Monday, July 29, 2013

THÀNH QUẢ CHUYẾN ĐI MỸ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN TRƯƠNG TẤN SANG.


From: Thang Nguyen <

To:

Sent: Monday, 29 July 2013 6:33 AM

Subject:  Bình luận: THÀNH QUẢ CHUYẾN ĐI MỸ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN TRƯƠNG TẤN SANG.

 

Bình luận:

THÀNH QUẢ CHUYẾN ĐI MỸ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN TRƯƠNG TẤN SANG.

 

Thiện Ý

 

    Muốn biết thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam cộng sản  Trương Tấn Sang, chúng ta cần căn cứ vào mục đích và ý nghĩa của chuyến đi này được công bố trước chuyến đi, với những gì đạt được sau chuyến đi qua bản Thông cáo chung được đăng tải trên trang web của Bạch ốc ngày 25-7-2013, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam.

       Về mục đích và ý nghĩa mặc dầu chuyến đi Mỹ này  nghe nói là đã được phía Việt Nam vận động từ cả năm nay, song việc Bạch Ốc loan báo lời mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ  trong một thời gian ngắn, sau chuyến đi Tầu của Ông Sang chỉ hơn một tháng (19-6 đến 24-7) và dường như sớm hơn cuộc gặp thượng đỉnh đã được đôi bên dự trù vào tháng 9 năm nay, đã cho thấy có một mục đích và ý nghĩa khác hơn mục đích và ý nghĩa chính thức được công bố và đang được nhiều người nói tới.

      - Về mục đích và ý nghĩa chính thức, theo thông báo của Bạch cung trước cuộc gặp thượng đỉnh, tổng thống Barack Obama sẽ thảo luận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về phương cách củng cố hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước trên các vấn đề khu vực và tăng cường hợp tác với ASEAN. Đồng thời tổng thống Obama nhân dịp này cũng sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam về vấn đề nhân quyền và những thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu, và tầm quan trọng của việc hoàn tất Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

   Qua Thông cáo chung thì dường như thành quả tổng quát làm nền tảng trên đã  đạt được hoàn toàn trên nguyên tắc khi xác định: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ…”; Rằng “Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch…”.

    Thành quả nền tảng trên được triển khai để đạt những thành quả khác của chuyến đi vẫn chỉ trên nguyên tắc có tính định hướng trên các lãnh vực mà Thông cáo chung ghi nhận.

     Chẳng hạn trên lãnh vực “Hợp tác chính trị ngoại giao”, Thông cáo chung viết:

    “Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực…”.

      Rằng “Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).

       Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng Xử (COC) có hiệu quả…..”.

      Về Quan hệ kinh tế và thương mại, Hợp tác khoa học và công nghệ, Hợp tác giáo dục, Môi trường và Y tế, Các vấn đề hậu quả chiến tranh, an ninh quốc phòng, Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người…Tất cả thành quả vẫn chỉ là ghi nhận sự nhất trí trên nguyên tắc và nỗ lực chung thực hiện trên thực tế trong tương lai gần xa, không có kết quả cụ thể nào sau chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang , như 10 Hiệp ước trên nhiều lãnh vực tương tự được ký kết với Tầu Cộng trong chuyến đi Bắc Kinh trước đó không lâu.

      Chẳng hạn về quan hệ kinh tế thương mai, Thông cáo chung ghi nhận thành quả chỉ là những “cam kết” và “nhất trí tăng cường hợp tác”, rằng:"Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay….."

……“ Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN.”

      “Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE….”

       Chẳng hạn về Quốc phòng và An ninh, vẫn tránh né không đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, chỉ đưa ra những quan điểm chung ghi trong phần thành quả tổng quát của Thông cáo chung đã dẫn ở trên, vẫn như từ trước về giải quyết tranh chấp,không dùng võ lực,phương cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế…. Đây là thành quả được Thông cáo chung ghi nhận:

   “Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai.

    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai….”

     Đặc biệt về  tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam, được nhiều người trông đợi sẽ được Tổng Thống Obama đặt ra như một điều kiện tiên quyết để tăng cường sự hợp tác với Việt cộng trên lãnh vực kinh tế thương mại và đầu tư, cũng như các lãnh vực khác, thì theo Thông cáo chung đã không ảnh hưởng gì tới mức độ, chiều hướng phát triển sự hợp tác, trái lại còn được nâng lên thành “Đối tác Toàn Diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam” với sự khẳng định, “cam kết, nhất trí” đôi bên thúc đẩy thực hiện trên thực tế trong những ngày tháng tới, nhưng không có một cam kết cụ thể nào về số phận các nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù như Bloger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Ls. Lê Quốc Quân, Ts. Cù Huy Hà Vũ, các sinh viên Phương Uyên và Nguyên Khang….( Không biết có sự thỏa thuận ngầm và cam kết sẽ thả những người này sau khi Chủ tịch Sang về nước như có người dự đoán hay không ?)

   Thông cáo chung viết về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người” như sau:

   "Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người."

    Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.

    Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.

     Như vậy, có thể nói thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gần đúng như chúng tôi đã nhận định trong bài Bình luận ngày 17-7-2013 với tiêu đề “MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA  CHUYẾN ĐI TẦU VÀ ĐI MỸ CỦA  CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG”.  Sau khi đã lần lượt trình bầy mục đích và ý nghĩa chính thức được công bố, cũng như mục đích khác hơn đó là gì, chúng tôi nêu câu hỏi: Vậy kết quả chuyến đi Mỹ vào ngày 25 – 7 tới đây  là gì?

     Câu trả lời tiên liệu là: “ chúng ta có thể suy đoán từ kết quả chuyến đi Tầu hơn một tháng trước qua Bản Thông Cáo chung Việt- Trung. Nghĩa là kết thúc chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẽ là một Bản Thông Cáo Chung Việt – Mỹ. Nội dung cũng sẽ có một số nhận định, lập trường và quan điểm đôi bên đồng thuận hay còn khác biệt về ba lãnh vực đã được công bố  và được nhiều người nhắc tới về Thương mại mậu dịch, về an ninh quốc phòng và  nhân quyền (không đề cập trong Thông cáo chung Việt –Trung vì cùng chủng loại độc tài toàn trị nhân quyền, dân quyền bị bác đoạt hay hạn chế) .”

    “ -Về thương mại mậu dịch cũng như an ninh quốc phòng chắc chắn trong thông cáo chung Việt – Mỹ  sẽ nói lên sự đồng thuận như đã được thể hiện trong những năm qua và tiếp tục  đẩy mạnh , tăng cường các hoạt động  hợp tác, phát triển trong những năm tới. Để thể hiện sự đồng thuận này, một số hiệp ước song phương có thể sẽ được ký kết về quân sự, an ninh, quốc phòng (ở mức độ không làm mích lòng Tầu cộng), về trao đổi thương mại, mậu dịch, đầu tư, khai tác tài nguyên trên biển  và các lãnh vực khác trên các lãnh vực tương tự như các hiệp ước hợp tác đã ký với Tầu cộng, coi như thành quả cụ thể của chuyến đi Mỹ, để thăng bằng thế “Đi giây giữa Mỹ và Tầu cộng”.

   “Riêng vấn đề nhậy cảm là vụ tranh chấp Biển Đông, Thông cáo chung chắc chắn sẽ không đề cập đến hành động xâm lăng trắng trợn của Tầu cộng đối với các hải đảo và lãnh thổ Việt Nam như trong thông cáo chung Việt cộng – Tầu cộng đã lờ đi; song có thể đưa ra quan điểm chung chung là vấn đề tranh chấp Biển Đông các bên cần tự chế, tránh xung đột quân sự, cần giải quyết hoà bình theo luật pháp quốc tế và thúc đẩy các bên sớm hoàn thành bộ nguyên tắc ứng xử Biển Đông mà khối các nước ASEAN đang nỗ lực hướng tới, Tầu cộng thì cố sức diên trì.

   Còn vấn đề nhân quyền,  Thông cáo chung Việt – Mỹ chắc chắn sẽ ghi nhận sự khác biệt quan điểm và phàn nàn theo ngôn ngữ ngoại giao về những hành động vi pham nhân quyền của nhà cầm quyền Việt cộng. Thế nhưng sự thể này chỉ có tính chiếu lệ, vì mặc dù có đòi hỏi quyết liệt của giới dân cử và công luận các giới tại Hoa Kỳ, song không ảnh hưởng gì trên thực tế đối với các nỗ lực hợp tác ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt cộng trên các lãnh vực đầu tư thương mại mậu dịch, an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy mà các nhóm vận động nhân quyền cho Việt Nam ở Mỹ  đã từng chỉ trích Tổng Thống  Obama đã chìa tay hợp tác với Hà Nội cho dù chưa được bằng chứng cải thiện về nhân quyền và tự do tôn giáo.

      Vì thực ra vấn đề nhân quyền bao lâu nay chính phủ Hoa Kỳ chỉ xử dụng như một chiêu bài để có chính nghĩa can thiệp vào nội tình các nước mà Hoa Kỳ có lợi ích, để thuyết phục, lối kéo sự ủng hộ của nhân dân, quốc hội Hoa Kỳ và công luận quốc tế. Đồng thời chỉ dùng nhân quyền như một vũ khí tấn công các chính quyền độc tài nói chung, độc tài toàn trị Việt cộng nói riêng, tạo áp lực  để thành đạt lợi ích nào đó.

      Chính vì vậy mà Việt cộng mới giám ngang nhiên thách thức công luận qua các hành đồng gia tăng đàn áp nhân dân, bắt bớ, giam cầm các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước, bất chấp sự tô cáo, kết án của Hoa Kỳ và công luận quốc tế, như mọi người đã thấy. Dường như Việt cộng đã cố tình làm điều này để có giá mà cả trao đổi với Hoa Kỳ khi “ bắt là có tội bị kết án”, rồi “thả ra là có công được khen là có tiến bộ”.Việc hoãn xử Ls. Lê Quốc Quân tạo thuận lợi cho chuyến đi Mỹ của Ông TrươngTấn Sang phải chăng cũng nằm trong ý đồ này của Việt cộng?”.

  

 KẾT LUẬN:

    Nếu chuyến đi Tầu của Chủ tịch nước Việt cộng Trương Tấn Sang vào cuối tháng 6 năm 2013, dù về hình thức đã được Tầu cộng đón tiếp trang trọng dành cho một quốc khách hàng nguyên thủ quốc gia , song về nội dung đã là một ‘Cái nhục mất nước” với “thành quả” là đã phải ký kết “10 hiệp định bán nước” lợi bất cập hại cho Việt Nam; thì chuyền đi Mỹ  của Chủ tịch Nước Việt Cộng vào cuối tháng 7-2013 đã là một “cái nhục quốc thể” vì đã bị Mỹ coi thường,(đích thân Tổng Thống Mỹ Obama đã không đón chào mà chỉ có Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam và một viên chức lễ tân của Bạch cung đón chào tại sân bay ,không có các nghi thức ngoại giao trang trọng vốn giành cho một nguyên thủ quốc gia, không mở yến tiệc khoản đãi tại Bạch cung mà để cho Bộ Trưởng Ngoại Giao đãi ăn trưa tại Bộ Ngoại Giao…),với thành quả chuyến đi chỉ là những “cam kết, nhất trí tăng cường hợp tác” trên nguyên tắc , thay vì phải đạt được những thành quả cụ thể, toàn diện, có tác dụng “xây dựng, phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, thống nhất được toàn lực quốc gia” để cứu nước  và bảo vệ trước hiểm họa ngoại xâm.

      Với cách đón tiếp của Mỹ như thế và thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như vậy, phải chăng  Hoa Kỳ muốn cảnh cáo Việt cộng nếu muốn được Mỹ giúp đừng nên qua mặt Mỹ “chơi trò đi giây” vụng về như thế (đi Tầu không cho Mỹ hay lại ký kết đủ mặt, đủ điều…) và muốn Mỹ làm đối trọng đỡ lưng cho mà thoát hiểm họa Tầu xâm lược, thì thực tế phải biết nghe và làm theo những gì Mỹ muốn nơi một “công cụ chiến lược” trong vùng trong chiến lược “xoay trục về Châu Á” của Mỹ.

      Có lẽ vì vậy mà thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang mới chỉ thấy trên giấy trắng mực đen với những “cam kết, nhất trí hợp tác” trong tương lai được ghi trong bản Thông Cáo Chung Việt –Mỹ ngày 25-7-2013 vừa qua, mà không thấy thành quả cụ thể nào, tương tự như “hậu quả” sau chuyến đi Tầu của người đứng đầu nhà nước Việt cộng (với 10 hiệp Ước song phương Việt- Trung được ký kết)./.

 

Thiện Ý

Houston, ngày 27 Tháng 7 Năm 2013

 


About 33,700 results

 

  1. Độc tài cộng sản Việt Nam sẽ bị xóa sổ năm 2014

    KHỐI 8506 KÊU GỌI TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM. KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG ...
  2. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1)

    Nói chuyện với Ngô Nhân Dụng - Đinh Sinh Long phỏng vấn. - Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã - Phần 1 Xem tiếp phần 2: ...
    • HD
  3. MƯỜI TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    cach mang hoa lai da den voi Vietnam www.conhoithocondautranh.tk www.suthatvehochiminh.tk ...
  4. Cộng Sản Việt Nam đánh đuổi Tàu Cộng năm 1979

    Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến
  5. Một Năm Nhìn Lại Những Gì Đảng Cộng Sản Việt Nam Đã Làm Trong 2012 - Phần 1

    • by sbtndc
    • 7 months ago
    • 3,154 views
    Một Năm Nhìn Lại Những Gì Đảng Cộng Sản Việt Nam Đã Làm Trong 2012 - Phần 1 21/12/2012 Nhà Báo Phạm Trần Võ Thành ...
  6. Huỳnh Thục Vy: "Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho một cuộc tháo chạy lớn"

    1-24-2013 The Kim Nhung Show voi Blogger Huynh Thuc Vy (http://www.youtube.com/watch?v=ZBbGsAf9BhI) 1-29-2013 The ...
    • HD
  7. Chính quyền cộng sản Việt Nam cướp đất của dân (Phần 1)

    Phim do Lê Nguyễn Huy Trần thực hiện.
  8. Ho chi Minh va tội ác của đảng Cộng sản Việt-nam Vi t Nam.flv

    Gần 40 nămdưới ách thống trị của bọn CSVN buôn dân bán nước,chúng buôn đất bán biển,bántàinguyênquốc gia, để làm giàu ...
  9. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.2)

    Nói chuyện với Ngô Nhân Dụng - Đinh Sinh Long phỏng vấn. Đề tài: Đảng CSVN đang tan rã (Phần 2) Xem phần 1: ...
    • HD
  10. Biểu tình lên án cộng sản Việt Nam bán nước

    Biểu tình lên án: - Cộng sản Việt Nam bán nước, hèn với giặc ác với dân. - Tố cáo trước dư luận Quốc tế Trung cộng xâm lăng ...
  11. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.3)

    Nói chuyện với Ngô Nhân Dụng - Đinh Sinh Long phỏng vấn. Đề tài: Đảng CSVN đang tan rã (Phần 3) Xem phần 1: ...
    • HD
  12. Đảng Cộng Sản Việt Nam Đang Đến Bước Đường Cùng

    Bản án hơn 100 năm mà nhà cầm quyền CSVN tuyên xử đối với các thanh niên yêu nước ở Vinh vừa phản ảnh bản chất man rợ ...
  13. Một Năm Nhìn Lại Những Gì Đảng Cộng Sản Việt Nam Đã Làm Trong 2012- Phần 2

    • by sbtndc
    • 7 months ago
    • 4,098 views
    Một Năm Nhìn Lại Những Gì Đảng Cộng Sản Việt Nam Đã Làm Trong 2012- Phần 2 21/12/2012 Nhà Báo Phạm Trần Võ Thành ...
  14. Vạch trần bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam

    Tác giả: Trần Thị Huyền Trang (Danlambao) Người đọc: Tâm Duyên Đọc thêm: ...
    • HD
  15. Trại Cải Tạo của CSVN - Re-education Camp - HNC

    Quốc-Hận 30/4/1975 - Trại Cải Tạo của CSVN - Re-education Camp - HNC Mủ Đỏ VNCH " Nhảy Dù Cố Gắng "
    • HD
  16. Cộng Sản Việt Nam Hốt Hoảng Trước Những Áp Lực Của Xã Hội.

    Phóng Sự Đặc Biệt Từ Việt Nam: Cộng Sản Việt Nam Hốt Hoảng Trước Những Áp Lực Của Xã Hội. Tin Saigon - Hôm nay trong ...

 


Trước giờ gặp nguyên thủ Việt Mỹ
Obama & TTS 3
TT Obama đang dạy dỗ Trương Tấn Sang vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ngày 25-07-2013
TNS & TTS 6
Các Thượng Nghị Sĩ HK lôi cổ Trương Tấn Sang đến trình diện ngày 24-7-2013
TNS & TTS 2
Trương Tấn Sang đang năn nỉ các TNS/HK ngày 24-7-2013
Nguyễn Hoàng
BBC tiếng Việt, gửi từ Washington
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ ba, 23 tháng 7, 2013
Nhà Trắng
Ông Sang là chủ tịch nước Việt Nam thứ hai vào Nhà Trắng từ sau 1975

Ít có chuyến công du của nào của lãnh đạo nhà nước Việt Nam được bình luận từ trước như chuyến đi tới Hoa Kỳ vào tuần này của Chủ tịch Trương Tấn Sang, đặc biệt đáng chú ý là từ một số học giả và nhà quan sát nước ngoài.
Jonathan London, công dân Mỹ tự nhận mình là “người bạn thân của Việt Nam”, mới đây viết trên trang Bấmblog của mình về điều mà ông gọi là “rõ ràng đây là cơ hội lịch sử” mặc dù cho biết ông “không phải là chuyên gia về quan hệ song phương”.
Các bài liên quan
·         'Tầm cao mới' cho quan hệ Việt - Mỹ?
·         Chủ tịch Việt Nam lên đường thăm Mỹ
·         'Chưa đủ ủng hộ để bán vũ khí cho VN'
Chủ đề liên quan
·         Quan hệ Việt - Mỹ
Theo ông London, thực trạng kinh tế “đặc biệt yếu kém” của Việt Nam, hồ sơ Biển Đông và hợp tác quân sự song phương là những mảng để người đứng đầu nhà nước Việt Nam có thể tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ của Washington.
“Vấn đề cơ bản cho Ba Đình là muốn có những bước đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được”, ông London nhận định.
Vào chiều hôm thứ Ba 23/07 (giờ Washington), chưa đầy hai ngày trước khi Chủ tịch Sang gặp Tổng thống Obama, một nhà báo Mỹ đã đăng bài “BấmMr. Sang Comes to Washington”.
Ông Greg Rushford, nhà báo chuyên về phóng sự điều tra chính trị trong mậu dịch quốc tế, đánh giá liệu chính phủ Mỹ có những đề xuất gì có lợi ích thực sự cho ông Sang để ông về “chào hàng” cho Bộ Chính Trị khi trở về Hà Nội.
Bài báo này đưa ra điều mà ông Rushford gọi là những khúc mắc, nếu không muốn nói là có thể làm bẽ mặt, chẳng hạn như khả năng ông Sang phải giải thích cho người đồng nhiệm ông nghĩ rằng Việt Nam có lợi ích gì khi xử tù nhiều nhà hoạt động mà “tội” của họ chỉ là thực thi quyền tự do ngôn luận.
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Nhưng nếu cách ăn nói của ông Obama về nhân quyền làm ông Sang cảm thấy bị xúc phạm, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam có thể nêu chủ để dioxin".
Tác giả nhận định vào thời điểm này cách “đi dây” trong chính sách ngoại giao của Việt Nam [giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ] sẽ vẫn tiếp tục.
"Và bởi vì các chủ đề và những bất đồng chia rẽ Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ là hết sức khó để giải quyết một cách gọn gàng, tình hình sẽ vẫn còn tiếp tục rối ren hơn nữa", tác giả nhận định.
Vấn đề của phía Mỹ là những gì họ muốn từ Việt Nam trong hiệp định TPP không may sẽ chỉ mang lại thêm sự e ngại từ Hà Nội, chẳng hạn như chủ đề quyền của người lao động, tức là Hoa Kỳ sẽ ép Việt Nam theo một cơ chế mà chính phủ Mỹ đóng vai trò giám sát như Washington đã từng làm với nhiều nước Mỹ Latinh, đó là một trong số các chi tiết đáng chú ý trong bài viết này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC, ông Rushford nói trong đàm phán TPP, chính quyền Obama gây khó khăn cho Việt Nam tiếp cận thêm thị trường hàng may mặc và giầy da của Hoa Kỳ bằng cách đặt điều kiện theo đó để không bị đánh thuế cao khi xuất hàng vào Mỹ thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải mua vải và sợi từ nhà cung cấp Mỹ.
Nhân quyền và vũ khí
 
Dân BiểuMột số dân biểu Mỹ họp báo lên án thực trạng nhân quyền VN ngay trước chuyến thăm của Chủ tịch Sang.
Vào sáng hôm 23/07, một số dân biểu tiểu bang California trong đó có một “người bạn” quen thuộc của Việt Nam về mảng nhân quyền là bà Loretta Sanchez tổ chức họp báo tại Quốc hội.
Trước câu hỏi của BBC tại cuộc họp báo này rằng bà nghĩ gì khi báo Quân đội Nhân dân có bài cảnh báo về điều báo này gọi là thứ 'Bấmnhân quyền ngoại nhập', nữ Dân Biểu Sanchez, người cũng là thành viên cao cấp của Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện, nói bà sẽ tiếp tục vận động để Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, đào tạo và thao tập với quân đội Việt Nam.
Thông cáo của các dân biểu trong đó có ông Royce, Lofgren và Lowenthal biện luận rằng trong khi cuộc gặp của người đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tập trung vào mậu dịch, chủ đề nhân quyền phải được coi là một ưu tiên trong quan hệ song phương hiện đang tiếp tục có những thành công.
Nhân quyền, trong đó có quyền thành lập công đoàn độc lập, không chỉ là chủ đề có trong các vòng đàm phán để Việt Nam gia nhập TPP mà còn là rào cản đối với lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
"Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ chối nhiều lần"
Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân
“Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ chối nhiều lần”, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà vận động dân chủ tại Virginia nói với BBC.
“Ở Mỹ nó không như Việt Nam, ông Obama không có quyền quyết định, quyết định tối hậu là quốc hội Mỹ”.
Trong khi đó giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason nói với BBC rằng “thực ra hành pháp có quyền quyết định bán vũ khí cho Việt Nam và không cần phải đi qua Quốc hội nhưng dĩ nhiên hành pháp phải phụ thuộc Quốc hội về ngân sách và phải trả lời các câu hỏi của Quốc hội”
“Việc mua vũ khí có tầm quan trọng chiến lược và ngoại giao rất lớn”, ông nói thêm.
 
Chương trình nghị sự cho cuộc họp Obama-Trương Tấn Sang
 
Obama và TT Sang
 
·         Ðề tài đàm phán Việt-Mỹ: Thương mại, nhân quyền và Trung Quốc
·         Dân biểu Mỹ họp báo trước ngày Chủ tịch nước Việt Nam đến
·         Nghe HRW: Việt Nam muốn chứng tỏ cải thiện nhân quyền, hãy thả Điếu Cày
·         Nghe Vận động cho tự do tôn giáo trước cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ
·         Việt Nam: Trung Quốc và Hoa Kỳ
·         Quan hệ Hoa Kỳ-Châu Á và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam
·         Việt Nam trước ngã ba đường
·         Nghe Thân nhân kêu cứu về tình trạng nguy kịch của blogger Điếu Cày
·         Nghe Các cuộc vận động cho nhân quyền VN trước chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang
CỠ CHỮ
Hoài Hương-VOA
23.07.2013
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội trước thềm cuộc hội kiến với Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Hãng tin AP hôm nay trích lời ông Trương Tấn Sang nói rằng “đã đến lúc phải bình thường hóa toàn diện các quan hệ song phương trong tất cả mọi lĩnh vực”. 
Hãng tin AP tường thuật rằng lời bình luận của Chủ tịch nước Việt Nam đã được gửi cho hãng tin này qua email, để trả lời một câu hỏi về lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam của Mỹ.
Hoa Kỳ đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam, tuy nhiên cùng lúc, muốn thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho các nhân vật bất đồng và cho phép người dân được quyền tự do chính trị, và tự do tôn giáo.
Hãng tin AP tường thuật rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang còn nói thêm rằng hãy còn một số khác biệt quan điểm giữa Washington và Hà nội về vấn đề nhân quyền nhưng điều đó là chuyện “bình thường.”
Trong khi đó, chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ đã khiến thế giới tập trung vào thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Hãng tin Reuters hôm qua dẫn lời ông John Sifton, giám đốc phân bộ Á Châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng nếu chỉ trích chính quyền Việt Nam bị coi là một tội có thể bị xử phạt, thì cá nhân Tổng Thống Obama phải tỏ thái độ đoàn kết với các nhân vật bất đồng bằng cách “phạm tội lỗi ấy.”
Human Rights Watch nói chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận được tăng cường tại Việt Nam trong thời gian qua, phải là một đề tài được đặt cao trong nghị trình cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ.
Chủ tịch nước Việt Nam tiền nhiệm, ông Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Washington vào tháng 6 năm 2007, và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washington vào tháng 6 năm 2008. Từ các chuyến đi thăm đó tới nay, ngày càng có nhiều nhân vật bất đồng, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị tống giam ở Việt Nam.
Bản tin của Reuters viết rằng theo Bộ Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam, nhà chức trách thường xuyên bắt bớ các nhân vật bất đồng về những cáo trạng như  “tuyên truyền ” và “âm mưu lật đổ nhà nước nhân dân”, “phá hoại tình đoàn kết của nhà nước” và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để phương hại tới lợi ích của nhà nước và nhân dân.”
Bản tin nói rằng các nhân vật bất đồng thường xuyên bị giam cầm và không được tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian dài, nhiều người không được phép gặp luật sư, hoặc cấm người nhà đến thăm, họ thường bị tra tấn hoặc chịu những hình thức ngược đãi khác, bị truy tố tại những tòa án do nhà nước kiểm soát, và ngày càng chịu những bản án khắc nghiệt kéo dài nhiều năm.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính phủ của Tổng Thống Obama hãy công khai nêu lên các trường hợp cá biệt, như trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn văn Hải, và trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, đang chờ bị truy tố về những cáo buộc về tội trốn thuế, mà Human Rights Watch cho là có tính cách ngụy tạo.
Giới phân tích nói giữa lúc Việt Nam đang lưỡng lự giữa một bên là Trung Quốc, siêu cường đang nổi lên, và một đàng là Hoa Kỳ, siêu cường đang nắm vị thế số 1 hiện nay, liệu chiến dịch đòi chính phủ Mỹ tăng sức ép đối với Hà Nội có nguy cơ đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc? Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS nói:
“Lập luận đó không đứng vững đâu. Lý do thứ nhất là cuộc vận động cho nhân quyền ở hải ngoại không có ý là không muốn Việt Nam tham gia vào thương ước Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), không muốn cho Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, mà chỉ muốn đặt điều kiện về vấn đề nhân quyền. Lý do thứ hai, nếu Việt Nam gia nhập luôn phía của Trung Quốc để trở thành một quốc gia lệ thuộc, thì cái đó là một hành động tự sát, bởi vì cái chính danh của chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam chỉ còn có một cái thôi, đó là họ luôn luôn giương cao ngọn cờ nói rằng chúng tôi là người giành được độc lập cho Việt Nam, mà bây giờ bán cái độc lập ấy đi để duy trì Đảng Cộng Sản thì cái chính danh từ trước tới giờ không còn gì nữa hết. Cuộc vận động của chúng tôi là muốn làm sao để họ dân chủ hóa, chọn một thái độ rõ ràng. Nếu như Việt Nam vẫn độc tài theo chế độ cộng sản thì không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Chỉ có thể thoát khỏi được và thực sự đứng chung hàng ngũ của Hoa Kỳ nếu như họ tôn trọng nhân quyền và từng bước một dân chủ hóa mà thôi.”
Phát động chiến dịch đòi nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sửa đổi luật pháp, hủy bỏ điều 79 và điều 88 của Bộ Luật Hình sự, đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền, có phải là một hành động can thiệp vào nội tình Việt Nam?
Cô Trang Huỳnh, đại diện Đảng Việt Tân ở Washington:
“Việt Nam đã ký vào nhiều hiệp ước quốc tế và là thành viên của Liên Hiệp Quốc, và đây là một cái quyền của công dân Việt Nam theo tinh thần các điều khoản của Liên Hiệp Quốc. Đây là quyền của bất cứ một người dân nào trên thế giới đều có thể hưởng. Thành ra đối với tôi đây không phải là vấn đề nội bộ của Việt Nam không mà thôi, chưa nói đến việc người Việt khắp nơi, chính người dân trong nước cũng bày tỏ bất bình với hai điều luật này và họ đã vận động dân biểu Ed Royce lên tiếng về hai điều luật này.”
Hôm thứ Sáu, Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, nói chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang là một cơ hội có một không hai để Tổng Thống Obama lên tiếng hậu thuẫn nguyện vọng của nhân dân Việt Nam mong muốn được hưởng các quyền tự do, và ông kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ tận dụng cơ hội này để bênh vực nhân quyền.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng ngoài ra, Tổng Thống Obama cũng nên nêu lên trường hợp của Linh mục Nguyễn văn Lý, và một loạt các blogger và đấu tranh trẻ tuổi kể cả Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, là thành phần bị nhà cầm quyền Việt Nam nhắm tới vì đã phân phát tờ rơi chỉ trích chính phủ, hay tổ chức các buổi dã ngoại nhân quyền và phân phát các tài liệu liên quan tới bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Hoa Kỳ hãy hoãn lại các cuộc thương thuyết về quốc phòng và thương mại với Việt Nam, cho tới khi nào Hà nội chấm dứt chiến dịch đàn áp, và cam kết rút lại các điều khoản pháp lý, đặt ra ngoài vòng pháp luật các hoạt động của giới bất đồng.
Giám đốc Á Châu của Human Rights Watch, ông John  Sifton, nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam không thể biện minh một cách công khai chiến dịch đàn áp của Hà nội, ông Sang nên sử dụng cơ hội gặp nhà lãnh đạo Mỹ để bác bỏ chính sách đàn áp đó.
ĐÚNG, ĐỒNG CHÍ NÓI - VIỆT OANè http://youtu.be/rFHOZE8M-3c
SBTN SPECIAL: Nhạc phẩm TRẢ LẠI CHO DÂNè http://youtu.be/wEoyTo797iU
Anh nào "ngon" thì đấu với ông già này coiè  http://www.liveleak.com/ll_embed?f=bd6b41971375
Những sáng kiến đáng phụcè http://www.youtube.com/watch?v=zHGasFFjQa4
The Biggest Surprise Everè http://www.youtube.com/watch?v=Rt190ZRqGaw
Americas Got Talent (ten years old girl)!è http://www.youtube.com/watch?v=qIBRC40pz4I
 
Tin ngắn cập nhật Liên quan đến cuộc biểu tình chống Trương Tấn Sang 25/7/2013
 
From: amsfv@aol.com
Date: Fri, 26 Jul 2013 21:58:56 -0400
Subject: Tin ngắn cập nhật..(Liên quan đến cuộc biểu tình chống Trương Tấn Sang 25/7/2013...)

 
Tin ngắn cập nhật..
(Liên quan đến cuộc biểu tình chống Trương Tấn Sang 25/7/2013...)

Xin chuyển đến Quý Vị, Qúy NT và CH...
Ngày hôm qua trong cuộc biểu tình chống tên vẹm Trương Tấn Sang và bè lũ, của đông đảo Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản về từ khắp nơi, trong đó có rất nhiều thanh niên nam nữ, đã tham dự với nhiệt tình của những người trẻ dành cho quê hương, cho đồng bào tại quê nhà và nhất là cho những người cũng trẻ như họ, đang bị đày đọa giam cầm trong những ngục tù của cộng sản.. Những khầu hiệu Việt - Mỹ đã đảo Việt Gian cộng sản, đã được những người trẻ liên tục hô to, vang dội cả một khu vực rộng lớn phía Bắc tiền đình của Tòa Bạch Ốc...
Một thanh niên trong phài đòan của Cộng đồng người Việt đến từ Dallas Forth Worth, Texas là Anh Nguyễn Hoàng,  sau một thời gian hô hào đã đảo Trương Tấn San và đồng bọn, có thể đã không kềm chế được sự tức giận dâng cao, nên Anh đã vượt hàng rào cản của cảnh sát tiến sát vào Tòa Bạch Ốc. Ngay lập tức Anh Hoàng đã bị cảnh sát bảo vệ Tòa Bạch Ốc khống chế và bắt giử.
Quan tâm đến tình trạng của người đồng hương đến từ Texas, Ban Tổ Chức của Cộng Đồng Người Việt  vùng Washington, D.C , Maryland và Virginia đã tìm cách liên lạc và được biết: Anh Nguyễn Hoàng bị bắt giử vì hai tội danh, vượt hàng rào cản của cảnh sát và có ném một vật gì (!), sau đó giải giao đến Trại Tạm Giam chánh của Thủ đô HTĐ qua đêm..và sẽ được đưa ra tòa xử vào ngày Thứ Sáu, 26/7/2013...
Được biết, nếu Anh Hòang không có tiền án, thì rất đơn giản, chỉ đóng tiền phạt rồi ra về...mong như thế.
Vào buổi trưa hôm nay, tại tòa Superior Cour của Thủ đô HTĐ, trường hợp Anh Nguyễn Hòang đã được trình tòa quyết định. Ông Nguyễn Kinh Luân (Chủ tịch Cộng đồng Dallas Fort Worth), vợ anh Nguyễn Hoàng và một số đồng hương đã có mặt trong phiên tòa. Và như đã được dự đoán, Anh Nguyễn Hoàng đã được trả tự do (sau khi đóng tất cả $ 125.00, gồm $ 25.00 tiền phạt và $ 100.00 lệ phí tòa, với chỉ 1 tội danh : vượt qua hàng rào cản của cảnh sát), trong sự vui mừng của Chị Hoàng và đồng hương thân hữu.
Hiện Anh, Chị Nguyễn Hoàng và Ông Nguyễn Kinh Luân đang trên đường trở về Dallas Fort Worth bằng xe bus...
Xin chung vui với Anh, Chị Nguyễn Hoàng, và phái đòan của Cộng Đồng Dallas Forth Worth. Cũng xin cám ơn Quý Vị đã tham dự cuộc biểu tình chống tên Trương Tấn Sang.
Xin chúc Quý Vị lên đường trở về với gia đình bình an..
BMH
Washington, D.C
 
Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Việtè http://youtu.be/5JUVYQujLdo
BIỂU TÌNH CHỐNG TRƯƠNG TẤN SANG KHẮP NƠI TỪ SAN Fè http://youtu.be/EyR8dYGya4w
Ngày đầu tiên của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Hoa Kỳè http://youtu.be/qfbET22BHtA
Biểu tình trước Tòa Bạch Ốcè http://youtu.be/AXQ4QkI6a_M
Hai nguyên thủ Mỹ-Việt họp báo sau hội nghị thượng đỉnh tại toà Bạch Ốcè http://youtu.be/0PB4oH1gv5Y
Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Việtè http://youtu.be/5JUVYQujLdo
“Biểu tình trước Tòa Bạch Ốc" on YouTubeè ‏ https://www.youtube.com/watch?v=AXQ4QkI6a_M&feature=youtube_gdata_player
BT chống TTSè http://youtu.be/KCDebIw2qAA

BIỂU TÌNH CHỐNG VIỆT CỘNG TRƯƠNG TẤN SANG WASè http://youtu.be/2lm9hWYUQLo
Biểu tình trước Tòa Bạch Ốcè http://youtu.be/AXQ4QkI6a_M
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link