Sunday, November 4, 2012

Đỉnh cao trí tuệ của loài Vượn bất ngờ nhận thấy thiếu người tài: Bộ trưởng Tư pháp: Thi tuyển vụ trưởng để hút người tài


 

Xin phổ biến rộng rãi
CXN_110412_1907_Đỉnh cao trí tuệ của loài Vượn bất ngờ nhận thấy thiếu người tài: Bộ trưởng Tư pháp: Thi tuyển vụ trưởng để hút người tài


Châu Xuân Nguyễn

Có nhiều độc giả comment là ngôn ngữ về “Cái nôi văn minh của nhân loại” của tôi trong vòng một tuần nay phong phú thấy rõ. Tôi có thể bật mí là trong vòng một tuần nay tôi nghe audio/video bài này (tất cả 74 tập nhưng tôi đang nghe được đến tập 43).
 
Càng nghe càng thấy thấm thía bọn Vượn ở thiên đàng quỷ đỏ này, rõ ràng là một bọn ếch ngồi đáy giếng, những từ ngữ như “thiên đường CS, đỉnh cao trí tuệ loài người, tiền rừng bạc biển, cái nôi văn minh của nhân loại, cường quốc chính trị, bách chiến bách thắng, đánh đuổi thực dân Pháp, Mỹ ngụy sừng sõ. v.v….”.
 
Toàn những khoe khoang về chuyện láu cá láu tôm, manh múng vặt vãnh (loài của Kami). Vậy mà chúng nó chính là một bọn ngồi trên đầu nhân dân và hoạch định kinh tế, tài chính cho 90 triệu dân. Nhìn những bài chỉ trích của tôi, những vạch trần bất tài của bọn này bây giờ tôi càng thấy đúng (nên nhớ những từ ngữ nói trên, phần nhiều là lần đầu tiên trong đời tôi nghe được về bọn CS này vì tôi rời Tân Sơn Nhất ngày 16.02.1975 và trở lại VN lần đầu năm 1989 (lúc đó chúng biết mùi rồi, đang lo sợ vụ Đông Âu và LX sụp đổ nên không dám huênh hoang phét lác nữa).

THIÊN HỒI KÝ TRẠI KIÊN GIAM


Ngay cả nước Úc này đây, từ ngày tôi đặt chân đến đây, cả thế giới đều công nhận về tài nguyên phong phú của Úc nhưng không bao giờ tôi nghe CP nói là “tiền rừng bạc biển”, họ chỉ nói là “Australia is blessed with abundance natural resources but lack the manpower to develope them” tức là:” Úc được may mắn trời phú cho giàu tài nguyên nhưng thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên này” (năm 1975, Úc dân số là 16 triệu và từ đó nhập cư thành 22 triệu ngày nay).

Hôm nay đọc bài báo dưới đây mới thấy rằng DCS cứ chăm chăm “chú trọng hồng hơn chuyên” nên từ 82 năm nay, người tài không có (chúng nó không cho người tài thực tập hành chánh, nắm quyền, vận hành kinh tế thì người tài lấy đâu ra kiến thức và kinh nghiệm, trong khi người Việt hải ngoại như chúng tôi được Mỹ, Úc, OECD liệng vào những chức vụ hành chánh và lãnh đạo mà chúng tôi phải bơi để làm trôi chảy công việc, họ cũng thảy phao như “khoá huấn luyện dài hạn, ngắn hạn” về quản lý, về chuyên môn v.v..).

Bọn CS này đi từ sai lầm này đến sai lầm khác là cho con cái chúng nó ra ngoại quốc học 4 năm ĐH là chúng nó nghĩ là con cháu chúng nó học hết tinh hoa, kỹ thuật của Úc và Mỹ và OECD. Thực tế thì hãy nhìn SV Bách Khoa, Văn chương, Luật sau 4 năm ra trường thì biết được gì ??? SV ngoại quốc cũng vậy. Người ta chỉ thu thập kinh nghiệm về vận hành hệ thống công nghệ, tài khóa, thẩm định dự án, nghiên cứ chính sách khi thật sự làm việc trong cơ quan và hành chánh của nước sở tại, từ y tế, an sinh xã hội, luật pháp, kỹ nghệ, tài chính, banking, quân sự, Cảnh sát, hành chánh quận huyện, giáo dục, tài nguyên, BDS, thông tin, báo chí, TV, TTCK v.v..
 
Tất cả nếu muốn thay đổi thì phải thay đổi cả một hệ thống, thay đổi từng phần là không bao giờ được vì những cái thói hư tật xấu của ngành này sẽ lây lan và ảnh hưởng đến ngành khác.
Ví dụ như muốn cải cách vệ sinh an toàn thực phẩm, ngưng nhập khẩu thực phẩm hóa học độc hại của TQ mà không có bộ Thông Tin ra chiến dịch trên báo đài là không bao giờ cải cách được, chống tham nhũng mà không có tổng hợp truyền thông thì sẽ không bao giờ thành công, thay đổi đạo đức và nhân bản mà Bộ Giáo dục vẫn ù lỳ là chỉ mất thời giờ vô ích.

Đất nước và dân tộc VN muốn thay đổi là phải thay đổi tất cả các hệ thống, từ đạo đức con người, giáo dục, đạo đức kinh doanh, y tế căn bản của con người, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức chống sai trái và tham nhũng, an sinh xã hội cho công bằng, tư hữ u đất đai phải trả lại cho cá nhân và tập thể (chứ không là của Nhân dân rồi để Đảng quản lý, cướp giật), ngoại giao thân Tây Âu, quân sự đủ mạnh để chống biển người với những ground attack aircrafts, tank busters, dời thủ đô xa tầm đạn đạo, Patriot misslies bắn hạ tên lửa trong hành trình…tất cả với Ngân Sách VN không tham nhũng thì không là quá lắm, vài tỉ usd/năm (bằng Vinashin thôi), thu hút đầu tư, quảng bá góc cạnh không tham nhũng của CP mới, nhà đầu tư ngoại có thể direct email tới Thủ Tướng nếu có tiêu cực trong đầu tư nước ngoài, Thủ Tướng nói chuyện trực tiếp (tiếng Anh) với nhà đầu tư về những trường hợp tiêu cực, Tòa Đại sứ sở tại sẽ biết và sẽ lan truyền về trong sạch trong đầu tư của CP Hậu CS. Tất cả Bộ trưởng đều phải lưu loát một ngoại ngữ Anh hoặc Pháp để có thể đối thoại trực tiếp với sứ quán, Bộ Trưởng bạn khi có nhu cầu như gửi 20 Nv huấn luyện tại Úc về nâng cao hình ảnh cảnh sát Hậu CS, hay huấn luyện tại Pháp về an toàn xuất khẩu thủy sãn, một nhóm đi Nhật về công nghiệp phụ trợ v.v…Đó là hình ãnh của một VN hậu CS.
 

Khi đất nước mạnh mẽ sẽ tính tới chuyện lấy lại HS và TS, về logistic thì mình sẽ ăn bức họ. Chúng ta sẽ là đồng minh với Tây Âu (nhưng không lệ thuộc vào họ như VNCH khi chiến tranh, khi ấy Mỹ viện trợ khoảng 1 tỉ usd năm 1975, GDP của chúng ta, Hậu Cs sẽ là 120 tỉ usd/năm nên không cần lệ thuộc họ).
 

Những phi cơ tấn công biển người như A10 warhog chỉ chừng 10 triệu usd/chiếc với nòng súng Gatlin 4000 rounds/phút (chiến tranh Iraq, 19 chiếc này tiêu diệt 2000 xe tank Iraq, hữu hiệu hơn trực thăng võ trang Cobra), phi cơ vũ trang AC 130 (attack cargo) với nhiều nòng súng Gatlin, bom CBU. Khả năng chúng ta bị tấn công bằng tên lữa đạn đạo là có thật, dời Thủ đô về Huế hay Sgn sẽ dùng Patriot missiles bắn rơi đạn đạo vì đường bay của đạn đạo sẽ là 2000 hay 3000 km.
 

Sẽ dùng Scud missiles đất đối đất để tiêu diệt AAA (anti- aircraft artilliary) như Mỹ dùng 102 Tomahawk khi bắt đầu chống Khadafy, làm tiêu diệt phòng không Lybia, trị giá khoảng 1 triệu usd/Tomahawk rồi thì phi co fighter bombers của Liên minh Châu Âu mặc sức tung hoành bầu trời Lybia tiêu diệt tanks của Khadafy để đem lại chiến thắng.
 

Vấn đề cốt lõi là chúng ta phải vận hành KT tốt, thu hút đầu tư ngoại quốc nhiều như Singapore với chính sách minh bạch và không tham nhũng, nân cao lương CN tối thiểu 500 hay 800 usd/tháng, đánh thuế cá nhân khoảng 33% là chúng ta có thể thoải mái về quốc phòng.
 
Nên nhớ chúng nó tốn gấp 5 hay 10 lần chúng ta khi xâm lăng (attack), bảo vệ (defense) không tốn nhiều.




Melbourne
04.11.2012


Châu Xuân Nguyễn


————————————

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/bo-truong-tu-phap-thi-tuyen-vu-truong-de-hut-nguoi-tai-2012110407006823ca33.chn

Chủ nhật, 04/11/2012, 07:02

Bộ trưởng Tư pháp: Thi tuyển vụ trưởng để hút người tài






“Thi tuyển cán bộ quản lý sẽ tạo thêm một kênh nữa ngoài quy hoạch để lựa chọn người tài”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường trao đổi bên hành lang QH về đề án thi tuyển lãnh đạo cấp phòng, vụ ở Bộ Tư pháp.


Nhiều ĐBQH khi thảo luận về tham nhũng đã nói rằng công tác cán bộ còn nhiều khiếm khuyết nên chưa ngăn ngừa được tham nhũng. Vậy việc Bộ Tư pháp đang xây dựng đề án thi tuyển lãnh đạo cấp phòng, vụ có ý nghĩa đổi mới như thế nào?

- Thực tế công tác cán bộ cũng đi vào nề nếp và được thực hiện theo quy hoạch.

Quy hoạch cán bộ thường xuyên được rà soát. Ở Bộ tôi, việc quy hoach được làm nề nếp. Đến nay phần lớn những người được bổ nhiệm cũng đều theo quy hoạch cả.

Tuy nhiên, công tác chọn nhân sự với công tác quy hoạch cũng khác nhau. Bởi không phải tất cả 100% nhân sự quy hoạch đều được bổ nhiệm hết. Chưa kể, công tác quy hoạch cũng có tính chất là chỉ nằm khép kín trong đơn vị hoặc trong ngành. Mà nhân tài của đất nước có rất nhiều.

Như ta đã biết, với tiến trình xã hội hóa hoạt động tư pháp thì lực lượng luật sư, công chứng viên đang ngày càng đông đảo. Nhân tài ngoài đối tượng đang là công chức, viên chức nhà nước cũng ngày càng nhiều.

Do vậy, chủ trương thí điểm để thi tuyển cán bộ quản lý là bước đột phá, tạo thêm một kênh nữa ngoài quy hoạch để lựa chọn người phù hợp về năng lực lẫn phẩm chất.

Bởi những người làm việc trong môi trường nhà nước, nhiều khi bận rộn vì sự vụ hàng ngày mà không thể cập nhật bồi dưỡng được kiến thức chuyên môn. Trong khi đó những người am hiểu lĩnh vực tư pháp lại có rất nhiều, và chúng tôi muốn thu hút được những người giỏi.

Nhưng lương bổng trong cơ quan nhà nước liệu có đủ sức lôi kéo được người tài vì những người giỏi chuyên môn như ông mong muốn thường đã có vị trí và thu nhập khá cao khi làm việc ở khu vực ngoài nhà nước?

- Tôi biết là nhiều người không chỉ quan tâm thu nhập mà cơ bản là tài năng, tâm huyết được thừa nhận. Nếu có được vị trí xứng đáng và được sử dụng thì có lẽ họ sẽ không so kè giữa lương khu vực trong hay ngoài nhà nước. Có rất nhiều người trẻ như vậy.

Khâu thi tuyển cũng chỉ là một bước trong sử dụng cán bộ, về lâu dài thì còn có nhiều yếu tố khác để giữ chân người tài, ông nghĩ sao?

- Chúng tôi mới đang xây dựng đề án để thí điểm thôi. Tới đây khi phê duyệt thì có thể thực hiện luôn trong năm 2013. Có thể thi tuyển ở một vài vị trí rồi mới rút kinh nghiệm. Nhắc lại là người trong quy hoach hay ngoài quy hoạch đều phải thi tuyển. Đây cũng là cơ hội để khắc phục những bất cập hạn chế trong công tác quy hoạch hiện nay. Sau đó thì mới có thể tổng kết.

Như vậy có thể những người đang trong quy hoạch sẽ có lợi thế hơn chăng?

- Đương nhiên là đã là người trong quy hoạch thì bởi họ đã từng làm việc ở đó, đã từng rèn luyện trong môi trường cụ thể đó, đã có sự cố gắng phấn đấu để trở thành cán bộ quy hoạch thì tất nhiên họ có lợi thế hơn. Song không phải ai cũng tận dụng được lợi thế này.

Mà nhiều khi người ở ngoài quy hoạch khi thi tuyển cũng có lợi thế khác và tận dụng được cơ hội. Cái chính là phải thành lập một hội đồng thi tuyển để sao cho bảo đảm tính công khai, minh bạch.

Bộ Tư pháp có tham khảo kinh nghiệm các tỉnh thành khác đã làm hay không?

- Chúng tôi đã yêu cầu tham khảo các nơi như Đà Nẵng, Hải Phòng và cũng yêu cầu tổng kết.

Một ví dụ tôi thấy rõ là trường hợp dưới Sở Tư pháp Hải Phòng. Họ vừa bổ nhiệm một trưởng phòng văn bản quy phạm pháp luật không thuộc diện quy hoạch thông qua hình thức thi tuyển.

Năng lực của cô ấy được đánh giá rất tốt, gác cửa một bộ phận quan trọng cơ mà. Rồi kinh nghiệm của Đà Nẵng chẳng hạn.

Nhìn chung các nơi thí điểm thi tuyển đều tốt.

Như vậy giữa thi tuyển cạnh tranh và cách quy hoạch cán bộ theo truyền thống lâu nay sẽ bổ khuyết cho nhau thế nào thưa ông?

- Thi tuyển cạnh tranh sẽ tạo ra cơ hội để khắc phục những điểm chưa chuẩn trong công tác làm quy hoạch cán bộ. Vì nhiều khi làm quy hoạch lại chỉ khép kín trong nội bộ mà thôi. Còn thi tuyển cạnh tranh sẽ kêu gọi được những người tài.

Theo tôi thì bởi vì chủ trương này ở trên cũng đã có rồi cho nên ở nhiều nơi cũng sẽ làm. Với Bộ Tư pháp, sau khi đề án được phê duyệt, chúng tôi cũng sẽ công khai thông tin để tiến hành thi tuyển.

Bộ Tư pháp đang xây dựng đề án thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp phòng,vụ. Ứng viên sẽ phải bảo vệ đề án trước hội đồng và trả lời chất vấntrực tiếp.
Từ 2005, Bộ Nội vụ đã khởi động chủ trương thí điểmmô hình thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo. Ngay sau đó, Hải Phòng,Đà Nẵng, Long An, Bình Dương, Phú Thọ… đã thí điểm thi tuyển. Một sốđịa phương đang hoàn thiện đề án thí điểm như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang.Ở Đà Nẵng, sau hơn 2 năm tổ chức thi tuyển, đã có 102 người dự thi 30chức danh lãnh đạo bổ nhiệm cho 11 đơn vị.

Theo Lê Nhung
Vietnamnet

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-14/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link