Friday, June 15, 2012

BA TÔI, NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

BA TÔI, NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA
Nguyễn Khắp Nơi



(Nhân “Ngày Của Cha”, viết theo lời kể của một người con còn đang ở Việt Nam, hãnh diện về cha của mình, một người LÍNH CỘNG HÒA.

- Kính tặng các bác, các chú Lính Cộng Hòa còn ở lại Việt Nam và đang ở những xứ sở Tự Do trên Thế Giới.)


oOo

 

Tôi không nhớ gì nhiều về tuổi thơ của tôi.
Khi tôi bắt đầu biết nhận xét, tôi chỉ biết là gia đình tôi đang ở một vùng quê rất ít người.
Sáng sớm là tôi đã phải theo ba mẹ ra ruộng, ba tôi chống nạng dùng cuốc chim đầu nhọn xẻ đất ra từng miếng, mẹ tôi dùng cái cuốc để đánh đất ra cho nhuyễn. Khi đất nhuyễn hết ra rồi, mẹ dắt tôi đi xách nước về tưới đất. Mương nước ở xa lắm, đi bộ thật lâu mới tới nơi. Mẹ gánh nước, còn tôi xách cái thùng nhỏ đựng chút xíu nước lúp xúp chạy theo sau, vì nếu nhiều nước quá, tôi xách không nổi.
Ngày nào cũng cuốc đất, gánh nước... tới khi cả khu đất đã ướt hết rồi, ba mới cắm đọt trồng khoai mì, khoai lang, rau muống, cải rổ...
Lâu lắm mới thấy có người đến thăm ba.
Những người này đội nón cối, sách súng, giọng nói lúc nào cũng đầy đe dọa, giận dữ. Khi nghe ba tôi than phiền là đất quá cứng, lại không có nước, nên trồng sắn cũng khó, trồng rau càng khó hơn, những người đội nón cối đã hét vào mặt ba:
“Đất mầu mỡ như thế này, chỉ có khu “Kinh Tế Mới Đồng Nai” mới có được, nhân dân phải khắc phục trồng thêm nhiều hoa mầu cho thành phố. Anh phải khắc phục, tranh thủ để đạt chỉ tiêu nhà nước đã đề ra. Nghe chửa?”
Lúc đó, tôi mới biết khu mà gia đình tôi đang ở là khu “Kinh tế Mới”.

Ở khu kinh tế mới này, không có trường học, nên tôi chẳng được đến trường bao giờ cả. Giấy tờ không có, sách vở cũng khộng, nói chi tới trường học.
Bữa sau, ba tôi được phép đi tới “Ủy Ban Nhân Dân Quận” để nhận thêm hạt giống trồng lúa. Ba đi từ sáng đến tối mới về nhà.
Một buổi chiều, ba mẹ tôi hối đi về sớm, mẹ thổi lửa nấu bo bo, ba lúi húi cột cái túi gì bự lắm, đeo thử lên vai nhiều lần. Trong túi đựng những gì tôi không biết, nhưng chắc là nặng lắm.
Ăn cơm xong, ba hối cả nhà đi ngủ để sáng mai đi ra ruộng sớm.
Đêm thật khuya, tôi đang say ngủ thì có cảm tường như đang trôi đi đâu đó. Tôi mở mắt nhìn, thấy chung quanh tối om tối thít, tôi nghĩ mình đang mơ ngủ nên lại nhắm mắt ngủ tiếp. Nhưng tôi ngủ không được, vì có tiếng gió thổi qua tai, và rõ ràng có hai bàn tay đang ôm lấy tôi, cõng tôi mà chạy, hai bàn tay thật cứng cáp, tôi biết ngay là bàn tay của ba. Tôi hồi hộp rướn người lên, ghé vào tai ba hỏi nhỏ:
“Ba ơi, mình... đi đâu vậy hả ba?”
Ba vừa chạy vừa thở, trả lời tôi:
“Mình về thành phố, con à! Ở đây sống không nổi. Con cứ ngủ đi, ba sẽ lo cho con.”
Tôi không biết thành phố là cái gì? Ở đâu? Nhưng nghe ba nói sẽ lo cho tôi, nên tôi yên trí, nhắm mắt ngủ tiếp.
Tôi thức dậy khi ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt tôi. Tôi theo thói quen ngồi dậy dụi mắt nhìn chung quanh. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy chung quanh tôi đầy những người, xe đạp, xe gắn máy chạy đầy hết, vang lên những tiếng động thật là ồn ào. Tôi thích thú đứng lên ngây người nhìn giòng xe chạy, nhìn người ta qua lại. Mẹ đưa cho tôi một nắm xôi, nói ăn đi. Tôi không ăn, không cử động gì cả, cứ đứng nhìn những gì trước mặt. Nếu đây là một giấc mơ, tôi muốn ở trong giấc mơ này lâu một chút nữa.
Mẹ tôi phá vỡ giấc mơ của tôi bằng một cái đập vào vai đau điếng:
“Mình trở về Sàigòn rồi đó con. Ba... đi làm với Bác Hai Cọp rồi, con ăn xôi đi rồi phụ mẹ làm việc.”
Thì ra tôi đang ở Sàigòn!
Mẹ nói: “Trở về Sàigòn” như vậy có nghĩa là gia đình tôi đã từng ở Sàigòn, rồi đi “Kinh Tế Mới”, bây giờ mới trở về lại Sàigòn?
Tôi chẳng biết gì cả...
oOo
Gia đình tôi ở ngay trên vỉa hè của đường phố Sàigòn, tôi lớn lên ở đó.
Ba tôi làm nghề vá bánh xe đạp, xe gắn máy.
Mẹ tôi bán bún chả giò ở đầu hẻm kế bên.
Sáng sáng, tôi phụ ba đem đồ nghề bầy trên lề đường, đồ nghề của ba gồm có một cái lò đốt, cái bơm xe, vài cây sắt cậy niềng xe, kìm búa lặt vặt.
Khách hàng của ba là những người đi xe đạp, xe gắn máy, chẳng may bị xì bánh xe, nổ bánh xe.
Ngày đầu tiên, tôi đâu có biết làm gì, ba nói làm cái gì thì tôi làm cái nấy, rồi đứng đó mà nhìn ba làm việc.
Một bữa, ba đang vá bánh xe cho một người khách thì một đám người đội nón cối đi tới, họ chĩa súng vào ba, la lên:
“Nhân danh cách mệnh, để bảo vệ và làm sạch thành phố, không ai được tụ tập làm ăn buôn bán trên lề đường. Anh này, theo chúng tôi về trụ sở Công an Phường để làm việc.”
Ba xin được vá xong bánh xe cho người khách lỡ đường, nhưng người Công an không cho, nói ba đang vi phạm luật lệ nhà nước, phải chấm dứt ngay. Ba không biết làm sao, phải gỡ cái bánh xe ra đưa trả lại người khách.
Người khách hàng cự nự:
“Bánh xe của tôi đang vá, phải cho người thợ vá cho xong rồi muốn bắt thì bắt, chớ để như vầy làm sao tôi có xe mà đi?”
Mặc cho nguời khách phản đối, đám công an cứ thế hốt mớ đồ nghề của ba mang về phường. Ba chống nạng dắt tôi đi theo sau.
Cha con tôi chờ từ sáng tới trưa mới được gọi vào phòng gì đó gọi là “Chấp Pháp”. Người Công an nạt nộ ba tôi:
“Anh ở đâu mà về cư ngụ bất hợp pháp ở trên lề đường? Nghề sửa xe không phải là “Sản xuất”, anh phải đi về vùng “Kinh tế mới” mà sống”.
Ba tôi từ tốn trả lời người Công an:
“Tôi ở Sàigòn từ hồi đó tới giờ, phường đã lấy nhà của tôi, bắt tôi đi “Khu Kinh tế mới Đồng Nai”. Tôi đã sống ở đó mấy năm trời, không ai giúp đỡ, không có hạt giống, không có phân bón, hổng có trồng cấy gì được hết. Sống không nổi, đói quá rồi, tôi phải về thành phố sống cho qua ngày”.
Công an phường tịch thu đồ nghề của ba, bắt ba đi trở về vùng kinh tế mới.
Ba tôi chẳng đi đâu hết, cả đám không nhà không cửa cứ chùm nhụm với nhau ở lề đường. Vài ngày sau, ba và những người bạn lại sắm đồ nghề mới, lại bầy ra ngoài đưòng tiếp tục vá xe. Công an phường có đi ngang, nhưng họ chưa đi tới nơi là ba tôi và những người bạn đã nhanh chóng thu dọn đồ nghề chạy đi chỗ khác, chờ khi bọn họ đi qua rồi, lại trở lại bầy đồ nghề ra làm ăn tiếp.
Một bữa, tên Công an phường chạy xe đạp đi tới đuổi ba tôi không cho làm, cắc cớ làm sao, bánh xe của hắn bị thủng, không chạy được nữa. Người này để xe nằm xuống lề đường, lấy bơm xe mang theo ra bơm thật lâu vào bánh xe, nhưng chắc là bánh xe đã bị thủng lỗ rồi, làm sao mà bơm lên được, anh ta buồn bã dắt xe đi về phường. Ba tôi chống nạng đi theo, nói với người Công an:
“Bánh xe của cán bộ bị xì rồi, tôi có thể vá lại được cho cán bộ, không lấy tiền.”
Người Công an nhìn ba tôi, gay gắt:
“Luật lệ nhà nước không cho các anh tụ tập làm việc trên lề đường, cấm đấy!”
Ba tôi trả lời tỉnh bơ:
“Tôi vá xe cho Công an là giúp đỡ thực thi chính sách của nhà nước mà!”
Tên Công an ngẫm nghĩ một lúc, chưa biết trả lời sao thì ba tôi đã nắm lấy chiếc xe của hắn, để nằm ngay xuống lề đường. Tôi nhanh chóng lấy đồ nghề chạy ra đưa cho ba. Chỉ một lúc sau là xong, ba dựng xe lên đưa lại cho hắn:
“Đó, xong rồi đó, anh cán bộ cứ tiếp tục đi thực thi chính sách nhà nước đi.”
Tên Công an nhận lại chiếc xe, nhìn ba tôi một hồi rồi bỏ đi.
Ba tôi nhìn tên cán bộ, nói với theo:
“Tôi ở đây, lúc nào cán bộ bị hư xe, cứ việc đem tới đây, tôi sửa cho, không lấy tiền công đâu.”
Thế là ba tôi lại thản nhiên bầy đồ nghề ra lề đường, làm việc tiếp. Bác Hai Cọp vừa bầy đồ nghề sửa xe gắn máy của mình ra, vừa vỗ vai ba tôi một cái làm cho ba tôi chúi nhủi về đằng trước:
“ĐM, thằng này... ngon thiệt! Dám thẩy đinh ra đường cho xe cán bộ cán đinh xì chơi vậy đó!”
Thế là từ đó, ba tôi có chỗ sửa xe, làm việc nuôi sống gia đình.
Sáng sáng, cha con tôi chở đồ ra chợ cho mẹ dọn hàng, mỗi người ăn một tô bún chả giò no nê rồi mới trở về dọn đồ nghề cho ba tôi.
Nói là phụ ba, chứ tôi còn nhỏ quá, đâu có làm gì được. Lâu lâu có ai nhờ bơm bánh xe đạp, tôi mới được lắp vòi bơm vào rồi ra sức nhấn cái cần bơm xe xuống mà bơm lè lưỡi ra. Tôi gắn đầu van không chặt, nên bơm bao nhiêu hơi xì ra hết bấy nhiêu. Cứ thế, cả tuần lễ sau tôi mới học bơm được cái bánh xe đạp cho nên thân.

Một buổi tối, ba tôi và bác Hai Cọp rủ một đám bạn bè về ăn uống buổi tối.
Một chiếc chiếu được trải ra, đồ ăn và bia được bầy lên, nguyên đám bạn bè tới nơi, khoảng mười người gì đó, mẹ tôi và các bác gái lo nấu đồ ăn, tôi chạy vòng vòng nhìn mấy người khách lạ.
Tôi thấy mọi người tụ họp đã đông, nhưng hình như họ vẫn còn chờ một ai đó, mà họ gọi là “Anh Hai”.
Một lúc sau, tôi thấy có một người đạp xe ba bánh chở đồ chạy rút lại. Tới nơi, nguời này nhìn mọi người, la lên:
“Chở món đồ cuối cùng nặng quá, tưởng là phải bỏ cuộc rồi đó chớ.”
Tất cả vui mừng ra mặt, cùng nhau cất tiếng chào người mới tới:
“Chào Anh Hai mới tới.”
Anh Hai tụ tập mọi người lại chung quanh cái chiếu, ông rút trong túi ra một cái nón mầu Đỏ đội lên đầu. Mọi người làm theo, có người đội nón mầu Xanh, Đỏ, Nâu, Đen thật là ngộ. Bác “Anh Hai” nhìn tất cả, hô lên một tiếng thật nhỏ nhưng thật là oai nghiêm:
“Nghiêm! Chào!”
Tất cả đứng thẳng lên, đưa tay lên trán chào. Bác “Anh Hai” hô tiếp:
“Kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng Sáu,
Tưởng niệm đồng đội đã hy sinh”.
Tất cả đưa tay xuống, đứng im một lúc.
Một lúc sau, bác “Anh Hai” lại hô lên:
“Kết thúc. Tan hàng!”
Tất cả mọi nguời hô theo:
“Cố Gắng!”
Rồi cùng ngồi xuống, cất mũ vào trong túi, mở bia ra cùng nhau uống, gọi tên nhau, cười nói thật là vui vẻ.
Lúc này tôi mới được biết, ba tôi có tên là “Đức Nhẩy Dù”, bác Hai Cọp thực sự tên là “Hai Cọp Biển”, còn bác Hai đội nón mầu Đỏ tên là Hùng. Bác Hùng được mọi người kêu là “Thiếu Tá”.
Bác Hùng đưa ly bia ra cụng với tất cả, rồi lên tiếng:
“Anh em vẫn còn gắn bó thương yêu nhau, bảo vệ lẫn nhau như thế này thật là đẹp.”
Tất cả cùng đưa ly bia lên, cùng nói:
“Huynh Đệ Chi Binh”
Rồi uống với nhau thật là vui vẻ.
Bác Hùng đột nhiên hỏi ba tôi:
“Em chỉ là lính thôi, làm sao mà tụi nó lại bắt em đi học tập cả tháng trời, rồi lại thù em tới nỗi đuổi em đi kinh tế mới lận?”
Tôi nghe ba tôi trả lời:
“Anh Hai, mấy thằng nằm vùng nó biết em mang máy cho Tiểu đoàn, nó biết anh không có trình diện học tập, nhưng nó kiếm không ra. Nó dụ em chỉ điểm anh, nhưng em nói không biết gì hết. Tụi nó tức tối, bắt em đi học tập đã đời, rồi nguyên đám bộ đội đưa em về, đưa cả vợ chồng em tới chiếc tầu vượt biên bán chính thức, tụi nó dụ em nữa:
“Chỉ cho chúng tôi ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng trốn ở đâu? Bắt được ổng rồi cách mạng sẽ khoan hồng cho anh, cho anh vàng và cho đi vượt biên bán chính thức trên chiếc tầu này.”
Em cũng ham tiền ham bạc, ham vượt biên lắm chứ! Nhưng em là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa mà! Em đâu có thể chỉ vì vài cái lợi danh mà bán đứng cấp chỉ huy của mình được.
Tụi nó dụ em không xong, mới tống vợ chồng em đi kinh tế mới. Em ở hết mấy năm đủ rồi, hơn nữa, nghe tin anh đã... vào Khu rồi, nên mò về thành phố sống trở lại, em đâu có ngán tụi nó đâu. Mà sao anh đã ra khu rồi mà lại trở về vậy?”
Mọi người nhìn Bác Hùng chờ câu trả lời. Bác Hùng buồn rầu ngồi im một lúc rồi mới nói:
“Anh qua tới Căm Bốt, gặp thật nhiều anh em đồng ngũ ở Kompong Som và Kompot. Lính mình đánh bọn Việt Cộng để lấy lại vũ khí và thế lực, bọn nó đã đem thật nhiều xe tăng và đại bác tới tấn công tụi anh, anh em lớp chết lớp bị thương, phải tan hàng hẹp gặp lại. Anh trốn từ Kompongsom về đây, tìm lại được anh em mình là mừng lắm rồi. Anh tìm ít tiền và anh em còn lại ở đây, đi về mật khu nữa, đánh tới chừng nào thành công thì thôi. Việt Nam Cộng Hòa còn, thì anh em mình còn. Việt Nam Cộng Hòa mất, anh sẽ tự xử. Anh em còn lại phải cẩn thận, coi chừng tụi nó gài bẫy.”
Bác “Hai Cọp Biển” uống hết ly bia, đặt xuống, khà một tiếng, lấy tay quẹt bọt bia dính trên miệng, hỏi “Anh Hai”:
“Chừng nào anh Hai đi nữa? Anh Hai tuyển được bao nhiêu tay súng nữa rồi? Em chỉ bị cụt cánh tay trái thôi, còn... làm ăn được lắm. Ông thầy cho em đi theo được không? Em có cánh tay giả, ráp vô cũng đỡ khổ lắm!”
“Anh Hai” nhìn cánh tay đã cụt gần tới khỏi cùi chỏ của bác Hai Cọp Biển, lắc đầu nói:
“Em còn ngon cơm lắm. Bên đó còn nguyên cả một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến lận, gặp lại bạn bè, chắc em sẽ mừng lắm. Nhưng đi là không có ngày về đâu đó, suy nghĩ kỹ đi”.
“Em còn hận tụi nó lắm, anh Hai! Em liều sống chết với tụi nó mà! Ở đây bị tụi nó đì quá đi, chịu không thấu. Đời trai mà anh, thà đánh một trận chót, bắn cho đã tay, có chết cũng cam lòng. Anh Hai, cho em đi theo với. Em tình nguyện phục vụ Tổ Quốc mà”.
“Vậy thì đi theo anh, sáng mốt anh sẽ cho người tới đây đón em”.

oOo

Gia đình tôi sống trên hè phố, nên đâu có hộ khẩu gì, tôi chẳng bao giờ được đi học cả. Gần nơi cha con tôi làm việc, có một trường tiểu học, hàng ngày, tôi đứng nhìn đám học trò bằng trang lứa cắp sách vở đến trường, tôi thèm lắm, nhưng biết mình không thể có ngày đó, nên tôi chỉ nhìn bọn họ rồi bỏ qua.
Ba tôi ham đọc sách lắm, có bữa, ba nghỉ làm, dắt tôi lên Chợ Sách Sàigòn mua sách về coi. Lần đầu tiên được thấy những cuốn sách in thật đẹp, tôi mê quá, cứ cầm sách lật qua lật lại. Tôi đâu có biết đọc gì đâu, chỉ nhìn hình mà thôi. Ba tôi mua một đống sách, cuốn nào cuốn nấy thật là dầy, toàn là chữ ở trỏng, ba nói đó là... “Truyện Chưởng”.
Những lúc rảnh rang, ba tôi lật truyện chưởng ra đọc, tôi chạy tới coi ké, đòi ba đọc cho tôi nghe. Tôi nghe hay quá, đòi ba chỉ cho tôi đọc, tôi đâu có biết chữ nào vào với chữ nào đâu? Cứ nghe ba đọc là tôi học thuộc lòng, rồi cứ thế mà đọc lại không sót một chữ.

Một bữa, ba tôi đang lo vá xe cho khách, chưa tới phiên tôi bơm xe, nên tôi lấy cuốn truyện chưởng ra đọc. Tôi lật ra trang sách đã được ba đánh dấu, ngồi đọc lia chia cái miệng:
“Dường như vừa rồi, tôn huynh tự giới thiệu là họ KIỀU, tên PHONG, phải không?
Đại hán chưa hết kinh ngạc đã nghe chàng hỏi, vội đáp:
“Vâng, tại hạ tên là Kiều Phong”
Đoàn Dự ngồi xuống phiến đá nói:
“Tiểu đệ vừa đến Giang Nam đã được kết giao với Kiều huynh là một vị đại anh hùng, thực là may mắn vô cùng cho tiểu đệ”
Kiều Phong trầm ngâm trong giây lát rồi nói:
“Tôn huynh là tử đệ hộ Đoàn nước Đại Lý, thảo nào tư cách đứng đắn lắm!
Đoàn huynh xuống Giang Nam có việc gì?”
(Lục Mạch Thần Kiếm, Hồi 1, Chương hai, Cuốn số 1, Nguyên Tác của Kim Dung, Hàn Giang Nhạn dịch thuật)

Tôi đọc lung tung beng lên, tới nỗi ba kêu bơm bánh xe mà tôi cũng không hay, cứ thế ôm sách đọc. Bất chợt, tôi nghe được một giọng nói thật là êm tai ngay bên cạnh:
“Em đọc giỏi quá ha! Bây lớn mà đã đọc truyện chưởng rồi.
Em có đi học ở đâu hay không vậy? Cô nghe em đọc tên Kiều Phong, nhưng trong trang sách em đang đọc, đâu có chữ nào là Kiều Phong đâu?”
Tôi ngước mắt nhìn lên, thấy một cô trẻ tuổi đang đứng trước mặt tươi cười hỏi thăm tôi. Tôi mắc cỡ bỏ cuốn truyện xuống, lắp bắp nói:
“Em đâu có biết chữ đâu! Em bắt chước ba đọc vậy thôi.”
“Em thuộc được cả một đoạn văn dài như vậy là thông minh lắm đó! Em có muốn đi học không? Cô làm cô giáo, dạy học ở trường đó đó, cô sẽ chỉ cho em đọc cho đúng”.
Tôi nhìn theo ngón tay cô chỉ, thấy ngay cái trường gần bên, cái trường mà tôi hằng thèm muốn bước vào, nhưng không bao giờ dám mơ tới. À thì ra cô là cô giáo, cô vẫn thường hay ghé chỗ vá xe của ba để nhờ bơm xe, vì xe của cô cũ quá rồi, vỏ ruột mòn hết trơn, ưa bị xì bánh xe lắm. Tôi cũng đã bơm xe cho cô vài lần rồi.
Ba tôi đã tới bên tôi từ lúc nào, ba vuốt tóc tôi, mặt buồn buồn, trả lời thế cho tôi:
“Cô Giáo à, con tôi nó thèm đi học lắm. Nhưng tôi là Lính Cộng Hòa, bị đuổi đi kinh tế mới, rồi trốn chạy về đây sống ở lề đường cho qua ngày, đâu có nhà cửa, đâu có hộ khẩu đâu mà cho nó được đi học.”
Cô giáo nhìn tôi suy nghĩ một hồi lâu, rồi nói:
“Để tôi nói với Phó Giám Hiệu coi ra sao.”
Cả tuần lễ sau, khi tôi đang mê mải đọc cuốn truyện chưởng, thì cô giáo Loan lại đến, cô nói với ba tôi là có chỗ cho tôi đi học, không cần phải có hộ khẩu, chỉ cần cha mẹ ký tên đồng ý cho con đi học là được rồi. Cô hẹn ba mẹ tôi sáng ngày mai tới trường gặp cô, cô sẽ lo liệu hết.
Ngày hôm sau tôi hớn hở theo ba mẹ tới trường. Cô giáo Loan đưa tôi lên phòng Giám Hiệu, tôi hồi hộp chờ bên ngoài. Ba tôi nhìn tôi một cách ngại ngùng, muốn nói cái gì đó với tôi, nhưng rồi lại thôi. Cuối cùng, ba ôm tôi nói nhỏ vào tai tôi:
“Ba cố gắng lo cho con học, nhưng vì ba là “Thương binh Ngụy” nên không chắc con được nhận vô học đâu. Nếu cô giáo Loan không xin cho con được học, con cũng đừng buồn nhe con. Ba sẽ dạy cho con học.”
Cô giáo Loan đi ra cùng với một ông mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen, mang giầy. Cô Loan nhìn ba mẹ tôi rồi nói với người đàn ông:
“Thưa Phó Giám Hiệu, đây là gia đình chị Hai và anh rể của tôi. Anh Chị Hai mới ở quê lên đây sống với chúng tôi, còn tạm trú, chưa có hộ khẩu. Xin Phó Giám Hiệu cứu xét, cho cháu tôi được nhập trường. Lớp tôi có một em mới xin chuyển trường về Quận Bình Thạnh, tôi có thể cho em Tân vào thế chỗ đó.”
Ông Phó Giám Hiệu nhìn tôi, nhìn ba tôi, ông nhìn chăm chú vào cái chân còn lại của ba, rồi ông im lặng không nói gì cả, đưa mắt nhìn qua cửa sổ. Tôi hồi hộp nhìn theo ông, ông có vẻ khó khăn quá, chắc rằng ông sẽ không đồng ý cho tôi học.
Bất chợt, ông Hiệu Phó quay lại nhìn tôi, nhẹ nhàng nói:
“Lớp của Cô Loan còn trống chỗ, thầy đồng ý nhận em. Em theo cô vào lớp đi, thầy sẽ chỉ cho ba mẹ làm đơn nhập học cho em”.
Tôi mừng quá, run cả nguời lên, tới nỗi rơi cả cuốn tập đang cầm trong tay. Tôi cúi người cám ơn ông Hiệu Phó, chào ba mẹ rồi theo cô giáo Loan về lớp.

Học suốt một năm trời, tôi đã biết đọc biết viết rành lắm rồi.
Một buổi tối, ăn cơm xong, tôi thu dọn đồ nghề của ba, quét dọn vỉa hè sạch sẽ rồi mới lấy cái thùng gỗ của tôi ra làm bàn, lấy tập vở ra làm bài. Ba tôi tới ngồi kế bên một lúc, rồi ba rút trong một cái bao ny lông một cái hộp nhỏ, lấy ra một tờ giấy bọc plastic, đưa ra bảo tôi đọc. Cái bao plastic cũ nát, làm cho tôi khó mà đọc được những giòng chữ ở trong.

Tôi ráng mở cặp mắt thật lớn ra mà nhìn tấm giấy này đọc nho nhỏ:

“BỔ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ
GIẤY CHỨNG NHẬN
Hạ Sĩ Nguyễn Văn Kiểm
Ban Truyền Tin
Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù

Ngoài cái lá cờ và hình con chim với cái dù, còn có hình của ba tôi ở trong đó nữa. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy tấm giấy nào như vậy cả, nhưng khi nhìn thấy gương mặt ba tôi rạng rỡ hẳn lên khi nghe tôi đọc tấm giấy, tôi cảm thấy tấm giấy này có liên quan gì đó rất lớn đối với ba. Tôi không phải chờ đợi lâu, vì ba tôi đã hãnh diện nói với tôi:
“Đây là tấm Giấy Chứng Nhận ba là Lính Nhẩy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đó”.
“Lính Nhẩy Dù là cái gì hả ba?”
Ba tôi đã ngồi kể cho tôi nghe chuyện lính của ba:
“Lính Nhẩy Dù là lính dùng cái dù thật là lớn, từ máy bay nhẩy xuống nơi quân địch đang ở, để đánh chúng nó. Chỉ có quân đội của Việt Nam Cộng Hòa mới có Lính Nhẩy Dù mà thôi. Ba thích thứ lính này, nên đã tình nguyện đăng lính hồi ba mới có 17 tuổi.

Từ khi ra trường, ba đã tham dự nhiều trận đánh lắm, đánh cái bọn bộ đội mà con thấy hằng ngày đó. Sau ba năm, ba đã được thăng cấp lên Hạ Sĩ và được làm Tiểu Đội Phó. Tới đầu năm 1972, ba bị thương ở tay, nên được đổi về làm trong tiểu đội truyền tin của Tiểu đoàn. Trận đánh oai hùng nhất trong đời đời lính của ba là trận đánh tại Đồi Gió, An Lộc. Chỉ có một tiểu đoàn của ba thôi, mà đã đánh tan tành cả một trung đoàn Việt cộng, làm cho cả Sư Đoàn Dù lên tinh thần hết sức. Vì thế mà lính mình cố gắng đánh và giữ được Thị Xã An Lộc đó.”
“Làm sao mà ba bị thương, phải cưa chân như vậy, hả ba?”
“Trận chiến cuối cùng, ba đánh ở Phan Rang, bọn Việt cộng đông quá, lính Nhẩy Dù bắn hết đạn rồi mà vẫn không đẩy lui được chúng, phải đánh bằng lựu đạn. Ba và Bác Hùng nhẩy vào một cái hầm thì bị pháo kích, ba bị nát cả chân trái, Bác Hùng cũng bị miểng ghim đầy người.

Ba được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa, bác sĩ không còn cách nào, phải cưa cái chân bên trái của ba đi. Ba chưa kịp bình phục thì Tổng Thống của mình đầu hàng, bọn Việt cộng tràn vào trong nhà thương, đuổi ba ra khỏi giường bệnh. Trải qua nhiều lần cực khổ khác, ba với mẹ ráng sống để nuôi con cho tới nay đó. Ba không biết tới chừng nào mới có một căn nhà để cho con có chỗ nương thân. Nhưng thôi, cả Miền Nam Việt Nam còn bị mất, nói chi tới căn nhà của mình. Ba ráng đợi tới ngày hôm nay, cho con đọc được tấm thẻ này, để cho con biết, con là con của một Người Lính Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Có điều là những người lính như ba đã bị thua trận rồi, bị bọn Việt cộng gọi là “Lính Ngụy”. Nhưng đó là bọn chúng sợ Lính Cộng Hòa mà gọi như vậy thôi, chứ Lính Cộng Hòa là lính bảo vệ người dân, bảo vệ nước Việt Nam Cộng Hòa của mình đó. Ba bị mất một chân ba không tiếc, chỉ tiếc là mất cả một Sư Đoàn Dù, mất cả Bộ Tổng Tham Mưu. Ba nhớ đời lính của ba lắm, ba nhớ bạn bè của ba lắm...”
Ba còn cho tôi xem những tấm hình ba mặc quần áo lính thật là oai hùng, những tấm khác ba chụp chung với Bác Hùng và bạn bè. Những tấm hình này đều là đen trắng và cũ lắm rồi, nhưng ba quý lắm, ba gói hai ba lớp plastic để khỏi bị hư.

oOo

Cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, rất ít người tới sửa xe, ba mẹ tôi kiếm không đủ tiền mua gạo, phải ăn thêm khoai lang, khoai mì.
Một bữa, có một đám đàn bà và những người tàn tật giống như ba tôi, nhưng tất cả đều đội nón cối, nón tai bèo, tụ tập trên con đường lớn, ngay trước chỗ ba tôi làm việc. Họ mang những tấm biểu ngữ, có ghi hàng chữ:
“MẸ CHIẾN SĨ”
“GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG”
“THƯƠNG BINH LIỆT SĨ”
Mặt mũi người nào trông cũng dữ dằn. Họ tụ tập chắc là để làm gì đó mà chỉ một lúc sau, những người Công an đã túa ra bao vây lấy họ.
Ba tôi và tất cả những người bạn đều đã tụ tập ở lề đường để xem họ làm gì? Một bác tới gần ba tôi nói nhỏ:
“Đó là đám ngày xưa đã giúp tiền giúp bạc, đã che giấu cho bọn Việt cộng đó. Nay bị chúng bỏ đói, mới ra biểu tình đòi hỏi đó. Cũng vì những đám người như vậy mà mình bị mất nước đó. Phải đánh chết cha tụi nó đi mới được”.
Khi bọn người này bắt đầu di chuyển trên đường thì Công an chặn họ lại, không cho đi, nhưng bọn người này đẩy bọn công an ra mà cứ thế tiến bước. Đám Công an lui về phía sau để cho bọn bộ đội mang súng tiến tới chĩa thẳng vào đám người này, bắt họ ngưng lại.
Tôi nghe ba tôi nói nhỏ với mấy người bạn:
“Mình tìm cơ hội, đánh cho cái đám mẹ chiến sĩ, gia đình cách mạng một trận cho bõ tức”.
Bác kia nói lại:
“Đánh luôn cả bọn Bộ đội, bọn Cộng an cho đã tay. Nhưng mà làm sao để cho tụi nó tưởng là cái đám mẹ chiến sĩ, thương binh liệt sĩ đánh chúng nó mới là đã”.
Ba tôi gật đầu, ngoắc bác đó lại gần, hai người nói thì thầm những điều gì đó với nhau, tôi không nghe được gì hét, chỉ nghe ba tôi nói câu cuối cùng:
“Chạy lẹ đi, kêu tụi nó thật gấp, nhớ gắn bàn tay sắt vô nhe Hải.”
Bác Hải gật đầu chạy ào ào về phía chợ.
Ở ngoài đường, đám mẹ chiến sĩ, bộ đội phục viên và liệt sĩ đã tiếp tục di chuyển, đám bộ đội vẫn chĩa súng vào bọn họ nhưng không bắn, nên đang bị đám đông xô đẩy, phải lùi dần về phía đồn Công an. Đám phục viên càng ngày càng đông hơn và la hét nhiều hơn. Một người đi đầu đã dùng nạng gỗ đẩy cây súng của một bộ đội qua một bên, nói với người này:
“Hòa bình đã mấy năm rồi, sao còn đói khổ hơn xưa nhiều quá. Hồi còn chiến tranh mà tôi còn có cơm ăn, bây giờ đã mất một chân cho đảng rồi, chẳng ma nào thèm nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, cả tháng rồi, không có một miếng gạo mà ăn. Đảng và nhà nước đối xử với anh em phục viên như thế này đấy hả?”
Một bác già cả đã vừa khóc mếu vừa nói:
“Nhà nước bất công quá! Ngày trước, chúng tôi giấu tiền giấu gạo nuôi chiến sĩ. Bây giờ chiến thắng rồi, nhà nước không nhớ ơn chúng tôi, mà còn tịch thu hết gạo hết muối, lấy gì mà ăn đây?” Tức thì cả đám đông nhao nhao lên:
“Trả lại gạo cho chúng tôi.”
“Đảng và nhà nước vô ơn bội nghĩa”
“Bằng khen “Gia đình cách mạng, Gia đình Liệt Sĩ” để làm gì? Đói rã họng ra, bằng khen này có nấu thành cơm hay không? Xé hết cả đi!”
Thế là những người này lấy ra những tấm giấy in mầu cờ đỏ ra, xé làm nhiều mảnh vứt xuống đất.
Những người bộ đội không có phản ứng gì hết, nhưng bọn Công an đã tiến lên, hô lớn:
“Không được xé bằng khen do nhà nước cấp. Ai có công sẽ được thưởng, ai xé bằng khen sẽ bị xử lý.”
Thế là họ xông vào đám đông, giựt những tấm bảng mà một số người còn đang cầm trên tay. Hỗn loạn đã xẩy ra, người cầm bảng cố giữ, đám Công an cố giật lấy, thế là hai bên nhào vào nhau mà giành giựt.
Đám bộ đội phục viên liền dùng nạng gỗ, gậy gỗ đánh lại đám công an; đám Công an ỷ số đông, vung dùi cui lên đánh lại. Tiếng la tiếng khóc vang lên khắp nơi. Tôi sợ quá, vội vàng cúi xuống lượm đồ nghề bỏ vào thùng, hối ba tôi:
“Chạy lẹ đi ba, người ta đánh lộn rồi đó!”
Không nghe tiếng trả lời của ba, tôi vừa lượm đồ, vừa nhìn chung quanh. Ba tôi chạy đâu mất tiêu rồi? Tôi luống cuống xách thùng đồ nghề chạy đại vào trong lề đường, chợt thấy một người mặc áo bộ đội đưa cây nạng lên đánh mạnh vào đầu một tên Công An, tên này đổ máu đầu, ngã xuống đường giẫy dụa la hét thật đau đớn.
Đám Công an bị đánh, lui dần về phía trụ sở. Lúc này, đám bộ đội mới bắt đầu phản ứng. Tôi nghe họ hô lớn:
“Các Mẹ Chiến Sĩ, các bộ đội phục viên, không được làm phản, không được đánh Công An Nhân Dân”.
Tức thì đám đông chia làm hai ba phía bao đám bộ đội và Công an vào giữa mà đánh nhau. Tiếng la hét của cả hai phía vang lên, tôi không làm sao mà nghe hết:
“Dám đánh Công An hả? Cho mày chết nè!”
“Dám đánh bộ đội hả? Dám làm phản hả? Cho mày chết nè!
“Ối cả làng ơi, Công an đánh chúng tôi này! Đảng ơi, Nhà nước ơi!”
Người bị đánh, người bị đạp nằm la liệt dưới đường, Công an cũng có mà bộ đội cũng có, đám phục viên không đủ chân tay bị đánh lỗ đầu chẩy máu nằm la liệt. Đám bộ đội bắt đầu nổ súng. Đã có người trúng đạn ngã xuống.
Tôi vẫn không thấy ba tôi đâu cả, bác Hải cũng không thấy đâu, những bác quen với ba tôi cũng không thấy một ai. Tôi lo cho tính mạng của ba tôi, liền bỏ thùng đồ nghề chạy đi tìm mẹ, nói cho mẹ biết. Khi nghe tôi nói là không thấy ba đâu cả, tôi chỉ nghe mẹ tôi:
“Ờ... ờ... để coi...”
Chứ không thấy mẹ tôi tỏ vẻ lo lắng sợ hãi gì cả. Tôi nắm tay mẹ quay trở lại chỗ đang đánh lộn. Bất chợt, tôi thấy ba tôi đang ở trần, cùng với một người khác đang vừa khiêng một người Công an bị bể đầu về trụ sở, vừa dùng nạng đánh lại đám mẹ chiến sĩ và bộ đội phục viên. Ba tôi la lớn:
“Không được đánh Công an. Không được làm phản.”
Ba tôi và một người nào đó mà tôi không nhìn rõ mặt, đã hợp sức đánh những người gia đình liệt sĩ dữ lắm. Nhìn kỹ hơn nữa, tôi đã thấy bác Hải, nhưng bác lại mặc áo bộ đội phục viên, đang dùng bàn tay sắt của bác mà đánh đám bộ đội phun máu đầu tùm lum hết.
Một lúc lâu sau, Công an và bộ đội được tăng cường đến thật nhiều, họ dùng súng bắn vào đám người đang làm loạn. Đám mẹ chiến sĩ, cán bộ phục viên, liệt sĩ... bị bắn gục hết, nằm la liệt trên đường, những người lành lặn, một số hùa nhau chạy vào các đường hẻm chung quanh, phần còn lại bị bắt giải lên xe bít bùng chạy đi mất. Đám bị thương nằm rên la thảm thiết, trên đường chỉ còn bộ đội và công an mà thôi, ai cũng lăm lăm cây súng.
Mẹ tôi dắt tôi đi đến trụ sở Công an Phường để chờ ba tôi.
Ba tôi trở ra, có Hai Quang là trưởng Công an Quận cùng đi theo. Tôi nghe rõ Hai Quang nói với ba:
“Cám ơn anh đã che chở cho anh Sáu Tó được bình an”.
Ba tôi vừa đi ra vừa trả lời:
“Phải bảo vệ Công An Nhân Dân chứ!”

Cuộc đời của gia đình tôi cứ thế mà trôi đi, đã gần cả năm trời rồi, gia đình tôi cứ sống một cuộc sống bên lề của xã hội như vậy đó, nhưng ba tôi không hề than vãn, không hề buồn bực. Tôi được đi học với cô giáo Loan, đó là điều hạnh phúc lớn cho tôi. Ba tôi cứ mỗi ngày kiểm soát việc học của tôi. Mỗi lần thấy tôi làm bài được cô giáo khen, ba lại âu yếm xoa đầu tôi mà nói:
“Hồi xưa, ba có hoàn cảnh đi học mà lại ham chơi không học. Nay con không có hoàn cảnh học mà lại học giỏi, ba mừng lắm, ba sẽ cố gắng giúp cho con học. Chỉ tiếc rằng, bọn Cộng sản này không phải là của dân mình, nó chỉ muốn dân ngu đi cho chúng nó bóc lột chứ không muốn cho ai có chữ cả!”

oOo

Hôm nay là hôm thứ ba rồi, bọn con nít chúng tôi đến lớp học mà không thấy cô giáo Loan đến dạy. Mấy hôm trước, Giám hiệu cho chúng tôi đi về, hôm sau tới nữa. Hôm nay cũng vậy, cả đám chúng tôi nhao nhao chạy lên chạy xuống, rồi rủ nhau tới phòng của Ban Giám Hiệu. Tất cả các Giáo viên đã có mặt đầy đủ trong phòng, nhìn ông Giám Hiệu đội nón cối mặt mày quạu đeo, đi tới đi lui trong phòng, làm chúng tôi chùn chân, chỉ đứng sớ rớ chứ không dám vào. Tôi nghe ông Giám hiệu nói với các thầy cô khác:
“Tôi đã nghi nghờ chúng nó từ lâu, chúng nó là giáo viên Ngụy để lại. Tên Phương là Giám Hiệu cũ, không phải đi lính Ngụy, nên Cách mạng khoan hồng, cho tiếp tục dậy. Tên Loan cũng là Giáo viên của Ngụy, nhưng vì là con gái, nên không ai ngờ gì cả, cũng vẫn cho dậy học tiếp. Mấy hôm nay chúng nó không thấy đi dậy, tôi đã nghi nghờ, đọc lại hồ sơ, mới thấy chúng nó đều thuộc thành phần chống phá cách mạng. Chắc là chúng nó rủ nhau trốn đi ra nước ngoài rồi. Tôi phải báo cáo với bộ đội biên phòng, với công an ngay mới được.”

Vài ngày sau, cô giáo mới đã được đưa về thay thế cô Loan. Cô này người Bắc, vừa mới được đưa vào trong Nam, giọng nói cô the thé, người cô loắt choắt, cặp mắt thật là sắc, đảo qua đảo lại nhìn đám học trò, không đứa nào dám nhìn cô. Ngày đầu tiên, cô giáo Mùi bắt tất cả học sinh phải đứng lên khai rõ cha mẹ ở đâu, trước năm 1975 đã làm gì?
Tới phiên tôi, tôi đứng lên nói không suy nghĩ:
“Em tên Tân, ba em tên Nguyễn Văn Kiểm, Hạ Sĩ Truyền Tin của Lính Nhẩy Dù. Ba em đánh trận bị thương, phải cưa chân vào năm 1975”.
Mắt cô giáo sáng lên:
“À! Thế ra cha của mày là Lính Ngụy đấy à? Cha của mày đã bị nhân dân trừng trị mất một chân rồi đấy, đáng đời đáng kiếp nhá. Thế mà mày vẫn còn dám huênh hoang khoe thành tích đánh lại quân đội nhân dân của ba mày hả? Mày là con của Ngụy, tại sao lại được vào học ở đây? Ai cho mày học? Tao phải lên trình với Giám Hiệu mới được.”
Nói rồi, cô bỏ lớp đi lên phòng Giám hiệu.
Tôi đã đoán biết được hoàn cảnh của tôi rồi, nên lẳng lặng ngồi xuống chờ số phận.
Một lúc sau, cô Mùi trở lại với ông Giám hiệu. Ông kêu tôi đứng lên, nói với tôi:
“Ba của em là lính Ngụy, đã bị nhân dân trừng trị, lại không có hộ khẩu, nên không được học ở đây. Em đi về đi.”
Tôi buồn rầu xách cặp chào Giám hiệu và cô Mùi, đi về.
Ba tôi nhìn thấy tôi lủi thủi đi bộ về từ đằng xa. Ba xách nạng gỗ lọc cọc chạy lại hỏi tôi tại sao lại đi về. Tôi bậm gan không khóc, kể lại mọi việc cho ba nghe. Ba tôi thở dài chán ngán:
“Đúng là Cộng sản, không lo cho dân mà chỉ lo trả thù. Chúng nó sẽ thù mình ít ra là ba đời đó con ơi. Thôi con đừng buồn, ba sẽ chỉ cho con học.”
Buổi tối, tôi kể lại cho mẹ nghe câu chuyện của Thầy Phương và Cô giáo Loan. Mẹ nghe xong nói liền lập tức:
“Đúng là họ đi vượt biên rồi. Cầu mong cho họ thoát nạn Cộng Sản.”
Kể từ ngày đó, tôi trở thành thợ vá xe chuyên nghiệp.

Nhưng trời vẫn còn thương người ngay.
Một hôm, tôi và ba tôi đang hì hục vá xe cho khách, thì có mấy người Công an mặc áo vàng tới chỗ làm của ba. Thì ra đó là tên Sáu Tó, Phó Công an Quận, và Hai Quang, Trưởng Công An Quận. Đầu của Tó còn băng bó nhiều lắm, người hắn trông xanh xao, yếu đuối lắm, nhưng hắn vẫn còn sống. Tôi có linh cảm không may khi thấy tên hung thần này xuất hiện. Tôi sửa soạn chạy đi báo cho mẹ ngay nếu ba tôi bị bắt.
Ba tôi đứng lên chào Tó, sớ rớ không biết chuyện gì sẽ xẩy ra?
Ngoài sự tưởng tượng của ba tôi và tôi, tên Tó đưa tay ra bắt tay ba, vừa mếu máo vừa nói:
“Cám ơn anh Kiểm đã cứu sống tôi. Không có anh đánh lại bọn phản cách mạng đó, tôi đã bị chúng nó đánh chết rồi.”
Ba tôi chưng hửng đứng nhìn tên Tó, một lúc lâu sau mới đưa tay ra bắt tay Tó.
Tên này ôm lấy ba tôi một cách thân mật. Hai Quang mời ba tôi về trụ sở để nhận bằng khen. Tôi mừng rỡ, nói cho ba hay là đi kiếm mẹ, rồi vội vàng vọt chạy liền lập tức.
Cả nhà tôi được mời vào ngồi trong phòng của Công an quận. Hai Quang đã mở đầu cám ơn ba tôi, tâng bốc ba tôi đủ mọi thứ, nào là:
”Tai mắt của nhân dân, là sức mạnh của nhân dân hợp tác với “Kách Mệnh” để diệt trừ những thành phần phản quốc, phá hoại, bảo vệ mạng sống của cán bộ...”
Cuối cùng, Hai Quang đã nói một câu mà cả ba mẹ tôi đều không bao giờ nghĩ tới:
“Đảng và Nhà nước quyết định tuyên dương:
Gia đình anh Nguyễn Văn Kiểm có công với Kách Mệnh.
Để tưởng thưởng, Công An quận Ba nhất trí cho gia đình của anh Kiểm được nhập hộ khẩu. Có một vài căn hộ của những kẻ phản Kách Mệnh bỏ trốn đi nước ngoài, cho anh Kỉểm được chọn căn hộ nào mình thích.
Kể từ đây, anh Kiểm sẽ là tai mắt của Nhà nước, tìm ra những kẻ chống phá Kách Mệnh.”
Ba tôi đứng dậy, nói:
“Tôi là thương binh Việt Nam Cộng Hòa, mấy anh kêu tôi là Lính Ngụy, tôi đâu có thể làm tai mắt cho Nhà nước được. Con tôi còn bị đuổi học nè. Tôi cứu ông Sáu Tó là tại vì tình người mà thôi, chứ tôi đâu phải giúp Cách mạng gì đâu.”
Sáu Tó thấy ba tôi không bằng lòng, hắn ta vội nói:
“Anh Kiểm à, trên giấy tờ tụi tôi phải nói nh

 

7 comments:

  1. Cám ơn vuxep nhiều nha ! bài viết tả thực rất đúng hoàn cảnh lúc đó , đau lắm , tức lắm ...

    ReplyDelete
  2. không làm gì khac hơn là đợi chờ thời cuộc đẩy đưa sẽ thay đổi.Chúng ta sẽ làm lại con cháu nó xây dựng lại 1 chế độ tốt hơn.

    ReplyDelete
  3. Dân Việt khổ quá phải thay đổi chế độ bạo tàn ..Thanks Ụt

    ReplyDelete

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link