Hồ sơ Biển Đông : Pháp nhập cuộc
Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã là lãnh đạo cao
cấp đầu tiên của Pháp viếng thăm Philippines ngày 19/10/2012.
Reuters
Đức Tâm
Vài ngày trước khi tổng thống Pháp François
Hollande tới Lào để dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), được tổ chức ngày 05
và 06/11, ở thủ đô Viêng Chăn, chính quyền Manila thông báo mua 5 tàu tuần
dương của Paris. Theo giới quan sát, cử chỉ này của Pháp chắc chắn mang tính
chính trị.
Do thủ tướng Đức Angela
Merkel và thủ tướng Anh David Cameron không có mặt, tổng thống Pháp F.Hollande
đương nhiên là người chủ xuớng, đại diện cho châu Âu tại Thượng đỉnh Á-Âu lần
này.
Trên trang web Asie
Info, nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti cho rằng điều này cũng hợp lý, vì Hội
nghị Á-Âu được đưa ra vào năm 1996, theo sáng kiến của tổng thống Pháp Jacques
Chirac, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Singapore.
Câu hỏi được đặt ra là
Pháp làm gì trong khu vực này ? Giữa tháng 10 vừa qua, thủ tướng Pháp Jean-Marc
Yarault công du Singapore, một đối tác chiến lược của Paris và đặc biệt là ông
đã tới Philippines để thúc đẩy việc bán vũ khí. Philippines đang trong quá
trình tái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rất lo ngại việc Trung Quốc muốn chiếm
giữ các đảo và bãi đá ở Biển Đông mà Manila khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Hơn nữa, Manila còn chính thức đặt tên cho vùng biển này là biển Tây
Philippines.
Manila tuyên bố là việc
mua tàu tuần duyên của Paris không có liên quan gì đến những lo ngại về tranh
chấp biển đảo. Một chuẩn đô đốc hải quân Philippines cho báo chí nước này biết,
tổng giá trị hợp đồng lên tới 90 triệu euro và chiếc tàu đầu tiên sẽ được giao
vào năm 2014.
Trong bối cảnh Nga đóng
tàu ngầm cho Việt Nam, Đức bán xe bọc thép cho Indonesia, theo nhận định của
nhà báo Jean Claude Pomonti, đương nhiên qua hợp đồng bán tàu tuần duyên nói
trên, Paris không chỉ tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á. Pháp
biết rõ là điều này làm cho Trung Quốc khó chịu, nhưng bỏ ngoài tai những cảnh
cáo của Bắc Kinh. Theo báo Le Monde, sau những chao đảo, thất bại trong quan hệ
với Trung Quốc dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, hiện nay, điện Elysée (phủ
tổng thống Pháp) và bộ Ngoại giao Pháp đang nghiên cứu một chính sách mới trong
quan hệ với Bắc Kinh, bao gồm ba yếu tố chính tạo cơ sở cho sự ổn định trong
quan hệ song phương. Những yếu tố này là « Tôn trọng lẫn nhau, Trách nhiệm
và Có đi có lại ». Theo tiếng Pháp, đây là công thức 3 R : Respect mutuel,
Responsabilité, Réciprocité.
Liên quan đến Nhật Bản,
báo Le Monde nhắc lại rằng đây là một trụ cột trong quan hệ của Paris với khu
vực. Trong cuộc gặp các đại sứ Pháp vào cuối tháng Tám năm nay tại Paris, tổng
thống F.Hollande đã coi quan hệ với Nhật là một ưu tiên. Theo ông, Nhật Bản, «
nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới », « đã không có được sự chú ý
tương xứng trong những năm qua ». Tổng thống Pháp khẳng định, Nhật Bản sẽ
là nước đầu tiên trong chuyến công du của ông trong năm 2013 nhằm thúc đẩy quan
hệ song phương với các nước châu Á.
Theo giới phân tích, các
sáng kiến của Paris cho thấy tổng thống F.Hollande đã hiểu rõ vai trò của châu
Á trong thế kỷ 21, nơi mà các doanh nghiệp Pháp ngày càng hiện diện đông đảo,
kể cả trong khu vực Đông Nam Á.
Vấn đề « Trách nhiệm »,
yếu tố thứ hai trong chính sách đối ngoại của tổng thống Pháp có nghĩa là «
mỗi quốc gia cần phải hành động phù hợp với vị trí và khả năng của mình ».
Có thể diễn giải điều này như sau : Trung Quốc phải tuân thủ các quy định trong
tư cách một cường quốc lớn. Tương tự, Pháp cũng sẵn sàng thực hiện trách nhiệm
của mình.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment