VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ năm 01 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 01
Tháng Tám 2013
Sài Gòn : Công an đàn áp dân oan, một người
bị thương nặng
Tượng Đức Mẹ trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - Ảnh minh họa
Mahen Bala/Wikipedia Commons
Trọng Thành
Sáng hôm qua, 31/07/2013, tại thành phố
Hồ Chí Minh, gần 30 người
dân khiếu kiện tới
chân tượng đài Đức Mẹ,
gần nhà thờ Đức
Bà, để cầu nguyện.
Họ đã bị lực
lượng công an đưa lên xe bằng
vũ lực. Nhiều người
bị đánh đập, trong đó có một
người bị thương
nặng.
Thuật lại sự việc xảy ra hôm qua, chị Nguyễn Ngọc Hoa, một trong những người bị đánh nặng nhất, cho RFI Việt ngữ biết tình hình cụ thể.
|
Chị Nguyễn Ngọc Hoa : "Sáng
hôm qua, chúng em định đi đến nhà thờ để cầu nguyện thôi, chứ không có dự định là đi biểu tình, thì khi đến đó, lúc đó khoảng 8 giờ 30 phút sáng. Khoảng 5 phút sau là an
ninh, rồi thanh tra xây dựng, rồi công an đứng ở đó cũng là hơn 60 người. Công an thì bao vây vòng
ngoài, ở vòng trong là thanh tra xây dựng, với an ninh.
Tụi em cũng không
quan tâm, tụi em cứ ngồi đó, cứ nghĩ rằng là mình ngồi đó mình cầu nguyện, mình không làm
gì, thì họ cũng chả đụng gì tới mình. Nhưng có một việc bất ngờ là lúc 9 giờ, có một số người nước ngoài, thì họ thấy những người này ngồi, họ cũng tò mò, họ dòm hết. Em mới đứng lên em nói chuyện với họ. Em hỏi họ từ nước nào tới, họ nói là từ nước Anh. Họ cũng tỏ ý thắc mắc là sao có sự kiện gì, mà lại thấy ngồi ở đây đông và nhìn thấy có vẻ tội nghiệp. lam lũ. Thì em
nói là, trong đó là những người đi kiện, họ mất đất mất nhà đi kiện, hôm nay họ đến đây họ cầu nguyện thôi. Hỏi xã giao vài câu
thì những người đấy họ lại đi.
« Trước đó, có một nhóm khoảng 60
người, đến gần Nhà thờ Đức Bà thôi, nhưng chưa đến được. Một số người dân
người ta nói là lúc đó bị công an, an ninh đưa lên xe hết, rồi chở đi đâu
không biết, xong rồi nhóm của em đến sau, thì họ nói là : "Đến đây làm gì, một chút nữa thì
cũng lại bị công an hốt đi thôi". Tụi em nói là tụi em cầu
nguyện làm gì đâu mà phải hốt ?! Thì họ nói vấn đề như vậy... thì một hồi nó
lại xẩy ra tồi tệ hơn là những người trước.
Còn em nghĩ là do em nói tiếng Anh
với người nước ngoài. Với lại trên người em, em có giắt cái bút ghi âm. Thì
em nghĩ là, cái bút ghi âm thì nó gây nguy hiểm gì cho họ. Chỉ khi nào họ
thấy mình làm sai điều đó, hay sắp sửa làm sai điều gì đó đối với tụi em, thì
họ mới phải đi giựt cây bút đó của em. Em thấy một điều rất là vô lý. Máy
quay phim chụp hình thì bất cứ người nào cũng có thể mang trong người, thì
tại sao tụi em mang trong người lại bị đàn áp như vậy ? ».
|
Họ đi, thì khoảng 5 phút sau, thì
có một đoàn khoảng 50 người đi xe buýt, toàn
là người Châu Âu. Chiếc xe vừa ngừng lại, tự nhiên như một cái vòng vây của công an họ afo đến tụi em. Họ kêu : « Đi, đi lên xe
! ». Chúng em có một vài người kháng cự, bảo : « Tại sao phải đi ? Chúng tôi đến đây cầu nguyện, tại sao người khác đến cầu nguyện được, mà chúng tôi
không được ?».
Nói chung là họ không trả lời gì hết. Những người nào nói nhiều, nói mạnh như em, thì họ bắt đầu… một tên an ninh cao
to lôi em với một cô nữa đi. Lúc đó em chỉ thấy tối tăm mặt mũi. Lôi đi một cái thì có ba bốn người an ninh xúm vào
người em. Và một số bàn tay mò mẫm trên người em. Trên người em có giắt một cây bút có chức năng ghi âm. Thực sự, như bao nhiêu người khác, những lần mà bị xô xát hay bị đàn áp, thì mình
có thể ghi lại những hình ảnh đó. Thì em nghĩ
là họ biết được cây bút đó… nó giựt mất cây bút của em…
Em choáng, khi em vừa bước ra, em nhảy xuống xe, em chạy về hướng tòa nhà cao tầng, mà có rất nhiều người đang ngồi ở đó. Thì em chạy được nửa đường thì em choáng,
em té xuống, khoảng 1 đến 2 phút, em đỡ em lại bật dậy, em chạy tiếp đi, em chạy hướng về Dòng Chúa Cứu Thế để tìm sự an toàn cho mình.
Thì khi em đến Dòng Chúa Cứu Thế thì những người kia họ gọi điện cho em, họ nói là ở trên xe, họ bị đánh đập dã man.
|
Rồi có một chị bị nó tát hai bên má.
Nó giựt cái giỏ xách của chị. Thì chị la lên : « Các công là
công an mà các ông ăn cướp đồ của chúng tôi ! ». Thì nó nói là :
« Bà mà la nữa thì tôi giết chết mẹ bà ! » Thì chị nghe thế, chị sợ quá, chị chạy thẳng vào cái bưu điện ở gần đó, thì người nước ngoài rất là đông. Khi chị chạy vô đó, thì họ không dám chạy vô đánh chi nữa. Thì họ mới xuống nước, họ đi vô, họ nói nhỏ nhẹ cho chị đi ra, lên xe đi về. Nói nói một hồi, thì chị cũng xuôi lòng, chị nghĩ là họ tốt, họ muốn đưa về, thì chị bước ra. Khi chị bước ra sân, khuất cái tầm nhìn của người nước ngoài, thì họ - ba bốn công an - đánh
vào lưng bụng chị. Có một người chặt vào cổ chị ấy. Chị đau lắm, chị bắt đầu la lên : « Bớ người ta, công an đánh
dân ! Công an đánh dân ! ». Thế nhưng mà lúc đó, nó tiếp tục nó bấm huyệt, chị ấy đau quá không còn
la được nữa, thì nó lôi soạt lên xe. Ở trên xe, chị ấy ói ra. Với lại một số người nghe nói điện thoại, thì nó giựt điện thoại.
Tình trạng chị Tuyền ói rất là nhiều, sáng nay chị vẫn tiếp tục ói. Chúng em cũng
không biết làm sao để giúp đỡ chị ấy. Muốn đưa vào bệnh viện, nhưng mà vô bệnh viện, khám thấy những dấu hiệu bất thường, thường thường họ hay ghi tạm ứng một số tiền cũng hơi nhiều, từ một triệu đến hai triệu (đồng VND). Mà bây giờ các chị ấy thì... Với lại trong nhóm cũng
khó khăn. Với lại không biết là trong bệnh viện có an toàn hay
không. Nhiều khi họ phát hiện ra cũng có sự nguy hiểm. Chị ấy nghĩ như thế, nên chị ấy cũng không dám nằm bệnh viện (...).
|
Trong đó, chỉ có em và chị Tuyền đó thôi, còn những người kia, thì đa số bị đấm, bị đá vô lưng với vô bụng, cho nên là
không thấy rõ vết thương. Họ chỉ đau vậy thôi, nhưng không nặng lắm. Sáng đó, thì
(em) rất là đau, nó choáng choáng mặt mày, nói chung là cái đầu rất là đau. Em phải vào bệnh viện ngay, rồi người ta chụp X quang, người ta theo dõi. Đến chiều thì không có vấn đề gì. Họ xem xem mình có ói
hay không. Đến chiều, họ cho về, họ báo, nếu có ói, thì lại vào bệnh viện tiếp để họ kiểm tra, theo dõi. Nói chung em về, thì may mắn không xảy ra những vấn đề nặng như vậy. Hôm qua, em chỉ uống nước, với uống sữa được thôi. Sáng nay,
em lại húp được một ít cháo, chứ em không ăn đươc, vì họ đánh như thế, thì môi dưới bên trong nó bị tét rất là rát...
Họ (bệnh viện) không cho giấy chứng thương, chỉ có toa thuốc thôi. Tại vì, họ nói muốn lấy giấy chứng thương, thì phải có giấy giới thiệu của công an. Thì em mới nói rằng, lúc trước tụi em không có vấn đề này, tụi em có bị thương, thì tụi em xin giấy chứng thương vẫn được. Nhưng mà dạo này hình như họ ra cái quy định đó để họ bảo vệ cho bên công an.
Em mong là, tại vì ở đây, thực tế có rất nhiều người dân có những nỗi oan khuất mà họ không biết kêu ai, nói với ai. Thì em chỉ mong ước, khi có việc xảy ra, thì họ có thể kêu, lên tiếng với những cái đài, giống như là RFI, BBC hoặc là… các đài lớn (khác), để mà mọi người biết đến vấn đề để kịp thời giúp họ. Như bình thường, em thấy có những người khi xẩy ra chuyện, họ không biết kêu ai bây giờ, không biết là cái truyền thông có thể giúp được số điện thoại gì đó, khi có
chuyện họ có thể lên tiếng ngay, có bị đàn áp thì họ cũng được bảo vệ hơn. »
Chị Nguyễn Ngọc Hoa, nhân chứng kể lại việc bị công an đánh đập kể trên, cư trú tại nhà 96, Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Chị Hoa cho biết chị là con gái một nữ chiến sĩ biệt động trước 1975. Kể từ năm 2005, chị Nguyễn Ngọc Hoa tiếp tục thay mẹ đi đòi lại mảnh đất bị tước đoạt ở Vũng Tàu.
Người bị đánh đập gây chấn thương nặng nhất, trong câu chuyện chị Hoa kể ở trên, là chị Nguyễn Thị Tuyền, nguyên quán ấp 5, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Theo lời kể của chị Hoa, hiện tại, chị Tuyền do không có đủ tiền để được điều trị tại bệnh viện, nên tạm thời dưỡng thương ngay tại Sài Gòn với sự hỗ trợ của những người đồng cảnh, trong đó có bà
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, người quê ở thành phố Cần Thơ, cũng là người có mặt trong nhóm cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ ở Sài Gòn, bị công an hành hung
ngày hôm qua.
TAGS: BẠO LỰC - NHÂN
QUYỀN - SỨC KHỎE / Y TẾ - TƯ PHÁP - VIỆT NAM
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment