Lãnh
đạo đảng thích chơi nổi nhưng sợ chết chìm
Phạm Nhật Bình
Cùng tác giả:
- Vụ ông Vươn: Đảng chọn
đứng với... Đảng
- Lại những Tố Hữu thế
kỷ 21
- Nếu họ cứ giữ hiến
pháp như cũ thì làm gì?
Chẳng cần lùi quá xa vào
quá khứ, chỉ cần nhìn nhanh qua các sự kiện trong 12 tháng qua người ta đã đủ
thấy một hiện tượng lạ xảy ra ngày một nhiều ở nước ta. Đó là hiện tượng lãnh
đạo đảng càng lúc càng thích chơi nổi. Có những hành động chưa từng có xưa nay
dưới chế độ CHXHCNVN. Nhưng cũng kỳ lạ không kém, khi có quá nhiều người tìm
hiểu hay ngay cả hưởng ứng các trò chơi nổi đó thì lãnh đạo đảng lại gấp rút báo
động như thể nguy hiểm đến nơi cho tính mạng của cả đảng. Có người gọi đó là
"thích sân khấu nhưng sợ ánh đèn", hay "mạnh miệng mà yếu
gan".
Sau đây là vài thí dụ
to, ồn, được giới quan sát quốc tế xem là thú vị nhất và người Việt xem là đáng
chán nhất:
- Mời góp ý sửa đổi Hiến
pháp nhưng không được không đồng ý với những gì đang có
Rõ ràng chẳng ai tại
Việt Nam có đủ uy lực để buộc lãnh đạo đảng CSVN phải sửa đổi bản Hiến pháp do
họ tự viết ra. Chính lãnh đạo đảng là người đẻ ra cái trò này. Có người bảo chủ
đích của họ là để chuyển sự chú ý của dư luận ra khỏi các đổ bể kinh tế hàng
loạt sau Vinashin và hệ thống ngân hàng. Có người bàn việc này chỉ để làm công
luận quên đi các đòi hỏi về luật biểu tình, luật tự do thông tin, v.v... đã lỡ
công bố từ mấy năm trước nhưng phải khất lần. Nhưng dù là cho chủ đích gì đi
nữa thì vẫn không thể chối cãi đây là quyết định của riêng lãnh đạo đảng.
Kế đến, vì đã có quá nhiều
kinh nghiệm "đổi mới như cũ" trong quá khứ, nên lãnh đạo đảng sợ lần
này dân chúng cũng sẽ dửng dưng. Thế là toàn bộ hệ thống báo đài ra sức quảng
cáo tiếp thị. Và tại cực điểm, ông Phan Trung Lý, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa
đổi Hiến pháp, được chỉ thị lên báo đài khẳng định “sẽ không có vùng cấm” cho
bất cứ vấn đề nào kể cả điều 4 về độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN.
"Được lời như cởi
tấm lòng", nhân dân khắp nơi, đặc biệt là giới trí thức, đưa ra ngay hàng
loạt những lý lẽ sắc bén và chứng cớ chắc nịch về những tác hại lên đất nước
của Điều 4 Hiếp pháp dành độc quyền lãnh đạo vĩnh viễn cho đảng CSVN, về sự vô
lý và tai hại của việc không công nhận quyền sở hữu đất đai của dân, về sự lạc
hậu của việc chính trị hóa quân đội và công an, và về sự vô nghĩa của tên nước
khi cả nhân loại đã bỏ CNXH phía sau, kể cả tại Trung Quốc và Việt Nam, v.v....
Đáng kể nhất phải kể đến Kiến Nghị 72.
Thế là cả giới lãnh đạo
đảng rúng động. Lập tức chi nhau: kẻ khẳng định "bỏ điều 4 là tự
sát"; người ra quyết định đóng sổ góp ý trong vòng 1 tháng, rồi gia hạn 6
tháng nhưng tổng kết trong vòng 2 tháng; kẻ ra lệnh cho báo chí tung bài lên án
đề nghị phi chính trị hóa quân đội là ý đồ thâm độc; người đòi bỏ phiếu ngay
giữ tên nước như cũ vì lý do ... "đã quen dùng rồi".
Và thế là nhân dân
"được mời tiếp tục góp ý sửa đổi hiến pháp" cho đến tháng 9/2013
nhưng lãnh đạo đảng đã cho tổng kết và đóng sổ vào tháng 5/2013, rồi kịch liệt
lên án các "ý đồ phá hoại" đòi sửa chữa hiến pháp vào tháng 6/2013.
- Xử công khai nhưng cấm
vào tòa án, đặc biệt là thân nhân
Cũng vậy, chẳng ai ép
buộc nhưng lãnh đạo đảng muốn làm dáng với thế giới rằng mọi buổi xử án các
nghi can chính trị đều được tổ chức "công khai". Điều này được ghi rõ
trên các văn bản công bố ngày xử án trong suốt ít là 5 năm qua — kể từ vụ xử
Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Nhưng sự gan dạ của lãnh
đạo đảng đến đó là hết. Họ biết sức của các quan tòa, những người chỉ đọc các
trang viết sẵn gởi đến từ bộ công an hay các văn phòng cấp ủy chứ chẳng bao giờ
dám có ý kiến cá nhân. Họ sợ thế giới thấy màn kịch quá kệch cỡm mà họ quen
dùng để hù dọa người Việt. Họ sợ các đối chất đanh thép của các nhà dân chủ hay
các đòi hỏi xem xét các chứng cớ của luật sư. Họ sợ sự phẫn nộ của cử tọa trong
tòa. Họ sợ dân chúng quen dần và hết sợ vũ khí khủng bố này của chế độ.
Thế là hầu hết các đại
diện sứ quán và NGO nước ngoài đều bị từ khước giấy phép tham dự. Các sinh viên
luật thường dự các buổi xử phi chính trị cũng bị cấm cửa. Hầu hết ký giả báo
chí lề phải bị giữ tại tòa soạn để chỉ đăng bản tin từ Bộ công an hay Ban tuyên
giáo gởi xuống. Một vài người mặc thường phục đứng chụp hình, quay phim trong
tòa để gọi là "có báo chí tham dự" nhưng trong nhiều trường hợp có kẻ
bị nhận diện chỉ là những công an chìm thường chụp hình bà con biểu tình. Tại
những nơi có phòng xử quá rộng, nhiều "nhân dân tự phát" không dính
dáng gì đến vụ xử, đặc biệt bao gồm nhiều cán bộ đang ăn lương hưu, bỗng nhiên
có mặt ngồi chật kín mọi hàng ghế mà công an không dùng.
Còn thân nhân của các
nghi can là thành phần được lãnh đạo đảng giới hạn tối đa tại các buổi xử
"công khai". Con số trung bình là mỗi nghi can chỉ được phép có 1
thân nhân vào phòng xử. Những thân nhân này thường nhận được thông báo rất trễ
hoặc không nhận được gì hết để mong họ ... đừng đến. Ngoài ra, mọi bạn bè, họ
hàng, người ủng hộ các nghi can đều đương nhiên bị xem là thành phần kéo đến
tòa chỉ để "mượn cớ phá hoại".
Nhưng có lẽ hình ảnh
quen thuộc nhất ở những phòng xử là cảnh ngập tràn màu áo xanh - 2 công an kè
mỗi nghi can, 2 công an kè mỗi thân nhân, hàng công an ở cửa phòng xử, hàng
công an ở sân tòa xử, hàng công an ở cổng tòa xử, hàng công an ở các vòng bên
ngoài tòa án. Đó là chưa kể số công an xông vào các quán nước trong khu vực, số
công an ngồi trong các xe chở nghi can đến và đi, xe chờ chở đi những người dân
sắp bị bắt, xe phóng thanh chạy quanh tòa án, xe phá sóng điện thoại di động.
Nhìn cảnh đó, thế giới
chỉ có thể tự hỏi: Còn những vụ xử "không công khai" sẽ như thế nào?
- Và vô số những vụ
"chơi nổi nhưng sợ chìm" khác
- Những
phòng tiếp dân hoành tráng lại hằn học nhìn những người đến
nộp đơn khiếu nại như kẻ thù và đang đòi những người dân oan đã bị cướp
trắng tay phải “ứng ra một khoản tiền cược khi nộp đơn kiện.”
- Các văn
kiện long trọng ký kết "công khai" với quốc tế nhưng lại
bị liệt vào loại hàng quốc cấm trong nước. Dân chúng bị bắt ngay nếu tán
phát Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Bản Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân
Sự và Chính Trị hay ngay cả nhắc đến các bản đồ đi kèm với Hiệp ước về
Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc ký kết từ năm 1999.
- Các màn
"lấy phiếu tín nhiệm" (chứ không được "bỏ phiếu") đầy
kèn trống nhưng (1) không dám cho dân tham gia mà chỉ dành riêng
cho các đảng viên đang nắm quyền - dù là quốc hội trung ương hay tại các
tỉnh; (2) và dù chỉ trong tập thể đó vẫn không dám ghi chọn lựa "bất
tín nhiệm" trên lá phiếu.
- Dùng
hàng tỉ mỹ kim để mua vũ khí - từ tàu ngầm đến hỏa tiễn đến phi cơ - nhưng run
rẩy cam kết với Bắc Kinh và răn bảo dân chúng Việt Nam mỗi tháng vài lần
rằng lãnh đạo đảng sẽ không bao giờ giao tranh với nước duy nhất đang xâm
chiếm lãnh thổ lãnh hải Việt Nam. Và nay lãnh đạo đảng còn khoe được đi
tuần với hải quân Tàu tại vùng biển không có tranh chấp.
- Liên
tục khẳng định quyết tâm diệt trừ tham nhũng dù ở cấp bậc nào của lãnh đạo
đảng nhưng cũng quyết tâm "không làm mất lòng ai"
vì "kỷ luật sẽ dẫn đến trả thù" và vì vậy chỉ dùng cách phê - tự
phê như mấy chục năm qua.
- ....
*****
Trong những năm trước, mỗi vụ "chơi nổi" kể trên để lại nhiều thất vọng trong đại khối quần chúng và nhiều buồn bực trong số những đảng viên còn lương tâm và sĩ khí. Nhưng càng ngày, mọi người càng chỉ nở những nụ cười - kiểu cười như khi nghe Bí Thư Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ lòng thương dân hay khi nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dạy dỗ đảng viên "vào đảng không phải để lên chức".
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment