Thursday, August 1, 2013

Lá thư Mỹ quốc tháng 7-2013 (có âm thanh)


 



Lá thư Mỹ quốc tháng 7-2013 (có âm thanh)

Nguyên Thảo
tamthucviet.com
July 30, 2013


 

 



Sau khi chầu hầu Bắc Kinh đầu tháng 6, 2013, "Chủ tịch" Trương Tấn Sang được thấm nhuần 16 chữ vàng, 4 tốt, ký kết 10 hiệp ước bất bình đẳng với Trung Cộng, cùng Tập Cẩn Bình tuyên bố chung vài trăm chữ toàn là “hợp tác toàn diện” với “nhất trí” tôn thờ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Trung Cộng.    
 

Trong cả năm qua tất cả những cuộc biểu tình của dân chúng Việt Nam biểu tỏ lòng yêu nước chống Trung Cộng xâm lăng trên toàn quốc đều bị Công an và côn đồ đàn áp khốc liệt, dân chúng bị bắt giữ bị đánh đập. Người yêu nước, già trẻ gái trai đủ mọi loại hạng tuổi bị bắt giữ, bỏ tù. Chỉ nguyên số án tù tới 166 năm tù giam, 66 năm tù treo. Số người bị bắt giam từ đầu năm bằng số người bị bắt giữ trong cả năm trước.
 

Xã hội chủ nghĩa Cộng sản Hà Nội hoàn toàn bị Trung Cộng siết cổ trong chuyến Trương Tấn Sang đi Tầu, vì thế Sang xin đi Mỹ, xin gặp Tổng thống Obama, để tạo thế đối trọng.
 

Hà Nội rêu rao Sang đi Mỹ để thực hiện tiến trình đối tác chiến lược, yêu cầu Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận về vũ khí sát thương, yêu cầu Hoa kỳ mở rộng thị trường, cứu xét Việt Nam có một nền kinh tế thị trường, cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan ngõ hầu tiến tới thỏa hiệp thương mại xuyên Thái Bình dương, TPP.
 
Đặt chân đến Mỹ Sang đã gặp hàng loạt rào cản: 18 tổ chức nhân quyền quốc tế đòi hỏi Tổng thống Obama khi gặp Sang phải nêu lên vấn đề Cộng sản Hà Nội giam giữ tùy tiện các nhà tranh đấu dân chủ, thỉnh nguyện thư của các nhà trí thức trong và ngoài nước cùng thân nhân những nhà tranh đấu cho dân chủ, chống Trung quốc, ký gửi tới Tổng thống Obama, 11,200 thư của người Việt hải ngoại gửi tới Tổng thống Obama trong chiến dịch democracy for Viet Nam, đặt vấn đề khi gặp TTSang, ưu tiên vấn đề Hà Nội vi phạm nhân quyền, đòi trả tự do lập tức cho những người Việt yêu nước như blogger Điếu Cầy Nguyễn văn Hải, Tạ Phong Tần, L.S. Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Sinh viên Nguyển Hoàng Vi, sinh viên Đinh Nguyên Kha v.v…
 

Cuộc gặp gỡ Tổng thống Obama được thực hiện ngày 27-7 thì liên tiếp ba ngày trước, các cuộc họp báo do các nhà tranh đấu cho nhân quyền, tự do dân chủ, cựu dân biểu Cao Quang Ánh, TS Nguyễn Đình Thắng và các dân biểu cơ quan Lập pháp Hoa Kỳ đã thực hiện từ trong tới tiền đình tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ.
 

Ngày 22 tháng 7, một phái đoàn các tôn giáo Việt Nam do TS Nguyễn Đình Thắng hướng dẩn đã tiếp xúc với Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế, hội kiến cùng Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Daniel Baer, đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
 

Ngày thứ Ba 23 tháng 7, dân biểu Loretta Sanchez cùng các dân biểu Ed Royce, Chris Smith, Al Lowenthal, Susan Davis và đại diện các tổ chức phi chính phủ đã thực hiện cuộc họp báo tại tiền đình Quốc Hội Hoa Kỳ. Dân biểu Al Lowenthal đã trực tiếp gặp Tổng thống Obama và Tổng thống Obama đã cam kết sẽ đặt vấn đề vi phạm nhân quyền với TTSang khi tiếp xúc với Sang.
 

Ngày thứ Tư 24-7, một cuộc họp báo tại Phòng 309, tòa nhà chính Quốc Hội Hoa Kỳ do dân biểu Chris Smith thực hiện cùng với sự tham dự của các dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Bill Cassidy, Ed Royce, Frank Wolf cùng sự tham dự của các cộng đồng người Việt và tôn giáo. Cuộc họp báo được điều động bời cựu Dân biểu Cao Quang Ánh, cuộc họp báo nói lên tình trạng tôn giáo bị bách hại tại Việt Nam.
 

Cùng ngày 24-7, các Thượng nghị sị John Cornyn, Texas, Richard J. Durbin-Illinois, John Boozman-Arkansas, Barbara Boxer-California, Marc Rubio-Florida, đồng gửi thư cho Tổng thống Obama khuyến cáo phải đạt nặng vấn đề khi tiếp xúc với TTSang.

Ngày 25-7 trên 2,000 người Việt từ khắp nơi trên toàn nước Mỷ, từ California, Houston, tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn Maryland, DC, Virginia, đến từ Montreal, Toronto, Vancouver Canada, đến từ Pháp tụ tập tại công viên La Fayette, tiền đình Tòa Bạch Ốc mang theo rừng Cờ Vàng cùng biểu ngữ hô to những khẩu hiệu đả đảo TTSang, đòi dẹp bỏ đảng Cộng sản Việt cộng tay sai của Cộng sản Tầu, đòi chống đuổi ngoại xâm Tầu Cộng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, đòi tôn trọng nhân quyền, các quyền tự do dân chủ của công dân Việt.
 

Đoàn xe TTSang được hướng dẩn vào cổng chính trực diện với đoàn biểu tình tại công viên La Fayette để chứng kiến sự phản đối sôi sục của người Việt hải ngoại cùng nghe những lời đả đảo thóa mạ chế độ tay sai Tầu cộng. Chỉ riêng xe đưa TTSang tới thềm trước tòa Bạch Ốc, tất cả đoàn tùy tùng của Sang đều xuống tại cửa để đi bộ mất 5 phút đến thềm tòa Bạch Ôc. Nhửng tiếng hô đả đảo Việt Cộng vang vọng tới phía trong tòa Bạch Ốc.

 

 

 

Cuộc gặp gỡ Tổng thống Obama kéo dài hơn dự trù 45 phút, một bản tuyên bố chung được tòa Bạch ốc công bố sau cuộc gặp gỡ. Tất cả những kỳ vọng TTSang trông đợi trong chuyến đi Mỹ đều chỉ là những con số không lớn. Sang yêu cầu Hoa Kỳ mở rộng thị trường, cứu xét Việt Nam có nền kinh tế thị trường và Hoa Kỳ không áp dụng các rào cản thương mại, yêu cầu cho hưởng ưu đãi thuế quan.
 
Song Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế thị trường trong sáng, quyền công nhân tự do đình công và đây là những rào cản để có thể tiến tới thỏa hiệp thương mại xuyên Thái Bình Dương. Tổng thống Obama với lời khuyên nhủ Sang là Việt Nam cần đạt tới những đòi hỏi và hãy cố gắng thực hiện để hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình dương có thể đạt được trước cuối năm 2013.
 
Về quân sự Hoa Kỳ không gở bỏ cấm vận để Việt Nam có thể có được vũ khí sát thương. TTSang chỉ được Tổng thống Obama khuyên nhủ về vấn đề nhân quyền rằng Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Cuộc đối thoại thẳng thắn về nhân quyền cùng những thách thức còn tồn tại.
 

TTSang cũng nhận được lời khuyến cáo của Tổng thống Obama về điều quan trọng là hãy hợp tác với các quốc gia ASEAN nhằm tiến tới thực hiện bộ quy tắc ứng xử COC để ổn định hòa bình tại Biển Đông.
 
Chiều ngày 25 tháng 7, Sang tham dự buổi thão luận chiến lược quốc tế về biển Đông. Lên tiếng trả lời chất vấn Sang đã xác nhận bản đồ 9 gạch do Trung Cộng vẽ trên biển đông gọi là lưỡi rồng, dân gian gọi là “lưỡi bò” là hoàn toàn phi pháp và phản khoa học.
 

3 ngày Mỹ du của Trương tấn Sang ra về với hai bàn tay trắng, kết thúc cuộc đối thoại với Tổng thống Obama, Trương tấn Sang ngỏ lời cám ơn chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ đã giúp cho người Mỹ gốc Việt ổn định cuộc sống và đã thành công trên mọi mặt cả về các hoạt động chính trị mà tài sản và tính mạng của người Việt tỵ nạn đã bị đảng Cộng sãn cướp đoạt và chia chác với nhau trước những tiếng hò hét đả đảo của người Việt tỵ nạn, đuồi Sang ở ngay tiền đình tòa Bạch Ốc.

