Saturday, February 2, 2013

Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp


 

Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp

 

Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét Lại Chống Đảng” do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phát động. Ông Giáp trở thành đích ngắm của vụ án, nhưng ông lại không bị đánh trực tiếp, mà đòn hiểm lại nhằm vào những người đồng chí trung thành của ông ở chiến dịch Điện Biên Phủ:
Thượng tướng Chu Văn Tấn tư lệnh Quân Khu Việt Bắc, Thiếu tướng Đặng Kim Giang chỉ huy hệ thống hậu cần, Tướng Lê Liêm một ủy viên đảng ủy, Trung tướng Trần Độ chỉ huy đại đoàn 312, mũi tấn công chính vào sở chỉ huy Pháp, và là người tiếp nhận sự đầu hàng của tướng de Castries, Đại tá Đỗ Đức Kiên cục trưởng tác chiến, Đại tá Phạm Quế Dương, ông Hoàng Minh Chính , và nhiều người khác nữa.
 
Tất cả bị vu cáo cùng một tội “chống đảng, xét lại, làm gián điệp cho nước ngoài”. Điều trớ trêu là tướng Giáp biết rõ là ngụy tạo, nhưng ông không bao giờ mở miệng, hoặc có một động thái nào để bảo vệ, hay giúp đỡ những người bạn cũ đang bị đối xử rất tàn ác.

Đại hội Đảng V – 1982, ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị, mất chức bộ trưởng bộ quốc phòng, và được “phân công” về làm trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Thực chất đây là một vụ cách chức, hay nói trắng ra là ông Lê Đức Thọ đã hạ nhục ông Giáp một cách không thương tiếc. Ông Giáp vẫn không có một hành động gì dù nhỏ nhất như là từ chức, xin về hưu để tỏ thái độ, và giữ gìn khí tiết của một người làm tướng. Ông tỏ ra như một đứa con ngoan vâng lời cha mẹ. Dân Bắc kỳ phải ngán ngẩm mà than rằng:

“Xưa làm bộ trưởng quốc phòng
Nay làm bộ trưởng đặt vòng tránh thai”
 Hay:

“Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa tướng Giáp… lo khâu đặt vòng.”

Một bài vè khác thì chẳng còn úp mở gì:

“Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công l… chị em.”

Khi hai ông Duẩn – Thọ về thăm Bác, tưởng rằng vòng kim cô trên đầu tướng Giáp sẽ được gỡ ra. Nhưng không, nó còn bị siết chặt hơn bởi một cặp bài trùng mới: Đỗ Mười – Lê Đức Anh (được biết đến là MA, viết tắt từ Mười – Anh). MA đã giáng một đòn trực tiếp vào ông Giáp với một bản cáo trạng gồm 8 tội danh:

1. Ông Giáp từng là con nuôi của chánh sở mật thám Đông Dương, Louis Marty.
2. Ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958.
3. Ông Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.
4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch.
5. Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ.
6. Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn.
7. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B 
(chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).

8. Ông Giáp đã có vợ, nhưng lại ăn nằm với một phụ nữ đã có chồng. Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.
 


Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp ra khỏi ĐCSVN. Lê Đức Anh nương tay hơn, chỉ gạt ông Giáp ra khỏi ghế “ủy viên trung ương” – một vị trí an ủi mà thời Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn còn bố thí cho ông.
 
Người ta ví von rằng trận đòn mà MA đánh ông Giáp cũng giống như trận đòn mà Đặng Trần Thường đánh Ngô Thì Nhậm ở Quốc Tử Giám cách đây 200 năm. MA đánh Giáp bằng những tội danh rất hiểm. Thường đánh Nhậm bằng roi tẩm thuốc độc.
 
Nhậm đau lắm nhưng vẫn đối đáp khí khái, ăn miếng trả miếng, bảo vệ được thanh danh, để lại tiếng thơm cho đời sau.
 
Còn tướng Giáp thì vẫn nhũn như con chi chi, nhịn nhục, không dám nói năng gì. Có phải lòng kiêu hãnh của một vị đại tướng đã thành gỗ đá, không bao giờ bị thương tổn?

Có người lại bảo ông Giáp phục kích, chờ cơ hội. Đúng, ông Giáp đã chờ cho đến khi cả hai ông MA đã vào tuổi 90, sức khỏe cạn, quyền lực hết, không còn ảnh hưởng nhiều đến phong cảnh chính trị Việt nam thì ông Giáp mới dám mở miệng để đòi lại danh dự. Tiếc thay, tướng Giáp chỉ đòi công lý cho cá nhân ông, còn những đồng đội trung thành của ông ở Điện Biên Phủ ông chẳng hề bận tâm.

Dân Hà nội thì đàm tiếu rằng con đường tòng chính của tướng Giáp đầy gian nan vất vả, ông đã hành quân qua một chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò.
 
Cây Đa Nhà Bò là một trạm hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc, Hà Nội, dành cho những phụ nữ thuộc giới bình dân, chuyên đỡ đẻ, nạo phá thai, khám phụ khoa, thông vòi trứng, hút điều hòa kinh nguyệt, điều trị rong kinh huyết trắng. 
(Ngẫm ra, dân Hà Thành thâm thiệt!)

Viết về tướng Giáp mà không phân tích một trận đánh do ông chỉ huy, thì rất là thiếu sót. Tôi quyết định chọn trận đánh cuối cùng trong cuộc đời cầm quân của ông.
 
Đó là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa hai người anh em cùng ý thức hệ cộng sản: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) do tướng Giáp chỉ huy và Hồng Quân Trung Hoa (HQTH) do tướng Dương Đắc Chí là tư lệnh.


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link