Đài Loan: Biểu tình tăng sức ép lên Formosa vụ cá chết ở Việt Nam
CTM Media
Cùng
tác giả:
- Chính
trường và dư luận Đài Loan nóng lên vì Formosa
- Quỳnh
Lưu – Nghệ An tuần hành đòi chính quyền minh bạch vụ cá chết 11/6/2016
- Hà
Nội từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong vụ cá chết
ĐÀI BẮC (CTM Media) – Trưa nay, 17 Tháng Sáu, các nhà hoạt động
Đài Loan cùng cộng đồng người Việt tại đây đã biểu tình trước khách sạn nơi
công ty Formosa Plastics họp cổ đông, nhằm tăng sức ép lên công ty về vụ cá
chết ở biển Việt Nam kéo dài hơn hai tháng nay.
Cuộc biểu tình phản đối Formosa diễn ra lúc 13 giờ 30 với sự tham
gia của hàng chục người Việt Nam gồm công nhân, cùng với người bản xứ và đại
diện các tổ chức phi chính phủ (NGO), kêu gọi tập đoàn Formosa Plastics điều
tra tình trạng cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển miền Trung của Việt Nam.
Các biểu ngữ cầm tay ghi bằng tiếng Trung lẫn tiếng Việt ghi nhận được
như “Tôi yêu biển”, “Hủy hoại môi trường là một hành động tội lỗi”, “Cá cần
nước sạch – Dân cần minh bạch”… đã gây chú ý cho mọi người.
Hiện tượng cá nhiễm độc chết trắng dọc bờ biển từ tỉnh Hà Tĩnh nơi
đặt nhà máy thép Formosa từ hồi tháng 4, kéo dài đến nay hơn hai tháng qua, lan
truyền dọc 200km bờ biển trải dài các tỉnh miền Trung Việt Nam tạo ra những làn
sóng phản đối Formosa. Đến nay nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa cho công bố kết
quả chính thức.
Tại buổi họp, các cổ đông viên cũng đồng tình Formosa có trách
nhiệm điều tra làm rõ vụ việc cá chết hàng loạt xem có liên quan đến công ty
hay không. Bà Echo Lin, một cổ đông, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Luật Gia về Môi
Trường ở Đài Loan, nói với truyền thông rằng đã có yêu cầu viên chức cao cấp
công ty thép của Formosa Việt Nam thực hiện cuộc điều tra độc lập và công bố
kết quả.
Cũng tại buổi họp, Chủ Tịch Tập Đoàn Formosa Plastics cho biết
“Tập Đoàn Formosa Plastics chỉ đầu tư mà không trực tiếp quản lý”. Tuy nhiên
ông nói với các cổ đông rằng tập đoàn đã yêu cầu được tham gia điều tra với cơ
quan chức năng Việt Nam, cũng như đang chờ đợi bằng chứng từ các thanh tra quốc
tế.
Trước đó, hôm qua thứ Năm 16 Tháng Sáu, các nhóm hoạt động bảo vệ
môi trường, dân biểu nghị sĩ Đài Loan, cùng cộng đồng người Việt Nam tại Đài
Loan cũng đã có cuộc họp báo cáo buộc tập đoàn Formosa Plastics Group trách
nhiệm về vụ cá chết ở Việt Nam, đòi tập đoàn Formosa trả lời về vụ cá chết bí
ẩn ở miền Trung Việt Nam.
Nguồn: Chân Trời Mới Media
Tuyên bố của tổ chức nhân quyền Front Line Defenders v/v bắt giữ bà
Cấn Thị Thêu
Ngày 16 tháng 6 năm 2016
Việt Nam: Vụ bắt giữ Dân Oan Cấn Thị Thêu
Vào ngày 10-6-2016 Bà Dân Oan Cấn Thị Thêu đã bị bắt tại tỉnh Hòa
Bình với tội danh phá rối trật tự công cộng. Bà đang bị giam tại trại tù Hỏa
Lò, Hà Nội.
Bà Cấn Thị Thêu là một dân oan đã vận động phản đối và thu thập hồ
sơ những vụ cưỡng chiếm đất đai tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận từ khi mảnh vườn
của gia đình bà bị tịch thu vào năm 2007. Bà đã bị đánh, bị cầm tù chỉ vì bà
kêu gọi đền bù xứng đáng cho những mảnh đất bị cướp tại Việt Nam. Bà đã giúp bà
con chung quanh bảo vệ đất đai của mình và vạch trần hành vi chiếm đất của nhà
nước với giá bất công từ năm 2007. Tất cả đất đai tại Việt Nam trên nguyên tắc
thuộc về nhà nước. Người dân chỉ có quyền sử dụng mà thôi. Luật lệ này khiến
hàng ngàn người bị chiếm đoạt đất đai đang cày cấy nhiều năm và chỉ bồi thường
với giá rẻ mạt.
Vào sáng sớm ngày 10-6-2016, vài chục công an đã đến nhà của gia
đình bà Cấn Thị Thêu ở tỉnh Hòa Bình thuộc miền Bắc Việt Nam. Họ lục soát nhà
bà, tịch thu điện thoại và bắt bà theo điều 245 Bộ luật hình sự về tội danh
“phá rối trật tự công cộng”, tố giác bà đã tham gia vào các vụ lộn xộn tại quận
Đống Đa, Hà Nội. Các con của bà là anh Trịnh Bá Tư và anh Trịnh Bá Phương, cũng
bị bắt giữ một thời gian ngắn ngày 13-6-2016 vì đã kêu gọi hãy thả mẹ họ ra.
Công an có thể tạm giam bà Cấn Thị Thêu đến 4 tháng để điều tra và
nếu bị buộc tội, bà có thể bị bỏ tù lên tới 7 năm. Các tội giam đang buộc cho
bà được biết đều liên quan đến vai trò của bà trong việc tổ chức biểu tình ôn
hòa ngày 8-4-2016 để kỷ niệm 10 năm thành lập của một nhóm ủng hộ dân chủ và
đòi tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Ông Đài đang bị giam giữ về
tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” và bị cấm liên lạc kể từ khi ông bị bắt.
Vào tháng 1-2016, nhà hoạt động nhân quyền Cấn Thị Thêu bị bắt
giam ngắn hạn vì phản đối chính quyền địa phương muốn chiếm mảnh vườn của gia
đình bà. Bà cũng bị bắt giam từ tháng 4-2014 đến tháng 7-2015. Trong lần đó, bà
và chồng là ông Trịnh Bá Khiêm bị bắt giam 15 tháng, khi đang quay phim cảnh
cưỡng chế đất đai tại quận Hà Đông thuộc Hà Nội, và quay cảnh công an đánh đập
người dân bằng dùi cui, gậy gộc. Trong lúc bị bắt, bà bị công an đánh đập và
buộc tội “chống người thi hành công vụ”. Khi được thả ra khỏi tù vào tháng
7-2015, bà Cấn Thị Thêu tiếp tục tham gia biểu tình ôn hòa kêu gọi trả lại đất
đai đã bị chính quyền địa phương chiếm đoạt.
Front Line Defenders quan tâm về việc bắt giữ bà Cấn Thị Thêu, mà
chúng tôi tin rằng chỉ vì những hành động hợp pháp và ôn hòa của bà để đòi bồi
thường xứng đáng cho những đất đại bị tịch thu tại Việt Nam.
Front Line Defenders thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam hãy:
1- Thả lập tức và vô điều kiện đối với bà Cấn Thị Thêu và ông
Nguyễn Văn Đài, cũng như hủy bỏ mọi tội danh đã buộc cho họ. Các tội danh đó
chỉ vì những hoạt động hợp pháp và ôn hòa để bảo vệ nhân quyền của bà mà thôi;
2- Dùng mọi biện pháp để đảm bảo an ninh và toàn vẹn cả thể chất
lẫn tinh thần của bà Cấn Thị Thêu và gia đình bà;
3- Đảm bảo trong mọi trường hợp, những người bảo vệ nhân quyền tại
Việt Nam có thể tiến hành những sinh hoạt hợp pháp về nhân quyền mà không bị
trói buộc, xách nhiễu, hăm dọa, hay trả thù; và thừa nhận công khai vai trò
quan trọng của họ trong một xã hội dân sự công bằng.
(Sau đây là nguyên văn tiếng Anh)
June 16, 2016
Vietnam: Arrest of land rights defender Can Thi Theu
On 10 June 2016 land rights defender Ms Can Thi Theu was arrested
in Hoa Binh province and charged with ’causing public disorder’. She is being
detained in Hoa Lo detention centre in Hanoi.
Can Thi Theu is a land rights defender who has been campaigning
against and documenting land seizures in Hanoi and surrounding provinces since
her family farm was confiscated in 2007. She has been beaten and imprisoned as
a result of her activities calling for adequate compensation for the
confiscation of lands in Vietnam. Can Thi Theu has been helping others defend
their land and highlighting government expropriation of land at unfair prices
since 2007. All land in Vietnam is technically owned by the state and citizens
only have the right to use it. This has led to thousands of people having land
they have farmed for years being taken from them and being compensated with
paltry sums.
In the early hours of 10 June 2016, several dozen police officers
arrived at the family home of Can Thi Theu in Hoa Binh province in the north of
the country. They searched her house, confiscated her mobile phone and detained
her under Article 245 of Vietnam’s Penal Code on a charge of âcausing public
disorderâ, alleging she had been involved in disturbances of the Dong Da
district of Hanoi. Can Thi Thue’s sons, Messrs Trinh Ba Tu and Trinh Ba Phuong,
were briefly detained on 13 June 2016 for calling for their mother’s release.
Police can hold Can Thi Theu in custody for up to four months
while they investigate her case and if found guilty, she could face
imprisonment of up to seven years. The charges she faces reportedly relate to
her role in organising a peaceful demonstration on 8 April 2016 commemorating
the tenth anniversary of the founding of a pro-democracy group and demanding
the release of detained human rights lawyer Mr Nguyen Van Dai. He has been held
on a charge of ’conducting propaganda against the state’ and has been held
incommunicado since his arrest.
In January 2016 the human rights defender was briefly detained in
Hanoi for protesting against attempts by the local government to seize family
farms. She was released from prison in July 2015 following her arrest in April
2014. She and her husband, Mr Trinh Ba Tu, were imprisoned for 15 months. The
human rights defender was arrested while using a camera to document a land grab
in Ha Dong district in Hanoi and filmed police attacking protesters with sticks
and batons. During the course of her arrest, she was beaten by police and
charged with âresisting on-duty state officialsâ. On her release from prison in
July 2015, Can Thi Theu continued to engage in peaceful demonstrations calling
for the return of land which had been confiscated by the local authorities.
Front Line Defenders is concerned by the arrest of Can Thi Theu,
which it believes to be directly linked to her peaceful and legitimate work
calling for adequate compensation for the confiscation of lands in Vietnam.
Front Line Defenders urges the authorities in Vietnam to:
1. Immediately and unconditionally release Can Thi Theu and Nguyen
Van Dai and drop all charges against them as it is believed that they are
solely motivated by her legitimate and peaceful work in defence of human
rights;
2. Take all necessary measures to guarantee the physical and
psychological integrity and security of Can Thi Theu as well as of her family;
3. Guarantee in all circumstances that human rights defenders in
Vietnam are able to carry out their legitimate human rights activities without
undue restrictions, fear of harassment, threats or retaliation, and publicly
recognise their important role in a just civil society.
Nguồn: Front Line Defenders
Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược, Việt Nam im lặng
17.06.2016, HÀ NỘI (NV) - Chỉ mới có Hội Nghề Cá Việt Nam lên tiếng phản đối các tàu công vụ của Trung Quốc uy hiếp tàu đánh cá của Việt Nam, buộc ngư dân phải nộp hết hải sản đã đánh bắt được.
17.06.2016, HÀ NỘI (NV) - Chỉ mới có Hội Nghề Cá Việt Nam lên tiếng phản đối các tàu công vụ của Trung Quốc uy hiếp tàu đánh cá của Việt Nam, buộc ngư dân phải nộp hết hải sản đã đánh bắt được.
Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi cập
cảng Sa Kỳ trong tình trạng hỏng nặng vì bị tấn công ở Hoàng Sa. (Hình: Zing)
Hôm 15 Tháng Sáu, Hội Nghề Cá Việt Nam phát hành một văn bản,
tường thuật hai vụ tấn công do các tàu Trung Quốc thực hiện trước đó cả tuần
đối với hai tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam tại Biển Đông.
Ngày 7 Tháng Sáu, các tàu công vụ của Trung Quốc đã đuổi một tàu
đánh cá mang số hiệu QNg 95193, do ông Nguyễn Trung Kiên, ngụ tại xã Bình Châu,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng ra khỏi vùng biển cách đảo
Bom Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng năm hải lý. Sau đó cũng những tàu công
vụ này của Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào con tàu đánh cá có 14 người. Vòi
rồng đã khiến 2/14 ngư dân của tàu đánh cá QNg 95193 bị thương.
Ba ngày sau, hôm 10 Tháng Sáu, bốn tàu công vụ mang các số hiệu
589, 3103, 35101, 64501 của Trung Quốc tiếp cận một tàu đánh cá khác của Việt
Nam mang số hiệu QNg 90657, do ông Nguyễn Văn Phú, cũng ngụ tại xã Bình Châu,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng, ra khỏi vùng biển cách đảo
Bom Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 14 hải lý.
Nhân viên thi hành công vụ của Trung Quốc đã leo lên tàu đánh cá
QNg 90657, buộc ngư dân Việt Nam phải chuyển sáu tán hải sản mà họ đã đánh bắt
được trong chuyến hải hành kéo dài 21 ngày sang tàu Trung Quốc. Trong ba giờ
vận chuyển hải sản sang tàu Trung Quốc, nhiều ngư dân Việt đã bị đánh vì “chậm
chạp.”
Cưỡng đoạt xong hải sản, nhân viên thi hành công vụ của Trung Quốc
còn tịch thu nhiều thiết bị (máy định vị, radar tầm ngư, hệ thống liên lạc vô
tuyến, các bộ đàm), nhiên liệu (năm phuy dầu), đồ lặn, hủy hoại nhiều ngư cụ
(dây dẫn hơi, dây neo)... rồi bỏ đi.
Dù cách hành xử của nhân viên thi hành công vụ Trung Quốc hết sức
ngang ngược nhưng chính quyền Việt Nam chưa có ý kiến. Chỉ có Hội Nghề cá Việt
Nam “phản đối những hành động ngang ngược, phi nhân này,” đồng thời “yêu cầu Trung
Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái, đồng thời bồi thường thiệt hại về
tài sản và các tổn thương cho ngư dân Việt Nam.”
Hội Nghề Cá Việt Nam cũng đã đề nghị các cơ quan hữu trách “phản
đối và có biện pháp ngăn chặn hành động phi lý và ngang ngược của Trung Quốc,
hỗ trợ ngư dân khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
Hai ngày sau bản phúc trình của Hội Nghề Cá, ngày 17 Tháng Sáu,
trang thông tin Zing cho hay, trong lúc hành nghề lặn ở vùng biển Hoàng Sa, tàu
cá khác của ngư dân Quảng Ngãi lại bị một tàu nước ngoài bất ngờ tấn công, rượt
đuổi, đâm vỡ mạn tàu.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi
đã báo cáo cơ quan chức năng về việc tàu cá QNg 95821 TS của ông Nguyễn Tuất
(ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) bị tàu nước ngoài ngăn cản, rượt đuổi, đâm
vỡ mạn ở vùng biển Hoàng Sa.
Theo nguồn tin Zing kể lại, chiều 16 Tháng Sáu, ông Tuất cùng bảy
ngư dân hành nghề cách đảo Bông Bay thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam
khoảng 9 hải lý về hướng Bắc thì bất ngờ bị tàu nước ngoài mang số hiệu 31102
ngăn cản, tông mạnh nên bị vỡ mạn phải.
Cần nhắc lại rằng, “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” của Trung Quốc
đang có hiệu lực. Lệnh này vẫn được Trung Quốc công bố hàng năm và “có hiệu
lực” từ 16 Tháng Năm đến 1 Tháng Tám.
Hồi thượng tuần Tháng Năm, một viên thứ trưởng của Bộ Nông Nghiệp
Trung Quốc từng tuyên bố sẽ tổ chức thực thi nghiêm ngặt lệnh cấm đó và hai lực
lượng: Hải cảnh, kiểm ngư của Trung Quốc sẽ đảm trách chuyện này. Năm nào, Bộ
Ngoại Giao Việt Nam cũng phủ nhận “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” vì nó ngang
ngược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuy nhiên việc phủ nhận “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” chỉ ngừng ở
mức... tuyên bố. Trừ việc khuyến khích ngư dân Việt tiếp tục ra biển đánh bắt
hải sản để khẳng định chủ quyền, chính quyền Việt Nam chưa bao giờ thực thi bất
kỳ hành động cụ thể nào tại Biển Đông để vô hiệu hóa “lệnh cấm đánh cá ở Biển
Đông” của Trung Quốc.
Đó cũng là lý do ngư dân Việt Nam trở thành mục tiêu cho các tàu
công vụ của Trung Quốc săn đuổi, tấn công, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, kể cả
tước đoạt tính mạng của họ. (G.Đ)
Tưởng niệm ngày giỗ thứ 86 của chư vị liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân
Đảng
“Mourir pour sa patrie
C’est le sort le plus beau
Le plus digne d’envie”
C’est le sort le plus beau
Le plus digne d’envie”
Nhượng Tống dịch:
“Chết vì tổ quốc,
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng”
“Chết vì tổ quốc,
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng”
Đó là mấy câu thơ tiếng Pháp mà Nguyễn Thái Học đã đọc to trước
giờ phút trả nợ non sông cách đây đúng 86 năm, ngày 17 tháng 6 năm 1930.
Ngoài Đảng trưởng Nguyễn Thái Học, vào lúc 5 giờ sáng tại pháp
trường Yên Báy năm ấy, còn có 12 chiến sĩ Quốc Dân Đảng khác chuẩn bị bước lên
máy chém với tâm thế “Không thành công cũng thành nhân”.
Hôm đó có tổng cộng 13 chiến sĩ chuẩn bị lên đoạn đầu đài, nhưng
bên cạnh chiếc máy chém, người ta thấy xếp những 15 chiếc quan tài. Thấy sự lạ
đó, nhà báo Louis Roubaud quay sang hỏi viên chánh cẩm - Sao xử chém 13 người
mà lại có những 15 quan tài? Tên chánh cẩm trả lời: - Để đề phòng có người sợ
quá vỡ tim mà chết tại chỗ. Tình huống này rất dễ xảy ra.
Nhằm bảo đảm cho buổi hành quyết diễn ra xuôn xẻ, hơn 400 cảnh
binh, cảnh sát, lính lê dương, mật thám… đã được phái đến vây kín, lớp trong
lớp ngoài bảo vệ pháp trường Yên Báy. Đồng bào Việt Nam đa số đến để được nhìn
lần cuối hình ảnh của những nghĩa sĩ, mọi người đều giữ im lặng, thỉnh thoảng
đâu đó có tiếng xụt xùi.
Đến giờ hành quyết, cả 13 người đều bình thản lần lượt bước tới
máy chém theo danh sách được gọi.
Người đầu tiên được tên đao phủ lùn tịt Cai Công dẫn ra máy chém
là Bùi Tư Đoàn, 37 tuổi, quê ở Lâm Thao. Phú Thọ. Bùi Tư Đoàn vừa mới kịp hô
được hai tiếng Việt Nam… thì ông bị lính lê dương bịt miệng. Lưỡi máy chém đen
xì được kéo lên theo rãnh trượt. Bùi Tư Đoàn nằm trên tấm ván, cổ ông bị gông
lại. Đao phủ giật nút hãm, lưỡi dao rơi xuống tự do, kêu đánh phập.
Người thứ hai bước ra là Bùi Văn Chuẩn, 35 tuổi, ông cũng chỉ kịp
hô hai tiếng Việt Nam…
Người thứ ba là Nguyễn An, 31 tuổi.
Tiếp đến người thứ tư là Hà Văn Lạo, 25 tuổi
Người thứ năm là Đào Văn Nhít
Người thứ sáu là Ngô Văn Du
Người thứ bảy là Nguyễn Đức Thịnh.
Người thứ tám là Nguyễn Văn Tiềm
Người thứ chín là Đỗ Văn Tứ
Người thứ mười là Bùi Văn Cửu
Người thứ mười một là Nguyễn Như Liên, tức Ngọc Tỉnh, 20 tuổi
Người thứ ba là Nguyễn An, 31 tuổi.
Tiếp đến người thứ tư là Hà Văn Lạo, 25 tuổi
Người thứ năm là Đào Văn Nhít
Người thứ sáu là Ngô Văn Du
Người thứ bảy là Nguyễn Đức Thịnh.
Người thứ tám là Nguyễn Văn Tiềm
Người thứ chín là Đỗ Văn Tứ
Người thứ mười là Bùi Văn Cửu
Người thứ mười một là Nguyễn Như Liên, tức Ngọc Tỉnh, 20 tuổi
Phó Đức Chính là người thứ mười hai bước ra. Ông còn kịp thản
nhiên nói với Cố đạo Méchet “Ở đời, mong làm lấy một việc lớn mà việc ấy không
thành thì chết có gì ân hận”, rồi ông đòi nằm ngửa để được xem lưỡi dao rơi
xuống như thế nào.
Cuối cùng là Nguyễn Thái Học. Người anh hùng 28 tuổi bước lên, mỉm
cười, đưa cặp mắt sáng nhìn khắp bốn phía chào đồng bào. Ông hô to: Việt Nam
vạn tuế! Lập tức Công sứ De Bottini vẫy tay, cái vẫy tay thứ 13. Đầu Nguyễn
Thái Học rơi xuống. De Bottini nhìn đồng hồ, lúc đó là 5 giờ 35 phút sáng ngày
17 tháng 6 năm 1930 (21 tháng 5 năm Canh Ngọ).
Xin thành kính thắp một nén hương lòng tưởng nhớ những đóa hoa máu
của đầu thế kỷ XX đã bỏ mình vì sự trường tồn và độc lập của quốc gia Việt Nam.
NGUYỄN CHÍ VỊNH XIN PHÉP TQ TÌM KIẾM MÁY BAY MẤT TÍCH TRÊN VÙNG
BIỂN VIỆT NAM?
Máy bay nước mình rớt trong không phận mình thì cứ tìm, cứ triển
khai việc tìm kiếm cớ sao phải đi xin phép, tạo điều kiện.
CÁC BẠN NGHĨ SAO VÊ HÀNH ĐỘNG CỦA CSVN?
HÀNH ĐỘNG NÀY LÀ GÌ HẢ CÁC BẠN?
“Vào 21h30 đêm qua (16/6), tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trướng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng,
đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực
lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân
định Vịnh Bắc Bộ.”
Theo Thế Giới VN
RỚT MÁY BAY, LỖI TẠI AI?
Tại sao máy bay VN chưa đánh đã rơi, liên tiếp 2 chiếc?! Có những
nghi ngờ là do Trung Quốc "áp chế điện tử" làm hỏng hệ thống điều
khiển trên máy bay.
Từ vụ việc, người dân có dịp nhìn thấy hình ảnh đồng phục phi công
vừa xấu vừa sơ sài đến mức khó hiểu, chẳng khác nào bộ đồng phục của công nhân
nhà máy (Hình 1), phong thái của các phi công VN không toát lên vẻ chuyên
nghiệp. Họ được đào tạo và chăm sóc như thế nào? Muốn biết, hãy nhìn lãnh đạo
của họ, điểm lại những sự việc
ta thấy quân đội VN tệ đến mức nào.
- Bộ quốc phòng do Phùng Quang Thanh làm thống soái, ông ta đưa
cậu ấm Phùng Quang Hải vào làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 319 béo bở để kiếm
ăn. Còn bản thân ông Thanh thân làm bộ trưởng, chống giặc không lo lại lo vun
vén tình hữu nghị Việt-Trung, ông ta cho rằng: "Xu thế ghét Trung Quốc có
hại cho dân tộc".
- Hàng trăm tướng tá quân đội hùa theo Công ty Liên Kết Việt bán hàng đa cấp, lừa đảo 50.000 khác hàng chiếm đoạt 1.900 tỷ đồng! (Hình 3,4,5) Báo nhà nước viết: "Nhiều tướng, tá nghỉ hưu bị lợi dụng". Thử suy nghĩ xem, nếu đúng nhiều tướng tá VN bị lợi dụng thì hóa ra tướng tá VN quá ngu, ngu quá làm sao lãnh đạo quân đội? Thực chất, ai cũng hiểu, do hám lợi mà thôi.
- VN hiện có khoảng 500 tướng quân đội (Tháng 12/2014 quân đội có 489 tướng). Thế giới ngạc nhiên tại sao VN nhiều tướng như thế. Phùng Quang Thanh bảo: "Không phong tướng, anh em tâm tư".
- Hàng trăm tướng tá quân đội hùa theo Công ty Liên Kết Việt bán hàng đa cấp, lừa đảo 50.000 khác hàng chiếm đoạt 1.900 tỷ đồng! (Hình 3,4,5) Báo nhà nước viết: "Nhiều tướng, tá nghỉ hưu bị lợi dụng". Thử suy nghĩ xem, nếu đúng nhiều tướng tá VN bị lợi dụng thì hóa ra tướng tá VN quá ngu, ngu quá làm sao lãnh đạo quân đội? Thực chất, ai cũng hiểu, do hám lợi mà thôi.
- VN hiện có khoảng 500 tướng quân đội (Tháng 12/2014 quân đội có 489 tướng). Thế giới ngạc nhiên tại sao VN nhiều tướng như thế. Phùng Quang Thanh bảo: "Không phong tướng, anh em tâm tư".
Rõ ràng, đất nước Việt Nam vô phước có ông Bộ trưởng quốc phòng
chỉ lo tìm kiếm, chia chác danh lợi và nịnh bợ giặc Tàu. Còn các cấp tướng tá
cũng tranh nhau tìm hư danh và lợi bẩn.
Rớt máy bay, lỗi tại ai? Tự hiểu.
Nguồn: Nguyen Thien Nhan
Ông Trump, Bà Clinton và tương lai quan hệ Mỹ-Việt
The Diplomat
Cùng
tác giả:
- Phỏng
vấn: Đảng Chính Trị 'Khác' của Việt Nam
- Ngăn
chận Trung Quốc: Quân đội Hoa Kỳ dự trữ vũ khí tại Cam Bốt và Việt Nam
- Hội
nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands đã đạt được gì?
Roncevert Ganan Alomond
11/06/2016
11/06/2016
Tiếp theo sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Barack
Obama và với cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới, suy nghĩ đến tương lai
quan hệ Mỹ-Việt là điều thích đáng. Cụ thể hơn, sau ngày bầu cử tổng thống ngày
8 tháng 11 năm 2016 sẽ có một vị tổng thống Mỹ mới.
Với hệ thống lưỡng đảng tại Hoa Kỳ, vị tổng thống mới sẽ hoặc là
ông Donald Trump hoặc bà Hillary Clinton.
Thẩm định xem quan hệ Mỹ-Việt có thể thay đổi thế nào dưới quyền
Tổng thống Hillary Clinton hay Tổng thống Donald Trump là việc rất quan trọng
chẳng những cho các giới có nhiều quan tâm tại Hà Nội và Washington mà còn cho
cộng đồng quốc tế nói chung, đặc biệt là với vai trò nổi bật của Việt Nam trong
những vấn đề quan tâm toàn cầu như tranh chấp lãnh hải và hàng hải tại Biển
Đông.
Xây dựng hợp tác toàn diện
Trước khi dự phóng về tương lai, chúng ta cần nhìn lại tiến trình
quan hệ Mỹ-Việt thế nào kể từ lúc Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ với Việt Nam sau năm
1975. Mối quan hệ này đã đi qua ba giai đoạn trước khi hướng đến việc hợp tác
toàn diện.
Trong giai đoạn đầu, Hoa Kỳ và Việt Nam tìm cách giảm căng thẳng
và xây dựng lại niềm tin. Những biện pháp của Hà Nội trong thập niên 80 như đổi
mới kinh tế, hợp tác trong việc tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ, và rút quân
chiếm đóng ra khỏi Cam Bốt nhằm tạo điều kiện để cải thiện quan hệ với
Washington. Thập niên 90 thấy được kết quả này. Tổng thống Bill Clinton chấm dứt
lệnh cấm vận giao thương năm 1994, tái lập quan hệ ngoại giao năm 1995, bổ nhiệm
vị Đại sứ Mỹ đầu tiên từ sau năm 1975, và ký hiệp ước giao dịch song phương
Mỹ-Việt năm 2000.
Trong giai đoạn thứ nhì, cùng lúc với thời điểm của chính quyền
Tổng thống George W. Bush, hai quốc gia xây dựng nền móng đối tác. Hiệp ước
giao dịch bắt đầu áp dụng vào năm 2001. Việt Nam bắt đầu tăng trưởng kinh tế
lẹ, một phần nhờ vào gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và nhờ đầu tư của Hoa Kỳ.
Từ năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam là hơn 6% mỗi năm, chỉ sau
Trung Quốc. Trong thời gian này Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO
và được quy chế Quan Hệ Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn với Hoa Kỳ.
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.
Quan hệ an ninh & quốc phòng cũng được củng cố. Điển hình là
năm 2005, Hoa Kỳ tạo cơ hội huấn luyện đào tạo cho sĩ quan quân đội Việt Nam và
năm 2007, chính quyền tổng thống Bush nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí để cho phép
Việt Nam mua được một số thiết bị không gây sát thương. Washington và Hà Nội
cũng bắt đầu họp thượng đỉnh hàng năm để thảo luận các vấn đề cải tổ kinh tế và
chính trị, cũng như các vấn đề an ninh chiến lược ảnh hưởng đến đôi bên. Đáng
lưu ý là đối thoại chiến lược Mỹ-Việt gia tăng trong lúc Trung Quốc có thái độ
ngày càng hung hãn trong vùng.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu với nhiệm kỳ tổng thống Obama và việc phát
triển hợp tác đầy đủ và sâu sắc hơn. Sau hai cuộc chiến dài tại Trung Đông, ông
Obama hứa sẽ xoay chuyển quan tâm của Hoa Kỳ sang vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Chính quyền Obama đặc biệt liệt kê Việt Nam là một đối tác cần được phát triển
theo chiến lược “tái quân bằng” của Obama.
Trong hướng đó, Hoa Kỳ ủng hộ vai trò của Việt Nam trong TPP. Nếu
được mọi quốc gia phê chuẩn và thực hiện, TPP sẽ chiếm 40% GPD thế giới. Việt
Nam sẽ được tiếp cận thêm vào thị trường Hoa Kỳ và đầu tư nước ngoài. Ngược
lại, Việt Nam là đối tác giao thương đứng hàng thứ năm của Hoa Kỳ trong các đối
tác TPP. Chính quyền Obama cũng dùng TPP như củ cà rốt để khuyến dụ Việt Nam
chấp nhận một số cải tổ như bảo vệ mạnh hơn các quyền lao động, sở hữu trí tuệ,
nhân quyền. Một cách rộng rãi hơn, Hoa Kỳ xem TPP như một bệ phóng để mở rộng
tầm ảnh hưởng trong vùng và khuyến khích hội nhập vùng rộng lớn hơn.
Cạnh đó, Việt Nam đóng vai trò lớn trong tình thế chiến lược của
Hoa Kỳ trong vùng. Trước đà leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, Hoa Kỳ đẩy
mạnh vai trò quân sự và ngoại giao trong vùng. Chính quyền Obama tìm cách định
chế hóa cuộc tranh chấp tại các diễn đàn vùng, như ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á,
và cổ võ việc dùng tòa trọng tài. Trong bài phát biểu tại Hà Nội, tổng thống
Obama đã cảnh cáo các toan tính của nước lớn “hiếp đáp” nước nhỏ. Để lời nói đi
đôi việc làm, Washington đã gia tăng các công tác tự do hải hành, và cam kết
tăng cường khả năng hoạt động trên biển của các đối tác như Việt Nam. Việc tháo
gỡ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam cũng nằm trong khuôn khổ này.
Tóm lại, chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Obama tượng
trựng cho cực điểm của tiến trình ba giai đoạn mà Hoa Kỳ và Việt Nam xây dựng
hợp tác toàn diện. Chuyến thăm của ông Obama còn tiêu biểu cho một bước ngoặt,
khi ông nhìn nhận là người tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên lớn lên trong thời hậu
chiến. Viễn ảnh lạc quan của tương lai, chứ không phải gánh nặng của quá khứ,
sẽ điều hướng mối quan hệ song phương.
Tương lai gần sẽ có một tổng thống Hoa Kỳ mới. Cuộc tranh cử tổng
thống 2016 sẽ cho thấy sự tương phản giữa hai ứng viên với những hàm ý đáng kể
cho quan hệ Mỹ-Việt.
Tổng thống Hillay Clinton: Tiếp nối và Gia tăng tiếp cận
Nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống, bà có lẻ sẽ tiếp tục
hướng tiếp cận của Tổng thống Obama với Việt Nam và có thể gia tăng mức độ tiếp
cận với Hà Nội. Bà Clinton chẳng những từng là Bộ Trưởng Ngoại Giao của ông
Obama mà còn ngấm trong người đầy đủ truyền thống và quy ước chính sách ngoại
giao của Hoa Kỳ. Về khía cạnh này, bà sẽ là vị tổng thống có nhiều kinh nghiệm
nhất và du hành nhiều nhất trong lịch sử cận đại Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với
Việt Nam. Hồi thời làm Đệ Nhất Phu Nhân, bà đã tháp tùng Tổng thống Bill Clinton
thăm Việt Nam năm 2000.
Về khía cạnh kinh tế, bà Clinton nhiều phần sẽ tìm cách mở rộng
giao thương Hoa Kỳ trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Hồi còn làm Bộ Trưởng
Ngoại Giao, bà đã từng có những biểu lộ hậu thuẫn cho TPP. Chẳng hạn như vào
năm 2012, tại Singapore, bà tán dương những điểm ích lợi của TPP cho vùng. Sau
khi hiệp ước TPP kết thúc vào tháng Hai này, bà Clinton ra hiệu chống đối một
số chi tiết của hiệp ước. Tuy nhiên động tác này có thể chỉ là những động thái
chiến thuật trong thời điểm chính trị tại Hoa Kỳ không thân thiệt với giao dịch
tự do.
Trong nhiệm kỳ làm ngoại giao cho chính quyền Obama, bà Clinton có
tiếng là trong nhóm “diều hâu”. Thí dụ như bà cổ võ can thiệp vào Libya, Hoa Kỳ
can dự vào Syria nhiều hơn. Thật vậy, bà có thể mạnh tay hơn ông Obama trong
việc đẩy chính sách Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương. Trong lúc tranh cử, bà
Clinton hứa là sẽ buộc Trung Quốc “chịu trách nhiệm” cho những hành vi hung
hăng trong vùng, và đặt để lại vai trò một cường quốc Thái Bình Dương của Hoa
Kỳ.
Bà Hillary Clinton trong chuyến đi Việt Nam Tháng 7/2010.
Vào ngày 2 tháng Sáu, 2016, trong một bài phát biểu về vấn đề an
ninh quốc gia, bà nhấn mạnh vai trò quan trọng của các đồng minh Hoa Kỳ tại
Châu Á-Thái Bình Dương. Bà cũng chỉ trích mạnh mẽ ông Donald Trump về những
phát biểu liên quan đến khối NATO và đồng minh Hoa Kỳ tại Châu Á (xin xem trong
phần sau).
Bà Clinton nhận thức rõ tình hình tranh chấp tại Biển Đông. Vào
tháng Bảy năm 2010, tại Diễn Đàn Vùng ASEAN hàng năm với sự có mặt của các bộ
trưởng ngoại giao tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại trưởng Clinton lúc bấy giờ tuyên
bố tự do hải hành là một “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ chống đối việc
dùng hay hăm dọa vũ lực của bất cứ quốc gia đang tranh chấp nào tại Biển Đông.
Để chỉ trích đường chín vạch của Trung Quốc, bà lập luận rằng “tuyên nhận chủ
quyền lãnh hải một cách chính đáng tại Biển Đông phải đến từ những tuyên nhận
chủ quyền chính đáng của đá, đảo.” Theo Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc, các
đảo hay cấu trúc nhân tạo không có quyền hạn lãnh hải.
Với lịch sử về quan điểm và lập trường của bà, chúng ta có thể
mong chờ một Tổng thống Hillary Clinton tiếp tục mở rộng quan hệ giao thương
với Việt Nam, khuyến khích giải quyết tranh chấp Biển Đông qua định chế ASEAN,
củng cố khả năng quân sự và hải quân của các đối tác quan trọng như Việt Nam,
thách thức Trung Quốc tuân thủ các quy ước hành xử trên biển, và duy trì mạnh
mẽ quyền tự do hải hành và bay ngang.
Tổng thống Donald Trump: tái thẩm định và không rõ ràng
Nếu ông Donald Trump đắc cử tổng thống, chúng ta có thể trông mong
sự bất ngờ. Ông là một ứng viên tổng thống Mỹ không theo quy ước. Đây là cuộc
vận động tranh cử tổng thống đầu tiên của ông cho một chức vụ công cộng. Trước
khi tuyên bố ra tranh cứ, hình ảnh công chúng của ông phần lớn đến từ các bất
động sản, chương trình TV, và báo lá cải.
Có lẽ không gì ngạc nhiên, cuộc vận động tranh cử của ông Trump
làm thay đổi tất cả những giả định thông thường cho một cuộc tranh cử tổng
thống, cả về khía cạnh nghi thức lẫn đề xuất chính sách. Một cách ngắn gọn, ông
Trump ra tranh cử trong vai trò một người “bên ngoài” tìm cách đảo lộn tiến
trình chính trị Hoa Kỳ.
Trong bài diễn văn về chính sách ngoại giao, ông Trump tuyên bố
lập trường - Hoa Kỳ Trước Nhất - có vẻ như là chuẩn mực thông thường (quốc gia
nào cũng khẳng định quyền lợi của mình), nhưng về chi tiết thì lại đi xa khỏi
các nguyên tắc thông thường của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Lấy ví dụ,
trong nỗ lực chống lại tình trạng di dân bất hợp pháp và gây ra tội phạm, ông
hứa sẽ “xây bức tường” giữa Hoa Kỳ và Mexico. Để cứng rắn hơn trong cuộc chiến
chống khủng bố, ông Trump quăng ra ý kiến tra tấn những nghi can khủng bố cũng
như nhắm tấn công gia đình họ. Trước vụ tấn công khủng bố tại California vào
tháng 12 năm 2015, ông đề nghị lệnh cấm tạm thời không cho người Hồi giáo vào
Mỹ.
Ông Donald Trump với chủ trương “Hoa Kỳ Trước Nhất”.
Đối với Việt Nam và vùng Châu Á-Thái Bình Dương, có ít nhất là bốn
lãnh vực mà nhiệm kỳ tổng thống Trump sẽ đưa đến việc tái thẩm định lại chính
sách ngoại giao của Hoa Kỳ, và từ đó, gây ra tình trạng bấp bênh, mơ hồ.
Thứ nhất, về việc giao thương, ông Trump đã lên tiếng chống lại
các hiệp ước tự do giao thương. Ông chống đối TPP mãnh liệt - gọi đó là một
“giao kết tồi tệ”, chỉ có lợi cho Trung Quốc (mặc dầu Trung Quốc không có chân
trong TPP). Ông Trump cũng nghi ngờ về WTO và chỉ trích quy chế thành viên của
Trung Quốc trong đó. Để giúp và bảo vệ các công ty Hoa Kỳ và nhân viên chống
lại cạnh tranh bất chánh, ông hứa sẽ có biện pháp trừng phạt Trung Quốc về
những hành vi như phá giá tiền tệ, tài trợ cho xí nghiệp quốc doanh, đánh cắp
sở hữu trí tuệ. Những lập luận này có thể được áp dụng cho các quốc gia Châu Á,
như Việt Nam, mà Hoa Kỳ đang bị nhập siêu.
Thứ nhì, ông Trump đã chỉ trích vai trò của khối đồng minh của Hoa
Kỳ trên thế giới, từ khối NATO đến Thái Bình Dương. Ông cho rằng liên minh này
không quân bằng và các đồng minh phải nên gánh vác thêm trách nhiệm hoặc ngay
cả bỏ rơi họ nếu là gánh nặng cho Hoa Kỳ. Lấy thí dụ, ông Trump đề nghị các
đồng minh hiện thời được cái dù hạt nhân của Hoa Kỳ bảo vệ là Á-rập Saudi, Nhật
và Nam Hàn nên tự có vũ khí hạt nhân.
Thứ ba, ông Trump nguyện không can thiệp vào những xung đột mà
không trực tiếp đe dọa an ninh của Hoa Kỳ. Ông chỉ trích nặng nề việc Hoa Kỳ
can thiệp vào Iraq và Libya là sai lầm và không ích lợi gì cho Hoa Kỳ. Ông
Trump chưa bày tỏ quan điểm rõ ràng về Biển Đông, nhưng với Hoa Kỳ không phải
là một quốc gia tranh chấp trong vùng, quan điểm cơ bản của ông có thể là giữ
khoảng cách, không can dự: để Việt Nam và Phi Luật Tân tự bảo vệ lợi ích của họ.
Thứ tư và trên bình diện rộng hơn, ông Trump đặt nghi vấn về vai
trò bảo vệ hòa bình thế giới của Hoa Kỳ. Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ là
nơi cung cấp lợi ích công cộng thế giới, chẳng hạn như phát triển các định chế
quốc tế, duy trì quyền tự do hải hành, xiển dương các giá trị dân chủ, và đóng
vai trò quân bằng cho các xung đột thế giới. Không rõ và có lẽ đáng ngờ rằng
ông Trump sẽ tiếp tục những việc này dưới chủ trương “Hoa Kỳ Trước Nhất” của
ông. Chỉ khía cạnh này thôi đã gây ra nhiều thắc mắc, nghi vấn cho tương lai
của thế giới.
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2016, người dân Hoa Kỳ sẽ chọn một vị tổng
thống mới, Donald Trump hoặc Hillary Clinton, sự chọn lựa này sẽ có hệ quả cho
Việt Nam và vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Roncevert Ganan Almond làm việc cho The Wicks Group, Washington
DC. Ông tư vấn các chính quyền tại Châu Á, Âu, Phi, Châu Mỹ La-Tinh, Trung Đông
về các vấn đề luật pháp quốc tế. Ông từng là phụ tá cho bà Hillary Clinton
trong kỳ vận động tranh cử tổng thống năm 2008 nhưng hiện nay không liên quan
đến bên tranh cử nào. Quan điểm nơi đây là của riêng ông.
__._,_.___