 

Đến đây thì phần tường trình của lá thư Mỹ Quốc xin được tạm ngưng. Xin được trở lại với quý độc giả thân quý trong tháng tới.

Thân ái,

Nguyên Thảo


From: Viet Truong <
To:
Sent: Sunday, 30 June 2013 12:03 PM
Subject:  Lá thư Mỹ quốc tháng 6-2013 (có âm thanh)

 

 

 

Lá thư Mỹ quốc tháng 6-2013 (có âm thanh)
Nguyên Thảo
tamthucviet.com
Jun 28, 2013


Xin gởi đến quý độc giả một vài tin đáng chú ý trong tháng này.
 
An ninh và tình báo tại Hoa Kỳ-
Trong những ngày đầu tháng 6 hai tờ báo lớn của Anh, tờ Guardian và của Mỹ, tờ Washington Post đã tiết lộ là họ đã khám phá được một chương trình lớn mang tên Prism. Đây là chương trình mà cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ, NSA (National security Agency) và cơ quan điều tra liên bang FBI Hoa Kỳ sử dụng có khả năng truy cập trực tiếp vào máy chủ để lấy mọi trao đổi, liên lạc trên face book, thư điện tử, hình ảnh, video trên tất cả các công nghệ điện từ Yahoo,  Apple, Microsoft, Google, Face book, Paltalk, AOL, Skype. Các công nghệ điện tử đều lên tiếng rằng NSA hay FBI dù với chương trình Prism cũng không thể tự do truy cập vào máy chủ. Muốn truy cập một loại trang chủ nào phải được lệnh của tòa án. Theo tiết lộ thì chương trình Prism có khả năng truy cập bất cứ thông tin nào. 
 
Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, và Giám đốc cơ quan tình báo, James Clapper, đã thừa nhận sự hiện hữu của chương trình, nhưng xác nhận đây là chương trình quan trọng và hoàn toàn hợp pháp được Quốc hội cho phép và được tòa án kiểm soát chặt chẽ. Theo ông Clapper thì đây là những thông tin quan trọng sử dụng để bảo vệ an ninh quốc gia chống những âm mưu tấn công khủng bố. Các công nghệ điện tử đều phủ nhận việc cho rằng họ thông đồng với chính quyền Hoa Kỳ cho các cơ quan an ninh Hoa Kỳ tự do lục lọi mọi dữ kiện trong máy chủ, họ đều xác nhận là việc cung cấp thông tin, trường hợp tình nghi là khủng bố thì cũng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
 
Người tiết lộ chương trình “tối mật” Prism là Edward Snowden, 29 tuổi,  một nhân viên làm việc cho cơ quan tình báo Hoa Kỳ, CIA, cho nên có cơ hội tiếp cận với những tài liệu mật. Từ năm 2009, Snowden bắt đầu làm việc cho một nhà thầu của cơ quan NSA tại Hawai. Snowden cho hay là anh quyết định tiết lộ thong tin về chương trình Prism là nhằm bảo vệ sự tự do cơ bản của mọi người trên khắp thế giới. Khi tiết lộ thong tin này thì Snowden đả dời khỏi nước Mỹ và đang có mặt tại Hồng Kông. Hoa Kỳ đả truy tố Snowden tội phản bội và yêu cầu dẫn độ Snowden về Hoa Kỳ. Một dụng cụ điện tử bị tiết lộ dữ kiện cho hay cơ quan NSA đã thu thập gần 100 tỷ loại dữ kiện. Thu thập 3 tỷ dữ kiện tại Hoa Kỳ, 14 tỷ dữ kiện từ Iran, 13.5 tỷ từ Pakistan. Jordan, Ai cập và Ấn độ cũng là những quốc gia bị thu thập dữ kiện.
 
 Trong số 61,000 mục tiêu của NSA, Snowden cho hay có hàng ngàn máy tính tại Trung cộng. Tờ South China Morning Post cho hay đã chứng kiến những tài liệu do Snowden trình bầy song không kiểm chứng được tính cách xác thực.
 
