Thứ sáu, 02/08/2013
Nghe
Xem
Tin tức / Việt Nam
Hạ Viện Mỹ thông qua
Luật Nhân quyền Việt Nam 2013
Tin liên hệ
- Việt Nam cấm chia sẻ tin tức trên mạng xã hội
- Thứ trưởng Ngoại giao VN: Những người biểu tình
đòi nhân quyền là vì tiền
- Mỹ ‘rất quan tâm’ tới tuyên bố của các blogger Việt Nam
- Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ
của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
- Biểu tình trước Tòa Bạch Ốc nhân cuộc họp thượng
đỉnh Việt-Mỹ
- TT Obama đàm phán 'thẳng thắn' với Chủ tịch Sang
về nhân quyền
- Nhân quyền Việt Nam và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch
Trương Tấn Sang
Hình ảnh/Video
Video
Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
Video
Biểu tình kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam trước Tòa Bạch Ốc
CỠ CHỮ
01.08.2013
Hạ Viện Hoa Kỳ vừa thông qua với tỷ lệ áp đảo
Luật Nhân quyền Việt Nam 2013 do dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân
quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, là tác giả.
Luật mang số hiệu HR 1897 đề ra các biện pháp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bằng cách ngăn chính phủ Mỹ viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát biểu tại buổi biểu quyết ở Hạ viện tối ngày 31/7, dân biểu Smith nhấn mạnh:
Luật mang số hiệu HR 1897 đề ra các biện pháp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bằng cách ngăn chính phủ Mỹ viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát biểu tại buổi biểu quyết ở Hạ viện tối ngày 31/7, dân biểu Smith nhấn mạnh:
Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền
Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những
người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại độc tài...
Dân biểu Chris Smith.
“Mục đích của luật mà cả lưỡng đảng đều ủng hộ
này rất đơn giản là nhằm gửi một thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ, hữu lý tới nhà
cầm quyền cộng sản đang gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam rằng Hoa Kỳ hết
sức nghiêm túc trong công cuộc đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền ở
Việt Nam.”
Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, một trong những nhà lập pháp mạnh mẽ ủng hộ Luật Nhân quyền Việt Nam, nói:
“Người dân Việt Nam cần những gì cụ thể hơn là lời nói và đó là lý do vì sao chúng ta phải thông qua luật này. Đó là thông điệp tới mọi người dân Việt rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền và cũng là đòn bẩy có thể dùng để đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam phải lưu ý đến vấn đề này. Đây là dịp để Quốc hội Mỹ chia sẻ với những người dân Việt đang khao khát tự do.”
Tác giả Luật Nhân quyền Việt Nam, dân biểu Chris Smith, kêu gọi:
“Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại sự độc tài.”
Đây là lần thứ tư Luật Nhân quyền Việt Nam do dân biểu Chris Smith đề xướng được Hạ viện Mỹ thông qua. Trong ba lần trước vào năm 2004, 2007, và 2012, Luật đều bị chặn khi lên đến Thượng viện chủ yếu do Thượng nghị sĩ John Kerry, người đang đảm nhiệm chức Ngoại trưởng hiện nay.
Dân biểu Smith hy vọng với việc ông Kerry không còn ở Thượng viện, Luật Nhân quyền Việt nam năm nay sẽ có cơ hội được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện để chính thức có hiệu lực.
Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, một trong những nhà lập pháp mạnh mẽ ủng hộ Luật Nhân quyền Việt Nam, nói:
“Người dân Việt Nam cần những gì cụ thể hơn là lời nói và đó là lý do vì sao chúng ta phải thông qua luật này. Đó là thông điệp tới mọi người dân Việt rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền và cũng là đòn bẩy có thể dùng để đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam phải lưu ý đến vấn đề này. Đây là dịp để Quốc hội Mỹ chia sẻ với những người dân Việt đang khao khát tự do.”
Tác giả Luật Nhân quyền Việt Nam, dân biểu Chris Smith, kêu gọi:
“Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại sự độc tài.”
Đây là lần thứ tư Luật Nhân quyền Việt Nam do dân biểu Chris Smith đề xướng được Hạ viện Mỹ thông qua. Trong ba lần trước vào năm 2004, 2007, và 2012, Luật đều bị chặn khi lên đến Thượng viện chủ yếu do Thượng nghị sĩ John Kerry, người đang đảm nhiệm chức Ngoại trưởng hiện nay.
Dân biểu Smith hy vọng với việc ông Kerry không còn ở Thượng viện, Luật Nhân quyền Việt nam năm nay sẽ có cơ hội được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện để chính thức có hiệu lực.
Người dân Việt Nam cần những gì cụ thể hơn là lời nói và
đó là lý do vì sao chúng ta phải thông qua luật này. Đó là thông điệp tới mọi
người dân Việt rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền...
Dân biểu Ed Royce.
Vấn đề nhân quyền Việt Nam đã được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
nêu lên trong cuộc gặp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc hôm
25/7 trong lúc hàng ngàn người Việt từ khắp nơi tập trung biểu tình bên ngoài
để đánh động quốc tế về thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ và giới hoạt động nhân quyền cho rằng sự lưu ý của chính quyền Tổng thống Obama vẫn chưa đủ cương quyết và mạnh mẽ để có thể buộc Hà Nội phải cải thiện.
Có người ví von rằng vấn đề nhân quyền chỉ là một món salad nhẹ chứ chưa thật sự là món chính được trình bày trong bữa tiệc thượng đỉnh Việt-Mỹ ở Tòa Bạch Ốc vừa qua.
Dân biểu Loretta Sanchez, người đồng bảo trợ Luật Nhân quyền Việt Nam, cho VOA Việt ngữ biết Hạ viện Mỹ đang tiếp tục nỗ lực vận động ở Thượng viện để Luật cuối cùng sẽ được đưa tới bàn làm việc của Tổng thống để ông hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ và giới hoạt động nhân quyền cho rằng sự lưu ý của chính quyền Tổng thống Obama vẫn chưa đủ cương quyết và mạnh mẽ để có thể buộc Hà Nội phải cải thiện.
Có người ví von rằng vấn đề nhân quyền chỉ là một món salad nhẹ chứ chưa thật sự là món chính được trình bày trong bữa tiệc thượng đỉnh Việt-Mỹ ở Tòa Bạch Ốc vừa qua.
Dân biểu Loretta Sanchez, người đồng bảo trợ Luật Nhân quyền Việt Nam, cho VOA Việt ngữ biết Hạ viện Mỹ đang tiếp tục nỗ lực vận động ở Thượng viện để Luật cuối cùng sẽ được đưa tới bàn làm việc của Tổng thống để ông hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment