Saturday, August 3, 2013

Nhờ đâu vẫn còn nước Việt Nam?


Nhờ đâu vẫn còn nước Việt Nam? 

 

Ngô Nhân Dụng

Các nhà nghiên cứu lịch sử nước ta, sau khi viết về thời Bắc thuộc ai cũng muốn giải thích tại sao dân Việt Nam không bị Hán hóa sau một ngàn năm bị đô hộ.
 
Trần Trọng Kim viết chương “Kết quả của thời Bắc Thuộc” trong Việt Nam Sử Lược nhấn mạnh đến ý chí của tổ tiên: “Hết thời Bắc thuộc rồi thì người Giao Châu ta có một cái nghị lực riêng và cái tính chất riêng để độc lập, chứ không chịu lẫn với người Tàu.” Sử gia Lê Thành Khôi trong Histoire du Việt Nam giải thích rằng hiện tượng người Việt bảo tồn được tiếng nói là một sức mạnh đề kháng bền bỉ nhất.
 
Sử gia Keith Taylor, trong cuốn The Birth of Vietnam, đồng ý về yếu tố ngôn ngữ; ông ghi nhận thêm sự phát triển của Phật Giáo trong thời Bắc thuộc là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự hình thành nước Việt Nam. Trong cuốn Nhìn Lại Sử Việt (tập I) Lê Mạnh Hùng nêu thêm các yếu tố kinh tế, xã hội.
 
Ông nhắc tới tình trạng tập trung dân số rất đông ở vùng Ðồng Bằng Sông Hồng, với nền tảng kinh tế vững chắc; dựa trên hai lợi thế đó, tổ tiên chúng ta bảo vệ được một nền văn minh cổ truyền trong hai thế kỷ đầu tiếp xúc với người Hán; nhờ thế về sau khả năng đề kháng càng vững mạnh hơn.
 
Tất cả những ý kiến trên đều có lý. Nhưng người Việt học sử dân tộc vẫn còn tò mò muốn biết rõ hơn. “Cái nghị lực riêng và cái tính chất riêng” mà Trần Trọng Kim nói, thực ra đó là gì, nhờ đâu tổ tiên chúng ta có được, và đã được thể hiện như thế nào?

Yếu tố quan trọng nhất giúp tổ tiên người Việt không bị Hán hóa có lẽ là, trước khi người Hán tới, dân Việt đã có sẵn một nền nếp trong cuộc sống chung, gọi là văn minh. Tổ tiên chúng ta đã có bản sắc văn hóa đủ vững chắc, nhiều đời trước khi bị chiếm đóng rồi bị đô hộ trực tiếp. Tổ tiên người Việt đã xây dựng một đời sống xã hội đủ chặt chẽ để họ có thể tự hào về chính mình. Nhờ thế họ không bị hấp dẫn, không bị cuốn chìm vào lối sống mà người phương Bắc đem tới, bắt phải theo.
 
 Ngoài những yếu tố chủ quan, như ngôn ngữ, chủng tộc, phong tục riêng, tinh thần bất khuất, vân vân, chúng ta còn thấy những điều kiện khách quan cũng thuận lợi cho ý thức dân tộc thành hình và phát triển.
 
Có nhiều yếu tố bên ngoài hỗ trợ dân tộc Việt Nam. Vị trí nước ta ở ngã ba Châu Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương giúp cho dân Việt tiếp nhận nhiều nguồn văn minh trước khi gặp người Hán; cho nên bản sắc thêm vững chắc và bền bỉ đủ để tự vệ. Nhiều biến cố chính trị, kinh tế vào mỗi thời, ở Trung Quốc hay trong vùng Ðông Nam Á, cũng tình cờ tạo cơ duyên thuận lợi cho các cố gắng giành tự chủ của người Việt. Các điều kiện địa dư, khí hậu do thiên nhiên cống hiến góp thêm những hàng rào ngăn cản khiến người Hán bành trướng xuống tới biên giới nước Việt thì bị ngăn lại.

Chúng ta càng thấy rõ sức đề kháng mạnh tiềm ẩn trong dân tộc Việt khi hiểu những “sức mạnh mềm,” với chữ viết và các định chế chính trị, luân lý, tư tưởng của nền văn minh Trung Hoa mà họ dùng để đồng hóa sau khi chinh phục. Họ đã Hán hóa bao nhiêu sắc dân khác sống ở phía Nam Trường Giang, còn gọi là sông Dương Tử; vùng đất trước đời Tần còn đứng ngoài Trung Quốc. Khác với tổ tiên người Việt, các nhóm dân cư miền Hoa Nam nay đã hoàn toàn hòa nhập vào một quốc gia với khối người Hán từ phương Bắc.
 
Con cháu họ bây giờ tự nhận là người Hán, hãnh diện là thành phần của một quốc gia đông dân nhất thế giới, với một nền văn minh cổ và tồn tại liên tục nhất trong lịch sử nhân loại. Còn người Việt Nam thì nuôi niềm hãnh diện khác: Họ giữ được một quốc gia độc lập không chịu biến thành người Hán. Có người sẽ hỏi: Giữa hai con đường này, làm dân một nước nhỏ độc lập, hay làm dân của một nước lớn như Trung Quốc, con đường nào tốt hơn, nghĩa là giúp cho người dân sống yên lành, hạnh phúc hơn?
 
Tổ tiên người Việt Nam chọn con đường độc lập vì đã gây nên ý thức dân tộc và quyết tâm tự chủ. Lựa chọn đó có thể gọi là “phúc ấm” do tổ tiên để lại, cho chúng ta bây giờ hãnh diện nhận mình vẫn là dân Việt.

Việc tìm hiểu các nhân duyên khiến dân tộc Việt Nam vẫn còn độc lập sẽ giúp chúng ta hiểu công trình của bao nhiêu thế hệ trước, sẽ biết ơn tổ tiên và tin tưởng ở tương lai dân tộc. Nếu sau một ngàn năm Bắc thuộc dân Việt vẫn tồn tại, thì bây giờ cũng không lo sẽ mất. Ðã không bị đồng hóa thành người Hán, tổ tiên chúng ta còn thu hút được các di dân từ miền Bắc tới học sống theo mình, trở thành người Việt.
 
Chúng ta sẽ thấy biến chuyển quan trọng nhất trong thời Bắc thuộc không phải là hiện tượng người Việt chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa. Các nước khác ở Á Ðông không bị đô hộ ngày nào mà cũng vẫn tự nguyện tìm học những điều hay của nền văn minh đó. Ảnh hưởng Khổng Giáo trên nước ta không phải là một điều đáng ngạc nhiên.
 
Nếu nước Việt Nam không bao giờ bị lệ thuộc người Hán thì chắc chắn tổ tiên chúng ta cũng vẫn tìm học; không khác gì các dân tộc Triều Tiên và Nhật Bản. Khổng Giáo chỉ được triều đình nhà Lê đề cao từ những thế kỷ 15.

Hiện tượng đáng kể nhất trong một ngàn năm Bắc thuộc là quá trình chuyển hóa các di dân người Trung Hoa sang nước ta, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất, họ đã dần dần hòa nhập vào khối người Việt ở địa phương; chính họ cũng góp phần bảo vệ và xây dựng nước Việt.
 
Lâm Ngữ Ðường từng công nhận chính các di dân thuộc các sắc tộc “Rợ Hồ” từ phương Bắc tràn xuống vùng sông Hoàng Hà trong nhiều thế kỷ đã “góp máu,” giúp cho dân tộc Trung Hoa cường tráng, hùng mạnh gấp đôi. Người Hoa di dân sang nước ta trong một ngàn năm cũng đóng góp cho dân tộc Việt nhiều như vậy.

Tại sao chúng ta vẫn tiếp tục làm người dân Việt, tiếp tục bảo vệ một nước Việt Nam?

Tìm hiểu niềm bí nhiệm đó, chúng ta càng thông được “cái nghị lực riêng và tính chất riêng” của tổ tiên mình, như Trần Trọng Kim nhận xét. Tổ tiên không những để lại một mảnh đất và một nền nếp văn hóa để chúng ta sống với nhau; mà còn để lại cả cái nghị lực và tính cách riêng mà họ đã nung nấu suốt ngàn năm Bắc thuộc.

Ngẫm nghĩ về lịch sử thời Bắc thuộc thì phải tin là nước Việt sẽ không bao giờ mất được. Ngàn năm trước đã không mất thì ngàn năm sau chắc chắn sẽ không mất. Ngàn năm trước, tổ tiên từng chịu đựng những áp lực lớn, nghĩ đã thấy rợn mình. Thế mà vẫn đứng vững. Bây giờ dân mình đông hơn, ý thức dân tộc vững chắc hơn, kinh nghiệm dày dạn hơn. Loài người bây giờ cũng văn minh hơn và liên đới chặt chẽ với nhau hơn, không để cho nước lớn hiếp nước nhỏ.

Hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa có thể sống bên nhau trong hòa bình và lòng tôn kính nếu nước Việt Nam vẫn giữ được chủ quyền của mình, không quá tùy thuộc vào Trung Quốc. Khi hai quốc gia đều sống trong dân chủ tự do thì những xung đột biên giới, biển, đảo, cũng sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Trên thế giới, chưa thấy hai quốc gia tự do dân chủ gây chiến tranh với nhau bao giờ. Vì khi người dân nắm quyền quyết định những việc quan trọng, thì bình thường họ sẽ thấy gây chiến tranh chỉ có hại, bên nào cũng bị thiệt.
 
Trên quan điểm kinh tế, chiến tranh không bao giờ đạt được những lợi ích đủ lớn để bù lại những phí tổn phải chịu đựng. Hiện nay, bên cạnh nước Việt Nam cũng không phải chỉ có một cường quốc duy nhất, như thời Bà Trưng hay thời Ngô Quyền. Trên thế giới sẽ không còn nước lớn nào đi chiếm các nước nhỏ mà các nước khác đứng ngoài coi; vì quyền lợi kinh tế đều dính líu đến nhau.

Nước Việt Nam sẽ không bao giờ mất. Ðiều đáng lo không phải chỉ là mình còn được độc lập hay không. Ðáng lo hơn nữa là nước mình chậm tiến quá, trong khi những nước chung quanh, kể cả Trung Quốc, đang tiến rất nhanh.
 
Ðáng lo hơn hết, là dù nước mình vẫn còn nhưng dân mình không đuổi kịp các nước trên thế giới về kinh tế, chính trị và cả văn hóa. Làm sao để kinh tế nước ta có thể tiến lên; để dân mình được sống tự do; để nền nếp đạo lý trong xã hội không tiếp tục suy đồi; để nước mình có thể so sánh ít nhất cũng ngang hàng với các nước đã phát triển vùng Á Ðông?

Nghiền ngẫm lại lịch sử ngàn năm Bắc thuộc chúng ta càng thấy rõ bổn phận của mình đối với các thế hệ tương lai.

 

 

Nhu cầu thay đổi chiến thuật, chiến lược



 Người Việt Thầm Lặng.


Nhu cầu thay đổi chiến thuật, chiến lược

Trong đấu tranh, khi sử dụng mãi một chiến thuật nào mà không có kết quả thì sự khôn ngoan đòi hỏi phải thay đổi chiến thuật. Từ trước đến nay, người Việt hải ngoại đã dùng những chiến thuật như biểu tình, vận động chính giới, gửi thỉnh nguyện thư, chống văn công cộng sản, v.v... những chiếnthuật này đã có những kết quả khá tốt đẹp, nhưng dường như những kết quả tốt đẹp chỉ dừng lại ở đó, không tiến xa hơn.

Vì thế nhiều người nghĩ rằng phải sáng kiến ra những chiến thuật mới. Chúng ta cần khuyến khích những sáng kiến đó và sẵn sàng cứu xét, đưa ra thử nghiệm. Nếu những sáng kiến ấy không hợp ý ta, ta không nên vội vàng chê bai, đả phá, nhất là không nên chụp mũ cộng sản cho những người có đầu óc sáng tạo ấy. Như thế là làm thui chột mọi sáng kiến chính trị, vì những ai có sáng kiến sẽ hết sức ngần ngại đưa ra vì sợ bị đả kích một cách bất hợp lý. Vả lại, nếu ta không phải là nhà chuyên môn về chính trị, ta không nên coi những suy nghĩ hay phán đoán của mình về chính trị như là chân lý, để rồi dựa vào đó mà kết án những sáng kiến ấy!

Sáng kiến nào cũng cần có thời gian thử nghiệm. Nếu thử nghiệm cho thấy sáng kiến ấy không sử dụng được, thì lúc đó ta có chỉ trích cũng đâu có muộn? Nhưng nếu sáng kiến nào đưa ra mà không hợp ý ta, ta cũng vội giập tắt nó từ trong trứng nước bằng những chụp mũ vội vàng, thì sẽ có nhiều sáng kiến hay, tuyệt vời sẽ bị gạt bỏ. Nếu cứ như thế, dù Khổng Minh có tái thế vào môi trường của chúng ta đây, thì những mưu kế, chiến thuật, chiến lược rất táo bạo của ông cũng khó mà được đưa ra thi hành! Vì những mưu kế táo bạo của ông mấy ai hiểu được? nên vừa đưa ra thì sẽ bị chửi rủa, bị chụp mũ thế này thế kia.

Chẳng hạn trong trận Xích Bích giữa Ngô và Ngụy, Khổng Minh và Chu Du chủ trương áp dụng chiến thuật “hỏa công”. Áp dụng chiến thuật này thì điều cần thiết là phải có gió, chẳng những có gió mà phải là gió Đông. Mà vào mùa ấy – tháng 10 âm lịch – theo kinh nghiệm bình thường thì làm gì có gió, hơn nữa lại là gió Đông? Nếu chẳng may có gió mà là gió Tây thì dùng Hỏa công chẳng những không thiêu đốt được quân Tào mà lại đốt chính quân sĩ của mình? Vào thời điểm ấy, khí lạnh tràn xuống theo hướng tây bắc tức hướng về phía Đông Ngô, nếu như vận dụng hỏa công thì xác xuất quân Ngô bị thiêu hủy là rất cao. Ngay cả Tào Tháo cũng quyết đoán là sẽ không có gió, nhất là gió Đông, nên rất an tâm sử dụng “Liên hoàn chiến thuyền trận thế” là dùng xích sắt khóa đoàn thuyền chủ lực của mình thành một khối. Điều này vô cùng nguy hiểm nếu bên địch dùng kế “hỏa công” mà có gió Đông.

Nếu dùng đầu óc bình thường mà xét thì việc Khổng Minh quyết đoán phải dùng hỏa công để đánh Tào đúng là điên, là quá táo bạo, xác xuất bại trận lên đến 80-90%. Và Chu Du cũng là điên mới nghe theo lời quyết đoán của Khổng Minh khi mà Khổng Minh lúc đó chưa giúp Lưu Bị đánh bại quân Tào được trận nào. Nhưng thực ra, nhờ đầu óc “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” mà Khổng Minh và Chu Du đã quyết đoán được vào giờ G đó chắc chắn sẽ có gió đông nam (*). Nhờ sự quyết đoán táo bạo đó mà quân Ngô đại thắng!

Tình hình thế trận là quân Tào đông gấp 5,6 lần quân Ngô (quân Tào 27 vạn, quân Ngô chỉ 5 vạn), mà gió Đông thì theo kinh nghiệm thông thường hầu chắc là không có! Nếu Khổng Minh và Chu Du mà sống vào thời đại này thì liệu đám đông trên các diễn đàn Internet có để hai ông thi hành kế sách này không? Có kết án ông là điên không? Có chụp mũ ông là phản bội, muốn nướng hàng vạn quân sĩ bằng chính ngọn lửa của mình không?

Công cuộc đấu tranh phải dùng mưu kế. Mà mưu kế thì không phải những người không chuyên về chính trị có thể hiểu được. Những người không chuyên này (vốn chiếm tới 90 đến 95% trong lực lượng quần chúng đấu tranh) mà nhao nhao lên phản đối thì những mưu kế ấy làm sao thực hiện được? Và như thế thì làm sao chiến thắng?

Trong lịch sử, nước nhỏ như nước ta mà chiến thắng được đại quân của Tầu xâm lược chính là nhờ mưu kế chứ không phải nhờ sức mạnh quân sự (**). Hiện nay, cuộc đấu tranh giữa những người đấu tranh dân chủ và chế độ cộng sản là một cuộc đấu tranh không cân sức. Nếu cho rằng chỉ cần dùng biểu tình, thỉnh nguyện thư, vận động quốc tế, tố cáo tội ác cộng sản trên các diễn đàn Internet, trên các website, trên radio và truyền hình là sẽ chiến thắng cộng sản, thì… chắc chắn đó là một ảo tưởng! Những phương cách đấu tranh đó rất cần thiết cho cuộc đấu tranh, nhưng không phải là mũi nhọn để chiến thắng!

Cộng sản Bắc Việt đã chiến thắng VNCH ở miền Nam tự do là nhờ gì? Nhờ “địch vận”, nhờ chúng cài người của chúng vào hàng ngũ của VNCH. Hiện nay, CSVN cũng đang cài người của chúng vào hàng ngũ Người Việt Tị Nạn ở các quốc gia tự do để lũng đoạn các cộng đồng Người Việt. Hậu quả là một số cộng đồng người Việt quốc gia bị chia đôi chia ba và đánh phá lẫn nhau; rất nhiều người có thành tích đấu tranh chống cộng bị chụp mũ là cộng sản, là thân cộng. Hiện nay, thử kiểm lại số người đấu tranh chống cộng tương đối nổi tiếng, có thành tích tại hải ngoại xem có bao nhiêu phần trăm đã bị chụp mũ là cộng sản hoặc thân cộng? Phải nói là khá nhiều. Nếu thật sự là nhiều như thế thì hóa ra việc chụp mũ đó là một cách tuyên truyền hữu hiệu cho cộng sản, rằng họ đã thu phục được biết bao người Việt hải ngoại theo chúng, trong đó có biết bao người trước đây đã từng hăng say chống cộng, lại có đầy đủ công ăn việc làm cũng như địa vị trong xã hội! Phải chăng đó chính là thành quả công tác địch vận của CSVN nơi người Việt hải ngoại?

Hiện nay số cán bộ cộng sản âm thầm hoặc công khai bỏ đảng ngày càng đông. Có những người đang được chế độ độc tài ưu đãi nhưng vì nhận ra thực chất đảng cộng sản là gian tham bán nước nên không những đã từ bỏ đảng mà còn tham gia vào hàng ngũ đấu tranh dân chủ như Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Chí Đức, Trương Duy Nhất, v.v... Những người có tính hay chụp mũ hãy xét lại xem những người có địa vị, có đời sống kinh tế ổn định trong hàng ngũ Người Việt Quốc Gia đang sống trong thế giới tự do này, họ theo cộng sản vào thời điểm này thì có lợi gì cho họ? Trong khi các đảng viên cộng sản bỏ đảng ngày càng đông, chẳng lẽ CSVN lại có những thứ hấp dẫn lôi kéo được nhiều người quốc gia đến như vậy từ bỏ hàng ngũ quốc gia, từ  bỏ lý tưởng dân chủ mà họ theo đuổi cả chục năm nay để đầu quân theo chúng?

Ngày xưa, Trần Bình Trọng đã trả lời cho Thoát Hoan, tướng nhà Nguyên, rằng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”. Những người đã từng sẵn sàng ra sinh vào tử để chống độc tài cộng sản, không dễ gì vì mấy bả danh lợi rẻ tiền của CSVN mà lại đầu hàng theo chúng. Chẳng lẽ chúng ta đánh giá người quốc gia có thành tích chống độc tài trong quá khứ thấp như thế sao? Những hành động của họ đâu phải lúc nào cũng dễ hiểu nếu không chịu  suy nghĩ sâu xa! Không nên vì một hành động mình không hiểu rõ dụng ý mà đành chụp mũ những người cùng chiến tuyến là thân cộng, bất chấp quá khứ đấu tranh của họ!

Có người nhận xét rằng nếu so sánh những người chụp mũ và những người bị chụp mũ cộng sản, ta thấy những nạn nhân bị chụp mũ thường có thành tích chống cộng cao hơn những người chụp mũ. Họa hiếm lắm mới có trường hợp những người có thành tích chống cộng cao đi chụp mũ những người có thành tích thấp hơn. Điều đó có nghĩa gì? Có thể việc thích chụp mũ, vu khống xuất phát từ mặc cảm hay từ tâm lý bệnh hoạn nào đó!

Cộng sản Bắc Việt đã thắng VNCH nhờ địch vận, nhờ tuyên truyền. Hiện nay, chúng cũng cài được người của chúng vào hàng ngũ người Việt Quốc gia để đánh phá, gây chia rẽ giữa các cộng đồng Người Việt hải ngoại. Tại sao ta không sử dụng chiến thuật địch vận đó ngược lại với chúng mà lại đi tiếp tay cho chúng sử dụng chiến thuật đó với ta bằng cách chụp mũ cộng sản những người cùng chiến tuyến với mình?

Để làm công tác địch vận, chúng ta cần cài được người của chúng ta vào hàng ngũ của chúng, để chia rẽ hàng ngũ của chúng, để chúng nghi ngờ lẫn nhau (như chúng đã làm người Việt Quốc gia nghi ngờ nhau), để chúng chụp mũ nhau là phản động (như chúng đã làm chúng ta chụp mũ nhau là cộng sản để rồi không còn tin tưởng nhau). Nếu chúng ta chưa cài được người của mình vào hàng ngũ của chúng, chúng ta nên khuyến khích những ai đang có ý định từ bỏ đảng để gia nhập hàng ngũ dân chủ, hãy nằm lại trong hàng ngũ của chúng để làm công tác địch vận thay chúng ta.

CSVN cho phép bọn nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia được phép chửi cộng sản, tố cáo tội ác cộng sản, và tỏ ra chống cộng còn mạnh hơn cả những người chống cộng đích thực chính là để những người quốc gia coi chúng như cùng chiến tuyến với mình. Có vậy chúng mới hoàn thành tốt công tác địch vận của chúng. Cũng thế, những người quốc gia làm công tác địch vận trong hàng ngũ cộng sản cũng phải hành xử sao để người cộng sản tin họ thì họ mới làm tốt công tác đó được. Thiết tưởng người quốc gia cần khôn ngoan hơn người cộng sản trong lãnh vực này mới thắng họ được!

Hiện nay, nội bộ của đảng cộng sản đang chia rẽ trầm trọng, và nếu cứ đà này mà tiếp tục thì chế độ cộng sản sẽ phải sụp đổ. Đây là lúc thuận lợi nhất để chúng ta làm công tác địch vận.

Chúng ta cần hoan nghênh, ủng hộ những chương trình “nói với người cộng sản” của các đài phát thanh, của các trang web dân chủ để các cán bộ cộng sản thấy được họ đã bị đảng cộng sản lợi dụng lòng yêu nước của họ thế nào; những hy sinh của họ nhằm làm lợi cho dân tộc hóa ra lại làm cho đất nước đau khổ đến cùng cực!

Chúng ta cần hoan nghênh và ủng hộ những đảng viên cộng sản đã, đang hoặc sẽ ra khỏi đảng sẵn sàng làm công tác địch vận bằng cách vận động những đảng viên khác từ bỏ đảng để đứng hẳn về phía người dân. Những người đã, đang là đảng viên cộng sản chắc chắn làm công tác này thuận lợi và hữu hiệu hơn những người quốc gia rất nhiều.

Người sống dưới chế độ cộng sản hàng chục năm trở lên đã bị cộng sản nhồi sọ hằng ngày, có thể ngay từ thuở ấu thơ. Quá trình giác ngộ của họ vì thế rất cần thời gian. Điều đó quá dễ hiểu! Nhờ công tác địch vận của các đảng viên cộng sản đã giác ngộ, những người bị nhồi sọ ấy sẽ dần dần tỉnh ngộ. Trước khi tỉnh ngộ hoàn toàn, chắc chắn những tư tưởng hay lời nói không thể giống như những người đã tỉnh ngộ hoàn toàn. Chúng ta nên khuyến khích họ bằng thái độ yêu thương đón nhận. Đừng đẩy họ trở lại về phía cộng sản. Hãy thông cảm với họ vì quá trình giác ngộ này không phải dễ dàng, trái lại nó đầy chông gai và gian khổ mà họ sẽ phải dũng cảm chấp nhận. Hãy xem cách cộng sản đối xử với những cựu đảng viên cộng sản đã giác ngộ như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Anh Kim, Nguyễn Đắc Kiên, Trương Duy Nhất, v.v... để thông cảm những lo sợ cũng như những nỗi khó khăn của họ. Để từ bỏ đảng và đứng về phía nhân dân, họ phải chấp nhận mất công ăn việc làm cùng những thuận lợi về vật chất mà họ đang hưởng, chấp nhận cả những sách nhiễu, tù tội do chế độ gây ra. Thử đặt mình vào hoàn cảnh và vị thế của họ ta mới thông cảm được những khó khăn ấy.

Nếu trong quá khứ đã có những người từ hải ngoại về nước đấu tranh chống cộng bất chấp nguy hiểm, thì chắc chắn cũng có những người quốc gia yêu nước sẵn sàng làm công tác địch vận bất chấp sự hiểu lầm, chê bai của những người cùng chiến tuyến. Chấp nhận sự hiểu lầm này cũng là một sự can trường hiếm có. Làm sao để những người lãnh đạo cộng sản nhận ra con đường dân chủ hóa đất nước là có lợi cho bản thân và gia đình họ nhất, giúp họ “hạ cánh an toàn”, vừa bảo vệ được tính mạng và tài sản của họ, vừa là cơ hội để họ “đái công chuộc tội”. Cứ ngoan cố bảo thủ chế độ độc tài chắc chắn sẽ ngày họ phải đền tội. Đó là một trong những cách đấu tranh có thể tiết kiệm xương máu và rút ngắn thời gian đấu tranh.

Tóm lại, không nên quá bảo thủ hay quá dị ứng với những cái mới. Hãy để cho những sáng kiến mới trong đấu tranh có cơ hội được thử nghiệm. Có thế chúng ta mới tìm ra được những phương thức đấu tranh hữu hiệu để chiến thắng!

Người Việt Thầm Lặng

_______________________________________

(*) Trận Xích Bích được một người mô tả trên mạng như sau:

Ngày 22 tháng 11 năm 208, vào lúc buổi chiều, gió bỗng đổi hướng. Đến khoảng 9 giờ tối, gió đông nam bắt đầu mạnh, mười chiếc thuyền nhỏ của Hoàng Cái xuất phát, trận chiến Xích Bích bắt đầu.

- Hoàng Cái đích thân đứng trên mũi thuyền thứ nhất, chín chiếc thuyền còn lại theo cơn gió đông lịch sử, lướt băng băng theo sau. Trong chớp mắt đã tới gần thủy trại của Tào Tháo, chỉ còn cách trên dưới hai dặm, Hoàng Cái quát một tiếng ra lệnh:”CHÂM LỬA!”. Lập tức mười mũi tên lửa bừng sáng giữa đêm mùa đông ùa vào bãi thuyền của Tào Tháo, đem theo giấc mơ của ông ta xuống lòng sông Trường Giang.

- Các thuyền lửa chia nhau chạy lọt vào các kẽ. Thuyền bắc quân bị vòng sắt khóa chặt vào nhau, không nhúc nhích được cứ lần lượt bốc cháy rần rần. Thuyền bè bắt lửa nhanh chóng, chiếc này lan qua chiếc khác, bao nhiêu mảng thuyền lớn nặng nề trở mình không kịp, đành nằm trơ ra giữa hỏa ngục. 

- Sức nóng khủng khiếp lúc ấy lên tới cả ngàn độ C, thiêu cháy mọi vật xung quanh ra tro. Tình hình lúc đó cực kỳ hỗn loạn, khói bốc mù mịt, ánh sáng rực trời. Kế lại nghe bên kia sông pháo lệnh nổ rền trời khuya, hết thảy các đội hỏa thuyền Đông Ngô lướt sang một loạt, đốt khắp cả một rừng chiến thuyền quân Tào.

- Thế là trên mặt Tam Giang khẩu gió cuộn đùng đùng, tàn lửa tung ngùn ngụt, trên trời dưới nước đỏ rực liền nhau ,tưởng như mặt trời vừa sa xuống bờ sông Xích Bích, ánh sáng chói lòa chân mây lẫn mặt đất !

- Tào Tháo lập tức rút chạy đến doanh trại phía bắc, song gió thế gió rất lớn, không lâu cả trại trên đất liền cũng bị cháy. Quân sĩ trên bờ gặp phải liên quân Tôn Lưu cùng giáp kích, tan tác hoàn toàn. Tất cả, từ Thừa tướng đến binh tốt đều điên cuồng bỏ chạy. Cuộc rút chạy đáng sỉ nhục này, đối với bản thân Tào Tháo mà nói đây là đòn đánh nặng nề chưa từng có kể từ lúc dựng nghiệp đến giờ !


(**)  Trước cuộc chiến thắng này, dân ta ví von:

Nực cười châu chấu đá xe,

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng!

 

Vũ khí’ bảo vệ Biển Đông

Hà Sĩ Phu




Cùng tác giả:




Bàn về hiệu quả thực tế của những “vũ khí” giữ gìn Biển Đông

Trước hết xin cảm ơn anh Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết đã có thư mời tôi đến dự cuộc họp mặt các tác giả có công trình về chủ quyền Biển Đảo Việt Nam.

Tôi rất muốn có mặt để trực tiếp được nghe ý kiến các tác giả đã dày công nghiên cứu sưu tầm tư liệu về chủ quyền nước ta tại Hoàng Sa - Trường Sa và chia sẻ quyết tâm sắt đá giữ gìn Biển Đảo, nhưng do điều kiện sức khỏe không ra Hà Nội dự được, tôi xin có một lời bàn ngắn ngủi gửi đến cuộc họp mặt, với sự hiểu biết còn hạn hẹp, cũng mong góp phần nhỏ vào cuộc trao đổi thân mật và rất có ý nghĩa này.

Trước hết, dù là vũ khí chính trị, vũ khí ngoại giao, quân sự, lịch sử, văn hóa, dân vận… xin gọi chung là “vũ khí”.

Về vũ khí lịch sử, chúng ta đã sưu tầm được những văn bản, những bản đồ, hiện vật chứng minh từ hàng thế kỷ nay Hoàng Sa - Trường Sa đã thuộc vùng quản lý của tổ tiên ta, trong khi chính bản đồ của Trung Quốc từ năm 1904 đã cho thấy ranh giới của họ chỉ đến đảo Hải Nam, những tư liệu lịch sử ấy rất quý giá, kết tinh tấm lòng và công sức của nhiều người, như những vũ khí rất có giá trị. 

Đã có nhiều tác giả, nhiều công trình, nhiều sáng kiến đáng tôn vinh trong buổi gặp mặt này, nhưng để các “vũ khí” phát huy được hiệu quả mong muốn, tôi xin bổ sung mấy điều sau đây:

1/ Phải có chỗ cho chứng cứ phát huy

Ta nói đó là những chứng cứ “không thể tranh cãi”, nhưng không thể tranh cãi là trong một môi trường có CÔNG LÝ và NHÂN TÂM, chứ vô tác dụng trước một kẻ đã quyết một bề truyền kiếp xâm lược, chỉ cãi chày cãi cối, ngồi xổm lên Nhân tâm và Công lý, những lời thiện tâm chỉ là giả vờ để che mắt và bịt miệng. Vậy làm thế nào để buộc đối phương phải đối mặt với Công lý và Nhân tâm?

- Về Công lý, muốn buộc đối phương phải đối mặt cần đưa các bằng chứng ấy lên Tòa án quốc tế, mà Philippinesđã cho ta một tấm gương. Chủ trương đối thoại tay đôi với kẻ mạnh đang ức hiếp mình chính là vô tình hay hữu ý tiếp tay cho nó “ngọt ngào thôn tính” đất nước mình. Không chống được sai lầm này thì những chứng cứ của ta cũng vô tác dụng.

- Về nhân tâm, nếu song song với những chứng cứ lịch sử, mà nhà nước lại bỏ tù những người lên tiếng chống kẻ xâm lược thì khác nào tạo ra một môi trường phản nhân tâm, cả nhân tâm trong nước và nhân tâm thế giới, còn ai tin vào kế sách chống xâm lược của một nhà nước như thế? Trong một môi trường thiếu vắng sức mạnh của Nhân tâm như vậy thì chứng cứ lịch sử phỏng có giá trị gì?

2/ Giá trị thời gian trong chuỗi chứng cứ

Trong môi trường của Nhân tâm và Công lý thì những chứng cứ lịch sử càng có niên đại xa xưa càng có giá trị, càng đáng tin cậy, càng thuyết phục lòng người. Trái lại trong môi trường “chày cối” và ức hiếp thì dẫn chứng càng xa xưa càng không đáng để ý, càng thua kém những sự thực đang diễn ra trước mắt.

Để dễ hiểu ta lấy ví dụ vườn tược nhà anh A bị anh B láng giềng bày mưu chiếm lĩnh. Anh A đem gia phả nhà mình ra chỉ cho tên hàng xóm thấy chủ quyền của A. Tên hàng xóm chẳng hề nao núng, liền bảo: Tôi cóc cần biết đây là của cụ 5 đời hay 10 đời của anh, đấy là việc của gia đình anh, chỉ biết mới năm ngoái chính bố anh lúc còn sống đã xác nhận khu vườn ấy là của tôi rồi, có chữ ký của bố anh rành rành ra đây! Con cháu đã đem gán nợ cho người ta rồi còn giở gia phả làm chi cho rách việc?

Vì thế công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là một căn cứ quan trọng để họ khẳng định ý kiến của Việt Nam đã chấp nhận Hoàng Sa - Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc, bất chấp những bằng chứng xa xưa. Muốn giữ Biển Đảo thì phải phủ định giá trị pháp lý của Công hàm ấy là việc cần phải làm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, những ký kết, những nhượng bộ và những thái độ im lặng (hay chỉ phản đối lấy lệ) trước những hành vi xâm lược diễn ra sau Công hàm 1958, từ cuộc cầu hòa ở Thành Đô đến nay, của đảng và nhà nước Việt Nam còn mang giá trị cam kết cao hơn nhiều so với Công hàm 1958. Cứ thế, bước đi sau còn tệ hơn bước đi trước. Ta biết trong chuỗi các văn bản, chuỗi các ứng xử, các cam kết thì cái sau luôn có giá trị hơn cái trước, nhưng những cam kết bí mật những năm gần đây giữa hai ĐCS thì dân lại không được biết, chúng ta không được biết!!!

3/ Mặt trận giữ nước phải liên hoàn

Tóm lại việc trưng ra những chứng cứ lịch sử phải đi kèm với việc đưa ra Tòa án quốc tế, với sử dụng sức mạnh đa phương, với việc trả tự do và vinh danh những người đã dũng cảm lên tiếng chống bọn xâm lược mới, với việc không chấp nhận thủ đoạn 16+4 (là thứ yêu thương giả để cắn xé thật)… nếu không thì những chứng cứ lịch sử quý giá mà ta tìm được cũng chỉ để cho ta “nhâm nhi” nâng chén tự sướng với nhau trong khi kẻ cướp cứ yên chí lấn dần bờ cõi! Đất nước sẽ mất dần trong sự đã rồi, trong sự lãng quên của cộng đồng thế giới vốn đầy rẫy cảnh cá lớn nuốt những con cá bé ham mồi, dại dột và cô độc.

Nếu không đấu tranh từng bước liên hoàn với những hoạt động trong và ngoài nước như trên đề cập thì tôi e công phu sưu tập vũ khí lịch sử của chúng ta chẳng những bị uổng phí, mà biết đâu nếu nạn Bắc thuộc trở lại (dưới cái áo khoác mới) thì những chứng cứ quý giá ấy của dân tộc Việt Nam mình sẽ bị thu sạch, đốt sạch hoặc mang về Bắc quốc như lịch sử nghìn năm Bắc thuộc còn ghi!

4/ Phải giữ nước trước tiên bằng “vũ khí chính trị

Sau cùng xin nói: Đánh giặc giữ nước tất nhiên cần vũ khí quân sự. Nhưng vũ khí nào cũng cần một bộ phận châm ngòi “phát hỏa” như cò súng, ngòi nổ hay các nút bấm… Những nút bấm điều khiển ấy luôn thuộc về thuộc bộ phận CHÍNH TRỊ!

Kế hoạch giữ nước trước hết là phải giữ nước từ Chính trị và bằng Chính trị. Một nền chính trị ưu việt để giữ nước mạnh hơn mọi vũ khí. Một quyết định chính trị khôn ngoan có thể hiệu quả hơn hàng tỷ đô la mua vũ khí. Nếu không biết những nút bấm thuộc về đâu thì tàu ngầm, tên lửa, máy bay hiện đại mua của Nga của Mỹ… cũng đều vô dụng, có khi còn tự hại mình.

Xét về giá trị trong đấu tranh thì chính trị cao hơn quân sự, thực tại cao hơn quá khứ, hành động cao hơn ngôn từ, thực tế cao hơn mơ tưởng… Chỉ khi nền chính trị tạo được sự đồng thanh cả nước một lòng chống giặc, từ người lãnh đạo cao nhất, đến các lực lượng võ trang, đến các trí thức và mỗi người dân, với sự hỗ trợ của thế giới văn minh, thì khi ấy những “vũ khí” trong đó có vũ khí quân sự và vũ khí lịch sử của chúng ta mới được sử dụng, mới có ý nghĩaMột khi nhà nước thì “hợp tác chiến lược” với giặc Bành trướng bằng kế sách 16+4, trong khi đất nước và nhân dân thì khốn khổ vì kế sách đó, là đối tượng bị xâm hại bởi kế sách đó, thì tôi không hiểu những vũ khí sẽ dùng để làm gì, nằm trong tay ai, ai sẽ sử dụng?

Tôi tin tất cả chúng ta trong cuộc gặp mặt này cũng đều hiểu điều đơn giản ấy. Điều đơn giản ấy chắc người cầm quyền cũng thừa sức nhận ra, nhưng vì sao không dám chọn lối ra sáng sủa ấy, trả lời câu hỏi này chắc hẳn cần những bài viết và những cuộc thảo luận khác nữa [*].

Xin gửi đến cuộc họp mặt một lời thân thiết và trân trọng. Mong được tiếp nhận những cao kiến từ cuộc họp mặt thân mật này. Vô cùng cảm ơn.

[*] Xin tham khảo bài ”Giải Cộng nhi thoát”.

Đà Lạt ngày 30/7/2013
H.S.P.


 

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ngừng tuyệt thực từ ngày 27/7/2013

DienDanCTM




Cùng tác giả:




Vào lối 17giờ30 anh Nguyễn Trí Dũng đã ra khỏi trại giam số 6 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi không thể liên lạc được với số máy điện thoại di động của anh Dũng để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Liên lạc với bà Dương thị Tân thì được biết, từ lúc ra khỏi cổng trại giam máy điện thoại của anh liên tục nhận được các cuộc gọi của kẻ xấu khủng bố tinh thần.

Bà Dương Thị Tân được con trai thuật lại cho biết: Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã ngừng tuyệt thực từ ngày 27/07/2013; sau khi đã nhận được sự trả lời của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An về đơn kiến nghị của mình.

JPEG - 6.4 kb

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Theo lời kể lại của chị Nguyễn Thị Nga vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, hiện nay tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn đang bị biệt giam sau khi tiết lộ tin blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực. Giám thị trại giam đã đưa một tù nhân đến ở cùng thường xuyên giám sát, đe dọa tinh thần anh.

Chị Nga tỏ ra rất lo ngại về tính mạng của chồng là tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị đe dọa rất nguy hiểm./.

Vân Quang tường thuật

Nguồn: DienDanCTM

 

 

 

Mời đọc

 

GS Nguyễn Xuân Vinh

Theo Dòng Lịch Sử

 

Chúng ta ai cũng có những ưu tư về tương lai của đất nước, và một câu hỏi thường đặt ra là: “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?”. Có một lần tôi hỏi ông Douglas E. Pike câu này. Ông là chuyên gia nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về chiến tranh VN. Ông từng là giám đốc Indochina Archive ở UC Berkeley từ năm 1981, sau này từ năm 1997 ở Texas Tech University cho đến khi nghỉ hưu và qua đời vào ngày 13/5/2002. Câu trả lời của ông là: “Không bao giờ tôi trả lời câu hỏi này …. ”.

Tôi thật thông cảm với ông Pike vì, với sự hiểu biết của ông, tuy không nói ra nhưng tôi chắc ông nghĩ rằng: cộng sản sẽ sụp đổ duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.

Đi ngược lại dòng lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi khi có sự thay đổi quan trọng trên đất nước, thì tình hình chính trị, và tất nhiên là tình hình quân sự, bao giờ cũng đột biến. Tuy vậy, trước đó thế nào cũng có những triệu chứng báo hiệu rằng có việc quan trọng sắp xẩy ra, nhưng khó tiên đoán được ngày nào sẽ xẩy ra.

Trở lại hơn một trăm năm trước đây, qua hoà ước Patenôtre ký năm 1884, khi triều đình Việt Nam dâng đất nước cho thực dân Pháp thống trị, thì trước đó những người theo dõi tình hình đưa quân viễn chinh chiếm thuộc địa của những nước Tây Âu cũng biết được rằng vấn nạn mất nước của những tiểu nhược quốc sẽ xẩy ra, duy chỉ không đoán được vào thời điểm nào mà thôi. Vào thời đó, trên đất nước ta, thì Nam kỳ đã hoàn toàn là thuộc địa của chính phủ Pháp. Rồi tới năm 1882, khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai và sau đó tiếp tục đánh chiếm những tỉnh thành khác ở Bắc kỳ, thì triều đình nhà Nguyễn không còn uy thế nào với người dân Việt. Để làm áp lực với Triều đình Huế, ngày 15 tháng 7 năm Qúi Mùi (1883) Toàn quyền Harmand và Đô đốc Courbet đem chiến thuyền vào đánh cửa Thuận An là cửa ngõ vào kinh thành. Triều đình Huế đang gặp cảnh bối rối vỉ Vua Dực Tông vừa băng hà. Các quan Đại thần phải ký hoà ước nhận sự bảo hộ của Chính phủ Pháp. Văn bản chính thức đưa Việt Nam chịu Pháp thuộc được ký kết ngày 6 tháng 6 năm 1884, năm Âm lịch là Giáp Thân, khi Công sứ nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre trên đường đi nhậm chức, nhận được chỉ thị của Chính phủ ở Paris đi cùng với Khâm sứ Rheinart ra Huế thương lượng với Triều đình nước ta để sửa đổi vài khoản trong hiệp ước Qúi Mùi cho thích hợp với chính sách chia để trị của Pháp.

Nhửng lần khác, có sự thay đổi chính thể trên đất nước ta, cũng có những diễn biến tương tự. Trước tiên là có những dấu hiệu suy thoái để dẫn tới một biến động. Mồi lửa châm ngòi nổ cũng đột ngột. Lấy thí dụ tiếp theo là ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi chỉ trong một đêm quân đội Nhật tước khí giới quân đội Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Diễn biến này cũng bất thường nhưng sự việc cũng có thể biết trước duy không biết là ngày nào xẩy ra vì lẽ dễ hiểu là hai lực lượng quân sự, Pháp và Nhật, mà không phải là đồng minh trong một trận chiến toàn cầu, thì tất nhiên không thể nào cùng sát cánh đứng chung dài lâu được. Đầu mối làm quân đội Nhật phải phát động là Toàn quyền Đông Dương khi đó là Đô đốc Jean Decoux, tuy trực thuộc chính phủ Vichy ở Pháp nhưng có dấu hiệu đã liên lạc với Hải quân Hoàng gia Anh ở Viễn Đông.

Tiếp theo là ngày 15 tháng 8 năm 1945 khi Nhật xin đầu hàng Hoa Kỳ. Sự việc này có thể đoán trước được khi chiến cuộc Thái Bình Dương thu dần về Okinawa và tiến vể Tokyo. Dấu hiệu báo trước là ngày 26 tháng 7 năm 1945, khi Hội nghị các nhà lãnh đạo Đồng minh ở Postdam ra tuyên cáo đòi Nhật đầu hàng. Ngòi nổ báo động sự việc là hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki những ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945. Vào dịp này Việt Minh đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Sau đó, Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng vào ngày này thế giới chỉ chú trọng vào Lễ đầu hàng của Nhật do Đại Tướng Douglas MacArthur chủ toạ trên chiến hạm USS Missouri đóng neo ngay ở ngay vịnh Tokyo.

Thời điểm lịch sử tiếp theo là ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Đây là ngòi nổ đưa đến hiệp định Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7, năm 1954 và dẫn đến sự thành lập Việt Nam Cộng Hoà ở dưới vĩ tuyến 17. Sự việc này cũng là đột biến vì trước đó một năm hay chỉ là vài tháng thôi, không ai nghĩ đến chuyện có giòng sông Bến Hải ngăn cách Bắc và Nam, hai miền của đất nước.

Mốc lịch sử tiếp theo mà chúng ta không ai quên được là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975.Biến động này bắt nguồn từ ba năm trước đó, sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Mao Trạch Đông để sau đó cho Henry Kissinger mật đàm với Lê Đức Thọ soạn thảo hiệp định ngưng chiến ký ngày 27 tháng Giêng năm 1973 cho Nixon được rút quân Mỹ về nước nhưng lại để cho VC với sự trợ giúp khí giới của Nga sô mở cuộc tấn công toàn diện vào miền Nam VN bắt đầu từ ngày 13 tháng Chạp năm 1974. Những ngày cuối cùng, quân viện không đầy đủ, Quân Lực VNCH bị bó tay, đã chiến đấu tới viên đạn và giọt xăng cuối cùng. Ngòi nổ báo động lần này chính là vụ Watergate đã xẩy ra để cho Nixon phải từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974.

Qua nhửng sự phân tích kể trên, nếu chúng ta muốn biết đất nước Việt Nam, dưới sự cai trị độc tài và thiếu nhân tính của Đảng Cộng Sản sẽ đi về đâu, và muốn đoán được thời điểm nào chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tàn lụi thì phải theo thứ tự:

·Tìm dấu hiệu suy sụp.

·Tiên đoán dài hạn.

·Tìm điềm báo hiệu.

Một nhận xét chung là mỗi lần quốc biến như vậy bao giờ cũng có sự tham dự của các nước liên hệ trực tiếp như Pháp và Hoa Kỳ và gián tiếp như Nga và Trung Quốc. Xét về tình hình hiện tại trên nước nhà mà muốn có một nhận xét về tương lại của đất nước, ta phải xét về sự liên hệ giữa hai nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà ta viết tắt là VN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà ta dùng chữ quen thuộc để viết tắt là TQ. Ngoài ra trong bài viết này, khi nói đến những chế độ cầm quyền độc tài cộng sản thì chúng tôi dùng nhửng danh từ là Việt cộng và Trung cộng.

Hiện Tình Chủ Quyền Đất Nước

Tình hình thế giới đang trở nên căng thẳng . Quyết định cuả Hoa Kỳ quay trở lại Á Châu đã nói lên vấn đề trầm trọng cuả mối đe doạ đến từ Trung cộng. Sau khi nước này lớn mạnh do nhận được sự đầu tư cuả chính Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, Trung cộng đã duy trì toàn bộ hệ thống chính quyền cai trị sắt máu thời cách mạng vô sản và hệ thống kinh tế chỉ huy quốc doanh, tích lũy toàn bộ nguồn vốn khổng lồ vào Nhà Nước. Người dân hoàn toàn không được hưởng mọi điều, kể cả nhân quyền và đời sống vật chất thường ngày. Trung cộng dùng nguồn vốn thu thập được mang đổ vào Phi Châu và Nam Mỹ để khai thác tài nguyên khoáng sản trong đó có dầu mỏ. Trung cộng cũng đã dồn nguồn vốn vào nỗ lực trang bị quốc phòng và canh tân vũ khí. Những nhà nghiên cứu chính trị quốc tế phải nhìn thấy ngày nay Trung cộng tin rằng đã đủ mạnh về kinh tế để có thể hất cẳng các nước Tây phương ra khỏi lục địa Phi châu và đe doạ quyền lợi cuả Hoa Kỳ tại chính Mỹ Châu và Trung Đông, đồng thời lấn chiếm, gây bất ổn khắp nơi trên thế giới, trong đó có Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Riêng với Việt Nam thì Trung cộng là nước lân bang “Sông liền sông núi liền núi” đã từng có “Hạt gạo cắn làm đôi” thì VN không thể không bị ảnh hưởng và bị xử dụng như một “Chiến trường lớn cho Hậu phương lớn của Trung cộng lần thứ hai” trong bối cảnh hiện nay. Ta hãy nhìn tình hình Chủ Quyền đất nước hiện nay trong tình hình tranh chấp Biển Đông như thế nào. Đối với thế giới, Tập Cẩm Bình khi họp thương đỉnh tại Hoa Kỳ ngày 8 tháng 6 năm 2013 đã ngang ngược coi thường Quốc Tế, và dám tuyên bố với Tổng Thồng Barack Obama rằng: "Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa”.

Việt Nam trong lịch sử từ cổ chí kim, luôn bị Trung quốc từ phương Bắc tìm cách thôn tính và bằng mọi cách đồng hoá trong 4 thời kỳ Bắc thuộc nhưng đều bị thất bại. Ngày nay Trung cộng đang hung hãn chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông một cách thô bạo và ngang ngược, bất chấp chủ quyền cuả các nước trong vùng, bất chấp luật lệ quốc tế vả các yếu tố lịch sử đã thành văn có chứng tích qua nhiều niên kỷ. Trung cộng đã ngang nhiên tự vẽ lằn ranh biên giới trên biển với hình lưỡi bò lấn sát vào bờ biển các nước mặc dầu Quốc tế đã quy định về thềm lục điạ cuả mỗi nước là hai trăm hải lý. Trung cộng đã lấn sâu vào bờ biển các nước trong vùng Biển Đông chỉ còn hai mươi hải lý và tuyên bố “chủ quyền này không thể tranh cãi”. Với hành động này, Hải lộ quốc tế trên Biển Đông đi từ Nhật Bản, Nam Hàn qua Ấn Độ Dương, để đi tới Phi châu và Trung Đông sẽ đi qua vùng Trung cộng kiểm soát. Trên đất liền, Trung cộng cũng không từ bỏ mọi hành động thôn tính các nước lân bang, và đã chiếm đoạt và sáp nhập Tân Cương và Tây Tạng vào lãnh thổ Trung cộng. Việt Nam cũng không tránh khỏi mưu tính này.

Trong Chiến Tranh Lạnh, miền Nam Việt Nam đã từng là vị trí chiến lược mà Hoa Kỳ đã hiện diện trong nhiều thập niên để ngăn cản không cho làn sóng Chủ Nghiã CS tràn xuống Đông Nam Á và Nam Bán Cầu. Nhưng với Hiệp Ước Paris, Hoa Kỳ đã bí mật ký kết để cho Hà Nội tiến chiếm Miền Nam thống nhất lãnh thổ để thiết lập thế Chiến Lược mới khi quyết định xoá bỏ VNCH để đổ nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào Hoa Lục trong kế hoạch Toàn Cầu hoá nền Kinh Tế Thế Giới. Trung cộng đã không bỏ lỡ cơ hội khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, và đã bằng mọi cách, gây ảnh hưởng mạnh mẽ vào đất nước này. Hiện nay ta có thể coi như là Trung cộng đã kiểm soát VN hoàn toàn. Mở đầu là cuộc chiến biên giới năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình nói là phải “Dạy cho VN một bài học”. Sau đó, Hà Nội hoàn toàn cúi đầu thần phục Bắc Kinh.

TQ coi VN như một điạ điểm chiến lược trên đất, gắn liền với Biến Đông. Ảnh hưởng mạnh mẽ cuả TQ đến VN đang thể hiện trong nhiều lãnh vực từ chính trị, kinh tế, môi trường đến văn hoá và lịch sử dân tộc. Trước hết là kế hoạch khống chế hai nguồn nước Hồng Hà và Cửu Long cuả hai đồng bằng vựa luá lớn cho cả nước. TQ đã đắp nhiều đập ngăn nước trên thượng nguồn cả hai con sông chính của VN. Với dòng sông Hồng sau khi các đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà và Sông Hồng bên kia biên gii đóng lại thì toàn vùng luá gạo đã bị kiệt nước nhiều tháng. Các con đập trên thương nguồn sông Mekong phiá TQ đã làm lượng nước phù sa giảm đi nhiều khiến nước biển tràn vào cửa sông Cửu Long làm nước ở cửa biển bị nhiễm mặn. Một khi con đập cuối cùng tại Lào đắp xong thì Trung cộng có thể vắt kiệt nước sông Cửu Long. Hiện nay đang có sạt lở khắp nơi tại Cà Mau, là vùng đất phù sa bồi nhiều trăm năm trước. Thêm vào nữa, vì TQ kiểm soát lượng nước ở thượng nguồn nên ngoài việc hạn chế được sự sản xuất của hai vựa lúa ở những đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, còn làm cho cuộc sống của ngừoi dân Việt làm nghề chài lưới càng thêm khốn khổ.

Từ ngày Việt Minh cướp chính quyền, và trong suốt thời gian chống Pháp, và sau này trong cuôc tấn công để cưỡng chiếm miền Nam, Việt cộng đã lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Lục, với sự chỉ đạo trực tiếp cuả Trung cộng. Tới thời gian hiện tại, mọi chỉ thị cuả Bắc Kinh đang được âm thầm thực hiện, đều theo kế hoạch làm biến toàn thể VN thành một bộ phận của TQ. Đất nước đang bị Cộng Sản Hà Nội giao hoàn toàn cho Bắc Kinh quyết định.

Các rừng đầu nguồn, từ Bắc chí Nam đã cho quân Trung cộng âm thầm chiếm đóng trong kế hoạchcho thuê rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm. Các làng TQ mọc lên khắp nơi tại VN cũng như kế hoạch khai thác Bô Xít tại cao nguyên Gia Rai và các công trình trúng thầu xây cất nhà máy ở khắp nước mà công nhân được tuyển dụng tại TQ, và khí cụ được chuyển sang từ phương Bắc. Việt cộng đã bị ép buộc phải bỏ chiếu khán nhập cảnh cho Trung cộng và điều này làm cho cuộc di dân TQ tràn ngập sang VN. Tại VN, người dân bị cướp đoạt mọi quyền tự do nên cho đến nay không có một cuộc kiểm tra thống kê chính thức để biết kế hoạch kiểm soát và Hán hoá VN đã tiến hành đến mức độ nào hay đã vượt quá mức báo động như đã lên tới 40% xẩy ra trước đây ở Miến Điện.

Tình Hình Quân Sự

Để chuẩn bị xâm chiếm miền Nam của chính phủ VNCH, Việt cộng đã từng có một đạo quân gồm hơn một triệu người được tiếp viện võ khí đầy đủ bởi Liên Sô và có sự hậu thuẫn và cố vấn của Trung cộng. Sau thời điểm 1975, Việt cộng bị giằng co giữa hai thế lực cộng sản là Trung cộng và Liên Sô. Để làm giảm lực lượng của Việt cộng nên Trung cộng đã viện trợ quân sự cho Căm Pu Chia dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ để giúp cho quân đội nước này quấy rối biên giới VN và có lần đánh chiếm đảo Phú Quốc, và bắt đi mấy trăm người dân Việt sống trên đảo. Vì muốn chấm dứt tình trạng này nên vào ngày 13 tháng 12 năm 1978 Việt cộng đã tấn công toàn diện và chiếm đóng Căm Pu Chia để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Chiến dịch này đã làm cho giới lảnh đạo Trung cộng nổi giận và mở đầu cho cuộc chiến Việt-Trung kéo dài từ ngày 17 tháng 2 cho tới ngày 18 tháng 3 cùng trong năm 1979, chỉ chấm dứt khi Trung cộng tuyên bố là đã thực hiện được kế hoạch trận chiến đánh chiếm 6 tỉnh biên giới và tuyên bố lui quân. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nhưng cả hai bên đều thiệt hại nặng, số tử vong mỗi bên đều lên tới hàng mấy chục ngàn quân binh. Vì trận chiến diễn ra trên phần đất VN nên người dân thường đã phải trả giá nặng nề về nhà cửa và nhân mạng. Sau cuộc chiến tranh chính thức, những cuộc xung đột biên giới còn kéo dài thêm mười năm cho đến năm 1989 mới tạm ngưng tiếng súng. Qua cuộc chiến này cả hai bên cùng rút được nhiêu kinh nghiệm, nhưng khi đem áp dụng thì lợi thế lại về bên Trung cộng. Trong những ngày đầu đưa quân qua biên giới, Trung cộng có “đạo quân thứ Năm” xuất hiện là những người Việt gốc Hoa dã từ lâu sinh sống ở những tỉnh địa đầu và những kiều dân này đã hướng dẫn những đoàn quân tiên phong chiếm đánh những vị trí quan trọng. Một kinh nghiệm đau thương nữa cho VN là đoàn quân Trung cộng đã rất dã man, bắt và hãm hiếp phụ nử không kể là người dân thường hay cả những phu nữ mặc quân phục bị bắt như là tù binh. Những sác người loã lồ còn để lại bị cắt vú, mổ bụng, hình ảnh trông thật thương tâm, mà Việt cộng phải che dấu vì nếu công bố ra sẽ làm lòng dân phẫn nộ, hận thù Tàu khựa, và đàn anh Trung cộng nổi giận. Những hình ảnh này mới đây đã được tìm thấy và công bố trên các mạng lưới toàn cầu. Bài học cho phe Trung công là, dùng bộ chiến, họ đã đánh giá thấp sự phản công của Việt cộng và trong hai ngày đầu lâm trận phe Trung cộng đã có 4000 binh sĩ thương vong. Với một quân số vào khoảng 120 ngàn tràn qua biên giới bằng ba ngả mà phải nhiều ngày mới chiềm được ba tỉnh thành lớn là Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn.

Rút kinh nghiệm chiếm đóng VN bằng võ lực không phải là đắc sách, Trung cộng nay đã dùng chính trị và kinh tế để ép được Việt cộng phải hàng phục, dâng đất, dâng biển và trên thực tế đã chiếm trọn được toàn thể VN bằng những biện pháp di dân, lũng đoạn kinh tế và mua chuộc lãnh đạo. Khởi đầu trong kế hoạch di dân để thành lập “đạo quân thứ Năm” trên toàn quốc, Trung cộng đã cho quân sang làm thường dân tiến qua biên giới, từ xa lộ huyết mạch Hoa Nam nối với Đường Trường Sơn vào tới Bình Dương nơi lập raĐông Đô Đại Phố là một trung tâm kinh tế lớn với kiến trúc hoàn toàn đặc trưng văn hoá Hán Tộc. Các làng TQ đã mọc theo, người TQ tự làm, tự quản không tiếp xúc với người Việt mà chỉ xử dụng Đường Trường Sơn qua xa lộ Hoa Nam để về nước. Các kế hoạch bố trí quân sự cuả Trung cộng đã làm cho một số cấp chỉ huy quân sự Việt cộng nay nghỉ hưu phải lo ngại. Một vài người đã lên tiếng về kế hoạch trồng rừng và chiếm lĩnh cao điểm, trá hình là trung tâm khai thác Bô Xit, thuộc vào chiến lược quân sự của Trung cộng, nhưng không được chú ý. Các lực lượng tranh đấu cho nhân quyền trong nước, đang từng bước đòi hỏi sự bạch hoá này cho toàn dân được biết, nhưng đang bị đàn áp khốc liệt.

Với chiến lược gài quân ở khắp nơi, dùng những đập nước ở thượng nguồn để làm áp lực kiểm soát sự sản xuất lúa gạo, và cùng một lúc khủng bố dân Việt làm nghề chài lưới ở Biển Đông, Trung cộng nay đã hoàn toàn khống chế Việt cộng về kinh tế. Chiến tranh biên giới Việt-Trung như năm 1979 chắc chắn không thể xẩy ra được nữa. Trong chuyến sang Bắc Kinh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những ngày 19-21 tháng 6 năm 2013 để nhận chỉ thị của Tập Cận Bình trước khi sang Hoa Kỳ theo lời mời của Tồng thống Barack Obama, TQ và VN đã ra một Tuyên Bố chung. Những ai đọc bản thông báo này đều thầy ngay là một bản dịch sang tiếng Việt từ bản chính viết bằng Hoa ngữ. Nội dung chỉ là toàn thể mọi bàn thảo nào trong tương lai đều phải dựa trên phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt là sáu tỉnh trên đất Việt ở sát biên giới là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã bị Trung cộng chiếm đóng trong trận chiến năm 1979 thì nay Trung cộng đề nghị là có sự hợp tác điều hành chung ở những nơi đó và còn cộng thêm Điện Biên Phủ, không phải là tỉnh biên giới vì nằm sâu trong nước Việt. Trung cộng đã nhìn ngay thấy đây là một địa điểm chiến lược nằm trên Đường Trường Sơn và họ cần được quyền kiểm soát và quản lý nên ghi là một vị trí hợp tác. Nội dung của bản Tuyên Bố chung từ đầu đến cuối chỉ dựa trên căn bản “gác tranh chấp, cùng chung khai thác” nhưng mọi vấn đề tranh chấp, đất và biển đều xấy ra trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra hai bên cùng hứa xây dựng Trung tâm Văn hoá của nước này ở nước kia, nhưng trên thực tế sẽ chỉ là chương trình phổ biến dậy tiếng Hán và văn hoá TQ cho trẻ em Việt, từ những lớp tiểu học chứ có bao giờ Việt cộng được phép mang những bài “Bình Ngô Đại Cáo” hay “Hịch Tướng Sĩ Văn” sang giảng dậy cho Tầu khựa.

Lực lượng quân sự của Việt cộng khi xưa đã có lần tấn công ào ạt sang Căm Pu Chia và có thời kỳ chống trả lại một cách quyết liệt sự tấn công qua ba ngả biên giới của Trung cộng thì nay chỉ còn lại như kiểu dân quân tự vệ để cho Đảng xử dụng trong những cuộc càn quét dân chúng phụ lực với lực lượng công an. Theo tin chính thức thì quân lực Việt cộng nay gồm có 400.000 Bộ binh, 50.000 người cho Hải quân và 30.000 người cho Không quân. Cộng thêm vào có thêm 60.000 người cho Bộ đội Biên phòng và ước lượng có 260.000 người cho lực lương Công an Cảnh sát. Một mặt khác, để tranh dành ảnh hưởng giữa những cấp lãnh đạo đảng trong những năm vừa qua đã có nhiều sự thanh trừng trong nội bộ, hoặc cho về hưu nhiều tướng lãnh, hoặc cho thăng chức lên cấp tướng nhiều sĩ quan ở các phe phái nhưng chưa có một ngày chiến trận, thậm chí có nhiều tin tức về tai nạn mày bay làm tử nạn cả một bộ chỉ huy và tham mưu cấp quân đoàn. Những cuộc thanh trừng xẩy ra liên tục đểtiêu diệt các thế lực đối kháng Trung cộng trong nội bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đã có những tin sau này được tiết lộ như toàn bộ Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 tại Thanh Hoá khi bay lên thị sát mặt trận Hải quân, bị bắn cháy chết toàn bộ. Một tin khác cho biết phi cơ chở phái đoàn cấp Bộ trưởng từ Hà Nội đi Lào họp bị nổ tung trên biên giới Lào Việt. Những tin tức này tất nhiên được giới lãnh đạo giữ kín, thỉnh thoảng mới bị lọt ra và không được kiểm chứng. Tuy vậy, đã có những tin thanh trừng được chính thức loan báo như việc toàn bộ Tư Lệnh của 7 Quân Khu khắp nướđã bị thay thế, đểkhông thể đồng lòng chống ngoại xâm Trung cộng. Điều mà truyền thông quốc tế được biết và loan tải rộng rãi là toàn thể những người khởi xướng các phong trào yêu nước, chống sự khống chế của Trung cộng đều lần lựot bị bắt bớ giam cầm và xử án nặng nề. Những từ ngữ tuyên truyền khi xưa như“Quân đội Trung với Đảng, Hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa. Nói chung thì hiện nay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chỉ là một lực lượng để cho giới lãnh đạo xử dụng phòng ngừa sự nổi dậy của dân chúng mà thôi. Kẻ thù truyền kiếp là TQ thì hiện nay đang điều khiển giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những nhân vật nắm quyền trong tay, giờ chỉ là những Thái Thú nhận lệnh của Trung cộng, và dựa vào Đảng để chia chác quyền lợi. Ngay cả trong việc sửa đổi Hiến pháp họ còn bố trí để có điều khoản là nhiệm vụ chính của Quân Đội Nhân Dân là bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam. Ta chỉ cần xét những đề nghị đòi hỏi phải sửa đổi bản dự thảo Hiến pháp do Việt cộng đưa ra năm 2012, và bản đề nghị chung này đã có chữ ký của 72 nhân vật sáng giá ở đủ mọi thành phần, nhiều ngưởi đã từng được chế độ ưu đãi. Đặc biệt là đề nghị sửa đổi điều nói về quân đội được trích nguyên văn như sau:

Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không còn được bố trì để phòng ngừa một sự tấn công qua biên giới phía Bắc nửa vì chiến thuật của Trung cộng là dùng hoả tiễn tầm trung đặt tại Quảng Đông để cảnh cáo Việt cộng. Gần đây, có thông tin cho hay Trung Quốc vừa thiết lập Lữ đoàn 827 tại thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông xử dụng loại hoả tiễn Đông Phong có tầm bắn vào khoảng 1.200 km. Kế hoạch chiến lược của Trung cộng đưa hỏa tiển tầm trung tới Hoa Nam không hẳn chỉ dùng để doạ đàn em Việt cộng nhưng trong trường hợp Biển Đông dậy sóng có sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ thì những hoả tiễn này có thể được đưa ngay xuống dọc đường Trường Sơn, nơi đây đã có những căn cứ Trung cộng được thiết lập với đầy đủ quân số trong kế hoạch khai thác rừng và khoáng chất mà Việt cộng đã nhường cho Trung cộng. Những dàn hoả tiễn đặt theo Đường Trường Sơn sẽ là khí giới mãnh liệt để trấn giử Biển Đông cho Trung cộng. Tin tức mới đây đưa ra là VN đã đặt mua 6 tầu ngầm loại Kilo của Nga và sẽ nhận chiếc đầu tiên vào năm 2013 đã làm cho những nhà nghiên cứu chiến thuật thắc mắc không biết VN đề phòng hải phận để chống Hải quân nước nào.

Khi bài này được soạn thảo gần xong thì Việt cộng đang hồ hỡi loan tin về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được Tổng Thống Barack Obama mời sang thăm viếng Hoa Kỳ và tiếp đón tại Toà Bạch ốc ngày 25 tháng 7 năm 2013. Nhưng thử hỏi cách đây hơn một tháng, những ngày 19-21 tháng 6, Trương Tấn Sang đã sang Bắc kinh triều kiến Tập Cận Bình để nhận chỉ thị và ký văn kiện chính thức dâng nước cho Trung cộng, trong bản tuyên bố chung dài khoảng 3 trang từ đầu đến cuối toàn những điều tuân theo, gồm có 60 chữ “hợp tác”, 29 chữ “nhất trí” và 7 chữ “toàn diện” để thực hiện những sự cải cách ngay trên đất nước mình theo ý kiến của TQ, thì Việt Nam còn gì nữa đâu để trao đổi với cường quốc Hoa Kỳ. Theo những nhà bình luận chính trị thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không được tiếp đón như một quốc khách theo đúng lễ nghi. Chuyện thăm viếng chỉ cốt làm cho Tổng Thống Hoa Kỳ ghi được thêm thành tích là đã gặp gỡ tất cả mọi Quốc trưởng các nước trên địa cầu và rồi đây được mời tới cả những nơi chưa được ánh sáng dân chủ và tư do soi tới.

Kết Luận

Qua 4 thời kỳ Bắc Thuộc, trong Lịch sử Dân Tộc VN chưa hề có một lần dân Việt chịu khuất phục Bắc Phương, bị Hán hoá hoàn toàn. Các cuộc nổi dậy dành lấy Độc lập và Tự chủ bao giờ cũng do lòng người dân phẫn uất với chế độ cai trị bạo tàn, và nổi lên chống quân xâm lươc. Ngày nay một khi Đảng cộng sản Việt Nam còn đàn áp người dân yêu nước thì điều hiển nhiên là Việt cộng đang tiếp tay cho Trung cộng để tạo ra một cuộc thống trị lâu dài đất nước, xáp nhập và đồng hoá hoàn toàn VN vào TQ. Chế độ hiện tại đã đồng loã với ngoại bang để đặt ra chương trình học chữ Hán từ cấp tiểu học trở lên, để chuẩn bị cho một thời kỳ Bắc Thuộc. Ta có thể nghĩ đó là điềm báo hiệu có sự thay đổi sau nhiều năm tháng dài chờ đợi. Toàn thể dân tộc VN tất nhiên không thể chấp nhận một cuộc Bắc Thuộc lần thứ năm và chắc chắn một cuộc khởi nghiã sẽ phải bùng lên.

Năm 2001 Luật Sư Lê Chí Quang đưa lên mạng lưới bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” trong đó người trí thức trẻ vì đau lòng với vận nước, đã viết:

“Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!”

Bài viết này đã làm cho anh bị bắt bớ, và tù đầy. Hơn mười năm sau nhiều bạn trẻ trong nước đã lên tiếng chống Tầu khựa và không còn sợ hãi đảng cầm quyền. Vấn đề hiện nay không còn giới hạn là “cảnh giác” nữa, cũng không còn ở mức “hiểm hoạ” nữa mà thật sự đất nước Việt Nam đã mất vào tay Trung Quốc. Thị thành dọc biên giới đã mất, rừng mất, biển mất, cao nguyên mất, người TQ tràn ngập lãnh thổ do lệnh bỏ chiếu khán nhập cảnh qua biên giới. Theo những tin tức đưa ra từ trong nước, giới lãnh đạo già nua còn ngoan cố, chia nhau quyền lợi để tham ô vơ vét tài lợi, bám lấy địa vị độc tôn, nhưng tuổi trẻ đang nổi giận. Lòng Yêu Nước trong mỗi thanh niên đang bùng cháy. Một Lê Chí Quang, một Lê Công Định, một Việt Khang và ngày nay các sinh viên Đinh Nguyên Kha, VũPhương Uyênlấy máu mình viết thành lời nguyền chống “Tàu Khựa” và họ đã bị đàn áp khốc liệt, nhà tù đang mỗi ngày một đông. Người Việt ở hải ngoại phải cùng nhau đoàn kết, hết lòng hỗ trợ những nhà tranh đấu cho dân chủ, và nhân quyền ở trong nước. Họ đang chờ đợi những tiếng nói và những hành động cụ thể của chúng ta. Chúng ta cũng nên cảnh giác những mưu đồ thâm độc của Việt cộng hòng chia rẽ người Việt ở khắp nơi qua Nghị quyết 36. Chúng ta nên tránh đừng để sa vào bẫy xập của Việt cộng. Ở mỗi nơi, có một tổ chức ái hửu hay đồng hương vừa thành hình thì Việt cộng lại mưu đồ lập thêm ra một tổ chức khác trông như vẻ cạnh tranh nhưng thửc ra là gây chia rẽ. Hàng ngày chúng tung lên mạng lưới nhưng tin tức về người này, đảng phái nọ, tôn giáo kia, hầu hết là những chuyện bịa đặt, cốt để gây tranh cãi, làm chúng ta quên được sự việc bán nước, tham nhũng đang xẩy ra trên quê hương. Những hành động gây chia rẽ này sẽ làm cho những người có lòng phải nản chí. Riêng với người viết bài này, và những người đồng chí hướng, thì những thủ đoạn chia rẽ nhau của Việt cộng chỉ làm cho chúng tôi thêm ý chí muốn cùng nhau đoàn kết mà thôi.

Phụ chú:

1/ Bài viết này ghi lại những lời thuyết trình của tác giả tại buổi Hội thảo về “38 Năm Nhìn Lại-Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An - Nam California tổ chức ngày Chủ Nhật 14 tháng 7 năm 2013 tại Le-Jao Center của Đại Học Costline Community College, thành phố Westminster, với 5 diễn giả là những GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Lưu Trung Khảo, GS Phạm Cao Dương, GS Trần Huy Bích và GS Trần Lam Giang.

Tác giả ghi nhận sự giúp đỡ tìm kiếm tài liệu của Ban Nghiên Cứu - Tập Thể CSVNCH/HN.

2/ Buổi Hội Thảo được Ban Điều Hành tổ chức rất trịnh trọng và đúng giờ với số người tham dự lên tới trên 300 người ngồi chật hội trường và chăm chú nghe suốt chương trình từ 1:00 giờ trưa tới 4:00 chiều. Sau phần thuyết trình, khán thính giả quan tâm tới vận nước đặt ra rất nhiều câu hỏi. Về những câu hỏi đặt ra với diễn giả muốn nghe câu trả lời về “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?” tác giả đã kể lại kỷ niệm vui là trong buổi gặp gỡ trước đây, chuyên gia về Chiến Tranh Việt Nam là ông Douglas E Pike có hỏi lại là: “Ông là giáo sư về Astrodynamics tại Đại Học danh tiếng University of Michigan và cũng đã từng giảng dậy ở UC Berkeley, vậy ông có thể tiên đoán được hay không về thời điểm chính xác khi một vệ tinh nhân tạo hết hạn kỳ và rơi trở lại tan vỡ ra thành từng mảnh vụn trong bầu khí quyển của trái đất?”. Câu trả lời của diễn giả là sau khi quan sát qũy đạo một thời gian người ta có thể biết là “vệ tinh nhân tạo sẽ có ngày rơi vào bầu khí quyển duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.

3/ Câu chuyện bên lề là nhiều khoa học gia đã viết bài về lý thuyết “Life-time of artificial Earth satellite”. Về lý thuyết trở về bầu khí quyển của phi thuyền hay vệ tinh nhân tạo tác giả có viết một sách chuyên khoa với đề là “Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics” viết chung với nhà bác học người Đức là GS Adolf Busemann và khoa học gia Hoa Kỳ là GS Robert D Culp. Một cựu sinh viên tiến sĩ của tác giả là ông James M Longuski, khi làm việc tại Jet Propulsion Laboratory thuộc cơ quan NASA, có cho JPL ấn hành một phần luận án của ông với đề là “Analytic Theory of Orbit Contraction and Ballistic Entry into Planetary Atmospheres” . Theo lý thuyết này, được kiểm nghiệm rất chính xác thì khi vệ tinh nhân tạo có hình ellip với cận điểm thấp gần bầu khí quyển thì mỗi lần chạy qua, có sự cọ xát với làn không khí dù rất mỏng manh cũng sẽ làm giảm dần vận tốc và làm cho viễn điểm hạ thấp dần để cho qũy đạo co lại. Khi viễn điểm tới bằng cận điểm, qũy đạo thành hình tròn, đó là điềm báo hiệu chỉ còn vài ngày là vệ tinh rơi vào bầu khí quyển và trong mấy vòng cuối cùng sự chuyển đổi qũy đạo sẽ rất mãnh liệt chứ không còn đều đặn như trước. Tiến sĩ Longuski nay là giáo sư Đại Học nổi tiếng Purdue University ở Lafayette, Indiana.

Chuyện sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam có lẽ cũng tương tự, và giống như những chế độ độc tài ở các nước Trung Đông. Người dân sẽ mất dần lòng tin, và khi lòng dân uất hận đã lên cao độ và bùng nổ thì chính biến xẩy ra kéo xập chế độ chỉ trong vài ngày.

4. Để trả lời câu hỏi đặt ra, tác giả đã nhắc lại tập thơ “Đố Vui Việt Sử” viết cùng với học giả Đào Hữu Dương. Cụ Đào Hữu Dương viết ra 100 câu hỏi theo thể thơ lục-bát, và tác giả đã trả lời mỗi câu hỏi bằng hai câu thơ cũng theo thể thơ lục-bát. Hai câu hỏi cuối cùng trong tập thơ là

99 Mùa Xuân nào phá quân Thanh?

100 Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?

Để làm kết luận cho bài viết này tác giả xin ghi lại những câu trả lời

99 Quang Trung thần tốc phát binh,

Mùa Xuân Kỷ Dậu chiếm thành Thăng Long.

100 Lời ca con cháu Tiên Rồng,

Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.

 




 

 

Nhận Định

 

VỀ LỜI TUYÊN BỐ LẾU LÁO CỦA TRƯƠNG TẤN SANG

 

LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI HOA KỲ

 

Để có sự nhận định đúng đắn về lời tuyên bố hàm hồ của Trương Tấn Sang, một nhân vật tượng trưng cho chế độ độc tài cai trị hiện nay tại Việt Nam, chúng ta đọc dưới đây nguyên văn lời của Trương Tấn Sang nói trong cuộc họp báo ngày 25-7-2013 trong phòng tiếp khách tòa Bạch Ốc, liên quan đến người Việt Tỵ Nạn cộng sản.

Trương Tấn Sang (nói bằng tiếng Việt):

Tôi cũng đã dành thời gian trao đổi với TT Obama bày tỏ lời cảm ơn chân thành của chính phủ chúng tôi về sự chăm sóc hết sức chu đáo của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trong suốt quá trình mấy mươi năm qua đối với bà con người Việt Nam sinh sống và làm việc mà bây giờ là người Mỹ gốc Việt trên đất nước Hoa Kỳ….

Chúng tôi thành thật cảm ơn ngài TT và chính phủ cũng như (nhân dân) Hoa Kỳ đã giúp đỡ rất là nhiều, phần lớn hầu hết (nhân dân) Việt Nam, đồng bào của chúng tôi là những người Việt gốc Mỹ làm ăn ở Hoa Kỳ hết sức thành đạt kể cả các (hoạt động) chính trị….

Nhân dịp này tôi cũng bày tỏ một sự mong muốn của chính phủ Việt Nam rằng bà con người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ sẽ là chiếc cầu vững chắc nối liền tình hữu nghị của nhân dân hai nước và sự phát triển mạnh mẽ hai nước Hoa Kỳ Việt Nam trong thời gian tới…

Dưới đây là phần nhận định:


1-
 TTS gọi Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ là “đồng bào” của ông ta, tức là đồng bào với đảng CSVN

Đây là quả một sự “lộng ngôn” của Trương Tấn Sang, một lời tuyên bố hết sức hàm hồ. Chắc chắn người Việt Tỵ Nạn cộng sản khắp nơi không thể là “đồng bào” của Trương Tấn Sang và của đảng cộng sản Việt Nam. Đảng CSVN là tập đoàn bán nước, dâng đất dâng biển cho Tàu Cộng với châm ngôn “4 tốt, 16 chữ vàng”, cam tâm làm tay sai cho Tàu Cộng. Trương Tấn Sang vừa mới ký những văn kiện 10 điểm hiện còn chưa ráo mực, dâng chủ quyền cho Tàu Cộng khi đến bái kiến Tập Cẩm Bình tại Bắc Kinh vào cuối tháng 6 vừa qua.

Người Việt Nam chân chính không thể chấp nhận là “đồng bào” với đảng CSVN, một tổ chức đã phạm những tội ác tày trời đối với dân tộc Việt Nam, mang chủ nghĩa cộng sản về dầy xéo dân tộc, gây chiến tranh giết hại hàng triệu người dân của hai miền. Vì thế Trương Tấn Sang và đảng cộng sản sẽ không thể được xem là đồng bào với toàn dân Việt Nam.


2-
 “Chúng tôi thành thật cảm ơn ngài Tổng Thống và chính phủ cũng như nhân dân Hoa Kỳ đã giúp đỡ rất là nhiều, phần lớn hầu hết (nhân dân) Việt Nam..”

Sự thành hình của tập thể người Việt tỵ nạn trên thế giới nói chung, tại Hoa Kỳ nói riêng là do không thể sống dưới sự cai trị độc tài, tàn bạo của đảng cộng sản. Họ ra đi không phải vì lý do kinh tế, mà là lý do chính trị, ra đi để tìm tự do.

Hàng triệu người khác đã bị nhà cầm quyền cộng sản cầm tù. Họ được thả vì có áp lực của Hoa Kỳ khi bang giao với Hà Nội; họ ra đi định cư vì không muốn ở lại với chế độ, và được Hoa Kỳ đón nhận trong chương trình nhân đạo.

Đây là tội ác khác của đảng CSVN  .

Chính phủ Hoa Kỳ là người bạn tốt của người dân Việt Nam. Dân tộc Hoa Kỳ là một dân tộc rộng lượng, với truyền thống tự do, dân chủ, nhân quyền đã hao tốn rất nhiều tiền bạc và xương máu để bảo vệ nền tự do cho miền Nam Việt Nam. Chẳng may do bàn cờ quốc tế biến chuyển, Hoa Kỳ đã phải tạm thời rút lui, để lại dân chúng miền Nam chịu bao cảnh đọa đày, hàng ngàn vạn người chịu cảnh tù đày, hàng triệu người đã liều chết ra đi, nhiều ngàn người đã bỏ thây trên biển cả, số may mắn được định cư ở các nước trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ. Chính phủ Mỹ đã đền bù sự đau khổ đó cho phép những người tỵ nạn cộng sản được định cư tại Hoa Kỳ. Hầu hết đã thành đạt đúng như lời của Trương Tấn Sang.

Sự thành công của người Việt tỵ nạn nói chung, người Mỹ gốc Việt nói riêng là do sự do sự cần cù, thông minh, chịu khó của họ trong những môi trường tự do dân chủ, với lòng vị tha, rộng lượng của Hoa Kỳ và các nước tự do khác trên thế giới, là nơi có những cơ hội tốt dành cho mọi người. Sự thành công của họ hoàn toàn không có liên hệ gì đến đảng cộng sản VN.

Người cám ơn ở đây phải là dân tộc Việt Nam, là của người tỵ nạn. Đảng cộng sản Việt Nam không đủ tư cách đại diện cho bất cứ ai để lên tiếng cám ơn nước Mỹ.

Chúng tôi yêu cầu Trương Tấn Sang hãy rút lại lời nói vô duyên, trơ trẽn này của ông và của tập đoàn cộng sản tại Việt Nam chính là nguyên nhân của mọi cuộc vượt biên, vượt biển, đào tỵ...


3-
 Người Mỹ gốc Việt là chiếc cầu vững chắc nối liền tình hữu nghị của nhân dân hai nước và sự phát triển mạnh mẽ hai nước Hoa Kỳ Việt Nam

Đây lại là lời tuyên bố không biết xấu hổ khác của Trương Tấn Sang.

Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và ở các nước khác không chấp nhận chế độ cộng sản tại Việt Nam, nên không thể là nhịp cầu tiếp tay cho đảng CSVN sống còn, tiếp tục ngự trị quê hương Việt Nam. Ngược lại, họ sẽ là nhịp cầu, là đòn bẩy hỗ trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể một chế độ mà toàn dân trong và ngoài nước đều căm ghét và oán hận. 90 triệu người dân đều muốn sống trong một chế độ tự do dân chủ, không cộng sản.

Chính phủ Hoa Kỳ có thể trong giai đoạn nào đó vì lý do chiến thuật, chiến lược toàn cầu, tạm thời liên kết với chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay, nhưng về lâu dài, Hoa Kỳ không thể là bạn với những chế độ độc tài như chế độ cộng sản Việt Nam.

“Trương Tấn Sang, go home”, “đả đảo cộng sản”, “đả đảo cộng sản bán nước”, “freedom for Vietnam”, “human Rights for Vietnam”… là những tiếng hô dõng dạc trước tòa Bạch Ốc, vang vọng xuyên thấu phòng họp trong lúc Tổng Thống Hoa Kỳ Obama tiếp đón TTS một cách lạnh nhạt, miễn cưỡng, không cờ không quạt, không kèn không trống, thì làm sao Trương Tấn Sang lại dám ngang nhiên tuyên bố những lời xấc xược, vô liêm sỉ với người tỵ nạn như vậy.


VỀ LỜI TUYÊN BỐ CỦA NGUYỄN THANH SƠN:

Theo BBC: “Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, nói với Phố Bolsa TV, một cơ quan báo chí ở Mỹ thân nhà nước Việt Nam, rằng những người chống lại chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang mới đây tới Mỹ là vì "còn cố tình giữ trong lòng mình một cái chút hận thù cuối cùng." Và "có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động" mà ông nói "chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và cản quá trình phát triển Mỹ - Việt mà họ đang mong muốn."

