Chống ông
Sang vì 'hận thù', 'thu nhập'???
Cập nhật: 16:55 GMT - chủ nhật, 28
tháng 7, 2013
TT Nguyễn Thanh Sơn nói về chuyến đi Hoa Kỳ của
Chủ tịch NNVN TTS
http://www.youtube.com/watch?v=Xm3qzgM3ofM
Một thứ trưởng ngoại
giao của Việt Nam đã lên tiếng nói người Mỹ gốc Việt phản đối chuyến thăm của
Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây tới Hoa Kỳ là vì "chút hận thù cuối
cùng" và "muốn có thêm thu nhập".
Ông Nguyễn Thanh Sơn, người cũng là Chủ
nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, đã trả lời Phố Bolsa TV:
"Cái hiện tượng mà còn đây đó chống
đối cái chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các quý vị, các
bác, các anh, các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái chút hận thù cuối
cùng và tôi cho rằng là nó sẽ rất khó phai mờ nếu các bác, các anh, các chị,
các quý vị không nhận thức được rõ một cái chân lý nó rất là sáng ngời đó là
chúng ta phải đoàn kết, chúng ta phải hòa hợp, chúng ta phải hòa giải để chúng
ta xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
"Tôi đã nói rất nhiều lần là vị thế
của đất nước trên trường quốc tế hiện nay là rất vững chắc, rất có uy tín và
rất ổn định, bạn bè quốc tế rất tôn trọng, kính nể đất nước Việt Nam, thì quý
vị không có lý gì, đặc biệt quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển, quý vị không có
lý gì đứng ở ngang giữa đường quý vị ngăn cản quan hệ Mỹ - Việt.
"Điều đó chỉ làm cho các quý vị
thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người
bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và
cản quá trình phát triển Mỹ - Việt mà họ đang mong muốn.
"...Tôi cho rằng những biểu tình
chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là
những hiện tượng tôi nghĩ rằng tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như
vậy, có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống,
có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động
đó..."
'Còn
độc tài, còn hận thù'
Ông Sơn cũng đưa ra ví dụ về Nghị viên
Hoàng Duy Hùng ở Houston, người mà ông nói từng "chống cộng quyết
liệt" nhưng giờ, theo ông Sơn, đã nhận ra rằng hành động đó "hoàn
toàn không phù hợp với truyền thống của ông cha ta và nó cũng không đúng với
mong muốn của nhân dân cả nước cũng như bà con cô bác chúng ta...ở nước ngoài."
"Ông Sơn còn chưa đủ
uyên bác để thuyết phục người Việt hải ngoại. Còn "tư tưởng độc tài"
có nghĩa là còn ranh giới hận thù. Cái "NHÀ" mình còn chưa sửa xong
lấy gì mà đòi sửa tư tưởng người Việt hải ngoại."
Chanly Xavoi nhận xét trên YouTube
Ông Sơn kêu gọi người Mỹ gốc Việt hãy về
Việt Nam gặp ông, hoặc ông sẵn sàng sang Hoa Kỳ để "cùng nhau trao
đổi" xem Việt Nam cần làm gì để "đi lên".
Phát biểu của ông thứ trưởng ngay lập
tức đã nhận được phản ứng bực tức trên mạng xã hội.
Huy Nguyen nhận xét trên Facebook:
"Sự thật là ngược lại. Bà con đi biểu tình là ngoài cái tâm, những người
đó có điều kiện kinh tế.
"Người ta bỏ công, còn bỏ tiền tự
túc mua vé máy bay, khách sạn, chỗ ăn, chỗ ngủ, vv. Đó là chưa nói người ta mất
thu nhập khi không đi làm.
"Đó là những người co' kinh tế quá
đủ và người ta có điều kiện đấu tranh cho tự do, dân chủ cho đồng bào trong
nước."
Có người còn đặt câu hỏi tại sao ông Sơn
không bỏ tiền ra để thuê người đi biểu tình ủng hộ và tại sao chỉ có biểu tình
phản đối mà không có người ủng hộ mỗi khi lãnh đạo Việt Nam tới Hoa Kỳ.
Cũng trên Facebook, Huan C. Nguyen bình
luận về một ý khác trong phát biểu của ông Sơn:
"Truyền thống cao quý nhất của dân
tộc là đoàn kết dân tộc. Truyền thống cao quý nhất của dân tộc là hòa hợp.' Ông
Nguyễn Thanh Sơn nên mua cuốn Bên Thắng Cuộc và đọc xem Đảng của ông đã trà đạp
truyền thống cao quý nhất này thế nào."
Trong khi đó Chanly Xavoi nhận xét trên
YouTube: "Ông Sơn còn chưa đủ uyên bác để thuyết phục người Việt hải
ngoại. Còn "tư tưởng độc tài" có nghĩa là còn ranh giới hận thù. Cái
"NHÀ" mình còn chưa sửa xong lấy gì mà đòi sửa tư tưởng người Việt
hải ngoại."
Trong mấy ngày qua BBC cũng nhận được
tin và nhận xét về biểu tình phản đối ông Trương Tấn Sang ở Washington DC.
Dân oan đòi đất trước khách sạn ông
Trương Tấn sang ở Hoa Kỳ
Bà Lý Lệ Hoa cho rằng đã đưa được thư
cho phu nhân ông Sang
Ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ gặp những
cuộc biểu tình lớn. Khoảng 1000 người Mỹ gốc Việt đã tụ tập trước Toà Bạch Ốc
để đòi hỏi trả tự do cho những nhà đối kháng như luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ
Việt Khang...
Nhưng trong số biểu tình viên tham dự
không có ai tạo nên ấn tượng đặc biệt như bà Lý Lệ Hoa, một người xưng là dân
oan có tài sản đất đai lên đến hàng triệu đô la ở Việt Nam đã bị nhà nước trưng
dụng không bồi thường. Hiện nay đất đai của bà Lý Lệ Hoa thuộc về công ty
Becamex ở Việt Nam.
Uất ức vì không được đền bù thoả đáng,
nay phải sang Hoa Kỳ làm lại từ đầu kể cả những công việc chân tay, bà Lý Lệ
Hoa đã có sự chuẩn bị và tìm tới khách sạn của phái đoàn ông Trương Tấn Sang để
căng biểu ngữ biểu tình.
Với sự miệt mài và ý chí của một người
khiếu kiện, bà Lý Lệ Hoa đã thuê trước căn phòng sang trọng trong khách sạn
Marriott Wardman Park Hotel nơi ông Sang và phái đoàn dùng làm nơi hội họp và
nghỉ lại.
Bà đã phát thỉnh nguyện thư khiếu kiện
trong vòng vây của mật vụ Hoa Kỳ và an ninh Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam rất
lấy làm khó chịu nhưng không làm sao đưa bà Lý Lệ Hoa tầm mắt của nhà Trương
Tấn Sang vì bà là khách hàng của khách sạn.
Đưa thư cho phu nhân chủ tịch
"Bà Lý Lệ Hoa cũng cho
biết số chi phí máy bay và khách sạn đều do vay mượn để thực hiện vụ "dân
oan khiếu kiện" này với quyết tâm cho ông chủ tịch nước Việt Nam thấy được
thảm trạng và sự bất công về tình trạng thu dụng và chia chác đất đai ở Việt
Nam."
Trong một cơ hội hiếm có vào sáng
24-7-2013, bà Lý Lệ Hoa đã đưa tận tay bức thư khiếu kiện tới tận tay vợ ông
Trương Tấn Sang khiến nhân viên hai phía Mỹ - Việt đều bối rối ra sức giải tỏa
căng thẳng.
Bà đã bị nhân viên cảnh sát gõ cửa phòng
và được yêu cầu không được đưa thỉnh nguyện thư trong phạm vi khách sạn. Bà Lý
Lệ Hoa cũng quả quyết người bà trao thư chính là bà Trương Tấn Sang sau khi đối
chiếu các bức hình trên internet.
Lời thư nhã nhặn, bà Lý Lệ Hoa xưng là
công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gởi lên chủ tịch nước mong
được đền bù chính đáng.
Trong khách sạn, một mình giữa vòng vây
của quan chức phái đoàn Việt Nam và an ninh Hoa Kỳ, bà Lý Lệ Hoa đội nón lá đi
qua đi lại vào những nơi khánh tiết long trọng tạo nên một hình ảnh kỳ lạ về
nghi thức lễ tân và diện mạo của phái đoàn Việt Nam. Những nhân viên bảo vệ có
sự cảm thông khi đọc các dòng biểu ngữ đòi công lý của bà.
Họ cố gắng quan sát để phòng những hành
vi ngoài kiểm soát nhưng một mặt phải thoả mãn ý nguyện của khách hàng trong
khách sạn.
Bà Lý Lệ Hoa cũng cho biết số chi phí
máy bay và khách sạn đều do vay mượn để thực hiện vụ "dân oan khiếu
kiện" này với quyết tâm cho ông chủ tịch nước Việt Nam thấy được thảm
trạng và sự bất công về tình trạng thu dụng và chia chác đất đai ở Việt Nam.
Thứ
hai, 29/07/2013
Nghe
Xem
Tin tức / Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao
VN: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền
Tin liên hệ
- Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ
của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
- Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
- Hoa Kỳ, Việt Nam thảo luận về thương mại, nhân quyền
- Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm
‘cầu nối’
- TT Obama đàm phán 'thẳng thắn' với Chủ tịch Sang về
nhân quyền
- Biểu tình trước Tòa Bạch Ốc nhân cuộc họp thượng đỉnh
Việt-Mỹ
- Quan hệ Việt-Mỹ-Trung nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của ông
Trương Tấn Sang
- Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông
Sang?
- Ký giả Không biên giới yêu cầu Việt Nam thả 35 blogger
đang bị cầm tù
CỠ CHỮ
Cập
nhật: 29.07.2013 11:45
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cáo buộc những
người tham gia cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc yêu cầu Washington thúc đẩy Hà
Nội cải thiện nhân quyền nhân cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ hôm 25/7 hành động
“chỉ vì đồng tiền”.
Hàng ngàn người Việt hải ngoại đã đổ về thủ đô Washington DC tham gia cuộc biểu tình đánh động công luận quốc tế về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam trong lúc Tổng thống Barack Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ đối tác Việt-Mỹ.
Phát biểu với Phố BolsaTV, ông Nguyễn Thanh Sơn nói các cuộc biểu tình như vậy không đúng với mong muốn của người dân Việt trong và ngoài nước.
“Tôi cho rằng là những biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua chỉ là những hiện tượng. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy. Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó.”
Những người biểu tình đến từ khắp nơi trên cả nước Mỹ, Pháp, Canada, và Australia. Họ tạm gác qua những sinh hoạt bận rộn hằng ngày, không quản nhiều giờ đường bộ hay đường bay để góp mặt vào một trong những cuộc tập họp lớn nhất của người Việt hải ngoại để thể hiện một nguyện vọng chung đòi hỏi nhân quyền cho người dân trong nước.
Ban tổ chức cuộc biểu tình nói phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, tuy gây tranh cãi công luận, nhưng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì cách tuyên truyền trước nay của chế độ cộng sản không có gì là lạ.
Hàng ngàn người Việt hải ngoại đã đổ về thủ đô Washington DC tham gia cuộc biểu tình đánh động công luận quốc tế về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam trong lúc Tổng thống Barack Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ đối tác Việt-Mỹ.
Phát biểu với Phố BolsaTV, ông Nguyễn Thanh Sơn nói các cuộc biểu tình như vậy không đúng với mong muốn của người dân Việt trong và ngoài nước.
“Tôi cho rằng là những biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua chỉ là những hiện tượng. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy. Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó.”
Những người biểu tình đến từ khắp nơi trên cả nước Mỹ, Pháp, Canada, và Australia. Họ tạm gác qua những sinh hoạt bận rộn hằng ngày, không quản nhiều giờ đường bộ hay đường bay để góp mặt vào một trong những cuộc tập họp lớn nhất của người Việt hải ngoại để thể hiện một nguyện vọng chung đòi hỏi nhân quyền cho người dân trong nước.
Ban tổ chức cuộc biểu tình nói phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, tuy gây tranh cãi công luận, nhưng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì cách tuyên truyền trước nay của chế độ cộng sản không có gì là lạ.
Tôi cho rằng là những biểu tình chống đối của bà con cô
bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua chỉ là những hiện tượng....Có
những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những
người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó...
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh
Sơn.
Chủ
tịch cộng đồng người Việt khu vực thủ đô Washington DC-Maryland-Virgina, ông
Đoàn Hữu Định, nói:
“Ông Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, một giới chức cao cấp của một quốc gia, trước khi phát biểu phải tìm hiểu cho rõ ràng. Tôi là trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình đó, những người tham gia họ đi đến với tấm lòng của họ. Tiền ở đâu mà trả cho họ? Chúng tôi còn được họ yểm trợ bằng tiền bạc, tài chính để chúng tôi có thể mua thực phẩm, nước uống cho tất cả mọi người. Lời nói của ông Sơn là vô căn cứ, vô ý thức.”
Một nhà vận động cho nhân quyền Việt Nam được nhiều người biết tiếng qua các chiến dịch thỉnh nguyện thư và các cuộc vận động ở Quốc hội Hoa Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS, phản hồi trước phát biểu từ đại diện ngoại giao của Hà Nội:
“Tôi thấy ông Nguyễn Thanh Sơn nói rất hồ đồ bởi vì ông ta không hiểu gì cả, hoặc là cố tình không hiểu. Những người tham gia biểu tình hoàn toàn không vì tiền, mà ngược lại, họ phải bỏ tiền túi ra. Chẳng hạn có những bác rất cao niên chung tiền nhau mướn xe lái hết 2 ngày, 2 đêm từ Texas về đây. Tham gia cuộc biểu tình là sự đóng góp của những người dân thường. Họ tự bỏ chi phí cá nhân để vận động tự do-dân chủ cho đồng bào ở quê hương mà chính những người như ông Nguyễn Thanh Sơn là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho họ, những người mà chúng tôi ở ngoài này vẫn tiếp tục tranh đấu cho họ trong suốt 38 năm qua. Đây là giọng lưỡi của những kẻ độc tài.”
“Ông Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, một giới chức cao cấp của một quốc gia, trước khi phát biểu phải tìm hiểu cho rõ ràng. Tôi là trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình đó, những người tham gia họ đi đến với tấm lòng của họ. Tiền ở đâu mà trả cho họ? Chúng tôi còn được họ yểm trợ bằng tiền bạc, tài chính để chúng tôi có thể mua thực phẩm, nước uống cho tất cả mọi người. Lời nói của ông Sơn là vô căn cứ, vô ý thức.”
Một nhà vận động cho nhân quyền Việt Nam được nhiều người biết tiếng qua các chiến dịch thỉnh nguyện thư và các cuộc vận động ở Quốc hội Hoa Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS, phản hồi trước phát biểu từ đại diện ngoại giao của Hà Nội:
“Tôi thấy ông Nguyễn Thanh Sơn nói rất hồ đồ bởi vì ông ta không hiểu gì cả, hoặc là cố tình không hiểu. Những người tham gia biểu tình hoàn toàn không vì tiền, mà ngược lại, họ phải bỏ tiền túi ra. Chẳng hạn có những bác rất cao niên chung tiền nhau mướn xe lái hết 2 ngày, 2 đêm từ Texas về đây. Tham gia cuộc biểu tình là sự đóng góp của những người dân thường. Họ tự bỏ chi phí cá nhân để vận động tự do-dân chủ cho đồng bào ở quê hương mà chính những người như ông Nguyễn Thanh Sơn là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho họ, những người mà chúng tôi ở ngoài này vẫn tiếp tục tranh đấu cho họ trong suốt 38 năm qua. Đây là giọng lưỡi của những kẻ độc tài.”
Thứ trưởng Ngoại giao
Việt Nam: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền
- Danh mục
- Tải
Những người tham gia đi đến với tấm lòng của họ. Tiền ở
đâu mà trả cho họ? Chúng tôi còn được họ yểm trợ bằng tiền bạc, tài chính để
chúng tôi có thể mua thực phẩm, nước uống cho tất cả mọi người. Lời nói của ông
Sơn là vô căn cứ, vô ý thức...
Chủ tịch cộng đồng người Việt vùng Hoa Thịnh
Ðốn Đoàn Hữu Định.
Bình luận về lời nói của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Thắng
tiếp lời:
“Nó làm đậm thêm sự khinh thường của những người hiểu biết đối với những giới chức như ông Nguyễn Thanh Sơn. Chúng tôi e rằng ông Sơn không phải là một trường hợp cá lẻ, mà những người đại diện cho chế độ [ở Việt Nam] đều có thái độ tương tự như ông ta.”
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đồng thời lặp lại lời kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc, đoàn kết trong và ngoài nước để đưa đất nước tiến bộ, phát triển.
“Tôi mong muốn và tôi kêu gọi một lần nữa các bác lớn tuổi, những người còn có tư tưởng hận thù, và đặc biệt là thủ lĩnh các phong trào chống lại nhà nước Việt Nam ở nước Mỹ cũng như các nơi trên thế giới. Các quý vị hãy nghĩ lại…Hãy gác lại những tư thù cá nhân”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Thắng nói mục tiêu hòa giải dân tộc của Hà Nội khó có thể thành công với sự thiếu hiểu biết và quy chụp vô căn cứ như thế từ những giới chức cấp cao của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
“Không thể ứng xử như vậy với cộng đồng người Việt hải ngoại và rồi mong mỏi có sự hợp tác từ những người hiểu biết, những người tử tế, và những người không bị trói buộc trong tư tưởng.”
Cũng như những người tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Hoa Kỳ đòi chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền, những người trong nước góp mặt trong các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông hay trong các cuộc tập họp kêu gọi nhân quyền hay quyền lợi đất đai cho nhân dân cũng bị Hà Nội tố cáo là hành động vì tiền, được các thế lực phản động, thù địch mua chuộc hay thuê mướn để tham gia.
“Nó làm đậm thêm sự khinh thường của những người hiểu biết đối với những giới chức như ông Nguyễn Thanh Sơn. Chúng tôi e rằng ông Sơn không phải là một trường hợp cá lẻ, mà những người đại diện cho chế độ [ở Việt Nam] đều có thái độ tương tự như ông ta.”
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đồng thời lặp lại lời kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc, đoàn kết trong và ngoài nước để đưa đất nước tiến bộ, phát triển.
“Tôi mong muốn và tôi kêu gọi một lần nữa các bác lớn tuổi, những người còn có tư tưởng hận thù, và đặc biệt là thủ lĩnh các phong trào chống lại nhà nước Việt Nam ở nước Mỹ cũng như các nơi trên thế giới. Các quý vị hãy nghĩ lại…Hãy gác lại những tư thù cá nhân”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Thắng nói mục tiêu hòa giải dân tộc của Hà Nội khó có thể thành công với sự thiếu hiểu biết và quy chụp vô căn cứ như thế từ những giới chức cấp cao của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
“Không thể ứng xử như vậy với cộng đồng người Việt hải ngoại và rồi mong mỏi có sự hợp tác từ những người hiểu biết, những người tử tế, và những người không bị trói buộc trong tư tưởng.”
Cũng như những người tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Hoa Kỳ đòi chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền, những người trong nước góp mặt trong các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông hay trong các cuộc tập họp kêu gọi nhân quyền hay quyền lợi đất đai cho nhân dân cũng bị Hà Nội tố cáo là hành động vì tiền, được các thế lực phản động, thù địch mua chuộc hay thuê mướn để tham gia.
Tham gia biểu tình là sự đóng góp của những người dân
thường. Họ tự bỏ chi phí cá nhân để vận động tự do-dân chủ cho đồng bào ở quê
hương mà chính những người như ông Nguyễn Thanh Sơn là thủ phạm gây nên biết
bao đau khổ cho họ...Đây là giọng lưỡi của những kẻ độc tài....
Ông Nguyễn Ðình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy
ban cứu người vượt biển BPSOS.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói kết quả lớn nhất trong chuyến thăm Hoa
Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cuối tuần qua là Việt-Mỹ đã xác lập quan
hệ đối tác toàn diện.
Trước chuyến thăm này đã có hàng loạt thỉnh nguyện thư, lời kêu gọi, cùng các nỗ lực vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại, từ giới lập pháp Hoa Kỳ, và từ giới bảo vệ nhân quyền quốc tế yêu cầu Tổng thống Mỹ phải nêu bật quan tâm về thực trạng nhân quyền của Hà Nội trong cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết trong cuộc gặp này đôi bên đã trao đổi thẳng thắn về tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Trong khi đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng hai nước vẫn còn nhiều bất đồng, khác biệt về vấn đề nhân quyền.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo Việt Nam đang tuột dốc về nhân quyền với gần 50 nhân vật bất đồng chính kiến, những nhà cổ xúy dân chủ, và các blogger bị tống giam từ đầu năm tới nay chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận, chỉ trích các chính sách của nhà nước.
Hà Nội vẫn phớt lờ những lời kêu gọi từ cộng đồng thế giới yêu cầu phóng thích tù nhân chính trị. Hà Nội khẳng định tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật.
Trước chuyến thăm này đã có hàng loạt thỉnh nguyện thư, lời kêu gọi, cùng các nỗ lực vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại, từ giới lập pháp Hoa Kỳ, và từ giới bảo vệ nhân quyền quốc tế yêu cầu Tổng thống Mỹ phải nêu bật quan tâm về thực trạng nhân quyền của Hà Nội trong cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết trong cuộc gặp này đôi bên đã trao đổi thẳng thắn về tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Trong khi đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng hai nước vẫn còn nhiều bất đồng, khác biệt về vấn đề nhân quyền.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo Việt Nam đang tuột dốc về nhân quyền với gần 50 nhân vật bất đồng chính kiến, những nhà cổ xúy dân chủ, và các blogger bị tống giam từ đầu năm tới nay chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận, chỉ trích các chính sách của nhà nước.
Hà Nội vẫn phớt lờ những lời kêu gọi từ cộng đồng thế giới yêu cầu phóng thích tù nhân chính trị. Hà Nội khẳng định tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật.
Một số hình ảnh biểu tình:
◀
▶
1/10
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment