Friday, October 21, 2016

Không bằng loài kiến




Không bằng loài kiến
LS Lê Văn Luân

Khi giới trẻ, có tới hàng trăm ngàn con người, khoác trên mình chiếc áo màu đỏ của lá cờ và dòng chữ “tôi yêu tổ quốc” trước ngực nhưng với việc dầm mưa xếp hình, trong khi cả miền Trung đang oằn mình lên điêu đứng, tan hoang và chết chóc, thì thứ tình yêu ấy là thứ tình yêu thua cả loài Kiến.

Những tâm hồn trống rỗng, luôn trang bị cho mình những hành trang rực rỡ và nguỵ tạo bằng những màu sắc sặc sỡ.
Sinh viên Việt Nam thực sự đã trở thành những con robot gần như vô tri, không phản biện, không tư duy độc lập và bất phản kháng một cách tuyệt vọng, bắt học gì thì học đó, bảo thế nào, nghe theo vậy. Họ không hề biết đòi hỏi.

Đến giờ, đất nước chỉ còn trông chờ vào những đứa trẻ “không biết vâng lời”, từ cha mẹ đến thầy cô, và cả cái nền giáo dục khủng khiếp này nữa.

Đứng trước nỗi đau của Tổ quốc, của đồng bào, chẳng lẽ chúng chỉ có xếp hình và hò hét để thể hiện tình yêu mà là thứ thiêng liêng, cao quý nhất đối với một con người có nhân tri và liêm sỷ của một quốc gia?

Khi đồng loại chết, loài kiến thường khiêng xác về tổ mà không bỏ lại trên đường, kể cả phải vứt đi miếng mồi nó đang khuân vác trên vai.

Họ đặt tay lên lồng ngực trái, phải chăng để tự hỏi, trái tim mình còn đập nữa hay không? (1)

L.V.L.
Nguồn: FB Luân Lê

Thấy gì qua cơn lũ?

Nguyễn Anh Tuấn
Nhìn chung cuộc thì Đảng Cộng sản Việt Nam – vốn giành toàn quyền lãnh đạo tuyệt đối quốc gia – phải chịu trách nhiệm cho tình cảnh này. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc nâng cao mức sống của người dân một cách đồng đều để rồi khiến hố ngăn phân cách giàu nghèo ngày một sâu hơn. Ở chiều ngược lại, người dân cũng phải chịu trách nhiệm vì quá chậm tạo ra cạnh tranh chính trị, khiến một đảng vì nắm độc quyền mà trở nên tha hoá như ngày hôm nay.
Chuyện lũ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng thì rõ rồi, nhưng còn một câu chuyện khác là sao hàng chục năm rồi mà vẫn còn quá nhiều gia đình ở Hà Tĩnh chỉ có một mái lá che mưa nắng và tài sản lớn nhất vẫn chỉ là một con trâu/con bò? Cảnh lũ miền Trung chiếu trên tivi từ lúc tôi còn học cấp I (15 năm trước đây) với bây giờ chẳng khác nhau là mấy.
clip_image001
Trong khi dễ dàng nhận ra sự thay đổi ở các thành phố lớn thì có vẻ như mức sống và lề lối sinh hoạt của người dân những vùng này chẳng có gì khác so với vài chục năm trước. Mặc cho các con số GDP hàng năm nhảy múa, mặc cho những lời tán dương của quốc tế về việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, người dân nơi đây vẫn bị bỏ lại phía sau sự phát triển.
clip_image003
Những người bảo vệ Formosa hoặc các dự án thuỷ điện thường lấy lý do các dự án này đóng góp ngân sách hàng ngàn tỷ đồng để phục vụ phát triển, song với những hình ảnh thế này thì phát triển dường như diễn ra ở một nơi khác (như trong các căn biệt thự của các Uỷ viên Trung ương ở Hà Nội, Sài Gòn và cả Âu, Mỹ chẳng hạn) chứ chẳng phải của nơi đặt các dự án. Thế mà thảm hoạ thì dân nơi đây phải chịu.
clip_image004
Nhìn chung cuộc thì Đảng Cộng sản Việt Nam – vốn giành toàn quyền lãnh đạo tuyệt đối quốc gia – phải chịu trách nhiệm cho tình cảnh này. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc nâng cao mức sống của người dân một cách đồng đều để rồi khiến hố ngăn phân cách giàu nghèo ngày một sâu hơn. Ở chiều ngược lại, người dân cũng phải chịu trách nhiệm vì quá chậm tạo ra cạnh tranh chính trị, khiến một đảng vì nắm độc quyền mà trở nên tha hoá như ngày hôm nay.
Ảnh: Dân Áo Tơi (Lê Quốc Châu)
N.A.T.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, October 20, 2016

VIDEO Không Biết Nói Dối Đâu ! Ngọn " Lửa Từ Bi " của Việt cộng. < Xạo, Tuyên truyền




     Mọi người đều biết  !

On Tuesday , 2016 6:31 AM, "vneagle_11@yahoo.com  wrote:

 
Cán bộ csBV Thích Trí Quang giã làm sư Phật Giáo, bao thầu vụ barbecue bằng xăng TT Thích Quãng Đức trong khi TT TQ Đức bị kềm chế vì thuốc an thần
  -- Forwarded message --


Ba cái Video của các phóng viên người Mỹ và người Ý ,  quá rõ ràng  -  về  " Tự Thiêu "  của HT Thích Quảng Đức  .

      BÂY GIỜ MÀ CÒN NÓI HT THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ ĐỒ XĂNG và TỰ CHÂM LỬA TỰ THIÊU THÌ NGAY  ĐÁM CON NÍT CUNG CƯỜI CHO .

From: Do Quang <



                                                       VIDEO Không Biết Nói Dối Đâu  !

Kính thưa ông Triển!
Nếu sư VC Nguyễn Công Hoan dùng rơm đốt ông Thích_ Quảng_ Đức thì gọi là bị thui không phải tự thiêu.
2013/1/7 Trien Do <


Giá như Nguyẽn Công Hoan nó dùng rơm mà đốt ông Thích Quảng Đức, thì lửa đâu có cháy tèm lem ra ngoài chỗ ngồi của ông Quảng Đức mà hắn lại dùng xăng nên chảy tèm lem ra thân ông Quảng Đức nên lửa mới lan rộng ra chỗ ngoài chỗ ngồi ông Quảng Đức nên mọi người từ xa thấy là bị đốt, chứ không không phải là Ông Quiảng Đức tự đốt lấy ông ấy.




From: Do Quang <

=> Hành tung bí ẩn của một nhà sư: 1 2 3


Ngọn " Lửa Từ Bi " của Việt cộng. < Xạo, Tuyên truyền

Sư VC Nguyễn Công Hoan tự tay đổ xăng vào đầu,
vào người HT Thích Quảng Đức
Lửa Từ Bi
Bây giờ, là những ngày đầu của mùa Xuân Canh Dần, 2010. Đã bốn mươi bảy năm dài trôi qua, nhưng có lẽ không riêng tôi, mà rất nhiều người trong chúng ta khi nghe đến tên «Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu», với ngọn «Lửa Từ Bi» đã bừng bừng đốt cháy một người đã hôn mê qua những tấm hình trên các trang báo. Có những tấm hình người ta đã cho thấy «Hòa thượng Thích Quảng Đức» đang bốc cháy, hoặc có tấm hình cho thấy có một người cầm can xăng đang đổ từ vai xuống người của Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Cách đây, bốn mươi bảy năm, vào lúc 7 giờ sáng ngày 11-6-1963, (nhằm ngày 20-4 âm lịch) những kẻ sát nhân này; trong đó có Trần Quang Thuận đã chở Hòa thượng Thích Quảng Đức đến ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn, để đốt chết. Ngoài Trần Quang Thuận còn có Nguyễn Công Hoan là dân biểu lưỡng triều. Nghĩa là trước 30-4-1975, Nguyễn Công Hoan là dân biểu của Việt Nam Cộng Hòa và sau ngày mất nước Nguyễn công Hoan cũng tiếp tục là dân biểu tỉnh Phú Khánh của bọn việt-gian-cộng-sản. Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) là người đồng hương với Hòa thượng Thích Quảng Đức.


Theo những tài liệu cũ, thì suốt trong thời gian cuối đời của Hòa thượng Thích Quảng Đức, sau khi đã «được» Phật giáo Ấn Quang đã ra lệnh phải bức tử, Nguyễn Công Hoan luôn luôn ở bên cạnh Thượng tọa Thích Quảng Đức, để «theo dõi sức khỏe». Nhưng, thực ra, là mỗi ngày Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) đóng vai là một y tá đã chích cho Hòa thượng Thích Quảng Đức bằng «thuốc trợ tim» đến nỗi đã khiến cho Hòa thượng Thích Quảng Đức từ từ biến thành một kẻ vô hồn. Bởi vậy, mọi người đều thấy khi được dìu đến nơi để phải chịu đốt, thì Hòa thượng Thích Quảng Đức đã hoàn toàn hôn mê, bất động và ngồi như một bức tượng đá trong ngọn «Lửa Từ Bi».
Và, chính Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) là tên giả sư đã tự tay cầm một can xăng để tưới từ trên vai xuống người của Hòa thượng Thích Quảng Đức.
Rồi cũng chính Nguyễn Công Hoan đã dùng chiếc Zipo loại lớn để bật lửa rồi đốt cháy Hòa thượng Thích Quảng Đức trong lúc ông đã bị hôn mê hoàn toàn, theo: Lệnh Bức Tử của Phật Giáo Ấn Quang.
Trước đây, tôi đã viết về cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức và dân biểu lưỡng triều Nguyễn Công Hoan, là lúc Nguyễn Công Hoan đang có mặt tại nước Mỹ.
Tưởng cũng nên nhắc lại:
Vào năm 1977, trong lúc đương là Dân biểu của bọn việt-gian-cộng-sản của tỉnh Phú Khánh, Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) đã cùng Trần Bình Nam, tức Trần Văn Sơn, cựu Trung tá Hải Quân – cựu dân biểu VNCH; nhưng Trần Bình Nam vì là người thân của Dương Văn Minh, và là bạn chí thiết của Nguyễn Công Hoan, nên không bị vào tù «cải tạo» mà vẫn sát cánh kề vai bên Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) là Dân biểu của Việt-gian-cộng-sản.
Cả Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã dùng một chiếc thuyền chỉ có hai người là bạn thân thiết với nhau cùng với người tài công, để lên đường «vượt biển» tại bãi biển Nha Trang.
Sau đó, cả Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã đến nước Mỹ. Tôi nhớ lúc đó, đã có nhiều tờ báo; trong đó, có Văn Nghệ Tiền Phong của Ông Nguyễn Thanh Hoàng đã lên tiếng và đặt nghi vấn về chuyện «vượt biển» của hai người này. Song rồi theo thời gian, mọi chuyện cũng đã đi vào quên lãng.
Nguyễn Công Hoan hiện đang sống trên đất Mỹ, nhưng y không hề ra mặt hay lên tiếng. Riêng Trần Bình Nam, tức Trần Văn Sơn là thường xuyên viết bài đưa lên nhiều trang điện báo.
Xin mọi người đừng quên: Trần Bình Nam là bạn thân thiết của Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh), từng hoạt động với nhau, và cũng cùng nhau lên thuyền «vượt biển» vào tháng 5 năm 1977, là thời điểm bọn việt-gian-cộng-sản đang kềm kẹp người dân trong trong bàn tay sắt thép một cách kinh hoàng nhất; nhưng Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã thuận buồm xuôi gió trên một chiếc thuyền du lịch để sang nước Mỹ.
Đến đây, tôi xin được trích đoạn lại về cuộc đốt người này, qua cuốn sách “Trong Lòng Địch” của Tác giả Trần Trung Quân, từ trang số 99 đến trang 114, đã xuất bản vào năm 1984, như sau. Kính mời quý vị cùng theo dõi:
«Vào khoảng 4 giờ rưỡi sáng, Vũ Mạnh Trường mới đi vào công tác cụ thể. Trung úy Dương Quang Lâm, phụ tá của Vũ Mạnh Trường chăm chú ghi từng tên một, và tên người được trao phó cho công tác. Chính Vũ Mạnh Trường cũng đã thấm mệt. Nhấp một ngụm trà cho thấm giọng, Trường đưa đôi mắt đỏ lừ gườm gườm nhìn Thích Trí Quang.
Làm cách mạng không thể không có máu đổ. Nếu là máu nhà sư thì càng tốt nữa. Sự thù hận của dân chúng đối với Diệm-Nhu càng ngùn ngụt bốc cao hơn không còn sức mạnh nào ngăn chặn nỗi nữa.
Bộ chính trị trung Ương đảng đã nhận rõ tình hình và quyết định rằng, chỉ vài nhà sư chết thảm là bọn Diệm-Nhu sẽ sụp đổ vô phương cứu vãn. Cho nên Đảng đã quyết định là phải giết sư để xúc tiến công cuộc thống nhất đất nước. Đồng chí Kiều Tuấn Cương ( bí danh của Thích Trí Quang ) nghĩ thế nào?

Thích Trí Quang: cán bộ csBV dội lốt thấy tu Phật Giáo,dặc trách việc dốt cháy bằng xăng TT Thích Quãng Đức .. mặc dầu Thầy TQĐức dã phãn dối là: việc tự thiêu di ngược lại giáo lý Phật Giáo.

Thích Trí Quang ấp úng:
- Dạ … dạ …
Vũ Mạnh Trường quắc mắt đập mạnh tay xuống bàn giận dữ:
- Tôi yêu cầu đồng chí phát biểu ý kiến về sự thực hiện kế hoạch của đảng, có yêu cầu đồng chí tán thành hay phản đối đâu mà đồng chí dạ …
Thích Trí Quang ngồi im, gục mặt xuống. Cả hội trường không ai phát biểu ý kiến nào. Trường đắc chí, hất mặt lên, lớn tiếng dõng dạc:
Đảng ta đã trù liệu cả rồi. Bộ Chính Trị ủy ban Trung ương Đảng đã là những « đỉnh cao trí tuệ của loài người ». Chúng ta bì sao kịp! mà địch cũng không thể nào chống đỡ nỗi. Đảng có lệnh chúng ta phải khích động hoặc tạo điều kiện khích động các sư tự thiêu để cúng dường tam bảo! Có thế mới hấp dẫn được dư luận thế giới, mới gây căm thù sâu sắc trong dân chúng đối với chính quyền miền Nam được. Này, đồng chí Cương, thằng Giác Đức nó dám tự thiêu không?
- Chắc là không đâu, đồng chí. Nó nói thì hăng lắm, nhưng chỉ ba hoa thôi. Nó là học trò tôi, tôi biết rõ nó lắm. Háo danh, nhưng rất hèn.
- Thế còn Thích Hộ Giác?
- Hộ Giác cũng vậy, háo danh. Cái mộng của nó là mò lần lên chiếm ghế Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đặng nở mặt với đời. Cái thứ như thế mà đòi hỏi nó hy sinh thì thật là khó. Chỉ có ai hy sinh cho nó leo lên thì chắc nó ký cả hai tay mà thôi.
- Thích Thanh Từ thế nào?
- Thích Thanh Từ là đệ tử của Thích Thiện Hoa. Thầy Thích Thiện Hoa còn ở Bến Tre chưa lên. Không có lệnh của thầy thì hắn chắc không chịu làm việc gì.
Đến đây, Cao Đăng Chiếm mới lên tiếng:
- Việc này, đồng chí Hằng có thể làm được.
Hằng, tức Thích Thiện Minh giật mình đánh thót, vội nhỏm dậy:
- Thưa đồng chí …
Nhưng Chiếm đã khoát tay ra dấu cho Hằng ngồi xuống, cười nhạt:
- Tôi không bảo đồng chí tự thiêu đâu mà lo ngại. Đồng chí còn đắc dụng vào nhiều việc khác. Tôi chỉ nói rằng, với tài miệng lưỡi của đồng chí và lòng tín cẩn của Thích Quảng Đức nơi đồng chí, chắc đồng chí thừa sức cải tạo tư tưởng của Thích Quảng Đức, để hắn tình nguyện tự thiêu.
Thích Thiện Minh cười tít mắt. Cao Đăng Chiếm đã gãi đúng chỗ ngứa của tên đội lốt thầy chùa để làm chính trị và có nhiều anh hùng tính cá nhân này. Thích Thiện Minh vặn mình mấy lượt cho khắp hội trường phải ngó lại nhìn hắn, rồi mới lên tiếng:
- Cái đó, thì mấy anh khỏi lo. Quảng Đức đã bị tôi thuốc nước rồi. Ngày hôm kia trả lời cuộc phỏng vấn của tụi báo chí ngoại quốc, tôi đã gài cho Quảng Đức kẹt cứng rồi. Tôi đã nhân danh Thích Quảng Đức mà tuyên bố như vầy: “Nếu Diệm không phóng thích tất cả tù nhân chính trị, không ban hành một chế độ đặc biệt cho các tôn giáo, trong đó có Phật Giáo được treo cờ Phật Giáo ngang hàng với quốc kỳ, thì thầy Thích Quảng Đức nguyện sẽ tự thiêu để gióng lên tiếng chuông báo động với thế giới về những hành động kỳ thị tôn giáo, nhằm tiêu diệt Phật giáo của chính phủ Diệm-Nhu. Và Hội đồng Ấn quang sẽ đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc”.
Trường gật gù có vẻ tán thưởng:
- Thái độ của Quảng Đức lúc ấy như thế nào?
Quảng Đức không nói gì, chỉ cúi đầu nhìn xuống. Nhưng tôi biết hắn có vẻ hơi thất vọng. Tuy nhiên, tính Quảng Đức rất ôn hòa và vị tha, lại dễ xiêu lòng, nên sau đó, tôi đã thêu dệt cả một tòa sen rực rỡ trên niết bàn đang chờ đợi ông ta, nhờ ông ta hy sinh vì Phật Pháp. Ông ta sẽ đắc đạo, sẽ thành Phật, và bức chân dung của ông sẽ được thờ phượng ở khắp các chùa sau này …
Kết quả có đến 80 phần trăm là Quảng Đức nghe tôi và sẵn sàng hy sinh. Điều tôi lo ngại là chúng ta không ra tay gấp, rủi gặp Hộ Giác, gặp những tên ba hoa như Hộ Giác lỡ miệng xúi bậy ông ta bỏ ý định thì hỏng hết.
Ngày tự thiêu của thầy Quảng Đức gần kề bao nhiêu, thì sức khỏe của thầy sa sút bấy nhiêu. Tim thầy mệt cầm canh. Gần như cả ngày thầy không hề nói một câu, ngoài việc tụng kinh niệm Phật. Ý thầy đã quyết chết và sẵn sàng “vị pháp vong thân” rồi, nên tùy thân xác còn lưu lại nơi trần thế, hồn thầy đã bay vào thế giới khác. Lúc này, Thích Thiện Minh ra lệnh cho Huỳnh Văn Thạnh phải suốt ngày cận kề bên thầy Quảng Đức, không được rời thầy nửa phút. Không phải hắn lo cho sức khỏe của thầy, nhưng là đề phòng mật vụ VNCH bắt mất thầy thì thực là xôi hỏng bỏng không. Cộng sản đã mất bao nhiêu thì giờ để thuyết phục vừa áp lực thầy tự thiêu cúng dường, thì không thể sơ hở trong phút chót được. Thích Trí Quang đã thức trắng mấy đêm liền để dọn tinh thần cho thầy, trong khi Huỳnh Văn Thạnh nâng giấc thầy còn hơn cha mẹ, lo giặt giũ quần áo, lo từng miếng ăn tới ngụm nước uống cho thầy. Để về sau, chính hắn đã tưới xăng lên người thầy và châm lửa đốt thầy.
Huỳnh Văn Thạnh theo cộng sản từ năm 1959, nhưng hắn không tập kết ra Bắc. Cộng sản để hắn ở miền Nam làm công tác tình báo cho Việt cộng ở khu 5. Tới năm 1962, hắn được biệt phái qua khu Dương Minh Châu, cho xâm nhập vào Sài Gòn hoạt động trong chiến dịch giáo vận. Năm 1964, cho phù hợp với đường lối và chính sách mới của Việt cộng là “gây ung thối trong hàng ngũ quốc gia” Thạnh được triệu ra khu, ẩn bóng một thời gian và sau đó Việt cộng làm hộ tịch giả cho hắn mang tên mới là Nguyễn Công Hoan, và cho hắn về Sài Gòn hoạt động chính trị công khai, đứng phe đối lập với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1966 tới năm 1972, nhiều lần cán bộ nằm vùng vận động tối đa rồi mới đưa hắn ra ứng cử dân biểu quốc hội VNCH, và hắn đắc cử tại đơn vị Phú Yên.
Sau ngày cộng sản chiếm Sài Gòn, Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, xuất đầu lộ diện nguyên hình, tích cực tuyên truyền cho cộng sản và chỉ điểm cho công an việt cộng bắt không biết bao nhiêu chiến sĩ quốc gia chân chính. Để trả công cho hắn, việt cộng cho hắn vào quốc hội của cộng sản, để lừa bịp dư luận rằng cái quốc hội của cộng sản không hoàn toàn chỉ gồm những đảng viên hay tay sai của cộng sản, mà còn gồm cả một số dân biểu, nghị sĩ “ Ngụy” đã biết ăn năn hối cải trở về với “cách mạng”.
Tuy nhiên, Nguyễn Công Hoan vào múa may ở quốc hội của cộng sản một thời gian, thì những tên chủ nhân việt cộng của hắn thấy cũng không lừa bịp nỗi ai, nên bèn cho hắn “ vượt biên tỵ nạn” để ra nước ngoài làm công tác kiều vận. Nguyễn Công Hoan đã vượt biển sang Nhật, sau đó, nhờ thủ đoạn và móc nối chính trị hắn đã tới được nước Mỹ một cách ngon lành. Nhưng cái mác dân biểu lưỡng trào của hắn và cuộc tỵ nạn mờ ám của hắn đã bị đồng bào nghi kỵ, cho nên hắn chẳng làm được trò trống gì. Hiện nay, hắn trùm mền núp bóng một tên sư hổ mang để chờ một cơ hội khác.
Đó là những chuyện xảy ra về sau, mà đa số chúng ta, nhất là bạn đọc của Văn Nghệ Tiền Phong đều biết rõ.
Nay xin trở lại với chuyện “ tự thiêu của thầy Thích Quảng Đức”. Vấn đề mà Việt cộng lo ngại nhất là làm sao mang một thùng xăng khá lớn để có thể đốt cháy thầy Quảng Đức ngay tức khắc để các cơ quan công quyền không kịp cứu.
Mang một thùng xăng lớn tới nơi mà chúng định thiêu thầy Quảng Đức cho trót lọt không phải dễ, vì an ninh VNCH đã rõ mưu đồ của việt cộng. Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, chính là tên đã được việt cộng trao cho trọng trách cung cấp xăng đốt thầy Thích Quảng Đức, và Thích Thiện Minh là người được đề cử để giám sát vụ này, nên hắn rất lo lắng. Đêm hôm trước khi xảy ra vụ “tự thiêu”, chính Thích Thiện Minh biểu tài xế lái xe chở đi gặp Huỳnh Văn Thạnh để cho biết rằng xăng đã được giấu trong hai thùng nhỏ đựng dầu hôi trong gánh hàng của một nữ cán bộ việt cộng đóng vai người đi bán hàng rong buổi sớm.
Bao nhiêu lít ? Thích Thiện Minh hỏi.
-15 lít, thưa thầy. Thạnh trả lời.
-15 lít đủ đốt không con?
-Dư sức mà thầy, 5 lít cũng đủ chết bà Quảng Đức rồi.
-Phần kế hoạch F2 con cẩn thận nhé.
-Thầy yên tâm, trước khi “ xuất hành”, con sẽ gửi thêm một mũi Trenxinne nữa. sau đó, con sẽ bồi thêm hai mũi trợ tim Haldol là đủ.
Vậy à. Tốt lắm, công con to lắm …
Bảy giờ sáng, ngày 20 tháng 4 năm 1963 ( ngày âm lịch ) dương lịch là ngày 11-6-1963, không khí bên trong chùa buồn như đám ma. Tăng ni ai nấy đều mặt mày ủ rũ thương cho thầy Quảng Đức chỉ chốc lát nữa đây sẽ bị đưa lên giàn hỏa để “ bảo vệ đạo pháp”. Ngoại trừ một số ít cán bộ việt cộng và tay sai núp áo cà sa giết người cho cộng sản, là hăm hở chờ đợi giờ phút xảy ra biến cố.
Ngay từ lúc 4 giờ sáng, Huỳnh Văn Thạnh đã vô giường thầy Quảng Đức, lật mông thầy lên để chích cho thầy một mũi Trenxinne, mà hắn thỏ thẻ thưa là “thuốc trợ tim” để thầy mau bình phục sức khỏe. Thầy Quảng Đức ngủ mê man, ngủ say sưa như một đứa trẻ thơ trong nôi, sau khi đã no sữa, ống thuốc Trenxinne thấm, cơ thể thầy Thích Quảng Đức bỗng mềm nhũn, ngắt véo, thầy cũng không biết đau.
Lúc ấy, Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, mới ra dấu cho đàn em chạy vào lau mình mẩy cho thầy, và thay cho thầy bộ áo cà sa mới toanh. Thế là việt cộng đã chuẩn bị xong để đưa thầy Thích Quảng Đức ra cúng tổ … Các … Mác!!! “
Trên đây, là những trích đoạn về lệnh bức tử Hòa thượng Thích Quảng Đức của Phật giáo Ấn Quang, tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và bọn việt-gian-cộng-sản, trong cuốn sách Trong Lòng Địch của tác giả Trần Trung Quân.
Tôi cũng cần phải nhắc lại:
Vào tháng 5-1977, Nguyễn Công Hoan, tức Huỳnh Văn Thạnh đã cùng Trần Bình Nam lên một chiếc thuyền và rời bãi biển Nha Trang, chỉ có hai người này và tài công, và cả hai hiện đang có mặt trên đất Mỹ.
Và, vì đây là một bài viết có liên quan đến đoạn phim vừa đưa lên: You Tube video: Bo Tat Quang Duc ( Monge budista suicidio ). Nên một lần nữa, tôi lại phải mời quý độc giả hãy cùng đọc lại những lời của cựu Đại đức Thích Huệ Nhật, tức Mục sư Tin Lành Nguyễn Huệ Nhật, trong cuốn sách “Từ Áo Cà Sa Đến Thập Tự Giá”. Ông đang có mặt tại Đức quốc, để cùng nhau suy gẫm:
Cái chết tự nguyện là gì?
Những người tự thiêu cho đạo pháp

Nguyễn Huệ Nhật

“Tôi xin giới hạn trong phạm vi hiểu biết của cá nhân mình, và những gì tôi viết sau đây cũng là một số kinh nghiệm và nhận xét của riêng tôi, sau ba lần tưởng đã chết nhưng nay tôi còn sống ....

Người tự thiêu đầu tiên trong thời kỳ Phật giáo đấu tranh chống lại kỳ thị tôn giáo dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm là Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ngài là một vị tu sĩ bán thế xuất gia, nghĩa là có vợ con trước khi đi tu. Con ruột ngài cũng là đệ tử nổi tiếng của ngài sau khi ngài hy sinh. Ngài chỉ nổi tiếng sau khi hy sinh.
Cũng như tất cả các vị thánh tăng đã nối tiếp tự thiêu cho Đạo Pháp, bản thân Hòa Thượng Thích Quảng Đức không hề biết rằng kết quả tốt do sự hy sinh của ngài chỉ là nhất thời từ 1-11-1963, còn hậu quả xấu do sự hy sinh của ngài là lâu dài từ mùa hè 1966 đến nay. Vì sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Phật giáo Việt Nam chỉ thắng thế nhất thời, để rồi càng bị CSVN lợi dụng sâu sắc hơn, và đưa những cuộc đấu tranh kế tiếp đến ngày 30-4-1975, cho cộng sản Việt Nam lên cướp chính quyền.
Nhìn lại quá trình, chỉ hai năm đầu sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Hội Phật Học VN đã trở thành GHPGVNTN nổi như cồn, nhưng đó là thời gian manh nha đưa GHPGVNTN đến tình trạng suy đồi và phân rẽ ngay trên đỉnh cao thế lực của họ. Năm 1966, GHPGVNTN chia rẽ thảm khốc giữa hai phe Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang.
Chưa bao giờ lịch sử Phật giáo Việt Nam có sự căm thù nhau, phân rẽ nhau tệ hại như thế. Vụ đem bàn thờ Phật ra đường để đấu tranh trong mùa hè 1966, là một bằng chứng suy tàn nhất của tinh thần và tổ chức Phật giáo Việt Nam. Nếu tôi kể ra những bất đồng của các vị lãnh đạo PG trong vụ Đem Phật Ra Đường, thì rất phiền. Những cuộc tranh giành đẫm máu trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự cho đến nay vẫn còn giữ kín, trừ vụ kéo sập dãy nhà do Đại đức Thích Đức Nghiệp xây lên sát lề đường Trần Quốc Toản là không thể dấu diếm được.
Tôi ngẫm nghĩ Thượng tọa Thích Trí Quang chỉ là một mẹ mìn rất đắc lực của cộng sản Bắc Việt. Ông bắt cóc niềm tin của đa số Phật tử, để biến họ thành phương tiện hữu hiệu nhất cho cộng sản Bắc Việt vào xâm chiếm miền Nam, và ông đã cho cộng sản Bắc Việt vắt chanh bỏ vỏ tất cả nhân, tài, vật lực do niềm tin ấy mà có. Khi công việc bắt cóc ấy hoàn thành, mẹ mìn Thích Trí Quang ngồi im lặng rung đùi và được cộng sản Việt Nam bảo vệ kỹ, không ai dám động một sợi lông chân của ông.
Tôi tin chắc rằng Hòa thượng Thích Quảng Đức đã không hình dung nổi hậu quả tang thương về sau nầy, đối với Phật giáo nói riêng, và dân tộc nói chung, qua sự hy sinh của ngài. Chính người con trai ruột của ngài, người đã trở thành một vị Thượng tọa nổi tiếng tại ngôi chùa của ngài để lại trên đường Trương Minh Giảng, đã sống ba chìm bảy nổi mang nhiều tăm tiếng và cũng bị tù đày trong chế độ cộng sản.
Lần tự thiêu thứ nhất tại Sài Gòn là lần tôi hoàn toàn chờ đợi theo sự sắp xếp và tổ chức của Ủy Ban Liên Phái, nhưng không thực hiện được, vì tình hình sao đó.
- Một người khác là thầy Lưu Bổn, đệ tử của Hòa Thượng T.M.H chùa TL, Huế, cũng đã nhảy xuống giếng sâu tự tử tại chùa Phật giáo Đà Nẵng, vào mùa hè 1972, sau khi bị nghi ngờ một hành động xấu. Mười lăm phút trước khi nhảy xuống giếng, thầy Lưu Bổn ngồi ăn trưa với tôi một cách lặng lẽ.
- Một người bạn khác của tôi tên T. An, cũng đi tu ở chùa Phổ Đà tại Đà Nẵng, ông mở một trường Bồ Đề ở gần ga xe lửa Đà Nẵng, cũng đã tự thiêu vì một chuyện riêng, nhưng sau đó được dư luận báo chí cho là tự thiêu vì ý nghĩa lớn lao khác.
Trong thế giới tôn giáo đã lâm lụy vào những cơ mưu chính trị thời Việt Nam Cộng Hòa, một vài trường hợp các tu sĩ tự tử bằng cách tự thiêu đã được gán cho những ý nghĩa cao cả “Ý nghĩa cao cả” ấy được áp đặt cho mục đích khác, mà người tự thiêu không đặt ra, nhưng sau cùng những người bà con của họ cũng được hưởng tiếng thơm “Thánh Tử Đạo”.
- Cũng có nhiều vụ tự thiêu do ý định tự tử để giải quyết chuyện riêng, nhưng khi thực hiện, họ lại nêu lý do thiêng liêng để che đậy chuyện bậy bạ.
- Hoặc là người tự tử bằng cách tự thiêu xong rồi, sau đó mới được gán cho một ý nghĩa thiêng liêng.
Thời đó, nhiều vụ tự thiêu đã bị lạm dụng. Người tình nguyện tự thiêu thì đông, nhưng người đáng được chấp nhận thì ít. Vì một người có đời sống không sáng sủa, nếu được chấp nhận cho tự thiêu, sẽ có nguy cơ làm mất niềm tin của nhiều người khác.
Tất cả những người tình nguyện tự thiêu đều là những người không sáng giá khi còn sống.
Những người sáng giá nghĩ rằng mình cần sống để làm việc có kết quả hơn.
Những người nêu trên đều quen thân với tôi, nên tôi biết một số lý do tại sao họ đã tự thiêu: Giống như những người thất tình, những thí sinh thi rớt, những đứa con giận cha mẹ, những người bị thất bại làm ăn … Họ không còn thiết sống nữa. Họ tìm đến cái chết để trốn chạy một thực tại bất đắc chí bằng cái chết tự sát”.

Quý độc giả vừa đọc qua những trang sách của tác giả Trần Trung Quân và cựu Đại đức Thích Huệ Nhật. Nên biết, sau khi chiếm được miền Nam tự do cho đến hôm nay, thì bọn việt-gian-cộng-sản đã trả công cho Phật giáo Ấn Quang bằng rất nhiều hình thức; trong đó, có nhiều con đường mang tên Thích Quảng Đức.
Riêng tôi, vì đã vô cùng căm phẫn trước những hình ảnh của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã bị cả lũ người bất lương, vô nhân tính và tàn ác, khi đem sinh mạng của Hòa thượng Thích Quảng Đức ra để làm phương tiện cho cứu cánh. Bởi vậy, nên tôi phải viết lên bài này, với tất cả tâm thành, tôi ước mong cho mọi người đừng bao giờ đem sinh mạng của bất kể người đó là ai để làm vật hy sinh. Bởi mỗi sinh mạng của một con người trên thế gian này, đều do Trời sinh, thì xin mọi người hãy để cho Trời diệt.

Bọn sư VC nằm vùng Phật giáo Ấn Quang; trong đó có: Lệnh Bức Tử: Hòa thượng Thích Quảng Đức, đã được xác tín hơn nữa:
Với cái tựa đề «Bằng đôi chân của mình mời người hãy đi lên», của Thích Đức Nhuận « nguyên Tổng thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất » tức Ấn Quang.

Mở đầu Thích Đức Nhuận đã viết:
« Tôi viết những dòng chữ dưới đây thân gửi những tâm hồn luôn luôn thao thức đến tiền đồ Dân tộc và Đạo pháp, dù bạn hiện ở trong nước hay ở ngoài nước, xin hãy hướng lên Đức Phật từ bi cao cả nguyện cầu cho Tổ quốc và đồng bào thân yêu của chúng ta: sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh ».
Đến trang số 09, Thích Đức Nhuận viết tiếp:
« Năm 1963, Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, đòi tự do và bình đẳng tôn giáo và được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ. Bạo quyền mang đặc tính kỳ thị tôn giáo sụp đổ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập ».
Nên ghi nhớ, vào đại hội thống nhất Phật giáo năm 1981, Thích Đức Nhuận đã được bầu lên ngôi « Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản ».

Những kẽ mặc áo cà sa di biễu tình hoan hô Hồ dâm tặc trên dây .. có phãi là các sư tăng Phật Giáo không??

Qua những lời của chính Thích Đức Nhuận đã viết. Thì rõ ràng là Thích Đức Nhuận đã công khai nhận trách nhiệm của Phật giáo Ấn Quang với câu nói:
« Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chế độ… » là để đánh đổ Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Điều quan trọng hơn cả là: « Đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ ».
Như thế, đã quá rõ ràng, đã quá sáng tỏ, để cho mọi người hiểu được rằng: Phật giáo Ấn Quang « phát khởi cuộc vận động chống chế độ và đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ ». Nghĩa là gồm cả cộng sản Bắc Việt.
Như vậy, căn cứ theo những lời của chính hai người đã và đang đứng đầu của GHPGVNTN, tức Ấn Quang thì cả hai đã công khai nhận trách nhiệm về cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức, và kéo theo là sự sụp đổ của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa và hệ lụy là ngày mất nước: 30-4-1975, với các sư sãi của Phật giáo Ấn Quang đã công khai đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng, để đón rước cộng quân vào các thành phố tại miền Nam tự do, cùng với những màn bắn giết các vị là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, vào trước ngày 30-4-1975, để trả thù và để lập công với bọn việt-gian-cộng-sản.

 Đưa bàn thờ Phật xuống đường!

Chính vì thế, Phật giáo Ấn Quang cho dù có ngụy biện bằng cách nào chăng nữa, thì vẫn không bao giờ xóa được những tội ác của một thời « tranh đấu » có bàn thờ Phật xuống đường, có máu đổ đầu rơi.
Chẳng những vậy, mà qua cái « Thông bạch của hàng giáo phẩm đang đứng đầu Phật giáo Việt Nam đang hành đạo tại Hoa Kỳ », những người này đã bênh vực cho Thích Trí Dũng, người đã công khai trên sách báo là «Vào Tết Mậu Thân, 1968, chùa Phổ Quang là nơi khai hỏa đánh sân bay Tân Sơn Nhất».


Vậy, để biết thêm một cách tường tận hơn, xin hãy đọc lại bài:
Tưởng Niệm Cuộc thảm Sát Mậu thân 1968.
Biến động Miền Trung
Trịnh công Sơn và những hoạt động nằm vùng 

Năm 1981 trước sự thúc ép của Ban Tôn Giáo, đảng việt gian Cộng Sản đã cho một số sư quốc doanh "vuợt biên" sang định cư tại Hoa Kỳ, để khuếch trương các tổ đảng (molds) việt gian sư quốc doanh nằm vùng tại thủ đô người Việt Tỵ nạn Cộng Sản.

 
Posted by: <vneagle_1

__._,_.___

Posted by: lan nguyen

Wednesday, October 19, 2016

Thoát Á, Thoát Trung xưa và nay





Thoát Á, Thoát Trung
xưa và nay



Trần Văn Thọ


Mở đầu


Sau sự kiện Giàn khoan Hải giám 981 của Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam tháng 5 năm 2014, dư luận đã dấy lên ý tưởng “thoát Trung”. Tùy theo định nghĩa, thoát Trung có thể bị hiểu nhầm là “bài Trung”. 

Mặc dù một bộ phận trong nhân dân có tình cảm đó khi đối diện với nhiều hành động không thể chấp nhận được của một số người, một số doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, nhưng phần đông người Việt Nam, nhất là giới trí thức, không có tư tưởng “bài Trung” mù quáng.

Theo tôi, thoát Trung có hai ý nghĩa tích cực.

Một là, chủ yếu về kinh tế, đó là giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, cụ thể là nguồn cung cấp các sản phẩm trung gian, các thiết bị sản xuất, hoặc tư bản, công nghệ, dịch vụ xây dựng, lao động kèm theo với dịch vụ xây dựng, v.v.. Trong lịch sử kinh tế thế giới, nhiều nước đi sau và thành công trong quá trình phát triển (như Nhật Bản, Hàn Quốc,...) thường có chiến lược, chính sách tránh phụ thuộc vào nước ngoài nói chung, chưa nói đến việc phải cảnh giác để tránh phụ thuộc nhiều vào một nước cụ thể.

1 Lý do thì dễ hiểu. Sự cần thiết tránh phụ thuộc đó chí ít là để bảo đảm an ninh kinh tế và để giữ thể diện quốc gia nếu chỉ phụ thuộc một chiều. Đó là nói tổng quát. Việc phụ thuộc kinh tế vào một nước có tranh chấp chủ quyền về lâu dài không thể xem là khôn ngoan. 

Ngoài ra phụ thuộc quá độ vào một nền kinh tế mà văn hóa kinh doanh, trình độ công nghệ, khả năng quản lý còn kém xa nhiều nước tiên tiến trên thế giới thì cũng bất lợi cho con đường phát triển của đất nước. Từ các quan điểm đó ta thấy thoát Trung theo ý nghĩa giảm bớt độ phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc là một chiến lược hợp lý, một chính sách lành mạnh, và hoàn toàn không có ý nghĩa “bài Trung”.

Hai là, thoát Trung có thể nhìn từ phương diện tư tưởng, thể chế, từ chiến lược và nội dung xây dựng đất nước, để thấy Việt Nam nên theo một con đường khác với Trung Quốc, nên có một thể chế với chất lượng cao hơn Trung Quốc. Nằm cạnh một quốc gia khổng lồ, với dân số gấp 15 lần và với tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp 57 lần (năm 2015), Việt Nam phải có một thể chế chính trị, kinh tế cao hơn mới tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. 

Nếu Việt Nam có một thể chế tốt hơn, biết đâu trong tương lai Trung Quốc cũng sẽ thay đổi theo hướng đó. Thoát Trung trong ý nghĩa này rất đáng được cổ vũ. Trong ý nghĩa này ta có thể liên tưởng đến chiến lược thoát Á của Nhật Bản vào giữa thế kỷ 19. Thoát Á thời đó đồng nghĩa với thoát Trung. 

Nhật Bản thành công trong “thoát Á” đã tác động ngược lại vào Trung Quốc một cách tích cực. Chẳng hạn các tư tưởng tiến bộ của phương Tây du nhập vào Trung Quốc qua ngả Nhật Bản, được Nhật Bản sàng lọc, phổ biến bằng ngôn ngữ gần gũi với Trung Quốc. Nhiều thuật ngữ khoa học bằng chữ Hán được Nhật sáng tạo và truyền sang Trung Quốc.

Trong cuốn sách mới xuất bản, tôi đã bàn về Thoát Trung theo ý nghĩa thứ nhất.2 Bài viết này sẽ bàn về ý nghĩa thứ hai. Trước khi bàn chiến lược thoát Trung ngày nay, ta thử ôn lại chiến lược thoát Á (thoát Trung) của Nhật trước đây.

Thoát Á của Nhật Bản thế kỷ 19


Fukuzawa Yukichi ở Paris 1862
Thoát Á luận do nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi (1835-1901) khởi xướng. Có một chi tiết rất quan trọng nhưng nhiều người hiểu lầm. Không phải nhờ Thoát Á luận ra đời mà Nhật Bản đã thoát Á, nhập vào trào lưu văn minh phương Tây để cận đại hóa. 

Trên thực tế, Nhật Bản đã thoát Á hàng mấy chục năm trước khi Thoát Á luận ra đời. Dĩ nhiên Fukuzawa là nhà tư tưởng tiên phong trong quá trình cận đại hóa của Nhật và tư tưởng chủ đạo của ông là thoát Á nhưng phải đợi đến năm 1885, tức là năm Minh Trị thứ 18, ông mới trực tiếp dùng từ thoát Á làm đầu đề cho một bài viết. Bài viết ấy là xã luận có tên “Thoát Á luận” đăng ngày 16/3/1885 trên Thời sự tân báo, tờ báo do ông khởi xướng.

Tại sao Fukazawa viết Thoát Á luận năm 1885? Đó là do ông thất vọng với thời cuộc ở Triều Tiên khi phong trào khai hóa (văn minh hóa) ở đó chủ trương canh tân đất nước bị dập tắt và đàn áp dã man. Lúc đó Triều Tiên đang trong thời đại phong kiến bị nhà Thanh chi phối, và hệ tư tưởng, văn hóa, chính trị, giáo dục rập khuôn theo Trung Hoa.

Sau mấy chục năm canh tân đất nước, Fukuzawa đã thấy tự tin về con đường phát triển của Nhật. Nhiều người tiến bộ ở Triều Tiên cũng muốn học hỏi kinh nghiệm Nhật Bản. Fukuzawa phấn khích khi người Triều Tiên đầu tiên sang du học tại trường Khánh Ứng Nghĩa Thục (tiền thân của Đại học Keio ngày nay) do ông sáng lập. Ông bắt đầu vận động giúp đỡ phong trào khai hóa ở nước láng giềng. 

Ông cho rằng làn gió văn minh phương Tây đã thổi đến phương Đông, các nước phương Đông phải tích cực đón nhận, thay đổi thể chế, chuyển từ bán khai sang văn minh mới khỏi bị các nước phương Tây đô hộ. Phong trào ngày càng lớn mạnh làm cho chính quyền Triều Tiên lo sợ, phải cầu viện nhà Thanh sang dập tắt. 

Phong trào khai hóa thất bại. Một số người trốn thoát sang Nhật, số còn lại bị bắt và bị hành hình rất thảm khốc. Hình thức tru di tam tộc, du nhập từ Trung Hoa, vẫn còn được áp dụng để xử người chống đối càng làm cho Fukuzawa thấy Triều Tiên và Trung Hoa vẫn còn man rợ.

 Sau sự kiện đó, Fukuzawa thấy không còn hy vọng lôi kéo Triều Tiên đi vào quỹ đạo văn minh như Nhật Bản. Ông chủ trương phải đoạn tuyệt với Trung Quốc và Triều Tiên. Trong xã luận nói trên, ông viết “Sau khi mở cửa, Nhật Bản đã phá bỏ chế độ cũ để hấp thu toàn diện văn minh phương Tây. Nhưng hai nước láng giềng của ta là Chi-Na và Triều Tiên vẫn còn chìm ngập trong chủ nghĩa Nho giáo, không thể văn minh hóa được. .. Nếu tình trạng này không thay đổi thì hai nước đó sẽ bị các nước văn minh phương Tây chia năm xẻ bảy thôi.... Chi-Na và Triều Tiên không những chẳng có quan hệ răng môi gì với Nhật Bản mà còn chẳng có lợi ích gì đối với ta cả. Chẳng những thế, còn một chuyện phiền phức là vì họ ở gần ta về địa lý, các nước văn minh phương Tây có thể xem Nhật cũng còn man di như hai nước đó. Do đó, điều cần thiết đối với Nhật là không đợi cho Chi-Na và Triều Tiên khai hóa rồi mới cùng họ phục hưng châu Á mà nên xem họ như những gì các nước văn minh phương Tây đang đánh giá họ. Về mặt tâm tình đi nữa tôi thấy Nhật Bản nên đoạn tuyệt với những người bạn xấu ở Đông Á”.3

Thoát Á luận ra đời trong bối cảnh đó. Tuy nhiên, như đã nói, trên thực tế Nhật đã thoát Á từ mấy chục năm trước. Ngay từ trước khi bắt đầu Minh Trị duy tân (1868), Fukuzawa đã thực hiện 3 chuyến xuất dương sang Âu Mỹ (vào các năm 1860, 1862 và 1867), và đã viết Tây dương sự tình (1866) kể lại những gì mắt thấy tai nghe của chính mình và hô hào canh tân đất nước theo Âu Mỹ. Sau đó ông viết Khái lược về văn minh luận (1875), cuốn sách trở thành kinh điển về tư tưởng của Fukuzawa liên quan đến khai hóa, văn minh, con đường Nhật phải tích cực theo đuổi.

Nói về nỗ lực thoát Á của Nhật phải kể đến chuyến xuất dương lịch sử với quy mô lớn và kéo dài nhiều tháng của các lãnh đạo thời kỳ đầu Minh Trị. Đó là Phái đoàn Iwakura, do đại thần Iwakura Tomomi làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền dẫn đầu. Chuyến đi bắt đầu tháng 12/1871 và kéo dài tới gần 2 năm. Có tới 46 người tham gia trong đó rất nhiều người ở cấp lãnh đạo cao nhất như Okubo Toshimichi (người về sau khởi xướng và chỉ đạo kế hoạch phú quốc cường binh, phát triển công nghiệp), Ito Hirobumi (sau này là thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Nhật) và những trí thức trẻ (là những người có tích lũy văn hóa thời cuối Edo nhưng còn trẻ nên dễ tiếp thu cái mới).4

Đoàn đã đi khảo sát chủ yếu tại các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức nhưng cũng tham quan các nước nhỏ hơn như Hòa Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Đan Mạch,... Không những các mặt về văn minh vật chất như công trường, đường sắt, cầu đường, tàu điện ngầm, cơ sở sản xuất vũ khí,... mà những lãnh vực về tổ chức, về thể chế như chế độ và sự vận hành của quốc hội, về giáo dục, về tôn giáo,... cũng được khảo sát và ghi chép kỹ. 

Ở Thụy Sĩ, họ thấy sự liên quan giữa giáo dục với tinh thần tự chủ, tự do và lòng yêu nước của dân chúng. So sánh giáo dục Đông và Tây, họ thấy phương Đông thì chú trọng đạo đức chính trị, văn nghệ cao xa (như thi phú), lý học vô hình, v.v.. chỉ thích hợp và phục vụ cho lớp sĩ phu và vua quan, không thể phổ cập đến phụ nữ và dân thường. Nông dân và lao động đầu tắt mặt tối lo sản xuất chứ không có thì giờ và cơ hội học tập. Tây học thì ngược lại chú trọng lý học hữu hình, và học tập là nghĩa vụ của mọi người. Tu thân là việc của tôn giáo, còn văn hóa và học vấn là chuyện chung của tất cả mọi người.

Kết quả chuyến tham quan lịch sử nầy đã được viết lại thành các bản báo cáo nhiều tập (có tới 100 tập) gọi chung là Thực ký về chuyến quan sát Âu Mỹ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Tư liệu này được áp dụng rộng rãi trong việc xây dựng đất nước. Tập Thực ký này được các sử gia về sau xem là “Văn minh luận của quan” (giới lãnh đạo), còn cuốn sách Khái lược về văn minh luận của Fukuzawa nói trên được xem là “Văn minh luận của dân”. 

Có thể nói đó là hai tư liệu cơ bản đẩy mạnh quá trình thoát Á của Nhật. Nhật đã thoát ra khỏi tư tưởng và trật tự Nho giáo, phong kiến để khai phóng theo văn minh Tây phương, xây dựng xã hội bình đẳng, tiến bộ.


Thoát Trung của Việt Nam ngày nay


Lịch sử dường như có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Giữa thế kỷ 19 Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc về tư tưởng, văn hóa, giáo dục, phương thức xây dựng nhà nước,... và Nhật Bản Bản đã phải thoát Trung để phát triển. Ngày nay Việt Nam và Trung Quốc lại tương đồng về thể chế chính trị, về phương châm cơ bản liên quan con đưởng phát triển. Việt Nam có cần thoát Trung để phát triển mạnh mẽ hơn?

Trung Quốc ngày nay dĩ nhiên khác với phong kiến Trung Hoa thế kỷ 19. Họ đã tích cực tiếp nhận văn minh vật chất phương Tây (cụ thể là tư bản, công nghệ, phương thức kinh doanh, quản lý,...) để phát triển kinh tế. Nhưng Trung Quốc khác các nước tiên tiến ở thể chế chính trị. Đặc tính cơ bản của thể chế chính trị ở Trung Quốc là một đảng lãnh đạo và thiếu dân chủ (chí ít là nguyên tắc tam quyền phân lập chỉ có tính hình thức, tự do ngôn luận bị hạn chế, v.v...). 

Nhưng dù với thể chế đó, cho đến nay Trung Quốc đã phát triển khá ngoạn mục, trung bình 10% trong gần 30 năm, kết quả là kinh tế đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới. Như tôi đã phân tích trong cuốn sách xuất bản gần đây (TV Thọ, 2016, Ch. 4), dù dưới thể chế độc tài chính trị, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ nhờ triệt để theo chủ nghĩa phát triển (developmentalism). 

Chủ nghĩa phát triển nguyên nghĩa là độc tài yêu nước và tinh thần dân tộc kết hợp với kinh tế thị trường. Trong trường hợp Trung Quốc, đó là không để ý thức hệ (chủ nghĩa xã hội) níu kéo khả năng phát triển, tuy vẫn nói là theo kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng họ gác lại nguyên tắc đó để tập trung phát triển lực lượng sản xuất. Lãnh đạo Trung Quốc có hoài bão theo kịp Âu Mỹ và Nhật Bản để phục hưng lại thời hoàng kim ngày xưa nên đã tạo mọi điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân và vốn nước ngoài lớn mạnh.

Nhưng phân tích như vậy không phải để đi đến kết luận là Việt Nam nên làm theo chiến lược như Trung Quốc đã thực thi trong mấy thập kỷ qua. Đúng là trong thời gian qua nếu Việt Nam theo chủ nghĩa phát triển như Trung Quốc thì thành quả phát triển kinh tế đã khác. Tuy nhiên, theo tôi, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam nên khác Trung Quốc ở hai điểm:
Thứ nhất, về mô hình phát triển,5 đúng là Trung Quốc đã thành công trong việc đẩy mạnh lực lượng sản xuất. 

Tuy nhiên, Trung Quốc đã quá nhấn mạnh và thúc đẩy tăng trưởng hầu như bằng mọi giá, gây hậu quả là dân chúng (giới lao động và nông dân) bất mãn, xã hội bị phân tầng gay gắt và môi trường sống bị hy sinh. Một chỉ tiêu đo sự bất bình đẳng thu nhập là hệ số Gini (càng gần zero càng bình đẳng, ngược lại càng gần số 1 càng bất bình đẳng).

 Thông thường nếu Gini lớn hơn 0.4 thì xã hội có khả năng bất ổn, đáng báo động, nhưng Gini của Trung Quốc đã lên tới 0.47 vào năm 2012 (Hess 2016). Nhìn toàn cục, tỉ lệ của đầu tư trên GDP thường ở mức cao một cách dị thường và ngược lại là tỉ lệ của chi tiêu cá nhân quá thấp. 

Nói khác đi, kinh tế tăng trưởng nhờ đầu tư cao và chậm cải thiện cuộc sống của dân chúng. Chế độ hộ khẩu và sự thiếu vắng chế độ phúc lợi cho người thu nhập thấp gây ra tình trạng bi thảm cho giới lao động di chuyển từ nông thôn và các tỉnh nội lục đến tìm việc ở các tỉnh ven biển. Còn tình trạng ô nhiễm môi trường thì cả thế giới đều biết. Việt Nam phải theo chủ nghĩa phát triển nhưng không nên theo mô hình Trung Quốc.

Thứ hai, thể chế chính trị thiếu dân chủ cũng như một số đặc tính còn sót lại của chủ nghĩa xã hội (chẳng hạn đất đai thuộc sở hữu toàn dân, còn tồn tại quá nhiều doanh nghiệp quốc doanh) sẽ cản bước phát triển sắp tới của Trung Quốc. 

Trung Quốc đã trở thành nước có thu nhập trung bình cao, mục tiêu trong tương lai là tiếp tục phát triển (dù với tốc độ thấp hơn mấy mươi năm qua) để tiến lên thành nước có thu nhập cao ngang hàng với các nước tiên tiến hiện nay. 

Tuy nhiên lịch sử thế giới cho thấy chưa có nước nào thiếu dân chủ và còn các đặc trưng về hình thái sở hữu công của chủ nghĩa xã hội mà trở thành một quốc gia tiên tiến. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đưa ra nhận định bi quan nếu Trung Quốc vẫn giữ nguyên thể chế hiện nay. 

Nếu Việt Nam đi trước Trung Quốc trong việc dân chủ hóa và hoàn toàn chuyển sang kinh tế thị trường thì về lâu dài ta sẽ có một nền kinh tế phát triển bền vững, một xã hội lành mạnh.

Hệ quả của mô hình Trung Quốc và thể chế chính trị thiếu dân chủ là ngày càng nhiều người Trung Quốc tìm cách đi định cư ở nước ngoài. Ngoài việc đi du học rồi tìm cách ở lại sinh sống tại các nước tiên tiến, hai hình thức phổ biến gần đây là ra nước ngoài sinh con và đi đầu tư. Phụ nữ những gia đình giàu có khi mang thai sang Mỹ sống ít nhất 4 tháng trước khi sinh và khi sinh con ở đấy, đứa bé sẽ được mang quốc tịch Mỹ. 

Cũng theo luật pháp hiện hành ở Mỹ, người nước ngoài đến đầu tư và tạo ra một số lượng công ăn việc làm nhất định sẽ được cấp tư cách vĩnh trú. Người Trung Quốc đã tích cực lợi dụng quy định đó và ngày càng nhiều những nhà đầu tư di dân (immigrant investors) sang Mỹ sinh sống lâu dài. Theo báo Nikkei (bản điện tử) ngày 26/8/2016, vào năm 2010 chỉ có 772 nhà đầu tư di dân từ Trung Quốc sang Mỹ, nhưng gần đây mỗi năm con số lên tới trên 1 vạn. 

Trả lời phỏng vấn của báo Nikkei, một số người sắp đi định cư ở nước ngoài cho biết họ thấy bất an khi sống tại Trung Quốc vì đạo đức xã hội suy đồi, an ninh xã hội xuống cấp, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm không được đảm bảo, môi trường sống bị ô nhiễm. Một số khác nêu tình trạng bất công, thiếu tự do, không tin tưởng về tương lai, v.v..6

Như vậy ở cả hai điểm vừa phân tích, ta thấy Việt Nam rất cần “thoát Trung”, cần một mô hình phát triển bền vững, bao trùm (inclusive) và cần một xã hội tự do, dân chủ.7 Thực ra, những hệ quả, những mặt xấu của mô hình Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam. Những lý do làm nhiều người Trung Quốc muốn rời bỏ đất nước của họ được giới thiệu ở trên cũng đã hiện ra khá rõ nét trong xã hội Việt Nam, và ở nước ta cũng ngày càng nhiều người muốn ra nước ngoài sinh sống.8

Vài lời kết:

Vào giữa thế kỷ 19 Nhật Bản đã thoát Á một cách ngoạn mục. Đó là một lựa chọn khôn ngoan, nhờ đó Nhật Bản mới có được như ngày nay. Cuộc thoát Á của Nhật Bản đã có tác động tích cực về nhiều mặt đến Trung Quốc sau đó. Việt Nam ngày nay nếu thoát Trung về mô hình phát triển, về thể chế chính trị, chẳng những sẽ thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh mà có thể sẽ có tác động tích cực đến quá trình cải cách của Trung Quốc.

Trần Văn Thọ

15.10.2016

Tư liệu có trích dẫn:
Hess, Steve (2016), The Flight of the Affluent in Contemporary China: Exit, Voice, Loyalty, and the Problem of Wealth Drain, Asian Survey, Vol. 56, No. 4, pp. 629-650.
Jennings, Ralph (2016), Five Bleak Signs Vietnam is Becoming the China of 10 Years ago, Forbe, 30/8.
Kato H., Watanabe M. and H. Ohashi (2013), 21 Seiki no Chugoku: Keizaihen (Trung Quốc trong thế kỷ 21: Kinh tế), Asahi Shinbun Shuppan.
Nakagane Katsuji (2012), Kaihatsu Keizaigaku to Gendai Chugoku (Kinh tế học phát triển và Hiện đại Trung Quốc), Nagoya Daigaku Shuppankai. Tanaka Akira (2003), Meiji Ishin to Seiyo Bunmei: Iwakura Shisetsudan wa Nani o Mita ka (Minh Trị Duy tân và Văn minh Tây phương: Phái đoàn Iwakura đã thấy gì?) , Iwanami Shinsho.
Nguyễn Danh Dy (2016), Đi hay ở: Bi kịch của một quốc gia, Viet-Studies, 26/8.

Tran Van Tho (1988), “Foreign and Technology in the Process of Catching-up by the Developing Countries,” The Developing Economies, Vol. XXVI, No. 4, December, pp. 386-420.
Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á Thái bình dương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế Saigon và VAPEC.
Trần Văn Thọ (2016), Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, NXB Tri thức.

Tsukiashi Tatsuhiko (2015), Fukuzawa Yukichi no Chosen: Niccho Kankei no naka no Datsua (Triều Tiên của Fukuzawa Yukichi: Thoát Á trong quan hệ Nhật Triều), Kodansha.
Watanabe Toshio (2016), Shikon: Fukuzawa Yukichi no Shinjitsu (Sĩ hồn: Chân thực về Fukuzawa Yukichi), Kairyusha, Tokyo.

1 Về điểm này, Hàn Quốc có một kinh nghiệm rất đặc biệt. Quá trình công nghiệp hóa của họ đã phụ thuộc rất nhiều vào Nhật Bản, từ tư bản, công nghệ đến phương thức tổ chức, quản lý, nhưng đó là một chọn lựa chủ động, khôn ngoan, ngay từ đầu đã có kế hoạch “thoát Nhật” và đã thành công một cách ngoạn mục. 

Thời đó chung quanh Hàn Quốc chỉ có Nhật Bản là nước tiên tiến, sản phẩm công nghiệp của Sony, Honda, Toyota, Hitachi, v.v.. ngày càng được uy tín trên thị trường thế giới. Hàn Quốc đã chủ động tranh thủ các nguồn lực tiên tiến của Nhật với sự chọn lựa có tính chiến lược (chỉ du nhập những gì người Hàn Quốc chưa có, chưa làm được) và đã có kế hoạch thay thế dần công nghệ, tư bản Nhật trong thời gian ngắn. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Riêng tôi đã có một số bài liên quan, chẳng hạn, Tran (1988), Trần V. T. (1997), Ch. 6.

2 Trần V. Thọ (2016), Ch. 9 và 12.
3 Thoát Á luận (cũng như nhiều tác phẩm của Fukuzawa và những người đồng thời) được viết bằng lối văn cổ, khó đọc, khó hiểu. Trích dẫn trong bài này dựa trên Tsukiashi (2015) và Watanabe (2016) là những nghiên cứu mới nhất về Fukuzawa, trong đó Thoát Á luận được chuyễn sang văn hiện đại. 

Trong đoạn trích trên đây, những chỗ có các dấu chấm (…) là phần có trong nguyên tác nhưng lược bỏ ở đây vì dài quá. Tuy nhiên phần lược bỏ này không ảnh hưởng đến nội dung được trích dẫn.

4 Tư liệu về phái đoàn Iwakura khá nhiều. Ở đây tham khảo chính từ Tanaka (2003).

5 Năm 2004, Joshua C. Ramo, nguyên tổng biên tập báo Time, dùng thuật ngữ Beijing Consensus (Đồng thuận Bắc Kinh) để khái quát chiến lược phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường theo cách tiệm tiến của Trung Quốc. 

Thuật ngữ đó dùng để đối lại với Washington Consensus là chiến lược được cổ xúy từ cuối thập niên 1980 trong đó chủ trương các nước xã hội chủ nghĩa cần các biện pháp cấp tiến để chuyển sang kinh tế thị trường (tự do kinh tế, tư nhân hóa, mở cửa, v.v..). Các học giả Trung Quốc nâng khái niệm Đồng thuận Bắc Kinh lên thành mô hình Trung Quốc. Mô hình Trung Quốc có nhiều nội dung tùy theo phân tích của mỗi người (xem, chẳng hạn, Kato et al. 2013). 

Theo Nakagane (2012), mô hình Trung Quốc là hợp thành của 2 yếu tố: độc tài phát triển (tức là thể chế độc tài chính trị cộng với chủ nghĩa phát triển) và chủ nghĩa tiệm tiến. Có lẽ đây là định nghĩa hay nhất.

6 Vấn đề người giàu Trung Quốc chạy ra nước ngoài được phân tích hàn lâm và chi tiết hơn trong Hess (2016).
7 Trong Trần V Thọ (2016), ở mục Phụ trang “Bút ký Kinh tế, Giáo dục và Lịch sử”, tôi có viết hai bài liên quan đến vấn đề chất lượng của phát triển (Đạo đức và kinh tế thị trường và Phát triển và hạnh phúc)

8 Xem, chẳng hạn, Nguyễn Danh Dy (2016). Ngoài ra, Jennings (2016) nêu ra những dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang trở thành Trung Quốc của 10 năm trước.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link