Bấm để nghe:


Lời tuyên bố trên của Nguyễn Thanh Sơn chứng tỏ hắn ta chỉ là một con chốt hạng bét, là cái máy nói tuyên truyền ngu xuẩn cho chế độ một cách vô lương tâm, vô liêm sĩ, chẳng đáng để chúng ta bàn thảo cho mất thì giờ.

Một tên thứ trưởng đặc trách "người nước ngoài" mà lại bài bác đối tượng cần phải tranh thủ, chứng tỏ ngày tàn của chế độ không còn bao xa.

Ngày 29-7-2013

Ban Báo Chí

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia

Liên Bang Hoa Kỳ


--

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia

Liên Bang Hoa Kỳ

4905 E. Colonial Dr, Orlando, Fl 32803

Tel: 407-927-0014. Fax: 407-895-5787


------------

Các Cộng Đồng Thành Viên hiện tại:

Arkansas, AR; Arizona, AZ; South California, CA; Pomona. CA; San Diego, CA; Northern California, CA; Sacramento, CA; Connecticut, CT; Florida, FL; Central Florida, FL; Tampa Bay, FL; Jacksonville, FL; South Florida, FL; Pensacola, FL; Louisiana, LA; Massachusetts, MA; St Louis, MO; Minnesota, MN; New Hampshire, NH; New Mexico, NM; New Jersey, NJ; South New Jersey, NJ; New York, NY; Oklahoma City, OK; Philadelphia, PA; Pennsylvania, PA; Pittsburgh, PA; Allentown, PA; Lancaster, PA; Northeast Pennsylvania, PA.; Nashville, TN; Middle Tennessee, TN; Houston, TX; Dallas, TX;

Quý CĐ nào muốn tham gia, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi. Đa tạ.





 
MhImage

 

Cùng nhau "giải thiêng"!

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN
2013-07-29

Đang loay hoay tìm ý tưởng viết đề tài đương kim Chủ tịch Việt Nam qua Mỹ với bức thư của Hồ Chí Minh gởi Harry S. Truman cách đây 67 năm mà nó được chuyển đến Barack Obama, bỗng bắt gặp "'Giải thiêng', thuật ngữ của sự phá hoại?" [1], do ký giả Mặc Lâm phỏng vấn TS. Vũ Thị Phương Anh về luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan đang ầm ào trên các diễn đàn, người ta gọi là "cuộc đấu tố" thời đại mới, một "nhân văn giai phẩm" thứ hai. Những con chữ này làm nhiều người rùng mình sởn ốc về tội ác của người cộng sản.
Chẳng lẽ cho đến ngày nay, người cộng sản lại tiếp tục muốn máu và nước mắt dân Việt tiếp tục tuôn chảy không dứt?

"Giải thiêng", tại sao không?

"Giải thiêng", nói nôm na, làm cho sự vật, hiện tượng trở nên bình thường như vốn có với sự phát triển tư duy của con người thông qua khoa học ngày càng thăng tiến. Nó không có nghĩa báng bổ hay chà đạp. Đừng "đồng hóa" một cách thô lậu, thiển cận như nhiều chục năm về trước.

Giữa đời thực thế kỷ 21, với sự tiến bộ ào ạt của khoa học kỹ thuật thì giải thiêng là điều hiển nhiên như chúng ta... ăn cơm mỗi ngày. Đặc biệt, đối với xứ sở toàn trị độc đảng như Việt Nam, luôn muốn làm dân mụ mị trong những trò mê tín dị đoan thì "giải thiêng" càng vô cùng cần thiết và cấp thiết.

Giữa một thế giới năng động ngày nay, những ấu trĩ, ngờ nghệch cho đến đạo mạo, răn dạy theo kiểu bề trên, nên lùi vào dĩ vãng của thời đại mà một tiếng sét cũng gây hoảng hốt để gán ghép cho "ông thiên lôi" đang nổi giận (!). "Lôi thần" với chiếc búa cùng bộ mặt dữ dằn đã mất "thiêng" từ "khuya" rồi! Nên nhường "ông ấy" lại cho các nhà làm phim thần thoại.

Đã qua rồi cái thời, con cọp được kính cẩn gọi là "Ông Ba Mươi", con chuột được sợ sệt gọi là "Ông Tý" nhằm tránh phạm húy, hay sợ "nó" nghe được, "về" bắt người ăn thịt và quậy phá càng ác liệt, vì "cái tội" con người "dám" gọi đúng tên là "cọp", là "chuột" (!)
Cọp có quyền gọi là hổ. Chuột có quyền gọi là con vật truyền dịch hạch số một.

Mọi sự vật, hiện tượng nên được đặt tên và gọi đúng tên, một khi con người đã xác định đúng bản chất vốn có của nó. "Giải thiêng" không chỉ là trả lại sự vật, hiện tượng tính đúng đắn của nó mà  còn giải phóng con người thoát khỏi sợ hãi.

Đừng chụp mũ nó bằng chữ "nổi loạn", bởi giới trẻ ngày nay đang mắc kẹt giữa "sự tự do" và "nỗi sợ hãi".
Nguy hiểm là điều có thật, nhưng sợ hãi là một sự lựa chọn. "Người lớn" cần làm điểm tựa cho thế hệ trẻ chọn đúng cái họ cần.

Luận văn của Nhã Thuyên nói về nhóm "Mở Miệng" trong đó có những bài thơ mà TS. Vũ Thị Phương Anh bày tỏ:

"Trong đoạn văn của Đỗ Thị Thoan có nhắc đến nhóm Mở Miệng, nhóm này có nhắc đến Hồ chủ tịch. Và trong bài của Chu Giang coi chuyện đó như là tội trọng. Ông nói những hình tượng như Nguyễn Du và Hồ Chủ tịch thì không thể nói bằng từ giải thiêng được. Đìêu đó coi như là tuyệt đối thiêng liêng đời đời, chắc là như vậy. Tôi nghĩ đó là một thái độ rất trẻ con".

Quả là ông Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu không khác một đứa con nít! Đứa con nít của thời đại đầu thế kỷ 20. Thời đại không có internet, không có games show, chưa từng biết đến smart phone, chưa từng nghe hiphop. Một đứa con nít cổ lỗ lạc hậu với đầu ba vá và quẹt mũi bằng vạt áo với đôi chân trần chạy thoăn thoắt cùng những trò chơi: đánh đáo, ăn ô quan... và nghe tiếng sét trong mưa thì hốt hoảng... cầu trời (!)

Ai đã biến Hồ Chí Minh trở nên "linh thiêng"?

Tất nhiên ngoài bản thân Trần Dân Tiên tự ca tụng, còn hàng hàng lớp lớp các "đệ tử chân truyền", sẵn sàng tung hô vạn tuế ông ta như là "Hoàng a mã" bất diệt!

Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
(Bác ơi - Tố Hữu)

Ai người Việt Nam không biết Nguyễn Huệ với danh xưng "anh hùng áo vải" qua câu thơ:

Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
(Ai Tư Vãn - Lê Ngọc Hân)

Có phải Tố Hữu đã chôm "áo vải" của vua Quang Trung rồi khoác lên cho Hồ Chí Minh?

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên bác Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm
(Bảo Định Giang) [2]

 

Ai người Việt Nam không biết hoa sen là biểu tượng hàng ngàn năm qua gắn liền với Phật, có phải Bảo Định Giang bước đến bàn thờ Phật "xin đểu" đóa sen để về gắn lên cho Hồ Chí Minh?
Bất kỳ ai nghi ngờ, có thể lên google vào phần "image" để thấy hằng hà sa số hình ảnh ông Hồ Chí Minh được lồng, được ghép, được photoshop đủ các kiểu với bông sen nhằm biến ông ta thành một "ông phật".

...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Viếng lăng bác - Viễn Phương)

Sau này nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã dùng cả bài thơ để viết ra nhạc phẩm "Viếng lăng bác".

Ai là người đã đặt ra "phong tục" quái dị: vừa đi vừa xá, khi vào lăng Hồ Chí Minh? Họ có bao giờ nghĩ hình ảnh vừa trôi theo dòng người vừa "xá lấy xá để" như nói rằng: "Bố ạ! con hãi lắm rồi!" và bỏ chạy trối chết trước tai họa, "ngày ngày" hôm nay người dân đang gánh chịu?!

Mặt trời thì đỏ. Không có gì để cãi. Và nó, cái màu đỏ đầy kích động và hào nhoáng đó bỗng làm nhà thơ Trần Dần thẫn thờ, ngơ ngác, ủ ê và rời rã:

Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ

Nếu chưa đủ thuyết phục, có thể lần giở những tập thơ ca ra thêm:

...Cụ Hồ Chí Minh ánh dương vào trong ngục tù,
Tay công nhân của thế giới mới lên.
Cụ Hồ Chí Minh, đế quốc tan tành hết với sức dân trào cuốn...
(Ca ngợi Hồ chủ tịch - Văn Cao)

Hiện nay trong ngôn ngữ đời thường xảy ra hàng ngày, người ta quen tai với cách gọi Hồ Chí Minh: "ông Cụ", "Bác Hồ", "Hồ Chủ tịch". Cần "giải thiêng" nốt cho Hồ Chí Minh để ông ta trở về với đời thường như chính ông mong muốn thông qua di chúc cá nhân.

Ai "giải thiêng" hình tượng Hồ Chí Minh?

Ai có tư liệu và đủ "dũng cảm" đưa những người vợ của ông Hồ Chí Minh ra trước dư luận toàn thế giới?
Nói đến chi tiết này để nhắc về Vũ Kim Hạnh, người đã bị "lột áo" nhà báo khi đề cập đến Hồ Chí Minh có vợ con. Bà Vũ Kim Hạnh đâu phải là người duy nhất và trước hết biết vụ này. Bà chỉ gom góp tư liệu, đưa tin lại để rồi hứng chịu trận đòn "hội đồng" trong thinh lặng.

Trong một vụ "đánh hội đồng" khác cùng "hai bao cao su đã xài" nhơ nhớp ném thẳng vào mặt TS. Cù Huy Hà Vũ, báo Công An Nhân Dân thông qua bút danh Quý Thanh đã "giải thiêng" hình ảnh Hồ Chí Minh một lần nữa:

"Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng" [3].

Quý Thanh đã lật mặt những kẻ "chủ mưu" "giải thiêng" một cách thô bạo hình ảnh Hồ Chí Minh bằng thủ đoạn "lợi dụng" như vốn diễn ra hàng chục năm qua.

Điều làm người ta tức cười, chính người cộng sản "linh thiêng hóa" để rồi tự "giải thiêng" ông Hồ trong cách thức ngô nghê của họ cùng sự đau đớn của nhiều "đồng chí" vẫn không chịu thoát khỏi giấc mộng "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ". Tuy thế, người cộng sản không chịu nhìn nhận chính họ "ngụy tạo" hình ảnh Hồ Chí Minh như phật, như thần. Họ thích "đổ thừa" cho người khác một cách vô liêm sỉ, qua vụ việc của Thạc sĩ văn chương Đỗ Thị Thoan.

Họ tự huyễn hoặc họ vẫn giữ hình tượng "linh thiêng" của ông Hồ bằng những đợt "học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhưng họ quên khuấy, chính "đồng chí" Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh Thừa Thiên Huế đã báng bổ "vị cha già dân tộc", thông qua cái bộp tai của nữ tiếp viên khi bị "ông" cộng sản này sàm sỡ. Hiện nay, "ông" cộng sản này đang bị điều tra về tội "khai man" [4] để "hưởng phúc" từ danh vị "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Người cộng sản "phong thành thánh", "biến thành phật" đối với Hồ Chí Minh để cố gắng "giải chấp" khi món "nợ đáo hạn" từ Trung Quốc không kham nổi, họ kêu gọi "người khác" "cứu trợ", thông qua chuyến đi Mỹ của Trương Tấn Sang mới đây.

Trương Tấn Sang tự tay "giải thiêng" Hồ Chí Minh?

Lần cuối cùng để đoạn tuyệt với quá khứ u mê hàng chục năm qua của người cộng sản, thông qua bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi Tổng thống Harry S. Truman?
Bối cảnh ra đời của bức điện tín nhiều người đã biết, lúc bấy giờ nước VNDCCH ở tình cảnh "trứng nước" khi người Pháp quay lại Đông Dương.
Giờ đây, không còn gì để chối cãi, Hồ Chí Minh cũng là một con người bình thường với đầy đủ "thất tình lục dục". Ông không "vĩ đại" đến nỗi cần "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" (!). Lỗi không phải toàn bộ ở ông Hồ mà góp phần lớn từ những kẻ đã lợi dụng hình ảnh ông ta như Quý Thanh xác quyết.

Theo thông tin công khai trên báo chí, Trương Tấn Sang và Barack Obama có cuộc họp kín trước khi xuất hiện trước báo giới.
Nhiều người nghĩ rằng, lá thư 67 năm về trước đã được trao trong buổi họp kín. Có phải như thế, nên đài BBC đã viết [5]: "Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ"?

Nếu quả vậy, hành động của chủ nhân Nhà Trắng làm ông Sang bẽ mặt và càng thêm khó khăn khi "báo cáo" về chuyến đi đối với Bộ Chính trị ĐCSVN. Cũng không biết, "món quà" này do ông Sang tự chủ động tính toán riêng hay được sự đồng ý của các "đồng chí" trong Bộ Chính trị khi thực hiện chuyến Mỹ du?
Người Trung Hoa có câu: "Nếu là phúc không phải là họa, nếu là họa không thể tránh". Hy vọng ông Chủ tịch Việt Nam biết câu này để ứng phó, nếu như bức điện tín của ngày xưa, do ông "tự tung tự tác" thực hiện.

Dù tự ý hay được Bộ Chính trị đồng ý đem bức điện tín sang làm "quà", điều phải chấp nhận là sự "muối mặt" trước người Mỹ và thế giới với nhiều bài bình luận cho rằng người cộng sản Việt Nam đang  bất lực và cầu xin Hoa Kỳ giúp đỡ. Đó chẳng là "tội giải thiêng" của Trương Tấn Sang đối với "Người là niềm tin tất thắng" sao?  Một thách thức cho giới cầm quyền trước khi có ý định "đấu tố" nhà văn Nhã Thuyên?

Hồ Chí Minh chưa bao giờ "thiêng" trong con mắt các đời Tổng thống Mỹ, nay Barack Obama "tiết lộ" lá thư, càng phơi bày trước toàn thế giới nói chung và dân Việt Nam nói riêng, người cộng sản "làm chính trị" ngày càng tệ so với "tiền nhân" và "tiền nhiệm" của mình.

Giới cầm quyền hiện nay tỏ ra "phi nghệ thuật" khi mượn hình ảnh nhạt nhòa Hồ Chí Minh cùng nỗi thất bại đắng cay trong quá khứ để mưu cầu một thành công hôm nay trước sự leo thang ngang ngược của tập đoàn Tập Cận Bình? Thảm!

"Thuốc súng kém chân đi không" đã từng rất oai hùng, nhưng năm 2013, hình ảnh này không còn chỗ đứng để kêu gọi toàn dân như ngày xưa nữa!
Chính sách ngoại giao Việt Nam - các nhà quan sát hay gọi - "đi dây" đã lỗi thời trong tình thế hiện nay cùng với những tuyên bố huênh hoang từ cánh ngoại giao quân sự [6]: "...đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, làm bạn với các nước... Độc lập về chính trị, rồi đến độc lập về kinh tế, văn hóa, độc lập về quốc phòng an ninh. ...", chỉ trưng ra hình ảnh "anh hùng rơm" "chém gió", dù những đường gươm nghe xoàn xoạt nhưng chẳng hề hấn đến ai, bởi Việt Nam chưa bao giờ "tự chủ" nổi, ít nhất từ hội nghị Thành Đô 1990 với Nguyễn Văn Linh đã cam tâm chấp nhận phận "chư hầu" để giữ đảng, không phải giữ nước!

Chuyến đi của Trương Tấn Sang để lại vị đắng bằng bức điện 1946, có thể gọi là "đảng nhục" của họ mà người Việt Nam phải chịu lây, mang tên "quốc nhục"!
Tiêu diệt một dân tộc chưa chắc từ vật thể, đáng sợ hơn, đó chính là tiêu diệt văn hóa, bởi văn hóa là hồn cốt dân tộc một quốc gia. Người Tây Tạng đang chống chọi với sự triệt diệt tàn ác của Bắc Kinh bằng lời tố cáo đanh thép từ bộ phim "Lửa trong vùng đất của tuyết" [7].

Hãy "giải thiêng" hết đi! Ngay từ cái gọi là "16 chữ vàng" và "4 tốt" hoặc là một Tây Tạng thứ hai đang trưng ra dần trước mắt người Việt.
"Vội vã trở về" từ Trung Quốc, "vội vã ra đi" đến Mỹ, Trương Tấn Sang không làm được gì mới, hơn là bám vào "vai gầy áo mẹ" trong hành trang lếch thếch "Hà Nội ngày trở về" [8], thế sao?!

Nguyễn Ngọc Già


Tin, bài liên quan



 

Vũ Đại Phong Góp Phần Thổi Lửa!

 

Nguyễn Trung Tôn

 

Vì lương tâm của một con người mà tôi đã từng bị trãi qua cảnh tù đầy trong nhà tù Cộng sản, tôi cũng hiểu được phần nào những khổ sở thiếu thốn và tủi nhục và bị o ép của thân phận một người tù lương tâm trong chế độ công sản.

 Ra khỏi nhà tù Nam Hà đến nay đã hơn 6 tháng và còn bị quản chế, tôi thường theo dõi những tin tức được đăng tải trên mạng về các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong các trại tù trong mấy tháng gần đây. Tôi nhận thấy một điều là dường như sự gia tăng đàn áp, đánh đập và đối xử tàn nhẩn của các trại giam đối với tù nhân tại Việt Nam, càng ngày càng tàn nhẫn và thâm độc hơn đặc biệt là với các tù nhân chính trị. Chỉ từ đầu năm 2013 tới nay liên tục sự kiện các tù nhân lương tâm đã có chung một hành động tuyệt thực dài ngày để phản đối chính sách khắc nghiệt và vô trách nhiệm của các trại giam. Bắt đầu là việc chị Hồ Thị Bích Khương bị đánh Hội Đồng trong nhà tù K4 Trại 5 Thanh Hóa, chị bị kỷ luật biệt giam. Để phản ứng lại quyết định phi lý của trại giam, chị đã tuyệt thực cho tới ngất xĩu ; sự kiện tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực cũng tại trại 5 Thanh Hóa được nhiều người theo dõi và lên tiếng ; tù nhân Trần Minh nhật tuyệt thực tại nhà tù Nghi Kim tỉnh Nghệ An, phản đối trại giam về chế độ giam giữ; sự kiện các tù nhân ở nhà tù Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy khống chế tình hình trại giam phản đối việc bớt xen khẩu phần ăn của tù nhân. Thông tin nóng bỏng và được nhiều người quan tâm theo dõi và lên tiếng là việc tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đã gần 40 ngày để phản đố trại giam về việc không giải quyết đơn thư của anh và họ ép anh ký giấy nhận tội. Rồi nhà Văn Nguyễn Xuân Nghĩa vì đã thông tin cho gia đình biết về tình hình của anh Nguyễn Văn Hải tuyệt thực và bị biệt giam trong tù, nên nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã bị biệt giam trong trại 6 nhà tù Thanh Chương , Nghệ an. Mới đây lại tới lượt tù nhân lương tâm Lên Văn Sơn bị đánh gãy chân ở nhà tù Nam Hà chỉ vì (không chào cán bộ) Vậy là hàng loạt các sự kiện liên tiếp xãy ra trong nhà tù Cộng sản mà rất có thể còn nhiều vụ việc khác chúng ta chưa thể biết hết được. Nhưng chỉ chừng nấy sự vụ, cũng đủ để những người có lương tri nhận ra rằng có những ngọn lửa không bao giờ tắt trong con người của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Dù sống ở trong hay ngoài cánh cửa nhà tù thì lửa ấy vẫn không ngừng cháy. Trong hàng loạt các sự kiện trên thì có hai sự kiện tiêu biểu và được mọi người trong cũng như ngoài nước quan tâm đó là trường hợp tuyệt thực của TS Luật Cù Huy Hà Vũ và bloger Điếu Cày ( Nguyễn Văn Hải). Trước những hành động kiên cường bất khuất của các tù nhân lương tâm trong nhà tù cộng sản và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào trong cũng như ngoài nước đang trở nên ngày một lan tỏa.  Công an trong nhà tù Cộng sản luôn có những chiêu thức để ra tay đàn áp tinh thần các tù nhân bằng nhiều cách như tôi đã trình bày trong bai viết “ Kinh Nghiệm Một Lần Tuyệt Thực Trong Nhà Tù Nghệ An.” http://duongtoitudo.blogspot.com/2013/07/kinh-nghiem-mot-lan-tuyet-thuc-trong.html. ( Do Nhà báo Huỳnh Hải viết.) Nếu không thể khiến tù nhân dừng tuyệt thực được hoặc bị công luận lên tiếng mạnh mẽ thì nhà cầm quyền Cộng sản lại dở trò diễn kịch, bịa đặt vu không ( Lật tẩy) theo kiểu diễn trò, để đánh lừa dư luận. Sự kiện đang nóng bỏng hiện nay là việc anh (Điếu Cày)  Nguyễn Văn Hải rất có thể đang cận kề cái chết vì đã gần 40 ngày tuyệt thực. Mấy ngày qua mẹ con chị Dương Thị Tân đã đi hết nơi này nơi khác trong các cơ quan nhà nước Cộng Sản Việt Nam để kêu gọi giải quyết khẩn cấp những vấn đề liên quan tới việc anh Điếu Cày tuyệt thực nhưng những người có trách nhiệm đều lẫn tránh, đùn đẩy… Mới đây báo Công An Nhân Dân lại diễn trò đăng “Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải của tác giả Vũ Đại Phong một cách hết sức trơ trẽn.  Tưởng rằng sau bài viết thì sóng gió sẽ ngừng nhưng có thể Báo Công An Nhân Dân không ngờ rằng: Cái bút danh “Vũ Đại Phong” này nghe ra đúng là tay đang góp cho bão to gió lớn rồi! Chẵng biết anh, chị ta làm nghề viết báo lâu chưa mà sao chẵng có tinh thân trách nhiệm với bài viết của mình, cả cái ông Tổng Biên Tập của tờ báo này cũng vậy sao lại phải bỏ trốn thế nhỉ ? Một bài báo mới đăng lên đã có hàng loạt đọc giả kéo tới tìm tác giả và Tổng Biên Tập để “ Cảm ơn”,vậy mà quý vị lẫn trốn đâu hết cả? Tôi thành thật hỏi Vũ Đại Phong nhé! Anh, chị làm ăn kiểu gì vậy ? Nêu viết báo để kiếm ăn thì cũng phải viết cho đàng hoàng chứ sao lại dựng chuyện bịa đặt rồi chạy trốn ? Anh, chị không biết lửa oan đang cháy từ trong ra ngoài hay sao lại gieo gió vậy ? Lửa oan bây giờ đang ngún cả trong và ngoài nước ngày đêm lan tỏa sao Vũ Đại Phong lại thổi tiếp vào thì nó sẽ cháy cả Bộ Chính Trị, 16 UVBCT  mà bị cháy mặt thì anh định chạy đi đâu để sống ? 

 

  Trở lại với vấn đề hàng loạt các tù nhân lương tâm đã tuyệt thực trong tù và hàng loạt người tuyệt thực bên ngoài để ủng hộ và những chiêu thức diễn hài của Cộng Sản. Tôi muốn nói một điểu rằng: Lửa đã cháy và gió đã thổi! Giờ đây phong trào dân chủ Việt Nam cần thêm nhiều nhiên liệu cháy. Mỗi một người trong chúng ta hãy góp phần cùng Vũ Đại Phong thổi bùng ngọn Lửa Điếu Cày vào tận hang cung của lũ độc tài tà trị và thiêu trụi lũ bất nhân! Về phần tôi, tôi sẽ nhịn ăn 2 ngày 1 và 2 tháng 8 để cầu nguyện cho anh Điếu Cày và đồng hành cùng anh. Tôi vô cùng cảm phục nhưng anh chị em đã cùng mẹ con chị Tân đi khắp nới này nơi khác để lửa của anh Điếu Cày và những anh chị em hác trong tù được cháy khắp mọi nơi!

 

Thanh Hoa ngày 31/07/2013

Nguyễn Trung Tôn

ĐT 01628387716

 

Blog / Bùi Tín


Hai bức ảnh nói lên nhiều điều



Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012.Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012.

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



CỠ CHỮ


30.07.2013

Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy.   Đó là 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.   Bức đầu chụp khi Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9 năm 2012, ngay sau khi bà đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.   Bức thứ hai chụp khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25 -7- 2013, sau khi hội đàm và ra tuyên bố chung về nâng cao quan hệ toàn diện giữa 2 nước.  Trong bức ảnh thứ nhất, nét mặt cả chủ lẫn khách đều tươi tắn, thân thiết, tuy là lần đầu tiên gặp nhau trong cuộc đời hoạt động của mình. Chủ và khách đều là những người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình hiếm hoi.   Tại đây Tổng thống Obama đã gắn lên ngực Bà Khách Quý tấm huân chương Tự Do.   Tiếp đó, sau khi trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama đã chọn Miến Điện làm nơi đến công du đầu tiên và đã đến thăm bà Aung San Syu Kyi ngay tại căn nhà nhỏ của bà bên bờ hồ ở Rangoon.  

Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.

Trong bức ảnh thứ hai, giữa lúc ông Sang cám ơn Tổng thống Obama đã quan tâm chăm sóc bà con người Mỹ gốc Việt (nói nhịu là «người Việt gốc Mỹ »), những nạn nhân bi thảm do chính ách chiếm đóng tàn bạo của đảng CS của ông gây nên, thì ông Obama đã không che dấu nổi sự sốt ruột và chán nản của mình. Ông kéo thật cao cổ tay áo trái để lộ mặt chiếc đồng hồ lớn chĩa vào mặt ông Sang, ngụ ý nhắc rằng: biết rồi, khổ lắm, nói dài thế, không còn thời gian cho ông, tôi đang bận việc khác.   Ba chục nhà báo quốc tế có mặt nhìn ra cảnh này.   Nét mặt bực mình của tổng thống Hoa Kỳ hiện rõ bao nhiêu thì nét mặt ông Sang càng hiện ra nét bẽ bàng bấy nhiêu.   Không bẽ bàng sao được khi ra sân bay đón một vị mang danh chủ tịch nước chỉ có trơ trọi viên đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội chạy về đón, một đại diện Bộ Ngoại giao không thấy nêu tên và chức vụ, không có đội danh dự, không có trống kèn và súng nổ chào mừng, cũng chẳng có treo cờ 2 nước tại Tòa Bạch Ốc như lẽ ra lễ tân phải như thế.  Không bẽ bàng sao được khi mọi điều tốt đẹp vẫn còn là những thách thức ở phía trước, chưa có điều gì chắc chắn cả. Có vào TPP (Tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) hay không còn tùy ở Việt Nam có sớm thay đổi luật buôn bán tự do, cho lao động quyền lập công đoàn tự do hay không, có điều chỉnh khái niệm tệ hại lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế hay không. Và mong được đón tiếp Tổng thống Obama để thủ lợi riêng mọi mặt cho đảng CS thì…còn xơi, nếu như vẫn giữ trong tù hàng mấy chục nhân vật yêu nước chống bành trướng, vẫn bịt mồm làng báo, vẫn kỳ thị tôn giáo, vẫn bắt luật pháp và tòa án phải tuân theo quyết định của đảng.   Hai bức ảnh rất nên mang về treo trong phòng Chủ tịch nước ở Ba Đình Hà Nội, để ông Trương Tấn Sang và các quan chức tùy tùng tìm hiểu cho ra lẽ, vì sao lại có chuyện trong Tòa Bạch Ốc nhất bên trọng, nhất bên khinh thế nhỉ!   Qua ngắm 2 bức ảnh, giới trí thức và mọi công dân yêu nước sẽ ngộ sâu thêm một điều thiết yếu, phải thay gấp cả hệ thống chính trị từ độc quyền đảng trị sang đa nguyên dân chủ pháp trị. Không có con đường tắt nào cả.   * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

__._,_.___

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link