Wednesday, November 7, 2012

giải pháp phá sản hệ thống NH là phương pháp duy nhất để giải quyết nó xấu cho dù có sụp đổ hệ thống chính trị của DCS


Xin phổ biến rộng rãi
CXN_110712_1916_Càng ngày càng nhiều người có uy tín nghĩ rằng giải pháp phá sản hệ thống NH là phương pháp duy nhất để giải quyết nó xấu cho dù có sụp đổ hệ thống chính trị của DCS

CXN_110712_1916_Càng ngày càng nhiều người có uy tín nghĩ rằng giải pháp phá sản hệ thống NH là phương pháp duy nhất để giải quyết nó xấu cho dù có sụp đổ hệ thống chính trị của DCS




Ngay cả tù binh CSBV nhất quyết tự sát tập thể nếu bị trả về thiên đường Cộng sản với lũ Vượn lãnh đạo Đỉnh Cao Trí Tuệ của loài người, cái nôi văn minh của nhân loại, cường quốc Chính Trị nhất nhì thế giới, đội quân bách chiến bách thắng chống lại thực dân Pháp, đế quốc mỹ sừng sỏ v.v…

——————————————-

Châu Xuân Nguyễn
Có nhiều lý đó cho việc thống nhất ý kiến này:
-
1. Với thái đó ngoan cố bưng bít còn số thật của nó xấu là bao nhiêu (của NHNNVN) làm tất cả mọi người lo sợ là cho dầu con số tiền bỏ ra bảo nhiêu, khi bước vào đoạn đường mua nợ nó sẽ trở thành muối bỏ biển và lúc đó vấn để nợ xấu sẽ thành vấn đề khó giải quyết gấp trăm lần bây giờ, Một tác hại thứ nhất của nói láo và bưng bít.

Họ chỉ biết rằng trong 2.8 triệu tỉ nợ xấu, có 1.8 triệu tỉ là của tập đoàn và Tcty không có thế chấp, 1 triệu tỉ còn lại là của DNBDS.
 
Ti lệ nợ xấu của tập đoàn là 80 hay 90% là chuyện khả thi vì tất cả tập đoàn và tcty đều hấp hối, BDS thì không còn hấp hối nữa mà chết ngắc, ngay cả thế chấp BDS để kinh doanh, kinh doanh cũng chết lâm sàng, vậy thì tỉ lệ 70 hay 80% nợ xấu là khả thi.
 
Tổng số “ước tính” là bao nhiêu?? 80% của 1.8 triệu tỉ (1.44 triệu tỉ) và 70% của 1 triệu tỉ (700 ngàn tỉ). Vậy thì tổng số nợ xấu phải lên tới vừa quá khỏi 2 triệu tỉ tức là 100 tỉ usd.
-
2. Với con số lớn như thế này thì không NHNN nào có thể có đủ tiền để mua nợ xấu cho cả hệ thống (ODA là 8 tỉ usd/năm, kiều hối là 10 tỉ usd/năm, GDP cả nước là 106 tỉ usd/năm).
 
 Ngay cả in tiền sẽ làm lạm phát trở thành 80 hay 100%. 90 triệu người dân từng trải qua lạm phát 22-25% tháng 2.2011 và họ không chấp nhận lạm phát như thế nữa (sẽ có bạo loạn) chứ đừng nói 80 hay 100% lạm phát






-
3. Nếu bắt đầu với con số mua nợ là 175 ngàn tỉ thì ít nhất 10, nhiều nhất 20 năm mới giải quyết được nợ xấu. DN thì hàng ngàn, hàng chục ngàn DN chết lâm sàng mỗi ngày, mỗi tháng. Làm sao 90 triệu người dân đợi được 10 hay 20 năm.
 
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/95623/phai-co-175-ngan-ty-moi-du-xu-no-xau.html
-
4. Do một con số tiền thuế (hay in tiền để người dân trả nợ qua lạm phát) quá lớn thì tiêu cực là điều không tránh khỏi trong một lãnh vực rất mơ hồ ngay cả đối với chuyện gia kinh tế hàng đầu và thất bại là điều không khó để khẳng định.
 
Khi thất bại sau vài tháng đi vào mua nợ như DAFC mua nợ Bình An Fish với vỏn vẹn 3 ngàn tỉ đ (3/1000 của 2 triệu tỉ) thì hậu quả cho DCS lúc đó còn loạn lac gấp trăm lần bây giờ, hãy nhìn và dự đoán thàm họa mà tránh, đừng nhắm mắt làm bừa như trước kia.
-
5. Phá sản hệ thống NH là làm cái rụp, bất ổn sẽ nhiều, DCS sẽ chịu trách nhiệm tất cả và sự tức giận của hàng triệu, hàng chục triệu người mất mát tài sản sẽ đổ vào đầu DCS và rất có thể DCS sẽ bị nhân dân vất ra khỏi vai trò lãnh đạo (vì bây giờ 90 triệu dân VN không còn ai tin là chỉ có duy nhất Đảng Cộng Sản có thể lãnh đạo đất nước này, ngược lại, 90 triệu dân bây giờ tin là chỉ có duy nhất DCS không có khả năng và tư duy, kinh nghiệm và kiến thức để lãnh đạo đất nước này)
-

6. Khi đó, CP mới phá sản hệ thống NH mà không người dân nào trách, bỏ tù những kẻ lũng đoạn tài chính mà không ai trách và điều quan trọng hơn, bắt đầu lại từ đầu. Người dân sẽ cho 12 tháng (6 tháng qua ngắn) để CP Hậu CS chứng minh là tình hình có tiền triển rồi từ đó có bầu cử như ở Mỹ ngày hôm nay. Đảng phái nào lãnh đạo 12 tháng có nhiều kết quả hứa hẹn thì chắc chắn sẽ không có đối thủ nào thắng nổi.
-
5. Lúc đó, chiến dịch truy lùng tài sản tham nhũng của người dân sẽ phát động và sẽ thành công hữu hiệu.
-
6. Tôi nói rất rõ ở bài này
CXN_110312_1906_CS sẽ sụp vì Kinh Tế hay vì Chính Trị và sụp như thế nào ???? là phá sản DN BDS va NH thì có nguy cơ DCS sẽ ra đi như Liên xô nhưng vẫn nhiều người đồng ý, điều này theo tôi là có rất nhiều người có ảnh hưởng và uy tín muốn DCS sụp nhường chổ cho một CP Hậu CS.

Melbourne

07.11.2012
Châu Xuân Nguyễn

—————–
Không thể bắt nhân dân cáng đáng nợ xấu

Nam Nguyên (RFA) - Nợ xấu ngân hàng có thể làm đổ vỡ toàn hệ thống, nhưng làm thế nào để giải quyết nợ xấu vì con số này quá lớn. Chuyên gia nói gì khi diễn đàn Quốc hội được hâm nóng với đề xuất Nhà nước thành lập công ty mua bán nợ xấu.
 
 
Nợ xấu như cam thối
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành một Việt kiều làm việc ở Hà Nội nói rằng chưa có chi tiết về đề án giải quyết nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước soạn thảo. Nhưng theo ông nguồn gốc nợ xấu xuất phát các ngân hàng thương mại và các ngân hàng phải tự giải quyết chứ không thể để cho người khác gánh nợ. Ông nói:
* RFA - Nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội và TPHCM bỏ dở dang gây lãng phí rất lớn.
 
“Nợ xấu là một loại cam thối, thế thì Nhà nước mua loại cam thối đó với giá nào. Đây là vấn đề có thể tạo ra biết bao tiêu cực, chúng ta chưa được biết đề án của Ngân hàng Nhà nước là như thế nào thì chưa thể góp ý được. Nhưng nguyên tắc là không thể dùng tiền của nhân dân để mua nợ xấu của ngân hàng, mà để cho nhân dân phải gánh chịu những lỗi lầm của các ngân hàng được, không thể chấp nhận được.”
 
Nợ khó đòi và nợ có thể mất trắng của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, dù chỉ theo ước tính khiêm tốn 15% mà các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra thì cũng đã tương đương hơn 300.000 tỷ. Con số này dựa vào tổng dư nợ toàn hệ thống khoảng 2 triệu tỷ.
 
Nợ xấu ngân hàng được cho là bao gồm hai phần quan trọng, với xuất xứ từ dư nợ bất động sản trị giá 1 triệu tỷ đồng và tình trạng thị trường đóng băng, phần thứ hai là từ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng trong bối cảnh hàng tồn kho tăng quá cao, đặc biệt về sản phẩm trong lãnh vực xây dựng
 
…Nguyên tắc là không thể dùng tiền của nhân dân để mua nợ xấu của ngân hàng, mà để cho nhân dân phải gánh chịu những lỗi lầm của các ngân hàng được, không thể chấp nhận được
Ông Bùi Kiến Thành
Trả lời Nam Nguyên, GSTS Vũ Văn Hóa phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội nhận định:
“Ở nước ngoài có những ngân hàng có lịch sử hàng mấy chục năm thậm chí hàng trăm năm mà khi yếu kém nó cũng phải tự giải thể.
 
Nhưng ở Việt Nam lại không dám làm như vậy, bởi vì quan điểm của chính phủ là không muốn một ngân hàng thương mại nào đổ vỡ vì sẽ ảnh hưởng cả hệ thống, tôi cho đó là một quan điểm. Nhưng quan điểm của những người nghiên cứu như chúng tôi thì cho rằng anh đã yếu kém nên cho phá sản, còn chuyện giải quyết đến mức độ nào thì còn tùy.
 
Bây giờ có việc sáp nhập ngân hàng nhưng tất cả mọi thứ nó chỉ là một con số cộng thôi, chứ nó không có sự thay đổi về chất ở bên trong.
 
Sáp nhập hay không sáp nhập thì nó vẫn là như cũ, chỉ là đầu và tên ngân hàng thì giảm xuống nhưng cái vị trí và nhánh của nó thì không hề giảm xuống mà vẫn như cũ, tôi cho rằng nó chưa có sự thay đổi về chất về quản lý đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.”
 
Cam thối ai mua?
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, không thể hiểu chính phủ dựa trên cơ sở luật pháp nào, để nói là sẽ không để cho ngân hàng thương mại nào đổ vỡ trong lúc này. Ông nhấn mạnh:
“ Bất kỳ ngân hàng cũng như một doanh nghiệp nào nếu làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán thì phải giải quyết theo vấn đề phá sản…chứ không thể nói rằng các anh cứ việc làm bậy bạ, bê bối đi, nợ xấu ào ào lên và chúng tôi sẽ không cho anh phá sản, chúng tôi sẽ giải quyết cho các anh…như vậy là thế nào? Tôi thấy điều này không hợp lý.”
 
Nếu làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán thì phải giải quyết theo vấn đề phá sản…chứ không thể nói rằng các anh cứ việc làm bậy bạ, bê bối đi, nợ xấu ào ào lên và chúng tôi sẽ không cho anh phá sản, chúng tôi sẽ giải quyết cho các anh
Ông Bùi Kiến Thành
Nhiều thông tin cho rằng nợ xấu quá lớn khó có công ty tư nhân nào có thể đảm đương, chuyên gia Bùi Kiến Thành từng có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực tài chính ở nước ngoài nói rằng, nợ xấu phải do thị trường định giá.
 
Nếu công ty mua bán nợ xấu là của Nhà nước thì việc định giá sẽ có thể là mảnh đất màu mỡ phát sinh tiêu cực tham nhũng. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Nếu cái nợ ấy đã xấu đã thối rồi thì giá trị còn bao nhiêu? ở bên Mỹ nhiều khi món nợ 100% bán ra chỉ 1% hoặc ít hơn nữa. Định giá những món nợ thối ấy là bao nhiêu thì chưa có tính được.”
 
Chuyên gia Bùi Kiến Thành đặt ra một câu hỏi là nếu công ty mua bán nợ xấu được thành lập theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước thì công ty này lấy đâu ra nhân lực để thu hồi nợ xấu cũng như thực hiện tái cấu trúc hàng chục ngàn doanh nghiệp.
 
Ông Bùi Kiến Thành nhận định rằng, gánh nặng của nền kinh tế Việt Nam chính là khối nợ xấu khổng lồ, sự nguy hiểm của nó không chỉ riêng cho hệ thống ngân hàng thương mại mà ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế.
 
Nhưng điều làm ông lo ngại nhiều hơn, là thực trạng chậm giải quyết nợ xấu đồng hành với việc không có lối ra cho nguồn tín dụng giá rẻ để cộng đồng doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
 
Nam Nguyên
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bad-deb-as-rot-oran-11062012071538.html
 
 
__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-14/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link