Không bằng loài kiến
LS Lê Văn Luân
Khi giới trẻ, có tới hàng trăm ngàn con người, khoác trên mình
chiếc áo màu đỏ của lá cờ và dòng chữ “tôi yêu tổ quốc” trước ngực nhưng với
việc dầm mưa xếp hình, trong khi cả miền Trung đang oằn mình lên điêu đứng, tan
hoang và chết chóc, thì thứ tình yêu ấy là thứ tình yêu thua cả loài Kiến.
Những tâm hồn trống rỗng, luôn trang bị cho mình những hành trang
rực rỡ và nguỵ tạo bằng những màu sắc sặc sỡ.
Sinh viên Việt Nam thực sự đã trở thành những con robot gần như vô
tri, không phản biện, không tư duy độc lập và bất phản kháng một cách tuyệt
vọng, bắt học gì thì học đó, bảo thế nào, nghe theo vậy. Họ không hề biết đòi
hỏi.
Đến giờ, đất nước chỉ còn trông chờ vào những đứa trẻ “không biết
vâng lời”, từ cha mẹ đến thầy cô, và cả cái nền giáo dục khủng khiếp này nữa.
Đứng trước nỗi đau của Tổ quốc, của đồng bào, chẳng lẽ chúng chỉ
có xếp hình và hò hét để thể hiện tình yêu mà là thứ thiêng liêng, cao quý nhất
đối với một con người có nhân tri và liêm sỷ của một quốc gia?
Khi đồng loại chết, loài kiến thường khiêng xác về tổ mà không bỏ
lại trên đường, kể cả phải vứt đi miếng mồi nó đang khuân vác trên vai.
Họ đặt tay lên lồng ngực trái, phải chăng để tự hỏi, trái tim mình
còn đập nữa hay không? (1)
L.V.L.
Nguồn: FB
Luân Lê
Thấy gì qua cơn lũ?
Nguyễn Anh Tuấn
Nhìn chung cuộc thì
Đảng Cộng sản Việt Nam – vốn giành toàn quyền lãnh đạo tuyệt đối quốc gia –
phải chịu trách nhiệm cho tình cảnh này. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc
nâng cao mức sống của người dân một cách đồng đều để rồi khiến hố ngăn phân
cách giàu nghèo ngày một sâu hơn. Ở chiều ngược lại, người dân cũng phải chịu
trách nhiệm vì quá chậm tạo ra cạnh tranh chính trị, khiến một đảng vì nắm độc
quyền mà trở nên tha hoá như ngày hôm nay.
Chuyện lũ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng thì rõ rồi, nhưng còn một
câu chuyện khác là sao hàng chục năm rồi mà vẫn còn quá nhiều gia đình ở Hà Tĩnh
chỉ có một mái lá che mưa nắng và tài sản lớn nhất vẫn chỉ là một con trâu/con
bò? Cảnh lũ miền Trung chiếu trên tivi từ lúc tôi còn học cấp I (15 năm trước
đây) với bây giờ chẳng khác nhau là mấy.
Trong khi dễ dàng nhận ra sự thay đổi ở các thành phố lớn thì có
vẻ như mức sống và lề lối sinh hoạt của người dân những vùng này chẳng có gì
khác so với vài chục năm trước. Mặc cho các con số GDP hàng năm nhảy múa, mặc
cho những lời tán dương của quốc tế về việc thực hiện các mục tiêu thiên niên
kỷ, người dân nơi đây vẫn bị bỏ lại phía sau sự phát triển.
Những người bảo vệ Formosa hoặc các dự án thuỷ điện thường lấy lý
do các dự án này đóng góp ngân sách hàng ngàn tỷ đồng để phục vụ phát triển,
song với những hình ảnh thế này thì phát triển dường như diễn ra ở một nơi khác
(như trong các căn biệt thự của các Uỷ viên Trung ương ở Hà Nội, Sài Gòn và cả
Âu, Mỹ chẳng hạn) chứ chẳng phải của nơi đặt các dự án. Thế mà thảm hoạ thì dân
nơi đây phải chịu.
Nhìn chung cuộc thì Đảng Cộng sản Việt Nam – vốn giành toàn quyền
lãnh đạo tuyệt đối quốc gia – phải chịu trách nhiệm cho tình cảnh này. Họ đã
thất bại hoàn toàn trong việc nâng cao mức sống của người dân một cách đồng đều
để rồi khiến hố ngăn phân cách giàu nghèo ngày một sâu hơn. Ở chiều ngược lại,
người dân cũng phải chịu trách nhiệm vì quá chậm tạo ra cạnh tranh chính trị,
khiến một đảng vì nắm độc quyền mà trở nên tha hoá như ngày hôm nay.
Ảnh: Dân Áo Tơi (Lê Quốc Châu)
N.A.T.
Nguồn: FB
Nguyen Anh Tuan
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment