Thursday, August 1, 2013

Sách "Đại Họa Diệt Chủng" TRẦN NHU


From: Gop gio <
To:
Subject: [VN-TD] Xin mời đọc bài nầy : Sách "Đại Họa Diệt Chủng" TRẦN NHU

 

Kính chuyển :

    *Xin hãy đọc và cùng chia sẻ với những nỗi bi thương mà Phương Uyên và những người trẻ VN yêu nước phải gánh chịu sự trả thù của bè lũ chó săn đảng CSVN tay sai Hán chệt.

    *Hãy đọc để mà hãnh diện về những người trẻ yêu nước như Phương Uyên bất khuất !

    *Hãy đọc để mà căm thù bè lũ chó má CS Hànội, tay sai Tàu phù phản dân hại nuớc !

    *Chúng tôi vừa đọc và rơi nước mắt, vừa nghiến răng căm hờn ! Chẳng lẽ đất nước ta, dân tộc ta... mãi mãi cúi đầu như thế nầy hay sao ?

    *HÃY XUỐNG ĐƯỜNG ĐỂ CỨU NƯỚC !

    *MUỐN CỨU NƯỚC THÌ HÃY XUỐNG ĐƯỜNG !

(Lời kêu gọi của BS Nguyễn Đan Quế).

GOPGIO 30-7-2013


 

----- Forwarded Message -----
From: Bu`i Ba?o So+n <
To:
Sent: Wednesday, July 31, 2013 2:38 AM
Subject: [SONFRIENDS] Sách "Đại Họa Diệt Chủng" TRẦN NHU

 

 

 


 

 

From: ngocdung Nguyen <
 

MẸ ĐI TÌM CON GÁI

 

Trần Nhu (Chương 84, Đai Họa Diệt Chủng)

 


Tác giả Trần Nhu

 

Dẫn nhập:

“Thiên thần nhủ với nhau: Giọng yêu nồng cháy tìm đâu ra lời diệu huyền hơn tiếng “mẹ ơi”(E. A Poe)

Tục ngữ Ả-Rập có câu: “Mẹ của người bị giết có thể ngủ yên, nhưng mẹ của kẻ giết người không tài nào ngủ được.”

 

Trong xã hội Việt  Nam  hiện thời, không phải chỉ có mẹ những tên công an giết người không tài nào ngủ được mà cả mẹ và vợ con những kẻ lãnh đạo đảng cộng sản chắc gì ngủ yên giấc. Và những kẻ mang tâm trạng luôn luôn bất an là đảng Cộng Sản chứ không phải những chiến sĩ tranh đấu cho tự do bị chúng giam cầm trong các nhà tù.

 

Trong suốt 60 năm cai trị đất nước bằng nhà tù, thủ tiêu, bắn giết chưa bao giờ đảng CS bị cô lập trên thế giới và mất chỗ đứng hoàn toàn trong lòng dân tộc Việt Nam như ngày nay. Không giống như trong thời chiến tranh núp bóng dưới chiêu bài “chống ngoại xâm” và lợi dụng lòng yêu nước của nhiều người Việt  Nam . Ngày nay, chung quanh đảng chỉ có kẻ thù. Những tâm thư, thỉnh nguyện, góp ý kiến về hiến pháp, đổi tên đảng, thay tên nước vừa qua cho thấy, nhiều thành phần, lực lượng trước đây là phên dậu của đảng, là hậu thuẫn của đảng, là cánh tay mặt của đảng quay sang chống đảng như trường hợp hai cháu Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước khi bị bắt cả hai còn rất trẻ, nhất là Nguyễn Phương Uyên mới 20 tuổi là một cán bộ đoàn Thanh Niên Cộng Sản trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm.

 

Đất nước khó khăn, lòng người ly tán. Chưa bao giờ Việt  Nam  đứng trước hàng trăm ngàn thử thách như ngày nay. Trên đất liền từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng thấy giặc chiếm đất lập làng, xây phố Tầu, trong khi đảng Cộng sản điên cuồng săn lùng bắt giam giữ cầm tù những người chống quân xâm lược. Mặc dù vậy, chúng không sao dập tắt được những ngọn lửa khát vọng của tuổi trẻ yêu nước Việt  Nam  nung nấu trong từng trái tim khi thấy giặc Tầu nghênh ngang trên quê hương. Việt Khang đã thét lên trong dòng nhạc “Giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta, Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu”.

***

Trọng-Dũng-Sang (OTN)

Trọng-Dũng-Sang NHỮNG TÊN MẤT DẠY CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bi kịch, ám sát và bắt cóc.

 

Phương Uyên bị bắt cóc lúc 11 giờ ngày 14/10/2012.

 

Bi kịch, ám sát và “bắt cóc” ở xứ ta xẩy ra như cơm bữa từ khi cộng sản mới “cướp chính quyền” nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở các vùng gọi là “địch tạm chiếm”, truyền thống này vẫn tiếp diễn cho đến tận bây giờ! Chuyện mới đây thôi, Sinh viên Phương Uyên bị “bắt cóc” mất tích giữa thành Hồ. Sự mất tích của Phương Uyên làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Gia đình, người thân bạn bè và nhà trường tỏa đi khắp nơi trong thành phố để tìm kiếm người con gái. Trong khi người mẹ lặn lội, đi gõ cửa hết nơi này đến nơi khác tìm con gái, đến các đồn công an hỏi thì nhận được câu trả lời “không biết”.

 

Lòng người mẹ càng lo lắng cho tình trạng nguy hiểm đến tính mạng con gái mình, khi biết rằng việc tra tấn, nhục hình nạn nhân cho đến chết thường xẩy ra trong các đồn công an ở khắp cả nước.

 

“Một con ngựa đau cả tầu không ăn cỏ.” Tập thể sinh viên nhà trường đã cầu cứu chủ tịch nước.

 

“Kính gởi: Bác Chủ tịch Nước CHXHCNVN: Trương Tấn Sang

Chúng cháu là những sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm.

Chúng cháu mạn phép viết thư này cho Bác là để cầu cứu đến Bác về trường hợp bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên. Đang tạm trú tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 140 A Lê Trọng Tấn, Quận Tân Phú. TPHCM. Nguyên quán: Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận - Việt  Nam  . Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên Lớp 10CDTP1...

Vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012 bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên đã bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công An Quận Tân Phú khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi và nói là để xác minh một số vấn đề về Truyền Đơn chống Trung Quốc Xâm Lược do bạn ấy dán. Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn ấy về. Cha mẹ và bà nội của bạn Uyên đã đến cơ quan công an Phường Tây Thạnh và công an Quận Tân Phú để xin cho bạn được thả nhưng mấy chú công an nói là không có bắt giữ bạn ấy…”

 

Đau lòng sửng sốt 144 nhân sĩ trí thức đã gửi thư khẩn đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ông chủ tịch nước “có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và căm thù quân xâm lược dù cho hành động đó bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào.” Và “chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu trở lại nhà trường.”

 

Nhưng vẫn im bặt và họ đã thông báo đến các đồn công an, phường nhờ lục tìm tông tích gần hai tuần qua mọi cố gắng đều vô vọng!

 

Câu chuyện xẩy ra không ở chốn rừng thiêng nước độc hay một nơi hoang dã mà ngay chính ở thành phố. Sau cùng, người mẹ được tin Phương Uyên bị công an thành Hồ “bắt cóc” đem đến giam giữ ở tỉnh Long An trong khi nguyên quán em ở Bình Thuận.

 

Để theo đuổi việc học, em phải thuê nhà trọ với bạn bè. Trưa ngày 14/10/2012, toán công an ập vào nhà trọ của các em, bắt em cùng ba người bạn khác, ba người ấy sau đó được tha về, riêng Phương Uyên bị chở đi mất tích.

 

Phương Uyên nhỏ nhắn và yếu đuối, hồn nhiên và vô tư. Em chỉ có một vấn đề, như chính em thừa nhận: Em “ghét Trung Quốc.” Câu nói của em làm những kẻ lãnh đạo hai đảng, hai nhà nước Tầu-Việt giận dữ. Họ muốn dầy xéo lên em!

 

Ôi! Cô gái vùng quê chẳng mấy ai biết đến, bỗng trở thành đối thủ chính trị nặng ký của nước “lớn” và “chư hầu.”

 

(Xin quý vị trí thức lưu tâm: Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng bọn chúng đều là những phần tử cực kỳ nguy hiểm cho dân tộc. Nên đừng bao giờ hy vọng ở bọn chúng )

***

Ai sợ hãi? Và ai không sợ hãi? Ai bất an? Và ai không bất an?

 

Nước lớn, không sợ bom nguyên tử nhưng lại sợ anh chàng mù Trần Quang Thành và ông thầy tu (Đức Dalai Lama), bây giờ họ lại sợ một cô gái Việt Nam “ghét Trung Quốc”.

 

Lịch sử có những điều hết sức thú vị, lại không ngờ nữa. Thực vậy, như các bạn đều biết: Tầu cộng hiện là nước có số quân thường trực đông đảo nhất thế giới. Lực lượng này không ngừng phát triển với các loại vũ khí, trang bị ngày càng hiện đại.

 

Về hải quân Tàu Cộng có Hạm đội Nam Hải, Hạm Đội Bắc Hải, Hạm Đội Đông Hải.

Cùng với lực lượng không quân đứng hàng thứ ba trên thế giới.

 

Về lục quân Trung Quốc có:

- Đại quân khu Thảm Dương (phía Đông Bắc) khoảng 250,000 quân.

- Đại quân khu Bắc Kinh (phía Bắc) khoảng 300.000 quân.

- Đại quân khu Lan Châu (phía Tây) khoảng 300.000 quân.

- Đại quân khu Thành Đô (phía Tây  Nam  ) khoảng 220.000 quân.

- Đại quân khu Quảng Châu (phía  Nam  ) khoảng 250.000 quân.

- Đại quân khu Tế  Nam  (khu vực trung tâm) khoảng 200.000 quân.

- Đại quân khu Nam Kinh (phía Đông) khoảng 250.000 quân.(3)

 

Nước Tầu có lực lượng công an võ trang và các lực lượng an ninh đứng hàng đầu thế giới.

 

Lược qua như vậy, đủ biết nước Tầu hùng mạnh lắm. Họ còn phải sợ quốc gia nào đe dọa nền an ninh của họ. Nhưng điều trớ trêu thay, người khổng lồ Tầu lại run sợ trước một anh chàng luật sư mù, không một tấc sắt trong tay. Chính cái anh chàng mù này, chứ không phải lực lượng hùng mạnh nào khác bên ngoài có thể đe dọa nền an ninh của nước Tàu, và nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh không bưng bít được tiếng nói của anh chàng mù, để nhân dân Hoa Lục nghe được có thể làm sập đổ chế độ độc tài đảng trị. Cho nên lực lượng công an ưu tú nhất của nhà nước “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” đã ngày đêm bao vây anh chàng mù trùng trùng điệp điệp và cắt mọi thứ trên trời, dưới đất… (bốc anh chàng mù đi Mỹ là sai lầm chiến lược) (4).

 

Gieo phúc, giáng họa đối với một quốc gia, có khi cũng chỉ vì một lời nói, một lời nói rất có thể làm sụp đổ chế độ, một lời nói ảnh hưởng cả thị trường toàn cầu. Đó là điều ai cũng biết. Có những lời nói còn nặng ký và đáng sợ hơn cả bom kinh khí. Đảng cộng sản và những kẻ lãnh đạo Bắc Kinh có khi không sợ bom nguyên tử, nhưng họ lại rất sợ sự thật! Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông thầy tu này đi đâu cũng chỉ nói hai điều: “Từ bi và hòa bình” làm cho cả chính quyền Bắc Kinh nháo nhác từ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến thủ tướng Ôn Gia Bảo… hoảng hốt mất bình tĩnh nói những lời thiếu văn hóa. Sao vậy? Bởi vì cả thế giới đều coi Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa là lãnh tụ tinh thần vừa là nguyên thủ quốc gia của đất nước Tây Tạng. Đó vừa là chân lý vừa là sự thật, mà Trung Cộng kiêng kỵ sự thật. Sự thật có thể làm bay biến “lợi ích cốt lõi” và Trung Cộng sẽ đại loạn về sự thật.( 5)

 

Còn cái đảng Việt gian, bán nước hại dân, chúng cũng chỉ có sợ “sự thật”.

 

Sự thật sẽ trở thành sức mạnh đạp đổ cường quyền và áp bức. Chiếu sáng niềm tin đến các bản làng và mọi nơi chốn.

 

Cháu “ghét Trung Quốc”, câu nói của cháu Phương Uyên “đe dọa an ninh hai nước.

 

Thật quá nguy hiểm, cho nên sắp đến ngày khai mạc Đại hội ma quỷ ở Bắc Kinh rồi mà Quốc vụ viện, kiêm bộ trưởng công an Mạnh Kiến Trụ phải đi Hà Nội gấp. Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ “Vụ bắt giữ cô Uyên xảy ra giữa lúc Bộ công an Việt Nam và Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác chống tội phạm đe dọa an ninh-trật tự hai nước.”

 

  VÀO TRUYỆN

 

“Hợp Tác An Ninh” 25/10/2013.

 

Tại Tổng Lãnh Sự Quán Tầu, 175 đường Hai Bà Trưng, thành Hồ. Tập Kiến Mẫn, trưởng ban cố vấn chỉ đạo song phương hợp tác an ninh Việt-Trung(*), triệu các quan chức cao cấp trong ngành an ninh phía Nam đến Tổng Lãnh sự quán, trong số này có thiếu tướng Nguyễn Chí Thành, giám đốc sở công an, thiếu tướng Thái Doãn Mẫn, phó trưởng ban T4, nguyên phó giám đốc công an thành Hồ, đại tá Nguyễn Sáu, Thủ trưởng cơ quan an ninh tỉnh Long An và đại tá, phó tiến sĩ Trần Đăng Thanh, học viện Bộ Chính trị, học viện Bộ Quốc phòng và là cố vấn cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháp tùng viên cố vấn Tàu từ Hà Nội vào.