Dư luận tại Hoa Kỳ có người tán thưởng công việc phản bội của Snowden và cho anh ta là một người hùng. Một số các nhà hoạt động tại Hoa Kỳ Larry Clayman, Charles Strange, Matt Garrison và Michael Ferrari đạ kiện các công nghệ điện tử, cho rằng đã xâm phạm quyền riêng tư của người  dùng. 12 công ty trong danh sách bị kiện gồm Sprint, T Mobile, AT&T, Facebook, Google, Microsoft, Skype, You Tube, Apple, PalTalk, AOL và Yahoo. Đơn kiện cũng gồm cả Tổng Thống Obama, Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và Giám đốc cơ quan NSA Keith Alexander. Vụ kiện đòi bồi thường lên đến 20 tỷ mỹ kim. Tổ chức bất vụ lợi Liên đoàn Công dân Tự do Hoa Kỳ cũng chuẩn bị kiện chính phủ Hoa Kỳ vì vi phạm quyền tự do của công dân trên mạng.
 
Chính phủ Hoa Kỳ đòi Hồng Kông dẫn độ Snowden, trong khi nhóm Wikileaks hỗ trợ cho Snowden cho hay là anh ta đang xin tỵ nạn tại Ecuador, một quốc gia Nam Mỹ. 
 
Bộ trưởng Ngoại giao Ecuador, Ricardo Patino, hiện đang thực hiện chuyến thăm viếng Cộng sản Việt Nam, đã lên tiếng trên trang mạng rằng Chính quyền Ecuador đã chấp nhận đơn xin tỵ nạn của Edward Snowden. Mặc dù Hoa Kỳ đã nỗ lực đòi dẫn độ Snowden về tội gián điệp, song hôm Chủ nhật 23-6 Hồng Kông do sự điều động của Bắc Kinh đã để Snowden rời Hồng Kông trên một chuyến bay tới Moscou.
 
Chuyến bay đã đáp phi trường Moscou, phóng viên báo chí đã tập trung tại phi trường Moscou nhưng không ghi nhận Snowden đã rời phi cơ, tuy nhiên người ta thấy một xe của tòa đại sứ Ecuador mang quốc kỳ Ecuador rời phòng VIP nhưng không thấy Snowden, trong khi Nga lên tiếng rằng Snowden chỉ xuyên quá (transit).
 
Một nhân viên khách sạn trong vùng xuyên quá cho hay Snowden đã tới khách sạn, sau khi coi bản giá tiền đã rời khỏi. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang viếng thăm Phần Lan, tại đây ông Putin lên tiếng rằng Nga không có hiệp ước dẫn độ với Hoa Kỳ, Nga sẽ trục xuất Snowden nếu anh ta phạm trọng tội. Tổng thống Putin nói tiếp rằng Cám ơn Thượng đế vì Snowden không phạm một trọng tội nào trên đất Nga.
 
Một truy tố hình sự đối với Snowden đã được phát động tại Alexandria tiểu Bang Virginia, Snowden bị truy tố với các tội danh: trộm tài sản quốc gia, vô quyền thông báo những thông tin quốc phòng, tiết lộ những thông tin tình báo cho kẻ khác. Những tội danh được trù liệu trong Luật về gián điệp Hoa Kỳ.
 
 
Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, khiển trách chính quyền Hoa Kỳ vô trách nhiệm trước những vi phạm nhân quyền hàng loạt của chế độ Cộng sản Hà Nội-
Ngày 16-5 tòa án Việt cộng tại Long An đã tuyên xử hai sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Dinh Nguyên Kha tội tuyên truyền chống nhà nước. Sinh viên Nguyễn Phương Uyên 20 tuổi, trước Tòa Việt cộng đã xác nhận hành động của cô chuyển những tờ rơi chống sự xâm lược của Trung cộng tại biển Đông chỉ nói lên long yêu nước trước sự xâm lăng của Trung Cộng tại biển Đông, tòa Việt cộng đã kết tội cô chống Tầu là tuyên truyền chống nhà nước Việt Cộng và kết án cô 6 năm tù. Sinh viên Đinh Nguyên Kha đã lên tiếng trước Tòa là anh chống sự cai trị độc tài và tham nhũng của đảng Cộng sản chống sự xâm lược của Trung Cộng, cũng bị quy kết là tuyên truyền chống nhà nước và bị kết án 8 năm tù.
Đại diện cơ quan Hành pháp Hoa Kỳ tại buổi điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ có Tiến sĩ Daniel Baer, phó Phụ tá Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động và quyền phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Đông Á Thái Bình dương Joseph Yun.
 
Trước sự hiện diện của các giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Hạ viện đã lên tiếng khiển trách Hành pháp Hoa Kỳ đã vô trách nhiệm trước những vi phạm nhân quyền hàng loạt của chế độ Việt cộng Hà Nội. Dân biểu Ed Royce lên tiếng rằng Mối quan tâm của tôi là chỉ trong 6 tuần lể đầu năm 2013 đã có 40 trường hợp nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt người. Các phiên tòa “cuội” của nhà nước Cộng sản Việt Nam với các bản án tù nhiều năm và còn có thêm nhiều vụ khác cộng lại còn nhiều hơn số vụ bỏ tù của năm 2012.
 
Nói về những vụ xét xử này chúng ta có sai sót là đã không quan tâm tới những chi tiết của chúng, liên quan đến mức độ vi phạm nhân quyền con người đã xẩy ra. Tôi xin nói ra đây là trường hợp của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Hai thanh niên này chỉ nói lên suy nghĩ của họ về biên giới và lãnh thổ của đất nước Việt Nam của họ. Chỉ nói lên điều đó mà giờ đây cô gái 21 tuổi Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù.
 
Sau khi sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt và trước khi bị kết án chính phủ Hoa Kỳ có thảo luận với Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Phó Phụ tá Ngoại trưởng, ông Daniel Baer, thảo luận về vấn đề nhân quyền, hàng năm với Hà Nội ngày 12 tháng 4, Dân biểu Ed Royce nói: “Tôi không thấy gì trong báo cáo của ông trình bầy về những gì đã xẩy ra với cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, và theo như lời tố cáo của mẹ cô, của bạn cô, thì trong lúc bị giam cô đã bị hành hung thật dã man, bị đá vào thân thể đến nỗi bất tỉnh. Mẹ cô cho hay là những vết thương ở cổ và cánh tay mà bà có thể nhìn thấy rõ.
 
Cô bị kết tội với “thuật ngữ” gọi là “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Thật là tồi tệ khi cô bị kết án tới 6 năm tù. Anh sinh viên trẻ Đinh Nguyên Kha cũng ở lớp tuổi 20 bị kết án tới 8 năm tù. Không chỉ là thứ phiên tòa “cuội” để xét xử mà còn nói lên mức độ bất nhân và tàn nhẫn của nó. Vào tháng 4, khi nói chuyện với Cộng sản Việt Nam, ngay trước khi xét xử các sinh viên này, ông Phụ tá Ngoại trường, ông đã làm việc với Cộng sản Việt Nam đến mức độ nào, ông đã nói gì về những biện pháp mà Hoa Kỳ sẵn sang thực hiện nhằm ngăn chặn việc kết tội phi lý những sinh viên này, ông đã nói gì về những hành động côn đồ đánh đập cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trong lúc cô bị giam giữ.
 
Phụ tá Ngoại trưởng, tiến sĩ Daniel Baer nói khi cô Nguyển Phương Uyên bị bắt, ông đã đi New York gặp Đại sứ Việt Cộng tại Liên Hiệp quốc, nói lên mối quan tâm về sự việc này. Dân biểu Ed Royce đã ngắt lời và nói ông muốn nghe viên đại sứ Việt cộng nói gì. Dân biểu Ed Royce đã kết thúc buổi điều trần và nói “hành động cụ thể của chúng ta là phải phù hợp với lời nói. Không thể nào có đến 40 vụ bắt bớ bỏ tù chỉ trong thời gian 6 tuần lễ mà chính phủ Hoa Kỳ không đưa ra một hành động quyết liệt nào. Hoa Kỳ có quan hệ với cộng sản Việt Nam, cộng sản Hà Nội yêu cầu nhiều thứ từ Hoa Kỳ, không quá nhiều khi Hoa Kỳ đòi trả tự do cho các sinh viên trẻ này.
 
Nực cười là cái tội ở đây là chỉ vì phân phối giấy dời, tờ rơi mà hai sinh viên thực hiện.
 
Dân biểu Ed Royce nói: “Điều ghê tởm là vấn đề về lãnh thổ, câu hỏi về lãnh hải của Việt Nam tại biển Đông. Trên toàn thế giới này lại có nước nào chính quyền lại biện minh và cho thuộc hạ đánh đập những người bầy tỏ lòng yêu tổ quốc.
 
Hãy nói lại với Cộng sản Việt Nam là chúng ta thật sự rất quan tâm, không phải nói chỉ để góp ý. Đây là việc làm sẽ tạo ra cơn bão lửa trong những người trẻ, thế hệ cho tương lai của trái đất này.
 
Đến đây thì phần tường trình của lá thư Mỹ Quốc xin được tạm ngưng. Xin được trở lại với quý độc giả thân quý trong tháng tới.
 
Thân ái,
Nguyên Thảo
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link