngân sách quân viện cho VNCH tài khóa năm 1975 chỉ còn 700 triệu Mỹ kim, khiến cho tiềm lực chiến đấu của Miên Nam VN bị hạn chế vì đa số phi cơ, tàu thuyền, trọng pháo trở thành bất khiển dụng vì thiếu cơ phận thay thế. Nên sự thất bại của VNCH vào trưa ngày 30-4-1975 trước cuộc xâm lược của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế không làm sao tránh được dù sớm hay muộn cũng thế thôi, vì đó là hệ quã được tích tụ bởi ba yếu tố : ‘ giai cấp lãnh đạo trung ương bất tài, thái độ lừng khừng vô trách nhiệm của người dân hậu phương và chính sách con buôn của đồng minh Mỹ ‘.

 

            Sau này qua các tài liệu được giải mật, chúng ta mới thấy rõ chủ đích của Kissinger khi soạn thảo hiệp định tháng 1-1973. Như lời Chu Ấn Lai đã nói với đại sứ Pháp tại Bắc Kinh Etienne Manach vào đầu năm 1973 rằng ‘ hiệp định Paris tháng 1-1973 có mục đích chống lại bá quyền của CSVN tại Ðông Dương ‘.Chính TC đã đòi hỏi Kissinger phải tạo điều khoản 20 trong hiệp định, là phải rút hết quân ngoại quốc ra khỏi lảnh thổ Lào và Kampuchia. Trong lúc đó Mỹ lại nhượng bộ, để bộ đội Bắc Việt ở lại Nam VN.

 

            Trung Cộng còn thọc gậy bánh xe gây chia rẽ nội bộ giữa Bắc Việt và cái gọi là Mặt Trận GPMN bằng cách trực tiếp viện trợ quân trang dụng và tiền cho Mặt Trận qua ngã Cao Mên vì từ đầu năm 1968, tình đồng chí giữa Tàu đỏ và Hà Nội đã rạn nứt. Và đó là lý do trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), Bắc Bộ Phủ đã tìm đủ mọi cách nướng hết VC miền Nam và lùa chuột ra khỏi hang ổ, để Mỹ và QLVNCH tiêu diệt. Sau đó mới đem cán binh miền Bắc vào thay thế để nắm trọn quyền chủ động trong cuộc chiến xâm lược.

 

            Cuối cùng sự kiện CSVN từ sau tháng 5-1975 qua Lê Duẩn, đã liên hệ chặt chẽ với Liên Xô lúc đó là kẻ thù không đội trời chung với Tàu đỏ, tạo ra mối đe dọa trực tiếp mà Bắc Kinh chưa hề nghĩ tới từ năm 1949-1975. Năm 1972 Mao nối được liên hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, tạm thời bới được mối lo Mỹ lăm le nhảy vào Châu Á. Cuối năm 1978 trước khi xua quân xâm lược VN, Ðặng Tiểu Bình đã sang Hoa Thịnh Ðốn thỉnh ý ‘ thiên triều ‘ sau đó mới quyết định dep ‘ con chồn CSVN ‘ qua trận chiến biên giới Việt-Hoa ngày 17-2-1979, để bẻ bớt nanh vuốt của con gấu Nga luôn đe dọa biên giới phía đông-đông bắc của nước Tàu.

 

            Trong giòng lịch sử dựng và giữ nước, dân tộc Việt chỉ được yên ổn khi Trung Hoa bị suy yếu vì nội loạn và sự đe dọa của các dân tộc ở phía Bắc. Hằng ngàn năm qua, tư tưởng bảo thủ của Tàu chẳng có gì thay đổi nhất trong giai đoạn hiện tại, nước Tàu đang tính chiếm trọn thế giới, mà VN là nạn nhân đầu tiên sắp bị Tàu xóa tên trên bản đồ Châu Á, để trở thành một quận huyện của giặc như quá khứ.

 

2 - Toàn Cảnh Bức Tranh Bán Nước Cho Giặc Tàu Của Cộng Ðảng VN Từ 1986-11/2012 :

 

            Do những điều kiện nghiệt ngã về địa dư và lịch sử, mà bao đời VN vẫn coi việc chống giặc Tàu như một thứ tôn giáo trong nhân sinh quan của người Việt. Có thể nói nước Việt tồn tại bao nhiêu năm cũng là bấy nhiêu năm đấu tranh máu lệ với giặc Tàu để giành giựt sự sinh tồn. Chiến tranh đối với dân tộc Việt là cuộc đổ máu vì lý tưởng và bổn phận. Chiến tranh là cơ hội để tồn vong trước sự xâm lược của ngoại bang.

 

            Ðại Ðế Quang Trung sau khi đánh đuổi mấy chục vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi Việt đã viết thư gửi vua Càn Long với đại ý ‘ sử dụng binh đao vốn là điều bất đắc dĩ của thánh hiền ‘ cho thấy người Việt không phải là một dân tộc hiếu chiến hiếu sát. Vì vậy ‘ vẫn sẳn sàng đánh trả cho dù có là châu chấu đá xe vẫn đánh. Và trăm lần như một khi thắng trận đã muốn cầu hoà, chứng tỏ tinh thần hiếu hòa tự chế của người Việt, thắng không vênh váo kiêu căng, còn bại không hèn hạ cúi đầu khuất phục trước kẻ thù.

 

            Nhưng CSVN thì trái lại chỉ biết ‘ khôn nhà dại chợ ‘, chỉ biết giết hại đồng bào để tranh quyền đoạt lợi. Ðến khi non nước nguy biến trước sự xâm lược của ngoại bang, thì cả lũ lớn bé lại kéo sang Tàu, để dâng đất bán biển cho kẻ thù. Tất cả toàn cảnh bức tranh ‘ bán nước ‘ của bè nhóm lảnh đạo VC sau bức màn nhung đẳm máu, giờ đã được phơi bày trước sự khinh bĩ của cả thế giới và người dân trong ngoài nước. Sự kiện Lê Khả Phiêu khoe giàu sang tột đỉnh hay VC xây mồ yên mã đẹp và ca tụng công đức của giặc Tàu hoặc hành động điên rồ của Nguyễn tấn Dủng khi công khai cỏng giặc Tàu vào tận miền Nam Cao nguyên Trung Phần, đã minh chứng giờ thứ 25 của những con thú điên cố vùng vẫy gở gạc trước khi đền tội.

 

            Sau khi Lê Duẩn chết, dù phe đảng của Lê Ðức Thọ đang mạnh nhung vì lúc đó đảng cần phải quay lại với Trung Cộng để sống còn. Bởi vậy Trường Chinh thuộc phe thân Tàu, được tạm thời làm tổng bí thư thay Duẩn vào ngày 14-7-1986 theo lệnh của Nga Sô.

 

            Tháng 12-1986 đại hội VI được triệu tập, bầu Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm tổng bí thư, Phạm Hùng là thủ tướng (Kiệt thay khi Hùng chết năm 1987 sau đó là Ðổ Mười từ tháng 6-188) và Võ Chí Công chủ tịch nhà nước. Riêng Chinh, Ðồng và Lê Ðức Thọ đều về hưu nhưng vẫn giự chức ‘ cố vấn tối cao ‘ trong đảng và bộ chính trị, còn Lê Ðức Anh làm bộ trưởng quốc phòng. Năm 1989 TC tàn sát dã man sinh viên và đồng bào tại Thiên An Môn được coi như kim chỉ nam để đảng CSVN rập khuông theo đường lối cứng rắn và đàn áp chính trị.

 

            Từ đây các chóp bu trong đảng quyết tâm bằng mọi cách kể cả ‘ nhường đất bán biển, chấp thuận Han hóa, mở khẩu xoá làn ranh biên giới cho giặc ‘ để được trở lại làm chư hầu cho Tàu đỏ. Và để chứng minh sự thành tâm sám hối, trong đại hội VI 1986 , đảng đã nghị quyết ‘ đổi mới tư duy ‘ là việc ra lệnh bỏ câu ‘ Trung Cộng là kẻ thù trực tiếp và là kẻ thù nguy hiểm nhất ‘ trong lời mở đầu của Ðiều Lệ Ðảng. Dịp này, các tên giáo gian và nằm vùng tại VNCH trước tháng 5-1975 như Phan Khắc từ, Thích Minh Châu, mụ Ngô Bá Thành được đảng cho vào làm nghị gật tại quốc hội bù nhìn. Còn Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn thị Ðịnh cũng được mang hàm phó chủ tịch nhà nước ngồi chơi xơi nước, không khác gì những hình nộm, mặt nạ hay các món trang sức rẽ mạt.

 

            Ðại hội VI (1986-1991) ngoài thành tích đổi mới kinh tế theo định hướng XHCH để tạo thêm đặc quyền đặc lợi cho cán bộ, bộ đội, công an và tư bản đỏ làm giàu thêm nhờ than nhũng và ăn cắp của công. Tháng 7-1987 hội nghị trung ương đảng họp và ban hành nghị quyết số 2 cấm ‘ QUÂN ÐỘI NHÂN DÂN VN KHÔNG ÐƯỢC ÐỤNG CHẠM VỚI QUÂN TÀU ÐỎ ‘.Lệnh này được giữ kín mãi tới ngày 28-1-1990 báo Nhân Dân mới đăng tải.

 

            Từ năm 1988, tình đồng chí giữa VC và Nga Sô, Ðông Âu càng trở nên khó khăn vì tiền viện trợ đã bị cắt giảm. Trong lúc cuộc đổi mới kinh tế mới vừa chập chững, mức sản xuạt lương thực trì trệ khiến nạn thất nghiệp càng gia tăng vì Hà Nội cắt giảm quân số. Thừa nước đục thả câu, Tàu đỏ đánh bồi thêm để cho VC phải quì gối cúi đầu xin xõ làm lãi đầy tớ cho chúng.TỪ 14-16/3/1988 Tàu đỏ tấn chiếm đảo Fiery Cross trong quần đảo Trường Sa đang thuộc chủ quyền VN. Trận hải chiến đã khiến cho 77 bộ đội chết thảm, trước sự bất lực của đảng và không một lời phản ứng của Nga Sô cũng như LHQ.

 

            Những biến cố chết người kể trên làm giao động hốt hoảng tới đứng tim bọn chóp bu lớn nhỏ trong đảng VC, nên đảng đã hop khẩn ngày 10-4-1990 với Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh, Ðào DuyTùng, Ðồng Sĩ Nguyên.. đều nhất trí kết tội Mỹ đã gây ra ‘ diễn biến Hòa bình ‘ tại Ðông Âu, Ðông Ðức và Sô Viết. Do đó đảng nghị quyết về nhu cầu cấp bách phải ‘ THEO TÀU ‘ để cứu nguy cho XHCN, bất chấp những lời khuyến cáo như ‘ TC chỉ lấy lợi ích của dân tộc mình là chính, chứ chẳng bao giờ thèm nghĩ tới tình đồng chí XHCN. Bởi vậy dù VN có muốn hòa hoản thì chỉ là ảo tưởng mà thôi, đối với một láng giềng trước sau chỉ muốn tiêu diệt dân tộc Việt ‘.

 

            Tóm lại dù Tàu đỏ đã thẳng tay tàn sát cũng như tàn phá đất nước VN trong trận chiến biên giới Việt-Hoa ngày 17-2-1979 và liên tiếp những năm sau đó. Tại Biển Ðông, TC cướp chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của VN qua trận hải chiến năm 1988. Nhưng mai mĩa thay khi Lê Ðức Anh được cử làm bộ trưởng quốc phòng tại tại hội VI, đã đem ‘ quân đội nhân dân VC ‘ đầu hàng Tàu đỏ, mặc dù lúc đó sự giao hảo giữa hai nước vẫn chưa thông. Anh còn bắt xuạt bản cuốn từ điển Việt-Hoa để bộ đội ‘ cu’ học .

 

            Trong lúc Tàu đỏ gặp nhiều khó khăn quốc tế sau vụ tàn sát Thiên An Môn, các chóp bu VC đã không biết vin vào thời cơ này để lấy lại thế quân bình ngoại giao và uy tín của quốc gia. Trái lại bọn đầu lãnh già nua bảo thủ tại Bắc Bộ Phủ lúc đó như Linh, Mười, Anh.. chỉ biết cúi đầu tuân phục giặc để được chủ củ sớm cho làm đầy tớ trở lại. Vì thế vào ngày 29-8-1990 Linh và Mười, kể cả Phạm Văn Ðồng, đã ngoan ngoản từ Hà Nội sang Thành Ðô để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng nhận lệnh của thiên triều.

 

            Bổn cũ tiếp tục soạn lại qua các lần đại hội đảng kế tiếp với Manh, Lương, Khải, Triết rồi Trong, Sang, Dũng..Tất cả đều theo đúng mẫu mã khuôn rập đã có sẳn từ thời Hồ Chí Minh của mấy chục năm về trước ban truyền “ đời theo Tau và nhớ ơn thiên triều “. Cho nên việc các người trẻ trong nước từ Cù Huy Hà Vũ, Bùi Hằng..cho tới Điếu Cầy, Anh Ba Sài Gòn, Tạ Phong Tần, Việt Kang, Trần Vũ An Bình, Nguyễn Phương Uyên..chống giặc Tàu cướp nước Việt, bị đảng đàn áp khủng bố..xét cho cùng thì cũng chẳng có gì mới mẽ và ghê gớm, để đảng có thể khuất lấp những tội ác như núi Thái, biển Đông..mà đồng bào Việt và thế giới càng biết thêm nhiều chuyện động trời của Trọng-Sang-Dũng, sau khi hội nghi lần thứ 6 gì gì đó của trung ưởng đảng VC  đã kết thúc  vào tháng 10-2012.

 

Từ Xóm Cồn Hạ uy Di

Đầu tháng 11/2012

MƯỜNG GIANG

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-14/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link