 

Vừa ngồi vào bàn làm việc viên cố vấn đã nhắc:

 

“Trong cuộc gặp Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang của Việt Nam hôm 23/10 tại Hà Nội, người đứng đầu ngành công an kiêm Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Mạnh Kiến Trụ, đề nghị Việt Nam cùng thực thi những đồng thuận, nâng cao hợp tác song phương trong việc chống tội phạm, duy trì trật tự xã hội hầu góp phần cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của mối quan hệ giữa Việt-Trung”(2)

 

Và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong khi tiếp đón Bộ trưởng Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ ngày 24/10/2012 tại Hà Nội, đã bày tỏ rằng “Bộ Công an h

m, bảo vệ an ninh của mỗi nước mà cần hết sức coi trọng việc trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau” (3)

 

Y ngỏ lời khen ngợi: Chúng tôi hết sức hài lòng về tinh thần hợp tác của các đồng chí Việt  Nam  trong công tác an ninh chung, có thể nói: Chế độ XHCN tồn tại nhờ tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế của các đảng viên cộng sản, XHCN không có biên giới. Bất kỳ nước nào theo XHCN đều là tổ quốc của người cộng sản. Vì vậy đảng cộng sản Trung Quốc coi việc giúp đỡ Việt  Nam  trong việc giữ gìn an ninh là nghĩa vụ quốc tế, tinh thần đó là bất tử. Chúng tôi cũng ghi nhận sự thành công của các đồng chí Việt Nam trong việc trấn áp các cuộc biểu tình và bắt giam những phần tử chống Trung Quốc, hiện thời chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vụ bắt giữ hai sinh viên Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha những đứa ra mặt chống Trung Quốc, ngài Mạnh Kiến Trụ rất lưu ý đến vụ này, vì hành động của chúng sẽ cổ vũ tuổi trẻ Việt Nam chống Trung Quốc.

 

Trong khi viên cố vấn Tầu nói cả bọn tướng tá ngành an ninh thành Hồ chăm chú nghe hắn nói. Tiếp theo hắn là Nguyễn Chí Thành, giám đốc công an thành Hồ với dáng điệu khúm núm y thưa:

 

- Bây giờ xin phép ông cố vấn chỉ đạo. Tôi sẽ nói một vài điểm về vấn đề an ninh và sự lo âu của các cấp lãnh đạo cơ quan, nỗi lo âu của họ về tình hình trong cuộc đấu tranh với các thế lực thù địch trong thời kỳ, tân kinh tế, chính trị mập mờ… kỹ thuật truyền thông phát triển mạnh xóa những ngăn cách, rào cản trong không gian, nên nhất cử, nhất động đều bị các thế lực xấu trong ngoài nhòm ngó! Sinh ra nhiều thách thức mới đối với ngành an ninh, nó không giống như những thập niên trước. Chúng tôi nói, đó là “một đặc trưng” nên phải có những giải pháp phù hợp và vai trò của ngành an ninh trong hoàn cảnh mới, như vụ hai sinh viên Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mà ông cố vấn vừa nhắc, khi sự việc xẩy ra một cuộc họp ban lãnh đạo an ninh được tiến hành ngay, mọi người nói chuyện với nhau 7-8 phút. Ông bộ trưởng từ Hà Nội gọi điện thoại ra lệnh không giam giữ Phương Uyên ở thành phố… Chủ trương ban đầu của Ban an ninh thành phố Hồ Chí Minh là thủ tiêu chúng nhưng bàn đi tính lại vẫn không ổn, bản thân tôi cũng chưa có một lựa chọn nào dứt khoát?

 

Viên cố vấn, giơ tay cắt ngang:

 

- Trung Quốc cũng gặp khó khăn, mỗi khi xử lý với các phần tử xấu, giết chúng thì mang tiếng để chúng sống là cả một vấn đế chướng ngại, lúc này chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn đòi nhân quyền, dân chủ, bọn dân tộc chủ nghĩa là lực lượng công an, đã được và sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi âm mưu toan phản kháng. Nhưng phải chú ý điều này không được gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi, phải tiến hành kín đáo đề mọi thứ, mọi sinh hoạt diễn ra bình thường, song song là các cơ quan truyền thông phải sử dụng mọi phương tiện sẵn có. Viết và nói hàng ngày hàng giờ, biện luận cho dân chúng và quốc tế thấy được những vấn đề… Về tinh thần các đồng chí lãnh đạo cao cấp cũng đã nhất trí trước dư luận về vấn đề biển Nam Sa, Tây Sa thỉnh thoảng vẫn phải để cho phát ngôn chính phủ phản đối chiếu lệ và báo chí nói tới khi đại cuộc chưa toàn thắng…

 

Trần Đăng Thanh, học viện Bộ Chính trị, học viện Bộ Quốc phòng và là cố vấn cho Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói:

 

“Chúng tôi cũng đã học tập được rất nhiều kinh nghiêm quý báu của Trung Quốc, nhất là ngành an ninh. Bây giờ thì chúng tôi tin chắc rằng công an đã hành động đúng và từ lâu chúng tôi luôn luôn có người đồng chí vĩ đại là ĐCSTQ, người đồng chí đã cứu sinh mệnh ĐCSVN. Chúng tôi đời đời ghi nhớ công ơn của các đồng chí, như Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã từng nói:

 

"Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Việt  Nam  luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc".

 

Tổng Bí Thư đảng từng nhắc nhở “trân trọng biết ơn, quan hệ hữu nghị tốt đẹp và bền vững, gia tài để lại cho thế hệ mai sau”.

 

Bọn Trọng-Dũng, Sang rắp tâm cấu kết với giặc Tầu, thủ tiêu, bắt bớ giam cầm những chiến sĩ yêu nước. Nhưng bọn chúng không thể ngăn được LÒNG NGƯỜI ở khắp miền đất nước đang rực lửa.

 

Trái tim tuổi trẻ họ muốn tất cả những “cái tốt” và “ghét cái xấu”, lòng yêu nước của họ bừng cháy giữa băng giá. Sự tràn đầy tình cảm, sự ngây thơ trong trắng nhưng chẳng phải là yếu đuối. Lòng yêu nước Việt  Nam  là vô tận như những nỏ thần luôn luôn giương cao sức mạnh của tuổi trẻ Việt  Nam , và mỗi mũi tên nhắm tới kẻ xâm lược đều nóng bỏng lửa căm hờn. Trong khi giới lãnh đạo thì tăm tối, mập mờ, xa lạ và thù địch với dân chúng, sự đau khổ, nhọc nhằn tràn mảnh đất này!

 

Các nhân vật Trọng, Dũng, Sang trước tiên gây nên một ấn tượng của sự tham lam quyền lực và ngu dại. Họ không biết yêu quê hương, họ không trông thấy rõ XHCN. Đảng cộng sản đã đốt cháy ngôi nhà truyền thống của ông cha một cách man rợ, làm cho cả dân tộc mất mái ấm!

 

Đặt ra nhiều câu hỏi và không có một câu trả lời. Thái độ trước cuộc sống thực tại, những sinh thể lớn ấy bước dò dẫm như những người mù lòa, loạng choạng như những kẻ say rượu. Họ quay lưng lại với dân tộc, dứt ra khỏi khối dân tộc, họ đã thoái hóa!

 

Ghi Chú:

(*) “Hợp tác toàn diện” – “Hợp tác chỉ đạo song phương Việt Trung”, được ký kết từ năm 2000, giữa Hồ Cẩm Đào và Nông Đức Mạnh.

“Hợp tác chỉ đạo song phương Việt-Trung mỗi năm họp một lần ở Bắc Kinh hoặc Hà Nội, chẳng hạn như:

“Hợp tác chỉ đạo song phương lần thứ 6 diễn ra ở Bắc Kinh giữa Dương Thiết Trì Ủy viên Bộ chính trị Trung Cộng và Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng Hà Nội (2013)

Lần thứ 5, họp tại Hà Nội giữa Đới Bỉnh Quốc Ủy viên Bộ chính trị Trung Cộng và Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng Hà Nội. (2012)

Lần thứ 4, giữa Đới Bỉnh Quốc Ủy viên Bộ chính trị Trung Cộngvà Phạm Gia Khiêm, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hà Nội (2011)

Lần thứ 3, giữa Đương Gia Truyền Ủy viên Bộ chính trị Trung Cộng và Phạm Gia Khiêm, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hà Nội (2010) v.v…

Xin lưu ý: Sau lưng Ban chỉ đạo có một hệ thống cố vấn ốp sắt sặt các bộ, các ngành của Việt  Nam , nhất là Bộ công an.

 

Trong trại giam

 

Trời sáng rõ, nhưng âm hưởng khủng khiếp kinh hoàng của ban đêm vẫn lay động ban ngày. Khi tên công an dẫn Phương Uyên vào phòng thẩm cung số 13, đã thấy viên đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An, mặt mũi phì nộn, trắng trợn, đeo cặp kính mạ vàng, mặc áo sơ mi trắng, quần ka-ki vàng, giầy đen, ngồi ngả lưng vào thành ghế, nhả khói thuốc lên trần nhà vẻ suy nghĩ… căn phòng khá rộng, có cửa sổ nhìn xuống sân trại giam. Ở chính diện căn phòng treo bức chân dung lãnh tụ Lenin, dưới kê một tủ sắt sơn mầu ghi, có nhiều ngăn chứa hồ sơ, trên mặt tủ đặt một bức tượng Hồ Chí Minh cỡ nhỏ bằng thạch cao, trắng ngà ngà.

 

Khi tên quản giáo trại giam báo cáo giao phạm nhân, y đứng dậy, hai tay buông thõng, nét mặt biểu lộ trình độ nghiêm túc cao, rồi hất hàm như ra lệnh cho tên quản giáo lui ra.

 

Y không nói mà chỉ cô gái ngồi chiếc ghế đẩu đối diện với y.

 

Không khí trơ lạnh được vén lên, bởi cái nhìn chòng chọc vào mặt cô gái, rồi nhìn toàn diện, nhìn từ trên xuống dưới, nhìn từ dưới hất lên xoáy vào bộ ngực không chớp mắt. Nhìn một cách nhâng nháo thô bỉ thản nhiên. Đoạn y dừng lại, ngắm kỹ khuôn mặt trái soan. Vẻ bình thản, kiêu hãnh dịu dàng, đôi mắt cô gái ánh lên cuồng nhiệt khát sống. Nàng thông minh, duyên dáng, nhưng những nét duyên dáng không làm mềm yếu.

 

Trước khi thẩm vấn cô gái, y đã nghiên cứu kỹ hồ sơ suy nghĩ tính toán, y vừa chú ý nhận xét xem có biến đổi trên khuôn mặt non trẻ mà y đang chờ đợi sự ngoan ngoãn, để lập công chuộc tội. Nhưng y không thấy dấu hiệu thay đổi.

 

Cô gái vẫn ngồi yên. Nàng không như những người y thường hỏi cung xưa nay. Nét mặt thản nhiên, mái tóc dài đen nhánh rối xõa trên đôi vai tròn, cặp mắt nghiêm trang long lanh. Cặp mắt ấy, vừa tha thiết với quê hương, vừa tuyệt vọng trước cuộc đời bị xô vào ngõ cụt! Đối với nàng rất sung sướng được sống trên đời và yêu sự sống. Nàng tràn đầy nghị lực và giầu xúc cảm, nhưng trong xã hội bán nô lệ và bị lệ thuộc vào ngoại bang tự nhiên nàng bị rơi vào guồng máy rên siết, điên rồ chung, và trở lại tình trạng man rợ luôn luôn hàng ngày, hàng giờ với sự bắt bớ giam cầm những người yêu nước. Nàng đang suy nghĩ về những kẻ lãnh đạo đảng cộng sản và cái họa xâm lăng phương Bắc.

 

Bỗng Sơn mở cặp, đặt tập hồ sơ dầy cộm lên bàn, sửa lại mục kính cho chững, rút thuốc lá châm hút, nét mặt hắn nghiêm lại. Phóng mắt vào mặt Phương Uyên, như để thị uy.

 

Đối tượng của y, vẫn ngồi bất động. Nàng không nhìn y mà ngoảnh mặt nhìn ra ngoài cửa sổ.

 

Chợt một tiếng thốt ra từ cửa miệng dối trá, hắn hỏi:

 

- Cô tên thật là Phương Uyên? Trú quán tại… sinh viên trường Đại học công nghệ Thực Phẩm?

 

- Đúng, tôi.

 

- Còn tên gì khác ?

 

- Không.

 

- Tôi muốn hỏi cô, qua thời gian giam giữ, để cô suy nghĩ, cô đã nhận rõ tội chưa?

 

- Xin ông cho tôi biết tội gì?

 

- Ồ! Tôi đang chờ sự thành khẩn của cô… không có tội mà nhà nước bắt à? Đừng có mà ngoan cố, kể ra thì tội của cô cũng không phải là nặng cho lắm. Cái căn bản là phải thành khẩn, đừng có giấu diếm hiểu chưa? Giấu diếm là nhẹ hóa ra nặng, thành khẩn thú tội sẽ được khoan hồng của đảng.

 

Người con gái hình như không che đậy được sự khinh bỉ, ném một cái cười vào mặt y:

 

- Tôi không có tội chi phải thành khẩn, cũng không có tội chi để phải chịu ơn sự khoan hồng của ai.

 

Y nhếch mép cười nhạt, như ngầm một ý gì, rồi hỏi:

 

- Cô là người đã rải truyền đơn có nội dung chống Trung Quốc?

 

- Đúng tôi.

 

- Cô có biết Trung Quốc đã giúp nhân dân ta trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đến thắng lợi không? Cô có biết đảng và chính phủ ta đang phát động phong trào “Toàn dân Việt  Nam  đời đời nhớ ơn Trung Quốc” (1) không?…

 

Cô gái, cắn môi ngập ngừng, đôi mắt đen nghiêm trang, im lặng một lúc nàng không nhìn y mà hỏi lại:

 

- Vậy ông có biết năm 79 nước “lạ” nào xua hàng mấy chục vạn quân bất ngờ tấn công vào sáu tỉnh biên giới nước ta không? Ông có biết nước “lạ” nào chiếm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt  Nam  không? Ông có biết bọn giặc nào thường xuyên bắn giết ngư phủ Việt  Nam  không? Sao các ông không chịu mở mắt ra mà cứ nhắm mãi, lại bắt mọi người phải nhắm theo! Cũng như kẻ sa lầy dưới bùn nhơ, lại cố kéo thêm người khác cùng nhơ?

 

Y sẵng giọng:

 

- Cô có biết, cô đang nói chuyện với ai không?

 

- Tôi biết.

 

- Cô có biết sự hỗn xược phải trả giá như thế nào không?

 

- Tôi biết, thừa biết những nguy hiểm và ghê tởm của đảng cộng sản và bọn giặc Tàu dành cho tôi.

 

Viên đại tá, rướn cổ lấy gân, giơ tay cắt lời cô gái:

 

- Thế là đủ rồi. Cả gan thật! dám trắng trợn tuyên truyền nói láo ngay trước mặt chính quyền. Tôi nhắc lại để cô biết, luật pháp cấm đánh đập tra tấn, nhưng nếu cần… và cô cũng phải hiểu, chúng tôi có lý tưởng, chúng tôi phải thực hiện lý tưởng ấy bằng mọi cách… mọi con đường. Nên chúng tôi không cần xin phép pháp luật, chúng tôi làm tất cả bất kể việc gì có lợi cho sự nghiệp cách mạng, lợi cho đảng, cho nhân dân là chúng tôi làm. Chính bằng cách này, chúng tôi bảo vệ luật pháp, cô đừng nên quên điều đó. Vậy thử hỏi cô chịu đựng được bao lâu?

 

Y dừng lại, châm thuốc hút, vẻ mặt đầy kiêu ngạo, đắc chí.

 

Người con gái rùng mình tưởng như tiếng thú rừng vừa mới thốt ra, bỗng bất chợt một nụ cười cay đắng, chứa tất cả nỗi kinh tởm, lẫn sự căm phẫn bọn giặc phương Bắc và lũ tay sai. Nhưng nàng vẫn thản nhiên nói:

 

- Vậy các ông nói thế nào, giải thích thế nào về độc lập, tự do hạnh phúc? Các ông nói thế nào về nhân quyền? Giải thích thế nào về một xã hội văn minh tiến bộ? Thật khổ sở và tủi nhục! Khi thấy người ta khắc lên đá hoa cương mầu đỏ sẫm với hàng chữ bằng vàng: “Không có gì quý hơn độc lậptự do” trên lăng của kẻ đã khai sinh ra chế độ khốn nạn, khốn khổ này!

 

Viên đại tá ngành an ninh mím môi lại, liệng mẩu thuốc lá xuống nền gạch, mắt trợn ngược, mặt tím bầm, giận run lên hét lớn:

 

- Đây là trại giam, cô muốn làm anh hùng hả? Được lắm! Nhưng xin nhớ chưa có một thằng khùng nào thoát khỏi bốn bức tường này, chứ chưa nói đến người hùng với cách mạng chỉ có mục xương.

 

Cô gái vẫn ngồi nguyên, nét mặt nàng thản nhiên. Cái thản nhiên đã tạo nên loại hình dáng bất khuất, kiên cường.

 

Đi Cung đêm.

 

Chúng tao tra tấn mày. Ai ngăn cản được chúng tao? Viên đại tá an ninh liếm môi, giằn ra từng lời vang lên một âm thanh giống như tiếng thú dữ gầm gừ trước con mồi:

 

- Mày sẽ biết, chúng tao làm gì?

 

- Các ông muốn làm gì tôi thì làm!

 

- Làm gì? Mày muốn biết, tao cho mày biết. Trước hết tao nhốt chung mày với bọn tù hình sự. Chúng nó sẽ truyền cho mày bệnh giang mai, bệnh hoa liễu, bệnh lậu biết chưa?

 

Cô gái:

 

- Bao nhiêu năm qua ông phát động phong trào học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là thế này ư?

 

- Mày đừng có nói với chúng tao về đạo đức, nhân phẩm, nhân quyền, luật pháp hiểu chưa?

 

Cô gái rúm người lại, “ghê tởm” không nói thêm nữa!

 

Sống và chết!

 

Thà chết, không sống nhục! Nhưng chết trong trường hợp này không khác gì kẻ chạy trốn mà mục đích của chúng là hành ta đến chết và bịt miệng ta. Uyên bỗng thay đổi trong khoảnh khắc, nàng quyết định sẽ sống tiếp… Cuộc sống sẽ chẳng có nghĩa gì, khi ta không chịu đựng được những nguy khốn và cái chết! Hãy chứng tỏ ta không quỵ ngã trước quân thù.

 

Cơn ác mộng!

 

Mùi gì đó sộc vào mũi, ẩm mốc, hôi hám, tanh tưởi mùi “nhà quàn.” Tiếng khóc, tiếng rên rỉ vọng lại trong không gian như hang động là những chiếc cũi đúc bằng bê tông, cốt sắt nho nhỏ, mỗi cũi nhốt một vài người.

 

Trong thung lũng khổng lồ xuất hiện những con vật hoang dã, mặt người, mình thú, và một loài quỷ chuyên hớp hồn người, chuyên hút các thai nhi, ám ảnh phụ nữ! Với lời phán “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai kể như có, mười con gái kể như không) thứ sinh linh văn hóa nô dịch, hủ bại ngàn đời, hiểm độc nhất trần gian được các hoàng đế Tầu phong thánh, hiện thời, được đúc tượng bày bán khắp trần gian, trông giống hệt Đức Khổng Tử, còn đang nhận diện hắn thì bỗng một con quái vật khác, chồm lên trên màn hình mầu đối diện với ống kính Camera của Uyên, nó rú lên, miệng ngoác rộng, phơi bầy hàm lợi đỏ ngòm và hàm răng nhọn hoắt, rồi một con báo mặt tựa như Mao Trạch Đông, mỉm cười, ngồi chồm hổm trên núi xương sọ dân Khờ Me, con cáo già Hồ Chí Minh mắt dán vào gặm khúc xương nhấm nháp, nhưng chưa phải là hết, Uyên còn thấy những con quái vật khác, lợn lòi, chó rừng kêu ư ử, “chí chóe,” một con đười ươi ngồi sưng xủa gần phía trước cửa song sắt, ngắm nhìn cô, trông giống như Nguyễn Phú Trọng, vài con chó sói đi tới đi lui, nó cạo lông và da vá, dính đầy “máu cục” “máu đông.” Nó đang thở hổn hển như vừa mới trúng tên của thợ săn. Mắt Uyên nhìn tất cả xung quanh là những hình thù dị dạng rõ ràng.

 

Lại một giấc mơ khác.

 

Trong bóng tối, nàng mơ hồ nhìn thấy chiếc xe Honda và bỗng ré lên:

 

- Má ơi! Con không sợ nữa đâu. Con không sợ chúng nó nữa đâu!

 

Người mẹ sung sướng, hãnh diện mỉm cười nhìn con, rồi nàng thấy những tia nắng ban mai rực rỡ chảy tràn qua kẽ lá trên đầu làm nàng thức giấc. Trong một lúc, người bị tê cứng vì phải nằm bó rọ, nàng không biết mình đang ở đâu. Ánh nắng chói chan, sàn nhà cứng như đá khiến người nàng ê ẩm, cảm thấy có vật gì nằng nặng đè lên hai chân, nàng cố gắng gượng dậy và nhìn ra đó là cái “cùm,” nó giữ đôi chân nàng từ bao giờ? Rồi chợt nhớ lại tất cả, nàng nhổm dậy mau và lật đật nhìn quanh. Tạ ơn chúa! Không bóng dáng một tên công an nào. Bây giờ, nàng hoàn toàn nhớ rõ, nhớ cuộc hành trình chống giặc Tầu và đảng cộng sản Việt gian bắt đầu con đường cứu nước khi gặp Đinh Nguyên Kha một sinh viên yêu nước, anh không sợ gian nguy, không sợ bị tù đày và cũng không sợ chết nếu cái chết phải tới, nhưng anh sợ cuộc đời nô lệ! Có cùng quan điểm giống mình khiến tinh thần càng hăng hái và quyết tâm trong trận chiến mới, trận chiến bi tráng và lặng lẽ với những người lính trẻ chống giặc phương Bắc. Con đường trước mắt lởm chởm chông gai và mìn bẫy! Nhưng họ không hề nao núng trước thực trạng của đất nước mà lại có thêm sức mạnh.

 

Nhớ những lúc cùng Kha bàn bạc, vận động phong trào chống giặc và tay sai, phải kéo các bạn trẻ bằng tất cả tinh thần sức lực, phải kéo những kẻ chạy trốn và sợ hãi. Để họ không sợ nữa mà thường là sự sợ hãi cho bản thân mình cùng các tài sản quý báu và địa vị. Nhưng “Sợ” bây giờ trở thành một căn bệnh đối với cả những người bị đảng cộng sản cướp “trắng tay!” Và sợ giặc phương Bắc là điều chưa hề xẩy ra trong cuộc hành trình dân tộc.

 

Ôi! Tổ Quốc trên con đường tối đen, từ những đám mây, mọi con sông, dòng suối, núi đồi, cây cỏ hoa lá đều ủ rũ và đờ đẫn kiệt quệ trong mùa đông thuộc Tầu! Ngay cả dòng sông Nhị Hà vốn bao đời cuồn cuộn như rồng cuốn ngày nay đã cạn cháy và dòng sông Cửu Long, tức tưởi lờ đờ! Nếu giặc Tầu và đảng cộng sản còn ngự trị sẽ không có những buổi chiều trong sáng và an bình trên đất nước này.

 

Đất nước có nhiều tên hút máu, nhiều nạn nhân, nhiều cảnh đời nghiệt ngã mà không phải các tiểu thuyết gia thêu dệt. Đất nước ác quỷ trở thành hiền nhân! Người đi qua lại trông như những bóng ma không một tiếng động nào ngoài tiếng “Loa” của giặc. Kinh khủng làm sao sự bại hoại tinh thần, sự im lặng chết chóc phủ xuống cả mảnh đất hình chữ S! Một tình trạng như vậy kéo dài nhiều thập niên!

 

Lúc này trong buồng giam nàng cảm thấy, sự đơn độc dễ sợ, có lúc nàng thốt lên Má ơi! Phải chi có má bên cạnh, phải chi nhờ phép lạ nào đó! Ta vẫn nguyên vẹn trở về mái nhà quen thuộc. Con sẽ gặp lại khuôn mặt ân cần điềm tĩnh của cha và nét mặt đôn hậu của mẹ, để tìm lại bàn tay dịu dàng, nhiều khi trấn an con mẹ sẽ xua đuổi những bóng ma và những sợ hãi với giọng nói điềm tĩnh của bà.

 

Má ơi! Con không sợ nữa đâu!

 

Tháng 2

 

Một công việc đầu tiên của người thẩm vấn can phạm là xác định xem tính cách đối tượng thuộc loại nào. Tính cách liên quan đến mọi sinh hoạt trong đời sống, tình cảm, lý trí mạnh mẽ hay mềm yếu, hoạt bát hay nhút nhát. Tiêu chỉ phân biệt để người hỏi cung đi đến quyết định ra sao. Việc xác địnhtính cách giúp người thẩm cung định hình các câu hỏi và sử dụng giọng điệu cử chỉ ví dụ loại người có lý trí sử dụng phương pháp cọc cằn thô lỗ, đến tra tấn nhục hình, rồi dụ dỗ bằng những lời lẽ ngon ngọt khiến người bị thẩm vấn chui vào cái cũi của họ.

 

Trong quá trình “thẩm vấn” Phương Uyên, chúng đã sử dụng đủ mọi phương pháp. Ban đầu, chúng dùng phương pháp trấn áp, độc ác và đểu cáng không thể tưởng tượng nổi là nhốt chung Uyên với hai tên tù hình sự trong một phòng. (* xin xem tài liệu) Rồi tiếc rẻ, thương cảm, hứa hẹn sẽ tha về trước kỳ thi, cho đem sách vào để ôn bài v.v…

 

Ấy là vào một buổi tối, Phương Uyên bất ngờ được nhân viên an ninh đưa đến khách sạn, trong một phòng rộng tiện nghi sang trọng vừa mới bước vào đã thấy một gã đàn ông tuổi chạc lục tuần ngồi chờ ở đây, trong khi nàng ngơ ngác dưới ánh sáng đủ mầu sắc của cái lăng khối đèn hoa đăng thủy tinh, tất cả sáng chói chan, gian phòng yên tĩnh một cách lạ lùng. Uyên cảm thấy tính mạng mình cuốn quanh như cơn lốc từ một cảnh tượng khủng khiếp ghê tởm của thù hận, trong bóng tối đen nghịt của buồng giam biến ngay thành nơi sáng xủa êm ái.

 

Tháng 4

 

Vào một buổi sáng, nhân viên công an của bộ đưa Phương Uyên đến một khách sạn, y nói: Ngồi chờ đây cô sẽ được khám bệnh, nói xong y khép cửa lại đi ra.

 

Vài phút sau, cánh cửa phòng bật mở một người đàn bà xuất hiện, trông có dáng vẻ lịch sự và nhã nhặn bà nhìn cô gái không nói gì. Nàng để dọc hai tay lên đùi như thể đang đợi người ta khám xét.

 

Bác sĩ người nhỏ bé, mái tóc bạc trắng xõa xuống vai như một chiếc khăn bằng tuyết ôm lấy khuôn mặt thanh tú hình trái soan. Bà đặt lòng bàn tay lên vai cô gái cúi xuống “xin chào”, bà nói bằng một giọng sứ Nghệ nhẹ nhàng:

 

- Tôi là bác sĩ Hạnh, còn cháu tên chi?

 

- Cháu tên Phương Uyên, sinh viên trường Đại Học Thực Phẩm. À! Tôi biết rồi… vài phút im lặng.

 

Uyên chìa tay vén áo cho bác sĩ xem… cô hy vọng bà ý thức được những vết bầm tím trên cơ thể, tuy không sành sõi trong việc đoán biết tâm lý người khám nghĩ gì? Trong khi bác sĩ chăm chăm nhìn đôi mắt nàng thấy rõ tất cả tông tích thảm kịch đã xẩy ra đối với cô gái, trong lòng thương cảm tuột cùng. Bà đến đây trong vai trò xóa nhòa những dấu tích trên khuôn mặt nàng trước khi ra tòa.

 

(Xin xem tài liệu tra tấn Phương Uyên ở cuối chương)

 

Từ Trường Sa gửi Phương Uyên.

 

“Rồi đây.

Chúng có thể sẽ xử em “tội phản quốc chống đảng”

Thiên thần ơi hãy bước ngẩng cao đầu!

Làm Chiêu Thống cùng Ích Tắc hốt hoảng

Để giặc Tàu kinh hãi ngàn sau!

Trích thơ Hàm Thuận Bắc ( Đảo Sơn Ca 26/10/2012)

 

RA TÒA

 

Ngày 16 tháng Năm 2013, quan tòa Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tuyên án: “tử hình đảng Cộng Sản.”

 

Như một vị giáo sư, trên bục giảng đường nhà trường cô gái nhìn lướt qua các trò ở hàng ghế đầu cho đến các sĩ quan an ninh, trật tự, bảo vệ… Không nghi ngờ gì là họ đang sốt ruột, chờ đợi, giống như hầu hết mọi người nghĩ “thú tội, xin khoan hồng”. Cô gái phớt lờ tất cả. Chẳng có ai thực sự tồn tại ngoài cô, và bài giảng yêu nước Việt trong giờ phút trọng đại bắt đầu, với giọng trang nghiêm Phương Uyên nói: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đi chết đi ĐCS VN bán nước!’

 

Khi người con gái nói lời này, viên quan tòa há miệng, người bật ngửa ra phía sau như con thú giữ bị đâm, nét mặt biến sắc cả bọn sửng sốt cúi đầu.

 

Lời nói của người con gái tuổi đôi mươi, mạnh hơn bom nguyên tử và sức chấn động làm rung chuyển đến cả khu lăng Ba Đình, nơi đặt thi hài kẻ khai sinh ra đảng cộng sản Việt gian. Giống như một trận động đất và sóng thần lớn nhất trong lịch sử hơn một trăm năm qua. Tuy không thiệt hại về người và vật chất, nhưng nó làm đổ nát hết niềm tin của hơn ba triệu đảng viên, đồng thời nó thổi vào một luồng sinh khí mới cho tuổi trẻ yêu nước Việt  Nam .

 

Có thể nói, Hồ Chí Minh khai sinh ra đảng cộng sản Việt  Nam  ngày 3 tháng 2 năm 1930. Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã khai tử đảng cộng sản Việt gian ngày 16 tháng 5 năm 2013.

 

‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đi chết đi ĐCS VN bán nước’.

 

Mọi người nghĩ trong bụng “hãy cút đi” cút khỏi đất nước của ta “cút đi”

 

“Đảng cộng sản chết đi”, đó là ngày toàn dân Việt  Nam  chờ đợi đã lâu, ngày cuối cùng.

 

Hỡi chúa trời, Tổ Tiên! Hỡi hồn thiêng sông núi! Hãy phù hộ cho tuổi trẻ Việt  Nam  chiến thắng quân xâm lược và bè lũ tay sai.

 

Cặp mắt mọi người dự phiên tòa hút vào chừng vài giây mấy đồng hồ

 

Nguyễn Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".

 

Đinh Nguyên Kha hít vào một hơi thở thật đầy, điềm tĩnh, dõng dạc, mạnh mẽ: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".

 

Mắt chàng trai ngước lên như một vị quan tòa, tiếng nói vang vọng, mạnh mẽ phá tan bầu không khí thầm lặng sẽ là tiếng gọi thức tỉnh lương tâm hàng hàng lớp lớp con người đứng lên xóa bỏ bộ máy ti tiện đang thống trị đất nước và đày đọa dân tộc này.

 

ooOOoo

 

Tại Đại Sứ Quán Tầu ở Hà Nội Ngày 17/5/2013

 

Lúc này vào khoảng 12 giờ, thường là giờ ăn trưa, nhưng các nhân viên của sứ quán Tầu ở 46 phố Hoàng Diệu, Hà Nội vẫn hăng hái say mê làm việc trong tòa lâu đài hai tầng, phía trên mái kính màu xanh nhạt lấp lánh dưới ánh mặt trời ánh lên những tia nắng, tạo ra các hình khối, trong không gian, mang lại cảm giác về một đại sảnh kỳ vĩ. Những góc cạnh vuông buông thông tựa như những đường vân cắt ngang bức tường ốp gạch trắng, phủ xuống nền nhà lát đá cẩm thạch, không khí sạch sẽ, thoáng mát mùi thuốc khử trùng.

 

Một nhóm cán bộ an ninh cao cấp Việt  Nam  đang vội vã đi tới, đi lui. Họ được mời vào một phòng lớn ngồi chờ ông Đại sứ Khổng Huyển Hựu tiếp kiến.

 

Dân Việt gọi Khổng Huyển Hựu là quan Thái thú của Bắc triều. Danh hiệu này khiến mọi người Việt Nam sợ hãi và tủi hổ, còn bọn quan lại cộng sản Việt lại tỏ vẻ tôn kính đối với một người cai trị đầy quyền uy ngồi trên được phụng sự là niềm vinh dự.

 

Đại sứ Tầu ở Hà Nội, không giống như ở các xứ khác, họ cư xử với các quan lại Việt Nam rất ngạo ngược và thô bạo, có khi họ triệu viên đại tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng đến hạch hỏi về một việc gì đó mà họ không hài lòng(1) hoặc triệu vời một viên Bộ Trưởng Văn Hóa đến quở trách về đường lối giáo dục chưa đúng “định hướng” trong chủ trương “hợp tác giáo dục” giữa hai đảng, hoặc triệu viên Bộ Trưởng Thông Tin đến quở trách về bài báo có nội dung không phù hợp ý họ, thế là bài báo lập tức phải gỡ bỏ.

 

Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình được “răn dạy” không được đưa tin về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, không được đưa tin về những vấn đề liên quan đến các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, không được nhắc đến cuộc chiến tranh Trung-Việt (1979-1984) ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc và tổ chức kỷ niệm các chiến sĩ đã hy sinh thân mình để bảo vệ mảnh đất của Tổ Tiên.

 

Đại sứ Tầu bí mật chỉ đạo mọi công việc, họ có những tên tay sai đắc lực đứng đầu ngành như Nguyễn Thế Kỷ - Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Thông Tin, Truyền Thông v.v…

 

Thật là tuyệt vời khôn ngoan và xảo quyệt vì nó hiệu quả mà lại rất kín đáo. Nó bí mật kiểm soát cả guồng máy nhà nước cộng sản Việt Nam, nhất là ngành an ninh và kiểm duyệt truyền thông báo chí, điều này, hẳn là một số người còn nghi ngờ. Nhưng sự thật, Bắc Kinh còn mở rộng việc kiểm duyệt ra ngoài vòng kiềm tỏa của chúng như sứ quán Tầu ở kinh đô Ba Lê đòi đài truyền hình Pháp- France 24 phải hủy bỏ việc phát hình một phóng sự do thông tín viên của đài ở Bangkok bí mật thực hiện ở Tây Tạng.

 

Ngày 12/06/2013, đài truyền hình Pháp- France 24 công khai loan báo: Đài đã bác bỏ yêu sách của chính quyền Trung Quốc, muốn France 24 hủy bỏ việc phát đi một phóng sự do một thông tín viên của đài ở Bangkok bí mật thực hiện ở Tây Tạng.

 

Phóng sự truyền hình mang tựa đề là: “Bẩy ngày ở Tây Tạng” của Cyril Payent đã được phát hình ngày 30/05. Thông tín viên của  France  24 đã thẳng thắn tố cáo sự kiện người Tây Tạng bị đàn áp dưới ách cai trị của Trung Quốc. Kết luận của nhà báo Payent rất rõ ràng: Chính sách “diệt chủng văn hóa.”

 

Hành động của sứ quán Tầu, y hệt bọn thảo khấu ở chốn rừng xanh, gây sức ép, đòi kiểm duyệt một phương tiện truyền thông nước ngoài không thuộc quyền quản lý của mình đã gây phẫn nộ trong báo giới Pháp. (***)

 

Cyri Payent phóng viên thường trực tại  Bangkok . Đã nêu cụ thể hành vi sứ quán Tầu tại Thái Lan đã tiến hành: “Tôi trở lại  Bangkok  ngày 4 tháng 6, và từ đó đến nay, diễn tiến xẩy ra dồn dập. Một nhà ngoại giao của Trung Quốc đã để lại cho tôi một tin nhắn trên điện thoại của tôi và đã tỏ thái độ hù dọa. Cô ta yêu cầu tôi đến đại sứ để giải thích về những “lời nói dối” mà tôi đã nêu lên trong phóng sự của tôi. Sau cùng, cô ta còn đe dọa tôi như sau: “Nếu ông không đến Đại Sứ quán trước ngày 11 tháng 6, thì ông sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả.”

 

Vương quốc Thái Lan hay nước Pháp đâu phải là tỉnh, huyện của nước Tầu? Càng chẳng phải là nước chư hầu mà hành động ngang ngược, thô bạo thiếu văn minh như đã quen với các quan chức lãnh đạo đảng cộng sản Việt  Nam .”

 

3:15 PM giờ Hà Nội.

 

Phái đoàn an ninh cao cấp Việt  Nam  do Bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang dẫn đầu vẫn trong phòng chờ đợi một cách e ngại, thận trọng. Chợt một tiếng Tầu giọng Bắc Kinh vang lên như một chiếc máy, âm điệu lầy nhầy hống hách, Khổng Hựu xuất hiện, hắn húng hắng ho và khạc đờm, rồi lau bằng chiếc khăn mùi xoa hồng, trong khi cặp mắt xám chăm chăm nhìn vào mặt viên Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, cả bọn đứng dậy khom lưng chào Khổng Hựu, hắn khẽ gật đầu giơ tay ra hiệu cho bọn họ ngồi xuống. Trong tâm trạng bất an và tức giận vụ sử án hai sinh viên Việt  Nam  hôm qua máu ứ lên cổ, Hựu lại khạc đờm nhổ xuống thảm đỏ rồi nói:

 

- Lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng chút nào về phiên tòa này! Để phạm nhân hiên ngang nói trước dư luận: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đi chết đi ĐCS VN bán nước.” Không có việc gì tệ hại hơn là để chúng thóa mạ Tổ quốc Trung Hoa là tuyệt đối không thể được!

 

Tấm biểu ngữ viết bằng máu, đặt trên mặt bàn giải thích cơn thịnh nộ, vẻ choáng váng như kẻ vừa mới bị phản bội, Hựu lại khạc nhổ đờm rồi một cái hất đầu về phía bọn Quang, hắn dằn ra từng tiếng: “Tôi rất tiếc! Vô cùng tiếc về sự thiếu cảnh giác của cơ quan an ninh Việt  Nam ! Lời nói của đứa con gái ấy, sẽ để lại một dư âm và gây một ấn tượng xấu về hình ảnh nước Trung Quốc vĩ đại. Các ông đã không hợp tác tốt. Tôi cần biết ai chịu trách nhiệm?”

 

Một phút im lặng, đầy lo âu và sợ hãi viên Bộ trưởng Công an Việt Nam đánh bạo lên tiếng là hắn và cả ngành an ninh cùng với Viện kiểm soát, tòa án đã làm hết mình để hợp tác với phía an ninh Trung Quốc và giữ 4 tốt, nhưng vụ này thì không ai ngờ!

 

Chúng tôi hiểu nó chẳng có lợi gì cho mục đích chung giữa hai đảng, xin ngài Đại sứ sáng suốt.

 

Chừng như đã nguôi cơn giận vả lại cần khuyến khích bọn họ hợp tác tốt hơn nữa Khổng gật đầu nói:

 

- “Từ khi nhận nhiệm vụ bước vào tòa nhà này, tôi đã làm tất cả trong phạm vi quyền lực của mình để giúp các đồng chí Việt  Nam  được an ninh. Nhưng sự cố vừa xẩy ra, giờ đây đã đặt tôi vào tình thế khó khăn với cấp lãnh đạo ở Bắc Kinh! Có nhiều điều các đồng chí chưa làm tốt nhất là về giáo dục tư tưởng.

 

- Tình hình chung từ Bắc đến Nam rất quan trọng. Xem các đồng chí chủ quan cho là thường. Lãnh đạo, tư tưởng từ trung ương đền các địa phương, có thông thì nhân dân mới thông, nhân dân từ thời kháng chiến chống Pháp- chống Mỹ được giáo dục chu đáo trong nhiều thập niên tinh thần rất cao, bây giờ bên trên của các đồng chí cũng có những phần tử dao động, tư tưởng bất đồng thì đảng viên quần chúng cũng sẽ dao động theo. Từ đó, cán bộ các cấp trở thành ngọn đuốc cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ngóc đầu dậy. Vì vậy, những gì được đem ra ở cuộc họp này, chung quy cũng chỉ là những điều đã được đề cập từ những thập niên trước trong những cuộc gặp gỡ cấp cao.

 

- Hôm nay, với tư cách là cố vấn tham mưu cho các đồng chí, tôi chỉ nói những điều quan thiết về vấn đề “hợp tác an ninh” trong lộ trình “hợp tác toàn diện.”

 

- Những điều mà giờ đây chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh làm nhiều hơn nữa, không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì lúc này phải đẩy mạnh hơn nhiều nữa, làm sâu rộng hơn nữa. Để đè bẹp bọn sâu bọ đòi nhân quyền, dân chủ và nghiền nát tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng một phần không nhỏ trong đám dân chúng, đặc biệt là đám trí thức, cần phải tiêu diệt, cả về tinh thần lẫn vật chất. Tuy bọn này chẳng có gì trong tay, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần dân tộc trong nhân dân, nhất là tụi trẻ. Tất cả dấu hiệu về lịch sử xưa cần xóa bên trong đầu đám dân chúng nhất là bọn trẻ.”

 

- Các đồng chí cũng phải đặc biệt lưu ý đến một vài tên tướng đã về hưu “ăn lộc của đảng” như Dương Danh Di, Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Duy Mật… lại hùa theo bọn dân tộc chủ nghĩa, phỉ báng Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại, đã vậy lại còn ngang ngược đòi kỷ niệm những kẻ đã tử trận (79-90) bọn đó có tội… không xứng đáng mà các cấp cao đã nhất trí không cho kỷ niệm bọn giặc cỏ của Lê Duẩn chống lại tổ quốc Trung Hoa, đến cả việc hàng năm tổ chức kỷ niệm Trưng Trắc, Trưng Nhị… cũng phải dần dần dẹp bỏ. Không thể có chuyện con cháu chống lại ông cha, lại được phép cho kỷ niệm. Người cần làm lễ kỷ niệm là vị anh hùng vệ quốc vạn dân kính ngưỡng Hoàng Dương Phục Ba (tướng Mã Viện).

 

Những vấn đề lịch sử, các cấp cao đã nhiều lần thảo luận bàn bạc rồi và phía lãnh đạo Việt Nam đã cam kết hứa hẹn.

 

- Các đồng chí cứ hỏi cựu TBT Nông Đức Mạnh, xem đồng chí ấy đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp cao cấp với cựu TBT Hồ Cẩm Đào năm 2000.

 

Thứ bẩy, ngày 4/6/2013, tôi và đoàn đại biểu đã thăm hai nghĩa trang các liệt sĩ Trung Quốc chết trận tại Việt Nam ở Thịnh Hưng và Yên Bình, Yên Bái đoàn đại biểu có thành phần là đại diện sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, các công ty, cơ quan tổ chức, sinh viên và báo chí của Trung Quốc, với một số quan chức cao cấp Việt Nam tháp tùng. Đã nói: "Chúng tôi luôn nhớ ơn các liệt sỹ Trung Quốc" và có trách nhiệm bảo quản các nghĩa trang và gìn giữ tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

 

Về phần mình, tôi cũng phát biểu rằng quan hệ Trung-Việt đang phát triển mạnh và sâu sắc, như vậy "không uổng máu xương của các liệt sỹ".(*)

 

Tuy nhiên, vấn đề đại sự vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do các thế lực phản động và tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn ngấm ngầm quấy nhiễu từ nhiều phía…

 

Năm ngoái, tôi đến tham dự buổi kỷ niệm các liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh trong các chiến dịch trừng phạt quân phản bội của bọn Lê Duẩn (79-90), thấy vẫn còn nghĩa trang rồi đài kỷ niệm bọn đó. Trái với tinh thần các cấp lãnh đạo cao cấp đã nhiều lần trong những cuộc gặp gỡ song phương hàng năm cam kết. Nên khi về Hà Nội, tôi đã nói với TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang các đồng chí đó đều nhất trí dần dần từng bước sẽ xóa sạch vết tích nhơ nhuốc đó.

 

Trong khi Khổng Hựu nói cả bọn quan chức an ninh Hà Nội tỏ ra biết ơn và ngoan ngoãn, hứa quyết tâm thực hiện bốn tốt.

 

Hựu gật đầu, nhưng vẫn còn trong trạng thái trầm uất nặng nề, hắn đã quen với quyền lực và sự phục tùng trong đám dân chúng Việt  Nam . Khi phiên tòa xử cô gái và chàng trai xẩy ra, Hựu bàng hoàng như những thứ đó mất đi và đám quan chức Việt  Nam  cũng không còn tin cậy được nữa. Biểu hiện lừng chừng dao động lúc này, lúc khác trong ban lãnh đạo Việt Nam, lúc dựa vào Trung Quốc lại muốn xích lại gần “con hổ giấy Hoa Kỳ.

 

Phát biểu trong lời kết thúc cuộc họp, Khổng Hựu nhấn mạnh:

 

- “Bây giờ, sự lựa chọn chỉ có một, và ở đây các đồng chí lãnh đạo Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang tỏ ra đã có lựa chọn “đúng nơi”, “đúng chỗ.” Vả lại, trong tình thế hiện thời Việt Nam không còn đường lựa chọn nào khác là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại. Đi với Mỹ chăng? Thì các đồng chí đã có cái gương lớn trước mặt là TT Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu rồi và nhiều nguyên thủ nước khác trên thế giới các đồng chí chắc biết cả đấy…

 

Chỉ có về với Trung Quốc các đồng chí mới có thể tiếp tục tồn tại mà đảng cộng sản là “ông chủ duy nhất.” Hãy thử tưởng tượng vào một ngày nào đó, những kẻ khác kéo các đồng chí ra khỏi các dinh thự sang trọng, cả tài sản, tính mạng vợ con trôi dạt về đâu?

 

Khổng Hựu nhìn chằm chặp vào đám tướng tá công an Việt Nam: Kinh khủng! “Thật kinh khủng!” Vậy các đồng chí chỉ có một chỗ dựa an toàn nhất là Trung Quốc.

 

- Nếu có biến loạn: Xin cam kết với các đồng chí rằng Trung Quốc sẽ quyết tâm chi viện cho các đồng chí khi có sự đe dọa an ninh. Để bảo vệ các đồng chí Trung Quốc không thiếu đại bác, xe tăng, máy bay, bay… với sáu triệu giải phóng quân đã làm nên bao chiến thắng vẻ vang.

 

- Vỗ tay.

 


Khổng Huyễn Hựu, Đại Sứ Tầu tại Hà Nội.

 

- HẾT

 

(*) BBC thứ bảy, 6 tháng 4, 2013

Đại sứ quán TQ thăm mộ tử sĩ TQ ở Yên Bái.

Tân Hoa Xã cho hay Đại sứ Khổng Huyễn Hựu vừa dẫn đầu một đoàn đại biểu Trung Quốc đi viếng mộ tử sĩ Trung Quốc ở tỉnh Yên Bái hôm thứ Năm 4/4.

- Chuyến thăm được cho là nhằm Tiết Thanh Minh Quý Tỵ tuần rồi.

Ghi nhận một vài nhận xét và cảm nghĩ của công luận.

 

Ông Trần Trung Đạo viết: “Ngày 16 tháng Năm 2013 là ngày lịch sử. Như đã có một lần trong lịch sử, ngày 26 tháng Hai năm 1285, Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng hô lớn “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Chàng thanh niên Việt Nam Trần Bình Trọng chỉ mới 26 tuổi.

 

Cô bé đứng trên bục cao, đôi kính cận có gọng dầy, tóc vén cao, áo trắng học trò, thân hình mảnh mai trông giống như một cô bé học sinh 15 tuổi đang đứng bảng đen trong lớp học chứ không phải đứng trước tòa án Cộng Sản. Em không sợ hãi, không van xin, trầm tĩnh và tinh khôi như một thiên thần:"Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm". 

 

Cạnh em, Đinh Nguyên Kha, áo sơ mi trắng, tóc cắt cao của một thanh niên Việt  Nam  kiểu mẫu. Nguyên Kha cũng dõng dạc: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". 

 

Hàng triệu người Việt  Nam  trong hai ngày qua sống trong tâm trạng vừa phẫn nộ, vừa xót xa nhưng cũng vừa hãnh diện. Phẫn nộ khi đọc bản án của đảng CS dành cho hai em, xót xa khi nhìn vóc dáng mảnh mai, yếu đuối của Phương Uyên, nhưng hãnh diện đến rơi nước mắt vì những câu nói lịch sử của hai em.”

 

Trần Trung Đạo viết: “Lịch sử mang tính thời đại và tính liên tục. Mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng, dù hoàn thành hay không, khi bước qua thời đại khác, vẫn phải chuyển giao trách nhiệm sang các thế hệ lớn lên sau. Sức đẩy để con thuyền dân tộc vượt qua khúc sông hiểm trở hôm nay không đến từ Mỹ, Anh, Pháp hay đâu khác, mà bắt đầu từ bàn tay và khối óc của tuổi trẻ. Lịch sử Việt Nam đã và đang được viết bằng máu của tuổi trẻ Việt Nam.”

 

Bản chất hèn yếu, đê tiện sợ quan thầy đến mức kiêng kỵ không dám kết án biểu ngữ của người yêu nước: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đi chết đi ĐCS VN bán nước’, mà bọn quan tòa chỉ dám kết án biểu ngữ trên bằng câu: Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "không hay về Trung Quốc". 

 

Anh Châu Văn Thi đi tham dự phiên tòa “công khai” ở Long An đã phải thốt lên “Có nhiều người không thể tin được đành phải thốt lên rằng: không biết mình đang sống ở Việt  Nam  hay Trung Quốc đây?”

 

- Phần kết câu chuyện dành cho trang thơ


Người yêu nước anh hùng bất khuất

 

- Nguyễn Phương Uyên đứng trước tòa 

- Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời 

- Em không phải đóa mặt trời 

- Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh

 

- Trước vành móng ngựa gian manh 

- Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen 

-Trái tim yêu nước thắp đèn 

- Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa 

 

- Em là nụ, em là hoa 

- Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi 

- Đưa tay chúng tính che trời 

- Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên 

- Sài Gòn ngày 17-6-2013 Trần Mạnh Hảo


- * MINH DIỆN

 

- Thân mến tặng sinh viên Nguyễn Phương Uyên

- Hây hây đôi mà ửng hồng,

- Dịu hiền đôi mắt sáng trong yêu đời,

- Vô tư em nở nụ cười,

- Như đài sen nở thắm tươi giữa đầm!

 

- Ngỡ rằng nước mắt khôn cầm,

- Ngỡ rằng sợ hãi lặng câm cúi đầu?

- Nhưng không, em chẳng sợ đâu!

- Trước vành móng ngựa ngẩng đầu hiên ngang!

 

- Thông minh, xinh đẹp, dịu dàng,

- Những câu trung thực, ngân vang từng lời:

- Rằng: “Con yêu biển, yêu trời,

- Con yêu Tổ Quốc ngàn đời Việt  Nam

- Ghét quân “Tàu Khựa” gian tham,

- Cướp Hoàng Sa , cướp biển  Nam  nước nhà”...

 

- Lời em vỗ cánh bay xa

- Phá tan xiềng xích phiên tòa bất công!

- Lời em vang khắp núi sông,

- Ngấm vào từng trái tim hồng


 

- " Em bước lên, mắt nhìn bình thản

- Như chính em là người xử án

- Em thét to: Ta có tội gì đây?

 


- Phương Uyên đứng nơi vành móng ngựa 

- Vẫn ngoan cường thắp lửa non sông 

- Giặc tàu cút khỏi biển đông 

- Máu em làm mực khăn hồng viết lên

- Bỏ tù một đóa hoa

- 19-5-2013

- Được đăng bởi Bùi Văn Bồng vào lúc 07:01


 

- DƯ LUẬN QUỐC TẾ

 

Có khá nhiều phản hồi từ công luận trong và ngoài nước, trong đó đáng lưu ý :

 

Một thông cáo của sứ quán Mỹ một ngày sau phiên tòa nói sự việc “phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại”.

 

Thông cáo viết: “Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.” (BBC)

 

Còn Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch (HRW), chỉ trích phiên tòa và qua đó nhận xét về thái độ của nhà nước chế độ CSVN trong hành vi này :

 

“Đưa người dân ra tòa án để xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm “lố bịch” và biểu hiện sự “bất an” của chính quyền Việt Nam,” (BBC) –

 

Có thể là chưa đầy, nhưng cũng tạm đủ biểu thị tri thức trong nội hàm một lời nói rất ngắn gọn của quan chức Human Rights Watch (HRW) khu vực Châu Á này .

 

Lố Bịch, nghĩa thông thường: “Là cử chỉ hành động xấu xa không đúng đắng đàng hoàng khác cái bình thường đến mức đáng chê cười, ghê tởm trong mắt mọi người.” (Hoàng Thanh Trúc)

 

Ông Phil Robertson, HRW. Bản án dành cho Uyên và Kha ngay lập tức bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế chỉ trích là vi phạm quyền con người giữa lúc thành tích nhân quyền của Hà Nội đang bị thế giới lên án gay gắt.

 

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói với VOA Việt ngữ:

 

“Bản án này thật sự gây căm phẫn và chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các bản án này ra trước công luận quốc tế càng nhiều càng tốt. Bản án này cho thấy sự phá sản của thành tích nhân quyền Hà Nội. Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam nói họ hành xử theo luật pháp và tôn trọng nhân quyền thì các bản án này chứng tỏ họ chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp.”

 


 

Phương Uyên: Em quả thật là cô gái thần tượng và anh dũng - “Hot and Heroic Girl” - của toàn dân Việt”

 

Từ Trường Sa gửi Phương Uyên.

“Rồi đây.

Chúng có thể sẽ xử em “tội phản quốc chống đảng”

Thiên thần ơi hãy bước ngẩng cao đầu!

Làm Chiêu Thống cùng Ích Tắc hốt hoảng

Để giặc Tàu kinh hãi ngàn sau!

Trích thơ Hàm Thuận Bắc (Đảo Sơn Ca 26/10/2012)

 

 

 

Thân gửi các anh, các chị,
Tôi được Giáo Sư Canh cho địa chỉ các anh chị, có anh chị tôi biết hoặc chưa biết, nhưng chắc chắn đều là những người có tâm huyết với quê hương. Qua đây, tôi gửi anh chị lời Phi Lộ và lời giới thiệu của sách Đại Họa Diệt Chủng, kèm theo chương "Mẹ Đi Tìm Con Gái" nội dung chương nầy nói về các hoạt động của Tòa Đại Sứ Tầu tại Hà Nội và Lãnh Sứ Quán ở Sài Gòn. Chính họ trực tiếp chỉ đạo các cuộc bắt bớ các chiến sĩ yêu nước của Việt  Nam.
Mong được phổ biến rộng rãi cho công luận trong nước cũng như ngoài
 nước.

Trân Trọng,
Trần Nhu

 

ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG

TRẦN NHU

 

MỤC LỤC

 

LỜI PHI LỘ

 

DẪN NHẬP

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

PHẦN I

 

CHƯƠNG I     Chủ Nghĩa Đại Hán

CHƯƠNG 2     Chính phủ lưu vong Tây Tạng

CHƯƠNG 3     Hồ Chí Minh rước voi về dầy mả Tổ

CHƯƠNG 4     Mao chọn Quan Thái Thú

CHƯƠNG 5     Máu xâm lăng từ trong cốt tủy

CHƯƠNG 6     Vạch Mặt

CHUONG 7     Bối cảnh Quốc Tế

CHƯƠNG 8     Hồ Chí Minh mời kẻ cướp vào nhà

CHUONH 9     Hồi ký những người trong cuộc

CHƯƠNG 10   Ai chỉ huy chiến dịch biên giới và Điện Biên Phủ

CHƯƠNG 11   Vai trò của Tướng Tầu trong chiến dịch Điện Biên Phủ

CHƯƠNG 12   Các cuộc hội thảo Quốc Tế về chiến dịch Điện Biên Phủ

CHƯƠNG 13   Thần Tượng trong Mê Lộ.

 

PHẦN II

 

CHƯƠNG 14   Bắc kỳ những đêm nguyệt tận của thế kỷ

CHƯƠNG 15   Bắc Kinh chiếc nôi của bạo chúa

CHƯƠNG 16   Chó sói không ăn thịt con

CHƯƠNG 17   Vết hằn lịch sử

CHƯƠNG 18   Truyện ngoài lề

CHƯƠNG 19   Hồ Chí Minh cha đẻ lực lượng công an

CHƯƠNG 20   Ngày làm việc của ma qủy

CHƯƠNG 21   Những đêm trong vùng tự do

CHƯƠNG 22   Đêm thời bình

CHUONG 23   Hồ Chí Minh tác giả sổ hộ khẩu và sổ lương thực

CHƯƠNG 24   Đại bi kịch sổ hộ khẩu

CHƯƠNG 25   Trước cửa hàng Lương thực quốc doanh

CHƯƠNG 26   Cải tạo Trí thức

CHƯƠNG 27   Văn hóa vô sản

CHƯƠNG 28   Cộng sản chủ Trương đào tận gôc trốc tận rễ văn hóa dân tộc

CHƯƠNG 29   Thời Vua không ngai

CHƯƠNG 30   Ngày làm việc của vua không ngai

CHƯƠNG 31   Mao Cha đẻ đường mòn Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 32   Bối cảnh chiến trường Đông Dương

CHƯƠNG 33   Di dân cuộc xâm lăng không tiếng súng?

CHƯƠNG 34   Nguời Tầu quỷ quyệt biến sông nước thành vũ khí hủy diệt

CHƯƠNG 35   Tầu Cộng một bóng đen khổng lồ ám ảnh nhân loại từ mọi phía

CHƯƠNG 36   Một bối cảnh khác trong chuỗi dài bi kịch

CHƯƠNG 37   Môi  sinh

CHUONG 38   Sự kiện Vịnh Bắc Bộ

CHƯƠNG 39   Quan thái thú

CHƯƠNG 40   Làm thế nào để thành lập các đảng cộng sản

CHƯƠNG 41   Nước Tàu chơ vơ giữa cộng đồng nhân loại

CHƯƠNG 42   Khổng Tử một thần tượng quá lỗi thời

CHƯƠNG 43   Tàu Cộng có thể trỏ thành siêu cường?

CHƯƠNG 44   Văn minh văn hóa khạc nhổ truyền thống

CHƯƠNG 45   Văn hóa xâm lăng và trộm cắp

 

PHẦN III

 

CHƯƠNG 46   Nền văn minh Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại

CHƯƠNG 47   Địa lý phong thủy nước Mỹ

CHUONG 48   NhữngTrở ngại cho nền chính trị-ngoại giao Hoa Kỳ

CHƯƠNG 49   Việt-Miên-Lào trong ván bài Nixon-Kissinger-Mao-Chu!!!

CHƯƠNG 50   Bạch cung (

CHƯƠNG 51   Nixon cầu thân với bạo chúa

CHƯƠNG 52   Nixon- Kissinger đánh bạc với quỷ

CHƯƠNG 53   Trả lại lời nguyền

CHƯƠNG 54   Hoa Kỳ một lần nữa đừng để mất niềm tin

CHƯƠNG 55   Mẹ Tổng Thống

CHƯƠNG 56   Đảng lưu manh- chinh quyền côn đồ

CHƯƠNG 57   Đảng Cộng sản một tổ chức lưu manh ăn bám lớn nhất thế giới

 

PHẦN IV

 

CHƯƠNG 58   Thân phận người lính sau chiến tranh

CHƯƠNG 59   Tướng hồi hưu

CHƯƠNG 60   Nước rút

CHƯƠNG 61   Mafia và cá mập

CHƯƠNG 62   Kẻ thù thành ân nhân

CHƯƠNG 63   Dollars muôn năm

CHƯƠNG 64   Ân nhân thành kẻ thù

CHUONG 65   Dịch bò điên và dịch biểu tình chống Mỹ tại Nam Hàn

CHƯƠNG 66   Đường đến Washington

CHƯƠNG 67   Tướng đi đêm

CHƯƠNG 68   Đường đến Thành Đô

CHƯƠNG 69   Xã hội muôn thuở là Tấn trò đời

CHƯƠNG 70   Đại Đảng hội bất thường

CHƯƠNG 71   Quyền lực và tiền-   Đổi Mới?

CHƯƠNG 72   Nhập cuộc

CHƯƠNG 73   Đấu đá chia chác

CHƯƠNG 74   Mở sòng bài

CHƯƠNG 75   Việc kinh doanh

CHƯƠNG 76   Cố vấn cờ bạc

CHƯƠNG 77   Đi tham quan sòng bài

CHƯƠNG 78   Con trai cụ tổng

CHƯƠNG 79   Những tiếng khóc vu vơ

CHƯƠNG 80   Đảng cộng sản một tổ chức lưu manh ăn bám?

CHƯƠNG 81   Các lãnh chúa và nhóm quyền lợi

CHƯƠNG 82   Đàn chó săn của giặc Tầu

CHƯƠNG 83   Cha đi tìm con gái

CHUONG 84   Mẹ đi tìm con gái

CHƯƠNG 85   Giết linh hồn Việt

CHƯƠNG 86   Giặc phương Bắc dùng bọn điếm văn nghệ đánh vào hồn nước

CHƯƠNG 87   Bắc thuộc lần thứ v

CHƯƠNG 88   Tầu cộng chắc chắn sẽ sụp đổ

CHƯƠNG 89   Nước Tầu sụp đổ người Việt đối mặt với vấn nạn Hoa Kiều

PHẦN V

CHƯƠNG 90   Chú Sam mắc nợ chú Chệt

CHUÔNG 91   Tiền bạc

CHƯƠNG 92   Bạc tiền

CHƯƠNG 93   Ngược dòng lịch sử nước Tầu -Kỷ nguyên đại Mông Cổ

CHƯƠNG 94   Qua cầu rút ván

CHƯƠNG 95   Thành Cát Tư Hãn xâm lăng Đại Việt lần thứ nhất

CHƯƠNG 96   Thái sư Trần Thủ Độ trong sự nghiệp cứu nước

CHƯƠNG 97   Chọn người kế nhiệm

CHƯƠNG 98   Các biến cố lịch sử trong triều Trần

CHƯƠNG 99   Thành Cát Tư Hãn xâm lăng Đại Việt lần thứ hai và lần thứ ba

CHƯƠNG 100           Kỷ nguyên Đại Thanh

 CHƯƠNG 101          Người Hán giống dân man rợ?

 

TẦU CỘNG NGUỒN GỐC CỦA MỌI HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI

 

PHẦN KẾT

Gía của tự do luôn luôn cao

NHỮNG GIÁC THƯ ĐI VÀO LỊCH SỬ

Giác thư gửi các tướng lãnh và binh sĩ QĐ

Giác thư thứ I

Giác thư thứ II

Giác thư gửi BCT ĐCSVN

Tổ Quốc Lâm Nguy SOS (chưa có)

Giác thư gửi các vị nguyên thủ các quốc gia về vấn đề Tây Tạng

Giác thư gửi những người bạn trẻ Tây Tạng

Tầu Cộng chắc chắn sẽ sụp đổ

Người Việt Đối Mặt Với Vấn Nạn người Hoa

PHỤ LỤC

NHỮNG BỨC ẢNH ĐI VÀO LỊCH SỬ

 

ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG

 

TÀU CỘNG NGUỒN GỐC CỦA MỌI HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI

 

LỜI PHI LỘ

Đại Họa Diệt Chủng

 

Mấy năm  gần đây người ta tổ chức những hội nghị quốc tế bàn về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, người ta lo ngại cho một số động vật sẽ bị diệt chủng. Điều đó tốt, nhưng còn nhiều dân tộc đang bị diệt chủng thì sao?

 

Và chúng ta cũng thấy mỗi khi có dịch cúm gia cầm làm chết vài trăm người là các cá nhân, các hội đoàn, các nhà cầm quyền ở nhiều nước hoảng sợ hô hoán lên… còn một thứ đại dịch đã và đang hủy diệt hàng trăm triệu con người, thậm chí cả một dân tộc thì họ lại im thin thít. Thứ đại dịch nguy hiểm ấy, ai cũng biết, cũng thấy: Đó là Tầu Cộng.

 

Vậy quý vị có đủ lương thiện, tri thức để nhìn nhận rằng: Tầu Cộng đích thực là kẻ thù nguy hiểm nhất của các dân tộc? Nếu quý vị thực sự muốn làm điều gì tốt lành hơn cho nhân loại, quý vị mong muốn có một thế giới an bình tràn đầy ánh sáng, quý vị hãy chống lại bọn quỷ đỏ Bắc Kinh. Chúng chính là một thứ đại dịch đáng lo ngại nhất của nhân loại.

 

Đây là lời kêu gọi thiết tha và còn cả hàng trăm ngàn lời ở khắp nơi trên thế giới đã cảnh tỉnh chúng ta rằng: Tầu Cộng là kẻ thù nguy hiểm nhất của loài người.

 

Không có Tàu Cộng, không có chiến tranh Việt Nam. Không có Tàu Cộng, không có họa diệt chủng trên đất nước Chùa Tháp. Không có Tầu Cộng, không có đại họa Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) ở miền Bắc nước ta. Không có Trung Cộng, không có thảm kịch Tây Tạng. Không có Tàu Cộng, nửa nước Mông Cổ không bị sát nhập vào nước Tàu, Không có TầuCộng, chế độ quái gở Bắc Hàn đã sụp đổ từ lâu.

 

Chúng là kẻ thù sinh tử của các dân tộc Á Đông. Với chính sách đồng hóa và diệt chủng.

Quý vị có biết TầuCộng đương đại, những vùng đất được coi là quê hương của người Mông Cổ (khu tự trị Nội Mông), một vùng đất rộng lớn bằng một phần mười nước Tầu, gồm 6 triệu dân Mông Cổ trong vài thập niên qua khoảng trên 30 triệu người Hán đến lập nghiệp ở đây, dân gốc Mông cổ bị đẩy ra ngoài lề, khi dân số của nước Mông Cổ bên cạnh chỉ có 3 triệu người. Nội-Ngoại Mông đều là con cháu của Thành Cát Tư Hãn vang bóng một thời. Họ có bản sắc văn hóa riêng, nhưng hiện nay nền văn hóa đó đang bị mai một, không còn mấy người Mông trong khu tự trị nói được tiếng mẹ đẻ.

 

Quý vị có biết, những vùng đất được coi là quê hương của người Tây Tạng rộng gấp 8 lần nước Pháp? Và các vị có biết tại Trung Cộng còn có những vùng đất được coi là quê hương của người Muslim, rộng tương đương bằng 5 lần nước Pháp, hoặc 8 lần nước Việt Nam?

 

Các vị có biết một dải đất gọi là Ninh Hạ với diện tích khoảng 66,400 km2, chưa bằng 1% diện tích Trung Hoa. Nhưng nếu đem so sánh với các quốc gia khác, thì vùng đất này lại rộng hơn hai nước Bỉ và Hòa Lan nhập lại.

 

Các vùng đất mênh mông mà Tàu Cộng vừa ăn tươi nuốt sống của đất nước Tây Tạng vào năm 1949, khi quân của Mao hừng hực sát khí tràn vào cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập, có chủ quyền như Tây Tạng, cũng như người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) để sát nhập vào nước CHDCNDTH (của Mao Trạch Đông) thì tỷ lệ người Hán chưa đến 1% ở Tân Cương của người Hồi xấp xỉ 3%. Vậy mà chỉ trong một thời gian 60 năm cai trị áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ quốc gia Tây Tạng, tỷ lệ người Hán đã lên đến 90%. Nghĩa là chiếm gần như tuyệt đối, còn ở Tân Cương tỷ lệ người Hán đã lên đến 64%.

 

Có một truyện ký “Đi Tìm Tây Tạng” của nhà văn Minh Đức trên Blog của Osin, giống như bức ảnh chụp. Xin dẫn một đoạn để quý vị thấy thực trạng của Tây Tạng bây giờ.

 

“Ôi! đất nước Tây Tạng mà không tìm thấy một người. Đi thăm những người Tây Tạng bây giờ phải bỏ tiền ra mua vé mới được xem. Phải mất 45 quan đắt quá nhỉ, Trung Quốc thu tiền về mà họ chẳng tốn gì:” (…)

 

Những nhà tu hành, những người dân hiền hòa bên trong Tây Tạng, những người đã khổ đau và tiếp tục khổ đau quá nhiều. Tất cả họ đang đối diện trước một chương trình, chiến lược và một hệ thống kỹ thuật có tính toán kỹ lưỡng nhằm phá hủy truyền thống văn hóa và mục tiêu cuối cùng là diệt chủng dân tộc. Chiến lược này không phải chỉ áp dụng ở Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng mà nó đang diễn ra ở Vương quốc Lào, Cao Miên, Miến Điện và Việt Nam..

 

Đọc những tài liệu về Trung Cộng đối với các nước láng giềng, với các dân tộc nhỏ, thật là buồn, nhiều khi không muốn đọc nữa vì nó quá khủng khiếp, quá man rợ đối với con người. Tôi tự hỏi, có bao giờ giới lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ đến số phận của người Mông Cổ, người Tây Tạng và các dân tộc khác? Không, không bao giờ. Họ phải chiếm lấy bằng bất kỳ giá nào, bất kỳ một hành động dã man tàn bạo nào. Họ không suy nghĩ như một con người, như chúng ta. Dù là bạn ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh, châu Âu, châu Úc… Tất cả chúng ta là những con người như nhau. Tất cả chúng ta cùng tìm kiếm hạnh phúc, sự bình an và cố gắng tránh khổ đau. Nghĩa là chúng ta có cùng một căn bản nhân tính đầy đủ tự nhiên của con người. Ngược lại, giống người Hán không có cùng căn bản như chúng ta. Chúng là một thứ quỷ không ngừng gây họa cho con người.

 

Thật không vui chút nào khi nói ra những lời cay độc hay dùng những danh từ quá nặng nề để chỉ cả một dân tộc. Tôi e rằng tôi không tạo được sự hài lòng đối với người  Hoa, và cho các thế lực hắc ám khác trên thế giới. Điều này không có gì lạ, bởi vì chính tôi cũng không hài lòng về mình cho nên tôi hẳn là một người cầm bút rất khó ưa, đáng ghét, đáng tống ngục…

 

Nhưng cuốn sách này được viết vào giai đoạn đặc biệt bởi sự bất hạnh của nhiều dân tộc! Nó mang đến những dấu vết diệt chủng hiển nhiên và tấm mạng che mặt “giải phóng hòa bình” biến mất.

 

Nhân loại, nếu có kẻ thù nào cần phải tiêu diệt để thế giới được sống an bình thì đó chính là chủ nghĩa Đại Hán. Chúng đã gây ra không biết bao nhiêu thảm họa cho con người, và cả thế giới đều chứng kiến từ thảm họa này đến thảm họa khác...

 

Tàu Cộng từng ngày một đều làm tăng sự lo ngại của thế giới, từng ngày một các bạn đều tai nghe mắt thấy chúng thọc bàn tay đẫm máu vào mọi ngõ ngách đời sống nhiều dân tộc. Chúng đích thực là kẻ thù của hòa bình thế giới.

 

Tình huống mỗi quốc gia một khác nhau, thì các kiểu giết người của Tàu Cộng cũng phải khác nhau. Những tên trùm diệt chủng ở Bắc Kinh đã sử dụng các loại, các phương pháp khác nhau để xâm lăng, đồng hóa, hoặc diệt chủng các dân tộc… Tùy theo thời kỳ, tùy theo bối cảnh lịch sử trong hiện tại phần lớn trường hợp chúng dùng tiền, đầu tư kinh tế, di dân đại quy mô để xâm chiếm các nước.

 

Việc di dân, đầu tư thương mại để che đậy hành động xâm lăng đã lộ rõ nguyên hình ở Vương Quốc Lào, Campuchia, Miến Điện, Phi Châu v.v…

 

Tiêu tiền của Trung Cộng, dùng hàng hóa của Tầu một thời gian dài, tâm hồn dân xứ đó dễ trở thành quái dị… Hiện nay, không ít nhà văn Việt Nam (ngụy văn) có khuynh hướng hạ nhục các vị anh hùng dân tộc và ca tụng kẻ thù truyền kiếp… Tuyên truyền nhồi sọ văn hóa Hán cho lớp trẻ bằng nhiều hình thức đập vào mắt mọi người là phim ảnh, truyện Tầu ngay trên các kênh truyền hình nhà nước, sản phẩm độc hại đó tràn ngập xã hội Việt Nam! Nguy hiểm xảo trá vô cùng. Kẻ thù âm mưu tiêu diệt chất Việt trong người Việt, khi bản chất văn hóa hai dân tộc là “riêng biệt.” Tính cách Việt không như một lớp sơn bên ngoài, nó biểu hiện một tính cách tuyệt đối thị hiếu của dân Lạc Việt: đạo đức, trí tuệ và mỹ thuật, tình cảm sống nhân phẩm. Người Tàu không vượt lên trên dù chỉ một tí.

 

Về chiến trận kẻ thù truyền kiếp nhiều lần đã bị đè bẹp, nhiều đạo quân Tàu bị đập tan. Truyền thống yêu nước người Việt mạnh và mãnh liệt hơn người Tàu.

 

Các mặt trận không thể thắng, nay họ mưu đồ hủy diệt dân tộc ta thông qua các hiệp ước “Hợp tác toàn diện”, “Hợp tác văn hóa và giáo dục” với bọn Việt gian (xin xem “Thăng Long Xưa Hà Nội Nay” cùng tác giả).

******

DẪN NHẬP

Mục đích chính của sách này là để giúp thế hệ trẻ suy nghĩ một cách minh mẫn hơn về những sự kiện có liên quan đến vận mệnh nước nhà, phần bên mở rộng ra ngoài đối chiếu nhiều nguồn tài liệu mà các sử liệu cũ của Hà Nội mập mờ một chiều trong lúc các liên kết xưa cũng đã thay đổi, các chuẩn mực cũ phần lớn đã sụp đổ. Tấm màn che mặt người anh cả, người đồng chí dù trong giao thiệp cũng đã rơi xuống trong một thời điểm khác thường, khi cuộc sống đang hoàn toàn bị xáo trộn.

 

Một vài nét trong quá trình thực hiện tác phẩm.

 

Câu hỏi có thể được đặt ra với bạn đọc là Đại Họa Diệt Chủng được thai nghén từ khi nào? Và được thực hiện như thế nào? 

 

Cái ý niệm viết một cuốn sách viết về nước Tàu đối với các quốc gia lân bang đã từ lâu trong bối cảnh thế giới ngày càng có nhiều biến động. Tầu cộng càng tỏ ra hung hăng xâm lăng lãnh thổ các quốc gia láng giềng, rồi tình hình đất nước mỗi lúc thêm nguy hiểm và cả thế giới đang lo ngại họa diệt chủng tại các nước bị Tầu cộng chiếm đóng như đã nêu trên càng thôi thúc tôi tăng tốc hơn. Nhưng làm thế nào để thực hiện một cuốn sách mang đề tài lịch sử lớn như vậy. Sự thực có gì to lớn lắm đâu, nó chỉ là một công việc góp nhặt, sưu khảo, ghi chép, phiên dịch những gì đã xẩy ra giữa nước Tàu với các nước khác…tác giả chỉ cần kiên trì và bổ túc, sắp xếp những tài liệu, sưu khảo đã chọn lựa trong các sách vào các đề tài hợp lý. Trích dẫn những đoạn quan yếu. Tôi cố gắng hết sức thể hiện những điều mình quan sát, những suy nghĩ và cảm xúc của tôi để vẽ lại, ở mức độ mà mình có thể làm được chứ không phải viết ra một cái gì tổng quan về lịch sử toàn diện. Tuy nhiên, trong chính sử thời hiện đại nhiều sự kiện quan trọng đã bị bỏ qua và nhiều nhân vật quan trọng trong đoàn cố vấn Tàu giúp họ Hồ và Đảng CSVN trong hai cuộc chiến, cũng như các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất không được nói đến. Đây là một việc không thể chấp nhận được. Những câu chuyện cá nhân có thể nhận đuợc sự khoan dung. Những người muốn nghiên cứu thích đáng về quá khứ không được phép bỏ qua hoặc đề cập một cách mơ hồ và không trực tiếp.

 

Tôi không có đủ thời gian để luận bàn thấu đáo các vấn đề đã viết. Vì vậy tập truyện này vẫn coi là tập tài liệu phác họa có tính cách cá nhân không đầy đủ về một quá khứ, mặc dù có những khắc họa đương đại.

 

Trình bày bối cảnh lịch sử có liên quan đến tư tưởng hành động của giới lãnh đạo Tầu đối với nước ta và các quốc gia khác.

 

Khởi hành bằng mỗi sự kiện xẩy ra trong nước viết một vài trang bỏ đó. 20 năm với hàng trăm mảnh vụn, đến khi có cơ duyên lắp ráp chúng lại, bổ túc thêm thành tác phẩm. Người xưa nói:

“Một giọt nước không gọt mòn tảng đá, nhưng nhiều giọt nước sẽ làm xói mòn tảng đá. Một con kiến không ăn trọn cả xác con gấu, nhưng những đàn kiến sẽ ăn trọn cả xác con gấu. Một tảng đá không thể xây thành Kim Tự Tháp, một viên gạch không xây cất được tòa lâu đài, một hạt cát không thành sa mạc”. Cũng vậy, tôi viết tác phẩm này bằng lòng kiên nhẫn và nhờ nguồn cảm hứng khí thiêng của tiền nhân. Đây là động lực ngầm nuôi dưỡng tinh thần tôi trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Nếu không nó chỉ còn là cái xác vật vờ tan hoại theo thời gian!

 

 Phương pháp, kỹ thuật tác giả thực hiện không thuộc hẳn một thể loại nào, mà sử dụng nhiều phương tiện để chuyển tải tác phẩm… khi đề cập đến vấn đề lịch sử. Đôi lúc, người viết ứng dụng phương pháp quy nạp và tổng hợp để nhấn mạnh những nét chính, tô đậm những điểm đã được đa số các sử gia, học giả các nhà chuyên môn đồng thuận.

 

Sử dụng lối tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Approach) để tìm ra những giải đáp mà riêng một ngành, một bộ môn không thể thỏa mãn: Lịch sử, khảo cổ, nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học sẽ được đối chiếu và bổ túc lẫn cho nhau. Khi dẫn giải các sự kiện lịch sử nó gần với biên khảo, nghiên cứu, phê phán, bình luận…lúc mô tả đời sống xã hội nó lại ở dạng tiểu thuyết lịch sử…

 

Đối với tác giả, phần quan yếu trước tiên là tìm hiểu văn hóa Tầu, những đại biểu sáng giá nhất của nền văn hóa đó như Khổng Tử qua con người Tầu, tức là nhìn thẳng vào tim, óc của họ, với những sự kiện thực tế qua cách sống, cách suy nghĩ, cách cư xử, ngôn ngữ và hành động biểu hiện rất rõ bản chất Tầu trong suốt quá trình lịch sử 5.000 năm của họ. Tác giả cũng không coi đây là một cách nhìn khác hay khám phá gì mới mẻ, đơn giản chỉ là đúc kết kinh nghiệm. Ở một phương diện khác, những nhân vật trong truyện ở nhiều chương sau hư thực đến mức nào, người đọc dễ dàng nhận ra. Nhưng cũng xin thưa rằng, người viết không lạm dụng đặc quyền viết văn để tô chuốt cho nhân vật của mình. Tôi không bị nhốt trong những xảo thuật ma quái của những tay viết kiếm hiệp Tầu. Tôi viết với óc quan sát, hiện thực xã hội. Nhân vật trong truyện của tôi không phải những bóng ma vật vờ, chập chờn, từ đáy mồ đi ra, mà là những nhân chứng, nhân vật thật, người thật hành động thường trong đời sống xã hội cộng sản, với bao nhiêu chi tiết mà bạn đều nhận thấy được, và bằng tất cả con mắt của đại chúng. Theo tôi, nghệ thuật là làm cách nào để chuyển tải thông tin cho đại chúng một cách trung thực. Văn chương dù trải chuốt óng ả đến nhường nào , nhưng nội dung tác phẩm không phản ảnh được đời sống hiện thực thì nghệ thuật khiếm khuyết, do vậy, tôi quan niệm muốn hay và có giá trị thì phải thật. Đành rằng nhiều khi người viết cần tới óc tưởng tượng mới có thể tạo được thân hình, bóng dáng bấy lâu lật lên, lật xuống, và bằng đủ mọi góc độ thì nhân vật mới có sức sống và phải cố gắng tối đa, phải nhạy bén nắm bắt thời cuộc cùng những chuyển biến lớn lao xẩy ra trên khắp thế giới. Viết như chính cuộc đời đang du hành khám phá. Cuộc du hành này là cuộc du hành siêu hình. Tuy nhiên, cuộc ngao du tinh thần này chẳng phải là hư cấu, tưởng tượng tách rời đời sống mà nó là một cách đến cuộc đời một cách gián tiếp. Thủ đắc một vũ khí thông tin hiện đại… giải phóng khỏi không gian và thời gian, ngay khoảnh khắc tựa này. Tôi cảm nhận thời gian thật sự có cánh, nên đôi khi có chủ đề không định trước, trong cuộc ngao du xuôi ngược, dọc ngang cũng chẳng có đề tài nhất định như một quá trình càng ngày càng có vẻ vô hạn khi tôi tiếp cận các nguồn văn hóa, văn minh, lịch sử, tài liệu và các sự kiện nóng vừa xẩy ra đang nói đến trên máy computer. Sau đó là những giờ phút lắng sâu vào tâm tưởng, và nhờ đặc ân trực khởi, tôi càng phát huy khả năng lãnh hội, phân tích, tổng hợp, xếp loại… trong khi các sự vật càng ngày càng sẵn sàng diễn ra trước mắt tôi. Ngắm nhìn những nhân vật bên kia Đại Dương, những cơn sóng của biến động. Cả dân tộc bị lôi vào giữa những bi kịch cũng như chính tác giả cùng tham gia những hoạt động của các nhân vật, các vấn đề, khuấy lên đốt cháy sự nhạy cảm đầy phẫn nộ đối với chúng. Cũng như tiếng nói của mọi con người từ mọi nơi trên thế giới, đang khao khát những điều giống như chúng ta, mong muốn, thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật và sợ hãi, được tự do nói lên nguyện vọng của mình.

 

 Cuộc hành trình của tôi là sự học hỏi liên tục về nhiều điều mở mang tâm trí tôi. Tôi phải đưa vào đây những tiếng nói không được nghe tới, hay ít được nghe thấy từ người dân miền Bắc của thế kỷ trước, họ sống trong một thế  giới thông tin trong ngoài bị bịt kín và hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài.  Ngày nay dù ngàn trùng xa cách nhưng nhờ thông tin hiện đại, tôi gần gũi quê hương, gần như đang sống và tham dự mọi sinh hoạt xã hội… trước những cay đắng, chua chát ở đời. Trong cuộc hành trình trái tim tôi sôi nổi nhảy từ hài kịch, sang bi kịch với vẻ dễ dàng. Và ưa thích những vấn đề tâm linh, trí tuệ. Nhưng trong đời sống thế gian tôi lại thích chọc ghẹo, lật tẩy những bí mật của các chính khách… Coi sống chết, nguy hiểm như chơi, không bám giữ vào bất kể một thứ gì của thế gian. Nhưng cũng không rời thế gian. Có lẽ tôi chẳng giống ai, cả trong quan niệm nghệ thuật. Dẫu cho sự vặn vẹo, lệch lạc ngoài cái mà người ta gọi là hiện thực XHCN, hay cái gì đó... tôi vẫn nghĩ Văn học là phải phá rào, phải vượt qua những con đường mòn cùn trơ khai mở những chân trời mới. Tôi chẳng phải loại người ấy, nhưng trong mỗi người cầm bút, tự nhiên không chấp nhận sự ngưng lại trong hiểu biết. Không một ranh giới nào buộc văn chương dừng lại, không gì ngăn được và buộc được nhà văn phải viết theo khuynh hướng này hay khuynh hướng khác. Nơi nào quyền lực xâm lấn mọi hoạt động của con người, thì văn học nghệ thuật tàn tạ.

 

Trên phương diện nghệ thuật, đối với tôi mới hay cũ, nghệ thuật cổ điển, hay hiện đại chẳng qua chỉ là tương quan do ước lệ. Điều thiết yếu của nhà văn là đem lại sinh khí đời sống vào văn học. Bởi vì mỗi thế hệ nhà văn đều do đời sống và hoàn cảnh lịch sử, xã hội chi phối nó giống như những thứ thời trang của phụ nữ mà thôi. Còn cá tính, theo tôi nghĩ, mỗi nhà văn có hoàn cảnh riêng, phong thái riêng, lối sống riêng, chính ngần ấy yếu tố đã tạo ra bút pháp. Tuy nhiên vẫn có một nét tương đồng bởi tâm lý thời đại.

 

Những người đã vượt Đại Dương bằng chiếc thuyền nhỏ đến xứ sở mới. Suy nghĩ về các mối tương quan xung quanh. Phải thừa nhận rằng, chẳng có nơi nào sặc sỡ màu sắc như Hoa Kỳ, đối lập nhau mà vẫn nương vào nhau, hòa điệu cùng nhau.

 

Một bản đại hòa tấu tuyệt vời của hàng trăm sắc dân sống trong tình bằng hữu. Tinh thần đó cho tất cả anh em Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và như vậy, chúng ta có thể nói được tiếng nói cuối cùng về sự hài hòa vĩ đại theo tinh thần phúc âm (Thiên Chúa Giáo). Đến mức bất kể một sắc dân nào đến Mỹ đều trở thành một bộ phận hòa lẫn nhau mà vẫn giữ được bản sắc, và ý thức được sự tồn tại của mình.

 

Thật là may mắn cho những ai liều lĩnh tới được đây. Là người của một dân tộc đã phải gánh chịu những đòn thù nặng nề nhất mà sự mê muội, điên rồ trong thiết chế xã hội cộng sản. Tất nhiên, tôi có suy nghĩ khác làng văn bên nhà và cũng không giống ai ở đây. Mặc dù tôi không bao giờ coi quê hương thứ hai như một nơi xa lạ với văn học.

 

Ân huệ!

 

Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày: Động đến bất cứ một thứ gì như đọc một cuốn sách hay, xem một cuốn phim tài liệu có giá trị, ngồi trên bàn viết sử dụng máy computer… dùng đến bất cứ vật gì tôi cũng thấy nó chứa đầy ơn huệ, kèm theo một món nợ, nợ cơm áo, nợ tinh thần sâu dầy. Làm sao trang trải? Viết sách này âu cũng là một cách để trang trải nợ đời.

 

Sau chót, xin đa tạ tất cả tấm lòng vàng đã góp công sức vào cuốn sách này. Trước hết là Hòa Thượng Thích Giác Lượng, Hòa Thượng Thích Tuệ Minh, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, Giáo Sư Bùi Diễm, các cụ Nguyễn Hữu Hãn, Trương Đình Sửu, đã đọc và khuyến cáo những điều hữu ích. Đặc biệt là chị Trâm Anh đã hết lòng giúp đỡ, đọc bản thảo, sửa chữa những lỗi lầm từ vựng và đóng góp nhiều ý kiến đáng kể cho quyển sách nầy.

 

Sau nhiều lần chỉnh lý nó được tương đối hoàn chỉnh như ngày hôm nay cũng là nhờ quý vị thiện hữu tri thức. Tác giả tri ân tất cả bằng hữu chân tình.

 

Cuối cùng, chúng tôi không quên cảm ơn những tác giả của những tác phẩm mà chúng tôi đã trích dẫn, đặc biệt là cụ Dương Danh Dy, dịch giả sách hồi ký “Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” và dịch giả Quốc Thanh trong sách “Hồi ký của Trương Đức Duy” đại sứ Tầu tại Hà Nội (1989-1993).

 

 Trân trọng

 Trần Nhu

 

oOo

  

LỜI GIỚI THIỆU

 

Sách Đại Họa Diệt Chủng ra đời giữa lúc đất nước đang đứng trước bờ vực. Và Trung cộng ngày càng tỏ ra hung hăng, ngang ngạnh, diễu võ dương oai trên biển Đông và biển Nam Hải đe dọa nền hòa bình thế giới, coi thường dư luận quốc tế.

 

Chuyện xâm lăng, diệt chủng đã xẩy ra và báo chí thế giới đang nói đến… cả nhân loại lo âu theo dõi hành động diệt chủng của người Hán ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông vv..

 

Với người Việt Nam, đọc tác phẩm Đại Họa Diệt Chủng ai cũng phải đau lòng. Nó đưa ra ánh sáng những chứng tích lịch sử về sự xâm lăng của người Tàu và vạch mặt bọn tay sai đằng sau làn khói mù “Tuyên ngôn độc lập”, “Kháng chiến chống Pháp”, “Chống Mỹ giải phóng miền Nam”, kết quả là giới lãnh đạo Đảng cộng sản đưa dân tộc vào vòng Bắc thuộc! Đây là một đại thảm kịch cho dân tộc Việt Nam!!! Người đọc sẽ bị sốc và nhiều bất ngờ khi tác giả dẫn giải những tài liệu, hồ sơ mật về sự liên hệ giữa Mao Trạch Đông- Hồ Chí Minh và Đoàn cố vấn Trung Cộng cùng nhiều sự kiện lịch sử khác…

 

Nhưng đọc tác phẩm Đại Họa Diệt Chủng (ĐHDC), có một vấn đề được đặt ra là nó thuộc loại ký sự lịch sử, hay nghiên cứu lịch sử, hay là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết xã hội, Mafia, tự truyện hoặc viết về một tổ chức diệt chủng?

 

Nó là tất cả.

 

Đối với sách ĐHDC thì nhận xét trên là đúng. Nhưng đúng hơn là sách đã vượt qua các giới hạn trên. Bởi nó bao quát dàn trải trên nhiều lĩnh vực trong một không gian vừa tối vừa sáng mênh mông, khởi nguồn từ một dân tộc có truyền thống xâm lăng mưu đồ thâm hiểm nhắm đến việc hủy diệt các dân tộc lân bang bằng mọi hình thức độc ác.

 

Với nhân dân ta họa đến bắt đầu từ khi cộng sản cướp chính quyền. Tác giả phác họa rõ khung cảnh bầu trời Việt Nam thấp xám, đang tàn trên kiếp người lăn lộn như con thú trước bức màn sắt đã sập xuống! Kẻ sát nhân lên ngôi, đôi tay đỏ lòm máu hàng triệu nạn nhân. Đó là xứ sở của bất hạnh, sa mạc của thất vọng, nơi không ân phước và công lý. Nơi nhiều cuộc xâm lăng và các cuộc chiến không tuyên bố giữa Pháp với Tầu Cộng, giữa Hoa Kỳ -Tầu Cộng trong chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Bắc Kinh.

 

Đọc mới biết tác giả sau nhiều năm nhọc nhằn vô cùng mới làm đươc việc này, phải trù liệu, kết hợp liên kết cả ngàn tài liệu, chắt lọc từ ngàn cuốn sách để tiết ra môi trường và không khí tác phẩm. Ông quan sát và cân nhắc các sự vật như nhà nhiếp ảnh, những yếu tố riêng của từng nhân vật, sắp xếp chúng, ông không làm tỉ mỉ bức họa của mình, không đạt tới sự hài hòa trong tổng thể gần một trăm chương dàn trải trên một ngàn trang. Mỗi chương là một sự kiện lịch sử.

 

Trí sáng tạo cũng là một đặc điểm. Ngay khi viết, ông đã cập nhật được nhiều nguồn tài liệu mới, tài liệu nào giá trị, thú vị, ông tìm cách đem vô tác phẩm và tiếp tục tìm kiếm, khám phá, kết nối quá khứ với hiện tại, giữa những sự kiện có liên hệ tương tác “nhân quả” đem chúng lại gần nhau. So sánh, đối chiếu cũng là một nét rất độc đáo. Đây cũng là thời gian ông trải nghiệm những địa hạt thú vị trên vùng đất mới, những nền văn hóa mới trong Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

 

Dưới bút pháp lão luyện của ông, không gian, thời gian như bị thu hẹp nhỏ lại: Chuyện Tầu, chuyện Tây, chuyện Mỹ, chuyện sông nước, môi sinh, địa lý, phong thủy… Chuyện cũ, chuyện mới pha trộn quá khứ xa xưa, tới đương đại với những sự kiện nóng bỏng. Cả bên kia bờ Đại Dương lẫn phần bên đây bán cầu. Phải có một trực giác mạnh và nhạy bén mới đạt tới đó. Xa cách địa lý chỉ có người hiểu rộng nhìn xa mới gắn liền sức mạnh của kính hiển vi và sự minh mẫn.

Chúng ta thấy những phân tích của ông đã đúng hơn và sâu sắc hơn cả những phân tích của nhiều học giả. Bởi ông đã từng trải và lặn xuống tận đáy xã hội cộng sản.

 

Vì thế, ĐHDC là cả một thế giới hiện thực thu nhỏ lại. Có thể nói, từ trước đến nay không có một tác phẩm nào giống như vậy. Sách là một bức tranh vĩ đại sống động bởi các sự kiện và nhiều phát hiện mới... Mở đầu với một triều đình Tầu vo ve, háo hức như bày sói đói kinh niên được thả ra vồ chộp những con nai vàng đang ngơ ngác trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, và ăn tươi nuốt sống vùng Ngoại Mông, chiếm gọn nước Cộng Hòa Hồi Giáo (Tân Cương). Tiến hành xâm lược ba nước Đông Dương bằng đội quân bản xứ được chỉ huy bởi những viên cố vấn và tướng lãnh Tầu. Biến đảng cộng sản Việt Nam thành một thứ công cụ xâm lăng, bành trướng. Cứ xem chính các tướng Tầu ghi lại các cuộc họp của chính trị bộ đảng cộng sản Tầu về việc đưa cố vấn sang Việt Nam, Mao Trạch Đông trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo đoàn cố vấn trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp và cuộc Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ). Bài học chính ông ghi lại là mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh- Mao Trạch Đông với cố vấn La Quý Ba, có nhiều đoạn đối thoại vô cùng hấp dẫn và nó chứa đầy những bí ẩn lịch sử được giải mã. Mao đã sử dụng con bài Hồ Chí Minh như một thứ “ bảo bối” trong cuộc xâm lăng ba nước Việt, Miên, Lào là cái bình phong tranh giành thuộc địa Đông Dương với Pháp…

 

Phần II

 

Viết về thời kỳ CCRĐ với vai trò của cố vấn Trung Cộng, tác giả dựng lại khung cảnh đấu tranh giai cấp đẫm máu, rùng rợn, sống động trong chương Bắc Kỳ Những Đêm Nguyệt Tận Của Thế Kỷ. Các chương viết về hệ thống công an, mật vụ kết hợp với việc áp dụng chính sách “hộ khẩu” và “sổ lương thực”. Đây là những đại bi kịch được tác giả tiểu thuyết hóa.

 

Phần III.

 

Không gian mở rộng ra nhiều lĩnh vực như văn hóa, văn minh Trung Hoa, thứ văn hóa xâm lăng, và văn minh khạc nhổ được cọ sát bắt đầu với nhân vật Khổng Tử, ngòi bút của tác giả vừa bỡn cợt vừa sắc bén như gươm thần đánh vào nền văn hóa Trung Hoa. Tiếp đến là các chương viết về đất nước Hoa Kỳ, văn phong khác hẳn, thể hiện tư cách công dân mẫu mực về lòng tự tin, trung thực nói những điều hay, nhưng không ngần ngại phê phán những bẩn thỉu trong chính trị... Trong mối liên hệ giữa Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, kết thúc bằng chương Trả Lại Lời Nguyền. Phê phán các nhân vật có liên hệ đến cuộc chiến tranh Đông Dương. Đó là những phân tích mổ xẻ khá chính xác. Chuyển sang một cung điệu mới, tác giả viết về quê hương Việt Nam sau chiến tranh với một chính quyền do Mafia và bọn lưu manh lãnh đạo với các chương: Thân Phận Người Lính Sau Chiến Tranh, Tướng Hồi Hưu, Nước Rút, Mafia và Cá Mập, Kẻ Thù Thành Ân Nhân, Ân Nhân Thành Kẻ Thù v.v... nhiều chương sôi động liên tiếp đến đương đại là một bức tranh khắc họa nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch sử trong hiện tại không ai bì kịp. Ông có những ngón riêng để tạo sắc thái. Đó cũng là một đặc tính của một nhà văn. Cái sắc thái của nghệ thuật thường thường như không thể lẫn với ai, lại nghịch ngợm, đùa cợt, ngạo mạn ngay cả với Khổng Tử cũng bị ông chọc quê. Nhưng khi viết về quê hương, núi sông, đồng ruộng, có tiếng nói theo của nghệ thuật, ông đã biết khai thác những kho tàng quý báu đó.

 

Ngòi bút khôi hài, châm biếm, phê phán gay gắt, nhưng đầy tính thuyết phục, vì ông đã quan sát kỹ các đối tượng…

 

Phần cuối, tác giả trở lại lịch sử Tầu cổ mổ xẻ, phân tích nhân vật như vua chúa, tướng lãnh Hán, hèn nhát trước các đối thủ tý hon! (khá hấp dẫn)… là những chương gây (sốc) mạnh, nó đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cho cả người Tầu lẫn thế giới văn minh…

 

Phần kết.

 

Các chương tả những trận đánh giữa quân Tầu và các bộ lạc, các tiểu quốc cho đến thời cận đại giữa quân đội Thiên Hoàng của Nhật với Tầu đều được tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng từ các bộ sử, các tài liệu không phải do ông tưởng tượng. Đặc biệt là chương viết về cuộc xâm lăng Đại Việt của Thành Cát Tư Hãn lần thứ nhất với vai trò của vị đại anh hùng dân tộc Thái sư Trần Thủ Độ, có lẽ đây là phần cốt tủy ông muốn truyền khí thiêng ái quốc cho tuổi trẻ Việt Nam và đem lại sự thật lịch sử bằng cái nhìn trí tuệ sáng suốt khách quan.

 

Xem ĐHDC đủ hiểu ông đã đọc biết bao nhiêu cuốn sách, tài liệu, có khi ông dùng bốn năm nguồn, trích dẫn mỗi tài liệu một chi tiết rồi gom chúng lại, làm sáng rõ vấn đề được nêu ra.

Chính nhờ những công phu đọc sách sưu tầm tài liệu như vậy mà ĐHDC rất phong phú và rất thật.

 

Trong phần phê phán, phân tích các nhân vật, các sự kiện, chúng tôi nhận thấy ông đã thực hiện nhiều phương pháp tiếp cận khoa học, minh bạch.

 

Con người phải chăng có số mệnh?

 

Các bạn có thể tưởng tượng được là cách đây hơn bốn mươi năm! Tác giả còn sống trong những khu rừng già Hà Giang, Bắc Việt. Nơi thâm u ấy, cho trí óc ta cái cảm giác sự chết gần kề, bởi những ác tính của thiên nhiên và con người rồi cuối cùng sẽ gục xuống, mà cái đáng sợ nhất đối với con người là thấy mình đơn độc, trơ trọi! Rắn độc, hổ báo, đười ươi, nước độc những thứ ấy không còn đáng sợ nữa. Cái đáng sợ là cái thế giới nhân tình lạnh ngắt, ngưng đọng lại những thung lũng hoang dã. Có tiếng chim kêu, cú rúc góp thêm vào đây một âm thanh bi thảm. (xin xem trại Cổng Trời cùng tác giả) Nơi con người cảm thấy buổi Đức Chúa Trời khai sinh lập địa chưa chấm dứt! Bởi chính trị cần phải uốn nắn con người khỏi những đối nghịch bất hòa giai cấp khốc liệt giữa văn minh và mọi rợ, tiến bộ và truyền thống, hiện tại và dĩ vãng. Cái dĩ vãng đen tối tưởng chừng như tuyệt vọng ấy vẫn còn hàm dưỡng nguồn ánh sáng trí tuệ để phục vụ nhân sinh, dũng mãnh đánh bại mọi sự tuyệt vọng.

 

 Sáng tác đối với ông là sự say mê, nhiệt tình, nhục hình, đau khổ và khoái lạc.

 

Bản tính như núi lửa của ông bị kìm hãm trong lao ngục suốt cả tuổi thanh xuân! Nay ở cái tuổi trên bẩy mươi vẫn luôn luôn viết hết mình. Các tác phẩm của ông dường như là kết quả của một sự phun trào núi lửa, ngay cả những bài viết trên các trang mạng từ hàng chục năm qua cũng đủ thể hiện điều đó.

 

Có lẽ, những sự thụ thai về tinh thần luôn luôn phải đi qua các cửa ải của sự chết và trải qua thảm kịch đơn độc, trong lời tựa bộ “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế”, tác giả đã viết: “Ở hoàn cảnh cô đơn giúp cho tâm lớn mạnh với sự hùng dũng năng lực, sáng tạo được un đúc trong tình trạng im lặng và khi rút vào im lặng ta có thể học hỏi phương thức chế ngự những nhược điểm với những thiếu sót của kinh nghiệm bình thường cũng như quán chiếu bản thân tìm ra sức mạnh tiềm tàng của sự tiềm ẩn bên trong…”

 

“Văn bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”.

 

Tác giả đã làm sáng tỏ qua các sự kiện lịch sử hơn bất cứ một cuốn sách nào viết về nước Tầu và người Tầu từ trước đến nay. Bao nhiêu biến cố với vô vàn thảm kịch dàn trải trong 1o1 chương, mỗi chương là một sự kiện, mỗi sự kiện bao hàm nhiều vấn đề trên  một ngàn trang, không thể gói ghém trong vài lời giới thiệu, chỉ có thể nói: Sách Đại Họa Diệt Chủng mang tính chất quan yếu đối với nhiều dân tộc và trong trường hợp nào đi chăng nữa thì cũng là trách nhiệm trước một phẩm cách chung của con người trước họa diệt chủng.

 

Chúng tôi mong được sự cổ vũ và hỗ trợ của tất cả mọi người.

 

Trân trọng

TS. Nguyễn Hồng Dũng

 

 

 

 

Read The Latest News On NSVIETNAM Blog


 

Bu`i Ba?o So+n CVA65

"When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight..." Marek Edelman

loitongthongThieu

Don’t listen to the communists, but take a good look at what they have done.

Note: When forwarding this email, please have the courtesy to respect the privacy and confidentiality of the sender by deleting all previous email trails and addresses before you proceed to forward this email to others. This will also possibly help avoid your mailbox from SPAM.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link