Tuesday, July 30, 2013

Chống Cộng là yêu nước


 

 

Chống Cộng là yêu nước

 

Vũ Đức Toàn

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang đánh lừa mọi người bằng khẩu hiệu: “Yêu nước là yêu Chủ nghĩa xã hội”, hoặc ngược lại, “yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước”.
 
Nghĩa là, xã hội chủ nghĩa, tức Chủ nghĩa Cộng Sản và đất nước Việt Nam là một. Do đó, mọi người phải yêu cả hai, chứ không thể chọn lựa, là chỉ yêu nước, nhưng không yêu chủ nghĩa Cộng Sản được.

Chính bởi vậy, đã có nhiều người như Nguyễn Hưng Quốc, Cù Huy Hà Vũ v…v… đã tuyên bố: “Tôi không chống Cộng”. Mà hễ “không chống”, thì tất nhiên là “thuận” theo đảng Cộng Sản VN.
 
Những người đã công khai tuyên bố “Tôi không chống đảng Cộng sản VN”; họ có thể là những “cán bộ Cộng Sản” thực thụ, hoặc là tay sai của Cộng Sản, dù họ đang sống ở bất cứ nơi đâu, trong nước, hay ngoài nước, họ đã và đang thi hành những chỉ thị của đảng CSVN, có khi thi hành “Khổ nhục kế” để hoạt động Cộng Sản trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ chính trị, kinh tế, khoa học, báo chí… 

Những người này, chỉ hô hào chống những tên như từ Hồ Chí Minh, Lê Duẫn… cho đến bây giờ như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… nhưng không chống tận cái gốc rễ của nó, là chính cái đảng Cộng Sản Việt Nam, là căn nguyên của mọi sự, đã bao lần từng gieo rắc những đau thương cho đồng bào, kể từ khi nó có mặt trên đất nước, qua những “Cải cách ruộng đất – Nhân Văn Giai Phẩm - Thảm sát Tết Mậu Thân, 1968, và đặc biệt là sau ngày 30/4/1975, đối với Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, mà chỉ cần nhắc đến cái ngày 30/4, là tất cả người dân của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa không Cộng Sản, đều có thể nhớ lại những đau thương, tang tóc, cha con, vợ chồng, anh chị em ruột thịt phải chia lìa, có nhiều gia đình phải vĩnh viễn mất đi những người thân yêu, người bị vùi thân ở những trại tù “cải tạo”, trên “vùng kinh tế mới”, hay trên rừng hoặc dưới biển sâu…!!! 

Đó là những thảm cảnh sau ngày 30/4/1975, còn ngày nay, trên quê hương Việt Nam, sau 38 năm xâm lăng và cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hòa, thì không riêng miềm Nam mà cả nước, dù trong thâm tâm của người dân không “yêu xã hội chủ nghĩa”, nhưng cũng phải chấp nhận sống chung với “chủ nghia xã hội”. Mà cái “chủ nghĩa” này, nó vô luân và tàn ác, dã man nhất nhân loại. 

Trên đời này, không có một kẻ nào có thể bắt người khác hễ yêu cái này, thì phải yêu luôn cái khác. Có người cha, người mẹ nào lại bảo những chú rể, nàng dâu tương lai của mình: “hễ cô cậu yêu con trai, con gái của tôi, thì phải yêu luôn chúng tôi nữa” được chăng. Tuy nhiên, nếu gặp những ông bà như thế, thì các cô, các cậu sẽ nói ngay: “Vâng ! Dĩ nhiên con yêu luôn cả bố mẹ”, nhưng trong lòng chúng chẳng hề thương yêu gì hết. Bởi vì, mọi tình thương, sự yêu mến, lòng kính trọng, phải phát xuất từ tấm lòng chân thật của mỗi con người, cũng như lòng yêu nước, kể cả “yêu xã hội chủ nghĩa” hay không, nếu họ thật lòng “yêu”, thì kẻ ấy, mới có thể “yêu”  và trung thành cho đến suốt đời. Còn như, nếu bị bắt buộc, bị lừa gạt, để cho người ta phải “theo”, thì cũng giống như những thanh niên miền Bắc, đã một thời bị đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền, nhồi sọ rằng: “Đồng bào miền Nam đang bị Mỹ-Ngụy kèm kẹp, đói khổ lắm, nên phải sinh Bắc tử Nam, để giải phóng họ”. Nhưng sau ngày 30/4/1975, thì những thanh niên này đã sáng mắt ra cả rồi. Do đó, bây giờ, giá như có một cuộc “chiến tranh” tương tự như thế, thì liệu đảng Cộng Sản Việt Nam có lừa bịp được nữa hay không ? Câu trả lời là KHÔNG.

Cây độc, phải nhổ tận gốc.

Điều này, ai cũng có thể hiểu, bởi vì, đối với những loài cây có chứa chất độc chết người, nếu thấy chúng mọc ngay trong vườn nhà của mình, thì tất nhiên phải nhổ cho tận gốc rễ, rồi đem đốt tan thành tro bụi, chôn vùi dưới đất sâu, để không cho chúng được đâm chồi, nẩy lộc trở lại, hầu tránh hậu họa cho con người. “Cây Cộng Sản” Việt Nam, mà như cụ Phan Khôi đã nói, là loài cây độc hại ấy. Cần phải tiêu trừ tận gốc. 

Thế nhưng, có một số người đã cho rằng: “đảng Cộng Sản VN chỉ khoác chiếc áo Cộng Sản thôi”. Nếu nói như vậy, thì chính họ đã cho rằng “đảng Cộng Sản VN tốt đẹp lắm”. Bởi vì, trên đời này, không có ai ngu dại, mà lấy một chiếc áo xấu xí, rách rưới, bẩn thỉu “khoác” vào người cả, nhưng một khi đã “khoác”, thì tất nhiên, “chiếc áo” ấy phải “tốt đẹp”.

Tại sao người dân Việt Nam luôn đói rách, nghèo khổ.

Xin thưa, vì như mọi người đã biết, trên thế giới này, ở những nước dân chủ, tự do, khi một Tổng thống, Thủ tướng, dù thuộc đảng phái nào, mà được người dân dùng lá phiếu tín nhiệm để bầu lên, sau khi thành lập nội các, thì chính phủ ấy sẽ được hưởng lương từ những đồng tiền đóng thuế của người dân. Nhưng, cái đảng của các ông, các bà Tổng thống, Thủ tướng ấy, phải tự tìm cách gây quỹ, để chi dùng cho mọi sinh hoạt của đảng mình. Còn mọi “cán bộ” của đảng họ phải tự đi làm để nuôi thân như mọi công dân khác, chứ không được lấy tiền thuế của dân, để chi cho “đảng phí”.

Còn tại đất nước Việt Nam, thì chính cái đảng Cộng Sản, là một bộ máy cai trị khổng lồ, là một đảng độc nhất cầm quyền, đảng Cộng Sản và chế độ Cộng Sản là một. Vì thế, cho nên đảng Cộng Sản phải ra sức, phải sống chết để bảo vệ cái chế độ Cộng Sản; và lúc nào cũng đi kèm sát nách với các cấp cầm quyền, kể từ hàng “Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước - Thủ tướng -Tổng bí thư đảng - Bộ chính trị - Quốc hội -  Mặt trận Tổ Quốc”, từ “Trung ương” xuống các thành phố, tới tận xã, thôn. 

Xin mọi người hãy nhận chân cho rõ về những “cơ cấu” của đảng Cộng Sản Việt Nam: 

Nói một cách dễ hiểu, và điển hình như: Bất cứ một thành phố nào, cũng đều có một cái “Ủy ban Nhân dân Thành phố”, gồm có một “ông Chủ tịch” và các chức “phó” và các “ban” khác. Tất cả cái “Ủy ban” này, đều được hưởng lương từ những đồng tiền thuế của nhân dân. 

Nhưng chưa đủ, vì ngoài cái “Ủy ban nhân dân thành phố”, đảng Cộng sản còn bày thêm một cái gọi là “Hội đồng Nhân dân Thành phố”. Và tất cả cái “Hội đồng” này cũng đều được hưởng những quyền lợi như cái “Ủy ban nhân dân” kia. 

Như thế, một thành phố, đã có tới hai cái “cơ quan” rồi. Nhưng cũng còn thiếu một “bộ phận không thể tách rời” nữa. Đó là cái “Ban bí thư đảng”. Đây mới là cái đầu của hai cái kia, là có quyền hành, vì “đảng lãnh đạo” hết mọi thứ. 

Bởi vậy, hai “ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân” và “Chủ tịch hội đồng nhân dân” phải chịu chấp hành những “chỉ thị” của “Bí thư đảng bộ Thành phố”. Và cái “Ban bí thư” này, lại càng được ưu tiên hàng đầu để hưởng lương từ những đồng tiền thuế của người dân. 

Ngoài ra, đảng Cộng Sản còn “đoàn ngũ hóa nhân dân” bằng nhiều cách khác, như có: “Mặt trận Tổ quốc thành phố - Ban Bí thư Phường - Khối phố” và “Ban Chấp hành Phụ nữ Thành phố - Ban Văn hóa Thành phố, - Đội dân phòng” và còn nhiều thứ “ban” nữa, không thể kể hết.

Trên đây, chúng tôi chỉ mới nói qua một thành phố thôi, mà đã có chừng ấy “ban bệ” rồi, thì cả nước có bao nhiêu “Ban lãnh đạo” nữa ? 

Nói tóm lại, là người dân cả nước, bắt buộc đều phải đóng thuế, để nuôi cả một bộ máy cai trị khổng lồ của chế độ Cộng Sản, và cũng là của đảng Cộng Sản; còn nếu những đồng tiền thuế của dân chưa thỏa mãn, để cho “đảng” sống một cuộc đời giàu sang, phung phí, thì đảng Cộng Sản không bao giờ ngần ngại, mà đem cả giang sơn gấm vóc, gồm cả tài nguyên của quốc gia, và cả lãnh thổ và lãnh hải đem bán cho ngoại bang, lấy tiền chia nhau bỏ túi, để cả gia đình được sống trên những núi xương, sông máu của tiền nhân để lại, và trên cả mồ hôi nước mắt của đồng bào ! 

Và, vì “đảng là trên hết”, là có toàn quyền sinh sát trong tay, kể cả quyền được bán nước, buôn dân. Chính vì vậy, nên tất cả người Việt Nam có lòng nhiệt thành yêu nước, thì phải sớm cùng nhau đứng lên, quyết liệt đấu tranh, muôn người như một, để giải trừ đảng Cộng Sản VN, vì nếu chậm trễ, thì đất nước chắc chắn sẽ bị rơi vào tay của bọn giặc Tầu, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. 

Đảng Cộng Sản bao nhiêu năm qua, đã không ngừng nhồi sọ con người kể từ lúc mới biết nói, như Tố Hữu đã viết: 

“Vui biết mấy khi con tập nói; Tiếng đầu đời con gọi Xít-ta-lin…”, cũng như đã nhồi nét vào đầu người dân: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. 

Còn chúng ta, những người Việt Nam yêu nước chân chính, không chấp nhận Chủ nghĩa Cộng Sản, thì hãy nói với lớp người trẻ tuổi rằng:

 

Tên Đỗ Hoàng Điềm là tay sai của CSVN hay là thằng ngu?

Đỗ Hoàng Điềm và việc “phân biệt đối xử”

Trương Nhân Tuấn

Thấy gì ở lá thư ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân gởi đồng hương ngày 19 tháng 3 năm 2008?

Đỗ Hoàng Điềm
Đỗ Hoàng Điềm

Vừa qua, 12 tháng 3 năm 2008, Ủy Ban Đông Á Thái Bình Dương của Quốc Hội Hoa Kỳ do bà Nghị Sĩ Barbara Boxer làm chủ tịch có buổi tham khảo ý kiến (hearings) một số nhân vật tiêu biểu trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Mục đích buổi tham khảo nhằm tìm hiểu để lấy quyết định về số phận của dự luật về Nhân Quyền cho Việt Nam HR 3096 đã được Hạ Viện biểu quyết tháng 9 năm 2009 đang chờ Thượng Viện thông qua; hoặc nếu cần, soạn thảo và đệ trình Quốc Hội một dự luật khác về dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Buổi tham khảo ý kiến này có sự hiện diện của ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân.

Như thế, buổi họp này rất quan trọng cho cộng đồng người Việt, vì nó quan hệ đên chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong tương lai. Số phận của dự luật Nhân Quyền HR 3096 có được Thuợng Viện thông qua hay không cũng tùy thuộc vào buổi tham khảo ý kiến này. Bà Boxer có mời nhiều Nghị Sĩ có uy tín khác tham dự buổi tham khảo, trong đó có ông John Kerry, Nghị Sĩ Barack Obama v.v... và đặc biệt Thứ Trưởng Ngoại Giao phụ trách Đông Á Thái Bình Dương Christopher Hill.

Trong buổi tham khảo Nghị Sĩ Jim Webb, đóng vai trò thẩm vấn, đã có câu hỏi đến ông Đỗ Hoàng Điềm. Câu hỏi có nội dung liên quan tình hình phân biệt đối xử đối với các cựu quân nhân, nhân viên công chức thời Việt Nam Cộng Hòa.

Điều cần ghi nhận Nghị Sĩ Jim Webb là một trong một số chính trị gia Hoa Kỳ chủ trương yểm trợ tận tình phong trào dân chủ Việt Nam. Trong quá khứ ông Webb đã từng chiến đấu tại Việt Nam. Câu hỏi này của ông biểu lộ mối quan tâm của ông đến với thành phần cựu nhân sự của VNCH. Một người thông minh bình thường cũng biết chủ ý của ông Webb muốn đặt vấn đề phân biệt đối xử như là bổn phận của Hoa Kỳ đối với các đồng minh cũ của mình.

Tuy nhiên, ông Đỗ Hoàng Điềm trả lời ông Webb rằng việc phân biệt đối xử xem như đã chấm dứt từ lâu. Theo ông thì việc này đã không còn nữa từ đầu thập niên 1990.

Theo Đỗ Hoàng Điềm, CSVN đã không còn phân biệt đối xử đối với các cựu quân nhân, nhân viên công chức thời Việt Nam Cộng Hòa từ lâu.

Câu trả lời của ông Đỗ Hoàng Điềm hoàn toàn sai, nó đã gây bất mãn cho Nghị Sĩ Webb; ông này đã bực bội cắt ngang lời ông Điềm và nói rằng: Cá nhân tôi vẫn thấy nó vẫn còn tiếp tục sau thập niên 1990.

Lời tuyên bố của ông Đỗ Hoàng Điềm đương nhiên có ghi lại đầy đủ trong biên bản của buổi họp, dĩ nhiên nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của Thuợng Viện về số phận dự luật HR 3096 cũng như nội dung – có thể có – của một dự luật khác về dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Lời nói của ông Đỗ Hoàng Điềm có tác dụng rất lớn đến quan hệ ngoại giao tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Một tuần lễ sau, 19 tháng 3 năm 2008, ông Đỗ Hoàng Điềm viết hai lá thư, một gởi đến Nghị Sĩ Webb (1) và một gởi đồng hương Việt Nam để đính chính lại lời nói của mình.

Lá thư gởi Nghị Sĩ Jim Webb sẽ không có kết quả, những gì ông Điềm nói đã ghi vào biên bản, vả lại, không phải chỉ có một Nghi Sĩ Webb mà còn có nhiều Nghị Sĩ khác cũng có mặt.

Lá thư gởi đồng hương thì không thuyết phục, vì không cho thấy cái thành tâm của ông Điềm. Ông viết: “tôi chân thành xin lỗi nếu câu trả lời của tôi tại cuộc điều trần đã gây ra những ngộ nhận hay buồn phiền cho quý vị”.
Vấn đề ở đây không phải là “ngộ nhận” hay “không ngộ nhận” mà là việc “phân biệt đối xử” có thật chấm dứt từ đầu thập niên 1990 hay không?

Nếu thật sự việc này đã chấm dứt thì ông Điềm sẽ không viết thư cho Nghị Sĩ Webb. Lá thư ông Điềm gởi Nghị Sĩ Jim Webb nói rằng rằng ông Webb nói đúng: việc “phân biệt đối xử” vẫn còn.

Như thế không thể có việc “ngộ nhận”. Ông Điềm đã nói sai sự thật. Đổ vỡ do ông Điềm gây ra có thể rất lớn. Dự luật HR 3096 là công trình vận động dài hơi của nhiều nhân vật và tổ chức người Việt tại Hoa Kỳ.

Mặt khác, trong buổi tham khảo ý kiến này ông Điềm cũng đã có phạm thêm lỗi lầm khác, do nói sai thực tế về sự hiện hữu của các tổ chức cơ sở tại Việt Nam (grassroot organisations) không nằm trong vòng kiểm soát của đảng CSVN, gây bất lợi cho phe dân chủ Việt Nam. Vì nếu Việt Nam đã có các tổ chức như thế thì Hoa Kỳ đâu còn nhu cầu gây áp lực về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam? Dự luật nhân quyền HR 3096 cũng trở thành không cần thiết.

Người ta có thể đặt câu hỏi vì sao ông Điềm nói như thế? Ông nói vì đó là sách lược của đảng Việt Tân hay vì sự hiểu biết và khả năng chính trị của ông Điềm?

Ông Điềm không thế “xin lỗi” suông mà ông phải có một hành vi thích hợp khác.

Những lời tuyên bố sai sự thật của ông Điềm đã xúc phạm hàng triệu nạn nhân, đã bôi nhọ lẽ phải và tạo ảnh hưởng bất lợi cho phe tranh đấu dân chủ Việt Nam. Ông Đỗ Hoàng Điềm là chủ tịch đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị tầm vóc ở hải ngoại. Chúng tôi cho rằng lá thư của ông Điềm gởi đến đồng hương, đương nhiên có cá nhân chúng tôi, hoàn toàn không tương xứng. Chúng tôi chờ đợi một hành động cụ thể hơn nơi các vị lãnh đạo Việt Tân trong những ngày sắp tới.

Pháp Quốc ngày 29 tháng 3 năm 2008.

 

KHI VIỆT TÂN- VIỆT CỘNG- VIỆT GIAN BẮT TAY.

SAN DIEGO BỊ NHUỘM ĐỎ

ImageProxy (2)ImageProxy (3)

 

Thành phố San Diego, êm ả, hiền hòa. Người dân Việt tị nạn Cộng Sản, ít ỏi, hiền khô.

Xui xẻo thay, nơi đây là căn cứ địa, là sào huyệt của băng Đảng Phở Bò, nên hàng chục năm nay, Việt Tân múa gậy vườn hoang, phá nát Cộng Đồng. 

Hội đoàn, Ủy Ban này nọ kia, yếu xìu, nên Việt Cộng coi như đất hứa, tung hoành mặc sức.

Dĩ nhiên, Việt Gian  khi có chút cháo, cũng nhào vô ăn có. Thét gào chỉ chỏ. 

Từ khi Việt Tân tung chiêu Cộng Đồng Bốn Lờ (Trung Sĩ HQ Nguyễn Luị, Trung Sĩ Cảnh Sát “tay tổ tài chánh của Việt Tân” Nguyễn Văn Lột, lính khố đỏ Mai Lấp Lửng, Phan Văn Lết “vô danh tiểu tốt nghe tên muốn xỉn”), cạnh tranh với Hiệp Hội Người Việt San Diego, có từ  hơn 30 năm nay, đại diện cho Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản San Diego, lép vế thấy rõ. 

Bốn Lờ, toàn là đực rựa thì làm sao mà Bốn…..,..L..ờ.., được, nên “tinh giảm biên chế” bớt 3 Lờ, cho qua làm Hội Đền Hùng, Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ, chỉ còn lại một lờ Lụi, kết nạp thêm mợ Đặng Kim Trôn, nghe nói ông chồng đã phế võ công. Kể từ đó cái gọi là Cộng Đồng Việt Nam, chỉ còn có một Lờ Lụi và Mợ Trôn, nhưng “Bốn ..,..lờ” rất mạnh, nổi tiếng.

Cộng Đồng Việt Nam (Việt Tân), Nguyễn Lụi, Đặng Kim Trôn, làm nhiều chuyện ruồi bu lắm, Hiệp Hội Người Việt , các hội đoàn Quân Cán Chính, hời hợt, thờ ơ, ngơ ngác, không biết đỡ gạt  ra sao, nên gần như thúc thủ.

Thừa thắng xông lên, Việt Tân lấn sân qua các hội đoàn quân đội, cho có vẻ Quân, Dân, Cán Chính mới oai. 

Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, không biết  làm sao mà lại lọt vô tay Trung Sĩ di dân lậu Buồi Bất Hảo, rồi đến Trung Sĩ Đặng Thừa Nha (toàn là Trung Sĩ), chia nhau làm hội trưởng Hội SV Sĩ Quan đến ba nhiệm kỳ, đem cúng hội này cho Đảng Việt Tân. Thành viên thấy vậy, bất mãn rút lui, từ hàng trăm, giờ chỉ còn mươi mạng, thụt thò với Bốn  Lờ..,..! Bị kêu ca, chửi bới nhiều quá, hội này thay thế bằng Nguyễn Phi Hồn, sĩ quan thật, nhưng lại thuộc Đảng Ve Chai của  họ Buồi (cả hai đều có bằng D.U.I , họ Buồi có đến 2 bằng, do Đại Học SDPD cấp), lại có con rơi làm Giám Đốc gì gì đó ở Việt Nam, bị nắm tẩy, nên làm tay sai cho Việt Tân công khai. Theo đài “con dế” (cơ quan ngôn luận của Việt Tân) ra rả thông báo, Nguyễn Phi Hồn, với Hội Sinh Viên Thủ Đức, chỉ còn mấy mạng, đếm không hết hai bàn tay, thay mặt toàn thể cựu Quân Nhân/SD, đứng ra tổ chức Lễ “Tưởng Niệm” Ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6, vậy mới  “hết Hồn”. 

Đáng nể nhất là di dân lậu, Trung Sĩ Buồi Bất Hảo, chơi nổi, mặc đại bào Tướng Lãnh, nghênh ngang phố xá, quán hàng, xâm mình (cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng, mình đầy vết xâm),  tự xưng là tư lệnh “Tập Thể Cựu Chiến Binh VNCH”, giống như Mỹ (sic!) . 

Đường tiến quân đã dọn sẵn, “Mặt Trận Miền Tây” vẫn yên tĩnh, không ai phản ứng gì. Việt Tân, Việt Cộng, thấy chắc êm, có thể chắc ăn, nên ra chiêu knock- out San Diego. 

Không biết từ đâu, trong bụi nhảy ra, Việt Tân đẻ thêm Little Saigon Foundation/ San Diego,  thành hình hơn một năm nay, do Nguyễn Thế Sửng  làm chủ tịch, tuổi trẻ,  tốt nghiệp đại học hay không, không biết, nhưng Sửng dưới trướng của đảng  trưởng Việt Tân Nguyễn Văn Lột, Sửng điều hành một văn phòng di trú, nhưng chả thấy ai di với trú, mà đặc trị của Sửng là du sinh, ai có con em muốn xin du học, Sửng đớp bạo 800 đô-la trước, không được thì “no refund”, du sinh từ Việt Nam qua thì rất nhiều, chi phí ra sao, thì văn phòng của Sửng ở Việt Nam lo hết,  Sửng từng là Chủ Tịch Liên Hội Tuổi Trẻ San Diego (VAYA), dưới trướng không ít du sinh từ Việt Nam. 

Chắc đã đến D-day, nên 2 tuần qua, cho đến bây giờ Little Saigon Foundation đã cho treo những biểu tượng của Little Hà Nội tràn ngập khu thương Mại của Người Việt San Diego.

San Diego, đang bị nhuộm đỏ! 

Văn Hóa (Culture) Việt Nam ư!,  dù cho là một cột  hay mấy cột , văn hóa Việt Nam không phải văn hóa “Cái Chùa”, hơn nữa, chùa một cột đã được nhuộm đỏ để thờ Hồ Ly rồi, nó ở tuốt Hà Nội , đâu có dính líu gì đến Sài Gòn?!.., chợ Bến Thành, Tòa Đô Chính, Vương Cung Thánh Đường đâu?. Con người (People) ư!?, phụ nữ Việt Nam yêu kiều, áo dài ba miền thướt tha, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá chầm đâu!? Mà lại là chỉ hai mụ dân công, du kích, nón và áo, biểu tượng hai miền Bắc Nam thống nhất dưới một màu cờ, màu cờ máu ư !?..?. Nguồn gốc Dân Tộc Việt Nam, đâu có phải là con cháu cuả cường sơn thảo khấu mà lại rồng đen với lại rồng đỏ, rồng còn há mồm toang hoác “lộn rồng” chăng?

Ấn tượng nhất, những biểu tượng lôm côm ấy, ngang nhiên chà đạp lên lá Quốc Kỳ VNCH.

Nói đùa mà chơi, nếu những banner của Little Saigon Foundation San Diego  đem treo ở  Orange County, hay San Jose , chắc không yên đâu.  Đó, những Brian Đoàn  triển lãm hình cờ VC trong phòng, cờ Việt Nam trong chậu rửa chân đăng trên báo Người Việt, hay Viêt Nam Town ở San Jose, như thế nào rồi?!

Hoàng Sa mất, Trường Sa mất, Bolsa không mất. Nhưng khó mà giử nổi San Diego !!..!!

Xin với vong linh của thi sĩ Trần Dần hay Phùng Quán, cho xin một bài thơ để than thở. Vì San Diego sẽ có “Mưa Sa Trên Màu Cờ Đỏ”!!..!!.

Hà Sơn Giương

 

Đỗ Thành Công, Đỗ Hoàng Điềm và Đỗ Nam Hải

 

Tưởng Năng Tiến

“Nhân dân Việt Nam xứng đáng ở tầm nào,

Mỹ sẽ ‘chơi’ ở tầm đó.”

(Hà Sĩ Phu)

Tác giả câu nói thượng dẫn (vốn) là một sĩ phu, ở đất ngàn năm văn vật. Hà Nội – trong mắt ông – là nơi: “không có nhân cách người ta vẫn sống, thậm chí còn sống béo tốt hơn.”

Béo tốt – giữa lúc nhân tâm ly tán, trăm họ lầm than, và xã hội đã hình thành một giai cấp mới đang tập tành diet – ngó (cũng) khó coi. Đã thế, ở phố thị công an và xe hơi mỗi lúc một thêm đông. Lạng quạng dám bị (cho) xe đụng – mất mạng như không – nên đương sự lật đật bỏ của chạy lấy người, lần lên cao nguyên, tìm đường ở ẩn.

“Người miền núi,” theo như lời của nhạc sĩ Y Vân, “thích ôm khung trời.” Họ ghét sự câu thúc nên cách ăn ở, cũng như ăn nói, đều thường quá độ:

Đ… mẹ cây hồng

Sao không lao động

Mà mày trổ bông?

Hoặc:

Tôi định có một ngày nào thật thảnh thơi

Leo lên trời

Ỉa

Ở đâu quen đó. Gần mực thì đen. Gần đèn thì hút. Sĩ phu họ Hà sống gần những người bạt mạng, kiểu như cha nội đã viết những câu thơ (lựu đạn) vừa ghi, nên ngôn ngữ của ông nghe cũng hơi (hơi) có âm hưởng sơn cước hay… Sơn Núi:

“Nhân dân Việt Nam xứng đáng ở tầm nào,

Mỹ sẽ ‘chơi’ ở tầm đó.”

Câu văn thượng dẫn, nếu được đặt trong văn cảnh (context) của nó, chắc cũng không đến nỗi nào. Thử đọc (nguyên con) mà xem:

“Đối với Việt Nam, Mỹ sẽ là sứ giả của dân chủ, nhân quyền hay chỉ là anh lái buôn, điều đó do nội tình của Việt Nam quyết định. Nhân dân Việt Nam xứng đáng ở tầm nào, Mỹ sẽ ‘chơi’ ở tầm đó. Nếu Việt Nam tự khẳng định mình là một dân tộc có nhân phẩm, đang đấu tranh đòi người cầm quyền nước mình phải hoà nhập vào thế giới văn minh bằng con đường quang minh chính đại, thì Mỹ sẽ đóng trọn vai trò người anh hùng, nghĩa hiệp. Nếu nhân dân Việt Nam tự bộc lộ mình là đàn vịt trong trại thì Mỹ chỉ làm ăn với ông chủ trại thôi…” -

(Chia Tay Ý Thức Hệ. Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản năm 96, trang 191).

Mười năm sau, dự đoán này đã có cơ hội được kiểm nghiệm, khi tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đến thăm Việt Nam – vào tháng 11 năm 2006. Chuyến đi này đã khiến cho nhiều người thất vọng. Thiên hạ nhớ lại nội dung bài diễn văn của ông, đọc trong buổi lễ nhậm chức lần thứ hai, cách đó chưa lâu, với một tiếng thở dài – cố nén:

“Tất cả những ai đang sống trong chế độ độc tài và tuyệt vọng hãy hiểu rằng: Hoa Kỳ sẽ không bỏ quên sự ngược đãi mà quý vị đang phải chịu, hoặc tha thứ cho kẻ áp bức quý vị. Một khi quý vị đứng dậy vì nền Tự Do, chúng tôi sẽ đứng bên cạnh quý vị.”

Những kẻ “đang sống trong chế độ độc tài và tuyệt vọng,” như hàng trăm triệu người dân Việt hiện nay – ít nhiều – đều kỳ vọng là Hoa Kỳ (mà đại diện là ông Bush) “sẽ không bỏ quên sự ngược đãi” mà họ đang phải chịu đựng – như đã hứa. Đương sự đã không hề thực hiện lời hứa đó, trong chuyến đi vừa rồi.

Điều này khiến nhiều người ngộ nhận và … tức giận. Ông Trần Giao Thủy, một bỉnh bút quen thuộc của ĐCV Online, đã bầy tỏ sự phẫn nộ như sau:

“Ngay đến tấm bảng vàng ghi ‘Tiết hạnh khả phong’ treo ở lầu xanh hay ‘Nước vỏ lựu máu mào gà’ của gái đĩ thập thành còn đáng tin hơn lời Bush hứa…” .

Những người “chủ trại vịt” ở Việt Nam cũng hiểu lầm ông Bush, theo cách khác. Họ tin rằng ông ấy đã hành xử như một anh lái buôn, và thái độ dửng dưng của đương sự (trước vấn đề nhân quyền) được diễn giải rằng chính phủ Mỹ đã coi dân Việt “là một đàn vịt trong trại” và “chỉ làm ăn với ông chủ trại thôi” – theo như cách nói ví von của Hà Sĩ Phu, trong bài tiểu luận dẫn thượng.

Với niềm tin (và niềm vui) đó, “Việt Nam Đã Khai Chiến Với Những Người Bất Đồng Chính Kiến” (1) – theo như bài tường thuật của ký giả Kay Johnson, từ Hà Nội: “Vietnam’s War on Dissent Goes Public” (Times, số ngày ra 28 tháng 5 năm 2007).

Đây quả là một sự hiểu lầm tai hại. Trận chiến này tuy “hoàn toàn” thắng lợi nhưng vô cùng bất lợi, cho nhà đương cuộc Việt Nam, sau khi chiến tích bịt mồm bịt miệng người dân của họ (qua phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý) được trưng bầy cho toàn thể nhân loại… chiêm ngưỡng. Những người đang nắm quyền hành ở xứ sở này đã không ai biết rằng, trong chuyến du hành vừa qua, ông Bush đã khóc thầm – và khóc bằng tiếng… Mỹ (nên họ không hiểu gì hết trơn hết trọi)!

Về tới nhà, sau khi lau khô nước mắt, tổng thống Hoa Kỳ đã triệu tập nội các của mình và cho mời một số đại diện (tiêu biểu) của bốn tổ chức đấu tranh và/hay vận động cho dân chủ tự do đến họp tại toà Bạch Ốc – vào ngày 29 tháng 5 năm 2007 – để thảo luận về phương cách đối phó với Việt Nam, trong lãnh vực nhân quyền.

 

Đỗ Thành Công & Đỗ Hoàng Điềm

 

Từ trái: Đỗ Thành Công, Lê Minh Nguyên, Dick Cheney, George W. Bush, Đỗ Hoàng Điềm, và Nguyễn Quốc Quân tại phòng Bầu dục Toà Bạch Ốc (29/05/2007)

 

Bốn người Việt đã có thể đáp lời mời là qúi ông Đỗ Thành Công – thành viên sáng lập của Đảng Dân chủ Nhân dân, ông Đỗ Hoàng Điềm  Chủ tịch Đảng Việt Tân, ông Lê Minh Nguyên – Chủ tịch Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam, và ông Nguyễn Quốc Quân – Tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản.

Riêng ông Đỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kếthai nhân vật lãnh đạo của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, đã không thể có mặt vì một số lý do ngoài ý muốn. Theo tường trình của phóng viên Tâm Việt, gửi đi (cùng ngày) từ Washington D.C:

“đây là một cuộc gặp gỡ mà ông Bush nhắm được trao đổi thực sự với một số tổ chức hay lực lượng chính trị hiện đang hoạt động ở trong nước chứ không phải chỉ là với cộng đồng các nơi hay những tiếng nói cá lẻ trong phong trào dân-chủ đang phát triển mạnh ở VN.”

Kẻ viết những dòng chữ này vô cùng ngưỡng mộ tất cả những tổ chức hay lực luợng chính trị, và những vị đại diện có tên vừa kể, từ lâu. Tuy nhiên, vì giới hạn của một bài viết ngắn, đôi dòng kết luận còn lại xin được chỉ gửi riêng đến ba người họ Đỗ.

Cả ba nhân vật này đều còn ở tuổi bốn mươi. Lứa tuổi lý tưởng để theo đuổi cuộc đấu tranh (còn dài) trước mặt. Trong Thư Ngỏ Gửi Tổng Thống George W. Bush, ông Đỗ Thành Công đã viết như sau:

“…nhiều tổ chức và đảng phái chính trị đã công khai ra đời tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do. Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền được thành lập nhằm hội tụ tất cả các đoàn thể và cá nhân trong cuộc đấu tranh này. Các đảng phái như đảng Thăng Tiến Việt Nam, đảng Dân Chủ 21, đảng Dân Chủ Nhân Dân, và Hiệp Hội Công Nông Việt Nam đều được hình thành tại Việt Nam. Mỗi nhóm có đường lối riêng nhưng đều có cùng một mục đích: đó là thách thức đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận các đảng phái đối lập, và cùng nhau bắt tay xây dựng một nước Việt Nam tốt đẹp hơn.”

Dù có thêm bao nhiêu nhóm, và bao nhiên “đường lối riêng” chăng nữa, tiến trình “thách thức đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận các đảng phái đối lập, và cùng nhau bắt tay xây dựng một nước Việt Nam tốt đẹp hơn” (nghĩ cho cùng) vẫn chỉ qui tụ vào hai con đường chính: vương đạo hay bá đạo – nếu xét vấn đề theo tinh thần văn hoá Việt Nam.

Bằng vào vương đạo, chắc chắn tổ chức của ba vị sẽ nắm được tay nhau và (chung cuộc) sẽ kết hợp được với tất cả những lực luợng, cũng như mọi cá nhân khác, đang cùng hướng lòng về một lý tuởng chung – giành lại tự do và dân chủ cho đất nước, từ tay những người Cộng Sản VN.

Kinh nghiệm (không hay) của những thập niên qua cho thấy rằng tinh thần đố kỵ, phân hoá, cùng những tiểu xảo hay thủ đoạn chính trị – theo kiểu bá đạo, như đã từng được một trong những tổ chức của qúi vị sử dụng trong quá khứ – sẽ không bao giờ tạo được cho chúng ta sức mạnh mong muốn và cần thiết, để đối đầu với cường quyền.

Dân tộc Việt sẽ được ngoại nhân đánh giá và đối xử ra sao (phần nào) tùy thuộc vào tư cách của ba vị, chứ không phải là “ba người khác” (ba cái đồ ba láp, cái thứ lăng nhăng, khốn nạn…) đang tác yêu tác quái ở Việt Nam.

“Người dân Việt đừng quá lo nước mình không có Đảng đối lập mà hãy biết sợ rằng đến một lúc Đảng đối lập sẽ ra đời, nhưng chẳng có cái nào của mình” hết trơn hết trọi.

Cũng ông Hà Sĩ Phu, một công dân lão hạng ở VN, đã bầy tỏ sự lo ngại như trên – trong bài tiểu luận thượng dẫn. Là những người lãnh đạo của những đảng phái, và những lực lượng đối lập hiện nay, qúi vị đang có cơ hội để chứng minh cho cả nước – cũng như cho sĩ phu họ Hà – thấy rằng ông (già) đã lo quá xa, và lo… trật lất!

Lời cuối: kẻ viết những dòng chữ này, nói nào ngay, cũng là một người dân miền núi. Sự thiếu tinh tế của một kẻ quen sử dụng thứ ngôn ngữ bỗ bã, nơi miền sơn cước – nếu có, và chắc có – trong những trang sổ tay hôm nay, kính mong được sự bao dung và lượng thứ của cả ba vị, cũng như của tất cả những độc giả đã (lỡ) ghé mắt xem.

 

Cần cảnh giác trước những buổilễ tưởng niệm

Nguyễn Văn Lục

Năm nay là năm đặc biệt có những buổi lễ tưởng niệm về những biến cố tôn giáo-chính trị xảy ra ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Đó là các buổi tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại góc Phan Đình Phùng để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Tiếp theo sau là vụ tự tử của nhà văn Nhất Linh vào mồng tháng 7 sắp tới cũng cùng một mục đích đó.

 

Thích Quảng ĐứcVà đến đầu tháng 11 thì sẽ có các buổi lễ giỗ cầu cho linh hồn hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị các tướng lãnh đảo chánh thảm sát.

Tôi đã một lần tham dự một buổi lễ giỗ TT Ngô Đình Diệm tại Cali. Những người trong ban tổ chức đã rất thận trọng, nhạy bén chính trị và họ chủ trương các buổi lễ giỗ giới hạn trong phạm vi tôn giáo và không một bài diễn từ hay phát biểu nào liên quan đến cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 cũng như cuộc đảo chính của các tướng lãnh miền Nam.

Tưởng niệm là tưởng niệm. Tưởng niệm là để nhớ lại hoặc cầu nguyện cho vong linh người đã chết. Nếu không đạt được mục đích ấy thì buổi tưởng niệm mất ý nghĩa và người chết lẫn người sống cũng chẳng vui gì. Vì chết là hết. Chết không còn biên giới của hận thù, biện biệt chia rẽ...

Sự thận trọng của những người tổ chức ấy là đúng và cần thiết để tránh những đụng chạm không nên để xảy ra. Vậy mà đã xảy ra vì lời phát biểu của ông Vũ Ánh cũng như của ông Huỳnh Tấn Lê trong một buổi lễ tưởng niệm do Tổng Hội cư sĩ Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức. Tôi nhận được một số email với một số ngôn từ không thích hợp biểu lộ một tự tức giận quá đà.

Các ông ấy thay vì phát biểu trong một buổi lễ như thế, có thể thẳng thắn viết những bài tham khảo phê phán các chế độ miền Nam. Cá nhân tôi cũng từng viết nhiều bài như vậy thể hiện đúng cái quyền của người viết-người đọc. Nhưng thật không phải chỗ dùng một buổi lễ tưởng niệm trong một buổi lễ tôn giáo để nói lời nặng nhẹ.

Tôi xin có lời cảnh giác hai vị trên vì hiện nay ở trong nước cộng sản đang tổ chức rầm rộ lễ tưởng niệm 50 năm Hòa Thượng Thích Quảng Đức cũng như phục hoạt giá trị cho Tự Lực Văn Đoàn. Năm 2008, nhà nước cộng sản đã cho phép một buổi hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy cổ trạch của Tự Lực Văn Đoàn tại thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Người ta dễ suy đoán là quý vị đang theo đuôi cộng sản vì trước đây quý vị đã không làm mà nay làm. Trường hợp ông Vũ Ánh đã có hai lần gây xôn xao đối với cộng đồng người Việt khi làm trong tòa soạn tờ Người Việt- một tờ báo mà một số không nhỏ trong ban trị sự có lý lịch bất minh trước 1975. Tôi đã có dịp nói chuyện điện thoại với tướng Nguyễn Khắc Bình và ông xác nhận là người sáng lập tờ báo Người Việt có làm việc cho tình báo Mỹ.

Cá nhân tôi thường đánh giá tờ Người Việt online  bằng cách so sánh với BBC, RFA và danchimviet.info nơi tôi đang cộng tác thường xuyên. Tôi đưa ra một vài cột như tranh đấu chính trị, các nhà bất đồng chính kiến, tin tức chính trị VN vv..

Kết quả rất là khích lệ và rõ ràng. Ai muốn biết chân cẳng tờ Người Viet thì hãy thử làm như vậy.

 

Ở ngay chỗ tôi cư ngụ, Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã không thấy động tĩnh gì cả Các chùa khác cũng không thấy gióng mõ khua chuông gì cả..Có lẽ hơn ai hết, Hòa Thượng Thích Tâm Châu là một trong những người ở trong cuộc, từng nắm rõ tính chất của cuộc vận động đấu tranh năm 1963 và những biến chất của nó nên Hòa Thượng tránh những biểu dương có tính thế tục như của một số người đang làm…

Ở đây tôi xin được nhắc lại đôi chút tóm lược về cái thời điểm 1963 để thấy mọi biến cố xảy ra trong thời kỳ ấy đều chịu sự chi phối, giật giây bởi người Mỹ và bị cộng sản lợi dụng. Mọi chuyện chân hay giả rồi cũng sẽ rõ cả.

Cho nên cái chết của hai anh em ông Diệm đã chẳng đem lại một một kết quả tích cực nào cho Phật giáo đồ và cho những kẻ đã lật đổ ông. Sau 1963, Phật giáo đã đạt được điều gì và ngay cả đã mất điều gì? Đó là câu hỏi quan trọng cần được trả lời. Cái chết đó chẳng những nó cáo chung một chế độ, nó còn làm thay đổi hoàn toàn diện mạo cuộc chiến tranh ở miền Nam cũng như về mặt chính trị, tôn giáo, xã hội.

Kể từ ngày đó, miền Nam không còn như trước nữa. Cảnh bát nháo chính trị với nhiều biến tướng chính trị đã có lúc miền Nam có thể rơi vào tình trạng vô chính phủ-nhất là vào các thời điểm 1964-65-66.

Sự tin tưởng thay vào là sự thất vọng, sự vui mầng nay là sự chán nản. Trong những năm ấy, không một ai nghĩ tới chuyện ăn mừng, chuyện lễ lạc, chuyện tưởng niệm.

Trong những năm sau đó, có một yếu tố rất quan trọng mà tôi xin nhấn mạnh ở đây- là sự mất niềm tin vào các chính quyền-. Các chính phủ như Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh hay Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát hoặc Nguyễn Cao Kỳ đều đi đến phá sản chính trị. Các chính phủ ấy hầu như bất lực, tỏ ra yếu kém và phải dựa vào thế lực các tôn giáo để tồn tại.

Thần quyền nhảy vào dẫm chân lên thế quyền. Phải chăng đây là cái đạt được sau 1963?

Cổng nhà thờ nhất là cổng chùa trở thành những cổng chính đi vào chính trị. Ông Dương Văn Minh, ngay cả lúc làm tổng thống 48 tiếng- ở trong tình trạng một mất một còn với cộng sản cũng vẫn ngong ngóng trông cậy vào TT. Trí Quang!! Một người làm chính trị như thế chỉ xứng đáng làm cai thầu chính trị- làm cỗ cho người khác xơi.

Cho nên không lạ gì mới đây nhất trong bài phỏng vấn Hoàng Nguyên Nhuận ( tức Hoàng Văn Giàu), nguyên chủ tich sinh viên Phật tử Huế nhan đề: Nói về Những Phong trào tranh đấu của Phật giáo tại miền Nam, Ông Hoàng Nguyên Nhuận còn có thể viết những dòng hí lộng như sau về TT Thích Trí Quang:

“Xét về những đóng góp cho độc lập quốc gia và hòa bình dân tộc, tôi nghĩ thầy Thiện Minh, thầy Trí Quang và quý thầy khác trong hàng ngũ lãnh đạo phật giáo đã đóng góp lớn lao cho hòa bình và tự chủ của Việt Nam. Uy tín của thầyTrí Quang đối với quốc nội cũng như quốc tế chỉ thua Hồ Chí Minh mà thôi.”

Trích Quán Như phỏng vấn Hoàng Nguyên Nhuận, sách hiếm.net

Đây là một nhận xét rất hồ đồ- so sánh Hồ Chí Minh, một người làm chính trị và Thích Trí Quang, một nhà tu hành là một so sánh khập khiễng và sơ đẳng và một cách nào đó gián tiếp đồng hóa cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 vào tiến trình xâm chiếm miền Nam của cộng sản? Và nổi tiếng nhất để làm gì và nay tại sao tịnh khẩu?

Và thực tế thì cộng sản đã lợi dụng được điều đó.

Các cơ sở chùa chiền, đại học Vạn Hạnh sau 1963 trở thành cơ sở hoạt động của Thành Đoàn và từ đó tung ra những cuộc biểu tình, xuống đường, đốt xe Mỹ phá rối trị an ở Sài Gòn.

Trong bài Các điểm hẹn, Phúc Tiến viết lại như sau:

Lạ kỳ thay còn có những địa điểm khác nguyên là cơ sở của tôn giáo song đã là điểm hẹn của học sinh sinh viên. Ngôi trường đại học Vạn Hạnh mọc lên từ bãi sình lầy ven cầu Trương Minh Giảng trở thành nơi lui tới của trí thức sinh viên các giới..(…) Riêng trụ sở Trung tâm Thích Quảng Đức củng là một điểm hẹn sinh viên học sinh. Tòa nhà 294 Công Lý vừa là ký túc xá sinh viên vừa là một hội quán sôi nổi những cuộc hội thảo, họp mặt, văn nghệ. (..).

Trước năm 68, tổ chức cách mạng cũng có hoạt động ở đây. Tuy nhiên lực lượng ta thời gian nầy chưa mạnh. Tháng 10-1968, tình hình tổ chức cách mạng ở trường sau thời gian bị đánh phá, coi như trắng. Thành đoản chỉ đạo đồng chí Sáu Tỉnh( tức Đỗ Quang Tỉnh) nay là cán bộ Hợp tác Kinh tế của Ủy Ban nhân dân Thành phố) về xây dựng lại.

Việc xây dựng cơ sở quần chúng để thâm nhập nơi đây bắt đầu bằng một tổ chức: Liên Đoàn sinh viên Phật tử Vạn Hạnh.

Trui rèn trong lửa đỏ, các trang 83-93

Phải chăng đây là điều mà ông Hoàng Văn Giàu muốn nhắc tới sự đóng góp của các TT Thích Thiện Minh và TT Trí Quang cho hòa bình và độc lập dân tộc?

Nhưng ở một chỗ khác, Hoàng Văn Giàu lại nhìn nhận một cách gián tiếp và không dám nói rõ ra. Ông viết:

Tôi là Vụ trưởng sinh viên Phật tử Vụ nên tôi cũng bị lây. Tờ Điện Tín của nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức từng tố khổ tôi trên trang nhất là Giáo gian Hoàng Văn Giàu chỉ vì tôi quyết dẹp đoàn Sinh viên Phật tử Sài gòn và Vạn Hạnh vì đa số thành phần điều khiển những đoàn này.. không còn là.. Phật tử nữa ..

Có nghĩa là nói rõ ra họ đã bị cộng sản xâm nhập, trà trộn?

Nói về những phong trào tranh đấu của Phật giáo miền Nam, phỏng vấn Hoàng Văn Giàu của Quán Như. Sách hiếm.net

Sẽ có nhiều người không đồng ý với lập luận của ông Hoàng Văn Giàu và trong số đó có Hòa Thượng Thích Tâm Châu.

Người ta được biết rằng thoạt đầu phong trào tranh đấu Phật Giáo có tính cách thuần tôn giáo nhằm đòi hỏi chính quyền Ngô Đỉnh Diệm thực thi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo. Nhưng chẳng bao lâu sau nó trở thành một phong trào chính trị bạo động nhằm lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Từ tranh đấu có tính cách tôn giáo rẽ sang tranh đấu chính trị bằng bạo lực đã chia rẽ khối Phật giáo làm hai mảnh.

Từ đó có sự phân rẽ trong Phật giáo: Phật giáo Ấn Quang chủ yếu là cánh miền Trung do TT. Trí Quang và TT Thích Thiện Minh lãnh đạo trở thành một phong trào cực tả rất gần với các hoạt động phá hoại của Việt Minh cộng sản.

Nhận thấy mối nguy cơ của một miền Nam có thể rơi vào tay cộng sản, TT Thích Tâm Châu đã tách ra khỏi Ấn Quang, có lúc phải trốn tránh ra Vũng Tàu để tránh khỏi bị người của Ấn Quang ám hại, và sau đó thành lập khối Phật giáo Việt Nam Quốc Tự với đường lối tranh đấu ôn hòa hơn.

Sau này, TT Tâm Châu đã viết lại tất cả nội bộ Phật giáo trong giai đoạn này trong một tập sách mỏng nhan đề: Bạch thư vế vấn đề chia rẽ Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự, Tổ Đình Từ Quang, 2176 Ontario. East Montre1al, Qué bec, H2K, 1V6, Canada, 1993 trong đó Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã tố cáo đích danh những hoạt động cũa TT Trí Quang đánh phá ông và Việt Nam Quốc Tự.

Sau 1963, các TT Thích Trí Quang và phái Ấn Quang đã tạo ra một tình trạng hầu như vô chính phủ ở miền Trung, ngay cả tham vọng muốn đòi tự trị và kéo dài trong suốt ba năm mà Lý Chánh Trung đã viết một cuốn sách nhan đề: Ba năm xáo trộn.

Cho nên sau 50 năm có dịp nhìn lại, ai dám can đảm đánh giá một cách thuyết phục các thành quả của cách mạng sau 1963 của các vị tướng lãnh, các chính khách đã từng có mặt ỡ những thời điểm ấy là những người có tài, có bản lảnh và tâm huyết và nhất là có đảm lược chính trị?

Tôi chưa thấy một bài biên khảo nào đánh giá sự thành tựu của cuộc tranh đấu sau 1963!!

Nhưng điều đó cho thấy nó phô bầy một thực tế khá phũ phàng là họ chỉ có khả năng đạp đổ mà không có khả năng cầm quyền. Vì thể một cách nào đó, tự họ làm “phai nhạt” những thành quả cách mạng, những hy sinh ngay cả lý tưởng cho cuộc chính biến 1963. Từ đó cũng nảy sinh một hiện tượng “ trốn trách nhiệm”, hiện tượng “ đổ vấy cho nhau” mà tôi gọi là những kẻ chạy tội.

Trong nhiều năm sau đó ở miền Nam, tôi chưa hề được chứng kiến những ngày lễ hội, ăn mừng chiến thắng. Không hề thấy có những tiệc mừng công khai, chính thức hay trong vòng riêng tư. Cũng không có tưởng niệm, không có tượng đài, không có diễn binh, không có diễn văn cũng không có hội thảo cũng không kiếm ra được một công trình nghiên cứu, một sử liệu nào được viết ra một cách nghiêm túc. Đã không có mấy công trình nghiên cứu đáng giá về vai trò của Mỹ, về vai trò của Phật giáo, về biến cố đài phát thanh, về vai trò của ông Trí Quang về vai trò các tướng lãnh, các nhà lãnh đạo chính trị một cách quy mô có khảo chứng? Theo tôi thì chưa có đầy đủ.

Mặc dầu không có công trình nghiên cứu nào đáng nể, nhưng một cách mặc nhiên, không ai cần nói ra, người ta hiểu rằng, cuộc “ cách mạng” sau 1963 là một cách mạng dang dở inachevée và không hoàn tất. Cái dang dở ấy chấm dứt với Phong trào Phật giáo đấu tranh của Ấn Quang năm 1966 bằng vụ tuyệt thực đến chết bất thành của TT Trí Quang tại dưỡng đường Duy Tân.

Ngày hôm nay, không hiểu do những động lực chính trị nào đứng đằng sau đang khơi dậy một cách có ý nghĩa những biến cố chính trị-tôn giáo- văn hóa trước 1963.

Điều oái ăm là các buổi tưởng niệm như tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức hiện nay ở trong nước lại do nhà nước cộng sản chủ trì và dàn dựng. Nó được diễn ra trên khắp các thành phố lớn trên toàn quốc. Tại chùa Quán Sứ- Hà Nội do T.Ư Giáo Hội Phật giáo tổ chức để tưởng niệm 50 năm ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân ( 1963-2013).

Với sự tham dự theo thứ tự đại diện các bộ, ngành, MTTQ Việt Nam, các chức sắc Phật giáo, tăng ni, Phật tử cùng dự lễ.

- Cùng ngày, tại Thiền viện Quảng Đức, TP Hồ Chí Minh, Thành Hội Phật giáo thành phố cũng trang trọng tổ chức.

- Cùng ngày, tại Tổ Đình Từ Đàm ( TP Huế), Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Thừa Thiên- Huế cũng tổ chức một buổi lễ tương tự.

- Nhưng quan trọng nhất là tại Nhatrang, quê hương của Bồ Tát Thích Quảng Đức vào ngày 28 tháng năm, tại chùa Long Sơn, Nhatrang, Giáo Hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa phối hợp cùng Ban Văn Hóa Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức. Bên cạnh đó còn có những buổi lễ khánh thành xây dựng tượng đài Bồ Tát Thích Quang Đức, triển lãm các hình ảnh và di vật cũng như hành hương về nơi Bồ Tát đản sinh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Hữu Dược- Vụ trưởng vụ Phật giáo ( Ban tôn giáo chính phủ) khẳng định: Hành động phi phàm của Hòa thượng Thích Quảng Đức, tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp Phật giáo cách đây có ý nghĩa rất to lớn trong phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam, đồng thời thắp sáng lương tri nhân loại để ủng hộ dân tộc Việt Nam giành độc lập-tự do. 50 năm đã trôi qua, hành động của Bồ Tát Thích Quảng Đức ngảy càng được xã hội tôn vinh bởi những gì ngài tâm nguyện nay đang thành hiện thực. Sự hy sinh của ngài là động lực tốt đẹp cho Phật giáo và xã hội phát triển. Ông nói tiếp với lời nhắn nhủ các tăng ni, phật tử: Đối với mỗi tăng ni, phật tử hôm nay, tự hào trước tấm gương vô úy của Bồ Tát Thích Quảng Đức, mỗi người gương mẫu thực hiện tốt phương châm của giáo hội Phật giáo Việt Nam là: Đạo Pháp- Dân tộc và chủ nghĩa xã hội. xây dựng cuộc sống an lạc tốt đạo- đẹp đời”. Ông Bùi Hữu Dược nhấn mạnh.

Vài dòng trích dẫn của người đại diện chính quyền trên đây cho thấy Đạo Phật đã mất tư thế một tôn giáo độc lập, thoái hóa bản chất, chỉ là một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc.

Nói thẳng ra. Đó là một thứ tôn giáo nhà nước mà không mấy người dám nhìn nhận một sự thật đau lòng đó. Họ im lặng, họ tránh né nói đến và có một số ngậm miệng ăn tiền.

Bảy chữ vàng Đạo Pháp-Dân Tộc- Và chủ nghĩa xã hội tự nó nói lên tính cách thế trị của đạo Phật ngày hôm nay.

Họ chẳng còn là Ấn Quang, họ cũng chẳng giử được tư thế là Việt Nam Quốc Tự nữa. Họ là Phật giáo Quốc doanh và nay có nguy cơ thứ Phật giáo này được xuất cảng ra Hải ngoại tạo ra tình trạng vàng thau lẫn lộn. Người ta sẽ không còn biết ai là người tu thật, ai giả tu, chùa nào là chùa nơi xứng đáng cho hàng phật tử lui tới niệm Phật?

Những người như Hòa thượng Tâm Châu và một số vị chân tu khác hẳn là phải lo âu lắm cho tình trạng này mà đôi khi đành bất lực.

Bề ngoài thì đạo Phật ở Việt Nam có được sự tài trợ vật chất, tài trợ xây dựng và xem ra rất bề thế. Các cơ sở tu trì, chùa chiền, tu viện được xây cất khắp nơi. Các buổi lễ với ánh sáng, âm thanh, cờ sắc, quần áo rực rỡ và có phần được ưu đãi hơn các tôn giáo bạn.

Nhưng thực chất chỉ là công cụ của nhà nước, nằm trong Mặt trận và bộ phận tôn giáo do chính quyền chi phối, điều hành và quyết định. Và phần đông chú trọng và phần phục vụ như lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, chôn cất. Đây là những dịch vụ hái ra tiền.

Và tôn giáo thế trị thì có nhiều nguy cơ bị phá sản.

Bằng chứng là linh hồn của cuộc tranh đấu Phật giáo năm 1963 là TT Thích Trí Quang nay bị cộng sản cô lập và nay vắng mặt. Có thể ông Thượng tọa Trí Quang bị giam lỏng, diện bích và tịnh khẩu!!! 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu được vì lý do gì đã ép buộc một người có nhiều tham vọng như ông lại có thể tịnh khẩu, im tiếng trong suốt 38 năm này...

38 năm rồi, ông nay chỉ là cái bóng mờ của tinh thần tranh đấu Phật giáo 1963. Những đệ tử thân tín như trưởng đoàn và phó trưởng đoàn sinh viên Phật tử Huế do ông sáng lập và xây dựng nên nay họ đang ở đâu và ở phía nào? Hằng ngàn ngàn Phật tử mà nhiều người nghe theo lời kêu gọi của ông đã dấn thấn xuống đường, đã tranh đấu ngay cả đã hy sinh nay họ đâu cả rồi.

Người cộng sản vinh danh, xây dựng tượng đài cho Hòa Thượng Thích Quảng Đức, nhưng lại giam lỏng người lãnh đạo cao nhất của phong trào Phật giáo năm 1963.

Sự mâu thuẫn trái cựa ấy nói lên điều gì?

Ai tin người cộng sản thì cứ việc tin, còn tôi thì không. Bởi vì cùng thời điểm này, Phật giào Hòa Hảo cũng tổ chức tưởng niệm giáo chủ của họ thì bị công an, đàn áp, đánh đập. Trong khi đó, tôi mới nhận được tin tức bạn bè gửi cho thì Phật giáo Hòa Hảo đang gặp kiếp nạn .

Theo tin của thông tín viên RFA ngày 25 tháng 06 năm 2013, công an đã đến bao vây không cho tiến hành lễ kỷ niệm khai sáng đạo tại ấp Long Hòa 2, xã Long điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Kết quả là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm đã lấy dao ra tự mổ bụng để phản đối.

Theo lời ông Võ Văn Diêm, người em củ ông Võ Thanh Liêm cho biết sự việc như sau:

Làm lễ xong rồi, mặc áo choàng đi mỗi người cầm một nén hương vào chùa Quang Minh Tự, đi được một đoạn đường hơn 100 mét, hai bên có hàng rào công an dùng ghế ném chúng tôi, dùng nước thối xịt chúng tôi. Anh Năm tôi và các đồng đạo đều bị trúng, rồi họ chửi mắng một cách thô lỗ, lúc đó anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng, vết thường chiều sau6b hơn 1 cm, và chiều da2in hơn 10 cm, lúc đó họ thấy vậy tản ra . Anh Năm tôi lúc đó xỉu, mấy anh em tôi mới khiêng anh Năm tôi tôi về nhà thân mẫu tôi. Bây giờ chúng tôi đang lo trị bệnh cho anh Năm và các anh em bị thương.

Cũng mới đây, Phật giáo Hòa Hảo cũng gửi thư phản đối một luận văn tốt nghiệp của tăng sinh Thích Thiện Huệ, (tăng sinh khóa 4 1997-2001) của Phật Học viện Phật giáo Việt Nam ở số 759, Nguyễn Kiệm, F4, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Bản luận văn mang tên: Thực chất của đạo Hòa Hảo.

Bản luận văn chỉ gồm có 57 trang mà theo thư phản đối thì tác giả đã xử dụng những lời lẽ thô bỉ, vô giáo dục và ngu xuẩn nhằm nhục mạ Đức Huỳnh Giáo Chủ và đả kích nền giáo lý PGHH một cách thậm tệ.

Chẳng hạn, xin trích dẫn một câu:

Chúng ta có thể bỏ qua những lỗi lầm do nhận thức thô siển của một nông dân ít học, thích diễn giải Phật pháp như Huỳnh Phú Sổ, nhưng chúng ta không thể chấp nhận thái độ ngang ngược mang tính bất lương của ông khi cố tình lý giải sai lệch mục Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo đầy ác ý, nhằm bài xích tư tưởng của những người theo tư tưởng Mác Xít (Trích nguyên văn).

Trích Lê Quang Liêm, Trúc Lâm Yên Tử trên mạng xã hội. 

Tôi không đếm xỉa đến tư cách của tăng sinh Thích Thiện Huệ. Nhưng tôi trách cứ những kẻ đã chấp thuận luận văn với lời phê: luận văn đạt yêu cầu.

Viết điều này ra để mọi người thấy được, tính chất bất dung nhận của những người cộng sản đối với các tôn giáo như thế nào...

Nói về tôn giáo với người cộng sản thì nói đến bao giờ cho hết!!! Chỉ mong là người của các tôn giáo cần cảnh giác để đừng để họ lợi dụng tôn giáo cho những mục đích chính trị của họ.

 

Tài liệu sưu tầm về Thích Quảng Đức

Thich Quảng Đức 2

Thic'h Quảng Đức 3

Thích Quảng Đúc 4

Hình ảnh chứng minh: Thích Quảng Đức đã bị tưới xăng rồi bị thiêu chứ không phải tự thiêu như tập đoàn Cộng Sản Ấn Quang tuyên truyền.

chú ý: Quảng Đức đánh diêm nhưng cây diêm bị ướt, không phát ra lửa. Tên sư đổ xăng đã dùng bật lửa zippo để thiêu sống Quảng Đức

Thằng chó đẻ đầu trọc Việt Cộng nằm vùng THÍCH TRÍ QUANG là thủ phạm giết người không gớm tay mặc dù đã cạo đầu đi tu.

 

TT Trí Quang và vai trò của Mỹ

trong biến cố Phật giáo năm 1963

 

Nguyễn Văn Lục

Lời mở: Tôn giáo và chính trị. Đó là loại đề tài cấm kỵ mà người ta tránh không muốn nói đến. Đã đến lúc đủ thời cơ chín mùi và đủ mức độ trưởng thành về nhận thức để có thể tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị? Có nên cứ tiếp tục mặc nhầm áo của nhau mãi chăng? 

Đó là về phía người mặc áo. Nhưng cái quan trọng là phá vỡ cái “não trạng Trung cổ” trong đầu mỗi người cứ vẫn trộn lẫn hai phạm vi đó vào làm một. Trộn lẫn thế quyền và thần quyền đã gây ra biết bao hệ lụy cho một đất nước.

Một nhà sư hay một linh mục làm chính trị có một sự “đánh lận” với trò chơi hai mặt. Việc đó không fairplay tý nào cả. Đụng đến họ về phạm vi chính trị thì đụng ngay đến tôn giáo của họ như một lá bùa hộ mạng.

Nó chỉ biểu tỏ một tình trạng ấu trĩ cả về mặt tôn giáo và chính trị cần phải vượt qua. 

Chúng ta phải cố gắng phá cái “não trạng thời Trung cổ”, theo kịp các xã hội tân tiến trong đó có sư phân giới, cắm mốc rạch ròi giữa tôn giáo và chính trị. 

Làm chính trị thì thắt cravate, mặc áo complet. Làm tôn giáo thì mặc áo tu hành mầu gì cũng được.

Bài viết này như một cái test về ý thực tự do và dân chủ đối vời người cầm bút và bạn đọc. Nhưng tôi cũng nhận thức một cách sâu xa rằng phá bỏ một “não trạng Trung Cổ” không dễ dàng gì!

Nhưng chẳng lẽ không làm, không bắt đầu.

Vai trò của CIA trên thế giới

Kể từ sau thế chiến thứ hai, vai trò người Mỹ nổi bật lên như một cường quốc cả về mặt kinh tế và chính trị, trong đó không thể không nói tới vai trò của CIA Mỹ. Kế hoạch tái thiết Âu Châu, kế hoạc Marshal của tổng thống Truman, 1947, ngoài viện trợ kinh tế còn là một kế hoạch chính trị be bờ, bao vây Liên Xô và các nước Đông Âu.

Từ đó CIA có mặt khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc từ 1945-1960; Ý 1947-1948 rồi 1950-1970; Phi Luật Tân 1940-1950; Đại Hàn 1945-1953; Albania 1949-1953; Đức Quốc 1950; Iran 1953; Guatemala 1953-1954; Costa Rica 1950; Syria 1956-1957; Trung Đông 1957-1958; Indonesia 1957-1958; Liên Xô 1940-1960; Cam Bot và Lào 1955-1973; Haiti 1959; Guatemala 1960; Ecuador 1960-1963; Congo 1960-1964; Brazil 1961-1964; Ghana 1966; Iraq 1972-1975; Nicaragua 1981; Và không thể không kể tất cả các nước Đông Âu.

 

Năm 1963

 

(Trích tóm lược trong The CIA, a forgotten history, US Global Interventions Since World War 2, William Blum. 1987.)

Và Việt Nam, OSS đến trước, rồi CIA 1950-1975. Trong những người có quan hệ mật thiết nhất với Ngô Đình Diệm là Wesley Fishel mà ông Diệm quen biết khi sang Nhật. Kể từ đó, Fishel sau này về dạy tại Michigan State College, một trường quản lý những dựa án giúp đỡ kỹ thuật mà CIA tài trợ. Nhờ cái thế ấy, ông Diệm được cảm tình của một số lớn các chính trị gia Mỹ như Mansfield, Kennedy, William O. Douglas, v.v...

(Trích Talawas, 2007 tóm tắt bài viết của Edward Miller, Hoai Phi, Vi Huyền chuyển ngữ:

Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm 1945-1954).

Số tiền mà CIA tài trợ và chi phí nhân viên trong một năm không phải là nhỏ, 150.000 nhân viên và 6 tỉ đô la vào năm 1974 một cách bí mật và hợp pháp:

“Operating silently in the shadows of the federal government carefully obscured from public view and virtually immune to congressissional oversight, the intelligence community every years spends over $6 billion and has a full-time workforce of more than 150.000 people.”

(Trích CIA and the Cult of Intelligence, Victor Marchetti and John D.Marks, trang 95).

Ở Việt Nam, riêng về mặt Văn hóa, ông Robert Speer, Giám đốc cơ quan Thông tin Hoa Kỳ tại Việt Nam đã làm đơn lên bộ trưởng bộ Thông Tin và Thanh niên, ngày 26/7/1956 để cho xuất bản các tờ báo Gia Đình (Life), in 80000 số phát không, rất trang nhã và đẹp và tờ Chân Trời Mới sau đổi là Sáng Tạo, do Mai Thảo chủ trương, sau này thêm các tờ Hiện Đại, Thế Kỷ 20.

Theo người viết, các chương trình tài trợ của CIA dưới các danh nghĩa các cơ quan JUSPAO, USAID, USIS, USOM, MACV, Asia Foundation đều đa dạng, phức tạp, nhiều mặt đã đem lại rất nhiều lợi ích cho việc phát triển giáo dục như các trường Quốc Gia Hành Chánh, các trường kỹ thuật, các chương trình xã hội, phát triển cộng đồng. Ngay như tờ Sáng Tạo, dù được Mỹ tài trợ, nhưng Mai Thảo và nhóm Sáng Tạo không bị bất cứ một kiềm chế hay giới hạn hoặc kiểm soát dù gián tiếp nào của ông Robert Speer. Vì vậy Sáng Tạo xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của Văn Học miền Nam sau 1955.

Đấy là chúng ta chưa kể các chương trình “tư nhân” như Ford, Fulbright, Kế hoạch Colombo (Kế hoạch Hợp tác Kinh tế Phát triển Xã hội vùng Á châu Thái Bình Dương, của tổ chức Liên chính phủ, lâu đời nhất – từ năm 1951), hãng Shell đã đào tạo một cách chính quy bao nhiêu nhân tài cho miền Nam VN hay các chương trình ngắn hạn như World Youth Program, The Department of States International Visitor program, The Asian and Pacific Students Leaders Projects, East Asia and Pacific Journalist Program.

(Trích tóm tắt bản phụ lục trong cuốn: Cuộc Xâm Lăng Về Văn Hóa Và Tư Tưởng của Đế Quốc Mỹ tại Việt Nam,

Lữ Phương, trang 213-216).

CIA và Phật Giáo

Trong một phúc trình của quỹ tài trợ Châu Á Việt Nam của đại diện ở Việt Nam (ông Frank E. Dines mới qua đời) đề tối mật: Chương trình Phật giáo ở Việt Nam, ông Frank có một số nhận xét như sau:

“Phật giáo ở Việt Nam có ý nghĩa không phải chỉ vì số lượng người theo từ 80% đến 90% dân số là Phật giáo hoặc chịu ảnh hưởng Phật giáo mà còn vì tính chất đặc biệt của nó. Nhiều Phật tử tin rằng tôn giáo của họ nếu được rọi vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị thì có thể đem lại một giải pháp cho sự hỗn loạn và khốn cùng đang bủa vây Việt Nam nhiều thập niên (...) Một điểm đặc biệt khác thường của Phật giáo Việt Nam ngày nay là sự tập trung không phải chỉ uy thế tôn giáo mà cả uy thế thế tục vào tay các nhà sư. Viện Hóa Đạo(The Execution of Dharma) hiện do Tăng lữ kiểm soát.

Trong hoàn cảnh, làm việc với các Phật tử, quỹ tài trợ đang làm một công việc nguy hiểm, chúng ta có thể bị chỉ trích ở Việt Nam và Hoa Kỳ, điều này có thể quan niệm dễ dàng nếu các Phật tử đi tới chỗ chống chính phủ và chống lại nỗ lực chiến tranh (...)

Theo quan điểm của Quỹ Tài Trợ thì sự quan tâm mới đây của giới tăng lữ với giáo dục và việc họ sẵn sàng giao cho Quỹ tài trợ những tăng ni trẻ tuổi khá nhất của họ để huấn luyện ở nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời để giúp khuôn nắn giới lãnh đạo tương lai.”

Trong các chương trình xã hội, Quỹ cũng tài trợ đắc lực cho Trường Thanh Niên Phụng sự Xã Hội của Thích Nhất Hạnh. Ngay cả sách vở do Thích Nhất Hạnh hoàn thành cũng được sự hỗ trợ của quỹ tài trợ như nhận xét sau đây: “Những tác phẩm này soi rọi ánh sáng vào sự suy tưởng xã hội của Phật giáo ở Việt Nam” Phần Đại Học Vạn Hạnh. Thì được ung cấp máy in cũng như tài trợ và phát triển Thư viện của Đại Học..

Tuy nhiên, miễn là có một kế hoạch lâu dài được triển khai để xử dụng tăng ni được huấn luyện như thế.”

(Trích tóm lược bản phúc trình của Quỹ Tài trợ, trong phần phụ lục cuốn:

Cuộc xâm lăng về Văn Hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam VN, Lữ Phương, trang 227-239.)

Sự tài trợ của CIA qua các cơ quan Asia Foundation là điều tốt cho người Mỹ mà cũng tốt cho Phật giáo VN. Sau này, đa số trí thức Phật giáo trở về VN trong các vai trò lãnh đạo Phật giáo là một bằng cớ tốt đẹp của những chương trình này. Nó cũng giống như các Kế hoạch Colombo, v.v... Tất cả tuỳ thuộc vào thành phần sinh viên được đào tạo. Chương trình chỉ giúp phương tiện đào tạo mà không có một ràng buộc cụ thể về pháp lý (ngoài thời hạn học trình: học xong phải về) hay bó buộc tinh thần nào đối với các thành phần được cấp học bổng.

CIA trong mối tương tác với Phật giáo qua TT Thích Trí Quang

Sau khi hai anh em TT Ngô Đình Diệm bị giết, ngay vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày, “Big” Minh sai Đôn Và Kim qua gặp Cabot Lodge, sau đó Lodge dẫn hai người qua gặp TT. Trí Quang đang tỵ nạn trong tòa đại sứ Mỹ. 

Buổi gặp gỡ này thật ý nghĩa giữa 3 thành phần mà cùng có một mục đích chung: Đại sứ Mỹ, tướng lãnh đại diện cho quân lực VNCH và Thích Trí Quang đại diện cho Phật giáo. 

Nhưng mãi đến ngày 4-11-1963, TT. Thích Trí Quang mới chính thức bước ra khỏi tòa Đại sứ Mỹ, tại Sài Gòn.

Ý nghĩa của việc rời khỏi tòa đại sứ Mỹ một cách kín đáo ngày 4-11-1963 cho thấy sự can thiệp của Mỹ vào biến cố Phật giáo 1963 tại miền Trung như thế nào.Theo Topmiller trong Lotus Unleashed, kể từ khi đi ra khỏi tòa đại sứ một cách thầm lặng, phía người Mỹ cũng như phía tướng lãnh quân đội VNCH đều nhìn nhận trong những năm sắp tới đây, TT. Thích Trí Quang sẽ đóng một vai trò quan trọng và khối Phật giáo nổi lên như một lực lượng chính trị trong thế đối đầu với cộng sản.

Phần TT. Thích Trí Quang trở thành một khuôn mặt được người Mỹ biết đến nhiều nhất như một nhà sư chính trị ngoại hạng.

(Trích tóm lược The Lotus Unleashed: The Buddhist Peace Movement in South Vietnam,

1964-1966, Robert J. Topmiller, The University Press of Kentucky, 2002, trang 4-8)

Người Mỹ hiểu rõ điều đó và CIA đã nhúng tay vào từ trước 1963. Thật ra, người Mỹ đã tham dự vào bất cứ phương diện nào từ quân sự, chính trị của cuộc chiến tranh 1954-1975. Và làm bất cứ truyện gì. Bất cứ thời điểm nào, ngay cả ném Việt cộng từ máy bay xuống biển.

Chẳng hạn năm 1960, CIA, theo Philip Liecht viết lại là họ đã thu gom các súng ống tịch thu được của Cộng Sản BắcViệt chất lên một thuyền ở một vùng nước cạn, ngụy tạo một trận đánh chìm chiếc thuyền đó.

(Trích The CIA, A Forgotten History: U.S. Global Interventions Since World War 2,

William Blum, London: Zed Books, 1986, trang 142.)

Đối với Phật giáo, CIA đã nhìn thấy ở đó là một tiềm năng không thể coi nhẹ. Vì thế, họ đã gián tiếp tài trợ qua quỹ Asia Foundation để tạo một lớp tu sĩ ưu tú, sau này sẽ trở về lãnh đạo Phật giáo. Nhất là kể từ 1965, CIA đã tài trợ kín đáo cho các chương trình đào tạo các ứng viên Phật tử để sau này lãnh đạo giới Phật giáo.

Người Mỹ nhìn thấy cái lợi trong tương lai của việc đào tạo này và để “uốn nắn” một cách khéo léo những vị ấy có cảm tình với đường lối của Mỹ.

Xem thêm: Buddhism and the Buddhist. Progamming of the Asia Foundation in Asia (San Francisco, 1968)17-20, 110-20. Trích theo The Lotus Unleashed: The Buddhist Peace Movement in South Vietnam, 1964-1966, Robert J. Topmiller, trang 154. Hoặc The CIA and the cult of intelligence, Victor Marchetti, John D. Marks , từ trang 178 về quỹ Asia Foundation.)

Trong lúc có phong trào tranh đấu Phật giáo thì một số nhà sư đã về nước như Thích Quảng Liên, thuộc cánh tả. (Dưới mắt người Mỹ trong bản “phúc trình tối mật” nói ở trên, Thích Quảng Liên bị đánh giá là loại “vô tích sự”, chỉ thích xe hơi Hoa Kỳ thôi). Ở ngoại quốc thì có Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, Thiện Châu, Thích Mãn Giác và Mạn Đà La, v.v...

Cho nên nếu có người Mỹ nhúng tay vào trong Phong trào tranh đấu của Phật giáo năm 1963 thì cũng không lấy gì làm lạ. 

Việc thứ nhất là tòa đại sứ Mỹ đã cho TT. Trí Quang tỵ nạn sau cuộc bố ráp khoảng 30 chùa trên toàn quốc vào đêm 20-8-1963.

Nhưng chỉ riêng việc này thôi thì đã có khá nhiều luồng dư luận khác nhau mà người viết xin trình bày ở đây.

Để chính thức được vào lánh nạn trong tòa đại sứ Mỹ thì không ai ngờ rằng TT. Trí Quang đã phải viết một lá thư gửi cho đại sứ Cabot Lodge để xin tị nạn. 

Sau đây là những lá thư với bằng chứng hiển nhiên chứng tỏ rằng TT. Trí Quang là một nhà sư chính trị trong mưu toan lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách mượn tay người Mỹ.

Cuộc tranh đấu Phật giáo chỉ là cái cớ che đậy cho những mưu toan ấy. TT Trí Quang đã viết một lá thư cầu cứu với hy vọng, Đất nước của tự do sẽ không giao nộp ông cho chính phủ Diệm, nhất là Hoa Kỳ đang giúp nhân dân chúng tôi gìn giữ tự do.”

Mấy dòng này cho thấy TT. Trí Quang cũng không hẳn tin vào Hoa Kỳ và bộc lộ tâm trạng lo sợ nếu bị Hoa Kỳ trao lại cho chính phủ Ngô Đình Diệm.

(Thư này hiện nay đang nằm ở thư viện John F Kennedy, Saigon to Secretary, September 2, 1963,

National Security File (NSF), box 199, State cables 9/1/1963-9/10/1963.

Trích lại trong Chỉ có tôn giáo là đáng kể ở Việt Nam:

Thích Trí Quang và chiến tranh VN, James McAllister, Trần Ngọc Cư dịch.)

 Sau này, vào 06/10/1963, TT.Trí Quang gửi một thư nữa cho Tổng Thống Kennedy và đại sứ Cabot Lodge mà nội dung là muốn người Mỹ giải quyết lá bài Ngô Đình Diệm”. Nội dung lá thư cho thấy TT. Trí Quang nhờ người Mỹ can thiệp không phải cho mục tiêu tranh đấu của Phật giáo mà là hy vọng người Mỹ khai trừ chế độ Ngô Đình Diệm.

Nhưng lá thư quan trọng nhất mà TT. Trí Quang viết cho Lodge vào ngày 09/09 mà mục đích là xin đi ra ngoại quốc. Bộ Ngoại Giao Mỹ đồng ý, nhưng muốn biết sẽ đi đâu. Tám ngày sau, 17/09 Lodge đề nghị cứ giữ TT. Trí Quang ở Sài Gòn. Nếu Diệm đổ, Trí Quang có thể dùng được. Nếu Diệm còn cầm quyền, sẽ di tản khỏi Việt Nam.”

(FRUS, 1961-1963, IV: tài liệu 75)


Lá thư này quan trọng ngoài dự đoán của nhiều người và đủ để giải thích toàn thể bài viết này.

Sự can thiệp của Mỹ trực tiếp vào biến cố Phật giáo 1963 nay đã đã là một hiện thực khó nói khác đi được. Sự can thiệp ấy rất khôn khéo và gián tiếp chẳng khác gì vụ đảo chánh 1963, họ đứng đằng sau các tướng lãnh để giật giây và cấp giấy chứng nhận “bảo đảm sinh mạng cho các tướng lãnh một con đường rút lui” và một phần thưởng trị giá khoảng 30 ngàn Mỹ kim khi công việc hoàn tất. Đúng ra, theo Trần Văn Đôn trong Our endless war, số tiền là 3 triệu đồng VN, tương đương 42.000 mỹ kim lúc ấy.

Không có sự bảo đảm đó, không một tướng lãnh nào dám làm đảo chánh cả.

Như lời tường thuật của ký giả Marguerite Higgins tóm tắt sự can thiệp thô bạo của người Mỹ vào nội bộ của VN qua lời trần tình của ông Ngô Đình Diệm, “Xem ra tôi không thể nào làm cho tòa đại sứ Hoa Kỳ tin được rằng đây là nước Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ.”

(Trích lại điểm sách Chiến thắng bỏ lỡ, Minh Võ, DCVOnline.net, tháng 8, 2007)

Sự can thiệp của Mỹ đến từ nhiều nguồn, nhiều phía. Có thể từ các viên chức trong tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, lãnh sự Mỹ ở Huế, nhân viên y tế của Mỹ ở Huế, CIA như Conein, chính khách đủ loại và bộ phận quan trọng không nhỏ là các phóng viên báo chí như Neil Sheehan, thuộc United Press International, Malcom Browne, thuộc Associated Press, nhà báo nổi tiếng với bức hình Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Bức hình sau đó đã được truyền đi khắp thế giới. Hình Hòa Thượng Thích Quảng Đức xuất hiện trong bữa ăn tối trong các gia đình Mỹ ngày hôm ấy và cũng không khác gì bức hình đại tá Nguyễn Ngọc Loan xử bắn Việt Cộng đã xâm nhập vào tận phòng ngủ của các vợ chồng người Mỹ sau này.

Nhưng chừng hơn một năm sau, khi người Mỹ không cần đến phong trào tranh đấu Phật giáo nữa thì giọng điệu của họ đã đổi khác. Khi tiếp nhận những hình ảnh tự thiêu của một nhà sư nữ, khoảng chừng 50 tuổi do TT. Trí Quang sắp xếp và do Stanley Karnov gửi đi từ Huế, tổng thống Johnson nhìn những hình ảnh tự thiêu đó và đã gọi những cuộc tự thiêu đó là “những thảm kịch vô ích”:

“Những cuộc tự thiêu của Phật tử gia tăng. Johnson đã đưa ra lời tuyên bố trong đó, ông coi việc tư thiêu là một “thảm kịch và vô ích” và đã kêu gọi dân miền Nam Viet Nam ủng hộ chính quyền – Rõ ràng là dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi Kỳ và đám bộ hạ chung quanh ông ta.”

(Trích Vietnam: une histoire, Stanley Karnow, trang 270.)

Nhà báo có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất là David Halberstam, tờ New York Times mà những bài viết của ông ảnh hưởng tới cả những quyết định của Tòa Bạch Ốc. Chẳng hạn những bài như, Buddhists Mourn Viet Nam victims, 29-5-1963; Diem regime under fire, 7-7-1963; Mrs. Nhu denounces U.S for “Blackmail” in Viet Nam, 08/08/1963 tất cả đăng ở The New York Times.

Theo Mark Moyar thì Halberstam là một trong những nhà báo hiểm độc nhất trong lịch sử Mỹ.(Trích Halberstam’s History, Mark Moyar, National Review Online, July 5, 2007)

Qua một số trích dẫn trên cho thấy vai trò quan trọng của báo chí Mỹ như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình chính trị ở VN lúc bấy giờ.

Có thể nói báo chí Mỹ trở thành một cơn ác mộng đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Bên cạnh cuộc tranh đấu của Phật giáo còn có một cuộc chiến tranh của giới truyền thông Mỹ với chính quyền Việt Nam và nói mỉa mai như Stanley Karnowo, “Thảm kịch của Việt Nam lúc bấy giờ đã trở thành một giấc mơ cho các nhà báo Mỹ.” (Trích Karnow như trên, trang 173.)

Nhưng khi Karnow viết như thế thì oái ăm thay chính ông là một trong ba nhà báo viết tai hại nhất cho VN là: Halberstam, Sheehan và Karnow. Họ, những nhà báo Mỹ đó lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người Việt Nam để được nổi tiếng.

Và hẳn nhiên, các nhà sư tranh đấu đã không bỏ qua cơ hội lợi dụng các nhà báo này. Vì thế, họ đã có chủ đích là chỉ thông báo tin tức, biến cố của giáo hội cho các nhà báo Mỹ mà thôi. Các nhà sư có mối giao hảo tốt, săn đón và tiếp đãi với các nhà báo Mỹ mà không thông báo cho bất cứ báo chí Việt Nam nào. 

Những thông tin của những nhà báo Mỹ vì thế thường thiên lệch và gây những bất lợi không nhỏ cho chính quyền Sài Gòn đồng thời tạo ra một dư luận tiêu cực. Đó là cái vòng luẩn tai hại chống lại Diệm,The bonzes took care to keep American reporters like David Halberstam and Malcolm Browne appraised of their actions, contributing to Saigon government crackdowns on the journalists, which then led to negative reporting with consequent adverse shifts in opinion in the United States.”

(Trích Lost Crusader, The secret wars of CIA Director William Colby, John Prados,

New York: Oxford University Press, 2003, trang 110).

Rồi bà Nhu nổi nóng, mất khôn nói một câu khó tha thứ “barbeques”. Báo chí làm vẩn đục thêm bầu khí, làm cho hai bên chính quyền và Phật giáo không tin tưởng vào thiện chí của nhau nữa.

Ông Nhu tỏ ra cứng rắn hơn. Phần Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết gửi thư không tin tưởng vào thiện chí của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Câu chuyện nhỏ ngày càng trở thành lớn. Trùm mật vụ Colby sau này nghĩ lại nếu chính quyền Mỹ ủng hộ chính quyền ông Diệm trong lúc họ đang cần sự ủng hộ ấy thì có thể thuyết phục ông Diệm đi đến một sự hòa giải thuận lợi.

Nhưng rất tiếc điều đó đã không xảy ra.

Người đảm trách công việc giao thiệp với báo chí Mỹ của Phật giáo là Đại đức Thích Đức Nghiệp.(1)

HT Thích Quảng Đức tự thiêu

(ngã tư Phan Đình Phùng/Lê Văn Duyệt, Saigon, 11/06/1963)

Nguồn: Malcolm Browne, AP

Theo lời khai của một thương tọa (xem chú thích cuối bài), TT Thích Đức Nghiệp đã có ý định cầm dao đâm một nhà sư khác vì những bất đồng quan điểm trong công cuộc tranh đấu của Phật giáo. Đại đức Thích Đức Nghiệp vốn làm thông dịch viên cho Mỹ và cũng là người được TT Thích Tâm Châu giao phó tổ chức vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.

Ông đã tổ chức thật chi tiết và chu đáo vụ tự thiêu này.

Thích Quảng Đức

Sự can thiệp của Mỹ sau này làm cho nhiều người không ngần ngại cho rằng giữa phong trào tranh đấu của Phật giáo và chính sách của Mỹ đối với đệ I Cộng Hòa có những điểm chung về mục tiêu mà hai bên đều có lợi.

Việc tấn công chùa Xá Lợi

Mấu chốt đưa đến tình trạng khủng hoảng Phật giáo khó hàn gắn được là việc tấn công chùa Xá Lợi vào 12 giờ 5 phút đêm, ngày 20/08/1963. Oái ăm thay, ngôi chùa này được xây cất với tài trợ của TT. Ngô Đình Diệm. Tại sao trụ sở Ủy ban liên phái lại đặt ở chùa Xá Lợi của cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một người ôn hòa, mà không đặt tại Ấn Quang? Xá Lợi đâu có phải là trung tâm cho Phật giáo Việt Nam.

Đây là lời giải dáp vấn nạn qua lời trần tình của TT. Thích Tâm Châu:

“Tôi nhận nhiệm vụ rồi, tôi tưởng rằng được đặt văn phòng tại chùa Ấn Quang, nhưng không ngờ các vị tại Ấn Quang e ngại chính quyền, không dám cho đặt văn phòng Ủy Ban tại đây. Tôi rớt nước mắt phải đi van xin Cụ Chánh Trì Mai Thọ Truyền cho đặt văn phòng tại chùa Xá Lợi, mời cụ giữ cho chức vụ Tổng Thư Ký Ủy Ban và vay cụ 35 đồng để sắm chút ít văn phòng.”

Trích Bạch Thư của TT Thích Tâm Châu, trang 23

TT. Tâm Châu không có tiền đến nỗi chỉ vay có 35 đồng bạc! Thật đáng ngạc nhiên đến không hiểu được. Những dấu hiệu rạn nứt giữa các vị lãnh đạo cao cấp Phật giáo đã khó tránh được sau này. 

Việc tấn công chùa là một vụng về của chế độ. Bất kể là có sự khiêu khích của các vị sư từ chùa Xá Lợi hay Từ Đàm và Diệu Đế. Nó chấm dứt mọi con đường dẫn đến đàm phán và hòa giải và tạo một hình ảnh xấu về sự đàn áp Phật giáo một cách công khai. 

Dư luận nói chung từ trong nước đến ngoài nước tỏ ra bất lợi cho chính quyền của TT Ngô Đình Diệm. Cái tiếng ấy sau này cũng khó rửa cho sạch.

Theo ông Colby đó là một thứ công khai khai chiến rồi. Phần thắng lợi nghiêng về phía Phật giáo được coi như nạn nhân của việc đàn áp Phật giáo.

 

Biểu tình 1967

 

TT. Trí Quang biểu tình trước Dinh Độc Lập (1/10/1967)

Nguồn: Image by © Bettmann/CORBIS

Việc tấn công chùa này lại do chính hai tướng Trần Văn Đôn và Tôn Thất Đính khuyến cáo ông Diệm và Nhu.

Về kế hoạch tấn công chùa Xá Lợi của chính quyền Sài Gòn là một kế hoạch tối mật chỉ mình ông Nhu và 5 sĩ quan cao cấp như Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm... Đứng ra hành động là Lực lượng đặc biệt và Cảnh sát đặc biệt của Nguyễn Văn Y. 

Vậy mà nhà báo Mỹ được biết trước! Thế mới buồn thay, không có việc lớn nhỏ gì xảy ra của chính quyền VNCH mà lại không kịp thời thông báo cho báo chí Mỹ!

Nhờ sự tiết lộ cho các nhà báo Mỹ nên họ đã kịp thời đến chùa Xá Lợi trước khi cuộc khám xét chùa của lực lượng đặc biệt và yêu cầu các vị Thượng Tọa trốn đi, nhưng các vị ấy đã từ chối đi trốn và ngồi lại với các tăng ni trong chùa. 

“Theo lời tường thuật của Mert Perry, một nhà báo nói được tiếng Pháp, sau khi nghe được tin mật báo như trên, ông và nhà báo Halberstam đã đi taxi đến ngay chùa Xá Lợi trước nửa đêm và đã chứng kiến lực lượng đặc biệt của đại tá Lê Quang Tung và họ nhận ra không có binh chủng nào khác.

Việc lục soát kéo dài trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Riêng TT Trí Quang theo các phóng viên này thì TT. đã vượt thoát trước khi cuộc lục soát được tiến hành”

“Dites-lui qu‘is vont arrêter tous les Bouddhistes juste après minuit, dit en francais la voix mystérieuse.” Nói với ông ta là họ sẽ đến bắt tất cả các Phật tử vào trước nửa đêm, một giọng nói bí mật bằng tiếng Pháp như vậy đã điện thoại cho Mert Perry.

(Trích trong L'innocence perdue. Un Américain au Vietnam ,

Neil Sheehan, May 3rd 1990, Seuil, trang 300)

Halberstam đã tường thuật một buổi họp báo vào ngày 29 tháng 8 rằng chính tướng Đính tuyên bố ông là người chỉ huy cuộc tảo thanh chùa, ông đã dùng quân đội và các lực lượng khác trong cuộc tảo thanh ấy. Lực lượng gồm hai đại đội thuộc lực lượng đặc biệt, Bảo An và Cảnh sát. Cũng theo Tôn Thất Đính, phía tăng ni không có ai bị thương, phía công lực có 20 người bị thương.

(Trích New York times, 30/08/1963)

Hầu hết các tăng sĩ đã bị bắt như Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng Tọa Thích Tâm Châu trong cuộc tảo thanh chùa này. Chỉ riêng TT Trí Quang trốn thoát được và được Mỹ cho lánh nạn tại tòa đại sứ.

Riêng ông Ngô Đình Nhu trong dịp phát biểu hàng tuần về Ấp Chiến lượng nhận xét về tình trạng Phật giáo:

“Thiện chí ôn hòa của chính phủ đã bị số sư sãi trên coi là biểu hiệu của một sự nhu nhược, nên họ càng làm tới. Họ đã biến các chùa chiền nhất là Xá Lợi thành những trung tâm khuấy rối...

Ai ưng tu hành thì quyết tâm tu cho đắc đạo và ai ưng làm chính trị thì phải từ bỏ áo tu, ra hẳn ngoài đời để làm chính trị, chứ không thể kéo dài tình tràng mập mờ, nửa đạo, nửa đời như từ hơn ba tháng nay.”

(VNCH, UBLBĐTACL, Biên Bản số 62.

Phiên họp tại Dinh Gia Long ngày 23/8/1963 tr 6-12, PTT/1CH, HS8278.)

Cuộc trốn thoát của TT. Trí Quang

Có một số dư luận khác nhau về truyện trốn thoát của TT Trí Quang cần được nêu ra.

Theo TT. Thích Tâm Châu:

“Tại chùa Xá Lợi, trụ sở của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo cũng bị bắt trọn vẹn. Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết cũng bị bắt. Tôi cũng bị bắt, và họ đem nhốt tôi vào một cái cầu tiêu nào đó. Thượng Tọa Trí Quang may mắn trốn được vào Tòa Đại Sứ Mỹ.”

(Trích Bạch thư, Thích Tâm Châu, trang 22.)

Nhưng trong bài phỏng vấn của nhà báo Vĩnh Phúc bằng điện thoại được ghi lại trong cuốn Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệmông đã chi tiết hơn:

- Lúc đó thầy Trí Quang đang tỵ nạn trong tòa đại sứ Mỹ?

- Dạ không phải đâu. Cũng cùng bị bắt cả. Nhưng sau Trí Quang lẩn vào đám chư tăng ni cải dạng đi. Nhưng cũng bị bắt nhốt ở Rạch Cát, sau đó ngài mới chạy vào tòa đại sứ.

(Trích sách đã dẫn, Vĩnh Phúc, trang 297.)

“Theo Phiếu đệ trình số 0289/QĐIIIVPTL ngày 22/8/1963 của Tôn Thất Đính đệ trình Tổng Thống cho thấy TT. Trí Quang không có trong danh sách những người bị bắt. Vậy thì lời xác nhận của TT. Tâm Châu là không đúng sự thật. Ngay cả hai tăng sĩ tị nạn tại cơ quan USOM Mỹ không có ai là Trí Quang cả (III, tài liệu 275)

Các người bị bắt là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, TT. Tâm Châu, Bửu Chơn, Thiên Hoa, Tâm Giác cùng nhiều người khác sau một giờ chống cự”

(Trích Phiếu đệ trình số 0289/QĐ III/VPTL ngày 22-8-1963

của Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh vùng III chiến thuật,

kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn, gởi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Ký hiệu tài liệu TM-HS 209.)

Tuy nhiên, các lời giải thích của các ký giả ngoại quốc thì hoàn toàn trái ngược với TT. Tâm Châu.

Neil Sheehan thì cho rằng:

Le plus dynamique des chefs bouddhistes, Thich Tri Quang, qui avait organisé la premìere manifestation à Hue et se savait condamné à mort avait réussi à fuir avant le raid avec deus autres bonzes” 

Người năng động nhất trong đám lãnh đạo Phật giáo, Thích Trí Quang chính là người tổ chức cuộc biểu tình đầu tiên ở Huế và ông biết rằng ông bị coi như bị kết án tử hình, ông đã trốn thoát được trước khi có cuộc lục soát chùa cùng với hai nhà sư khác.

(Trích L’Innocence perdue, Neil Sheehan, trang 300.)

Nhưng có lẽ quan trọng nhất là nguồn tài liệu sau đây từ thư viện Kennedy:

“Tri Quang escaped arrest and disappeared mysteriously for ten days before seeking and obtaining asylum at the Us embassy.”

(Trích Saigon to State 1, september 1963, JFKL, box 199.)

“Embassy officials who listened to him denounce the Diem Government found that he changed his position on an issue as soon as he discovered that it had not convinced the Americans of Diem’s undesirability”

(Trích Saigon to State, 21 november 1963, NA II, RG 59, Central files, 1963, box 4047.)

(Trích lại trong Triumph forsaken, Mark Moyar, trang 460)

 Trí Quang trước dinh Độc lập
TT. Trí Quang và Tướng Nguyễn Ngọc Loan
trước Dinh Độc Lập 


 

Trí Quang đã trốn thoát khỏi cuộc lùng bắt và biến dạng một cách bí mật 10 ngày trước khi xin được tòa đại sứ Mỹ cho phép lánh nạn ở tòa đại sứ..

Nhân viên sứ quán đã nghe TT Trí Quang tố cáo chính quyền Sài Gòn và đã khám phá ra ông thay đổi quan điểm về một đề tài khi mà ông thấy rằng ông đã không thuyết phục được người Mỹ về việc không thích ông Diệm.

Theo Arthur J. Dommen viết thì cho đến 1/9, Trí Quang và hai nhà sư khác mới thực sự xin tỵ nạn vào đại sứ quán Hoa Kỳ. Điều này phù hợp với việc ông bỏ trốn biệt tích 10 ngày trước đó theo Mark Moyar. Và chỉ đến tòa đại sứ Hoa Kỳ lánh nạn sau khi biết chắc chắn là ông đã được Mỹ chấp thuận:

“On september 1, Tri Quang and two other monks sought political asylum in the American Embassy.”

Vào đầu tháng 9, Tri Quang và hai nhà sư khác đã xin tỵ nạn chính trị ở tòa đại sứ Mỹ.

(Trích The Indochinese Experience on the French and the American, Arthur J. Dommen trang 527.)

Chỉ một việc lánh nạn vào tòa đại sứ thôi mà đã có nhiều nguồn dư luận khác biệt!

Hai tháng ăn ở trong tòa đại sứ Mỹ

Sau đấy, TT. Trí Quang đã ở trong tòa đại sứ Mỹ khoảng hơn 2 tháng trời. Ông làm gì, sinh hoạt ra sao, ăn cơm chay hay ăn đồ Mỹ? Không một nhà báo Mỹ cũng không ai biết đến những chi tiết này. 

Mặc dầu`TT Trí Quang là người rất kín miệng. Tính ông ít nói, cục tính và cao ngạo. TT. Tâm Châu nhận xét, Tính ông Trí Quang là tự tôn và tự kiêu. Ông mỉa mai thêm: Giáo Hội Phật giáo thống nhất trở thành Nhất Thống.”

Sư ông Nhất Hạnh cũng dị ứng với ông Trí Quang khi nhận xét, “Thông minh, nhưng quá nhiều tự tin, thiền sư Trí Quang gặp quá nhiều trở lực nội bộ.”

(Trích Việt Nam Phật giáo Sử lược, chương 38,

Cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Lang.)

Topmiller nhận xét, “Ông là loại người gây khích động, anh hùng khi chống Diem, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đối với bất cứ chính quyền VNCH sau 1963.”

(Trích Topmiller, như trên trang 8).

Các nhận xét trên quả thực không xa lắm với con người thật của TT . Trí Quang. Ông Trí Quang là người rất khó để được mọi người chấp nhận. Sau này, ngay chính Lodge cũng e ngại là Trí Quang có tiềm năng gây rối loạn.

Ông cũng ít khi nào chịu cho ai phỏng vấn. Có lần phóng viên báo Time được ông cho phỏng vấn đã viết:

“In an unusual private interview, one of the relatively few he has granted to Western newsmen, Thich Tri Quang talked for an hour last week with TIME Correspondents Frank McCulloch and James Wilde at his Saigon residence, a room in a maternity clinic.”

(Trích “A talk with Thich Tri Quang”, Friday, Apr. 22, 1966)

Trong Bản Tiểu truyện tự ghiông đã không hề nhắc nhở tới bất cứ một sự việc gì, một liên lạc nào hoặc tên bất cứ một người Mỹ nào mà ông đã gặp trong thời gian tỵ nạn trong tòa đại sứ. Bản Tự Truyện của TT Trí Quang theo tôi là quá ư sơ sài và thiếu rất nhiều chi tiết đáng lẽ cần phải viết đầy đủ hơn. Nó vỏn vẹn chỉ có mấy chục trang và ông hầu như không đả động một chữ nào về “những biến động miền Trung” kể từ 1963-1966.

Phải chăng đó là những tính toán và quyết định sai lầm trong cuộc đời làm chính trị mà ông không muốn nhắc tới nữa? Hay là một thứ trốn tránh tất cả trách nhiệm về những năm tháng xáo trộn này?

Tôi nghĩ rằng Bản Tiểu truyện tự ghi quá sơ sài cho thấy thiếu sự trung thực với chính ông và công luận đòi hỏi ông cần viết lại đầy đủ hơn để công bằng với lịch sử sau này. Viết sao là tùy sự suy nghĩ của ông, nhưng điều chính yếu là viết thật đầy đủ hơn, ít lắm cũng vài trăm trang về những năm tháng ấy.

Khôn ngoan, kín đáo như thế. Nhưng tôi có cảm tưởng hai tháng ẩn mình trong tòa Đại sứ, ông đã nói khá nhiều về nhiều vấn đề. Và hình như ông có xu hướng tin người ngoại quốc và thường đố kỵ với người Việt Nam, nhất là chức sắc Phật giáo?

Vì thế tài liệu gốc (primary source) của Mỹ ngày nay cho thấy một điều chắc chắn là bất cứ điều gì ông phát biểu thì đều đã được kín đáo thu băng và gửi đi từ tòa đại sứ Sài Gòn về Hoa Thịnh Đốn. Ít lắm có vài chục phúc trình từ tòa đại sứ Sai Gòn gửi về Hoa Thinh Đốn về những tuyên bố của TT. Thích Trí Quang.

Rất nhiều điều được coi là bí mật về con người, về những suy nghĩ, về những việc làm của TT. Trí Quang nay mọi người biết được là từ phía người Mỹ.

Theo James McAllister:

“Các giới chức Mỹ thường xuyên gặp gỡ Trí Quang trong suốt những năm 1964-1966. Những đàm thọai này đủ cung ứng một cái nhìn toàn diện về những tín lí của ông với hàng loạt vấn đề. Mặc dù Trí Quang trên một số mặt nào đó vẫn còn là một nhân vật mà giới sử gia khó nắm bắt, nhưng những tương tác giữa ông và giới chức Mỹ có thể cung ứng một nguồn tư liệu không thể thiếu và chưa được sử sụng trong việc tìm hiểu cả phong trào Phật giáo lẫn sự thất bại to lớn của Mỹ tại Việt Nam.”

(Trích Thích Trí Quang và chiến tranh Việt Nam, Nghiên cứu của JAMES McALLISTER, giáo sư Williams College, dựa trên hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao Mĩ. Trần Ngọc Cư dịch từ tiếng Anh.

[“Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War,” tạp chí Modern Asian Studies 42, 4 (2008), pp. 751–782 , http://snipurl.com/u7uba, diendan.org)

Mặc dầu TT. Trí Quang liên hệ mật thiết với Mỹ như vậy, nhưng TT. Trí Quang vẫn tự hào là không nhờ vào Mỹ. Ông tuyên bố:

“Tôi không nằm trong túi áo ai cả.”

Nhưng vào tỵ nạn trong tòa đại sứ Mỹ có phải là nằm trong túi áo của Mỹ chăng? Và sau 1975 thì số phận Phật giáo Việt Nam và TT. Trí Quang như thế nào? Lúc đó không có cái túi áo nữa mà là cái rọ - một căn phòng nhỏ chôn vùi cả một cuộc đời tranh đấu tôn giáo và chính trị. Sau 1975, ông đã tâm sự với một người bạn giáo sư đại học: Anh với tôi, tụi mình hết thời rồi. Bây giờ, tôi chỉ lo ngồi dịch sách.”

Việc ông được chấp nhận tỵ nạn trong tòa đại sứ Mỹ là một điều mà ngay chính nhiều người Mỹ cũng không hiểu nổi.

Cho nên có thể nói hai tháng ở tòa đại sứ Mỹ đã có thể cứu cái mạng của ông cũng không phải là ngoa ngôn.

Phần còn lại là ông có bổn phận trả cái ơn ấy và chính Lodge cũng nghĩ rằng ông Trí Quang là một nhân vật nguy hiểm, nhưng ông tin rằng Trí Quang không thể nào quên cái ơn cứu mạng và sẽ chấp nhận Mỹ như một đồng minh chiến lược.

Nghĩ đến hai nhân vật Trí Quang và Cabot Lodge, mặc dầu một kẻ mặc áo tu hành, một kẻ mặc áo chính trị mà họ giống nhau nhiều điểm.

Họ đều thông minh, lanh lợi và quyền biến, sẵn sàng thương lượng. TT. Trí Quang đã từng nói với người Mỹ và ông Trần Văn Hương là ông sẵn sàng loại trừ Khánh với điều kiện Trần Văn Hương thỏa mãn những điều kiện của phe Phật giáo. Ông cũng đã muốn loại trừ nhiều người, nhiều lãnh đạo chính phủ sau này. Nhưng sau này đến lượt Cabot Lodge là “người bạn của Trí Quang” đã loại trừ ông Trí Quang một cách không thương tiếc. Xin sẽ có những bài riêng về các vấn đề này.

Trí Quang và Cabot Lodge

Cho dù việc hợp tác với Mỹ chỉ có tính cách giai đoạn thì sự thực ấy cũng không vì thế có thể chối bỏ được đã có một thời họ là những đối tác chiến lược. Việc lật đổ ông Diệm là một thành công mà cả hai bên đều hoan hỉ vỗ tay như trong một bữa tiệc thân mật giữa đại diện người Mỹ với Cabot Lodge và các chức sắc hàng đầu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964.

Họ đều hỗ trợ nhau trong mục đích chiến lược là lật đổ chế độ Đệ I Cộng Hòa.

Người Mỹ qua Cabot Lodge xoa tay hoan hỉ vì đã thành công trong việc lật đổ ông Diệm và họ tự xác nhận, không có họ, không có biến cố chính trị 1963.

Họ không cần dấu diếm nữa.

Không có Mỹ can thiệp, không có chuyện ông Diệm bị lật đổ. Người Mỹ đã chính thức nhìn nhận vai trò của họ. Stanley Karnow trong chương: The end of Diem đã viết ngắn gọn đầy đủ ý nghĩa như sau, “His collapse would had been impossible without American complicity”(Viet Nam: A History, Stanley Karnow, trang 227)

Việc ông Diệm bị lật đổ sẽ không bao giờ có thể xảy ra, nếu không có sự đồng lõa của Hoa Kỳ.

Phần giới Phật tử, đa số đều tin rằng biến cố 1963 là một cuộc cách mạng, một cuộc tranh đấu để giải thoát Phật giáo ra khỏi những kỳ thị tôn giáo và để đạt được sự tự do tôn giáo hoàn toàn.

Đó là chiến tích của người Phật tử mà không có ai khác dự phần. Họ tin một cách thành thực như vậy. Những sinh viên tranh đấu đã không nén được nỗi vui mừng khi viết, 1963 đã đánh dấu một chặng đường Tuổi Trẻ làm nền thao thức của cả đời người, cho nên 1963 khó quên hay không thể quên.”(Trích Những tháng ngày không quên, Thái Kim Lan).

Hơn nửa năm sau ngày 1-11-1963, Hoàng Văn Giàu, trưởng đoàn sinh viên Phật tử viết, “Ngày 1-11-1963, toàn dân thở phào sung sướng khi thấy đồng bào quân đội của mình đã tiếp tay với cao trào quật khởi để giáng cho “triều đại nhà Ngô” một cú ân huệ vào phút chót.” (Trích báo Lập Trường, thứ bảy 6-6-1964, Những cơ hội trôi qua, Hoàng Văn Giàu.)

Nhưng theo nhận xét thực tế của Stanley Karnow thì biến động 1963 cho dù khởi đầu mang tính cách tôn giáo không lấy gì làm quan trọng, nó đã mau chóng trở thành một phong trào chính trị nhằm lật đổ một chính quyền.

The end to the Diem regime began with a religious controversy that seemed, at first, to be trivial. But it quickly crystallized the accumulated other grievances against the government and swelled into a a political upheaval.” (Trích như trên trang 278)

Cũng cùng một nhận xét như thế, trùm Colby cũng nhận xét rằng,“Colby saw the troubles as a false issue when they began, then argued they had been surpassed. Diem was the ticket, the Buddhist crisis little more than the result of unfortunately timed photos of burning bonzes...” (Trích Lost Crusader, Jonh Prados, trang 130)

Phải, thật bất hạnh cho mọi người.

Mark Moyar, dựa vào tài liệu CIA còn quả quyết hơn khi cho rằng chính quyền dù có tương nhượng gì đi nữa, TT. Trí Quang cũng vẫn tiếp tục từ chối cả hai lần, năm 1963 và sau này. Bởi vì ông chỉ ngừng phản đối cho đến khi nào chính Phủ Diệm sụp đổ.

“Over and over again, Tri Quang would refuse to accept generous concessions from the government, both in 1963 and later. During the summer of 1963, he openly stated that he would not stop protesting until the Diem government felt.” (Trích Triump Forsaken, Mark Moyar, 218. Trích lại tài liệu CIA” Situation Appraisal of the political Situation, 8-july-1963 FRUS, 1961-1963, vol. 3, 212).

Nhưng nếu Cabot Lodge vỗ tay reo mừng chia xẻ phần chiến thắng thì TT. Trí Quang vẫn muốn minh định một cách rõ ràng Phật giáo không vào tay ai và không để ai lợi dụng như trong Tiểu truyện đã ghi, Có điều phải nói trước, trước và sau 1963, cho đến 1975, Phật giáo Việt Nam không bao giờ nằm trong túi ai cả, măc dâu suốt thời gian này việc gì nổi lên mà không có sự khai thác riêng.”

Ông cũng là một trong số hiếm hoi những người không muốn vỗ tay quá sớm coi việc lật đổ ông Diệm chỉ là giai đoạn I và ông mong muốn thấy một chế độ chính trị thực sự không còn ảnh hưởng của ông Diệm hay Cần Lao. Điều đó hàm ý chỉ mình ông mới có thẩm quyền xác định tính chính đáng của các chính phủ ấy. Ông đã viết trong Tiểu truyện tự ghi, “Nhưng ông Ngô Đình Diệm đổ rồi, đúng như tôi dự đoán, vấn đề Phật giáo không phải kết thúc mà bắt đầu .. Từ đây sắp đi, Phật giáo ở trong tình trạng cây muốn lặng mà gió không ngừng...”

Điều ông viết trên đã cho thấy dụng tâm của ông không phải tranh đấu Phật giáo mà lật đổ một chế độ và xây dựng một chế độ mới theo mẫu thức của ông. Vì thế có thể ông nhờ Mỹ, nhưng không muốn lệ thuộc vào Mỹ.

Cho dù tạm bỏ không nói đến những gì xảy ra sau 1975 cho Phật giáo và cho riêng số phận của TT. Trí Quang thì lời khẳng định trên của TT. Trí Quang chỉ có một giá trị tương đối vì thực tế đã không hẳn là như vậy.. Những bằng chứng thì thực sự không thiếu.

Xin trích dẫn lại những nhận xét của các nhà báo Mỹ khi được tin Cabot Lodge sang Việt Nam và sự biểu dương đón chào của khối Phật giáo như thế nào theo sách lược của TT. Trí Quang.

Sau khi đại sứ Nolting về Mỹ, TT. Trí Quang đã trải thảm đỏ để chào đón Cabot Lodge.

Riêng ông Diệm đưa ra nhận xét, “Về việc bổ nhiệm đại sứ mới (Lodge). Diem cho rằng Mỹ đang thay đổi chính sách và có ý loại Diệm. Điều này, theo Thuần khiến Diệm càng cứng rắn (extreme stubborness). Diệm nói với Thuần: Người ta có thể gửi 10 Lodge tới đây, nhưng tôi không để cá nhân hay đất nước này bị hạ nhục, ngoại trừ họ huấn luyện pháo binh bắn vào Dinh (Gia Long)này.”(Trích FRUS, 1961-1963, tài liệu 186. Trích lại Vài Cảm Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức, Vũ Ngự Chiêu, trên chuyenluan.net)

Khi được tin Cabot Lodge sẽ sang Việt Nam đảm nhận chức đại sứ thay thế Nolting, nhà báo Halberstam một lần nữa đã nói đùa với một phát ngôn viên lãnh đạo Phật giáo, “Tôi không tin là kỳ này, đại sứ Cabot Lodge sẽ làm ông Diệm thích thú.”

Xin ghi lại nhận xét của nhà báo Neil Sheehan, rất thân cận với Ấn Quang:

“Le lendemain, 18 aôut, ils firent une démonstration de leur force grandissante comme s‘ils voulaient impressionner le futur ambassadeur par les dépêches de Presse. 15.000 personnes, une des foules les plus importantes et les plus enthousiastes qu‘ils aient réunies, se rassamblèrent à la grande pagode Xa Loi pour entendre pendant des heures les discours des bonzes qui dénoncaient la tyrannie du régime et les outrages infligés au bouddhisme Viet Namiens. Les prières alternaient avec les harangues. À intervalles réguliers, les bonzes détenaient l‘atmosphère avec un intermède apprécíé: une plaisanterie ordurière sur Mme Nhu. Cette fois-ci, le palais n’ordonna pas à la police d’intervenir, en dépit de la provocation, et la manifestation se termina dans le calme.” (Trích L’Innocence perdue, Neil Sheehan, trang 298.)

Ngày hôm sau, 18 tháng tám, các lãnh đạo Phật giáo đã tổ chức một cuộc mít tinh thật lớn như thể họ muốn gây một ấn tượng cho vị tân đại sứ thông qua các hãng thông tấn gửi đi. Có 15 ngàn người, đó là một trong những cuộc mít tinh tập họp lớn và quan trọng nhất cũng như hăng hái nhất từ trước đến nay tại ngôi chùa lớn là Xá Lợi để được hằng giờ nghe các bài diễn văn của các nhà sư lên tiếng tố cáo sự độc tài của chế độ và sự xúc phạm lăng nhục mà người Phật tử Việt Nam phải lãnh chịu. Rồi những lời cầu kinh tiếp nối với những bài diễn từ. Và từng chặp đều đặn, các nhà sư tạo một không khí thoải mái xen kẽ giữa những bài diễn văn và lời câu kinh và đã được mọi người tán thưởng: Chế diễu một cách khá dơ dáy về bà Nhu. Lần này, dinh tổng thống đã không ra lệnh cho cảnh sát can thiệp, mặc dầu có sự gây hấn, buổi mít tinh rồi cũng chấm dứt trong sự êm đềm.

Sự gây hấn đó cho dù chính quyền có muốn giải quyết ổn thỏa cũng tỏ ra vô hiệu như nhận xét của Stanley Karnow, “Trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm chờ thời thì phía người Phật tử đã cho nổ một trái bom.” (Trích “Viet Nam: A History, Stanley Karnow, trang 161).

Cùng một quan điểm với nhà báo Neil Sheehan ở trên Arthur J. Dommen viết một bài báo mấy ngày sau đó khi Cabot Lodge đã đến Sài gòn như sau:

“Tri Quang had planned a much bigger demonstration for August 25 to coincide with Lodge’s arrival, which had been forestalled by the government‘s actions to clean up the pagodas. As he told American Embassy officers later, the plan involved giving information to the press and government at least 48 hours in advance. The aim would have been to publicize the fact that the Buddhists believed that the Ngô family must relinquish its power.”

Trí Quang đã lập một kế hoạch cho một cuộc mít tinh lớn hơn nữa vào ngày 25 để trùng hợp với việc Cabot Lodge đến Saigon mà về phía chính quyền cũng đã trù liệu việc quét sạch các chùa trước khi Cabot Lodge đến. Sau này, TT. Trí Quang đã nói với các các nhân viên sứ quán là kế hoạch trù liệu thông báo cho báo chí và chính quyền ít nhất là 48 tiếng đồng hồ trước. Mục đích của buổi mít tinh là để phổ biến cho thấy những người Phật tử tin rằng gia đình họ Ngô phải dời bỏ quyền hành mà họ đang nắm giữ “

(Trích The Indochinese Experience of the French and the American, trang 526).

Tổ chức những cuộc mít tinh như thế thì đó là món quà ra mắt của TT Trí Quang đối với ông đại sứ Mỹ.

Những chứng từ cho thấy Mỹ can thiệp trực tiếp vào nội bộ Phật giáo

Trước hết theo báo Times of Viet Nam có sự giảm viện trợ cho Nam Việt Nam của TNS Frank Church vì:

‒ Tiền chi phí cho CIA miền Nam: có tất cả 60 toán, mỗi toán ít nhất 3 người, đôi khi 20 người, mỗi người ăn lương khoảng 8.000 mỹ kim. Như thế tổng số chi phí lên tới 1.400.000/năm. Ngoài ra còn phải chi tiêu 300.000MJK chi phí di chuyển .

‒ Cuộc đảo chánh hụt, ngày 18/8/1963, thực ra là 1/9/1963, chi tiêu mất 24 triệu Mỹ Kim, kể cả tiền thuê và nuôi dưỡng những người biểu tình, tiền in bích chương, truyền đơn và cả tiền túi.

(Trích lại Vài Cảm Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức, Vũ Ngự Chiêu, chuyenluan.net)

Sau khi cuộc “bố ráp” khoảng hơn 30 chùa trên tổng số hơn 4000 chùa trên toàn quốc hoàn tất. May mắn là viên trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế, ông Lê Văn Dư thời bấy giờ còn giữ được tập tài liệu của Ty Cảnh sát lấy lời khai của một số người bị bắt trong đó có một số tu sĩ và Phật tử.

Tập tài liệu này chứng tỏ Mỹ đã xen vào nội bộ Phật giáo như thế nào và cho thấy cuộc tranh đấu của Phật giáo biến thành một phong trào chính trị nhằm lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tập tài liệu này cho đến nay thì tôi có thể khẳng định là tài liệu thật sau khi hỏi một số người có tên trong danh sách bị bắt xác nhận về lời khai của họ. Phần ông Lê Văn Dư nay sống ở bên Mỹ với tư cách của một nhân chứng.

Về tính xác thực của tài liệu thì cho đến nay, những người trong cuộc, chưa ai lên tiếng phản bác tài liệu này cả. 

Tập tài liệu khá dày trên 100 trang đánh máy, mỗi trang được cẩn thận đóng dấu triện với con dấu ở giữa là một bụi trúc, chung quanh có in: Việt Nam Cộng Hòa, Ty Cảnh Sát Quốc gia Thừa Thiên.

Tập tài liệu đánh máy mà chữ thường bị mờ ở các chữ o, e, a cho thấy máy chữ không được chùi như thường thấy trước 1975. Lối hành văn khá chuyên nghiệp, văn gọn, chính xác, khách quan, dùng ở ngôi thứ ba. Nhưng nhất là những lời khai của nhiều người trùng hợp với nhau. Chẳng hạn như trong vụ “thiêu” nhà sư Thích Tiêu Diêu.

Nhưng nay thì đã rõ ràng hơn, theo tác giả Vũ Ngự Chiêu, người đã được chính quyền cho tiếp cận hồ sơ miền Nam Việt Nam, tài liệu Phủ Tổng Thống đệ nhất công hòa thì thật sự có tập hồ sơ này mang sô 8502 Nha CS miền Bắc TNTP bá cáo về sự can thiệp của Mỳ để khuynh đảo chính phủ .

Như vậy đã rõ ràng không cần trở lại vấn đề này nữa.

Xem thêm tài liệu về vấn đề đàn áp Phật giáo

Xét về mặt chính trị thì việc can thiệp của Mỹ vào nội bộ Việt Nam qua trung gian tòa lãnh sự Mỹ cũng như cơ quan tình báo Mỹ là điều không thể chấp nhận được. Phần các phong trào Phật tử miền Trung tranh đấu trong tình thế “chẳng đặng đừng” mà tất cả chúng ta đều là những con bài của Mỹ trong từng giai đoạn, từng trường hợp mà không dễ gì ai nói hay được.

Con bài “Thiên chúa giáo di cư” đã qua, nay đến con bài “Tranh đấu Phật giáo” mà tài liệu CIA cho thấy trong các chương trình như Asia Foundation như thế nào như đã trình bày ở trên. 

Hồ sơ tối mật mang tên Tổng kết nội vụ Phật giáo và Đại Học, ghi Huế ngày 22/10/1963, tức là sau ngày bố ráp các chùa chiền hai tháng trước đây. Bản tổng kết nội vụ ghi số I.C364-CSĐB.4.M ngày 21/10/63 của Ty tôi. Ký tên: Lê Văn Dư

Những người bị bắt gồm một số đại đức và Thượng Tọa, một số trí thức, giáo sư Đại và Trung học và nhân sĩ cộng với các sinh viên Phật Tử trong thời kỳ đó.

Xin trích dẫn một số lời khai tiêu biểu trong số gần 40 chục lời khai của các bị can bị bắt.Trong một chừng mực và dè dặt cần thiết là có thể phòng hờ lời khai đã bị ảnh hưởng áp lực từ phía cơ quan công lực có thế có.

Lời khai của Thích Thiện Minh ‒ Tục danh Đỗ Xuân Hạng. Nhận xét của Ty là y có nhiều thủ đoạn vặt, sâu sắc, kín đáo và khôn ngoan. Theo đó thì Thích Trí Quang có mưu đồ xây dựng lực lượng quần chúng từ trước, hậu thuẫn ở phía chính quyền có Hà Thúc Luyện đi sát với Trí Quang trong thời gian tại chức Tỉnh Trưởng. Và đáng lẽ theo Luyện cuộc tranh đấu Phật giáo đã được phát động từ Phật Đản năm ngoái và đã được trù bị hằng năm rồi, như vậy lần này không phải là ngẫu nhiên.

Y khai không có chân trong Ủy Ban Liên Phái nên không rõ chủ trương âm mưu chính trị.

Y được bố trí ra Huế tổ chức hai buổi nói chuyện kêu gọi quân dân chính tham gia phong  trào đấu tranh, bố trí cho Thích Chánh Lạc nói truyện trước 15.000 người, luận điệu chống chính phủ quyết liệt, kêu gọi toàn thể Phật giáo sống chết với chính quyền.

Đương sự cũng xác nhận có sự giúp đỡ về tin tức qua lại từ Việt Nam ra ngọai quốc, đánh giúp những điện tín từ Huế đi Sài Gòn hoặc ngược lại. Việc này do ký giả UPI làm. Cung cấp báo chí ngoại quốc cho Xá Lợi. Việc này do Đức Nghiệp và Huyền Quang liên lạc qua lại. Có một người Mỹ mật vụ, do Đức Nghiệp cho biết đã đến gặp Ủy Ban Liên Phái và nói rằng: Nếu các ngài không tin chính phủ, không thi hành Thông Cáo Chung thì các Ngài còn đợi gì ? Và nếu chính phủ bắt hết các lãnh đạo thì sao ? Ngữ khí ấy có ý thôi thúc, xúi giục khuynh đảo chính quyền và cuối cùng người Mỹ đưa ra hai nhân vật : Nhân vật Nguyễn Tôn Hoàn, Nghiêm Xuân Thiện, hỏi có biết không và ngụ ý hỏi ủng hộ người nào. Y đã trả lời cho tên Mỹ là Phật giáo không ủng hộ ai cả mà chỉ đấu tranh thi hành thông cáo chung.

Lời khai của Thích Chánh Lạc ‒ Y đến chùa Xá Lợi và nhiệm vụ ở đây là đọc và trích dẫn tất cả báo chí trong nước, ngoài nước trình cho Thich Tâm Châu. Một lần Thích Tâm Châu có đưa cho y một bức thư gửi cho đại sứ Mỹ, Nolting, để đương sự chỉnh văn, bản thảo y có đem ra Huế và bị nhà chức trách tịch thu. Sư Trí Quang có giao cho y cầm ra Huế một bức thư gửi thầy Trí Thủ và các thầy Từ Đàm. Câu cuối cùng của bức thư viết: Đã chiến đấu là chấp nhận sự hy sinh mà đã không dám hy sinh thì đừng cản trở người khác hy sinh?

Đương sự nhìn nhận Mỹ đã lợi dụng phong trào đấu tranh của Phật giáo để âm mưu khuynh đảo chính phủ. Trong thời gian ở Xá Lợi, một người Mỹ tên Browne của hãng AP thường điện thoại báo tin cho Thích Đức Nghiệp và có rất nhiều người Mỹ thường tới lui tiếp xúc với Ủy Ban Liên Phái.

Lời khai Thích Mật Nguyện (tại ngoại) ‒ Tục danh Trần Lộc. Nhận xét: Tính tình vui vẻ, dễ dãi, ăn nói cởi mở, không sâu sắc, thái độ cầu an. Tỏ ra hiểu biết trong khi bị bắt giữ, thành khẩn nhận tội.. Không có ý thức chính trị, nặng về tu hành. Đương sự đã từng bàn với Thích Trí Thủ ngăn chặn những hành động quá khích của Phật giáo mà đương sự nhận thấy đi trái với vẻ thuần túy tôn giáo. Đương sự thành khẩn nhận tội trước chính phủ. Đương sự đã được chính quyền tạm phóng thích ngay từ lúc đầu để đi SàiGòn tham dự vào công tác Ủy Ban Liên Hiệp

Sinh viên Hoàng Văn Giàu (Trưởng đoàn sinh viên Phật tử, Huế) ‒ Trong cuốn nhật ký, đương sự ghi: “Đạo đối với tôi chỉ là phụ, hành động của tôi không phải hoàn toàn Đạo, mà là không ưa, không còn tin tưởng chế độ này. Hành động của tôi là đóng góp làm cho chế độ hiện hữu dần sụp đổ.” Tham gia làm Đoàn Trưởng sinh viên Phật tử, đương sự tự nhận: “Tôi đã biết đấu tranh của tôi là chỉ làm lợi cho những kẻ đầu cơ chính trị hơn là Phật giáo, song tôi vẫn phải làm, miễn sao cho chính phủ hiện hữu thua thì thôi.” Dưới sự lãnh đạo của đương sự, đoàn sinh viên Phật tử trở thành linh hồn của cuộc đấu tranh. Hướng dẫn biểu tình, phát thanh bài xích chế độ, in truyền đơn, trích dịch báo chí ngọai quốc, mạt sát chính quyền, vận động đình công bãi thị, thiêu nhà sư Thích Tiêu Diêu, kêu gọi sinh viên, học sinh nổi lên chống chính quyền. Đương sự nhìn nhận đương sự biết rõ các sư tăng đầu não: Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Trí Thủ hướng dần đấu tranh tôn giáo vào mục đích lật đổ chính phủ mà đương sự vẫn tích cực hoạt động theo sự chỉ đạo của các sư nói trên, vì đương sự cũng muốn lật đổ chế độ hiện hữu.

Nhận xét chung của Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc gia Thừa Thiên Huế cho thấy có những đặc điểm sau đây:

Về tổ chức

‒ Cấp lãnh đạo trong Tổng Hội Phật giáo chỉ là cái mộc, hữu đanh vô quyền. Vị hòa Thượng Hội chủ giao phó mọi quyền hành và quyết đoán vào trong tay TT. Trí Quang.

‒ Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh đã gấp rút thành lập đoàn sinh viên Phật tử Huế gồm khoảng 200 người vào đầu năm 1963 theo mẫu thức của đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn năm 1962. TT. Trí Quang giao cho một Thượng tọa từ Sai gòn ra và lãnh đạo tổ chức được hai kỳ họp. Vị sư ấy đã khéo léo khích động, bằng những luận điệu xa xôi xuyên tạc chính quyền. Một sinh viên Phật tử đầu não khai: Đoàn sinh viên Phật tử trở thành linh hồn của cuộc đấu tranh như: hướng dẫn biểu tình, phát thanh bài xích chế độ, in truyền đơn, trích dịch báo chí ngoại quốc, mạt sát chính quyền, vận động đình công bãi thị, tổ chức thiêu nhà sư Thích Tiêu Diêu để kích động lòng căm thù của quần chúng, kêu gọi sinh viên, học sinh nổi lên chống chính quyền.

‒ Ngày 9/81963, chính quyền đã yêu cầu Thiện Minh tháo gỡ các biểu ngữ chống chinh phủ theo tinh thần buổi họp ngày 9/8/63 và cấm dân chúng tụ họp tại Từ Đàm và Diệu Đế.

‒ Việc treo cờ Phật Đản cùng khắp nơi công cộng là do TT Trí Quang khích động cũng như việc chăng biểu ngữ, phát động quần chúng Phật Tử đấu tranh nhân dịp lễ Phật Đản bằng ba giai đoạn. Đặc biệt theo lời khai của một Thượng Tọa thì Thích Trí Quang đã bàn định kế hoạch, sắp xếp tổ chức mít tinh, căng 7 biểu ngữ trong đó 6 biểu ngữ đả kích và chống TT Ngô Đình Diệm chung quanh chùa Từ Đàm. Tất cả đều nhận chỉ thị của Thích Trí Quang. Theo công văn của tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên, số 7554/TT/HO/TQ, ngày 27-4-1963 thì chỉ có biểu ngữ duy nhất được chấp nhận là:Kính mừng Phật Đản. Theo lời khai của một sinh viên Phật tử thì một nhà sư nhận thấy có những biểu ngữ chống chính phủ, nhà sư đã giật những biểu ngữ ấy vất xuống đường, Đoàn biểu tình khi đến thư viện đại học, những biểu ngữ tương tự lại xuất hiện. Một lần nữa có nhà sư khác lại giật biểu ngữ và vứt xuống đường.

‒ Một cán sự điều dưỡng khai là tại chùa Từ Đàm, Thích Trí Quang đứng giải thích các khẩu hiệu viết trên biểu ngữ và tuyên bố chịu trách nhiệm về những khẩu hiệu ấy. Nhiều lời khai cũng khai tương tự như vậy.Trong khi đó Trí Quang có tuyên bố: Nếu chính phủ không giải quyết vấn đề Phật giáo “sẽ có một vụ Đại Hàn thứ hai” (Ý nói sẽ có vụ lật đổ chính quyền).

‒ Hai Thượng tọa được phái ra Huế để trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh. Các buổi nói truyện của họ tại chùa Từ Đàm công khai chống chính phủ, kêu gọi quân nhân, công chức bất hợp tác với chính phủ. Ngày 20-8-63, trước cuộc mít tinh có khoảng 15 ngàn người tại chùa Diệu Đế, một thượng tọa công khai tuyên bố không tin tưởng vào chế độ này, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân phải đứng lên. Theo lời khai của một sinh viên Phật tử thì anh ta có dự,Cũng vì thính giả đông đảo nên thầy đã quá lời và xa cách với người tu sĩ, đã động đến chính phủ. Tòa tỉnh đã gọi lên Từ Đàm để Thượng tọa lãnh dạo về cản ngăn, nhưng khi các thượng tọa đến nơi thì thầy đã hết nói. Một vị sư đã ngăn cản các vụ tự thiêu thì nhận được thư của Trí Quang từ Sài Gòn gửi ra mà nội dung như sau: “Đã tự mình không dám hy sinh thì đừng ngăn trở người khác hy sinh” và đương sự đoán có lẽ việc hỏa thiêu này là do Ủy Ban liên phái và sư Trí Quang khuyến khích và chủ trương.

Về sự tiếp tay của người Mỹ

‒ Mỹ đã lợi dụng phong trào đấu tranh Phật giáo để âm mưu khuynh đảo chính phủ. 

‒ Tài liệu ghi thêm các nhân vật chính trị và phóng viên Mỹ công khai ra vào Từ Đàm để khai thác tin tức xúi giục hành động và giúp đỡ phương tiện truyền thông vào Sài Gòn. Đặc biệt tòa đại sứ Sài Gòn đã cho viên phó lãnh sự ở Huế và nhân viên an ninh liên lạc với Trí Quang ở Từ Đàm. Về điều này, một sinh viên y khoa Huế cũng xác nhận là: Sau này khi đương sự về Từ Đàm, có viên phó lãnh sự Mỹ ở Huế và một nhân viên USOM có đến thăm đương sự, hỏi thăm sức khỏe và việc học hành, lập trường, gia cảnh của đương sự. Sư Trí Quang còn nói với đương sự là các giáo sư y khoa, người Đức như Hotchike, Kaufmann là có công với Tổng Hội Phật giáo đã quay phim vụ đài phát thanh và mang về Sài Gòn trao cho các các tòa đại sứ và lãnh sự như: Lào, Cao Mên, Đức, Mỹ, Ấn Độ, v.v...

‒ Phần đông các bị can đều khai rằng, Phong trào Phật giáo tranh đấu ở miền Trung đều có mục đích là lật đổ chinh quyền Ngô Đình Diệm.

Đôi dòng cuối cùng

Sau cái chết của ông Diệm, người Mỹ hy vọng cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm sẽ dẫn đến sự đoàn kết quốc gia rộng rãi hơn và một chính quyền miền Nam ổn định để có thể tiếp tục cuộc chiến chống Cộng Sản.

Ngược lại, miền Nam đã rơi vào một khủng hoảng quyền lực phần lớn do TT. Trí Quang gây ra. Tháng 12, 1963, một tháng sau ”cách mạng” TT. Trí Quang đã nói với người Mỹ ông sẽ hoan nghênh một cuộc đảo chính nữa để lật đổ Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ, một thứ tàn dư của Diệm.

Chúng ta chỉ cần mở lại tờ tuần báo Lập Trường, do TT. Trí Quang chủ xướng. Tờ Lập Trường phản ánh trực tiếp quan điểm của Thích Trí Quang.

Nội dung ý tưởng trên của TT. Trí Quang đựợc trình bày một cách trực tiếp, thẳng thừng và không khoan nhượng trong một bài viết trên tờ Lập Trường: Mở một nước cờ. Ở cuối bài không có đề tên tác giả mà ký tên Lập Trường. Điều đó nói lên quan Điểm chính thức và dứt khoát của tờ báo. Xin tóm tắt một vài đoạn:

“Trao quyền cho quân đội là một điều cần thiết. Bởi vì sau một cuộc cách mạng, công việc đầu tiên phải làm là quét sạch những tàn tích dơ bẩn của quá khứ. Những rác rưởi dơ bẩn đó, ở Việt Nam, đã cao ngút lên đầu trong trong 9 năm qua, phi quân đội, không lực lượng nào có thể quét sạch được...

Chính quyền đã thi hành những biện pháp gì đối với các chúa tể Cần lao? Các ngài bộ trưởng của ông Diệm bây giờ ra sao? Quí vị dân biểu của ông Cẩn ông Nhu bây giờ nghỉ mát tại phương nào? Ngài Nguyên Đại Biểu chính phủ Nguyễn Xuân Khương của chúng tôi sao biệt vô âm tín?.. Chính quyền bảo rằng sẽ đem “bọn chúng“ ra Tòa án Cách Mạng xử tuốt hết.. Nhưng với cái đà 3 tháng hai vụ như dân chúng đã thấy, bao nhiêu thế kỷ nữa mới xử cho xong?

Quan niệm chúng tôi rất rõ ràng: Không ai xây nhà trước khi san bằng nền móng..

Hôm nay, chúng tôi muốn đặt câu hỏi đó ra trước chính quyền: Nhân dân đã trao quyền cho các tướng lãnh để thi hành trọng trách quét sạch quá khứ. Trọng trách đó, chính quyền đã làm xong chưa ?”

Ký tên 

Lập Trường

(Trích tuần báo Lập Trường số ra ngày thứ bảy 30-5-1964).

Lật đổ ông Diệm chỉ là bước một, quét sạch quá khứ là bước thứ hai..Chính ở bước thứ hai này là nguyên nhân và mầm mống của cái gọi là “ Biến động miền Trung” trong suốt thời gian từ 1963-1966 có nguy cơ làm sụp đổ miền Nam. 

Trong cả Hai giai đoạn, TT Trí Quang đều là linh hồn của các biến động đó. 

Làm chính trị thì phải có tham vọng.

Riêng TT. Trí Quang có tham vọng, vừa cao ngạo như một thứ lãnh tụ đứng trên mọi quyền lực tôn giáo và chính trị. Có thể, ông có tham vọng như một thứ Makarios III (1913-1977). Makarios vừa làm giáo chủ cộng đồng chính thống giáo Hy Lạp ở đảo Chypre, vừa là tổng thống cộng hòa Chypre năm 1960.

Nhưng người ta còn nhớ rằng, khi ở Huế, TT Trí Quang chỉ tuyệt thực có một ngày thì bị ngất sỉu. Sau này bị dẫn giải về dưỡng Đường Duy Tân, Ông đã tuyệt thực 100 ngày mà vẫn khỏe mạnh...

Kể từ sau ngày tuyệt thực 100 ngày này coi như chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông. Và với ba năm xáo trộn ở miền Trung cũng làm lu mờ đi hình ảnh cuộc tranh đấu Phật giáo miền Trung năm 1963.

“He also arrested Tri Quang, who had gone on a hunger strike, and transferred him to detention in a Saigon Hospital.

“The Buddhist Movement never recovered from the defeat”

Trích Viet Nam, History, Stanley Karnow, trang 450.

Phần ông Kỳ, nhờ Cabot Lodge mà đã hạ được ông Trí Quang trả lời cho nỗi lo lắng của Cabot Lodge về vụ tuyệt thực của nhà sư bằng nhận xét trấn an rất cay độc như sau, When Lodge expressed concern, I said, “Mr. Ambassador, don’t worry. If Tri Quang was merely a monk, then may be he would fast until death. But, he is a politician. Have you ever seen a politician die of hunger.” (Trích Buddha’s child, Nguyen Cao Ky, trang 226).

Phụ chú ‒ Vấn đề đàn áp Phật giáo

Nhân tiện nói về tài liệu, xin lợi dụng dịp này nói rộng ra về các tài liệu chứng tỏ có đáp áp Phật giáo. Vũ Ngự Chiêu có cho biết chỉ có một tập tài liệu HS 7941, ngày 20/2/1961, Tịnh Khiết gửi cho Diệm. Than phiền việc đàn áp áp Phật giáo tại Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Ông Diệm đã gặp ông Mai Thọ Truyền và cử Bùi Văn Lương điều tra. Lương cử trung tá Trần Văn Thưởng, Giám độc CSCA TNTP điều tra. Theo Thưởng, cả hai đều có lỗi. Chỉ xảy ra ở một vài xã. (Báo cáo ngày 18-6-1962 của Bùi Văn Lương).

Tài liệu tham khảo:

‒ Tập Hồ sơ của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết nhan đề: Hồ sơ cuộc đàn áp Phật giáo đồ tỉnh Phủ Yến, tập 2, 19 vụ khiếu nại. Tập hồ sơ 12 trang..

‒ Tập Hồ sơ: Bản báo cáo của phái đoàn điều tra L.H.Q. về vụ đàn áp Phật giáo 1963, người dịch là ông Võ Đình Cường.

‒ Tập Tiểu truyện tự ghi của TT. Trí Quang mà nội dung nói về sự thiên vị sai trái của ông Diệm như:

‒ Bắt tăng sĩ Phật giáo đi quân dịch làm những chức vụ nguy hiểm mà vô quyền

‒ Trong quân đội, sĩ quan Thên Chúa giáo nắm quyền chỉ huy ngay từ hạ tầng

‒ Chương trình Bac C, D có lý thuyết Thượng Đế và thuyết nhân vị.

‒ Sửa điện Thái Hòa thì có lưỡng long mà không có chầu nguyệt để hòng cắm Thánh giá.

‒ Ông Ngô Đình Diệm bèn bắt công chức Huế kê tên cả nhà để đưa cho anh mình bá cáo là giáo dân để cho thấy dân chúng Huế theo anh mình hết rồi

‒ Dụ số 10 được thêm dụ bổ túc, tăng cường sự hạ giá và kềm chế đối với Phật giáo

‒ Sát hại Phật tử thì có tập thể lên đến 36 người ở một nơi cùng một lúc.

‒ Ấp chiến lược thì chỗ rào chùa vào trong để để hạn chế đi lại, chỗ thì rào chùa ra ngoài để tự bắn phá.

Xin đọc và kiểm chứng từng việc một.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link