Sent: Friday, 1 February 2013 4:26 PM
Subject: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đất"
Subject: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đất"
Người dân Dương Nội "Thà hy sinh chứ không chịu mất đất"
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-01-30
Hơn nửa tháng qua người
dân Dương Nội đã không còn nhường bước trước sức mạnh của lực lượng cưỡng chế.
Họ cùng nhau ra khu đất mà nhà nước sẽ trưng thu, dựng lều trại tại đây và sẵn
sàng chết trên mảnh đất của gia tộc mình.
Photo courtesy of infonet.vn
Người dân Dương Nội cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt
chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họ
Đã quá thất vọng với chính quyền ...
Mặc Lâm được một người
trong cuộc là chị Cấn Thị Thêu kể lại cuộc tranh đấu đất đầy gian khổ có khi
dẫn đến cái chết của người Dương Nội, trước tiên chị Thêu cho biết:
Chị Cấn Thị Thêu :
Dạ, báo cáo với bác là ruộng đấy bị họ ủi phá thu hồi vào tháng 3 năm 2010. Khi
mà họ ủi phá cánh đồng lúa thì họ ủi phá cả mồ mả của cha ông bà con lên. Trong
suốt mấy năm trời chị em khiếu kiện từ cấp quận cho đến cấp thành phố, cấp
trung ương nhưng đến bây giờ thì họ lại dự kiến thu hồi ngày 17 tháng 1 vừa
rồi. Thế là từ ngày 11 chị em đã chuẩn bị tinh thần, bởi vì trong suốt 5 năm
trời khiếu kiện bà con rất tin và hy vọng chính quyền sẽ giải quyết thỏa đáng
quyền lợi cho bà con.
Đến bây giờ họ lại dựng
và quay tôn (tole) giao lại cho doanh nghiệp để xây dựng đô thị trên đất ấy,
cho nên bà con lần này quyết chiến luôn. Trước khi quyết chiến, bà con gửi đơn
đến công an phường, công an quận, đến công an thành phố và Bộ Công an. Lần này
nếu chính quyền không bảo vệ quyền làm chủ ruộng đất cho nhân dân mà để cho cá
nhân hay tổ chức nào xâm phạm một cách bất hợp pháp vào đất đai của nhân dân
thì nhân dân coi đó là quân cướp đất.
Nếu họ cố tình thực hiện
như quân ăn cướp thì nhân dân sẽ xử sự với họ như đối với quân kẻ cướp. Bà con
cũng nói rõ trong đơn là lần này “ai có súng dùng súng, ai không có súng thì
dùng gươm dáo, cuốc xẻng, gậy gộc để vùng lên chiến đấu với quân cướp đất”. Chị
em chúng tôi đã ăn sương nằm gió suốt hơn 20 ngày trời tại cánh đồng là cái
khung mà họ định quây tôn đấy.
Lần này nếu chính quyền không bảo vệ quyền làm
chủ ruộng đất cho nhân dân mà để cho cá nhân hay tổ chức nào xâm phạm một cách
bất hợp pháp vào đất đai của nhân dân thì nhân dân coi đó là quân cướp đất.
Chị Cấn Thị Thêu
Chị Cấn Thị Thêu
Mặc Lâm : Vâng, chúng tôi cũng
có nghe là trong lá đơn gửi cho bộ công an đó thì người dân ở Dương Nội cũng đã
tuyên bố rằng họ sẽ tự thiêu. Điều này có đúng hay không, thưa chị ?
Chị Cấn Thị Thêu :
Ồ, đúng rồi đấy, bác ạ. Không phải chúng em tự thiêu mà chúng em sẽ thiêu chết
quân cướp đất ạ.
Mặc Lâm : Dạ vâng, tất nhiên
là dùng hỏa công để bảo vệ lấy mình ?
Chị Cấn Thị Thêu :
Vâng. Đúng đấy ạ. Chúng em dự định sẽ thiêu chết quân cướp đất, và trong lúc
xảy ra đụng độ thì có thể là người của chúng em cũng sẽ phải ngã xuống, cũng sẽ
phải bị cháy, nhưng mà chúng em chấp nhận hy sinh. Thà hy sinh chứ không chịu
mất đất! Không thể chấp nhận bị đói nghèo!
Mặc Lâm : Tổng số người dân Dương
Nội trong khu vực bị quây tôn chừng khoảng bao nhiêu gia đình, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ
vâng, khoảng trên dưới 300 hộ, liên quan đến hơn một nghìn người ạ.
Mặc Lâm : Thưa chị, khi người dân
Dương Nội chống cự như vậy thì chính quyền có gửi người xuống để đưa ra những
thỏa thuận hay nói chuyện với người dân hay không?
Chị Cấn Thị Thêu :
Không ạ. Họ cứ liên tục phát trên loa là anh em họ quay tôn, họ kiên quyết xử
lý theo quy định của pháp luật. Kẻ nào mà chống đối chính quyền, dùng xăng dầu
để chống lại lực lượng cưỡng chế thì họ đều quy vào cái tội “chống người thi
hành công vụ”, “tội giết người”. Họ cứ đọc trên loa như thế thôi. Họ cứ đe dọa
dân như thế thôi chứ họ không đến để giải quyết cho dân, họ không hứa hẹn cái
gì đâu ạ.
... nên sẵn sàng chết vì đất
Mặc Lâm : Chắc người dân Dương Nội
cũng biết vụ anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, anh ấy đã chống lại chính quyền mà
phải bị giam hãm, tù đày. Vậy người dân Dương Nội có thấy sợ hãi với biện pháp
mà chính quyền nói hay không khi mà chống lại họ, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Bác
ơi, chị em bây giờ không sợ nữa đâu. Sau khi cái vụ việc anh Đoàn Văn Vươn xảy
ra thì chúng em cũng đã thuê mấy ô-tô xuống tận trận địa mà anh Vươn đã chiến
đấu chống trả lực lượng cưỡng chế. Chúng em có một anh, đấy là anh Hùng đấy ạ,
hoàn cảnh chúng em cũng tương tự như thế, là người dân không chuyển đổi được
nghề nghiệp mà họ thu hồi tước đoạt hết đất đai tư liệu sản xuất của bà con,
đẩy bà con vào cảnh đường cùng, cảnh nghèo đói thất nghiệp, thì chị em chẳng
còn cách nào khác.
Nếu chính quyền không
giải quyết để trả lại quyền lợi no ấm cho nhân dân thì chúng em phải vùng lên
để giành giật lại miếng cơm manh áo sự sống của chúng em thôi. Đất đai này là
của cha ông nghìn đời để lại, nhân dân đã xây đình, xây chùa tồn tại ở đây hàng
bao nhiêu nghìn năm, thế mà bây giờ họ lại bảo đất của nhà nước, rồi họ thu
hồi, họ đưa cho những người giàu sang những thôn xóm để họ xây đô thị. Họ bán
trên mạng hàng bao nhiêu tiền một mét vuông, đẩy người dân vào cảnh sống mà
không có đất làm, chết không có đất mà chôn, thì chúng em đành phải vùng lên mà
thôi. Chúng em không sợ chết đâu ạ. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị bắt, bị tù.
Phải vùng lên để chiến đấu chống quân cướp đất.
Chúng em không sợ
chết đâu ạ. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị bắt, bị tù. Phải vùng lên để chiến
đấu chống quân cướp đất.
Chị Cấn Thị Thêu
Chị Cấn Thị Thêu
Mặc Lâm : Xin được hỏi chị một câu
cuối. Người dân Dương Nội, đặc biệt là những người đang tranh đấu như vậy thì
nguyện vọng chung của họ là gì, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ,
nguyện vọng chung của chúng em là mong muốn khi thu hồi đất thì chính quyền ít
nhất phải trả lại bà con 60 phần trăm trên tổng số diện tích đất bị thu hồi,
chuyển cho chúng em số đất ấy thành đất sử dụng ổn định lâu dài, đất thổ cư để cho
chúng em sinh sống ổn định trên khu đất đấy. Để chúng em có chỗ ở, có nơi mà
làm ăn sinh sống. Thứ hai nữa, nguyện vọng của bà con là họ đã phá mồ mả của
ông cha chúng em rải rác trên khắp hai cánh đồng, bây giờ thì xương cốt vương
vải khắp nơi. Yêu cầu chính quyền phải giám định ADN, phải lật từng centimet để
quy tập các ngôi mộ bị hủy phá để trả về cho các gia đình có mồ mả bị phá. Đấy
là nguyện vọng của chị em như thế ạ.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn
chị.
Chị Cấn Thị Thêu : Vâng.
Chào bác ạ.
TS Đỗ Xuân Thọ nói về
chủ nghĩa mác, lê:
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment